Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bộ đề kiểm tra lý thuyết thi thăng cấp đai và đề tài luận văn Võ cổ truyền Việt Nam (tháng 10 năm 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.86 KB, 25 trang )

LIÊN ĐOÀN
VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT THI NÂNG CẤP ĐAI
VÀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-LĐVTCTVN ngày 09 tháng 9 năm
2016 của Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam)
CHƯƠNG 1: CÁC CÂU HỎI VỀ
LỊCH SỬ VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
1. Đề nghị thí sinh cho biết: Vì sao nói: “Võ cổ truyền đồng hành với lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam”?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Nước Việt Nam hàng nghìn năm bị đô hộ, lúc bấy giờ chưa có vũ khí hiện đại,
nhưng dân tộc Việt Nam ta luôn có tinh thần bất khuất, dũng cảm, thông minh,
sáng tạo và ý chí chiến đấu ngoan cường nên nhân dân ta đã tận dụng những
dụng cụ sinh hoạt hằng ngày như dao, gậy, hay đúc kim loại như đồng, sắt thành
đao, kiếm, siêu, thương và ngày ngày rèn luyện các đòn, thế tấn công bằng tay và
bằng binh khí để tự vệ, chiến đấu chống ngoại xâm. Võ cổ truyền được hình thành
từ đó và được nhân rộng cho đến ngày hôm nay.
2. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Văn ôn, Võ luyện”. Thầy hãy lý giải câu thành
ngữ trên?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Văn là số vốn văn hóa, kiến thức được học hỏi từ nhà trường hay xã hội. Võ là
những đòn thế thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt được dùng để tự vệ và
chiến đấu. Hai lĩnh vực này đều quan trọng và bổ trợ cho nhau trong cuộc sống.
Nhưng nếu muốn thành công trong cả 2 lĩnh vực trên thì người học trò phải luôn
dùi mài ôn luyện, phải có ý chí cùng sự kiên trì học hỏi để duy trì và nâng cao


trình độ.
3. Đề nghị thí sinh giải thích câu thành ngữ: “Tôn sư trọng đạo” ?
Những điểm cơ bản của đáp án:
“Tôn sư” là tôn kính, quý trọng người thầy của mình.“Trọng đạo” là đề cao
chữ “Tâm” chữ “Đức”, đao lý làm người. Câu thành ngữ này dạy cho chúng ta
biết tôn kính, quý mến, biết ơn người thầy của mình, biết trọng đạo nghĩa, phải
sống có tâm, có hậu để trở thành một con người vừa có tài vừa có đức, có ích cho
Xã hội.
4. Đề nghị thí sinh đưa ý kiến giải thích: Võ cổ truyền Việt Nam là môn võ của
dân tộc ta, nhưng trong thực tế có rất nhiều người Việt không biết và không
quan tâm, vì sao?
Những điểm cơ bản của đáp án:


5.

6.

7.

8.

 Có rất nhiều người tham gia giảng dạy và huấn luyện môn Võ cổ truyền,
nhưng hầu như là chỉ truyền thụ được cái dũng của võ mà chưa truyền thụ
được phần nhân cách của một môn sinh Võ cổ truyền, điều này làm cho
nhiều bậc phụ huynh có đánh giá chưa đúng về mục tiêu của việc tập luyện
Võ cổ truyền.
 Những vận động viên tham gia học tập và thi đấu của môn Võ cổ truyền
chưa được tôn vinh một cách xứng đáng, chế độ đãi ngộ không bằng các
môn võ khác.

 Các giải thi đấu chưa xứng tầm với vị thế của môn Võ cổ truyền nên ít thu
hút được người hâm mộ.
Đề nghị thí sinh cho biết những lợi ích của việc học Võ cổ truyền?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Rèn luyện đạo đức và ý thức, tinh thần thượng võ, mỗi người học võ sẽ trở
nên đức độ vẹn toàn, có tính cách từ bi và vị tha.
 Chủ động trong lao động và học tập, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Căn cứ vào những điều gì mà anh/chị khi học võ của một người thầy có thể
biết được người thầy dạy đó có đủ tiêu chí là một bậc Võ sư hay không?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Thông qua phương pháp trực quan sinh động khi xem các môn phái, các
điểm tập để có được sự lựa chọn trước khi đi học.
 Thông qua các kênh thông tin của những người có quan hệ với thầy.
 Qua cách đối nhân xử thế của người thầy.
 Khi tham gia học tập một cách tâm huyết về các mặt (võ công, võ lý, y võ,
…) và thông qua ứng dụng trong thực tiễn cùng đối chiếu với những điều
mình đã được biết .
Đề nghị thí sinh cho biết phong trào Võ cổ truyền hiện nay tại địa phương của
mình đang sinh hoạt phát triển như thế nào ?
Những điểm cơ bản của đáp án: (Theo ý kiến của thí sinh)
 Có Liên đoàn/ Hội Võ thuật cổ truyền địa phương chưa?
 Có bao nhiêu môn phái, võ phái, võ đường đang tham gia sinh hoạt?
 Hiệu quả hoạt động của phong trào Võ cổ truyền địa phương ra sao?...
Đề nghị thí sinh cho biết yếu tố nào giúp Võ cổ truyền Việt Nam đứng vững
giữa phong trào Võ thuật quốc tế phong phú, đa dạng hiện nay?
Những điểm cơ bản của đáp án :
 Yếu tố lịch sử của võ thuật trong quá trình dựng nước và giữ nước Việt Nam.
 Yếu tố truyền thống văn hoá Việt Nam.
 Yếu tố về những tinh hoa Võ cổ truyền thể hiện qua những nét đặc trưng
được cô đọng để phát triển rộng rãi trên thế giới, nhất là sau khi thành lập

2


Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam( WFVV), điều đó giúp Võ cổ
truyền Việt Nam có đầy đủ vị thế tham gia vào các đấu trường quốc tế như
SEAGAMES; các Đại Hội tầm cỡ châu lục của Ủy Ban Olympic Châu Á
(OCA) để tổ chức những Giải Vô địch các cấp độ như Giải Vô địch Thế
giới; Giải Vô địch Châu lục và khu vực nhất là phục vụ cho mục tiêu đạt số
nước thành viên là 100 nước sau một thời gian nữa.
CHƯƠNG 2: CÁC CÂU HỎI VỀ
LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ
LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
9. Đề nghị thí sinh cho biết: Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội thành lập
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam? ngày thành lập Liên đoàn Võ thuật
cổ truyền Việt Nam. Địa điểm diễn ra Đại hội Nhiệm kỳ I; Ai đảm nhiệm chức
danh Chủ tịch , Tổng Thư ký Liên đoàn Nhiệm kỳ I. Hãy nêu những việc
chính mà Ban Chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam - Nhiệm kỳ
I đã làm được ?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
ký Quyết định số 252/CT cho phép thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền
Việt Nam.
 Đại hội thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam diễn ra vào ngày
08 và 09 tháng 12 năm 1991 tại Hà Nội.
 Chủ tịch Liên đoàn nhiệm kỳ 1: không có, chỉ có ông Đoàn Thao đảm
nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực và Tổng Thư ký nhiệm kỳ 1 là ông
Trương Quang Trung.
10. Đề nghị thí sinh cho biết: Mục đích, ý nghĩa việc thành lập Liên đoàn Võ thuật
cổ truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án: Thống nhất tổ chức, nghiên cứu, bảo tồn, phát

huy truyền thống Võ học cổ truyền Việt Nam.
11. Đề nghị thí sinh cho biết Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã qua mấy
nhiệm kỳ? Hiện nay ai đang đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Tổng Thư ký
Liên đoàn.
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã qua 4 nhiệm kỳ.
 Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hiện tại là ông Hoàng Vĩnh
Giang và Tổng thư ký là ông Đặng Danh Tuấn.
12. Đề nghị thí sinh hãy nêu những việc chính mà Ban Chấp hành Liên đoàn Võ
thuật cổ truyền Việt Nam đã làm được trong những nhiệm kỳ vừa qua?
Những điểm cơ bản của đáp án:
3


Từng bước thống nhất tổ chức.
Biên soạn và hoàn thiện hóa Luật thi đấu và Quy chế quản lý chuyên môn.
Tổ chức các kỳ hội nghị chuyên môn bình chọn các bài võ quy định.
Tổ chức các lớp tập huấn Trọng tài, Giám định, Giám khảo Quốc gia.
Soạn sách Giáo trình huấn luyện Võ cổ truyền Việt Nam.
Tổ chức thi thăng đai cho nhiều Trợ giáo, Chuẩn võ sư và Võ sư.
Đặt nền tảng quan hệ quốc tế với một số quốc gia trên thế giới.
Chuẩn hoá các bài võ quy định.
Vận động Chính phủ đồng ý đưa Võ cổ truyền Việt Nam thành nội dung
giảng dạy chính thức tại các cấp học sinh.
 ….
13. Đề nghị thí sinh cho biết: Ngày thành lập Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền
Việt Nam?. Địa điểm diễn ra Đại hội Nhiệm kỳ I?; Ai đảm nhiệm chức danh
Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được thành lập ngày 08 tháng 8

năm 2015 tại Hà Nội.
 Chủ tịch Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam hiện tại là ông Hoàng
Vĩnh Giang và Tổng thư ký là ông Nguyễn Mạnh Hùng.
14. Đề nghị thí sinh cho biết: Những việc chính về chuyên môn mà Liên đoàn Thế
giới Võ cổ truyền Việt Nam đã làm được từ khi thành lập cho đến nay?
Những điểm cơ bản của đáp án:
- Soạn thảo Luật thi đấu Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam để áp dụng trên
toàn thế giới bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
- Soạn thảo Quy chế quản lý chuyên môn Liên đoàn Thế giới và quốc gia
để chuẩn hóa nội dung thi nâng cấp đai, đa dạng hóa các đối tượng thí
sinh để tạo điều kiện phát triển phong trào.
- Chuẩn hóa và thay đổi Hệ thống thi nâng đai để phổ biến áp dụng toàn
thế giới.
- Chuẩn hóa hệ thống 10 bài võ quy định áp dụng thi trong các giải Vô
địch thế giới, quốc tế và châu lục.
- Tổ chức 2 khóa đào tạo Trọng tài quốc tế tại Hà Nội và Paris-Pháp và 1
khóa đào tạo trọng tài châu lục tại Tehran- Iran.
15. Đề nghị thí sinh cho biết: Những việc chính về công tác tổ chức mà Liên đoàn
Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam đã làm được từ khi thành lập cho đến nay?
Những điểm cơ bản của đáp án:
- Thành lập Liên đoàn Châu Á Võ cổ truyền Việt Nam, Liên đoàn Đông
Nam Á Võ cổ truyền Việt Nam, lập kế hoạch thành lập các Liên đoàn











4


toàn Châu Âu, Liên đoàn toàn Châu Phi và các Liên đoàn khu vực :
Nam Á, Đông Âu, Tây Âu, Bắc Phi, ..v..v..
16. Đề nghị thí sinh cho biết: Những Giải thi đấu, Đại hội Võ thuật mà Liên đoàn
Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam đã làm được từ khi thành lập cho đến nay?
Những điểm cơ bản của đáp án:
- Tổ chức Đại Hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Cúp Thăng Long lần
thứ nhất - 8/2015 gồm 30 nước tham gia và 52 đoàn võ thuật.
- Tổ chức Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất tại
TP. Hồ Chí Minh.
- Vận động thành công đưa Võ cổ truyền Việt Nam thành nội dung thi đấu
chính thức tại Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 tại Đà Nẵng,
tổ chức thành công nội dung thi đấu với sự tham gia của nhiều nước
châu Á.
- ..........
17. Đề nghị thí sinh cho biết: Mục đích, ý nghĩa việc thành lập Liên đoàn Thế giới
Võ cổ truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án: Để phát triển Võ cổ truyền Việt Nam ra thế
giới một cách có hệ thống, có tổ chức; hội nhập sánh vai cùng các môn võ
quốc tế, qua đó, giới thiệu bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử Võ cổ truyền
Việt Nam.
18. Đề nghị thí sinh cho biết: Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam gồm bao
nhiêu Ban chức năng, hãy kể tên các ban?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam gồm 01 Hội đồng cố vấn và 8
Ban chuyên trách đó là:

1) HỘI ĐỒNG CỐ VẤN.
2) BAN CHUYÊN MÔN - KỸ THUẬT.
3) BAN THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG.
4) BAN TÀI CHÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG.
5) BAN QUAN HỆ QUỐC TẾ.
6) BAN CÁC ĐẠI HỘI QUỐC TẾ.
7) BAN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.
8) BAN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN VÕ CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM.
9) VĂN PHÒNG LIÊN ĐOÀN.
19. Đề nghị thí sinh cho biết: Quyết định của Chính phủ về việc đưa Võ cổ truyền
vào giảng dạy trong trường học được ban hành vào năm nào? Quyết định này
có ý nghĩa như thế nào đối với môn Võ cổ truyền nước nhà?
5


Những điểm cơ bản của đáp án:
 Vào ngày 11/8/ 2015, Chính phủ đã có Công văn số 6311/VPCP-KGVX về
việc đưa Võ cổ truyền tập luyện tại trường Phổ thông. Quyết định này có ý
nghĩa to lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa võ thuật của
cha ông. Giáo dục thế hệ trẻ về việc đề cao rèn luyện thân thể, nâng cao
sức khỏe, ý chí và kỹ năng chiến đấu, tự lực tự cường, tiếp nối tinh thần
thượng võ của dân tộc.
20. Đề nghị thí sinh cho biết: Ý nghĩa logo của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt
Nam
Những điểm cơ bản của đáp án :
 Logo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam được thiết kế gồm 5 màu
Xanh, Đỏ, Trắng, Vàng Đen. Tượng trưng cho tương sinh của Ngũ Hành
 Chính giữa có bản đồ Việt Nam tượng trưng cho sự đoàn kết, thống nhất tất
cả các vùng miền, môn phái, trong ngôi nhà Võ thuật cổ truyền Việt Nam

 Sách tượng trưng cho nền văn hóa trong Võ cổ truyền.
 Đao Kiếm tương trưng cho nền võ học dân tộc.
21. Đề nghị thí sinh cho biết: Ý nghĩa logo của Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền
Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Logo của Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được thiết kế hài hoà
trên nền màu trắng và màu xanh tượng trưng cho hoà bình, hữu nghị.
 Quả Địa cầu tượng trưng cho mục tiêu lan toả, truyền bá của Võ cổ truyền
Việt Nam ra toàn thế giới.
 Dòng chữ WFVV là chữ viết tắt của Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt
Nam.
 Năm vòng tròn có hình các thế võ tượng trưng cho sự hiện diện của Võ cổ
truyền Việt Nam trên 5 châu lục .
22. Đề nghị thí sinh cho biết : Một trong những định hướng phát triển của WFVV
là tới năm 2020, Việt Nam phấn đấu có khoảng 60 Quốc gia và vùng lãnh thổ
có Võ cổ truyền Việt Nam? Làm thế nào để đạt được?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Để thực hiện việc chào mời các Quốc gia mới chưa có sự hiện diện của Võ
cổ truyền, WFVV sẽ phải thực hiện bằng ba mũi giáp công:
1. Thông qua con đường của Ủy ban Olympic Quốc gia (ví dụ tại
ABG5 ta đã mời được 4 Quốc gia là Lào, Campuchia, Iran, Ấn Độ).
2. Sẽ lựa chọn một số Võ sư đủ điều kiện về ngoại ngữ và tài chính
để “xuất khẩu” Võ Việt Nam sang các Quốc gia về mặt nghệ thuật về
quyền, binh khí để dần từng bước lan tỏa Võ Việt ra thế giới.
6


3. Tranh thủ tổ chức tốt các Giải Vô địch Thế giới, Châu lục, khu vực
để mở ra sân chơi đấu đối kháng cho các Quốc gia có sẵn các môn
đối kháng như Kick Boxing, Muay, Karatedo, Tấn thủ, Silat,

Taekwondo sẽ dễ dàng tham gia phần đấu đài của WFVV.
23. Đề nghị thí sinh cho biết: Muốn sánh vai cùng các môn Võ quốc tế tồn tại lâu
đời, WFVV và Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam phải làm gì?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Chúng ta phải “làm mới mình”, nâng tầm hình ảnh của Võ cổ truyền Việt
Nam ở các mặt:
1. Chuẩn hóa sự thể hiện các đòn thế trong các bài quyền, nhất là
các bài quy định. Với các điểm nhấn về nhịp điệu, phát lực tốc độ
đòn, đặc biệt là thần lực (nhãn pháp).
2. Chuẩn hóa từng bước luật thi đấu đối kháng, luật chấm quyền các
loại vừa có độ chuẩn xác vừa dễ cho các Trọng tài giám định, Giám
khảo và cho cả “khán giả”.
3. Phải sớm hiện đại hóa các thiết bị cho việc điều điều hành thi đấu
như các hệ thống chấm điểm và báo điểm.
4. Phải có kế hoạch nâng cấp mảng đấu đài để sớm thử nghiệm áp
dụng các hình thức bán chuyên nghiệp để sớm hội nhập được với
những sân chơi có đẳng cấp cao hơn.
CHƯƠNG 3: CÁC CÂU HỎI VỀ
KỸ THUẬT CƠ BẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
24. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong Võ cổ truyền Việt Nam tấn pháp có vai trò
quan trọng như thế nào ?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Trong Võ cổ truyền Việt Nam, muốn thi triển được các đòn thế trong tấn
công, phòng thủ, phản công và biến hóa bộ tấn là quan trọng nhất. Nhờ
vào các hình thái di chuyển và trụ vững ta có thể phát huy tối đa hiệu quả
của các đòn thế. Nếu như tấn không vững ta có thể bị phá và bị đánh ngã…
họăc trong tấn công mà bộ không vững thì hiệu quả của đòn tấn công
không phát huy một cách tối đa. Người xưa có nói “ muốn xây nhà thì phải
xây từ móng” tấn pháp là cái “móng” của võ thuật.
25. Đề nghị thí sinh cho biết: Tên của những kỹ thuật căn bản Võ cổ truyền Việt

Nam (căn bản công của Võ cổ truyền Việt Nam):
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Thiết thủ (phép đánh đầu);
 Thủ pháp (phép đánh tay);
7


Cước pháp (phép đánh chân);
Trửu pháp (phép đánh chõ);
Tất pháp (phép đánh gối);
Tấn pháp (phép sử dụng các thế tấn);
Thân pháp (phép sử dụng sự khéo léo của thân);
Nhãn pháp (phép sử dụng đôi mắt);
Tâm pháp;
..v..v..
26. Thí sinh hãy cho biết những nét đặc trưng cơ bản trong chiến đấu của Võ cổ
truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
“Võ trận”, “cận chiến”, “tương liên bất đoạn”, “túc bất ly địa”, “thủ bất ly
thân”, “roi liên quyền nội”, “dĩ nhu chế cương”, “dĩ đoản chế trường”, “dĩ
lực tá lực”, “thủ phản song hành”...
27. Thí sinh hãy cho biết: Những thủ hình tiêu biểu của Võ cổ truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Thôi sơn (nắm tay), hùng chưởng (ức bàn tay), phượng dực (cùi chỏ), cương
đao (cạnh bàn tay), thủ chỉ (ngón tay)..v.v..
28. Thí sinh hãy cho biết: Những loại hình đòn chân tiêu biểu của Võ cổ truyền
Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Bộ tiền cước (những thế đá về phiá trước), bộ hậu cước (những thế đá về phía
sau), bộ phi cước (những thế đá bay), bộ tất cước (những thế đánh gối)...

29. Thí sinh hiểu thế nào là phân thế một bài quyền?
Những điểm cơ bản của đáp án :
Phân thế là thuật ngữ sử dụng trong võ thuật, có nghĩa là phân tách đòn, thế,
chiêu thức trong hệ thống bài quyền tay không hoặc binh khí để dẫn dắt lộ
trình những kỹ thuật chiến đấu liên hoàn một cách khoa học và hợp lý, giúp
người học hiểu biết tường tận cách ứng dụng đúng theo trình tự sáng tạo của
bài quyền để tránh mọi sai lầm trong ngộ thức về tinh hoa của các kết cấu.
30. Thí sinh hãy kể tên những bài Võ quy định của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt
Nam hiện nay.
Những điểm cơ bản của đáp án:
Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Ngọc trản quyền, Lão mai quyền, Tứ linh
đao, Roi Thái sơn, Huỳnh long độc kiếm, Thanh long độc kiếm, Phong hoa
đao, Song tuyết kiếm, Siêu xung thiên, Độc lư thương, Bát quái côn...









8


CHƯƠNG 4: CÁC CÂU HỎI VỀ
LUẬT THI ĐẤU VÕ CỔ TRUYỂN VIỆT NAM DO TỔNG CỤC TDTT BAN
HÀNH THÁNG 5 NĂM 2016
****
A – THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG

31. Đề nghị thí sinh cho biết ở Giải Vô địch quốc gia Nam có mấy hạng cân?
Nữ có mấy hạng cân?; Có nhất thiết là Giải Vô địch quốc gia nào cũng phải
đánh đủ các hạng cân theo qui định của Luật thi đấu đối kháng không?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Ở Giải Vô địch quốc gia Võ thuật cổ truyền Việt Nam thì Nam có 10 hạng
cân, Nữ có 8 hạng cân.
 Không nhất thiết là ở Giải quốc gia nào cũng phải đánh đủ các hạng cân
Nam, Nữ theo qui định mà tùy thuộc vào điều kiện tổ chức và tính chất giải
sẽ qui định các hạng cân cụ thể trong điều lệ của giải.
32. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong Luật thi đấu đối kháng Võ cổ truyền Việt
Nam, một Võ sinh thi đấu Giải Vô địch có độ tuổi từ bao nhiêu đến bao
nhiêu? Hạng cân nhỏ nhất ở nam, nữ và hạng cân lớn nhất ở nam, nữ là bao
nhiêu?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sinh thi đấu Giải Vô địch Độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.
 Hạng cân nam: Nhỏ nhất 50kg; Lớn nhất - hạng mở trên 90kg.
 Hạng cân nữ: Nhỏ nhất 48kg; Lớn nhất - hạng mở trên 75kg.
33. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong Luật thi đấu đối kháng Võ cổ truyền Việt
Nam, một Võ sinh thi đấu Giải trẻ có độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu?
Hạng cân nhỏ nhất ở nam,nữ và hạng cân lớn nhất ở nam, nữ là bao nhiêu?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sinh thi đấu Giải Trẻ Võ cổ truyển độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi.
 Hạng cân nam: Nhỏ nhất 44kg; Lớn nhất - hạng mở trên 75kg.
 Hạng cân nữ: Nhỏ nhất 40kg; Lớn nhất - hạng mở trên 60kg.
34. Đề nghị thí sinh cho biết: Hiệp đấu và thời gian thi đấu đối kháng theo Luật
thi đấu Võ cổ truyền Việt Nam do Tổng Cục thể dục thể thao ban hành tháng 4
năm 2016?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Mỗi trận đấu của Giải Vô địch có 3 hiệp, thời gian mỗi hiệp cho VĐV Nam
là 3 phút,cho VĐV Nữ là 2 phút, nghỉ giữa 2 hiệp là 1 phút.

 Mỗi trận đấu của giải trẻ có 3 hiệp, thời gian mỗi hiệp là 2 phút, nghỉ giữa
2 hiệp là 1 phút.
9


 Thời gian trọng tài đài dừng trận đấu để nhắc nhở võ sĩ không được tính
vào thời gian thi đấu.
 Võ sĩ nào thắng 2 hiệp liên tiếp là thắng toàn trận, không đấu tiếp hiệp 3.
35. Đề nghị thí sinh cho biết: Có bao nhiêu khẩu lệnh khi trọng tài điều khiển 1
trận đấu và kể tên các khẩu lệnh đó?
Những điểm cơ bản của đáp án: gồm 3 khẩu lệnh:
 “ ĐẤU”; “DỪNG”; “TÁCH”
 Khẩu lệnh “ĐẤU” (FIGHT): Dùng để ra lệnh cho Võ sĩ thi đấu hoặc tiếp
tục trận đấu sau khi có lệnh “DỪNG” (STOP).
 Khẩu lệnh “DỪNG” (STOP): Dùng để ra lệnh cho Võ sĩ dừng thi đấu.
 Khẩu lệnh “TÁCH” (STEP BACK/ BREAK): Dùng để ra lệnh cho Võ sĩ lùi
về một bước chân rồi mới được tiếp tục thi đấu.
36. Đề nghị thí sinh cho biết: Những vùng đánh hợp lệ được tính điểm bao gồm
những vùng nào?
Những điểm cơ bản của đáp án: Vùng đánh hợp lệ được tính điểm: Vùng cơ
thể từ thắt lưng trở lên kể cả hai bên sườn, lưng, đầu, mặt ( trừ gáy, cổ và 2
tay).
37. Đề nghị thí sinh cho biết những vùng đánh hợp lệ không được tính điểm bao
gồm những vùng nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Vùng đánh hợp lệ không được tính điểm: 2 tay và vùng cơ thể kể từ thắt
lưng trở xuống (trừ hạ bộ và khớp gối) được tấn công nhưng không được
tính điểm, chỉ tấn công nhằm cho đòn đánh ngã hợp lệ. Cấm phá ngược
khớp với mục đích gây chấn thương cho đối phương.
38. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong luật thi đấu Võ cổ truyền Việt Nam, mật độ

thi đấu của mỗi Võ sĩ phải cách nhau tối thiếu là bao nhiêu tiếng? Tại sao?
Những điểm cơ bản của đáp án: 6 tiếng
39. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong thi đấu Võ cổ truyền xe đài là gì và ý nghĩa
của xe đài?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Xe đài là thao tác trình diễn một tổ hợp kỹ thuật đặc thù của Võ cổ truyền
trước khi bắt đầu trận đấu,mang tính nghi lễ của các dòng Võ cổ truyền,
ngoài tính năng biểu diễn, truyền cảm kỹ thuật, còn để chứng minh là một
Võ sĩ đích thực có đầy đủ các yếu tố chuyên môn để Thượng đài
 Xe đài mang ý nghĩa “bái Tổ” truyền thống và thông điệp “nhân văn,
thượng võ” của Võ sĩ đấu đài môn Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
40. Đề nghị thí sinh cho biết: cách tính điểm khi trình diễn xe đài (điểm xe đài)?

10


Những điểm cơ bản của đáp án: Căn cứ vào mức độ trình diễn động tác võ
thuật đẹp mắt của Võ sĩ, Giám định sẽ chấm điểm ở 3 mức độ (ghi rõ trong ô
điểm xe đài):
 0 điểm cho Võ sĩ không trình diễn xe đài.
 1 điểm cho Võ sĩ có trình diễn xe đài.
 2 điểm cho Võ sĩ có trình diễn xe đài kỹ thuật đẹp mắt, đặc sắc võ cổ truyền
Việt Nam.
41. Đề nghị thí sinh cho biết: Những trường hợp nào bị truất quyền thi đấu trong
thi đấu kháng?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Có 3 trường hợp bị truất quyền thi đấu:
a/ Võ sĩ sau khi bị cảnh cáo lần thứ 2 vẫn phạm lỗi nặng hoặc lỗi sử dụng đòn
cấm.
b/ Võ sĩ phạm lỗi nặng và dụng đòn cấm gây ảnh hưởng đến khả năng thi đấu

của đối phương.
c/ Nếu một Võ sĩ giã vờ nằm vạ, sau đó Trọng tài đài, Giám định cũng như
Tổng Trọng tài cùng xác nhận thì xử truất quyền thi đấu. trong một số trường
hợp có thể tham khảo ý kiến Ban Giám sát.
42. Đề nghị thí sinh hãy nêu những loại đòn thi đấu hiệu quả và hợp lệ được tính
điểm trong thi đấu đối kháng Võ cổ truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Đòn tay: 1 điểm cho mỗi lần đánh hiệu quả và hợp lệ.
 Đòn chân: 2 điểm cho mỗi lần đánh hiệu quả và hợp lệ.
 Đòn đánh ngã đúng luật được: 3 điểm.
43. Đề nghị thí sinh cho biết: Như thế nào để xác định một võ sĩ bị đánh ngã?
Những điểm cơ bản của đáp án : Võ sĩ bị xác định ngã khi bất cứ phần thứ ba
của cơ thể bị chạm sàn đấu trừ 2 bàn chân - ngoại trừ khi sử dụng kỹ thuật
tảo địa và kỹ thuật cắt kéo.
44. Đề nghị thí sinh cho biết 1Võ sĩ bị cảnh cáo lần thứ nhất bị trừ bao nhiêu
điểm? lần thứ 2 bị trừ bao nhiêu điểm?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 võ sĩ bị cảnh cáo lần thứ nhất bị trừ 2 điểm;
 võ sĩ bị cảnh cáo lần thứ hai bị trừ 3 điểm.
45. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong thi đấu đối kháng có mấy mức độ phạm luật?
Những điểm cơ bản của đáp án: 3 mức độ
a) Trường hợp phạm lỗi nhẹ.
b) Trường hợp phạm lỗi nặng.
c) Trường hợp vi phạm sử dụng đòn cấm.
11


46. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong 1 trận đấu Võ cổ truyền, 1 Võ sĩ được phép có
mấy Săn sóc viên?
Những điểm cơ bản của đáp án: 2 săn sóc viên

47. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong lúc chấm điểm một trận đấu người Giám định
chỉ được rời vị trí ngồi khi nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Giám định chỉ được rời vị trí sau khi tuyên bố kết quả trận đấu.
48. Đề nghị thí sinh cho biết người Săn sóc viên được quyền gì khi săn sóc cho
Võ sĩ mình thi đấu?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Được quyền săn sóc cho Võ sĩ của mình trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp.
 Được chỉ đạo cho Võ sĩ của minh trong thời gian nghỉ.
 Được quyền xin bỏ cuộc.
49. Đề nghị thí sinh cho biết Trang phục thi đấu cơ bản của Võ sỹ:
Những điểm cơ bản của đáp án:
Quần áo thi đấu: Nam: Quần võ, áo thun ba lỗ - Nữ: Quần võ, áo thun tay
ngắn- Nữ Võ sĩ Hồi giáo được ăn mặc theo sự cho phép của đạo Hồi.
50. Đề nghị thí sinh cho biết Trang bị bảo hộ trong thi đấu của Võ sĩ:
Những điểm cơ bản của đáp án:
1. Mũ bảo hiểm.
2. Bao răng.
3. Bảo vệ hạ bộ.
4. Băng chân bảo vệ cổ chân.
5. Băng tay bảo vệ khuỷu tay.
7. Găng tay giống cho thi đấu môn Quyền Anh.
51. Đề nghị thí sinh cho biết quy định về găng tay trong thi đấu đối kháng Võ cổ
truyền:
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Găng tay giống cho thi đấu môn Quyền Anh: bao gồm trọng lượng găng
cho từng hạng cân và giới tính.
Nam: 10 hạng cân.
Nữ: 8 hạng cân.
5 hạng đầu: găng loại 8 ounces.

5 hạng đầu: găng loại 8 ounces.
4 hạng tiếp: găng loại 10 ounces.
3 hạng tiếp: găng loại 10 ounces.
Hạng mở Open: găng loại 12
ounces.
52. Đề nghị thí sinh cho biết: Quy định về kiểm tra cân nặng và thể thức cân?
Những điểm cơ bản của đáp án:
12


 Các Võ sỹ được tự cân thử bằng cân của Ban Tổ chức 90 phút trước khi
Ban Tổ chức cân chính thức để bốc thăm và xếp lịch thi đấu.
 Đại diện các đoàn được phép chứng kiến khi cân chính thức.
 Võ sĩ chỉ cân chính thức trước khi bốc thăm xếp lịch. Võ sĩ có chỉ số cân
không đúng với hạng cân đăng ký sẽ không được tham gia thi đấu và không
được bốc thăm cho hạng cân đó.
 Võ sĩ có chỉ số cân sai khác so với hạng cân đăng ký có thể được chuyển
lên hoặc xuống hạng cân kế tiếp nếu như đơn vị của Võ sĩ đó chưa có Võ sĩ
đăng ký.
 Trước khi thi đấu tối thiểu 60 phút (trừ trận đấu chung kết), Võ sĩ tham gia
thi đấu sẽ cân kiểm tra. Võ sĩ có số cân sai khác so với hạng cân đăng ký sẽ
bị loại, không được thi đấu, Võ sĩ còn lại sẽ thắng cuộc; có thể có một số
trường hợp đặc cách sẽ do Trưởng ban Giám sát quyết định.
53. Đề nghị thí sinh cho biết: Trình tự tiến hành thi đấu của trọng tài đài?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Trọng tài đài và 5 giám định vào vị trí làm việc.
 Sau khi trọng tài kỹ thuật kiểm tra trang phục trang bị quy định, các Võ sĩ
được thượng đài theo nguyên tắc: Ai chuẩn bị xong trước thì được Trọng
tài phát thanh mời thượng đài trước.
 Võ sĩ thượng đài thực hiện nghi thức: chào Trọng tài đài, Tổng Trọng tài,

khán giả, về góc đài của mình.
 Trọng tài đài gọi 2 Võ sĩ nhập đài để 2 Võ sĩ biểu diễn kỹ thuật xe đài,
trọng tài đài cho điểm xe đài cho 2 Võ sĩ.
 Trọng tài đài cho 2 Võ sĩ bắt đầu thi đấu, trận đấu bắt đầu tính thời gian
khi Trọng tài đài hô ĐẤU, sau đó 2 Võ sĩ được phép thi đấu.
 Khi Trọng tài đài hô khẩu lệnh TÁCH, Võ sĩ phải lùi về sau 1 bước rồi mới
được tiếp tục thi đấu.
 Khi Trọng tài hô khẩu lệnh DỪNG Võ sĩ phải dừng thi đấu.
54. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong lúc thi đấu một Võ sĩ bị làm rơi bảo vệ răng
đến 3 lần, thì trọng tài đài xử lý như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Trọng tài phải xác định là Võ sĩ vô tình hay cố ý làm rơi bảo vệ răng.
 Nếu vô tình bị rơi thì Trọng tài chỉ nhắc nhở.
 Nếu cố ý nhả bảo vệ răng thì Trọng tài có thể khiển trách hoặc cảnh cáo.
Nếu nhiều lần có thể truất quyền thi đấu.
55. Đề nghị thí sinh cho biết: Giám định khi đang làm nhiệm vụ có quyền trao đổi
với Giám định khác, với Trọng tài đài hay Săn sóc viên hay không?
Những điểm cơ bản của đáp án:
13


 Giám định khi đang làm nhiệm vụ không được trao đổi với Trọng tài, Giám
định khác, cũng như Săn sóc viên.
 Chỉ có lúc giờ nghĩ giữa 2 hiệp thì Giám định mới có ý kiến trao đổi với
Trọng tài đài khi cần thiết.
56. Đề nghị thí sinh cho biết: Có mấy hình thức thắng cuộc trong thi đấu đối
kháng ?
Những điểm cơ bản của đáp án: 6 hình thức.
1. Thắng điểm/thắng hiệp.
2. Thắng do bỏ cuộc và thắng do vắng mặt.

3. Thắng do bị đo váng.
4. Thắng do truất quyền thi đấu.
5. Thắng do ngưng trận đấu.
6. Thắng ưu thế.
57. Đề nghị thí sinh cho biết: Thứ tự ưu tiên (thắng ưu thế) khi trận đấu có hai Võ
sĩ hoà điểm?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sĩ có tổng điểm phạt ít hơn thắng cuộc.
 Võ sĩ có điểm hiệu quả nhiều hơn sẽ thắng cuộc, xét theo thứ tự điểm 3,
điểm 2, điểm 1.
 Võ sĩ có điểm xe đài cao hơn sẽ thắng cuộc.
 Nếu xét 3 ưu thế trên mà vẫn đồng điểm thì kết quả sẽ Tổng Trọng tài quyết
định.
58. Đề nghị thí sinh cho biết: Hai Võ sĩ được bắt tay với nhau khi nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Ở đầu trận đấu.
 Lúc kết thúc trận đấu.
59. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong một Giải thi đấu Võ cổ truyền, các chức danh
kiêm nhiệm nào sau đây thì không được phép?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Đã làm Trọng tài, Giám định thì không được phép kiêm Huấn luyện viên
cho bất cứ đơn vị nào.
60. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi nào thì quyết định thắng điểm mới được công
bố?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi 5 Giám định đã báo kết quả lên cho tổng Trọng tài. Tổng Trọng tài xem
xét và ra quyết định thì Trọng tài phát thanh mới được công bố kết quả.

14



61. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi 1 Võ sĩ bị chấn thương, Bác sĩ hay Trọng tài đài
có quyền quyết định đừng trận đấu vì chấn thương?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Bác sĩ
62. Đề nghị thí sinh cho biết: Vì sao khi Trọng tài đang đếm Săn sóc viên không
được phép tung khăn lên sàn đài để xin bỏ cuộc?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi đang đếm Trọng tài không cho Săn sóc viên tung khăn xin bỏ cuộc vì
Trọng tài chưa xác định Võ sĩ đó có bị đo ván hay không.
63. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi Trọng tài đài đang tiến hành đếm Võ sĩ bị
choáng, Võ sĩ còn lại phải làm gì?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sĩ còn lại phải về góc đài trung lập đứng mặt quay vào trong, 2 tay
buông xuôi tự nhiên, không được nói với bất cứ ai.
 Nếu khi Trọng tài đang đếm mà Võ sĩ kia có những biểu hiện sai qui định,
sai yêu cầu của Trọng tài thì Trọng tài sẽ ngừng đếm để chấn chỉnh lại, sau
đó mới đếm tiếp.
64. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi xác định Võ sĩ bị choáng do trúng đòn, Trọng
tài đài phải tiến hành xử lý như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Ra lệnh dừng, yêu cầu Võ sĩ kia về góc đài trung lập và bắt đầu đếm, nếu
đếm đến 8 mà Võ sĩ bị trúng đòn nặng đã hồi phục thì cho 2 Võ sĩ đấu tiếp
nếu Võ sĩ bị đòn chưa hồi phục thì phải đếm tiếp đến 10 và xử thua “Đo
ván”.
 Trường hợp Võ sĩ bị đánh ngã có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng thì
trọng tài chỉ cần đếm 1…. Và mời bác sỹ săn sóc sức khỏe cho Võ sĩ và báo
cáo ngay với Tổng Trọng tài để có quyết định tiếp theo.
 Trường hợp Trọng tài xét thấy có Võ sĩ phạm luật thì đếm đến 8 cho dừng
trận đấu và ra ký hiệu truất quyền Võ sĩ phạm luật.

65. Đề nghị thí sinh cho biết: Trọng tài đài xử lý thế nào khi có một Võ sĩ bị đếm
đến lần thứ 3 trong 1 hiệp hoặc bị đếm đến lần thứ 4 trong một trận?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sĩ nào bị đếm đến lần thứ 3 trong 1 hiệp hoặc bị đếm đến lần thứ 4 trong
một trận thì Trọng tài đài cho dừng ngay trận đấu và công bố Võ sĩ bị đếm
thua cuộc.
66. Đề nghị thí sinh cho biết: Trọng tài đài có quyền dừng trận đấu khi chưa hết
thời gian thi đấu trong trường hợp nào ?
Những điểm cơ bản của đáp án:
15


 Trọng tài đài có quyền dừng trận đấu khi chưa hết thời gian thi đấu nếu xét
thấy: Địa điểm, trang thiết bị phục vụ thi đấu, an ninh, thời tiết không đảm
bảo an toàn.
67. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi một Võ sĩ dùng đòn chân tấn công vào bụng đối
phương làm cho đối phương ngã xuống sàn đài Trọng tài công nhận đòn ngã,
vậy Giám định phải cho điểm như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Ở trường hợp này thì Giám định chỉ cho 1 khung điểm cao nhất là đòn đánh ngã.
68. Đề nghị thí sinh cho biết: Các đòn cấm trong thi đấu đối kháng?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Húc đầu, đánh chỏ, lên gối, bẻ khớp, cắn, ôm vật đối phương.
 Tấn công vào khớp xương gối, hạ bộ, gáy đối phương.
 Tấn công khi đối phương đã bị ngã, bị choáng, khi ngã vắt lên trên dây đài
hoặc đang đứng dậy.
 Cấm chống tay xuống sàn để tung chân đá đối phương (ngoại trừ khi thực
hiện kỹ thuật tảo địa)
69. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi có kết quả của Giám định với tỉ số là 4-1.
Nhưng Tổng Trọng tài xét thấy kết quả trên là không trung thực thì Tổng

Trọng tài phải làm thế nào để giải quyết?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi Tổng Trọng tài xem kết quả của 5 Giám định. Nếu xét thấy có sự sai
lệch kết quả thì Tổng Trọng tài phải xin ý kiến của Trưởng ban Giám sát .
Với quyền phủ quyết của Tổng Trọng tài và Trưởng ban Giám sát, kết quả
4-1 sẽ có thể đổi thành hòa.
70. Đề nghị thí sinh cho biết: Đòn chỏ gối có được dạy cho vận động viên học
đối kháng hay không?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Được dạy để tự vệ và chiến đấu khi cần thiết nhưng không được sử dụng
trong thi đấu đối kháng vì Luật thi đấu đối kháng của Võ cổ truyền cấm sử
dụng đòn chỏ gối từ năm 1994 đến nay.
 Tuy nhiên , trong một tương lai gần, sau khi nghiên cứu các phương pháp
bảo hộ an toàn cho võ sỹ, các kỹ thuật đánh gối, đánh cùi trỏ sẽ từng bước
được đưa vào thi đấu võ đài để tăng tính hấp dẫn và nâng thi đấu đối
kháng lên Đẳng cấp Bán chuyên nghiệp (Semi-Profession )
71. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong Luật thi đấu đối kháng, Trọng tài giám định
số 1 ngồi làm nhiệm vụ bên phía nào so với bàn Tổng Trọng tài ?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Bên phía tay trái của Tổng Trọng tài .
16


72. Đề nghị thí sinh cho biết: Những yếu tố cần thiết cho một Võ sĩ đối kháng khi
thi đấu?
Những điểm cơ bản của đáp á :
 Thể lực, kỹ chiến thuật phong phú, tâm lý ổn định...
73. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi đơn vị muốn khiếu nại về kết quả trận đấu phải
tiến hành như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:

 Khi có những khiếu nại về kết quả trận đấu thì đơn vị khiếu nại phải gửi
đơn khiếu nại ( theo mẫu ) cho Tổng Trọng tài trong thời gian 30 phút sau
khi công bố kết quả thi đấu .
 Đơn khiếu nại phải được Trưởng đoàn ký và nộp cho kèm theo lệ phí 100
USD đối với Giải quốc tế; 1.000.000 đồng đối với Giải trong nước, nếu
khiếu nại sai, số tiền đó sẽ được xung công.
B– THI ĐẤU BIỂU DIỄN
74. Đề nghị thí sinh cho biết: Độ tuổi quy định của các Võ sĩ thi đấu biểu diễn tại
các Giải Võ cổ truyển Việt Nam trong nước?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Giải Vô địch dành cho các Võ sĩ tuổi từ 18 tuổi trở lên (tính theo năm sinh).
 Giải Trẻ cho dành cho các Võ sĩ tuổi từ 15 tuổi đến 17 tuổi (tính theo năm
sinh).
 Giải Thiếu niên dành cho các Võ sĩ thi đấu biểu diễn tuổi từ 6 tuổi đến 14
tuổi (tính theo năm sinh).
75. Thí sinh hãy cho biết tiêu chuẩn và kích thước thảm thi quyền theo Luật thi
đấu Võ cổ truyền Việt Nam?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Thảm thi quyền phải bằng phẳng, có độ dày che phủ từ 3cm - 5cm và kích
thước 10m x 10m.
76. Đề nghị thí sinh cho biết trang phục thi đấu của Võ sĩ thi biểu diễn bài quy
định như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các Võ sĩ khi thi phải mặc võ phục màu đen đầy đủ bảng tên, phù hiệu theo
qui định; giày thể thao đế mềm.
77. Đề nghị thí sinh cho biết: Trang phục thi đấu của Võ sĩ thi biểu diễn bài tự
chọn như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các Võ sĩ khi thi mặc võ phục quy định riêng theo môn phái hoặc đơn vị
tham gia; có thể giày thể thao đế mềm hoặc đi chân không.

17


78. Đề nghị thí sinh cho biết: Trong luật thi đấu biểu diền quyền có mấy nội dung
thi đấu chính?
Những điểm cơ bản của đáp án:
a) Nội dung thi đấu biểu diễn bài qui định.
b) Nội dung thi đấu biểu diễn bài tự chọn.
79. Thí sinh hãy cho biết: Nội dung của thi đấu biểu diễn bài quy định?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Bài quy định gồm các bài quyền và binh khí do Liên đoàn Võthuật cổ
truyền Việt Nam thống nhất lựa chọn.
 Tại các Giải quốc tế và quốc gia sẽ có quy định các bài sẽ thi tại mỗi giải.
 Nội dung thi đấu biểu diễn bài quy định gồm có các hình thức cá nhân và
tập thể.
1. Thi đấu biểu diễn cá nhân nam.
2. Thi đấu biểu diễn cá nhân nữ.
3. Thi đấu biểu diễn tập thể, mỗi đội từ 3 đến 5 võ sĩ, được phép toàn nam,
toàn nữ hoặc nam nữ phối hợp.
80. Thí sinh hãy cho biết: Nội dung của thi đấu biểu diễn bài tự chọn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Bài tự chọn gồm có quyền tay không và binh khí, có nguồn gốc Võ cổ
truyền Việt Nam.
 Thi đấu biểu diễn bao gồm các hình thức.
- Thi đấu biểu diễn các bài quyền và binh khí cá nhân.
- Thi đấu biểu diễn tập thể, mỗi đội từ 3 đến 5 võ sĩ, được phép toàn nam,
toàn nữ hoặc nam nữ phối hợp.
 Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tập thể tự do gồm: Tay không với tay không
- Tay không với binh khí - Binh khí với binh khí.
81. Đề nghị thí sinh cho biết: Những tiêu chí phạt điểm trong thi đấu biểu diễn (thi

quyền – binh khí ) theo Luật thi đấu Võ cổ truyền Việt Nam do Tổng cục Thể
dục thể thao ban hành năm 2016?
Những điểm cơ bản của đáp án:
Tiêu chí phạt điểm có 3 trường hợp:
a/ Điểm trừ do phạm lỗi kỹ thuật:
- Bài quyền sai nguyên tắc thủ pháp, cước pháp;
- Bài binh khí sai nguyên tắc các kỹ thuật sử dụng binh khí;
b/ Điểm trừ do phạm lỗi động tác:
- Bài tập thể động tác không đồng đều hoặc nhờ vào ám hiệu trợ giúp;
- Bài đối luyện có những động tác không logic;
18


- Bài cá nhân: thực hiện động tác bị lỗi.
c/ Điểm trừ do phạm lỗi thăng bằng, chạm đất:
- Động tác mất thăng bằng khi biểu diễn.
- Binh khí chạm đất không đúng qui định.
82. Đề nghị thí sinh cho biết: Những yêu cầu đối với võ sĩ khi tham gia thi biểu
diễn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Võ sĩ/tập thể tham gia thi đấu biểu diễn , phải hiểu rõ các tiêu chuẩn theo
quy định của điều lệ giải cũng như luật thi đấu biểu diễn.
 Nghiêm chỉnh chấp hành mọi quyết định, quy định của Ban Tổ chức cũng
như của Ban Trọng tài.
 Khi Võ sĩ/tập thể được gọi tên và bài biểu diễn, Võ sĩ/tập thể vào vị trí quy
định đứng nghiêm chỉnh, mang theo binh khí nếu thi bài binh khí, mắt
hướng về bàn Tổng Trọng tài.
 Khi Tổng Trọng tài ra hiệu lệnh cho phép vào sàn thi thì Võ sĩ/tập thể mới
được vào, mặt quay về bàn Tổng Trọng tài thực hiện nghi lễ chào, sau đó
chọn vị trí chuẩn bị thực hiện bài thi khi có hiệu lệnh.

 Khi kết thúc bài thi, Võ sĩ/tập thể đứng vào vị trí chờ nghe công bố điểm,
sau đó hướng về bàn Tổng Trọng tài chào và rời vị trí theo quy định.
83. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi hai vận động viên thi đấu biểu diễn (thi quyền binh khí) có tổng số điểm bằng nhau thì tính ưu tiên như thế nào để xếp hạng?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Xét điểm của 3/5 điểm được chọn, bài biểu diễn nào có nhiều phiếu điểm
cao hơn sẽ xếp trên.
 Xét điểm của 5/5 phiếu điểm, bài biểu diễn nào có nhiều phiếu điểm cao
hơn sẽ xếp trên.
 Trường hợp điểm và các chỉ số phụ vẫn bằng nhau thì Ban Giám sát sẽ
cùng Ban Trọng tài xem xét quyết định hoặc tiến hành bốc thăm để phân
định thứ hạng.
84. Đề nghị thí sinh cho biết Giám khảo căn cứ vào đâu để xác định tiêu chí chấm
điểm bài thi quyền qui định?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Điểm kỹ thuật biểu diễn.
 Điểm sức mạnh – nhịp điệu – điểm dừng.
 Điểm thần thái, thần khí.
85. Đề nghị thí sinh cho biết Giám khảo căn cứ vào đâu để xác định tiêu chí chấm
điểm bài thi quyền tự chọn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
19


 Điểm kĩ thuật biểu diễn.
 Điểm sức mạnh – nhịp điệu – điểm dừng.
 Điểm thần thái, thần khí.
86. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ bị phạm lỗi ở
phần kĩ thuật thì bị trừ bao nhiêu điểm?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ vi phạm lỗi ở phần kĩ thuật thì bị trừ

0.2 điểm x số động tác phạm lỗi trong suốt bài thi.
87. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ bị phạm lỗi ở
phần động tác thì bị trừ bao nhiêu điểm?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ vi phạm lỗi ở phần động tác thì bị trừ
0.2 điểm x số động tác phạm lỗi trong suốt bài thi.
88. Đề nghị thí sinh cho biết: Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ bị phạm lỗi ở
phần Thăng bằng chạm đất thì bị trừ bao nhiêu điểm?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Khi thi đấu biểu diễn, mỗi lần Võ sĩ vi phạm lỗi ở phần Thăng bằng chạm
đất thì bị trừ 0.5 điểm x số động tác phạm lỗi trong suốt bài thi.
89. Đề nghị thí sinh cho biết: Trường hợp nào Võ sĩ bị trừ 1 điểm trên tổng điểm
và dẫn đến bị loại?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Bị trượt ngã.
 Không thuộc bài.
 Rơi binh khí.
 Và nếu lặp lại lỗi tương tự thì sẽ bị loại.
90. Thí sinh hãy cho biết tiêu chí chấm điểm và mức điểm giám khảo cho điểm kỹ
thuật biểu diễn trong nội dung thi bài quy định?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các tiêu chí:
- Chuẩn xác tấn pháp - bộ pháp -thân pháp.
- Bài quyền: Chuẩn xác thủ pháp- cước pháp.
- Bài binh khí: Chuẩn xác các kỹ pháp và yếu lĩnh của từng loại binh khí.
- Phối hợp thăng bằng tốt.
- Khả năng kết hợp động tác nhuần nhuyễn.
- Các động tác khó biểu diễn hoàn thiện khéo léo.
 Căn cứ vào tiêu chí cho điểm, Giám khảo chấm điểm từ 3 đến 5 điểm.
20



91. Thí sinh hãy cho biết tiêu chí chấm điểm và mức điểm giám khảo cho điểm
Sức mạnh/ Nhịp điệu/ Tốc độ/Điểm dừng trong nội dung thi bài quy định?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các tiêu chí:
- Sức mạnh, sức bền của bài biểu diễn được đảm bảo trong cả bài.
- Biên độ, tiết tấu rõ ràng, tốc độ nhanh, chậm hợp lý, đúng quy định và ý
nghĩa của bài.
- Điểm dừng kỹ thuật, thời gian dừng của các động tác chuẩn xác.
- Thời gian thực hiện bài theo đúng quy định.
 Căn cứ vào tiêu chí cho điểm, Giám khảo chấm điểm từ 1 đến 3 điểm .
92. Thí sinh hãy cho biết tiêu chí chấm điểm và mức điểm giám khảo cho điểm
Thần thái/Thần khí trong nội dung thi bài quy định và tự chọn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các tiêu chí:
- Biểu diễn có thần thái , thần khí uy nghi.
- Nhãn pháp theo đúng yêu cầu.
- Tạo cảm xúc trình diễn thể hiện ý nghĩa chân thực của bài quyền.
 Căn cứ vào tiêu chí cho điểm, Giám khảo chấm điểm từ 1 đến 2 điểm.
93. Thí sinh hãy cho biết tiêu chí chấm điểm và mức điểm giám khảo cho điểm kỹ
thuật biểu diễn trong nội dung thi bài tự chọn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các tiêu chí:
- Bài quyền: Chuẩn mực về các lại kỹ pháp , kỹ thuật phong phú.
- Bài binh khí: Chuẩn mực các kỹ pháp và yếu lĩnh của từng loại binh khí, kỹ
thuật phong phú.
- Bài tập thể: đồng đều.
- Phối hợp thăng bằng tốt.
- Khả năng kết hợp động tác nhuần nhuyễn của bài.

- Các động tác khó biểu diễn hoàn thiện khéo léo.
 Căn cứ vào tiêu chí cho điểm, Giám khảo chấm điểm từ 3 đến 5 điểm.
94. Thí sinh hãy cho biết tiêu chí chấm điểm và mức điểm giám khảo cho điểm
Sức mạnh/ Nhịp điệu/ Tốc độ/ trong nội dung thi bài tự chọn?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Các tiêu chí:
- Sức mạnh, sức bền của bài biểu diễn được đảm bảo trong cả bài.
- Biên độ, tiết tấu rõ ràng, tốc độ nhanh, chậm hợp lý.
 Căn cứ vào tiêu chí cho điểm, Giám khảo chấm điểm từ 1 đến 3 điểm.
21


95. Thí sinh hãy định nghĩa Trọng tài Giám khảo?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Trọng tài Giám khảo là người chấm điểm thi quyền thuật trong các kỳ thi
hoặc các giải thi đấu.
96. Thí sinh hãy cho biết phương pháp tính điểm trung bình bài thi đấu biểu diễn?
Những điểm cơ bản của đáp án
 Điểm trung bình tiết mục biểu diễn của Võ sĩ được xác định theo phương
pháp trong 5 điểm của 5 giám khảo, sẽ loại trừ điểm cao nhất và loại trừ
điểm thấp nhất, 3 điểm còn lại sẽ cộng chia trung bình, điểm trung bình sẽ
lấy đến phần trăm sau dấu phẩy.
CHƯƠNG 5 : CÁC CÂU HỎI VỀ
QUY ĐỊNH – QUY CHẾ CỦA LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN
VIỆT NAM VÀ LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
****
97. Đề nghị thí sinh cho biết theo Quy chế quản lý chuyên môn mới ban hành năm
2016, hệ thống phân cấp dưới 10 đẳng hiện nay như thế nào? Hãy kể tên các
cấp dưới 10 đẳng và màu đai tương ứng?
Những điểm cơ bản của đáp án :

 12 cấp gồm:
Cấp 1
Đai trắng 1 vạch nâu
Cấp 2
Đai trắng 2 vạch nâu
Cấp 3
Đai trắng 3 vạch nâu
Cấp 4
Đai trắng 4 vạch nâu
Cấp 5
Đai nâu 1 vạch lam (xanh dương)
Cấp 6
Đai nâu 2 vạch lam
Cấp 7
Đai nâu 3 vạch lam
Cấp 8
Đai nâu 4 vạch lam
Cấp 9
Đai lam (xanh dương)-1 vạch lục (xanh lá cây)
Cấp 10
Đai lam 2 vạch lục
Cấp 11
Đai lam 3 vạch lục
Cấp 12
Đai lam 4 vạch lục
98. Đề nghị thí sinh cho biết theo Quy chế quản lý chuyên môn mới ban hành năm
2016, hệ thống đẳng hiện nay như thế nào? Hãy kể tên các đẳng và màu đai
tương ứng?
Những điểm cơ bản của đáp án :
 10 đẳng gồm:

1 đẳng Trợ giáo cấp 1
Đai xanh lục (Lục đai) 1 vạch đỏ
22


2 đẳng
3 đẳng
4 đẳng
5 đẳng
6 đẳng
7 đẳng

Trợ giáo cấp 2
Đai xanh lục (Lục đai) 2 vạch đỏ
Trợ giáo cấp 3
Đai xanh lục (Lục đai) 3 vạch đỏ
Trợ giáo cao cấp
Đai xanh lục (Lục đai) 4 vạch đỏ
Chuẩn võ sư
Đai Đỏ ( Hồng đai) 1 vạch vàng
Võ sư
Đai Đỏ ( Hồng đai) 2 vạch vàng
Võ sư cao cấp
Đai Đỏ ( Hồng đai) 3 vạch vàng
Đại võ sư quốc gia /
8 đẳng
Đai Đỏ ( Hồng đai) 4 vạch vàng
Võ sư quốc tế
9 đẳng Chuẩn Đại Võ sư quốc tế
Đai Tím ( Tía đai)

10 đẳng Đại Võ sư quốc tế
Đai Tím ( Tía đai) Mai vàng
99. Đề nghị thí sinh cho biết sự quản lý các đẳng cấp Võ thuật cổ truyền Việt Nam
giữa Qui chế quản lý chuyên môn cũ (ban hành năm 2014) và Qui chế quản lý
chuyên môn mới (ban hành năm 2016) có gì khác?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Theo Qui chế quản lý chuyên môn cũ (2014) thì cấp 13(1đẳng) và cấp 14 (2
đẳng) do Hội ở cấp tỉnh quản lý và được quyền tổ chức thi thăng cấp đai
cho hai cấp này. Nhưng theo Qui chế quản lý chuyên môn mới (2016) thì
hai cấp này do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam quản lý và tổ chức
thi thăng cấp đai, đẳng.
100. Đề nghị thí sinh cho biết: Để thi được cấp Võ sư (6 đẳng tương đương Cấp
18 của hệ thống cũ) theo hệ các bài qui định thì người dự thi phải có thời gian
hoạt động võ thuật tối thiểu là bao nhiêu năm? Tuổi đời tối thiểu là bao nhiêu?
Điều kiện và nội dung thi chuyển cấp như thế nào?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Để được thi cấp Võ sư thì người dự thi phải có ít nhất 20 năm hoạt động võ
thuật, tối thiểu là 35 tuổi. Điều kiện là phải có Giấy chứng nhận 5 đẳng
(hoặc cấp 17 của hệ thống cũ), phải có thành tích huấn luyện được Liên
đoàn/ Hiệp hội chủ quản xác nhận, phải bốc thăm thi 2 bài qui định trong
10 bài qui định của WFVV, trong đó 1 bài quyền, 1 bài binh khí và làm bài
kiểm tra lý thuyết do Hội đồng xét duyệt phong cấp biên soạn.
101. Đề nghị thí sinh cho biết: Việc thi nâng cấp đai từ 1 đẳng đến 7 đẳng (tương
đương từ cấp 13 đến cấp 18 theo hệ thống quy chế cũ) được tổ chức thành bao
nhiêu Hội đồng thi? Tại mấy khu vực? Mỗi khu vực gồm có bao nhiêu tỉnh/
thành?
Những điểm cơ bản của đáp án :
 Có 3 Hội đồng thi tương đương với 3 Khu vực.
Khu vực I gồm 25 Tỉnh/ Thành.
Khu vực II gồm 19 Tỉnh/ Thành.

23


Khu vực III gồm 19 Tỉnh/ Thành.
102. Đề nghị thí sinh cho biết ý nghĩa của việc thay đổi hệ thống phân cấp đai
mới do chủ kiến của Lãnh đạo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Nhiệm
kỳ IV và Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam nhiệm kỳ I?
Những điểm cơ bản của đáp án:
 Mang tính phổ quát để hội nhập với quốc tế.
 Phân biệt phẩm trật một cách rõ ràng về chuyên môn của mỗi cá nhân.
 Tôn vinh những người có trình độ chuyên môn.
 Phát huy tinh hoa của võ học và phát triển võ thuật lên một tầm cao mới
trong các kỳ thi.
103. Đề nghị thí sinh cho biết ý nghĩa: Trong Quy chế quản lý chuyên môn ban
hành năm 2016 của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, việc thi nâng cấp
được thực hiện theo các hệ thống nào?
Những điểm cơ bản của đáp án : 3 hệ thống
 Thi nâng cấp theo hệ thống bài quy định của Liên đoàn.
 Thi nâng cấp theo hệ thống bài tự chọn của các môn phái.
 Thi nâng cấp theo hệ thống thi đấu đối kháng Võ cổ truyền.

1.

2.

3.

4.
5.
6.


CHƯƠNG 6: CÁC CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI
ĐỂ LÀM LUẬN VĂN THI NÂNG CẤP CHO ĐẲNG 7
****
Đề nghị ông/thầy cho biết cơ duyên nào đã gắn ông/thầy với Võ thuật, ông đã
tham gia truyền bá những sở học ở đâu? bao nhiêu năm? Có những học trò đắc
ý nào? Bản thân ông đã từng tham gia vào các Hội Đoàn Võ thuật cấp nào?
Hiện nay ông/thầy đang sinh hoạt Võ cổ truyền ở đâu?
Đề nghị ông/thầy cho biết sức lan tỏa, tính hấp dẫn của Võ cổ truyền đối với
thanh thiếu niên Việt Nam, với các Võ sinh người nước ngoài. Sức lan tỏa của
Võ Việt không được rộng như một số môn võ ngoại như Karatedo;
Taekwondo; Wushu, ..v..v… ; Theo ông/thầy thì nguyên nhân tại sao?
Hiện nay Võ cổ truyền Việt Nam đã có chủ trương đưa vào giảng dạy trong
các trường phổ thông từ Tiểu học đến Trung học phổ thông phần Căn bản
công, và từng bước sẽ có những bài Võ cổ truyền giảng dạy phù hợp với tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh của tứng cấp học. Ông/Thầy hãy nhận xét, đánh giá
việc đưa Võ cổ truyền vào trường học bước đầu có gì thuận lợi, khó khăn và
hướng phát triển Võ cổ truyền tương lai trong trường học sẽ như thế nào?
Sự phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam sau 1975 đến nay?
Vai trò, vị trí Võ cổ truyền Việt Nam trong việc giữ nước và dựng nước ?
Nhận định về tác dụng của Võ cổ truyền Việt Nam trong đời sống thường
ngày?
24


7. Nêu những phần chính trong luật thi đấu và phương pháp trọng tài sẽ đem lại
những hiệu quả gì?
8. Đặc điểm của các loại binh khí dùng cho Võ cổ truyền Việt Nam?
9. Các tố chất thể lực nào phù hợp với môn Võ cổ truyền Việt Nam, Hãy phân
tích và đưa ra phương pháp huấn luyện điển hình?

10. Nêu những phương hướng chính trong việc bảo tồn, nghiên cứu và phát triển
Võ cổ truyền Việt Nam?
11. Đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa môn Võ cổ truyền Việt Nam và các
môn võ khác trên thế giới?
12. Truyền thống, lịch sử, nét đặc trưng văn hóa của Võ cổ truyền Việt Nam?
13. Phân tích câu “Văn vô đệ nhất - Võ vô đệ nhị” nêu một số ví dụ và cho biết ý
nghĩa của câu này có phù hợp với xã hội ngày nay không?
14. Võ cổ truyền đưa vào trường học sẽ giải quyết được vấn đề gì?
15. Xã hội hoá hoạt động Võ cổ truyền.
16. Nhận định về định hướng phát triển thống nhất Võ cổ truyền Việt Nam.
17. Nhận định về định hướng phát triển Võ cổ truyền Việt Nam ra thế giới của
Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam.
18. Phát triển Võ cổ truyền trong học đường.
19. Phát triển Võ cổ truyền trong lực lượng vũ trang.
20. Huấn luyện thể lực và kỹ chiến thuật cho võ sĩ thi đấu đối kháng Võ cổ truyền
Việt Nam.
21. Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và phương pháp huấn luyện ứng dụng cho môn
Võ cổ truyền Việt Nam.
22. Giáo trình cơ bản áp dụng cho thi đấu đối kháng Võ cổ truyền Việt Nam.
23. Lược sử môn phái Võ cổ truyền của anh/chị theo học.
24. Bản sắc văn hoá trong Võ cổ truyền Việt Nam.
25. Truyền thống lịch sử của Võ cổ truyền Việt Nam.
26. Những đặc tính tiêu biểu của Võ cổ truyền Việt Nam.
27. Những dòng Võ cổ truyền chính hiện nay tại Việt Nam.
28. Thập bát ban võ nghệ trong Võ cổ truyền Việt Nam.
29. Võ đạo Việt Nam.
30. Văn hóa lịch sử trong Võ đạo Việt Nam.
31. Triết lý nhân sinh trong Võ đạo Việt Nam.
32. Văn hóa thể chất trong Võ đạo Việt Nam.
33. Khoa học vận động truyền thống và hiện đại của Võ cổ truyền Việt Nam.


25


×