Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 20112015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.74 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
*************

HÀ THỊ HỒNG HUẾ

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TRUNG ĐÔNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

HÀ THỊ HỒNG HUẾ

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TRUNG ĐÔNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015

Ngành:Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: MBA. NGUYỄN ANH NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TRUNG ĐÔNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015” do Hà Thị Hồng Huế, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị
Kinh Doanh,chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Nguyễn Anh Ngọc
Người hướng dẫn,
(Ký tên)

________________________
Ngày

tháng

năm 2013

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký


(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2013

Ngày

tháng

năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày hôm nay, tôi đã nhận được
sự yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của rất nhiều người.
Lời đầu tiên con xin gửi lòng biết ơn sâu nặng đến cha mẹ, anh chị trong gia
đình, những người đã trải qua bao khó khăn vất vả để nuôi dưỡng con và tạo điều kiện
cho con được học tập như ngày hôm nay.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy Cô Trường Đại Học
Nông Lâm, và đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh Tế. Cảm ơn thầy cô đã dạy dỗ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức thật quý giá và bổ ích về nghề nghiệp giúp tôi vững
vàng hơn khi bước vào cuộc sống.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh Ngọc, người đã nhiệt
tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn tất khóa luận.Gửi
tới thầy lời chúc sức khỏe.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị trong Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh và
Phòng Kế Toán của Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông, những người đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty. Chúc các anh chị sức
khỏe và thành công trong cuộc sống, chúc công ty ngày càng phát triển.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của tôi, những người
đã giúp đỡ, động viên những lúc tôi khó khăn.Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt
trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng …. năm
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Hồng Huế


NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ THỊ HỒNG HUẾ.Tháng 12 năm 2012.“Định Hướng Chiến Lược Kinh
Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông Giai Đoạn 2011-2015”
HÀ THỊ HỒNG HUẾ. December 2012. “Study On Oriented Strategy
Business Of Trung Dong Bag Joint Stock Company Middle East 2011-2015”
Trong tình hình kinh tế hiện nay có nhiều sự biến động, một môi trường kinh
doanh đầy những cơ hội và thách thức, một chiến lược kinh doanh hiệu quả có thể xem
là chìa khóa để dẫn đến thành công. Việc thực hiện khóa luận “Định Hướng Chiến
Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông Giai Đoạn 20112015” đã góp phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề trên.
Khóa luận thực hiện việc tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua
2 năm 2010-2011, tình hình tiêu thụ các mặt hàng và nhập khẩu nguyên vật liệu phục
vụ cho quá trình sản xuất. bên cạnh đó, khóa luận còn tìm hiểu, phân tích các yếu tố
bên ngoài và các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, để việc phân tích có hiệu quả, đề tài đã sử dụng những công cụ là những ma

trận như : SWOT, ma trận SPACE và ma trận QSPM để hoạch định chiến lược kinh
doanh cho công ty trong giai đoạn 2011-2015. Từ những phân tích đó, khóa luận đã đề
xuất một số định hướng chiến lược trong công ty trong thời gian tới và những giải
pháp cần được thực hiện để chiến lược kinh doanh thực thi hiệu quả giúp mang lại lợi
nhuận cho công ty.
Khóa luận đã sử dụng các nguồn số liệu từ các phòng ban của công ty cổ phần
trung đông, internet, báo chí,…. Và sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
phân tích tổng hợp, đánh giá, so sánh, phương pháp chuyên gia,…


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH SÁCH CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU



1.1.Đặt vấn đề




1.2.Mục tiêu nghiên cứu:



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.3.1.Nội dung nghiên cứu



1.3.2.Phạm vi nghiên cứu:



1.3.3.Thời gian nghiên cứu



1.4. Cấu trúc của luận văn



CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan ngành sản xuất bao bì nhựa




2.1.2.Tình hình tiêu thụ và sản xuất bao PP



2.1.3.Nguyên liệu sản xuất bao bì PP và bao bì PE



2.2.Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông



2.2.1.Tên gọi trụ sở



2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp



2.2.3. Lĩnh vực hoạt động



2.2.4.Bộ máy quản lý của công ty




2.3. Quy trình sản xuất:

14 

CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung

17 
17 

3.1.1.Khái niệm về chiến lược

17 

3.1.2.Khái niệm về quản trị chiến lược

17 

3.1.3.Phân tích môi trường kinh doanh

18 

3.1.4.Các công cụ hoạch định chiến lược

21 

3.2.Phương pháp nghiên cứu

24 


v


3.2.1. Nghiên cứu tại bàn

24 

3.2.2.Nghiên cứu hiện trường

24 

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty

25 
25 

4.1.1.Đánh giá mức tăng giảm doanh thu

25 

4.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

26 

4.1.3.Phân tích tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty

27 


4.1.4. Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng

28 

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty

29 

4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô bên ngoài

29 

4.2.2. Phân tích môi trường vi mô bên ngoài

34 

4.2.3 Phân tích môi trường bên trong

42 

4.3. Công cụ hoạch định chiến lược

53 

4.3.1. Ma trận SWOT

53 

4.3.2. Ma trận SPACE


56 

4.4. Các chiến lược đề xuất

57 

4.4.1.Ma trận QSPM

57 

4.4.2. Định hướng chiến lược kinh doanh tại công ty đến năm 2015

60 

4.4.3. Chiến lược cấp chức năng

62 

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66 

5.1.Kết luận

66 

5.2. Kiến nghị

67 


5.2.1.Kiến nghị đối với nhà nước

67 

5.2.2. Kiến nghị đối với công ty

68 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ( Association of
Southeast Asian Nations)

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CN

Chi nhánh

DV


Dịch vụ

EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor
Evaluation Matrix)

EU

Liên Minh Châu Âu (European Union)

FLEXO

Công Nghệ In Màu (Công Nghệ Giới Hạn cho 9 Màu)

HDPE

High Density Poly-Ethylene

IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Interal Factor
Evaluation Matrix)

ISO

Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa (International
Organization For Standardization)


KCS

Bộ Phận Kiểm Tra

LDPE

Low Density Poly- Ethylene

MTV

Một thành viên

OPP

Màng ghép phức hợp (Oriented Polypropylene)

PE

Hạt nhựa Poly-Ethylene

PP

Hạt nhựa Poly-Propylene

QSPM

Ma trận hoạch định vị trí chiến lược (The Quantitative
Strategic Planning Matrix)

SPACE


Ma trận vị trí chiến lược (The Strategy Position And
Action Evaluation)

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strengths,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh
vii


UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết Quả Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Năm 2010-201125 
Bảng 4.2: Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm

26 

Bảng 4.3: Tình Hình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu của Công Ty Năm 2010-2011 27 
Bảng 4.4: Tiêu Thụ Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Trong 2 Năm 2010-2011

28 

Bảng 4.5: Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh

37 

Bảng 4.6. Danh Sách Các Khách Hàng Truyền Thống của Công Ty

38 

Bảng 4.7: Một Số Nhà Cung Cấp Chính Của Công Ty

40 

Bảng 4.8: Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE)

42 


Bảng 4.9: Bảng Cơ Cấu Lao Động của Công Ty

43 

Bảng 4.10: Bảng Các Mặt Hàng của Công Ty Năm 2011

45 

Bảng 4.11: Bảng Giá Một Số Sản Phẩm Chủ Yếu của Công Ty

47 

Bảng 4.12: Bảng Cân Đối Kế Toán Rút Gọn Qua 2 Năm 2010-2011

49 

Bảng 4.13: Các Chỉ Tiêu của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011

50 

Bảng 4.14: Bảng Chỉ Số Tài Chính của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011

50 

Bảng 4.15: Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong - IFE

53 

Bảng 4.16: Ma Trận SWOT


54 

Bảng 4.17: Ma Trận SPACE

56 

Bảng 4.18: Ma Trận QSPM

58 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty



Hình 2.2: Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất

15 

Hình 3.1: Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael E.Porter

20 

Hình 4.1: Biểu Đồ Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm

26 


Hình 4.2: Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Trọng Nguyên Vật Liệu Nhập Khẩu

27 

Hình 4.3: Biểu Đồ Tăng Tăng Trưởng GDP Từ Năm 2007 Đến Năm 2011

30 

Hình 4.4: Biểu Đồ Lạm Phát Từ Năm 2007 Đến Năm 2011

32 

Hình 4.5: Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Lao Động của Công Ty

43 

Hình 4.6: Một Số Hình Ảnh về Các Dòng Sản Phẩm Chính của Công Ty

45 

Hình 4.7: Kênh Phân Phối của Công Ty

48 

Hình 4.8: Ma Trận SPACE

57 

Hình 4.9: Sơ Đồ Dự Kiến Phòng Marketing


63 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Trong tình hình kinh tế hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống xã hội đang

diễn ra ngày càng sôi động.Nền kinh tế quốc gia là một phần của nền kinh tế khu vực
và thế giới.Việc hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế phổ biến và tất yếu,
nó góp phần mạnh mẽ trong công cuộc công nghiệp hóa của các nước trong đó có
Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo động lực giúp cho các quốc gia đạt được mục tiêu
tăng trưởng và phát triển.Tuy nhiên dưới sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới, môi trường kinh doanh cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp.Để đứng vững doanh nghiệp phải nắm bắt được những cơ hội, dự
tính được sự rủi ro của môi trường kinh doanh để từ đó xây dựng cho doanh nghiệp
những định hướng phát triển lâu dài phù hợp với tình hình biến động của môi trường.
Nắm bắt được những cơ hội phát triển bằng lối quản lý theo tư duy chiến lược và xây
dựng môi trường chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình, đồng thời ứng phó
một cách tốt nhất với những biến động của môi trường kinh doanh. Mục tiêu tăng
trưởng và phát triển luôn là điều mà các doanh nghiệp hướng đến.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, trong đó có doanh nghiệp sản xuất bao bì,
sự tác động của nền kinh tế có ảnh hướng rất lớn đối với việc sản xuất kinh doanh, vì
bao bì chỉ là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, Công Ty Cổ

Phần Bao Bì Trung Đông chủ yếu là khách hàng truyền thống, công ty ít hợp tác với
đối tác khác, xuất khẩu khá hạn chế. Do đó, để đứng vững trên thị trường công ty cần
phải có kế hoạch kinh doanh lâu dài, phù hợp với tình hình và linh hoạt đối với sự biến
động của nền kinh tế. Sản phẩm chủ yếu của công ty là bao PP, loại bao này có ý nghĩa
rất lớn trong việc bảo quản sản phẩm, giúp sản phẩm không bị hao hụt về số lượng và
chất lượng, dễ dàng quản lý và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, đặc biệt bao bì còn là một
1


phương tiện thông tin, quảng cáo hữu hiệu sản phẩm và hình ảnh của công ty đến tay
người tiêu dùng, đồng thời chúng cũng là thương hiệu giúp các doanh nghiệp đứng
vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bao
Bì Trung Đông, từ tình hình diễn biến của thị trường, và cũng trong quá trình thực tập
tại công ty, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Định Hướng Chiến Lược Kinh Doanh
Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung ĐôngGiai Đoạn 2011-2015”. Với mong muốn
phát huy những điểm mạnh của công ty giúp công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ,
đồng thời cũng khắc phục được những điểm yếu.
Với thời gian thực tập có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên mặc dù đã
có rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận nhưng không thể tránh
khỏi những sai sót.Mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức và tạo hành trang cho công
việc sau này, em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các anh chị
trong công ty.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
- Qua việc phân tích các yếu tố bên ngoài để thấy được những cơ hội và thách

thức. Từ việc phân tích các yếu tố bên trong để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu

của công ty.
- Từ việc phân tích các kết quả trên sẽ đề xuất ra các chiến lược kinh doanh và
các giải pháp thiết thực nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Chủ yếu tập trung nghiên cứu vào hoạt động kinh doanh của công ty để thấy
được thực trạng kinh doanh của công ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 13/8/2012 đến 13/10/2012

2


1.4.

Cấu trúc của luận văn:
Luận văn được trình bày thành năm chương theo cấu trúc sau:
Chương 1 – Mở đầu: Trình bày những lý do lựa chọn đề tài, mục đích chung

và nhưng yêu cầu cơ bản của luận văn, mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đạt được,
phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2 – Tổng quan: Giới thiệu sơ nét về Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung
Đông.
Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trong chương này sẽ
nêu lên một số khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược, các công cụ hoạch định

chiến lược… làm cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả và thảo luận: Phân tích hoạt động kinh doanh của công
ty, qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường hoạt động kinh doanh của
công ty, hình thành các ma trận để từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: Tóm lược lại nội dung đã thực hiện ở
chương 4 đưa ra một số giải pháp khắc phục đối với công ty và đối với nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan ngành sản xuất bao bì nhựa

2.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất bao bì nhựa của nước ta hiện nay
Hiện nay, ngành sản xuất bao bì ở nước ta đã trở thành một ngành công nghiệp
tập trung, vì đã đáp ứng được nhu cầu bao bì trong cả nước, bên cạnh đó một số doanh
nghiệp còn xuất khẩu một lượng lớn ra nước ngoài.
Tính đến hết năm 2011, Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp đang hoạt
động trong lĩnh vực nhựa, chiếm 4,48% so với ngành công nghiệp nội địa. Ngành nhựa
là một trong 10 ngành được Nhà Nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt, ổn
định, xuất khẩu mạnh và có khả năng cạnh tranh cao với các nước trong khu vực.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhu cầu về bao bì
và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển. Do đó, ngành sản xuất bao bì được nhà
nước quan tâm và đặc biệt chú ý. Số lượng nhân công và các cán bộ kỹ thuật được đào
tạo chính quy ngày càng tăng, vấn đề bao bì đã được tiêu chuẩn hóa cao về chất lượng
cũng như mẫu mã…đặc biệt ngành sản xuất bao PP đã bắt đầu khởi sắc (bao PP làm

bằng nhựa). Bao bì giữ vai trò quan trọng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế
như: phân bón, hóa chất, thực phẩm, túi xách, hàng nông sản,…bằng những nỗ lực của
mình, các doanh nghiệp sản xuất bao bì đã chiếm được thị hiếu ở không chỉ thị trường
trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ và sản xuất bao PP
Theo thống kê, trong vòng 5 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm
nhựa Việt Nam có mức tăng trưởng khá, nhất là năm 2010 kim ngạch xuất khẩu lần
đầu tiên chạm mức 1 tỷ USD, đã thể hiện được thương hiệu nhựa Việt Nam ở các thị
trường khó tính.
4


Trong vài năm trở lại đây, bao PP rất được ưa chuộng trên thế giới vì có nhiều
ưu điểm như: độ bền cao, không rách, thời gian sử dụng dài, bảo quản tốt sản phẩm mà
không ảnh hưởng đến chất lượng, phù hợp với yêu cầu của các mặt hàng xuất khẩu.
tuy nhiên nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất bao PP chủ yếu là nhập khẩu gần như
tới 80%, tháng 8/2010, nhà máy nhựa Polypropylen (PP) đầu tiên vào Việt Nam đã
chính thức được Công Ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn đưa vào hoạt động. Công ty hoạt
động với công suất 150.000 tấn /năm nhưng chỉ đáp ứng được từ 15-20% nhu cầu
nguyên liệu nhựa. Theo dự báo, đến hết năm 2012, các doanh nghiệp trong nước cần
khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, điều này cho thấy
sức tiêu thụ rất lớn của ngành nhựa nước ta nói chung và nhu cầu sản xuất bao PP nói
riêng.
Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất bao bì nhựa tăng nhanh. Đã có
khoảng hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, chủ yếu ở miền Nam, số
lượng doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và
Long An chiếm 80% tổng số lượng doanh nghiệp nhựa trên cả nước, trong khi đó miền
Bắc và miền Trung chỉ chiếm 15% và 5%.
Theo thống kê năm đến hết 2010, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36%,
sức tiêu thụ lớn nhất trong tổng sản lượng nhựa hàng năm; mức tiêu thụ sản phẩm

nhựa theo đầu người là 40kg/năm.
2.1.3. Nguyên liệu sản xuất bao bì PP và bao bì PE
Nguyên liệu chủ yếu sản xuất bao PP là hạt nhựa Poly-propylene, gọi tắt là PP.
Hạt PP có độ bền cơ học cao, khá cứng và không bị kéo dãn dài khi kéo thành sợi,
chúng có độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ. Ngoài ra, chúng còn có
tính chống thấm hơi nước, dầu mỡ,…nên có thể dùng bảo quản phân bón, hàng nông
sản,…
Bao PE chủ yếu được sản xuất bằng hạt Poly-ethylene.
2.2.

Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông

2.2.1. Tên gọi trụ sở
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông
- Tên giao dịch: Trung Đông Corporation
- Tên viết tắt: T.D CORP
5


- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tam Phước 1, xã Tam Phước, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại:

0613.510405
0613.510046

- Fax: 0613.510047
- Logo:

- Website:


www.plasticbagstd.com

www.baobitrungdong.com.vn
- Email:
- Mã số thuế: 3600669165
- Vốn điều lệ: 30.150.000.000 đồng
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông là một trong những Công ty dẫn đầu
trong ngành sản xuất Bao dệt PP cung cấp cho các ngành sản xuất: phân bón, thức ăn
gia súc, xi măng, gạo, đường, muối, và các sản phẩm nông nghiệp khác với công suất
11.000.000 bao/thng. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất bao dệt PP tráng, bao ghép màng
OPP, túi HDPE (High Density Poly – Ethylene) và túi LDPE (Low Density Poly –
Ethylene).
Năm 1990 khởi đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ nhưng cùng với sự phát triển đầy
tiềm năng của thị trường bao dệt PP đang dần thay thế cho các sản phẩm truyền
thống.Đến tháng 01 năm 1999 đã chuyển thành Doanh nghiệp Tư nhân Trung
Đông.Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, Công ty luôn được sự tín
nhiệm cao của khách hàng và đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường.Công ty đã
mở rộng đầu tư và thay thế nhiều thiết bị máy móc hiện đại của các quốc gia như: Ấn
Độ, Đài Loan, Trung Quốc … . Năm 2003,với sự lớn mạnh về mọi mặt và để tăng
năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Công ty đã chuyển đổi
thành Công ty Cổ Phần Trung Đông. Và không dừng ở đó, để phát triển thị trường, gia
tăng thị phần, đáp ứng nhu cầu của khách hàng do đó trong năm 2006, Công ty đã
6


tham gia và được công nhận là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, đồng thời xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 được tổ chức DNV của Na Uy chứng nhận vào tháng 8 năm 2006 và
nhiều Bằng khen của UBND T.P Hồ Chí Minh trong các năm qua.

Cho đến nay, Công ty Cổ Phần Trung Đông đã tăng diện tích 57.000m2, trong
đó diện tích sản xuất chiếm 42.000m2, còn lại là hệ thống bếp ăn, nhà lưu trú cho Công
nhân; là một trong những công ty có quy mô lớn trong ngành sản xuất bao PP với dây
chuyền sản xuất hiện đại nhập ngoại khép kín từ khâu kéo sợi đến in trên bao PP.
Trong đó, được trang bị hơn 200 máy dệt hiện đại có công nghệ cao, 2 dây chuyền
tráng bao, ghép màng đa lớp và 3 máy thổi túi, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại
sản phẩm đa dạng với khổ bao dệt từ 40cm đến 125cm gồm: Bao dệt PP tròn, bao PP
tráng, bao PP ghép màng OPP, túi LD – HDPE. Ngoài ra, Công ty Cổ Phần Trung
Đông còn thiết kế các mẫu in trên bao PP và khả năng in từng bao hoặc in cuộn hoặc
in FLEXO nhiều màu. Bên cạnh đó là đội ngũ Cán bộ kỹ thuật sáng kiến, có kinh
nghiệm 20 năm, công nhân lành nghề, Công ty Cổ Phần Bao Bì Trung Đông không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất,
nhằm thỏa mãn tối đa các yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng trong nước và nước
ngoài trong khối ASEAN, EU và Châu Phi.
2.2.3. Lĩnh vực hoạt động
- Các loại Manh cuộn và Bao dệt PP tròn, Bao PP tráng, Bao PP ghép màng
OPP, Túi LD – HDPE. Cung cấp bao bì đóng gói cho các ngành sản xuất như: phân
bón, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, gạo, đường, muối, xi măng, cát và các hàng hóa
nông sản khác.
- Thiết kế và in trên bao bì PP.

7


2.2.4. Bộ máy quản lý của công ty
a. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Hình2.1:SơĐồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC


P.GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KH-KD

P.GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT

TRỢ LÝ KĨ THUẬT

Nguồn: Phòng Nhân Sự

BAN ISO

b. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Giám đốc.
BP
BP
BP
BP
BP
BP
PX
PX
PX
PX
PX
Trách nhiệm
KH –
Nhân
Hậu

Kế
Cơ điện
KCS
Kéo
Hoàn
Dệt
Tráng
In
KD - Tổ sự
chức quản
điều hành
toàn bộ các hoạtchỉđộng sản xuất
kinh
cần lý vàtoán
Kỹ thuật
Thổi
túi doanh của tất

công ty theo mục tiêu đã định.Nguồn: Phòng Nhân sự
Nguồn: Phòng Nhân sự
b. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:
Giám đốc
Trách nhiệm
- Tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty theo mục tiêu đã định.
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các chức danh trong công ty.
- Chủ trì xây dựng các kế hoạch kinh doanh của công ty, định hướng đầu tư phát
triển công ty trong từng giai đoạn.
- Kiểm soát tình hoạt động kinh doanh.
- Thiết lập chính sách chất lượng.


8


Quyền hạn
- Toàn quyền sử dụng nguồn nhân lực của Công ty phục vụ cho các hoạt động
của Công ty để đạt được mục tiêu đề ra.
- Phê duyệt các văn bản đối nội, đối ngoại.
- Kiểm tra đánh giá về hiệu quả công tác của các cán bộ nhân viên dưới quyền, ra
quyết định xử lý.
Phó giám đốc kế hoạch – Kinh doanh.
Trách nhiệm.
- Giúp việc cho giám đốc trên lĩnh vực kinh doanh. Điều hành chỉ đạo bộ phận kế
hoạch- kinh doanh thực hiện kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao, thường xuyên báo
cáo cho giám đốc nắm các thông tin trên lĩnh vực kinh doanh. Tiếp nhận và xử
lý thông tin của khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc thiết lập kế hoạch, triển khai thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình
thị trường, nguồn lực và khả năng đáp ứng của công ty.
- Phát triển khách hàng mới.
- Hoạch định thiết lập giá, chính sách phù hợp với các loại, đối tượng khách hàng
trong và ngoài nước.
Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, đánh giá, đề nghị giám đốc khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm cán bộ
nhân viên dưới quyền.
- Yêu cầu cá nhân hoặc cán bộ các bộ phận khác thực hiện và phối hợp giải quyết
công việc chung.

Phó giám đốc sản xuất
Trách nhiệm.
- Giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành chung hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.

9


- Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành công ty, các
chính sách về nhân sự phù hợp.
- Giám sát việc bố trí, sử dụng lao động và hoạt động của các bộ phận phân
xưởng trong công ty theo đúng cơ cấu tổ chức, định biên lao động và hoạt động
của các bộ phận, chính sách, chế độ, nội quy, quy định của công ty.
- Kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận, phân xưởng thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty thuộc phạm vi mình phụ trách.
Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Phê duyệt các văn bản thuộc thẩm quyền được giao, các văn bản vi phạm nội
quy lao động của công ty.
- Giám sát đánh giá, đề nghị giám đốc công ty khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm
các cán bộ công nhân viên.
Phòng kế toán:
Trách nhiệm.
- Giúp việc cho ban giám đốc trong việc tổ chức bộ máy kế toán, hạch toán theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước.
- Kiểm soát hệ thống kế toán hoạt động theo đúng quy định của công ty và của
pháp luật hiện hành.
- Xác định các kế hoạch thu chi cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

- Tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.
- Tổng hợp quyết toán, báo cáo bán hàng, quý, năm theo đúng quy định của Công
ty và theo đúng pháp luật của nhà nước.
- Thu thập, cập nhật, phổ biến các văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến
công tác thu chi kế toán.
Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.

10


- Kiến nghị lên ban giám đốc các yêu cầu cụ thể đối với các đơn vị thực hiện
đúng các quy định về tài chính, kế toán, báo cáo thống kê.
- Thay mặt ban giám đốc giao dịch với các tổ chức tài chính để khai thác dịch vụ
thu chi và huy động vốn theo sự ủy quyền của Ban giám đốc.
- Đề xuất các biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về thu chi, kế
toán, phương pháp thống kê báo cáo số liệu.
Phòng kỹ thuật- cơ điện
Trách nhiệm.
- Trực tiếp điều hành hoạt động của bộ phận cơ điện ký thuật trong công tác bảo
trì, bảo dưỡng, cải tiến máy móc thiết bị của công ty, đảm bảo máy móc thiết bị
hoạt động tốt.
- Báo cáo tình hình sử dụng vật tư, phụ tùng thay thế cho Ban giám đốc công ty.
Lập dự trù vật tư, phụ tùng sủa chữa, bảo trì máy móc thiết bị trình Ban giám
đốc công ty trước khi thực hiện.
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tài liệu theo hệ thống
quản lý chất lượng của công ty tại bộ phận mình phụ trách.
- Thường xuyên đôn đốc việc sắp xếp vệ sinh gọn gàng khu vực làm việc theo
đúng quy định của công ty.

Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, đánh giá, đề nghị công ty khen thưởng, kỷ luật , bổ nhiệm cán bộ
công nhân viên cấp dưới.
Phòng nhân sự.
Trách nhiệm
- Giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của bộ phận nhân sự
đáp ứng yêu cầu của công ty.
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất kinh doanh.
- Giám sát việc thực hiện nội quy lao động.

11


- Thực hiện các chế độ cho công nhân viên lao động trong công ty theo Luật lao
đông.
- Đề xuất với giám đốc công ty cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, đánh giá, đề nghị Ban giám đốc khên thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm cán
bộ, nhân viên dưới quyền.
Phòng hậu cần
Trách nhiệm
- Báo cáo kết quả công việc trực tiếp đến: giám đốc, phó giám đốc sản xuất.
- Trực tiếp điều hành hoạt động của bộ phận hậu cần trong công tác giao nhận
hàng, công tác kho bãi, bảo vệ và tổ chức cấp dưỡng thneo quy định của công
ty.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tài liệu theo Hệ thống
quản lý chất lượng của công ty tại bộ phận mình phụ trách.
- Báo cáo tình hình công việc hằng ngày cho ban giám đốc công ty.
- Thường xuyên đôn đốc việc sắp xếp, vệ sinh kho bãi gọn gàng theo quy định
của công ty.
- Đảm bảo công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại bộ phận và trong
công ty
- Thực hiện các công việc khác do ban giám đốc giao.
Quyền hạn
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, đánh giá, đề nghị giám đốc công ty khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm
cán bộ, nhân viên dưới quyền.
- Yêu cầu cá nhân hoặc các bộ phận khác thực hiện và phối hợp giải quyết các
công việc chung.
Phòng kế hoạch – kinh doanh
- Có nhiệm cụ tham mưu cho giám đốc và thực hiên các nhiệm vụ
12


- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm, quý, tháng
- Tổ chức điều hành các kế hoạch kinh doanh của công ty
- Tổ chức quản lý các định mức, kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh doanh.
- Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, từ đó tiến hành tìm kiếm khách hàng
có nhu cầu.
- Chịu trách nhiệm về doanh thu, tiêu thụ và giá cả…
Phòng KCS
Trách nhiệm
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho.
- Kiểm tra, phân loại hàng trả của khách hàng, xử lý hàng hóa bị lỗi.

- Xây dựng quy trình kiểm tra hàng hóa nhập kho.
- Tham mưu cho ban giám đốc về việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nhằm
ổn định vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Kết hợp cùng các bộ phận chuyên môn khác của công ty nhằm đảm bảo chất
lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu công việc trong phạm vi trách nhiệm của
mình.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng, quy cách hàng hoá sau nhập và
xuất kho.
- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động trong khu vực mình quản lí.
Quyền hạn
- Sắp xếp điều hành nhân sự trong phạm vi mình quản lý theo khả năng và năng
lực của nhân sự.
- Đề xuất về công tác nhân sự thuộc phạm vi mình quản lý, nhận xét đánh giá
chuyển lên trình phòng nhân sự xét duyệt về việc tuyển dụng , chấm dứt HĐ,
khen thưởng, kỷ luật…
Phân xưởng.
Trách nhiệm.
- Điều hành phân xưởng hoàn tất công việc theo đúng quy định của công ty.
- Tổ chức, bố trí nhân sự làm việc trong quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu của
kế hoạch sản xuất.
- Đảm bảo chất lưởng sản phẩm làm ra đúng quy định.
13


- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tài liệu theo hệ thống
quản lý chất lượng của công ty tại phân xưởng hoàn tất.
- Thường xuyên đôn đốc việc sắp xếp, vệ sinh nhà xưởng gọn gàng theo đúng
quy định của Công ty.
- Bảo đảm công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại phân xưởng mình
và trong công ty.

- Thực hiện các công việc khác do Ban giám đốc giao.
Quyền hạn.
- Sử dụng nguồn nhân lực, vật lực thuộc phạm vi phụ trách để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, đánh giá, đề nghị Ban giám đốc công ty khen thưởng, kỷ luật, bổ
nhiệm cán bộ công nhân viên dưới quyền.
- Đề xuất lên giám đốc công ty cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
2.3.

Quy trình sản xuất:

Xem quy trình sản xuất hình 2.2 trang 15
Giải thích sơ đồ sản xuất:
- Nguyên liệu đầu vào của công ty gồm: hạt nhựa PP, PE, Taical được nhập
khẩu từ các nước Nhật, Thái Lan, Ả Rập, Ấn Độ,… tất cả đều được kiểm tra chất
lượng chặt chẽ trước khi nhập kho.
- Nguyên liệu sau khi phối trộn với từng loại công thức và màu sắc khác nhau
tùy theo yêu cầu của khách hàng sẽ qua công đoạn kéo chỉ để đùn nguyên liệu thô
thành các sợi chỉ dệt, với công suất 20 tấn/ngày cung cấp chỉ dệt cho công đoạn dệt
bao.
- Tại công đoạn dệt bao với hơn 200 máy dệt sử dụng công nghệ dệt tròn, các
cuộn sẽ được dệt thành cuộn manh có khổ từ 40cm – 125cm có chiều dài hoặc khối
lượng cuộn manh tùy theo nhu cầu khách hàng và với nhiều phương pháp dệt khác
nhau: dệt carơ, dệt dập,…
- Với 11 máy in bao từ 03 màu đến 09 màu, công suất 380.000 bao/ngày công ty
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu in bao khác nhau của khách hàng như in từng cuộn hoặc
in cuộn.

14



×