Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

ĐỊNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG NÚI CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN HOÀNG ÁI TRÂN

ĐỊNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ
KHU DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG NÚI CHỨA
CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN HOÀNG ÁI TRÂN

ĐỊNH GIÁVÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO GIÁ
TRỊKHU DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG NÚI
CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG THANH HÀ



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013

i


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Định giá và đề xuất biện
pháp nâng cao giá trị khu du lịch di tích lịch sử danh thắng núi Chứa Chan – Huyện
Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai” do Trần Hoàng Ái Trân, sinh viên khoá 2009-2013,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _______________________.

PGS.TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

________________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________


___________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày
ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 tháng nỗ lực thực hiện, khóa luận tốt nghiệp: “Định Giá Và Đề Xuất
Biện Pháp Nâng Cao Giá Trị Khu Du Lịch Di Tích Lịch Sử Danh Thắng Núi
Chứa Chan – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai”cuối cùng cũng đã hoàn thành.
Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự khích lệ rất nhiều từ phía
nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến ba mẹ – những người đã sinh
thành dưỡng dục, nuôi nấng, dạy dỗ con trong suốt cuộc đời này, luôn động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và có được ngày hôm nay. Thật may mắn và
hạnh phúc biết bao khi con được sinh ra và trưởng thành trong tình yêu thương, sự hy
sinh vô bờ bến của ba mẹ!
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em

xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến thầy Đặng Thanh Hà – người thầy đã hết lòng
quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các Cán Bộ phòng hành
chính nhân sự, Ban quản lý Khu Du Lịch Di Tích Lịch Sử Danh Thắng Núi Chứa
Chan, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai đã rất
nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu cần thiết để
hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.Giờ đây, sắp phải chia tay bạn bè, chia tay thời sinh viên;
những ký ức dù vui, dù buồn, giờ là lúc khẽ xếp lại và đặt nó vào một góc nào đó trong
tim mình. Mong sao cho dòng đời vẫn giữ chúng ta mãi bên nhau!
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa rộng nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2013

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN HOÀNG ÁI TRÂN. Tháng 05 năm 2013. “Định GiáVà Đề Xuất Biện
Pháp Nâng Cao Giá Trị Khu Du Lịch Di Tích Lịch Sử Danh Thắng Núi Chứa
Chan – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai”
TRAN HOANG AI TRAN. May, 2013. “Valuating And Proposing Measure
To Upgrade Chua Chan Mountain, Xuan Loc Town, Dong Nai Province”.
Khóa luận hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị của khu du lịch sinh thái
danh thắng Núi Chứa Chan trên cơ sở điều tra, tổng hợp và phân tích các số liệu về các
đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch nội địa khi đến Khu Du Lịch Danh
ThắngNúi Chứa Chan và xây dựng hàm cầu du lịch dựa vào các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu du lịch Núi Chứa Chan. Trên cơ sở đường cầu đã xây dựng được cuối cùng

đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững, xây dựng dự án phát
triển. Trong nội dung đề tài, việc xác định giá trị khu du lịch được tính dựa trên
phương pháp chi phí du hành cá nhân – ITCM (Individual Travel Cost Method) ước
lượng đường cầu và tính ra giá trị của Khu Du Lịch là19.315.977.410 - mười chín tỷ
ba trăm mười lăm triệu chín trăm bảy mươi bảy nghìn bốn trăm lẻ một đồng, giá trị
vẫn còn rất thấp so với vẻ đẹp hoang sơ, nguồn tài nguyên dồi dào tại mảnh đất này.
Bên cạnh đó, đề tài tiến hành xác định mức sẵn lòng trả cho việc cải tạo cảnh quan,
phát triển du lịch theo hướng bền vững, giảm ô nhiễm từ rác thải làm tổn hại đến
nguồn nước ngẩm trong khu vực của khách du lịch. Đồng thời, đề tài cũng dùng
phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm Kinh Tế-Xã Hội của du khách và
tiến hành phân tích ý kiến du khách về lý do không hài lòng khi đi du lịch nơi đây. Từ
đó, đề tài đưa ra các đề xuất về xử lý vấn đề vệ sinh môi trường, chân chỉnh, nâng cao
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, giải quyết các hạng mục kinh doanh trái phép
như hàng rong, ăn xin làm phiền du khách. Mong muốn lớn nhất mà đề tài hướng tới
chính là KDL sẽ ngày càng mở rộng, được nhiều người biết đến và thu hút lượng lớn
khách du lịch trong và ngoài nước. Phát triển du lịch theo hướng bền vững và tăng
thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương cũng như trung ương.
iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban Quản Lý

CPDH

Chi Phí Du Hành

CTCPĐT


Công Ty Cổ Phần Đầu Tư

CVM

Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên

ITCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Cá Nhân

KDL

Khu Du Lịch Di Tích Lịch Sử Danh Thắng

KT – XH

Kinh Tế - Xã Hội

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành

TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


ZTCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng

THPT

Trung Học Phổ Thông

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
NỘI DUNG TÓM TẮT .............................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤ CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................................ 4
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................ 4
1.3.3 Phạm vi nội dung ................................................................................................ 4
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5

1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 6
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 6
2.2. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai ................................................................................. 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 6
2.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................................... 8
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................... 8
2.2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 12
CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 21
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 21
3.1.1 Một số khái niệm về du lịch .............................................................................. 21
vi


3.1.2 Cầu du lịch ........................................................................................................ 23
3.1.3 Cung du lịch...................................................................................................... 26
3.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường ............................................................ 27
3.1.5 Giá trị của một tài nguyên môi trường ............................................................... 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 31
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 31
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 32
3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Phương pháp TCM (Travels Cost Method) – phương pháp chi phí du hành ...... 32
3.2.5 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM-( Contigent Valuation Method) .......... 35
3.2.6 Phương pháp xây dựng hàm cầu........................................................................ 36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 42
4.1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch ............................................ 42
4.1.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách ................................................... 42
4.1.2. Nhu cầu, hành vi của khách du lịch .................................................................. 47
4.1.3. Đánh giá của du khách khi đến KDL Núi Chứa Chan và những dự định tiếp theo

.................................................................................................................................. 52
4.2 Xây dựng đường cầu du lịch KDL núi Chứa Chan theo phương pháp ITCM ....... 56
4.2.1 Kết quả ước lượng các tham số và phương trình hàm cầu du lịch KDL ............. 56
4.3. Kiểm định mô hình ............................................................................................. 58
4.3.1 Kiểm định các giả thiết của mô hình ................................................................. 58
4.3.2 Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình .................................................. 60
4.4 Nhận xét và phân tích mô hình đường cầu du lịch. ............................................... 61
4.4.1 Mô hình đường cầu du lịch KDL Danh thắng núi Chứa Chan. .......................... 61
4.5. Xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái Núi Chứa Chan. ............................... 63
4.5.1 Xác định giá trị KDLDT Núi Chứa Chan .......................................................... 63
4.6. Mức sẵn lòng trả của du khách cho việc đầu tư sản phẩm du lịch và bảo tồn núi
Chứa Chan. ................................................................................................................ 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 70
vii


5.3. Kiến nghị giải pháp phát triển KDL núi Chứa Chan. ........................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 75
Phụ lục

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu cho các hệ số mô hình ........................................................... 38
Bảng 4.1. Số Lượt Du Khách đến KDL Núi Chứa Chan qua Các Năm (Đơn vị: người)
.................................................................................................................................. 42
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát ..................................................... 47

Bảng 4.3. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch ...................... 57
Bảng 4.4. Dấu Ước Lượng và Kết Quả Kiểm Định P-Value ...................................... 58
Bảng 4.5. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung .................................................. 60
Bảng 4.6. Bảng ma trận hệ số tương quan. ................................................................. 60
Bảng 4.7 : Ma trận giá trị của các biến ....................................................................... 61
Bảng 4.8. Giá Trị KDL núi Chứa Chan Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 66
Bảng 4.9. Mức sẵn lòng chi trả của du khách ............................................................. 68

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lễ rước bằng công nhận di tích lịch sử, danh thắng núi Chứa Chan. ........... 13
Hình 2.2. Một góc chùa Bửu Quang trên núi Chứa Chan. .......................................... 14
Hình 2.3. Cảnh hoàng hôn tuyệt mỹ trên núi Chứa Chan............................................ 15
Hình 2.4. Một cây cổ thụ có 3 gốc. ............................................................................ 16
Hình 3.1. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan Từ Vùng Z .......................................... 34
Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan............................................................. 35
Hình 4.1. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Trình độ ................................................... 42
Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Nghề Nghiệp............................................ 44
Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Giới Tính ................................................. 45
Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Độ Tuổi ................................................... 46
Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Thu Nhập ................................................. 47
Hình 4.6. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Phương Tiện ............................................ 48
Hình 4.7. Khách Du Lịch Phân Loại Theo Hình Thức Đi........................................... 49
Hình 4.8. Hình thức tiếp nhận thông tin du lịch của du khách .................................... 50
Hình 4.9. Thời Gian Lưu Trú Phân Loại Theo Ngày của Du Khách ........................... 50
Hình 4.10. Phân Loại Khách Du Lịch Theo Mục Đích Lưu Trú. ................................ 51
Hình 4.11. Phân loại khách du lịch theo các hoạt động thay thế. ................................ 52
Hình 4.12. Đánh Giá Của Du Khách về Loại Hình Dịch Vụ ...................................... 53

Hình 4.13. Đánh Giá Của Du Khách Về Chất Lượng Phục Vụ................................... 54
Hình 4.14. Đánh Giá Của Du Khách về Chất Lượng Môi Trường .............................. 55
Hình 4.15. Dự Định Của Du Khách Cho Chuyến Đi Lần Sau .................................... 55
Hình 4.16. Đường cầu du lịch sinh thái núi Chứa Chan.............................................. 64

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ưu- Nhược Điểm Phương Pháp TCM
Phụ lục 2: Ưu- Nhược Điểm Phương Pháp CVM
Phụ lục 3: Kiểm Tra Sự Vi Phạm Giả Thiết Của Mô Hình
Phụ lục 4:Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Dạng Log – Log Theo ITCM
Phụ lục 5: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Du Lịch Đi Du Lịch
Phục lục 6:Hình Ảnh Tại Khu Du Lịch

xi


CHƯƠNG1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mặc dù ra đời muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng sau nửa thế kỷ
hình thành và phát triển, ngành Du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí, vai
trò của mình trong việc góp phần thúc đẩy nền kinh kế đất nước. Năm 1990, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam mới khoảng 250.000 lượt người, thì đến năm 2012, nước
ta đón 6,647 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch cũng là ngành kinh tế thu hút nhiều vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó năm 2009 đạt 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng
số vốn đăng ký FDI của cả nước. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục

Du lịch Việt Nam, cho hay: “Du lịch Việt Nam rất giàu có về tài nguyên và tiềm năng
du lịch, đặc biệt là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Chúng ta có hệ
thống các di sản tự nhiên và văn hóa độc đáo được UNESCO công nhận di sản thế
giới”.
Ngày nay, du lịch văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình,
không thể phủ nhận rằng, vai trò của du lịch ngày một tăng cao, trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong cuộc sống của người dân và mang lại nguồn thu đáng kể cho
GDP hằng năm. Du lịch phát triển khá nhanh và góp một phần lớn trong cơ cấu kinh tế
nước ta. Việt Nam là quốc gia giàu có về tài nguyên gồm có khoáng sản, du lịch, sinh
thái, …vì thế, nước ta trở thành một điểm du lịch lý tưởng cho mọi đối tượng, đó chính
là điều kiện cần để đầu tư mạnh vào du lịch. Điều kiện đủ để du lịch phát triển mạnh
mẽ, thu hút bạn bè thế giới chính là tài nguyên môi trường trong sạch, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững.
Trên thực tế, nguồn tài nguyên nước ta vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, thiếu
tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch lâu dài, khai thác tài nguyên không hợp lý, xem
nhẹ công tác bảo vệ môi trường tài nguyên, điều này làm tăng nguy cơ gây rủi ro lên
ngành công nghiệp không khói này. Vấn đề cấp bách là khẩn trương có những chính
1


sách thích hợp nhằm bảo vệ sinh thái, tạo môi trường trong lành, sạch sẽ, phát triển du
lịch phải luôn hướng đến sự bền vững. Có thể nói, du lịch sinh thái là một trong những
con đường nhắn nhất và hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng lượng GDP cho đất nước
ta. Mọi quốc gia đều có thế mạnh của riêng mình, Singapore tìm được hướng phát
triển mạnh mẽ nhờ hệ thống cảng lớn nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á. Nhật Bản là
nước hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai, thiệt hại nhưng vẫn là nước phát triển
mạnh nhờ công nghệ điện tử. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có rất nhiều phong cảnh đẹp,
hung vĩ, tình hình chính trị ổn định và con người thân thiện, hiếu khách nhưng vẫn còn
rất nhiều địa điểm hoang sơ, chưa được nhiều người biết đến. Làm thế nào để du lịch
nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng được phát triển mạnh mẽ, đó là điều trăn

trở và cũng là sự hướng đến của đề tài nhằm tìm hiểu về khu du lịch sinh thái và đưa ra
hướng phát triển tối ưu cho khu du lịch.
Hơn nữa, Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn nổi tiếng khắp thế giới
với nền văn hóa lịch sử đa sắc màu, các khu du lịchvăn hóa-lịch sử vẫn đang là lựa
chọn hàng đầu cho du khách trong nước và quốc tế hiện nay. Thể loại du lịch này
không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn lôi cuốn bằng chính bề dày lịch sử,
những câu truyện hào hùng về truyền thống dân tộc Việt Nam được khắc họa, chạm
trổ tinh xảo bởi công sức, mồ hôi và cả máu của bao thế hệ trước. Chính vì vậy, du
khách sẽ có trải nghiệm hoàn toàn mới lạ khi tận mắt chứng kiến thành quả lao động
này, đó không chỉ là sự hài lòng, sự ngưỡng mộ mà còn là tấm lòng thành kính dành
cho các thế hệ cha ông hết lòng xây dựng đất nước vững mạnh.
Gia Lào, một phần của núi Chứa Chan; là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn.
Năm 2010, KDL núi Chứa Chan được trung ương phong tặng danh hiệu khu di tích,
lịch sử cấp quốc gia. Tài nguyên động thực vật ở Núi Chứa Chan được các nhà khoa
học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Để thấy được giá trị khu du lịch nhằm
khai thác sử dụng theo hướng bền vững, có các chính sách thích hợp cho sự phát triển
du lịch trong tương lai trước nhất cần phải xác định giá trị dưới một giá cả nhất định.
Hơn nữa, việc xác định giá trị kinh tế tài nguyên của KDLNúi Chứa Chan sẽ là cơ sở
để có những biện pháp quản lý thích hợp nhằm mang lại giá trị cao hơn, lợi ích không
những cho khu dân cư trong vùng mà còn các đơn vị kinh doanh du lịch, cũng như
đóng góp vào ngân sách của huyện, tỉnh.
2


Việc định giá giá trị tài nguyên thông qua mức sẵn lòng trả của du khách thông
qua phương pháp chi phí du hành và mức sẵn lòng trả của người dân thông qua
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên sẽ giúp khu du lịch và các bên liên quan có những
thông tin quan trọng về giá trị tài nguyên du lịch làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát
triển, đầu tư tài chính và đặc biệt bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên ở khu du lịch
theo hướng phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu còn được sử dụng như một cảnh

báo môi trường để chấm dứt các hoạt động khai thác hay xâm lấn làm tổn hại mục tiêu
phát triển bền vững. Phổ biến thông tin đến người khai thác du lịch và du khách về giá
trị của KDL nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, bảo tồn, khai thác.
Xuất phát từ thực tế cũng như muốn tìm hiểu thêm về vùng đất du lịch sinh thái
văn hóa đang từng bước phát triển này, cùng với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đặng
Thanh Hà đề tài nghiên cứu “Định giá và đề xuất biện pháp nâng cao giá trị khu du
lịch sinh thái núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện. Đề tài
được dựa trên kết quả khảo sát từ du khách đến tham quan tại khu du lịch và quần thể
khu dân cư trong khu vực.

3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chính là xác định giá trị khu du lịch, làm cơ sở để bảo vệ vẻ đẹp đặc
trưng và vĩnh cữu của tự nhiên, nét độc đáo tiêu biểu về tín ngưỡng; tạo cơ hội cho các
nhà nghiên cứu chuyên sâu tìm ra giải pháp phát triển tối ưu của khu du lịch.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tịch yếu tố ảnh hưởng cầu du lịch
Xây dựng đường cầu về du lịch và xác định giá trị khu du lịch.
Xác định mức sẵn lòng trả của du khách trong việc nâng cao giá trị, giữ gìn nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững tại khu du lịch.
Đề xuất biện pháp nâng cao giá trị và giải pháp phát triển du lịch tại khu du lịch.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai, số liệu sơ
cấp được điều tra chọn ngẫu nhiên tại điểm du lịch trung tâm là Núi Chứa Chan và tại
các hộ dân sống xung quanh khu vực. Các thông tin về tình hình hoạt động du lịch, số
lượng khách du lịch tại KDL núi Chứa Chan qua các năm được thu thập tại Phòng

thương mại-du lịch huyện Xuân Lộc. Thông tin về tình hình kinh tế xã hội thu thập tại
Phòng thống kê thuộc ủy ban nhân dân thị trấn Gia Ray. Thông tin về khách du lịch
hằng năm thu thập tại Ban Quản Lý Khu Di Tích Lịch Sử-Danh Thắng Núi Chứa
Chan.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khỏang thời gian từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5
năm 2013. Trong đó, tháng 9 đến tháng 12 năm 2012:thực tập tại Ban Quản Lý KDL
núi Chứa Chan, khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013: tiến hành thu thập
dữ liệu thứ cấp, điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập
số liệu. thời gian còn lại tập trung xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.3 Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp, kiến thức và thời gian nên đề tài chỉ tập trung
vào nghiên cứu một số nội dung chính:

4


Dựa trên những thông tin thu thập được và đánh giá tổng thể thực trang kinh tế hoạt
động du lịch tại núi Chứa Chan.
Xây dựng hàm cầu du lịch núi Chứa Chan từ đó xác định giá trị du lịch.
Xác định giá trị mức sẵn lòng trả cho bảo tồn, nâng cao giá trị của khu du lịch.
Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu du lịch.
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là núi Chứa Chan, khách du lịch đến tham quan tại khu du lịch.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương sau:
Chương một Mở đầu nhằm trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài. Từ đó đề ra
những mục tiêu chính và cụ thể để thực hiên trong suốt thời gian làm đề tài. Chương
hai Tổng quan cho thấy vấn đề một cách tổng quát về các điều kiện tự nhiên, xã hội và
các vấn đề liên quan trên địa bàn nghiên cứu. Phần nội dung và phương pháp nghiên

cứu được đúc kết tại chương ba. Trong chương này, các phương pháp nghiên cứu được
đề cập cụ thể, phương pháp TCM, CVM, ITCM, được sử dụng để phân tích dữ kiệu
điều tra. Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu được trình bày chi tiết tại chương
bốn. Chương năm tóm tắt kết quả nghiên cứu, nhận xét hạn chế của đề tài, đề xuất
những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển du lịch đạt chất lượng cao hơn và
quy mô rãi hơn ở núi Chứa Chan một cách có quy hoạch và đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững.

5


CHƯƠNG2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, việc định giá những
giá trị vô hình của các khu du lịch đang là mối quan tâm của Việt Nam và thế giới.
Việc xác định giá trị giúp nhà hoạch định có những cái nhìn thực tế về giá trị vô hình
này, từ đó đưa ra những biện pháp, kế hoạch phát triển phù hợp nhăm nâng cao hơn
nữa giá trị, giúp các nhà đầu tư ra quyết định đúng đắn. Đối với ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, phương pháp thích hợp mà đề tài sẽ trình bày, việc xác định giá
trị hữu hình trở nên chính xác hơn nhờ những phần mềm hỗ trợ. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng những tài liệu quý báu là giáo trình của quý thầy cô đã giúp đỡ cho việc tìm ra
những phương pháp thích hợp cho đề tài, tài liệu thực hành giúp cho việc sử dụng
phần mềm dễ dàng hơn.
2.2. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a)Vị trí địa lý
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam, có diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và

chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2011 là 2.665.100 người, mật độ dân số:
451 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2011 là 1,28%.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm
chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành;Nhơn
Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân
Phú.

6


Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai
tiếp giáp với các vùng sau:
-Đông giáp: tỉnh Bình Thuận.
-Đông Bắc giáp: tỉnh Lâm Đồng.
-Tây Bắc giáp: tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
-Nam giáp: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-Tây giáp: Thành phố Hồ Chí Minh.
b)Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình
chính như sau:
* Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc
theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài
km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại (tức các trầm tích sông, chủ yếu
là trầm tích cơ học). Và địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất
trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn
mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng
ngập mặn bao phủ. Vật liệu đất không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng

đọng.
* Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất phẳng,
thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng
địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình
này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
* Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ
cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc
ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định
Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300m), đá mẹ lộ thiên thành
cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa
7


hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc <15o,
các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8%. Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có
địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm.Đất đen, nâu, xám
hầu hết có độ dốc < 8o , đất đỏ hầu hết < 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc
cao.
c) Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

, với khí hậu ôn

hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai , đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai
mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện
thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị
xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất
giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là:

2.243 giờ.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ .Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành
những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày , những vùng cây ăn quả
nổi tiếng ,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp

, tạo đ iều kiện thuận lợi cho

ngành du lịch phát triển.
Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%. Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm
2005 là: 109,24m. Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12.
2.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung bình 15% mỗi năm. Ngành
công nghiệp: 57,4%; Dịch vụ: 28,9%; Nông lâm nghiệp: 13,7%.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Đặc điểm dân số và nhân lực
Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 2.483.211 người, xếp thứ
5/63 tỉnh, thành phố cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ
An), mật độ dân số: 421 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2009
là 10,52%.Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di
cư của nhiều người dân lao động các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu
công nghiệp tập trung.Dân số thành thị là: 825.335 người chiếm 33% dân số toàn tỉnh
8


và dân cư nông thôn là: 1.657.876 người.Dân số phân theo giới trong tỉnh với
nam1.232.182 người chiếm 49.6% dân số tỉnh và nữ 1.251.029 người.Các huyện, thị,
thành phố Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Khánh có mật độ dân số cao nhất
tỉnh.
b) Y tế và giáo dục

Đồng nai là một trong những tỉnh có vị trí tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh nên
có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, trong đó, mạng lưới y tế
cũng rất phát triển. Cho đến nay, Đồng Nai đã thành lập được 11 bệnh viện tuyến
huyện trên 11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa.
Mục tiêu phát triển của Đồng Nai là đến năm 2015 toàn tỉnh có các Trạm y tế
cơ sở đạt chuẩn quốc gia, có bác sĩ khám chữa bệnh và có cơ sở hoạt động, thiết bị y tế
đầy đủ khang trang nhằm chăm sóc y tế toàn dân tốt hơn.
Mặc dù có vị trí thuận lợi là cửa ngõ phía Đông của vùng kinh tế phát triển nhất
nước nhưng hệ thống giáo dục đại học và sau đại học không nhiều do Đồng Nai nằm
quá gần thành phố Hồ Chí Minh - nơi có nhiều trường Đại học lớn nhất nước.Tính cho
đến nay, Đồng Nai có 3 trường đại học và 4 trường cao đẳng. Bên cạnh đó, Đồng Nai
có hệ thống trường học Phổ thông rộng khắp và phủ đều toàn tỉnh. Tất cả các hệ thống
trường học được xây dựng khang trang và đạt yêu cầu tương đối. Các xã đều có 1-2
trường tiểu học. Cơ bản, ở Đồng Nai đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và tiến
hành phổ cập trung học cơ sở đến toàn dân.
Với mục tiêu phát triển mạnh nền giáo dục địa phương và tạo ra nhiều môi
trường cho học sinh giỏi phát triền trong tình, Đồng Nai đang phấn đầu xây dựng mô
hình trường THPT chất lượng cao làm trọng điểm phát triển nhân tài cho mình.
Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đặt ra yêu cầu và những
điều kiện cấp tiết để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực tốt cho nền kinh tế địa phương.
Giáo dục Đồng Nai trong những năm qua có tốc độ phát triển chậm và chưa thật sự
được quan tâm và đầu tư đúng mức.

9


c) Địa chính-quy hoạch-đầu tư
Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông,
nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang
được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp

III đồng bằng như QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75km đã được trải
nhựa lại mặt đường). Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó
gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các
nông lâm trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã
có đường ô- tô đến trung tâm.
Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Bà Rịa - Vũng
Tàu và TP. Hồ chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp tỉnh lộ
769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51... sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông
hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH địa phương và khu vực.Đồng Nai là
một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia
đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam, gần cảng
Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết
vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường
cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai.
Khi Chính phủ quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều câu hỏi
đặt ra cho sự phát triển thật sự của tỉnh Đồng Nai về hạ tầng giao thông. Chính vì vậy,
xác định được tầm quan trọng của giao thông Đồng Nai trong vai trò kinh tế cả nước.
Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát
triển giao thông nội bộ từ đô thị về đến nông thôn.
e)Tài nguyên
*Tài nguyên nước
Nước mặt: tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5km/km2, song phân
phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai
về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa
chiếm 80%, mùa khô 20%.

10



Nước ngầm: trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày.
Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ
lượng đàn hồi là 3691 m3 /ngày. Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3 /ngày là toàn
bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất. Như vậy
tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3 /ngày.
Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không
đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước
dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.
*Tài nguyên du lịch
Đồng Nai là địa danh gắn liền với những tên tuổi trong công cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của đất nước. Chính vì vậy, Đồng Nai-mảnh đất anh hùng có rất
nhiều khu di tích lịch sử mà tại đó du khách sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hào
hùng của dân tộc ta. Các khu di tích như Chiến Khu D, văn miếu Trấn Biên, Đền thờ
Vua Hùng,… là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa
nhiều, đất đỏ bazan đã mang đến điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rất nhiều loại trái cây
sinh trưởng và phát triển nhanh. Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những
chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền
trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre,
thác Trị An, rừng Mã Đà,...
Đây chỉ là một phần nổi tiếng của các điểm du lịch tuyệt vời của Đồng Nai. Có
thể nói, Đồng Nai có nhiều kiến trúc và tiềm năng du lịch cao nhưng chưa được khai
thác như một "em bé còn ngủ mê chờ được đánh thức". Định hướng phát triển cho du
lịch Đồng Nai cần được quan tâm hơn nữa để đổi mới bộ mặt du lịch của mình trong
ngành du lịch Việt Nam.
*Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Đồng Nai khá đa dạng và phong phú, bao gồm các
khoáng sản kim loại và phi kim. Kim loại quý như vàng, nhôm, thiếc, chì, kẽm,…rải
rác khắp tỉnh, tập trung nhiều mỏ quặng về phía Tây Nam của tỉnh. Phi kim như
Kaolin có trữ lượng khá nhiều, các loại đá quý cũng tìm thấy ở nhiều nơi nhưng quy

mô nhỏ. Các loại đá, cát phục vụ xây dựng có 24 mỏ đang khai thác.
11


Nước khoáng, nước nóng và nước ngầm gồm: nước khoáng - nước nóng ở Phú
Lộc và Kay, nước khoáng Magie – bicarbonat ở suối Nho, nước khoáng siêu nhạt ở
Tam Phước và Nhơn Trạch, nước khoáng sắt ở phía Nam Thành Tuy Hạ, nước mặn
loại Clorua – Natri ở Nam Tuy Hạ, nước ngầm ở Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch
trên thung lũng các sông Đồng Nai, La Ngà.
*Tài nguyên rừng
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ
lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.
Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn
thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với
việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ
che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ
đến năm 2015.
2.2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
-Phía Bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh - Hàm thuận nam tỉnh Bình
Thuận
-Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
-Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận,
-Phía Tây giáp thị xã Long Khánh - tỉnh Đồng Nai.
Lịch sử hình thành
Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc) là một địa danh nổi tiếng
xưa nay không chỉ là phong cảnh hữu tình từ vẻ đẹp của núi đá hang động thiên nhiên
kết hợp với bàn tay sáng tạo khéo léo của con người mà còn là một địa danh với nhiều

chiến tích lịch sử đã đi vào ký ức của bao thế hệ cư dân như một biểu tượng của quê
hương "Miền Đông gian lao mà anh dũng". Ngày 17-6-2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã
có Quyết định số 1687/QĐ-UBND xếp hạng núi Chứa Chan là di tích lịch sử - danh
thắng đầu tiên nằm trên địa phận huyện Xuân Lộc. Và cũng từ ngày đó đến nay lượng
khách du lịch khắp nơi đến thăm viếng chùa Gia Lào tăng lên đáng kể. Trong năm
12


2011 doanh thu bán vé tham quan tại khu di tích danh thắng đạt 1,2 tỷ đồng, lượng xe
du lịch đạt 14.710 chiếc, 16.000 xe máy tại 05 điểm giữ xe với 169124 lượt khách
tham quan. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2012 doanh thu đạt trên 700 triệu đồng
lượng xe du lịch là 8.054 chiếc, 12.000 xe máy với 110.275 lượt khách tham quan.
Hình 2.1. Lễ rước bằng công nhận di tích lịch sử, danh thắng núi Chứa Chan.

Nguồn: BQLKDL núi Chứa Chan
Núi Chứa Chan cao khoảng 837m là một trong những ngọn núi hiếm hoi của
miền Đông Nam bộ, một thắng cảnh hữu tình nằm gọn trên địa bàn huyện Xuân Lộc.
Xung quanh núi có 4 suối nước trong mát quanh năm mang những cái tên rất quen
thuộc của đồng bào dân tộc Châu Ro: Gia Ui, Gia Miên, Gia Liêu, Gia Lào.
Từ ngã ba Ông Đồn (trung tâm hành chính của huyện Xuân Lộc) theo tỉnh lộ
766 đi hướng Đông Bắc khoảng 3km, du khách đến chân núi Chứa Chan. Từ đây, theo
đường mòn và những bậc đá tam cấp đã định hình để lên núi viếng chùa. Trên lưng
chừng núi ở độ cao khoảng 600m có một hang đá thiên tạo về hướng Đông Bắc có mái
vòm uốn cong tạo dáng hình rồng như kiến trúc chùa cổ, xung quanh khu vực này từ
xưa, giới tu hành, đạo hạnh đã đến dựng chùa, trong đó có chùa Bửu Quang Tự (tức là
chùa Gia Lào).
13



×