Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ngoai khoa su 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.36 KB, 19 trang )

NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ 7 - HỌC KÌ II
Trường: THCS Chu Văn An
Lớp: 7A8
Tổ: 2
Nhóm: 2
Danh sách nhóm:
+MAI THU SĨ NGUYÊN DS: 28
+TRẦN AN KỲ DS: 14
+CHÂU LONG DOÃN TÍN DS: 45
+TCHEN THUẬN THIÊN DS: 41
+TRẦN PHI DS: 33
+TIỂN LINH LINH DS: 18
+HÀNG LỰC DS: 21
NGUYỄN TRÃI:
1
A. TIỂU SỬ:
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 và thọ được 62 tuổi. Quê gốc của ông
là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong
dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã
Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước
đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần
Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. Ông là đại
thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của
Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
B. THÂN THẾ:
Theo một số gia phả họ Nguyễn, tổ tiên của Nguyễn Trãi chính là Định Quốc công
Nguyễn Bặc thời nhà Đinh và con cháu ông có một chi trở thành các Chúa Nguyễn.
Tác giả Đinh Công Vĩ dẫn trong sách Nhìn lại lịch sử 7 cuốn gia phả, ngọc phả về
họ Nguyễn bằng chữ Hán và chữ Nôm, theo đó các nguồn tài liệu này cũng không thống
nhất.
Tác giả Nguyễn Khắc Minh trong bài Tìm hiểu phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi nêu ra


14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi họ Nguyễn.
Nhìn chung, thông tin từ các gia phả không thống nhất với nhau, nhưng tựu chung
từng nhóm đưa ra các thông tin riêng lẻ:
1. Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc
2. Nguyễn Trãi là tổ tiên chúa Nguyễn
3. Nguyễn Bặc là tổ tiên họ Nguyễn Gia Miêu của Chúa Nguyễn
4. Nguyễn Bặc là tổ tiên Nguyễn Trãi và Nguyễn Trãi cũng là tổ tiên các Chúa
Nguyễn.
Theo tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh với 14 cuốn gia phả viết bằng Hán,
Nôm của các chi họ, trong đó cũ nhất là thời: Hồng Thuận Tứ Niên (Lê Tương Dực -
năm 1513), Cảnh Hưng nguyên niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại
năm 1962.
Theo đó, về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán tổ
tiên đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh
Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về
làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.
Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của dòng họ kể
rằng: Tổ tiên dòng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979)
người Hoằng Hóa - Thanh Hoá, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập
ra triều Đinh. Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Phòng Át
(Phạm Bạch Hổ), ông để lại con cháu của mình cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi
Ngại cai quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm
Thành Hoàng, lập đền thờ cúng. Đình làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu
giữ thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của
thôn Chi Ngại). Từ đó dòng họ Nguyễn sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ
Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) sinh sống
và trở thành tổ tiên của Nguyễn Trãi.
Tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh sau đó chỉ tập trung vào Nguyễn Trãi và
người con sống sót của ông sau Vụ án Lệ Chi Viên là Nguyễn Anh Vũ mà không đề cập

2
tới các chúa Nguyễn. Theo đó, con cháu Nguyễn Phi Khanh phân tán đi các nơi, sau này
có 2 nhân vật nổi tiếng là Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Văn Cừ.
Tuy nhiên, nguồn gốc của họ Nguyễn thôn Chi Ngại cũng chỉ là truyền thuyết của
dòng họ và điều này không thống nhất với sử sách. Theo sử sách, Nguyễn Bặc người
châu Đại Hoàng (Ninh Bình), không phải người Thanh Hoá; và sứ quân Phạm Phòng Át
tự nguyện về hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, Bộ Lĩnh không cần sai tướng (Nguyễn Bặc) đi
đánh dẹp sứ quân họ Phạm. Hơn nữa, thời điểm soạn thảo gia phả này cũng khá xa thời
Nguyễn Bặc (hơn 530 năm).
Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho đời
sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là tổ tiên của các Chúa Nguyễn.
C. CON ĐƯỜNG THƠ VĂN:
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã
bị thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt
Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.
Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam
Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427).
Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy
dân làm gốc với những câu như:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)

Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập,
Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn
Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo, Chuyện cũ về Băng Hồ Tiên Sinh, Văn Bia
Vĩnh Lăng, Một số Chiếu biểu viết dưới Triều Lê.
Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện
vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. tác phẩmQuốc âm thi tậplà tác phẩm viết bằng
chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam
Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn.
Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi
cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện
kế "đánh vào lòng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết
10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa
trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho
đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết
về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh
gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.
Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ
Nôm, tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10
3
năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình
đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời.
Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt
một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là
những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống,
mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc
cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không
chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang
trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà
cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen".

Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng
đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu
xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền
bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc
nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là
láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi
láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan
mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa
nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai, Côn
Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm,
Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát
ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).
Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều
năm ông phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn
rầụ Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình
vẫn lận đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất
khách" (Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về
thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm
con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được. Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn
dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những
nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai. Đành mượn chén rượu ép mình uống,
không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (THANH MINH - Dịch).
Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều
ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi
đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc
như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm
về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm
mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được
những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết
làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt

được (trên thuyền về Côn Sơn - dịch)
- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên
lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là
niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân
bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà
thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng
4
đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Có hòe thấy
bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba
cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng
trong sạch, một tấm lòng thơm.Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông
gọi đó là "lòng trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn
hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn
cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng
cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ
bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có
trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước
bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể như :
"cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc
lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện thành lòng lòng căm
thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không
cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao
suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước hưng
thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi
mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".
(Trích Bình Ngô Đại Cáo)
Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi.
D. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP:
I. Vong thần nhà Hồ:
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý

Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu.
5
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm quan
cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà
Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó
có Nguyễn Phi Khanh.
Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là
Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn
phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông
Quan.
II. Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn:
Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm
Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến
năm 1420 hoặc 1423 ông mới theo Lê Lợi.
Theo gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng Lam Sơn khác, có đề cập
đến việc Nguyễn Trãi gia nhập quân Lam Sơn. Theo đó, mùa xuân năm Quý Mão (1423)
Nguyễn Trãi lấy tên là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ vào Lỗi Giang
gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm
Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Vì không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm (cận
thần của Lê Lợi) đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở
thuyền. Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng "Bình Ngô sách", Lê Lợi mới biết rõ hai người
này và giữ lại bên mình để lo giúp việc. Tài liệu này có cơ sở vì các sử sách khi nói về
giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn cũng không nhắc tới Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ
ách đô hộ của nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này)
trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê
Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm
nhiều thành trì của quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong
thành để dụ hàng hoặc làm nản ý chí chiến đấu của tướng giặc.

Năm 1427, ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công
việc ở Viện Khu mật. Quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của
Vương Thông. Thông rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng
và Mộc Thạnh chia làm 2 đường, cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam
Sơn đứng trước hai chọn lựa vì sắp phải đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở
trong thành ra. Lực lượng của Vương Thông hợp với quân Minh sang từ trước đã có
khoảng 10 vạn người, quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi lỏng đã bị địch ra đánh úp,
phải trả giá cao bằng việc mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử trận, Đỗ Bí và
Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn thoát về.
Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm
nội ứng cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan
điểm đó. Ông kiến nghị với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã
theo kế của ông nói với các tướng rằng:
"Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng
hoặc hàng năm, chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó,
viện binh của địch kéo dến, thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất
nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh
đã bị phá, tất nhiên quân trong thành phải hàng, thế là ta chỉ khó nhọc một phen mà thu
lợi gấp hai."
6
Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng
giỏi lên đánh chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng, Mộc Thạnh bỏ chạy về
nước. Vương Thông trong thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra
hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết
không sang xâm phạm nữa.
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên
hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt
Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà).
III. Công thần bị tội:
1. Bị vạ với người trong họ :

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của
vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng
giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên
Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông
cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng
cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng
như trước nữa.
Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn
thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình
giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và
các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn
nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người
từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên
Long (được Lê Sát ủng hộ).
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong
đó có câu:
Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
2. Vụ án Lệ Chi Viên :
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông (lúc
ấy mới 11 tuổi). Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính.
Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà
vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng
không có tiếng oán hận sầu than".
Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm

tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại
Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở
thành vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng
chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần
được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm
nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×