Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng chăm sóc sức khỏe thai sản ở phụ nữ và đánh giá việc xử lý các bất thường trong thời kỳ thai sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.75 KB, 101 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế
giới quan tâm. Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và sau sinh là vấn đề
đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khoẻ con người. Giai đoạn
phát triển ngắn ngủi của thai nhi có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự phát
triển tương lai của một con người. Sinh đẻ thai nghén là chức năng sinh lý của
người phụ nữ, nhưng quá trình này cũng dễ xảy ra bệnh lý, thậm chí còn có
thể đe doạ đến tính mạng dẫn tới tử vong. Trên thế giới có khoảng 585.000
phụ nữ tử vong/năm do các nguyên nhân liên quan đến thai sản và 99% tử
vong này ở những nước đang phát triển. Tỷ suất tử vong mẹ (MMR) vào
khoảng 450/100.000 trường hợp đẻ sống ở các nước đang phát triển so với
30/100.000 trường hợp đẻ sống tại các nước đã phát triển [3], [87].
Ở nước ta, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em nói chung, chăm sóc sản khoa
thiết yếu nói riêng luôn là một trong những trọng tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước. Song kết quả vẫn còn hạn chế, bức xúc, tỷ lệ tử vong mẹ (TVM)
vẫn còn cao, vấn đề sức khỏe sinh sản đã và đang đứng trước nhiều thách thức
vô cùng to lớn, tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ thấp và còn
nhiều vấn đề về sức khỏe tình dục, sức khỏe thanh niên [3].
Giảm tử vong mẹ là một mục tiêu ưu tiên của Chiến lược chăm sóc sức
khỏe sinh sản (CSSKSS) và là chỉ số tác động phản ánh tình hình kinh tế xã
hội và tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ của một quốc gia. Từ khi triển khai
thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2001 đến nay, tỷ số tử
vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống đều giảm qua các năm, năm 2010 (68), năm
2011 (66), năm 2012 (64) [2].


2


Năm 2012, tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai tăng lên 96,4%, trong khi năm
2011 là 96,2%; tỷ lệ phụ nữ khám thai 3 lần năm 2012 cũng tăng lên 87,4%;
năm 2011 tỷ lệ này là 86,5%. Tỷ lệ phụ nữ được cán bộ Y tế đở đẻ năm 2012
đạt 97,7%, tăng so năm 2011 đạt 97,4%. Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh
đạt 92,6% [2].
Qua các số liệu trên cho thấy tình trạng sức khoẻ sinh sản từng bước
được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả này phân bố không đồng đều giữa các vùng
miền. Tỷ lệ tai biến sản khoa, quản lý thai, chăm sóc sau sinh còn những mặt
hạn chế, đặc biệt những địa bàn vùng sâu, xa, vùng nghèo còn nhiều bất cập.
Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được hình thành và
củng cố, song vẫn còn một số tồn tại: đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
từ Trung Ương đến cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
được giao, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đảm bảo thực hiện dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản.
Riêng tỉnh Vĩnh Long là tỉnh còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ chuyên nghành ở các tuyến, cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ
trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Trong đó, huyện Bình Tân là
huyện mới chia tách từ năm 2007 còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng đến
nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện. Do
đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013 đạt chuẩn quốc gia.
2. Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai năm 2013 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long sử dụng các dịch vụ chăm sóc thai sản.
3. Đánh giá kết quả xử trí những bất thường được phát hiện trong thai kỳ của
sản phụ.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình tử vong mẹ trên thế giới và khu vực
1.1.1. Tình hình tử vong mẹ trên thế giới
Tử vong mẹ là tử vong của phụ nữ trong thời kỳ thai nghén hoặc trong
vòng 42 ngày sau kết thúc thai nghén, không tính đến thời gian và vị trí của
thai, do bất kỳ nguyên nhân gì liên quan đến thai nghén hoặc do thai nghén
làm nặng thêm hay do ảnh hưởng của điều trị, trừ chết do tai nạn hoặc tự tử
[1].
Hiện nay, hàng năm trên thế giới có khoảng gần 580.000 phụ nữ tử vong
có liên quan đến thai sản. Dường như cứ một phút qua đi lại có một bà mẹ
chết do hậu quả những biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ. Trong số họ
phần lớn là người còn trẻ hoặc mới bắt đầu làm mẹ. Không chỉ thế, cứ một bà
mẹ tử vong do thai sản thì có khoảng 100 bà mẹ khác bị đau yếu, mất sức lao
động, bị tật nguyền hoặc bị những tổn thương sinh lý do hậu quả của những
biến chứng thai sản. Do hậu quả của TVM, mỗi năm trên thế giới có khoảng
một triệu trẻ em mất mẹ và không được chăm sóc của người mẹ sau khi chào
đời, phần lớn sẽ bị chết không lâu sau đó [49], [78].
Theo số liệu thống kê của UNICEF, TVM khác nhau ở các châu lục, có
99% là những người đang sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những
người phụ nữ ở Đông và Tây Châu Phi và một số nước ở Châu Á cũng như ở
Châu Mỹ La tinh [60], [73]. Ở các nước đang phát triển, tỷ suất tử vong mẹ
vào khoảng 450/100.00 trường hợp đẻ sống so với 30/100.000 trường hợp đẻ
sống tại các nước đã phát triển và xảy ra ở các thời điểm khác nhau, trước
sinh chiếm tỷ lệ 23,9%; trong sinh chiếm 15,5% và tỷ lệ sau sinh là 60,6%


4


[3], [57]. Như vậy, tử vong mẹ phần lớn xảy ra tuần đầu sau khi sinh (60%),
đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu chiếm hàng
đầu.
Ở Afghanistan, chăm sóc bà mẹ và trẻ em được ưu tiên cao nhằm thúc
đẩy gia đình, y tế và cuối cùng là một xã hội lành mạnh. Vì nguyên nhân tử
vong của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản chiếm hàng đầu trong nguyên nhân tử
vong của phụ nữ [78]. Chăm sóc tốt phụ nữ mang thai góp phần giảm tỷ lệ tử
vong sơ sinh [79].
Cải thiện sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ là mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ Châu Phi 2000- 2005 [80].
1.1.2. Thực trạng tình hình tử vong mẹ tại Việt Nam
Tỷ suất tử vong mẹ ở Việt Nam được báo cáo là 85/100.000 trẻ đẻ sống,
hay trên 165/100.000 trẻ đẻ sống và khoảng 130/100.000 trẻ đẻ sống. Sự khác
biệt về các số liệu này có thể được giải thích là do các vấn đề trong phân tích
và độ tin cậy của dữ liệu [4].
Một cuộc điều tra quốc gia về làm mẹ an toàn (LMAT) trên 7 tỉnh đại diện
cho 7 vùng sinh thái của Việt Nam, đã chỉ ra các hạn chế trong cách tính
TVM. MMR khác nhau giữa các vùng, thấp ở đồng bằng sông Hồng
(45/100.000 trẻ đẻ sống), nhưng rất cao ở các tỉnh miền núi (411/100.000 ở
Cao Bằng). Một nghiên cứu cấp tỉnh, cũng chỉ ra MMR là 52,5/100.000.
MMR cũng được tính rất cao trong quần thể phụ nữ mang thai tại các bệnh
viện, tỷ lệ là 56,3% [10], [67].
Từ khi triển khai thực hiện chiến lược CSSKSS năm 2001 đến nay, tỷ
số TVM trong những năm gần đây giảm mạnh. Tuy nhiên số liệu báo cáo
thường thấp hơn nhiều so với số liệu điều tra nghiên cứu. Vì vậy, Vụ
SKBMTE đã tiến hành Điều tra Quốc gia về tử vong mẹ và sơ sinh nhằm thu


5


thập số liệu một cách chính xác làm cơ sở cho can thiệp nâng cao sức khoẻ và
giảm TVM, trẻ sơ sinh.
Theo ước tính của UNICEF/WHO thì tỷ suất tử vong mẹ của Việt
Nam năm 1995 là 95/100.000, nhưng theo các nghiên cứu tiến hành 2001 2002 đưa ra con số cao đáng kể so với con số ước tính. Tỷ suất TVM tại vùng
đồng bằng là 81/100.000 và miền núi là 269/100.000 [3]. Kết quả điều tra tử
vong mẹ ở Việt Nam 2006-2007 do Viện chiến lược và Chính sách y tế - Bộ y
tế thực hiện cho thấy tỷ số TVM ở khu vực miền núi (108/100.000 trẻ đẻ
sống) vẫn cao hơn khoảng 3 lần so với đồng bằng (36/100.000 trẻ đẻ sống).
Tương tự, điều tra TVM tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do
Trường Đại học Y khoa Thái Bình tiến hành cho thấy tỷ số TVM là
119/100.000 trẻ đẻ sống, cao gần gấp hai lần so với toàn quốc, trong đó cao
nhất là vùng Tây Bắc (242/100.000 trẻ đẻ sống), tiếp đến là Tây Nguyên
(108/100.000 trẻ đẻ sống) và Đông Bắc (86/100.000) [3].
Rất khó có thể đo lường chính xác TVM. Để tính được tỷ lệ và MMR
sẽ mất rất nhiều chi phí, trong khi kết quả có được không chính xác vì thiếu
báo cáo hoặc do phân loại tử vong không đúng. TVM thường không được báo
cáo vì người dân thường chết bên ngoài cơ sở y tế, và do đó các khai báo tử
vong thường không chính xác. Trong một số nghiên cứu, con số thực của
TVM có thể gấp hai đến ba lần con số báo cáo chính thức [3].
1.2. Nguyên nhân tử vong mẹ
Trên thế giới, hầu hết các trường hợp TVM chủ yếu do 5 nguyên nhân
chính là băng huyết, nhiễm trùng, tai biến do nạo phá thai không an toàn, sản
giật và vở tử cung.
Ở Việt Nam, các nguyên nhân chính của TVM cũng tương tự như vậy.
Theo các nghiên cứu điều tra về TVM nêu trên cho thấy nguyên nhân trực
tiếp chiếm tới 70% – 80% TVM. Trong đó băng huyết sau sinh là nguyên


6


nhân hàng đầu (34,7% - 43,4%), tiếp đến là sản giật (10,7% - 18,4%), nhiễm
khuẩn (7,4% - 14,3%), phá thai/sẩy thai (5,7%), tắc mạch ối 4,1% - 4,9%), vỡ
tử cung (1,6%) [2], [54], [75].
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan mật thiết giữa tỷ số
TVM với tập quán sinh đẻ tại nhà, số lần sinh con và trình độ học vấn của bà
mẹ (TVM ở những phụ nữ sinh con lần thứ ba trở đi cao gấp 5,6 lần so với
phụ nữ sinh con lần thứ hai trở xuống, đẻ tại nhà cao gấp 5 lần so với đẻ tại
CSYT. TVM ở phụ nữ mù chữ hoặc chỉ biết đọc, biết viết cũng cao gấp 2,5
lần so với phụ nữ có trình độ tiểu học) [20], [23], [41].
1.2.1. Phân loại tử vong mẹ theo nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
Trong các nguyên nhân gây tử vong mẹ thì 80% là các nguyên nhân
trực tiếp, còn lại là do các nguyên nhân gián tiếp.
Tử vong do tai biến sản khoa trực tiếp là những trường hợp tử vong có
nguyên nhân do biến chứng sản khoa trong giai đoạn thai sản (thời kỳ mang
thai, chuyển dạ và sau sinh), do can thiệp sản khoa, chẩn đoán sai, điều trị
không đúng hoặc tất cả các nguyên nhân trên; chiếm 80% các trường hợp tử
vong trên thế giới (WHO,1999) [4]; thường gặp là băng huyết, nhiễm trùng,
tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, nạo phá thai không an toàn, thai ngoài tử cung,
tắc mạch ối và các trường hợp tử vong có liên quan đến gây mê trong mổ đẻ.
Tử vong do tai biến sản khoa gián tiếp là những trường hợp tử vong
những bệnh hiện tại, hoặc đã mắc từ trước và phát triển nặng lên trong quá
trình mang thai, không phải nguyên nhân sản khoa trực tiếp. Ví dụ, bệnh gan,
thiếu máu, sốt rét, bệnh tim, lao, AIDS và uốn ván [1], [85].
1.2.2. Mô hình ba chậm
Nghiên cứu của trường đại học Columbia (Mỹ) đưa ra mô hình “Ba
chậm” để giải thích đầy đủ hơn nguyên nhân tử vong mẹ ở các nước đang
phát triển:


7


@ Giai đoạn chậm thứ nhất (nhân tố văn hóa /kinh tế xã hội).
Liên quan đến việc quyết định của bà mẹ và gia đình để tìm kiếm sự
chăm sóc sản khoa.
Nhiều yếu tố xã hội và văn hóa cũng ảnh hưởng đến tử vong mẹ, ví dụ tỷ
lệ mù chữ cao, kết hôn sớm, có thai cũng như đẻ nhiều và thiếu các dịch vụ
chăm sóc y tế cho bà mẹ. Số trường hợp tử vong cao nhất ở bà mẹ mù chữ
(76%), không có nghề nghiệp (67%) và sống trong tình trạng nghèo đói hoặc
thu nhập thấp (38%) [36].
Theo báo cáo của WHO, ở khu vực Tây Thái Bình Dương, MMR là 150650/100.000 trẻ sơ sinh sống [77]. Tuy nhiên, ở các nước phát triển TVM rất
thấp, ví dụ: tại Mỹ nguy cơ chết mẹ là 1/3500. Một vài nước ở Châu Á, như
năm 2001, Nhật Bản TVM là 6,7/100.000, Singapore là 7,2/100.000, Trung
Quốc (1998) là 95/100.000, trong đó thành thị là 50/100.000 và nông thôn là
115/100.000 [36], [58]. Điều này cho thấy sự khác nhau về kinh tế xã hội có
tác động không nhỏ đến TVM của các quốc gia, ngay cả sự khác nhau giữa
các vùng sinh thái trong một quốc gia [30].
@ Giai đoạn chậm thứ hai (khả năng tiếp cận với cơ sở y tế )
Liên quan đến việc xác định và đi đến các cơ sở chăm sóc sản khoa.
Sự khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSKSS có chất lượng là
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả thai nghén của bà mẹ. Khoảng cách từ
nhà đến Trạm Y tế (TYT), nhận thức của các thành viên trong gia đình về chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nền văn hóa, viện phí, sẽ ảnh hưởng đến
việc sinh tại nhà hay cơ sở Y tế. Theo WHO, mỗi năm có 45 triệu bà mẹ
không quyết định nơi sinh và 19 triệu lượt đẻ không an toàn giết chết 68.000
phụ nữ, 135 bà mẹ chết liên quan đến thai nghén, nghiên cứu cho thấy cứ 5
phụ nữ có 1 phụ nữ đẻ không an toàn, và có ít nhất 1 bà mẹ nhiễm trùng [78].


8


Có khoảng 5% số phụ nữ mang thai trong số 7 triệu phụ nữ cần phẩu
thuật, nhiều người trong số đó không thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sản
khoa kịp thời. Hậu qủa của sự không thoả mãn nhu cầu này là có 500.000
trong tổng số 1.000.000 phụ nữ sống trong tàn tật đau đớn [83].
@ Giai đoạn chậm thứ ba (chất lượng chăm sóc)
Liên quan đến CSYT bao gồm sự tiếp nhận điều trị đầy đủ và thích hợp.
Theo WHO, phần lớn TVM đều có thể tránh được nếu phụ nữ được
chăm sóc tốt trước, trong và sau đẻ. Phần lớn tử vong xảy ra ngay sau đẻ, vì
lúc đó phụ nữ ít được tiếp nhận sự chăm sóc mà họ rất cần. Nghiên cứu 718
ca tử vong mẹ ở Ai Cập nhận thấy rằng 92% trong số đó có thể tránh được tử
vong nếu họ nhận được dịch vụ chăm sóc với chất lượng tốt [74].
Tử vong mẹ ở nước ta có sự khác nhau giữa các khu vực dân cư, trong
số đó cơ sở y tế giữ vai trò nhất định trong giải quyết các tai biến sản khoa và
góp phần giảm tử vong mẹ [17].
Năng lực của cơ sở y tế cung cấp dịch vụ có vai trò quan trọng đối với
việc giải quyết giai đoạn chậm thứ ba. Sự thiếu kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sinh sản của phụ nữ, thiếu thuốc và trang thiết bị thiết yếu, cũng như hạn
chế về năng lực chuyên môn trong cấp cứu sản khoa là những yếu tố góp
phần làm tăng tử vong mẹ [4], [16], [21].
* Thực trạng chất lượng chăm sóc
- Trước sinh: Nhiều phụ nữ các nước đang phát triển không được chăm sóc
thích đáng khi mang thai. Ở các nước phát triển, 97% phụ nữ được chăm sóc
trước sinh, thì con số này ở các nước đang phát triển là 60% [59]. Có ít nhất
35% số phụ nữ ở các nước đang phát triển không được chăm sóc thai nghén
suốt thời kỳ mang thai [50].
- Khi sinh: Khoảng 50% phụ nữ khi sinh không có sự trợ giúp của người đở
đẻ có trình độ chuyên môn và 70% phụ nữ không được chăm sóc trong vòng 6


9


tuần sau đẻ [60]. Chỉ có 58% phụ nữ ở các nước đang phát triển có sự hỗ trợ
của nhân viên y tế (nữ hộ sinh hoặc bác sỹ) và chỉ có 40% phụ nữ đẻ tại bệnh
viện hoặc các cơ sở Y tế. Phần lớn các trường hợp tử vong mẹ (61%) xảy ra
trong khi đẻ hoặc trong thời kỳ hậu sản [66].
- Sau sinh: Cơ sở y tế giữ một vai trò nhất định trong giải quyết các tai biến
sản khoa góp phần giảm tử vong mẹ, đặc biệt vấn đề cung cấp dịch vụ chăm
sóc sau sinh. Tại các nước phát triển, 90% phụ nữ được chăm sóc sau đẻ thì
chỉ có 30% phụ nữ các nước đang phát triển và 5% phụ nữ tại các nước nghèo
và các khu vực rất nghèo được hưởng dịch vụ này [64]. Thời kỳ đầu sau đẻ là
thời kỳ xảy ra phần lớn các tử vong.
1.2.3. Nguyên nhân khác
Ngoài ra, nghiên cứu ở những quốc gia đang phát triển, cho thấy khoảng
90% TVM (hơn 5,5 triệu mỗi năm) xảy ra ở những quốc gia này, nguyên nhân
là sự thiếu nguồn lực, sự hài lòng của các bà mẹ về các dịch vụ CSTS [63].
Trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc y tế thiếu
thốn, lạc hậu cùng với những thói quen và nhận thức hạn chế của các bà mẹ
trong khi mang thai và khi sinh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình sức khỏe và tử vong mẹ [64].
1.3. Chương trình làm mẹ an toàn và công tác chăm sóc thai sản
1.3.1. Sự ra đời của chương trình làm mẹ an toàn
Sáng kiến toàn cầu về LMAT được trình bày ở Hội nghị năm 1987 tại
Nairobi, Kenya. Mục tiêu là hướng sự quan tâm của thế giới đến hàng ngàn ca
tử vong và hàng triệu các ca bệnh nặng hành hạ phụ nữ hàng năm và làm giảm
tỷ lệ tử vong mẹ xuống còn một nửa vào năm 2000 [2]. Từ đó thuật ngữ "làm
mẹ an toàn" xuất hiện. Sự ra đời của khái niệm này là kết quả của sự hợp tác
chặt chẽ giữa WHO, UNICEF, Hiệp hội Gia đình và Dân số Liên hiệp quốc,
Ngân hàng thế giới và Hội đồng Dân số Thế giới [2].



10

Sáng kiến LMAT đã được hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế chọn
lọc làm chương trình hành động. Chương trình được thực hiện với sự hỗ trợ
của UNICEF, Hiệp hội gia đình và Dân số Liên hiệp quốc, Ngân Hàng Thế
giới và Hội đồng Dân số Thế giới, Hiệp hội cha mẹ quốc tế, Hiệp hội nữ sinh
quốc tế, Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế [9], [14]. Từ năm 1995, Bộ Y tế đã
phối hợp với WHO và UNICEF khởi xướng chương trình LMAT tại Việt
Nam. Mục đích của chương trình là đảm bảo cho người phụ nữ được tiếp cận
với dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng, đặc biệt là chăm sóc cho bà mẹ,
phòng chống tai biến sản khoa nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em [15],
[78].
1.3.2. Khái niệm về làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn là đảm bảo tốt sức khỏe cho phụ nữ và thai nhi trong
quá trình mang thai, sinh đẻ và giai đoạn hậu sản. Như vậy, LMAT là những
biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi (cũng
như trẻ sơ sinh) mục đích là giảm tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ
nữ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày sau sinh) [2],
[77].
Những nội dung chính của làm mẹ an toàn:
- Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh.
- Kế hoạch hóa gia đình.
Công tác thông tin giáo dục truyền thông để cung cấp kiến thức cho
phụ nữ đóng góp một phần không nhỏ vào trong LMAT [35].
1.3.3. Công tác chăm sóc thai sản
Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm
1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một
trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi
khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản chứ không



11

phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản”. Từ định
nghĩa này có thể khẳng định rằng, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một
tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và
hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS [34],
[76].
Như vậy, chăm sóc thai sản là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai phụ trước sinh, trong khi sinh và thời kỳ hậu
sản (42 ngày sau sinh), nhằm mục đích giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
1.3.3.1. Chăm sóc trước sinh
Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn vì nếu khám thai
đầy đủ sẽ giảm được tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con. Chăm sóc khi có
thai còn được gọi là chăm sóc trước sinh [5], [37].
@ Quản lý thai
Đăng ký quản lý thai nghén tốt trong khi mang thai cho đến khi
chuyển dạ có tác động rất lớn đến sự an toàn của mẹ, bởi vì qua việc đăng ký
quản lý thai nghén chúng ta có thể [39]:
- Phát hiện có thai dựa theo kinh nguyệt và các xét nghiệm thai, siêu
âm để khẳng định có thai.
- Xác định sớm những nguy cơ, biến chứng có liên quan đến thai
nghén, rối loạn huyết áp trong thời kỳ có thai, phù và tiền sản giật.
- Sàng lọc và điều trị thiếu máu, sốt rét, các bệnh nhiễm trùng qua
đường tình dục.
- Giáo dục tư vấn cho thai phụ vệ sinh và hiểu biết về thai nghén.
- Giải thích những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thường xảy ra khi
nào, nếu xảy ra thì nên đếm khám và xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn,
giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó.
Quản lý thai là một việc làm khoa học, có ý nghĩa lớn đối với công tác



12

chăm sóc trước sinh, đòi hỏi người cán bộ y tế vừa phải có trình độ chuyên
môn, vừa phải có phương pháp làm việc. Có 4 công cụ chính để quản lý thai:
* Sổ khám thai: là công cụ cho biết tổng thể về số lượng và chất lượng khám
thai. Qua đó người cán bộ y tế có thể quản lý tốt hơn về sức khỏe bà mẹ khi
mang thai và có thể để đánh giá chất lượng công việc của mình.
* Phiếu khám thai: là một công cụ giúp chăm sóc trước sinh, trong khi sinh,
sau sinh và cả thời gian giữa hai kỳ có thai. Nó được sử dụng đầy đủ như một
phiếu khám thai, là phiếu theo dõi và phát hiện nguy cơ.
* Bảng quản lý thai sản: được sử dụng tại các TYT, có tác dụng cho biết số
sinh trong tháng để có kế hoạch phục vụ, giúp đánh giá được khả năng quản lý
thai, xem cơ sở có quản lý thai được sớm không, và giúp quản lý số đã sinh để
thực hiện việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và vận động kế họach hóa gia đình.
* Hộp hẹn và phiếu hẹn: giúp kiểm tra xem người được hẹn có đến đúng hẹn
không. Có nhiều lần hẹn trong một thai kỳ: hẹn khám thai (3 lần), hẹn tiêm
phòng uốn ván (2 mũi), hẹn cấp phát viên sắt (5 lần).
- Một thai phụ phải khám thai thường kỳ, ít nhất ba lần trong suốt thời kỳ
mang thai để đánh giá tình trạng của thai nghén, đồng thời phát hiện những
nguy cơ của cả thai phụ lẫn thai nhi và hướng dẫn cho thai phụ những vấn đề
có liên quan đến tình trạng thai sản của họ [28].
+ Khám thai lần thứ nhất được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục
đích là xác định có thai, phát hiện những bất thường và những biến chứng
sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lý gây chảy máu.
+ Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa để đánh giá sự phát triển của
thai và phát hiện thai nghén có nguy cơ cao và tiêm phòng uốn ván.
+ Khám thai lần thứ ba vào tháng cuối để phát hiện những biến chứng
muộn và xác định khoảng thời gian sinh và nơi sinh.



13

- Trong quá trình khám thai sẽ đăng ký quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn
ván, tư vấn cho thai phụ về chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi, vệ sinh
thai nghén bao gồm cả vấn đề sinh họat tình dục [35]. Các lý do phải tiêm
phòng uốn ván như sau:
+ Vaccin phòng uốn ván là loại thuốc khi tiêm vào sẽ kích thích cơ thể
sản xuất ra kháng thể chống lại bệnh uốn ván vì vậy bảo vệ cho cả mẹ lẫn con
không bị uốn ván.
+ Tiêm Vaccin uốn ván không có hại cho thai nhi mà chỉ có lợi cho cả
mẹ lẫn con.
+ Đối với người chưa tiêm lần nào thì phải tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất
vào tháng thứ tư trở đi, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất một tháng, muộn
nhất là trước đẻ từ 15 ngày cho đến một tháng.
+ Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi trong lần có thai trước thì có thai lần
thứ hai chỉ cần tiêm một mũi [22], [25].
- Uống bổ sung viên sắt chống thiếu máu
+ Viên sắt uống ngày 1 đến 2 viên. Uống một tuần nên nghỉ một tuần
rồi uống tiếp để tránh táo bón. Khi uống viên sắt, phân có màu đen.
+ Những thức ăn giàu sắt như rau muống, thịt cá, rau xanh, hoa quả tươi
+ Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu chất sắt
+ Cà phê, nước chè ức chế hấp thu sắt [24], [44].
Bổ sung Sắt cho phụ nữ mang thai và người đang phát triển là vấn đề
quan trọng cần được thực hiện thường xuyên [55], [69].
@ Dinh dưỡng
Thai phụ cần được biết rằng dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho bà mẹ có sức
đề kháng chống lại bệnh tật, không bị thiếu máu khi có thai, con sinh ra sẽ
không bị nhẹ cân, trí tuệ phát triển tốt [56]. Những trường hợp người mẹ bị

thiếu ăn hoặc ăn uống kiên cử không hợp lý chính là nguyên nhân của suy


14

dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500gram [15],
[27]. Vì vậy trong khi có thai người mẹ cần phải tăng khẩu phần ăn lên 1/4 so
với lúc chưa có thai, ăn tăng trong mỗi bữa hoặc ăn nhiều bữa hơn. Tăng
cường ăn các loại thức ăn giàu chất đạm, mỡ, đường...Thức ăn phải có thịt,
cá, tôm, sữa, trứng, đậu, lạc, vừng, dầu ăn, rau và quả tươi; không được ăn
thức ăn ôi, thiu [6], [73].
Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, cần ăn nhiều hơn sao cho năng
lượng cung cấp thêm 360Kcal/ngày và trong 3 tháng cuối năng lượng cung
cấp thêm 475Kcal/ngày [13], [19].
@ Làm việc theo khả năng
+ Những người có công việc nặng nhọc hay độc hại thì nên xin tạm
chuyển sang một công việc khác trong thời gian có thai và nuôi con nhỏ.
+ Cần đảm bảo ngủ ít nhất một ngày là 8 giờ.
+ Không làm việc vào tháng cuối để nâng cao sức khỏe và tăng cân
cho cả mẹ và con.
+ Tránh mang vác bất kỳ vật nặng gì trên đầu hay vai
+ Không bao giờ để kiệt sức
+ Không làm việc ngâm mình dưới nước hoặc trèo cao.
+ Tránh làm việc vào ban đêm.
@ Vệ sinh khi có thai
+ Tắm rửa thường xuyên. Tắm dội, không ngầm mình trong bồn tắm
tránh bị lạnh.
+ Mặc quần áo rộng, thoáng. Tránh mặt quần áo chật.
+ Giữ cơ quan sinh dục sạch sẽ bằng cách hàng ngày rửa bộ phận sinh
dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng, thường xuyên thay quần áo lót.

+ Rửa đầu vú hàng ngày bằng nước sạch. Không cần dùng xà phòng
nhưng nếu dùng xà phòng phải là xà phòng nhẹ không có chất ăn da. Nếu đầu


15

vú bị tụt, dùng ngón ta kéo đầu vú ra. Nếu vú bị sưng, đau hoặc đỏ, phải đi
khám ngay, không nên bôi, đắp các thuốc bằng lá cây vì sẽ bị nhiễm khuẩn có
thể làm bệnh nặng thêm.
Thai phụ cũng nên được tư vấn để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh sắp
tới: Sắp sẵn những đồ dùng cần thiết, không nên đi xa trước lúc sinh, lựa chọn
địa điểm sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng biện pháp tránh thai [42], [46].
@ Tư vấn trước sinh
Gồm những vấn đề chung cho mọi sản phụ nhưng cũng phải chú ý đến
những trường hợp cá biệt, có những hoàn cảnh đặc biệt.
Đối với những người có thai lần đầu phải cung cấp những thông tin
về thai nghén, còn những người có thai lần thứ ba trở lên cần biết về những
bất lợi và nguy cơ của có thai nhiều lần [7], [11].
1.3.3.2. Chăm sóc trong chuyển dạ
Giúp cho bà mẹ dự kiến ngày sinh để có sự chuẩn bị, tư vấn cho bà mẹ
trước khi sinh, nếu thai nghén có nguy cơ cao phải chọn nơi sinh ở tuyến có
thể phẫu thuật được, những trường hợp đẻ từ con thứ tư trở lên hoặc vòng
bụng trên 34cm không được sinh tại TYT và tại nhà [8].
Trong khi theo dõi và chăm sóc người phụ nữ chuyển dạ đẻ, cán bộ y
tế phải khai thác các yếu tố về người mẹ, sự phát triển của thai, tình trạng hiện
tại của thai nhi và phần phụ, diễn biến của chuyển dạ để tiên lượng cuộc đẻ có
những thái độ xử trí thích hợp. Đặc biệt là phải quan tâm nhiều hơn đến
những cuộc chuyển dạ mà người mẹ bị các bệnh nội khoa mạn hay cấp tính
hoặc sản phụ có sẹo mổ ở tử cung [31].
Theo dõi cuộc chuyển dạ tích cực là ghi chép quá trình diễn biến của

cuộc chuyển dạ trên biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và theo dõi, xử trí cuộc
chuyển dạ bị đình trệ, thai suy, sử dụng các thuốc tăng co hoặc giảm co, gây
tê gây mê trong chuyển dạ [40].


16

Trong thực tế, tư vấn cho người phụ nữ trong khi chuyển dạ là rất khó
khăn bởi vì lúc này có rất nhiều yếu tố chi phối người phụ nữ.
Cho nên phải lựa chọn những vấn đề cần thiết nhất liên quan đến cuộc
chuyển dạ, mà sẽ tác động trực tiếp đến bản thân họ và đứa bé sẽ ra đời như thế
nào trong những giờ tới.
Vì vậy, phải giải thích cho người phụ nữ và gia đình biết tình trạng của
cuộc chuyển dạ, những điều có thể xảy ra và nếu xảy ra thì xử trí như thế nào
để họ yên tâm vì có sự động viên và chia sẻ của người cung cấp dịch vụ.
Cán bộ y tế cần phải thực hiện tư vấn ngay cả trước khi sinh và ngay
sau khi sinh để người sản phụ và gia đình thực hiện.
Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như khi có những tai biến sản
khoa xảy ra. Trẻ sơ sinh chết hoặc dị dạng hoặc là khi sản phụ bị sốc về tâm lý
hoặc bị chấn thương về tâm thần có liên quan đến cuộc chuyển dạ thì phải có
những tư vấn đặc biệt [43].
1.3.3.3. Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản
Thời kỳ hậu sản được tính từ sau khi cuộc đẻ được hoàn tất cho đến 42
ngày sau đẻ. Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản là phải:
- Theo dõi chặt chẽ bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh để phát hiện
chảy máu ở bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh bị lạnh hay ngược lại.
- Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau sinh và phát hiện những
bất thường để xử trí.
- Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 6 tuần sau sinh để phát hiện và
xử trí những trường hợp sốt sau sinh, hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm

sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sơ sinh non tháng, nhẹ cân và chăm sóc sơ sinh bị
dị tật [32], [52].
Tư vấn sau khi sinh


17

Tất cả cán bộ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực CSSKSS phải nắm
vững, vận dụng 10 bước thành công nuôi con bằng sữa mẹ theo báo cáo của
WHO 1983 [51].
Cần phải tư vấn cho người mẹ lợi ích và cách thức nuôi con bằng sữa
mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ.
Mẹ cần cho trẻ bú mẹ ngay, hoặc nửa giờ sau sinh, lợi ích của sữa non,
cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn
nào khác kể cả nước chín, thời điểm cai sữa tốt nhất 18-24 tháng [12], [62].
Những vấn đề sinh lý bình thường trong thời kỳ hậu sản, chế độ dinh
dưỡng hợp lý để đảm bảo sự hồi phục của người mẹ cũng như sự phát triển
của trẻ sơ sinh [45].
Vệ sinh trong thời kỳ hậu sản.
Vấn đề áp dụng các biện pháp tránh thai ngay sau khi sinh.
1.3.3.4. Những bất thường trong thai nghén, chuyển dạ và sinh đẻ

 Thai kỳ có nguy cơ cao [8]:
Thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng thai nghén không có lợi cho mẹ,
thai và sơ sinh. Có thể phân chia thành 5 nhóm chính sau đây:
Nhóm nguy cơ có liên quan tới cơ địa của thai phụ:
- Tuổi của thai phụ:
+ Dưới 16 tuổi: dễ bị đẻ khó, đẻ non, tỷ lệ tử vong chu sinh cao.
+ Trên 35 tuổi: dễ bị đẻ khó, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, sơ sinh dị
dạng, tử vong chu sinh cao.

- Thể trạng của thai phụ: quá béo (trên 70 kg) hoặc quá gầy (dưới 40 kg)
cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cho mẹ trong cuộc đẻ.
- Những bất thường về giải phẫu của đường sinh dục như tử cung đôi, tử
cung hai sừng, vách ngăn tử cung… dễ gây đẻ non [68], [70].


18

Nhóm nguy cơ liên quan tới bệnh tật của mẹ có từ trước [71]:
- Tăng huyết áp: nguy cơ tử vong mẹ và thai (sản giật).
- Bệnh thận: nguy cơ cao huyết áp mạn dẫn tới sản giật, tiền sản giật.
- Tiểu đường: gây thai to và dễ tử vong.
- Bệnh tim: đặc biệt là bệnh tim có biến chứng gây tử vong cao.
- Bệnh nội tiết: Basedow, tiểu đường dễ gây biến chứng cho mẹ và cho
thai nhi.
- Rối loạn hệ miễn dịch, bệnh tạo keo.
- Bệnh ác tính của mẹ: ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng…
- Bệnh thiếu máu: suy tuỷ, hồng cầu lưỡi liềm.
- Bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính: lao phổi, thương hàn…
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: chlamydia trachomatis, herpes
sinh dục, HPV, lậu, giang mai, HIV.
- Bệnh do virus: viêm gan virus, rubella.
- Bệnh do ký sinh trùng: sốt rét cơn, trichomonas âm đạo.
- Bệnh não: viêm não, động kinh, tâm thần...
- Nhiễm khuẩn niệu - sinh dục: tụ cầu, Coli, Proteus.
- Bệnh di truyền có tính chất gia đình như: chảy máu, tiểu đường, sinh
đôi, đa thai…
- Bệnh ngoại khoa: gãy xương chậu, bệnh trĩ, tạo hình bàng quang do
chấn thương…
Nhóm bệnh và các yếu tố bất thường phát sinh trong kỳ thai này:

- Chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh thiếu máu, tiền sản giật do thai
nghén, ngôi bất thường, thai to (thường liên quan đến bệnh tiểu đường) [72].
Nhóm có tiền sử sản khoa nặng nề:
- Sẩy thai liên tiếp nhiều lần: thường do bất thường của hai vợ chồng,
thiểu năng nội tiết, bất thường ở tử cung.


19

- Thai chết lưu: cần phát hiện nguyên nhân. Ví dụ: u xơ tử cung, bệnh
toàn thân như tăng huyết áp, bệnh thận…..
- Tiền sử đẻ non, con dưới 2500g gây nguy cơ cho sơ sinh.
- Hoạt động của nội tiết sinh dục kém dễ gây sẩy thai, đẻ non…
- Bất đồng nhóm máu ABO gây nguy cơ cho thai.
- Tiền sử sản giật dễ bị sản giật ở những lần có thai sau.
- Trẻ dị dạng bẩm sinh, bất thường thể nhiễm sắc thì dễ bị dị dạng ở các
lần sau.
- Tiền sử bị đình chỉ thai nghén thì lần có thai này cũng dễ bị nguy cơ
đó. Chẳng hạn như tiền sử đình chỉ thai nghén do tiền sản giật nặng thì thai
lần này cũng dễ bị như vậy.
- Tiền sử phẫu thuật lấy thai dễ có nguy cơ phẫu thuật lại hoặc tiền sử đẻ
forceps, giác kéo… dễ bị can thiệp lại ở lần có thai này.
- Các lần đẻ quá gần hoặc quá xa nhau.
Nhóm nguy cơ cao có liên quan tới yếu tố xã hội:
- Liên quan tới nhóm này, phải kể đến các yếu tố như cảnh nghèo đói,
trình độ văn hóa thấp, ở xa cơ sở y tế, giao thông vận tải không thuận tiện. Tất
cả những yếu tố trên đều là những nguy cơ cao cho thai kỳ của một phụ nữ.

 Chảy máu trong nữa đầu thai kỳ:
- Dọa sẩy thai, Sẩy thai: Sẩy thai là trường hợp thai và nhau bị tống ra

khỏi buồng tử cung trước 22 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối), có thể
gây chảy máu nhiều, đòi hỏi phải giải quyết cấp cứu, sẩy thai sót nhau có thể
gây rong huyết, nhiễm khuẩn.
- Thai ngoài tử cung: Là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một
vị trí ngoài buồng tử cung, thường gặp thai đóng ở vòi trứng, thai không phát
triển được lâu, vòi trứng sẽ bị vỡ sớm và gây chảy máu trong dữ dội có tính
chất cấp cứu, rất nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.


20

- Thai trứng: là bệnh của nhau thai, trong đó gai nhau thoái hóa thành
các túi mọng nước. Bệnh có thể gây nghén nặng, thiếu máu, nhiễm độc. Khi
sẩy gây chảy máu nhiều, biến chứng có thể thành ung thư nguyên bào nuôi,
tiên lượng rất hiểm nghèo.

 Chảy máu trong nữa cuối thai kỳ và trong chuyển dạ:
- Nhau tiền đạo: Là nhau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp
lỗ trong cổ tử cung. Có thể làm cho ngôi thai bình chỉnh không tốt, ngăn cản
đường ra của thai, gây chảy máu khi có thai đặc biệt là chảy máu nhiều khi
chuyển dạ và khi bong nhau.
- Nhau bong non: Là rau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm
trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương. Đây là một cấp cứu sản khoa
xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh chóng, thường gây tử vong thai nhi và đe dọa
tính mạng người mẹ.
- Dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung: Đây là tai biến nguy hiểm trong sản
khoa, có thể xảy ra trong khi mang thai những tháng cuối và nhất là trong khi
chuyển dạ. Hậu quả gây chết thai, chảy máu mẹ nhiều có thể gây tử vong.

 Chảy máu sau sinh: Là trường hợp chảy máu âm đạo sau sinh quá

500ml, là biến chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng
đầu. Bệnh cảnh thường gặp là: đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục (đặc
biệt là vở tử cung), bất thường về bong nhau và sổ nhau, rối loạn đông máu.

 Choáng sản khoa: Là một tình trạng suy sụp tuần hoàn do nhiều
nguyên nhân khác nhau, làm giảm hoặc ngừng cung cấp máu, oxygen đến
nuôi dưỡng các cơ quan đặc biệt là các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não.
Đây là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi NVYT phải có thái độ xử trí kịp thời và
tích cực mới có khả năng cứu sống người bệnh. Trong sản khoa, choáng
thường gặp là choáng do thiếu máu (băng huyết sau sinh, sẩy thai,...) hoặc do
nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hậu sản, phá thai nhiễm khuẩn,...).


21

 Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật:
- Tăng huyết áp do thai:
Là huyết áp tâm trương từ 90 – 110mmHg, được đo hai lần cách nhau
04 giờ, xuất hiện sau 20 tuần tuổi thai và không có protein niệu.
- Tiền sản giật, sản giật:
Tiền sản giật: là tình trạng tăng huyết áp kèm với đạm niệu, xảy ra sau
20 tuần tuổi thai và biến mất hoàn toàn sau sinh, có hoặc không có phù. Tiền
sản giật có thể xuất hiện sớm hơn, trước tuần 20 của thai kỳ trong những
trường hợp đa thai và thai trứng.
Sản giật: là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, bao gồm tiền sản giật
có cơn giật với 4 giai đoạn điển hình: xâm nhập, giật cứng, giật giãn cách và
hôn mê.
Tiền sản giật, sản giật có thể gây tử vong cho mẹ và con, làm tăng khả
năng sinh mổ, tăng tỷ lệ sinh non và suy dinh dưỡng bào thai.


 Sinh đôi:
 Ngôi bất thường:
 Dọa sinh non và sinh non: Đây là trường hợp sinh khi tuổi thai từ
hết 22 tuần đến hết 37 tuần tuổi, thai dễ bị sang chấn trong khi sinh, dễ bị
ngạt, yếu khó nuôi. Vấn đề đặt ra trong chuyển dạ là phải chẩn đoán sớm ở
giai đoạn tiềm thời để việc điều trị đạt hiệu quả.

 Thai quá ngày: Là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày (quá 41 tuần)
tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Trường hợp này thai rất dễ bị suy, ngạt
hoặc tử vong do bánh nhau thoái hóa gây thiếu dinh dưỡng. Phải cho nằm
viện theo dõi để phát hiện sớm suy thai.

 Vỡ ối non: Là vỡ ối khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
 Sa dây rốn: Thường gặp trong ngôi bất thường, dây rốn có thể vẫn
nằm trong bọc ối hoặc sa vào âm đạo hay âm hộ.


22

 Thai chết lưu: Là thai chết trong lòng tử cung khi tuổi thai từ 22
tuần trở lên cho đến trước khi chuyển dạ trong trường hợp này tử cung có thể
nhỏ hơn tuổi thai và không nghe thấy tim thai.

 Nhiễm HIV khi có thai:
 Phù phổi cấp trong chuyển dạ:
 Chuyển dạ đình trệ:
 Suy thai cấp:
 Sốt sau đẻ: Là sốt từ trên 24 giờ sau khi sinh với thân nhiệt từ 38 0C
trở lên. Đây là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau với các mức độ
nặng nhẹ khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là: Các bệnh nội – ngoại

khoa (nhiễm khuẩn vết mổ; viêm bàng quang; viêm bể thận cấp; Viêm phổi;
thương hàn; Viêm gan;…), Nhiễm khuẩn hậu sản và các bệnh về vú (Cương
vú, viêm vú, áp xe vú).
1.4. Chương trình làm mẹ an toàn tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng
Từ năm 1995, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khởi xướng Chương trình làm mẹ
an toàn ở Việt Nam.
Đến nay, mặc dù các chỉ số sức khỏe sinh sản nói chung và các chỉ số về
tử vong mẹ và tử vong sơ sinh nói riêng của Việt Nam là tương đối khả quan so
với các quốc gia khác có cùng mức phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện trạng
về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Việt Nam vẫn còn là bức tranh chưa thực
sự đầy đủ và rõ ràng.
Mục tiêu chung của kế hoạch hành động quốc gia về CSSKSS tập trung
vào LMAT và CSSS giai đoạn 2011 – 2015 đó là: Giảm tử vong mẹ và tử vong
sơ sinh thong qua cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ưu tiên các
vùng còn khó khăn, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt phụ nữ nghèo,


23

phụ nữ và trẻ sơ sinh người dân tộc thiểu số nhằm giảm sự khác biệt trong tiếp
cận và sử dụng dịch vụ LMAT và CSSS giữa các vùng miền, góp phần đạt được
mục tiêu chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 – 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược Dân số - SKSS Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020 và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [2].
Trong đó, mục tiêu cụ thể thứ nhất là: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ có
chất lượng về CSSKBM trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn/
đặc biệt khó khăn.
- Giảm tỷ số TVM từ 68/100.000 (2010) xuống 58,3/100.000 (2015).

- Tăng tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai: 93% (2010) đến 95% (2015).
- Tăng tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần: từ 79,2% (2010) đến 87%
(2015)
- Tăng tỷ lệ PNCT được tiêm phòng uốn ván đầy đủ: 93,5% (2010)
đến 98% (2015)
- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ tại CSYT: 95% (2010) đến 97% (2015)
- Tăng tỷ lệ PN đẻ được NVYT đỡ: 97,09% (2010) đến 98% (2015)
- Tăng tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong 42 ngày đầu sau
đẻ: 87,78% (2010) đến 94% (2015)
- Giảm tỷ số phá thai/tổng số trẻ đẻ sống: từ 27,44% (2010) xuống
25% (2015).
Mục tiêu cụ thể thứ hai là: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ có chất
lượng về CSSS, ưu tiên những vùng khó khăn/ đặc biệt khó khăn.
- Giảm tỷ suất TVSS/1000 sơ sinh sống: từ 12% (2010) xuống <10%
(2015).
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ < 1 tuổi/1000 sơ sinh sống: 15,8% (2010)
xuống 14% (2015).
- Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2.500g: 12,5% (2010) xuống 10% (2015).


24

- Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm/uống vitamin K1 ngay sau đẻ: 80%
(2010) đến 85% (2015).
- Tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ: 62% (2010) đến 75%
(2015).
- Tăng tỷ lệ trẻ được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau đẻ:
21,4% (2010) đến 70% (2015).
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Vụ sức khỏe sinh sản - Bộ Y tế,
vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ cũng đã được thực hiện tương đối tốt, các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các tuyến đều đã cung cấp các dịch vụ
làm mẹ an toàn thiết yếu cơ bản, chẳng hạn như: quản lý thai, khám thai, tư
vấn và điều trị các bệnh về sản khoa, đỡ đẻ thường, kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên, hầu hết CSYT tuyến xã đều không đảm bảo tính đồng bộ
về CSVC, TTB, thuốc và dịch vụ tối thiểu cần có để hổ trợ thực hiện dịch vụ
đỡ đẻ. Chỉ có 55,1% các bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn cấp cứu, chủ yếu do
không thực hiện được dịch vụ truyền máu và mổ đẻ. Hầu hết các TTCSSKSS
tỉnh đã được trang bị đủ các thiết bị cần thiết về chăm sóc sản khoa, một số
TTB chưa phân bố đầy đủ ở các TTCSSKSS, các TTB CLS chưa phủ rộng.
Hơn nữa, tất cả các tuyến vẫn còn thiếu các máy móc, trang thiết bị,
thuốc men thiết yếu dùng trong sản khoa và cán bộ để thực hiện dịch vụ cấp
cứu và điều trị các tai biến sản khoa [20].
1.4.2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hướng dẫn quốc gia về CSSKSS đã đưa ra tiêu chí rất rõ ràng về cơ
sở vật chất, dụng cụ/TTB và dịch vụ SKSS ở mọi tuyến. Các tiêu chuẩn này
được áp dụng cho dịch vụ SKSS, bao gồm LMAT, KHHGĐ, và SKSS vị
thành niên. Một đánh giá về dịch vụ SKSS thường tập trung vào các cấu
phần: Cơ sở vật chất; thuốc thiết yếu CSSKSS và phương tiện tránh thai;
trang thiết bị; nhân lực và đào tạo; dịch vụ CSSKSS và tính đồng bộ về khả


25

năng cung cấp dịch vụ CSSKSS [64].
1.4.2.1. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất
lượng dịch vụ.Trong các khoa CSSKSS, cơ sở vật chất bao gồm hệ thống các
phòng dành cho CSSKSS của CSYT, nguồn điện lưới, nguồn cấp nước sạch,
nhà vệ sinh thấm dội nước/tự hoại/bán tự hoại, nơi xử lý chất thải y tế, điện
thoại cố định, máy vi tính và kết nối internet.

Theo HDQG về CSSKSS, lý tưởng nhất mỗi TYT có đầy đủ 6 phòng
dịch vụ phục vụ cho công tác CSSKSS. Ở những địa phương có điều kiện
nguồn lực hạn chế, ít nhất cũng phải đảm bảo mỗi TYT có 4 phòng dịch vụ
riêng, bao gồm: phòng khám thai + tư vấn, phòng đẻ + thủ thuật, phòng khám
phụ khoa và phòng nằm của sản phụ.
Theo chỉ thị 04/2003/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng
cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, các bệnh viện
huyện phải có phòng/đơn nguyên sơ sinh/đơn vị sơ sinh riêng.
Kết quả khảo sát của Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Bộ Y tế về thực
trạng mạng lưới và năng lực cung cấp dịch vụ CSSKSS Việt Nam năm 2010
cho thấy: Cơ sở vật chất cho CSSKSS ở các TYT có rất khó khăn, chỉ 12,6%
có đủ tối thiểu 4 phòng kỹ thuật riêng cho CSSKSS theo HDQG, 7,4% TYT
có đủ 6 phòng kỹ thuật riêng, 8,9% TYT không có phòng kỹ thuật riêng nào.
Chưa đến một nữa (47,9%) bệnh viện huyện có phòng/đơn nguyên sơ
sinh/đơn vị sơ sinh. Vẫn còn 18,2% BVĐK tỉnh và 22,2% BV chuyên khoa
sản chưa có đơn nguyên sơ sinh theo chỉ thị của Bộ y tế [1].
Theo HDQG về CSSKSS, các TYT không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về
số lượng phòng kỹ thuật mà còn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về
cơ sở hạ tầng và TTB. Như vậy đối với phòng đẻ, diện tích phải đạt trên
16m2, tường, nền phải ốp lát gạch men, có nơi rửa tay với vòi nước tự chảy,


×