Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cảm nhận về tấm lòng nhân đạo của nguyễn du qua đoạn trích chị em thúy kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.38 KB, 6 trang )

Cảm nhận về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
I. Mở bài:
Nguyễn Du là thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. “Truyện Kiều” của ông
được coi là kiệt tác ngàn đời trong kho tàng văn chương dân tộc. Một trong những yếu tố
làm nên giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo. Ở vị trí mở đầu của tác phẩm, đoạn
trích “Chị em Thúy Kiều” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn
Du.
II. Thân bài
1. Khái quát:
- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể
hiện qua sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của hai người con gái đầu lòng họ Vương; đặc biệt là sự
trân trọng vẻ đẹp tinh thần, tài năng của Thúy Vân,Thúy Kiều. Tấm lòng nhân đạo ấy còn
được thể hiện trong dự cảm về số phận nàng Kiều qua bức chân dung được khắc họa.
2. Ca ngợi vẻ đẹp ,tài năng của con người:
- Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong
trắng của người thiếu nữ ở hai chị em ThúyKiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
- Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn
hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “Mười phân vẹn
mười” song mỗi mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau:
+ Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả viết:


“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
"Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”
Chỉ hai chữ “trang trọng” đã gợi tả ở Vân một vẻ đẹp cao sang, quí phái. Vẻ đẹp ấy được
so sánh với cái đẹp chuẩn mực của thiên nhiên
như “trăng”,”hoa”,”mây”,”tuyết”,”ngọc”. Dưới ngòi bút cả thi nhân, chân dung Thúy
Vân hiện ra toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc đến nụ cười giọng nói.:
khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm, lông mày sắc nét như mày ngài, miệng


cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời
đoan trang. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vân đẹp
hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung
quanh. Từ thông điệp nghệ thuật này, ắt hẳn Vân sẽ có cuộc đời bình yên, không sóng
gió.
+ Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã khái quát:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.”

Như vậy, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp


nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định
Kiều còn hơn hẳn. Từ “càng” đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”,”mặn mà” làm nổi
bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
+ Vẫn là những hình tượng nghệ thuật ước lệ được nhà thơ sử dụng để gợi tả nhan sắc
nàng Kiều:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Song thi nhân không thiên về cụ thể như tả Thúy Vân mà ở đây, ông chỉ đặc tả đôi mắt
theo lối “điểm nhãn”– vẽ hồn của chân dung. “Làn thu thủy nét xuân sơn” – những hình
ảnh ẩn dụ gợi đôi mắt trong sáng, lóng lánh, thăm thẳm như làn nước mùa thu; đôi long
mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt – cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh
của trí tuệ, của tâm hồn.Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hơn, nước phải
nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với

vẻ đẹp ấy,tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là
cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có


sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người.
+ Tạo hóa không chỉ ban cho nàng vẻ đẹp tuyệt vời mà còn phú cho nàng trí tuệ thông
minh tuyệt đối:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậcngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương.
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”

Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, đủ cả cầm –
kì – thi – họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả “ làu bậc ngũ âm”. Nàng đã
soạn riêng một khúc Bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng. Đây chính là biểu hiện của một
con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tả sắc, tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn ngợi
ca cái tâm đặc biệt của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp: sắc – tài – tình đều đạt đến
mức tuyệt vời.
- Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà
còn đức hạnh khuôn phép. Dù đã đến tuổi cài trâm, búi tóc nhưng hai chị em vẫn:


“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.

-> Ngợi cả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị phẩm
giá con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh. Sự ngưỡng mộ, người ca người phụ nữ

trong xã hội “trọng nam khinh nữ”chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân đạo.
3. Dự cảm về cuộc đời tài hoa:
- Dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du, chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang
tính cách số phận. Vẻ đẹp “chim sa cá lặn” của nàng khiến cho tạo hóa ghen hờn, đố kị.
Tài hoa, trí tuệ thiên bẩm và tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến nàng khó tránh khỏi định
mệnh nghiệt ngã. Thi nhân dự báo số phận Thúy Kiều sẽ phải chịu nhiều éo le, đau khổ
bởi “Lạ gì bỉ sắc tư phong/Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nhất là cung bàn
bạc mệnh đầy khổ đau, sầu não do Kiều soạn riêng cho mình như báo trước cuộc đời
hồng nhan, bạc phận. Dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh cũng là biểu hiện của tấm
lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà
Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm –
đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
III. Kết bài:
- Nguyễn Du – nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực tài
năng để sáng tạo bức chân dung chị em Thúy Kiều. Với sự kết hợp tài tình giữa bút pháp


ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ngôn ngữ thơ tinh
luyện, tả ít gợi nhiều, Tố Như đã vẽ nên bức chân dung toàn mĩ về “hai ả tố nga” bằng
thơ sáng giá nhất trong nền văn học trung đại để biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo
của mình. Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã góp phần đem
đến giá trị tư tưởng đặc sắc và giá trị nhân bản của kiệt tác “Truyện Kiều”. Đọc đoạn
trích,đọc tác phẩm chúng ta tự hào về Nguyễn Du, về một trái tim chan chứa yêu thương,
đồng cảm với tâm tư số phận con người, một tài năng về thi ca rạng rỡ văn học nước nhà.



×