Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước về Vận tải ô tô tại Ninh Bình (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

LÊ TRỌNG THÀNH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

LÊ TRỌNG THÀNH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH

Ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số: 62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Từ Sỹ Sùa
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương

HÀ NỘI – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
không sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Lê Trọng Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”, Nghiên cứu sinh đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng đào
tạo Sau Đại học, Khoa Vận tải - Kinh tế, giảng viên, cán bộ các phòng, ban

chức năng Trường Đại học Giao thông vận tải, các nhà khoa học trong và ngoài
ngành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Nghiên cứu
sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Từ Sỹ Sùa, PGS.TS. Nguyễn
Thanh Chương, những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để luận án được
hoàn thành. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cơ
quan và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận án này./.
Tác giả


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. vi
Danh mục các bảng biểu .............................................................................. viii
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ .......................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................ 8
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................. 14
1.3.1. Đánh giá chung những kết quả của các công trình nghiên cứu ... 14
1.3.2. Khoảng trống khoa học ................................................................. 15
1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án................................................. 16
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ............................................. 20
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô ........................................ 20
2.1.1. Khái niệm về vận tải ô tô .............................................................. 20
2.1.2. Phương tiện vận tải ô tô ................................................................ 23
2.1.3. Đặc điểm của vận tải ô tô ............................................................. 24
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô ..................... 25
2.1.5. Năng lực, vai trò của vận tải ô tô ................................................. 28
2.2. Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô ............................................ 30
2.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước .................................... 30


iv

2.2.2. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô .................................................. 32
2.2.3. Quản lý nhà nước theo ngành kết hợp theo địa giới hành chính . 39
2.2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô ................................... 47
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải ô tô ........................................ 54
2.3.1. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô ở nước ngoài ........................... 54
2.3.2. Quản lý nhà nước trong vận tải ô tô trong nước .......................... 58
2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô ....... 60
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 62
Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2012
- 2016 .............................................................................................................. 63
3.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Bình ................................................................... 63
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................... 63
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 64
3.1.3. Đánh giá chung ............................................................................. 68
3.2. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế
chính sách ........................................................................................................ 70

3.2.1. Quản lý bằng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chiến lược
................................................................................................................. 71
3.2.2. Quản lý chuyên ngành bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành .......... 72
3.2.3. Cơ chế, chính sách phát triển vận tải ô tô .................................... 72
3.3. Thực trạng công tác tổ chức điều hành .................................................... 74
3.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ................................. 74
3.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô................................... 79
3.4. Thực trạng công tác hậu kiểm ................................................................ 105
3.5. Những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong quản lý nhà nước về
vận tải ô tô ..................................................................................................... 106


v

3.5.1. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình theo ma
trận SWOT ............................................................................................. 106
3.5.2. Nguyên nhân những điểm yếu, nguy cơ ...................................... 115
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 116
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH ............................ 117
4.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................. 117
4.1.1. Mục tiêu phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình .......................... 117
4.1.2. Quy hoạch phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030..................................................................... 118
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh
Ninh Bình ..................................................................................................... 119
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách ....... 119
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý ......... 127
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động và tổ chức quản

lý doanh nghiệp .................................................................................... 132
4.2.4. Nhóm giải pháp tổng hợp............................................................ 140
Kết luận chương 4 ....................................................................................... 154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 159
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Tiếng Việt
ATGT

An toàn giao thông

CLCT

Chất lượng công trình

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

GPLX

Giấy phép lái xe


GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

GSHT

Giám sát hành trình

KCHTGT

Kết cấu hạ tầng giao thông

KDVT

Kinh doanh vận tải

KLVC

Khối lượng vận chuyển

KTQD

Kinh tế quốc dân

KTTTX


Kiểm tra tải trọng xe

NSNN

Ngân sách nhà nước

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLXD

Quản lý xây dựng

QPPL

Quy phạm pháp luật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TNGT

Tai nạn giao thông

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

VT

Vận tải


vii

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
VTHH

Vận tải hàng hóa

VTHK


Vận tải hành khách

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

VTÔT

Vận tải ô tô

Tiếng Anh
GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

GDRP

Gross Domestic Provincial Product (Tổng sản phẩm nội địa
của địa phương)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế)

SWOT

Strengths - Weaknesses - Oportunities - Threat (Điểm mạnh Điểm yếu - Cơ hội - Nguy cơ)

USD


United Stades Dollar (Đồng đô la Mỹ)

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2. 1. Đánh giá chính sách phát triển VTÔT ........................................... 49
Bảng 2. 2. Đánh giá chính sách pháp luật về VTÔT ...................................... 49
Bảng 2. 3. Các tiêu chí đánh giá QLNN về VTÔT ......................................... 51
Bảng 2. 4. Cấu trúc của SWOT ....................................................................... 53
Bảng 3. 1. Phương tiện đang lưu hành tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 .... 80
Bảng 3. 2. Tỷ lệ phương tiện vận tải năm 2016 so với quy hoạch ................. 81
Bảng 3. 3. Thực trạng hoạt động vận tải hành khách tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2007-2016 ....................................................................................... 91
Bảng 3. 4. Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn

2007-2016 ....................................................................................... 92
Bảng 3. 5. Tỷ lệ khối lượng vận tải đường bộ năm 2016 so với quy hoạch ... 93
Bảng 3. 6. Các tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .... 93
Bảng 3. 7. Thực trạng phương tiện và tần suất hoạt động trên các tuyến buýt .... 94
Bảng 3. 8. Số lượng xe Taxi trên địa bàn tỉnh năm 2016 ............................... 95
Bảng 3. 9. Thực trạng đường bộ tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 ............. 98
Bảng 3. 10. Thực trạng bến xe trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ......................... 100
Bảng 3. 11. Tóm tắt SWOT thực trạng vận tải ô tô Ninh Bình .................... 111


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT

Tên bảng

Trang

Hình 1. 1. Khung logic nghiên cứu của luận án .............................................. 17
Hình 2. 1. Quá trình sản xuất đối với các ngành sản xuất vật chất ................. 22
Hình 2. 2. Quá trình sản xuất đối với ngành sản xuất vận tải ......................... 22
Hình 2. 3. Các loại hình vận tải ô tô ............................................................... 23
Hình 3. 1. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở trung ương ........................ 74
Hình 3. 2. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở địa phương ....................... 75
Hình 3. 3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng phương tiện tỉnh Ninh Bình và cả nước
giai đoạn 2012-2016 ....................................................................... 82
Hình 3. 4. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi tại Ninh Bình ............................ 82
Hình 3. 5. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi trên cả nước .............................. 83
Hình 3. 6. Biểu đồ tỷ lệ các hạng mục không đạt tiêu chuẩn ......................... 83

Hình 3. 7. Tỷ lệ phương tiện vận tải trên một số tuyến đường tỉnh Ninh
Bình ................................................................................................. 84
Hình 3. 8. Đánh giá hoạt động của bộ phận theo dõi ATGT tại doanh
nghiệp .............................................................................................. 89
Hình 3. 9. Hạ tầng giao thông Ninh Bình so với cả nước ............................... 98
Hình 3. 10. Cách thức tiếp nhận Luật giao thông đường bộ của lái xe ........ 105
Hình 4.1. Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước ............................................... 128
Hình 4.2. Theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị GSHT .............. 131
Hình 4.3. Tiêu chuẩn phân hạng doanh nghiệp và phân hạng tuyến VTHK
tuyến cố định trong QLNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .............. 138
Hình 4.4. Mô hình quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lĩnh vực vận
tải đường bộ bằng ô tô .................................................................. 139
Hình 4.5. Thiết bị Giám sát hành trình ......................................................... 145
Hình 4.6. Các hình thức ứng dụng thiết bị GSHT ........................................ 145


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hệ thống vận tải chủ yếu bao gồm các phương thức vận tải chủ yếu là
vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường
biển, vận tải đường hàng không và 02 phương thức vận tải đặc thù là vận tải
đường ống (chỉ sử dụng cho vận tải hàng hóa thể lỏng và thể khí), vận tải đô
thị. Trong các phương thức vận tải trên thì vận tải đường bộ bằng ô tô là loại
phương tiện có đặc điểm chính là vận chuyển triệt để từ cửa đến cửa. Đây là
loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình trực tiếp và gián tiếp trong
hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và an
ninh quốc phòng của địa phương và cả nước.
VTÔT theo đối tượng vận chuyển gồm vận tải hàng hóa và vận tải hành

khách, đối với vận tải hành khách do đa dạng hóa hình thức phục vụ do vậy
VTÔT bao gồm vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe
buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng. Trong
những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, VTÔT phát triển nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại
của người dân.
Hiện tại hoạt động VTÔT đang đóng góp quan trọng vào tất cả các quá
trình vận tải trong hệ thống vận tải và trực tiếp tham gia vận tải. Tính đến năm
năm 2016, trong cơ cấu khối lượng vận chuyển thì VTÔT chiếm 94% khối lượng
vận chuyển hành khách và 75,7% khối lượng vận chuyển hàng hóa [67]. VTÔT
đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa các vùng kinh
tế trong nước, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với sự phát triển của ngành VTÔT, đó là công tác QLNN về
VTÔT, đây chính là hoạt động tạo điều kiện cho ngành VTÔT phát triển. Chính
QLNN về VTÔT đã tạo điều kiện để hoạt động VTÔT đóng góp cho sự phát


2

triển đất nước, đồng thời có những công cụ quan trọng như quy hoạch, chính
sách để điều tiết, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội.
Vai trò của nhà nước là tạo ra được môi trường lành mạnh để các đối
tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là VTÔT hoạt động. QLNN về VTÔT
cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện. QLNN
về VTÔT thể hiện ở 05 nội dung chủ đạo: Quản lý quy hoạch hệ thống vận tải,
Quản lý hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành, Quản lý chất lượng dịch vụ,
Quản lý an toàn vận tải, Quản lý hoạt động các doanh nghiệp và trên hai đối
tượng chính là vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2012 - 2016 là giai đoạn siết
chặt quản lý VTHK. Các quy hoạch giao thông được xây dựng và triển khai, hệ

thống hạ tầng được xây dựng cơ bản đầy đủ; Công tác quản lý, đăng kiểm
phương tiện, sức khỏe người lái được chú trọng; An toàn, an ninh giao thông
nâng cao…v.v. VTHK đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã được quan tâm và
có biến chuyển tốt nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát
triển và những diễn biến của hoạt động vận tải đặc biệt là VTHH; QLNN đối
với hoạt động VTÔT còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của
quản lý; vai trò QLNN đối với các đơn vị VTHH còn nhiều yếu kém; tình trạng
xe quá khổ quá tải mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp
diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT và phá hoại kết cấu mặt đường.
Để theo kịp sự phát triển của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của
vận tải đường bộ, QLNN về VTÔT cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện.
Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả hướng tới
giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực quản lý vận tải đường bộ trên cả nước.
Nhiều hội thảo, hội nghị tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải và ứng dụng vào thực tế đã được tổ chức.


3

Tại Ninh Bình, tuy đã có nhiều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói
chung và vận tải đường bộ nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn
chế; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan
trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên góc
độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn
liền với đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp
bách tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận
tải nói chung và VTÔT nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô

tô tại tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN đối với hoạt động VTÔT, trên
cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu quản lý nhà nước đối về
VTÔT trên địa bàn tỉnh (thành phố).
- Làm rõ thực trạng và đánh giá thực hiện mục tiêu QLNN và các hoạt
động quản lý nhà nước về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, làm rõ điểm mạnh, điểm
yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu trong công
tác QLNN trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất các quan điểm và phương thức, mô hình tổ chức quản lý nhà
nước về VTÔT và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thông qua các giải pháp nhằm
hoàn thiện QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý nhà nước về VTÔT tại
tỉnh Ninh Bình, với đối tượng của hoạt động VTÔT là VTHH và VTHK.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu


4

của quá trình hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách,
QLNN đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
- Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn
2012-2016; các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025. Hoàn thiện các giải pháp
đến năm 2025.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a) Giá trị khoa học

- Luận án làm rõ và hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận
thực tiễn QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hệ thống trong mối
quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo địa giới hành chính đối với
hoạt động vận tải ô tô.
- Đề xuất công cụ quản lý nhà nước bằng các ứng dụng khoa học, công
nghệ trong QLNN trong bối cảnh và điều kiện phát triển về khoa học kỹ thuật
và các công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu hướng của các mạng khoa
học công nghệ 4.0.
b) Giá trị thực tiễn
- Nghiên cứu các kinh nghiệm QLNN về VTÔT và các lĩnh vực QLNN
để làm cơ sở trong xây dựng khung lý thuyết và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
- Đánh giá các hoạt động QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
với hoạt động VTHH và VTHK trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2012-2016,
chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân những
tồn tại, hạn chế đó nhằm có giải pháp hoàn thiện QLNN về VTÔT của tỉnh
Ninh Bình.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VTÔT trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và yêu
cầu phát triển của ngành.


5

5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, nội dung luận án có kết cấu
04 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về vận tải ô tô
trên địa bàn tỉnh.
Chương 3: Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác quản lý nhà nước về

vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2012-2016.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải
ô tô tại tỉnh Ninh Bình.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quản lý nhà nước về GTVT nói chung và về VTÔT nói riêng trên thế
giới đã hình thành và phát triển từ rất lâu cùng với sự hình thành và phát triển
của các phương thức vận tải khác nhau và sự gia tăng của nhu cầu đi lại cũng
như vận chuyển hàng hóa. Bởi vậy có thể nói các công trình nghiên cứu về
QLNN về VTÔT cũng như đánh giá hiệu quả của nó nói chung là khá phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu giải
quyết các vấn đề của loại hình VTHK, VTHH chưa có những công trình nghiên
cứu chuyên sâu.
Đối với QLNN trên thế giới có các công trình nghiên cứu đặc trưng sau:
- J.B Nugent (1991), “Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh
tế thị trường”[44]. Trong đó tác giả đã tổng quan các lý thuyết phát triển và đi
sâu vào vai trò QLNN trong quá trình phát triển. Tác giả đã xác định 10 vai trò
của QLNN trong quá trình phát triển bao gồm: Bảo đảm hàng hóa công cộng, cơ
sở hạ tầng; Tìm các giải pháp trong việc tạo ra các quyền và tài sản; Cân đối
ngân sách của chính phủ; Tổ chức, phối hợp, điều hòa các các hoạt động trong
việc thực hiện các chính sách, chương trình của chính phủ; Bảo đảm sự ổn định
trong các dự đoán của mình; Sàng lọc quyết định, khuyến nghị các luật lệ cần
được thực hiện; Tạo ra, tăng cường và hoàn thiện thị trường; Điều chỉnh và phân
bố quyền và tài sản tạo sự công bằng xã hội; Xây dựng và và tổ chức thực hiện
các kế hoạch phát triển; Lựa chọn quy mô và các bước thực hiện cải cách.

- Adrienne Curry (1999), “Sáng tạo quản lý dịch vụ công”[28] đã đề cập
đến việc quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông; nghiên cứu chỉ dừng lại
QLNN đối với các dịch vụ công trong đó có cơ sở hạ tầng GTVT, chưa làm rõ
QLNN đối với lĩnh vực vận tải đường bộ.


7

- Hamid Saeedia, Bart Wiegmansa, Behzad Behdanib, Rob Zuidwijkc
(2017), “Phân tích cạnh tranh trong mạng lưới vận tải hàng hóa đa phương thức:
Ý nghĩa thị trường của các chiến lược kinh doanh bền vững”[85]. Bài viết đã
đề cập đến môi trường cạnh tranh trong vận tải đa phương thức trong xu hướng
hội nhập quốc tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng cạnh tranh từ đó đề xuất các
chiến lược phù hợp với từng cấu trúc thị trường
- James J. Winebrakea, Erin H. Greenb, “Chính sách môi trường, ra
quyết định, và ảnh hưởng trong ngành vận tải đường bộ của Mỹ”[87]. Bài viết
về các công nghệ và chính sách mới đã nâng cao hiệu quả của các loại xe tải
hoạt động tại Hoa Kỳ. Những cải tiến này làm giảm chi phí vận chuyển cho các
doanh nghiệp vận tải và đặt câu hỏi về phản ứng ở cấp độ công ty với những
chi phí thấp hơn này. Dựa trên các kết quả phỏng vấn với 8 công ty vận tải
đường bộ, bài báo này thảo luận về các yếu tố chính tác động đến quá trình ra
quyết định ở cấp độ công ty trong các chế độ chính sách tiết kiệm năng lượng.
- Stefan Jacobsson, Per Olof Arnäs, Gunnar Stefansson“Access
management in intermodal freight transportation: An explorative study of
information attributes, actors, resources and activities” (Quản lý tiếp cận trong
vận tải hàng hóa đa phương thức: Một nghiên cứu thăm dò về các thuộc tính
thông tin, các chủ thể, nguồn lực và các hoạt động) [82]: Mục đích của nghiên
cứu này là để xác định các thuộc tính thông tin hiện có và bắt buộc cần được
trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu và các nhà vận chuyển để cải thiện việc
quản lý truy cập của họ. Nghiên cứu cho thấy những thiếu sót trong việc trao

đổi thông tin giữa các bên liên quan. Nghiên cứu này đóng góp vào kiến thức
mới trong các lĩnh vực Quản lý Hệ thống Vận tải Hàng hoá, Hệ thống Vận tải
liên thông và Hệ thống Thông tin (IS).
- Liu, Jie. Carrier Managed Transportation in Supply Chain
Management [89]. Quản lý vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng. Logistics Vận


8

chuyển là một bước không thể thiếu được kết nối sản xuất, lưu trữ và khách
hàng cuối cùng. Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã được thực hiện để đạt được
các mục tiêu như chi phí thấp, độ chính xác cao về thời gian, dịch vụ khách
hàng tốt và tỷ lệ hư hỏng thấp, trong hệ thống giao thông. Tuy nhiên, hầu hết
những cải tiến này đều ở mức hoạt động. Có rất ít hợp tác trong chuỗi cung ứng
cố gắng tối ưu hóa việc vận chuyển hậu cần từ cấp độ chiến lược. Luận án này
đề xuất một chính sách hợp tác mới, đó là mối quan hệ phối hợp giữa nhà cung
cấp dịch vụ và khách hàng trong một chuỗi cung ứng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về QLNN về VTÔT nói riêng và vận tải nói chung đã được
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập và thực hiện khá nhiều. Sau đây
có thể nêu một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này.
- Giáo trình Quản lý học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân do
PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, TS. Đỗ Thị Hải
Hà đồng chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân (2012) [31]. Giáo
trình là lý thuyết chung và tổng quan để tiếp cận hiểu về quản lý học. Giáo trình
đã biên soạn những nội dung đầy đủ và tổng quát nhất về quản lý học nói chung
bao gồm khái niệm về quản lý, các yếu tố cơ bản của quản lý, quá trình quản
lý, cách tiếp cận trong quản lý... Tuy nhiên, Giáo trình không đi sâu cụ thể về
một lĩnh vực quản lý nào cụ thể.
- Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của Trường Đại học Kinh tế

quốc dân do GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu làm chủ biên, nhã
xuất bản Đại học kinh tế quốc dân (2008) [65]. Giáo trình đã cung cấp những
kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về
việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân. Giáo trình đã chỉ rõ bản chất
QLNN của cơ quan nhà nước với nền kinh tế, đưa ra những quy luật và nguyên
tắc QLNN, công cụ quản lý, phương pháp quản lý Nhà nước nói chung đối với


9

nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là giáo trình lý thuyết tổng quan, là nền tảng để học
tập, nghiên cứu. Giáo trình chưa nghiên cứu, đề cập sâu sắc cho cụ thể một
ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
- Trần Thị Lan Hương (chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), “Tổ
chức quản lý vận tải ô tô”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải [34]. Giáo trình tập
trung nghiên cứu các vấn đề về quá trình vận tải, phương tiện vận tải ô tô, điều
kiện khai thác, các vấn đề về kinh tế, quản lý kinh tế, tổ chức vận tải trong hoạt
động vận tải ô tô. Giáo trình chủ yếu đề cập đến hoạt động vận tải, nội dung
QLNN chỉ đề cập nội dung chung về vai trò của QLNN với nền kinh tế, nội
dung và trách nhiệm QLNN về giao thông đường bộ. Giáo trình chưa đề cập
đến QLNN về VTÔT.
- Bài báo “Chất lượng khai thác - giao thông và vấn đề bảo đảm an toàn
giao thông trên đường ô tô” của TS. Dương Tất Sinh - Học viện kỹ thuật quân
sự, người phản biện PGS.TS. Trần Thị Kim Đăng, Tạp chí Giao thông vận tải,
số 12/2015 [45]. Các tác giả đã trình bày khả năng vận dụng lý thuyết đánh giá
chất lượng khai thác - giao thông vào điều kiện đường của Việt Nam và xác
định khả năng xuất hiện sự cố giao thông đường bộ; giới thiệu một số kết quả
áp dụng vấn đề nói trên đối với một số cung đường ở Việt Nam. Mục đích là
góp phần tìm giải pháp phát hiện các cung đường có chất lượng giao thông
không đảm bảo, loại trừ vấn đề sự cố và TNGT do có nguyên nhân từ đường.

Bài báo đã phân tích yếu tố an toàn giao thông trên đường thông qua 03 yếu tố
đặc trưng của phương tiện hoạt động trên đường, đánh giá chất lượng trên 04
tiêu chí; nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng khai thác - giao thông với
khả năng bảo đảm ATGT trên một số tuyến đường bộ. Bài báo không đề cập
trực tiếp đến QLNN về VTÔT, tuy nhiên bài báo đã nghiên cứu về nội dung
mà cơ quan nhà nước quan tâm quản lý về vận tải là vấn đề an toàn vận tải. Bài
báo cũng đã chi ra vai trò của quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu trong việc đánh
giá, xác định chất lượng, quản lý nói chung.


10

- Bài báo “Nghiên cứu mô hình SWOT khi kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe buýt theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP” của PGS.TS. Từ Sỹ Sùa,
Tạp chí Giao thông vận tải, số 04/2016 [51]. Bài báo là nghiên cứu áp dụng mô
hình phân tích SWTO (Strengths - Điểm mạnh; Weaknesses - Điểm yếu;
Opportunities - Cơ hội; Threats - Thách thức) khi kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe buýt và kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố
định khi Nghị định 86 có hiệu lực thi hành. Nội dung nghiên cứu đã phân tích,
so sánh theo mô hình tiên tiến trên thế giới hoạt động vận tải hành khách bằng
xe buýt trong sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, giữa quy định tại
Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 và Nghị định 86/2014/NĐ-CP
ngày 10/9/2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về loại hình
vận tải ô tô này. Tuy nhiên, bài báo chưa đề cập đến vai trò của QLNN đối với
hoạt động vận tải bằng xe buýt.
- Bài báo “Giải pháp hợp lý hóa mạng lưới tuyến vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ở Hà Nội đáp ứng nâng cao năng lực vận chuyển” của TS.
Nguyễn Thanh Chương, người phản biện PGS.TS. Vũ Trọng Tích, PGS.TS. Từ
Sỹ Sùa, Tạp chí Giao thông vận tải, số 05/2016 [18]. Bài báo nghiên cứu về

quy trình xác định mạng lưới tuyến, áp dụng các dạng và cấu trúc của mạng
lưới tuyến trong điều kiện của Hà Nội về phối hợp giữa các tuyến xe buýt trong
mạng và với các phương thức vận tải khối lượng lớn để nâng cao năng lực phục
vụ nhu cầu đi lại trong thành phố. Bài báo không nghiên cứu trực tiếp nội dung
QLNN, tuy nhiên, bài báo đã nghiên cứu phương án để nâng cao hiệu quả hoạt
động vận tải hành khách công cộng xuất phát từ công tác quy hoạch, tổ chức
quản lý của cơ quan nhà nước.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện QLNN
đối với xây dựng giao thông” của tác giả Bùi Minh Huấn tại đại học Kinh tế


11

quốc dân Hà Nội (1996) [32]. Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN đối
với công tác xây dựng GTVT. Trong luận án tác giả đã phân tích thực trạng mô
hình tổ chức quản lý xây dựng giao thông qua các thời kỳ trước và sau khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã làm rõ thực chất và nội dung QLNN đối
với xây dựng giao thông theo quá trình đầu tư và các chủ thể kinh doanh xây
dựng giao thông. Luận án đã chỉ ra những tồn tại chủ yếu trong hoạt động của
từng loại chủ thể kinh doanh, sử dụng công cụ QLNN và phân chia chức năng
trong bộ máy quản lý. Tác giả có đưa ra các khái niệm về QLNN, tuy nhiên chỉ
giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô trong lĩnh vực xây dựng giao thông
đối với quá trình xây dựng cơ bản.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái, tại Học
viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009) [35]. Nghiên cứu chủ
yếu QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN trên các giai đoạn của chu
trình dự án gồm năm nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban
hành và thể chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Luận án đã chỉ ra ba
nhóm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, trong các nguyên nhân đó có

nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý. Trong luận án tác giả cũng
đã đưa ra các khái niệm chung về công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên chỉ tập
trung đối với dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình tại trường đại học Kinh tế quốc dân
(2012) [1]. Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, đã phân tích nội dung,
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đến đầu tư xây dựng cơ bản,
tuy nhiên cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực QLNN đối với đầu tư xây dựng
cơ bản trong ngành GTVT Việt Nam.


12

- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường
bộ ở Việt Nam” của tác giả Phan Huy Lệ tại trường đại học Kinh tế quốc dân
(2012) [37]. Luận án chủ yếu đã hệ thống hoá lý luận cơ bản của quản lý nhà
nước về thu và sử dụng phí đường bộ tại Việt Nam, chỉ rõ các nhân tố ảnh
hưởng đối với thu và sử dụng phí đường bộ như: năng lực thể chế của Nhà
nước; trình độ phát triển dân trí; sự phát triển kinh kế xã hội của đất nước; sự
phát triển khoa học công nghệ; môi trường quốc tế.
Các luận án tiến sĩ trên đều hệ thống hóa về QLNN trong lĩnh vực và đối
tượng của đề tài nhưng phần QLNN các tác giả đã chỉ ra được nhiều hạn chế,
bất cập trên nhiều mặt như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ
chế quản lý lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.
- Tác giả Lưu Thị Hương (1995) với đề tài “Phương thức huy động vốn
để phát triển VTHKCC ở đô thị Việt Nam” Luận án tiến sỹ tại trường Đại học
Kinh tế quốc dân [33]. Luận án có đề cấp đến các khái niệm về vận tải và vận
tải công cộng, hệ thống hóa các phương thức huy động vốn chủ yếu phát triển

VTHKCC, đánh giá thực trạng VTHKCC và vốn đầu tư từ đó đề xuất quan
điểm và phương thức huy động vốn phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Tuy
nhiên nội dung luận án chỉ giới hạn đến các chính sách và phương thức huy
động vốn phát triển VTHKCC bằng xe buýt trong các đô thị lớn ở Việt Nam.
- Tác giả Phết Xạ Khon Văn Na Lạt (2013) với luận án tiến sĩ “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Xa Văn Na Khệt Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào” tại Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh [36]. Luận án đã làm rõ các vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động
vận tải ở cấp tỉnh, trình bày thực trạng và phương hướng giải pháp đổi mới quản
lý nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Xa Văn Na Khệt - Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào. Tác giả mới chỉ đề cập đến quản lý vận tải cấp tỉnh
và ứng dụng giải pháp giải pháp cho một tỉnh của Lào.


13

- Tác giả Vũ Hồng Trường (2013) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu mô
hình quản lý nhà nước VTHKCC trong đô thị Việt Nam”[72]. Trong luận án
tác giả đã đi nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ và mô hình quản lý nhà nước
VTHKCC trong đô thị ở Việt Nam. Tác giả đã đề xuất mô hình QLNN về
VTHKCC cho 3 nhóm thành phố Việt Nam mang tính kế thừa và phát triển từ
thấp đến cao, có đủ tầm và năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong
giai đoạn tới và ứng dụng cụ thể cho Thủ đô Hà Nội. Mô hình quản lý với đô
thị biệt và đô thị loại III là đề xuất mới, với đô thị loại I, II là mô hình đã có
nhưng có sự hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp.
- Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch (2015) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu
các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt
Nam”[54]. Luận án đã phân tích phạm vi áp dụng của các giải pháp trên quan
điểm an toàn giao thông, chứ không theo quan điểm phân loại đô thị truyền
thống, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông

đường bộ. Có đề cập đến các chính sách QLNN trong lĩnh vực an toàn giao
thông đường bộ ở Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Thanh Chương (2007) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu
phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt” tại trường Đại học
GTVT [17]. Trong đề tài đã trình bày chi tiết các khái niệm về hiệu quả và có
đề cập đến hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây
dựng phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt; quan điểm đánh
giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt với các chủ thể khác nhau, đồng thời đưa
ra được các mô hình cho đánh giá theo các quá trình khác nhau như quá trình
đầu tư phát triển, quá trình hoạt động khai thác; Hệ thống hóa và đề xuất phương
pháp lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá tổng hợp để lựa
chọn phương án tối ưu.


14

- Tác giả Nguyễn Văn Điệp (2011) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hệ
thống chỉ tiêu đánh giá VTHKCC bằng xe buýt” tại trường Đại học GTVT [30].
Luận án đề cấp tới các chỉ tiêu và hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá hệ thống
VTHKCC bằng xe buýt ở Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai (2014) với luận án tiến sĩ “Nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị” tại trường Đại học
GTVT [42]. Trong luận án có đề cấp đến hiệu quả hoạt động của hệ thống
VTHKCC trong đô thị và các chính sách của QLNN nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động VTHKCC trong đô thị.
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1.3.1. Đánh giá chung những kết quả của các công trình nghiên cứu
- Về vấn đề quản lý nhà nước các tác giả đã nghiên cứu Quản lý, QLNN
nói chung trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đó đã

làm rõ các nội dung cơ bản cơ sở lý luận của Quản lý, QLNN. Các tác giả cũng
đã xác định vai trò của QLNN trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế.
- Về lĩnh vực giao thông vận tải và các hoạt động vận tải, các tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra nghiên cứu về:
+ Vai trò của việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, đối với việc tạo dựng và cung cấp các dịch vụ công ích cho xã
hội. Từ đó, tác giả đã nghiên cứu một số mặt của QLNN đối với xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông.
+ Nghiên cứu tổng quan về VTÔT, đặc điểm chung, các loại hình và đặc
điểm của từng loại hình VTÔT. Trong một vài công trình khoa học (bài báo,
luận án...) đã nghiên cứu cụ thể về loại hình VTHKCC bằng xe buýt.
+ Một số tác giả tập trung nghiên cứu về vận tải đa phương thức. Đây là
phương thức vận tải tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu vận tải, của
thị trường và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các nước


×