Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 128 trang )

MỤC LỤC
SOẠN BÀI: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH – CHU QUANG TIỀM .............................3
SOẠN BÀI: KHỞI NGỮ ......................................................................................5
SOẠN BÀI: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ...........................................7
SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ...............................9
SOẠN BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ ...................................................11
SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ................................................13
SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
...............................................................................................................................15
SOẠN BÀI: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI ......................16
SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TIẾP THEO) .......................19
SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ ........21
SOẠN BÀI: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA
PHÔNG TEN.......................................................................................................23
SOẠN BÀI: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN ..........................24
SOẠN BÀI: CON CÒ .........................................................................................26
SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN .28
SOẠN BÀI: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ
TƯỞNG, ĐẠO LÍ ...............................................................................................30
SOẠN BÀI: MÙA XUÂN NHO NHỎ ..............................................................32
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 1


SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN
TRÍCH) ................................................................................................................37
SOẠN BÀI: CÁC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH) .....................................................................................38
SOẠN BÀI: SANG THU ....................................................................................41


SOẠN BÀI: NÓI VỚI CON ...............................................................................43
SOẠN BÀI: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý .........................................45
SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .......................46
SOẠN BÀI: CÁC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ,
BÀI THƠ..............................................................................................................47
SOẠN BÀI: MÂY VÀ SÓNG ............................................................................50
SOẠN BÀI: ÔN TẬP VỀ THƠ .........................................................................52
SOẠN BÀI: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP THEO)................62
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG...........................64
SOẠN BÀI: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT (LỚP
9 HKII) .................................................................................................................67
SOẠN BÀI: BẾN QUÊ .......................................................................................68
SOẠN BÀI: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 HKII ..........................................70
SOẠN BÀI: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI .....................................................72
SOẠN BÀI: BIÊN BẢN ......................................................................................74
SOẠN BÀI: RÔ BIN XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG ........................................76
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP .......................................................78
SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN ...................................................81
SOẠN BÀI: HỢP ĐỒNG ...................................................................................81
SOẠN BÀI: BỐ CỦA XI MÔNG ......................................................................82
SOẠN BÀI: ÔN TẬP TRUYỆN LỚP 9............................................................84
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TIẾP THEO) .............................88
SOẠN BÀI: CON CHÓ BẤC ............................................................................93
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 2


SOẠN BÀI: KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 9 HKII ........................95

SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG ................................................97
SOẠN BÀI: BẮC SƠN .......................................................................................99
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN ........................................106
SOẠN BÀI: TÔI VÀ CHÚNG TA ..................................................................110
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC .................................................115
SOẠN BÀI: TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC (TIẾP THEO)........................118
SOẠN BÀI: THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI ........................127

SOẠN BÀI: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH – CHU QUANG TIỀM
Câu 1:
Bàn về việc đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp
đọc sách, tác giả đã triển khai vấn đề qua các luận điểm như sau:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
Câu 2:
Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và
xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế
thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi,
tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm,
là di sản tinh thần quý báu của loài người.
Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội,
kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 3


vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế

giới.
Câu 3:
Thế giới ngày nay đang bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu
không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho
tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được. Tác giả chỉ ra những nguy
hại thường gặp: Khi trước mắt ta là cả " rừng sách".
- Nó khiến cho người ra không chuyên sâu, dễ " ăn tươi nuốt sống" không kịp tiêu
hóa, không biết suy ngẫm.
- Nó khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn
sách không thật có ích.
Do vậy, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những
quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyê sâu
của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức ,
gần gữi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: "Trên đòi không có học
vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận"; vì thế " Không biết thông thì
không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau
mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào"
Câu 4:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc
sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng
rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, "trầm ngâm tích luỹ tưởng
tượng", nhất là với các cuốn sách có giá trị.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 4



- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách
có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một
cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện
rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Câu 5:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các
ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng
là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.

SOẠN BÀI: KHỞI NGỮ
Câu 1:
Bàn về việc đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp
đọc sách, tác giả đã triển khai vấn đề qua các luận điểm như sau:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
Câu 2:
Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và
xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế
thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi,
tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm,
là di sản tinh thần quý báu của loài người.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI


Page 5


Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội,
kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh
vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế
giới.
Câu 3:
Thế giới ngày nay đang bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu
không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho
tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được. Tác giả chỉ ra những nguy
hại thường gặp: Khi trước mắt ta là cả " rừng sách".
- Nó khiến cho người ra không chuyên sâu, dễ " ăn tươi nuốt sống" không kịp tiêu
hóa, không biết suy ngẫm.
- Nó khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn
sách không thật có ích.
Do vậy, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những
quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyê sâu
của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức ,
gần gữi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: "Trên đòi không có học
vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận"; vì thế " Không biết thông thì
không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau
mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào"
Câu 4:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc
sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng

rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 6


- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, "trầm ngâm tích luỹ tưởng
tượng", nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách
có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một
cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện
rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Câu 5:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các
ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng
là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.

SOẠN BÀI: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Câu 1:
Bàn về việc đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp
đọc sách, tác giả đã triển khai vấn đề qua các luận điểm như sau:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
Câu 2:


TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 7


Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và
xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế
thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi,
tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm,
là di sản tinh thần quý báu của loài người.
Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội,
kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh
vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế
giới.
Câu 3:
Thế giới ngày nay đang bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu
không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho
tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được. Tác giả chỉ ra những nguy
hại thường gặp: Khi trước mắt ta là cả " rừng sách".
- Nó khiến cho người ra không chuyên sâu, dễ " ăn tươi nuốt sống" không kịp tiêu
hóa, không biết suy ngẫm.
- Nó khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn
sách không thật có ích.
Do vậy, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những
quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyê sâu
của mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức ,
gần gữi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: "Trên đòi không có học
vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận"; vì thế " Không biết thông thì
không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau
mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào"
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 8


Câu 4:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc
sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng
rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, "trầm ngâm tích luỹ tưởng
tượng", nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách
có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một
cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện
rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Câu 5:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các
ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng
là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.


SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Câu 1:
- Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay
của bài thơ Thu điếu.

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 9


+ Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát tổng được tổng hợp từ nhiều
trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay của hồn lẫn xác, hay cả bài… không thể tóm
tắt thơ được mà phải đọc lại".
+ Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm: các điệu
xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép.
- Trong đoạn văn (b), người viết sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết
hợp với tổng hợp. Trình tự ngược với đoạn (a), đầu tiên tác giả đưa ra và phê phán
các ý kiến ấy chỉ đúng một phần về nguyên nhân của sự thành đạt.
+ Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng qua đi.
+ Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn làm thối chỉ, ngã
lòng.
+ Điều kiện thuận lợi: Khối người dùng cái thuận lợi đó để ăn chơi
+ Tài năng: Mới chỉ là khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy cũng
bị thui chột.
- Sau đó, tác giả kết luận (thao tác tổng hợp): "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là
ở bản thân chủ quan mỗi người" thể hiện ở:
+ Sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi
+ Luôn trau dồi đạo đức
Câu 2:

Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy
cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 10


Câu 3:
Xem lại câu 2 bài "Bàn về đọc sách"
Câu 4: Viết một đoạn văn tổng hợp lại những điều đã phân tích trong bài Bàn về
đọc sách.
Gợi ý: Bài văn Bàn về đọc sách gồm những luận điểm chính nào? (Tầm quan
trọng của việc đọc sách; Phải chọn sách mà đọc; Phải biết kết hợp giữa đọc sách
chuyên môn và sách thường thức…). Đoạn văn phải thâu tóm được những luận
điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về việc đọc sách.

SOẠN BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Câu 1:
Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích,
mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích
cho nhau:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ,
là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong
hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói
của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
Câu 2:
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời
sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác
với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học...
thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những
quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 11


trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ
được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự
sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn
nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm
lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó
không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của
văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu
ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc
sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống
của ta.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp
nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Câu 3:

Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh
động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ
đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh
thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là
sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu
hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết
rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4:

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 12


Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường
mà nó đến với người đọc, người nghe:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì
một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có
những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến
những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân
người sáng tác.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình
cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc
của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả,
được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ,
quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người

xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn
đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Thành phần tình thái
Câu 1:
Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với
sự việc nêu ở trong câu.
(1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội
dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
(2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với
nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một
mức độ không cao như từ chắc.
Câu 2: Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên
khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không
thay đổi.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 13


II. Thành phần cảm thán
Câu 1: Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ
thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
Câu 2: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa
cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.
Câu 3: Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
II. Luyện tập

Câu 1:
- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Các thành phần cảm thán: chao ôi
Câu 2:
Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ
khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
- dường như / hình như / có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn
Câu 3:
Trong số 3 từ chắc/ hình như/ chắc chắn, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu
trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như,
trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn
từ chắc là chính xác nhất. Tác giả không chọn từ chắc chắn vì đó mới là dự đoán
của nhân vật "tôi" – người ngoài cuộc; nhưng cũng không dùng từ hình như có độ
tin cậy thấp, vì nhân vật "tôi" là bạn thân lâu năm của ông Sáu, có thể hiểu rõ
được tâm lí của bạn mình.
Câu 4:

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 14


Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái,
nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ,
phim, ảnh, tượng,…).
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số
phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng
đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác
của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền,

sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội
bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó,
Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập.
Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự
bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI
SỐNG
I. Kiến thức cơ bản
a. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về sự hiện tượng coi thường giờ giấc ở
những công việc chung: Bệnh lề mề là một hiện tượng thường thấy của xã hội,
nhất là ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Bệnh lề mề rất có hại
cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng như cái hại của nó
nhằm phê phán là một việc làm rất có ý nghĩa, giúp xã hội tiến bộ hơn.
b. Các nguyên nhân của bệnh lề mề:
- Thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung
- Thiếu tự trọng, không tôn trọng người khác
c. Những tác hại của bệnh lề mề:
- Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian, làm mất thời gian của người khác
- Làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán không tốt…
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 15


Người viết tỏ rõ thái độ phê phán đối với hiện tượng lề mề coi thường giờ giấc,
xem đây như một thứ bệnh gây tác hại đối với sự tiến bộ của xã hội.
d. Bố cục của bài viết mạch lạc và chặt chẽ (có thể chia thành 3 phần tương ứng
với Mở bài, Thân bài, Kết bài). Mở đầu, tác giả chỉ ra hiện tượng cần bàn bạc.

Tiếp đến, tác giả nêu nguyên nhân, phân tích những tác hại của hiện tượng. Cuối
cùng, tác giả đưa ra giải pháp khắc phục.
II. Luyện tập
Câu 1: Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của
mình hoặc ở ngoài xã hội:
a. Ham đọc sách
b. Trung thực trong học tập
c. Chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường
d. Nhặt được của rơi trả lại người mất
Trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện
tượng (b), (c) đáng để viết một bài nghị luận.
Câu 2: Hiện tượng hút thuốc lá ở thanh niên nam rất đáng để viết một bài nghị
luận:
- Đây là hiện tượng có thực, phổ biến trong đời sống xã hội
- Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
- Đề ra biện pháp xử lí hiện tượng trên.

SOẠN BÀI: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
Câu 1:

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 16


Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp mở đầu thế kỷ mới đã nêu ra một
cách chính xác và kịp thời những vấn đề thiết thực đối với con người Việt Nam,
đặc biệt là thế hệ trẻ, lực lượng quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng
đất nước trong thế kỷ mới.

Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:
- Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông
nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
Câu 2: Có thể xác định lại dàn ý của bài viết như sau:
Bài viết nêu ra ba ý lớn, mỗi ý lại được cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn
chứng khá sinh động:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân
con người.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất
nước.
- Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá
trình xây dựng nền kinh tế mới.
Câu 3: Trong hành trang vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trọng nhất, bởi vì:
- Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, con người lại càng có vai
trò nổi bật.
Câu 4:
Khi nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không
làm một phép liệt kê giản đơn từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 17


ưu điểm, tác giả lại đề cập đến một nhược điểm. Điều đáng chú ý là những ưu
điểm và nhược điểm đó luôn được đặt trong yêu cầu xây dựng và phát triển đất

nước hiện nay. Cụ thể:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức
thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy
trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng đồng thời lại cũng thường đố kị
nhau trong công việc.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ,
quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn
vặt, ít giữ chữ "tín".
Câu 5:
Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Khác với các bài viết
thông thường chỉ tập trung ca ngợi điểm mạnh, điểm tốt của của người Việt Nam,
ở đây, tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách
cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng
như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu
cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học, xuất
phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng
đắn, chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để
phát huy hoặc sửa đổi.
Câu 6:
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: "nước đến chân
mới nhảy", "trâu buộc ghét trâu ăn", "liệu cơm gắp mắm", "bóc ngắn cắn dài"...
Việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian như vậy khiến cho bài viết
thêm phần sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa.

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 18



SOẠN BÀI: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TIẾP THEO)
Câu 1:
Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp mở đầu thế kỷ mới đã nêu ra một
cách chính xác và kịp thời những vấn đề thiết thực đối với con người Việt Nam,
đặc biệt là thế hệ trẻ, lực lượng quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng
đất nước trong thế kỷ mới.
Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:
- Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông
nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
Câu 2: Có thể xác định lại dàn ý của bài viết như sau:
Bài viết nêu ra ba ý lớn, mỗi ý lại được cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn
chứng khá sinh động:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân
con người.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất
nước.
- Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá
trình xây dựng nền kinh tế mới.
Câu 3: Trong hành trang vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trọng nhất, bởi vì:
- Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, con người lại càng có vai
trò nổi bật.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI


Page 19


Câu 4:
Khi nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không
làm một phép liệt kê giản đơn từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một
ưu điểm, tác giả lại đề cập đến một nhược điểm. Điều đáng chú ý là những ưu
điểm và nhược điểm đó luôn được đặt trong yêu cầu xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay. Cụ thể:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức
thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy
trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng đồng thời lại cũng thường đố kị
nhau trong công việc.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ,
quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn
vặt, ít giữ chữ "tín".
Câu 5:
Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Khác với các bài viết
thông thường chỉ tập trung ca ngợi điểm mạnh, điểm tốt của của người Việt Nam,
ở đây, tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách
cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng
như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu
cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học, xuất
phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng
đắn, chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để
phát huy hoặc sửa đổi.
Câu 6:
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: "nước đến chân

mới nhảy", "trâu buộc ghét trâu ăn", "liệu cơm gắp mắm", "bóc ngắn cắn dài"...
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 20


Việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian như vậy khiến cho bài viết
thêm phần sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa.

SOẠN BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO

I. Kiến thức cơ bản
a. Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã
hội.
b. Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề "tri thức là sức mạnh";
- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công
việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức
và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
c. Các câu mang luận điểm:
- Các câu trong đoạn mở bài.
- "Tri thức đúng là sức mạnh"; "Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm
được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.";
- "Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.";
- Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa
biết quý trọng tri thức."; "Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc
gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu
vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh

vực!".

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 21


Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm
chung: Tri thức là sức mạnh.
d. Văn bản chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh. Từ những dẫn chứng cụ
thể, người viết khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng "Tri thức là sức mạnh" và
"Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh", qua đó phê phán những người
không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức sai mục đích và đề cao vai trò của
tri thức đối với sự phát triển của đất nước.
e.
- Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng
đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
- Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đao lí: Bằng cách giải thích, chứng minh,
so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ
đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.
II. Luyện tập
a. Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Giá trị của thời gian được làm rõ qua
các luận điểm:
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
c. Trong văn bản Thời gian là vàng, người viết sử dụng phép lập luận phân tích và

chứng minh.
Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự
sống – Thời gian là thắng lợi – Thời gian là tiền – Thời gian là tri thức). Các luận

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 22


điểm này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển
khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.

SOẠN BÀI: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA
LA PHÔNG TEN
Câu 1: Văn bản có bố cục hai phần:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ Laphông-ten
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong
thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà
khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống
nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút
của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu
trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy
khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 2:
Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học,
bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân
thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi vì đó không phải là
đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài

vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
Câu 3:
Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu
con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh
đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát => cũng là một đặc điểm tiêu
biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 23


ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ
thể.
Câu 4: Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây
dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai
luận điểm:
- Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).
- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ
ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:
- Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy
giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non...).
- Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng
khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

SOẠN BÀI: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Khái niệm liên kết
Câu 1:

Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người
nghệ sĩ. Đây là một yếu tố (chủ đề nhỏ) của chủ đề chung: Tiếng nói của văn
nghệ.
Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần
tạo nên chủ đề chung.
Câu 2:
- Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại đời sống.

TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 24


- Nội dung chính của câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới
mẻ.
- Nội dung chính của câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của người nghệ
sĩ đóng góp vào đời sống.
Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của
tác phẩm văn nghệ. Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn,
câu sau nối tiếp ý của câu trước.
Câu 3: Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện
pháp:
- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói –
gửi vào – góp vào;
- Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩbằng anh;
- Dùng quan hệ từ: nhưng.
II. Luyện tập
Câu 1:

Chủ đề của đoạn văn trên là khẳng định tư chất trí tuệ đồng thời chỉ ra điểm yếu
mà người Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới. Các câu trong
đoạn văn đều xoay quanh và triển khai chủ đề chung này.
Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện được mạch phát
triển lập luận: khẳng định thế mạnh - chỉ ra nhược điểm - đòi hỏi phải khắc phục
nhược điểm.
Câu 2:
- Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới - Bản chất trời phú ấy
- Nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn - ấy là
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 2
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 25


×