Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận vận động quần chúng thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác vận động đồng bào dân tộc trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên giới việt nam – campuchia hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.21 KB, 10 trang )

Mở đâu
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Bảo vệ biên giới là một trong những việc làm thiết yếu của bất cứ một
quốc gia nào trên thế giới trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an
ninh chính trị quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam chúng ta khu vực biên giới
là một trong những nơi đông đồng bào dân tộc sinh sống. Do đời sống kinh tế
khó khăn, cộng với đó là trình độ nhận thức hạn chế nên khu vực này luôn bị
các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Nhận thức được vần đề này Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác dân tộc và phát triển kinh tế của
vùng đồng bào dân tộc trong cả nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc ở
khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia nói riêng như chương trình 135,
Quyết định 167, Quyết định 134, Quyết định 132, Quyết định 126…)
Tuy nhiên, dù được quan tâm đầu tư nhưng khu vực này vẫn còn bộc lộ
không ít hạn chế như: Hệ thống chính trị chưa đáp ứng được cầu thực tiễn đặt
ra. Kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống của đồng bào dân tộc còn khó
khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Đặc biệt nhận thức người dân về chủ quyền an ninh
biên giới còn thấp. Bên cạnh đó tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia hiện
nay cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị xã hội. Các
thế lực thù địch thì không ngừng chống phá gây khó khăn trong công tác bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới. Cụ thể như các tổ chức phản động người Việt
Nam lưu vong, các hội nhóm Khơme Crôm đang đẩy mạnh công tác lôi kéo
đồng bào dân tộc vào các tổ chức của chúng gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ,
ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định an ninh chính trị của vùng biên giới.
Hoạt động tội phạm hình sự, buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến
phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Tình hình an ninh nông thôn như khiếu kiện đất đai, đền bù giải tỏa,
chặt phá rừng, xâm nhập biên trái phép… thường xuyên sảy ra làm ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn xã hội.



1


Vì những lẽ trên nên công tác vận động đồng bào dân tộc cùng tham
gia vào bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ là một việc làm cần thiết hiện
nay. Làm tốt công tác này sẽ góp phần đảm bảo đời sống cũng như thực hiện
thành công đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát
2.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

triển và bảo vệ chủ quyền với vùng biên hiện nay.
Kết cấu đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài.
Khái niệm đồng bào dân tộc.
Khái niệm công tác vận động quần chúng với đồng bào dân tộc.
Khái quát về tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.
Vai trò của công tác vận đồng bào dân tộc trong việc tham gia giữ gìn an ninh
trật tự biên giới Việt Nam – Campuchia.
Chương 2 : Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác vận động
đồng bào dân tộc trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên giới Việt
Nam – Campuchia hiện nay.

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.


Kết quả đạt được.
Hạn chế còn tồn tại.
Nguyên nhân.
Giải pháp đưa ra.

2


NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài.
1.1.

Khái niệm đồng bào dân tộc.
Dân tộc có hai cách hiểu: nếu hiểu theo nghĩa rộng thì dân tộc là để chỉ
mộtquốc gia có nhà nước , có lãnh thổ riêng, có một cộng đồng người sinh
sống trên khu vực lãnh thổ đó, có cùng một nền kinh tế, ngôn ngũ và những
phong tục tập quán riêng. Còn dân tộc nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nó đồng
nghĩa với tộc người, dùng để chỉ một cộng đồng người có những đặc trưng về
văn hóa, cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ, chung ngôn ngữ, đời
sống kinh tế và có một ý thức tự giác tộc ngưởi rất cao.
Ở đây dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ hai đó là dùng để chỉ đồng bào
dân tộc ít người.
Đảng ta đã khẳng định rằng đồng bào dân tộc ít người là một bộ phận
không thể tách rời của dân tộc Việt Nam . Tuy nhiên do cư trú ở những vùng
xa xôi, hẻo lánh, điều kiện khó khăn nên đời sống của đồng bào dân tộc còn
thiểu thốn về mọi mặt. Bởi vậy chăm lo phát triển kinh tế cho đồng bào dân
tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi
nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa như hiện nay.
1.2. Khái niệm công tác vận động quần chúng với đồng bào dân
tộc (khái niệm công tác dân tộc).
Công tác dân tộc được hiểu là toàn bộ những hoạt động liên quan đến
Việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch đinh ra các
chủ trương, chính sách, đạo luật liên quan đến dân tộc, tuyên truyền, vạn
động, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, các chương trình, dự án
nhắm phát triển toàn diện dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Công tác dân tộc là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của các
cấp, các ngành, trực tiếp quản lý nhà nước về dân tộc là Ủy ban Dân tộc và

1.3.

các ban Dân tộc các cấp
Khái quát về tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.
Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia kéo dài 1.137km . Về phía Việt
Nam có 10 tỉnh; 34 huyện, thị; 109 xã, phường, thị trấn. Phía Campuchia có 9
3


tỉnh; 28 huyện; 81 xã. Riêng khu vực Nam Bộ gồm 6 tỉnh (Bình Phước, Tây
Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) có đường biên giới dài
818,47 km tiếp giáp với 8 tỉnh của vương quốc Campuchia, dân số 185,867
hộ/573 103 khẩu, có 17 dân tộc anh em sinh sống, 9 tôn giáo với khoảng 200
000 tín đồ.
Đồng bào các dân tộc ở đây thường sinh sống xen cẽ với nhau, mỗi
dân tộc lại có tín ngưỡng, phong tục tập quán cũng như những thói quen sinh
hoạt khác nhau nên dễ sảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết.
Mặt khác khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia là một trong những
khu vực rất quan trọng lại vô cùng nhạy cảm cho nên việc quan tâm tới tình

1.4.

hình ổn định chính trị ở khu vực này là vô cùng cần thiết.
Vai trò của công tác vận đồng bào dân tộc trong việc tham gia giữ gìn an
ninh trật tự biên giới Việt Nam – Campuchia.
Đánh giá về vai trò cũng như tầm quan trọng của biên giới quốc gia
Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu
tố cơ bản đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an
ninh. Do vậy xây dwungj và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là
một nội dung đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc
gia không được đảm bảo.
Bảo vệ biên giới Việt Nam- Campuchia cũng là một phần cuả việc bảo
vệ biên giới lãnh thổ quốc gia. Mặt khác biên giới Việt Nam- Campuchia là
một khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều tài nguyên thiên nhiên
phong phú, các cửa khẩu biên giới tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, trao
đổi hàng hóa. Mặt khác đa số khu vực biên giới đều là khu vực núi cao nên
vùng rừng núi ở khu vực biên giới đã góp phần quan trọng trong việc điều hòa
không khí, góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường…

4


Trong thời chiến vùng núi biên giới là khu căn cứ điạ cách mạng cho bộ
đội. Trong thời bình hiện nay nó là “phên dậu bảo vệ an ninh quốc phòng”, là
địa bàn chiến lược trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, chống âm mưu xâm
nhập gây bạo loạn lật đổ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Hơn nữa ở khu vực biên giới đồng bào dân tộc ta trình độ dân trí còn
hạn chế nên đây thường là khu vực bị các thế lực thù địch chú ý lợi dụng để
gây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng, hoạt động chống phá cách mạng nước ta.
Và thực tế hoạt động này chống phá này đã sảy ra như vụ Khme Crôm, bên
cạnh đó là hàng loạt các hàng động gây chia rẽ, kích động đồng bào ở đây.
Chính vì những lý do trên mà công tác vận động đồng bào dân tộc ở
khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đó là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, tế nhị, bởi vậy nếu không
dựa vào dân thì chúng ta không thể làm tốt công tác bảo vệ biên giới ở khu
vực này. Bác Hồ của chúng ta đã từng khẳng định: “Khó một lần không dân
cũng chịu, khó ngàn lần dân liệu cũng song”, “dân vận khéo thì việc gì cũng
thành công”. Chỉ khi nào chúng ta huy động được sức mạnh của đồng bào
cùng tham gia thì khi đó công cuộc bảo vệ biên giới của chúng ta mới được
đảm bảo, và cũng khi đó các chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào dân
tộc khu vực biên giới mới được thực thi một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đang
được tiến hành, khi mà các nhiệm vụ chính trị ngày càng nặng nề thì chúng ta
càng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa sức mạnh cũng như sự sáng tạo của
đồng bào dân tộc.
Làm tốt công tác vận động quần chúng đồng bào dân tộc ở khu vực
biên giới Việt Nam – Campuchia góp phần giữ vững bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia, ổn định an ninh quốc phòng, góp phần tích cực trong
công cuộc đấu tranh chống lại các hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

5


Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác vận động
đồng bào dân tộc trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên giới

Việt Nam – Campuchia hiện nay.
2.1.

Kết quả đạt được.
Cán bộ địa phương đặc biệt là cán bộ làm công tác vận động quần
chúng cùng với bộ bội biên phòng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò cũng
như tầm quan trọng của công tác dân vận đối với khu vực mình quản lý nên
các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc bảo vệ biên giới luôn
được tiến hành một cách thường xuyên. Các hoạt động bám dân, bám sát địa
bàn, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói chuyện với người dân để tìm hiểu
diễn biến tình hình tư tưởng cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân
được tiến hành thường xuyên.
Các hình thức, phương pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp với đối
tượng là đồng bào dân tộc nên đã góp phần nân cao nhận thức cho đồng bào
về vai trò của việc bảo vệ biên giới, đồng thời giúp đồng bào thấy được bảo
vệ biên giới vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của mình. Do đó
chúng ta đã huy động được một lực lượng đông đảo đồng bào tham gia bảo vệ
biên giới. Nhờ đó mà tình hình chính trị cũng dần ổn định hơn, kinh tế có
bước tiến mới.
Cán bộ dân vận đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
điạ phương trong việc giải quyết các tranh chấp phức tạp sảy ra ở khu vực
biên giới Việt Nam- Campuchia cụ thể như: tranh chấp đất đai, mâu thuẫn
giữa các đồng bào dân tộc, tôn giáo, các vụ việc vi phạm biên giới…
Phong trào “ Quần chúng tham gia tựu quản đường biên giới, mốc giới
và giữ gìn an ninh trật tự thôn, ấp biên giới” đã huy động được đông đảo
người dân tham gia.Nhờ đó mà giữ gìn được an ninh trật tự xã hội, chủ quyền
biên giới. Trong những thành tích trên thì không thể không nhắc tới vai trò
của công tác vận động quần chúng.

6



Kinh tế ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ cũng không ngừng đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Vận động đầu tư được 101 dựu án phát triển
kinh tế vừa và nhỏ với số vốn lên tới 356 tỷ, nhờ đó mà chúng ta đã xây dựng
được 6901 căn nhà cho đồng bào dân tộc nơi đây. 272 công trình dân sinh cho
đồng bào cũng được xây dựng với số vốn hơn 300 tỷ đồng. Qua đó đời sống
đồng bào từng bước được cải thiện, củng cố thêm niềm tin của đồng bào dân
tộc vào Đảng và Nhà nước, do đó đồng bào cầng tham gia tíc cực hơn vào
công tác bảo vệ biên giới và giữ gìn an ninh trật tự.
Những kết quả trên đây có thể khẳng định rằng công tác vận động đồng
bào dân tộc ở biên giới Việt Nam – Campuchia đang được quan tâm thực hiện
có hiệu quả. Có được những thành tích đó là do sự nhận thức đúng đắn của
cấp ủy địa phương, sự nhiệt tình của càn bộ làm công tác dân vận ở khu vực
này, đồng thời do công tác vận động , tuyên truyền có hiệu quả nên đã góp
phần nâng cao nhận thúc cho đồng bào dân tộc, từ đó tạo ra phong trào bảo vệ
2.2.

biên giới mạnh mẽ tại địa phương.
Hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh những thành tích rất đáng ghi nhận ở trên đây thì công tác
vận động đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia vẫn
còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân
vận còn hạn chế. Vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa thực sự tâm huyết với
nghề, làm việc còn mang tính hình thức, đối phó.
Công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách còn chậm so
với yêu cầu thực tiễn, do đó hiệu quả thực hiện còn chưa cao, đòi sống của
người dân tuy đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với mặt
bằng chung cả nước.

Công tác phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phối hợp vận
động đồng bào còn chưa được chú trọng, do đó kết quả đạt được còn hạn chế,
công tác vận động tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra.

7


Hình thức vận động còn chưa có nhiều sự đổi mới, phương pháp vận
động nhiều khi còn chưa phù hợp với đối tượng. Hình thức nêu gương, vận
động thông qua các phong trào, thông qua các hoạt động thực tiễn còn hạn
chế. Do đó chúng ta chưa huy động được sức mạnh rộng lớn của người dân,
nhân dân tham gia còn chưa tự giác, tích cực.
Hoạt động tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả như mong đợi do đó
tình trạng đồng bào dân tộc vẫn bị lợi dụng, lôi kéo vào các tổ chức phản
động của các thế lực thù địch.
Hoạt động kiểm tra giám sát vẫn chưa được tiến hành một cách thường
xuyên do đó nhiều tấm gương điển hình, tích cực vẫn chưa được phát hiện, do

2.3.

đó hiệu quả phát động các phong trào còn hạn chế.
Bộ máy làm công dân vận chưa phát huy được
Giải pháp đưa ra.
Để công tác vận động quần chúng ở đồng bào dân tộc phát huy hiệu
quả thì chúng ta cần chú trọng vào một số phải pháp sau:
Đổi mới cách nghĩ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo: cần nhận thức sâu sắc
hơn về vai trò, vị trí công tác vận động đồng bào dân tộc của cấp ủy cũng như
chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan trong công tác vận
động đồng bào dân tộc tham gia đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biên

giới.
Phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, cần
dựa váo chinh đồng bào dân tộc để bảo vệ biên giới.
Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính
quyền và đoàn thể địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể với mục tiêu, giải
pháp cụ thể.
Xây dựng tình cảm sâu sắc, gắn bó với đồng bào dân tộc, chú trọng đến
việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào, chăm lo cuộc sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số biên giới.
Đổi mới toàn diện công tác vận động quần chúng ở tất cả các khâu. Xác
định rõ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức vận động phù hợp của
đồng bào dân tộc cũng như địa hình. Chú trọng sử dụng già làng, trưởng bản.

8


Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc để phát huy ưu điểm, nhân
rộng mô hình tốt, cách làm hay cho đồng bào.
Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công
tác dân vận cũng như đảm bảo phương tiện, thiết bị, có chế độ đãi ngộ hợp lý
với đội ngũ cán bộ ở vùng dân tộc để phát huy tính tích cực, nhiệt tình, trách
nhiệm của họ với công việc.

9


Kết luận
Vận động đồng bào dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của toàn bộ hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi công dân.
Khi mà đất nước đang vươn mình ra toàn cầu, khi mà sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hòa đang được tích cực đẩy mạnh hơn nữa, thì hơn bao
giwof hết chúng ta cần huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Đảng ta khẳng định : đồng bào dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của
dân tộc Việt Nam, do vậy vận động đồng bào dân tộc tà một tất yếu, đặc biệt
là đối với đồng bào dân tộc ở những vùng chiến lược quan trọng cuả đất nước.
Các thế lực thù địch đang ngày càng can thiệp, sử dụng chiến lược diễn
biến hòa bình để can thiệp ngày càng sâu hơn vào nội bộ của ta, gây chia rẽ
đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà
ta đang kiên trì thực hiện. Trong đó đồng bào dân tộc ở tuyến biên giới Việt
Nam – Campuchia là một trong những đối tượng của chúng. Do sự hạn chế về
trình độ, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận
trình độ còn hạn chế nên công tác dân vận ở khu vực này còn chưa thục sự đạt
được kết quả. Tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết vẫn còn sảy ra ở đồng bào dân
tộc nơi đây. Hoạt động lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị vẫn còn
tồn tại. Nhiều tệ nạn xã hội còn sảy ra khá phổ biến, khiếu kiện vẫn chưa
được đập tắt…
Để nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở tuyến biên giới Việt NamCampuchia thì trước hết cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy địa phương,
chính quyền và nhận thức người dân trong việc đấu tranh chống lại thế lực thù
địch trong việc chia rẽ, gây mất đoàn kết ở đồng bào dân tộc nơi đây. Bên
cạnh đó thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và trình độ văn hóa cho
dồng bào dân tộc. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
cho cán bộ làm công tác dân vận, kết hợp có hiệu quả các cơ quan trong việc
làm công tác dân vận…
Kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ làm tăng hiệu quả công
tác vận động đồng bào dân tộc ở tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.

10




×