Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước về Vận tải ô tô tại Ninh Bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.59 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Vận tải ô tô (VTÔT) là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình
trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước. Trong những năm
qua cùng với sự phát triển của đất nước, vận tải ô tô phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.
Vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) là tạo ra được môi trường lành mạnh để
các đối tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là vận tải ô tô hoạt động. Tuy
nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã đư ợc quan tâm và có biến chuyển tốt
nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến
của hoạt động vận tải đặc biệt là vận tải hàng hóa; QLNN đối với hoạt động VTÔT
còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của quản lý; vai trò QLNN đối
với các đơn vị vận tải hàng hóa còn nhiều yếu kém; tình trạng xe quá khổ quá tải mặc
dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm
ẩn mất an toàn giao thông và phá hoại kết cấu mặt đường. Để theo kịp sự phát triển
của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của vận tải ô tô, QLNN về VTÔT
cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện.
Tại Ninh Bình, tuy đã có nhi ều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói chung
và VTÔT nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả
quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn giao thông cao. Đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên
góc độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn liền
với đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp bách tạo nền
móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận tải nói chung và VTÔT
nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu


Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN về VTÔT, và đánh giá thực hiện
mục tiêu và các hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình; làm rõ điểm mạnh,
điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu để đề xuất
các quan điểm, phương thức và mô hình tổ chức QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, với đối
tượng là vận tải hành khách (VTHH) và vận tải hàng hoá (VTHH).
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu của quá
trình quản lý hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách, QLNN
đối với hoạt động kinh doanh VTHH và VTHK.
Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


2

Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn 2012-2016;
các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025. Hoàn thiện các giải pháp đến năm 2025.
4. Ý nghĩa khoa học và thực hiễn của luận án
Giá trị khoa học: Luận án làm rõ và hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở
lý luận thực tiễn QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hệ thống trong mối
quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với hoạt động vận tải ô
tô. Trên cơ sở đó, đề xuất công cụ quản lý nhà nước bằng các ứng dụng khoa học,
công nghệ trong QLNN trong bối cảnh và điều kiện phát triển về khoa học kỹ thuật
và các công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu hướng của cách mạng khoa học
công nghệ 4.0.
Giá trị thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về
VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
và yêu cầu phát triển của ngành.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về QLNN về VTÔT cũng như đánh giá hiệu quả
của nó nói chung là khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề của loại hình VTHK, VTHH chưa có những
công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Đối với QLNN trên thế giới có các công trình nghiên cứu đặc trưng sau:
- J.B Nugent (1991), “Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh tế
thị trường”. Trong đó tác giả đã tổng quan các lý thuyết phát triển và đi sâu vào vai
trò QLNN trong quá trình phát triển.
- Adrienne Curry (1999), “Sáng tạo quản lý dịch vụ công” đã đ ề cập đến việc
quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông nhưng chỉ dừng lại QLNN đối với các
dịch vụ công trong đó có cơ sở hạ tầng GTVT, chưa làm rõ QLNN đối với VTÔT.
- Hamid Saeedia, Bart Wiegmansa, Behzad Behdanib, Rob Zuidwijkc (2017),
“Phân tích cạnh tranh trong mạng lưới vận tải hàng hóa đa phương thức: Ý nghĩa thị
trường của các chiến lược kinh doanh bền vững” đã đề cập đến môi trường cạnh tranh
trong vận tải đa phương thức trong xu hướng hội nhập quốc tế, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng cạnh tranh, đề xuất các chiến lược phù hợp với từng cấu trúc thị trường.
- James J. Winebrakea, Erin H. Greenb, “Chính sách môi trường, ra quyết
định, và ảnh hưởng trong ngành vận tải đường bộ của Mỹ” viết về các công nghệ và
chính sách mới đã nâng cao hiệu quả của các loại xe tải hoạt động tại Hoa Kỳ, giúp
làm giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vận tải và đặt câu hỏi về phản
ứng ở cấp độ công ty với những chi phí thấp hơn này.
- Stefan Jacobsson, Per Olof Arnäs, Gunnar Stefansson“Access management in
intermodal freight transportation: An explorative study of information attributes,
actors, resources and activities” xác định các thuộc tính thông tin hiện có và bắt


3


buộc cần được trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu và các nhà vận chuyển để cải
thiện việc quản lý truy cập của họ.
- Liu, Jie. Carrier Managed Transportation in Supply Chain Management.
Quản lý vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng. Logistics Vận chuyển là một bước
không thể thiếu được kết nối sản xuất, lưu trữ và khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên,
hầu hết những cải tiến này đều ở mức hoạt động. Có rất ít hợp tác trong chuỗi cung
ứng cố gắng tối ưu hóa việc vận chuyển hậu cần từ cấp độ chiến lược.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về QLNN về VTÔT nói riêng và vận tải nói chung đã được các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập và thực hiện khá nhiều.
Các luận án tiến sĩ và các bài báo như: Trần Thị Lan Hương (chủ biên),
Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), “Tổ chức quản lý vận tải ô tô”; Bài báo “Chất lượng
khai thác – giao thông và vấn đề bảo đảm an toàn giao thông trên đường ô tô” của
TS. Dương Tất Sinh; Bài báo “Nghiên cứu mô hình SWOT khi kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe buýt theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP” của PGS.TS. Từ Sỹ Sùa;
Bài báo “ Giải pháp hợp lý hóa mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt ở Hà Nội đáp ứng nâng cao năng lực vận chuyển” của TS. Nguyễn Thanh
Chương; Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện QLNN đối với
xây dựng giao thông” của tác giả Bùi Minh Huấn (1996); Luận án tiến sĩ kinh tế:
“Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt
Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái (2009); Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông
vận tải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012); Luận án tiến sĩ kinh tế:
“Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Phan
Huy Lệ (2012) ... đều hệ thống hóa về QLNN trong lĩnh vực và đối tượng của đề tài
nhưng phần QLNN các tác giả đã chỉ ra được nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều mặt
như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý lạc hậu, năng
lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiêm cứu của đề tài

1.3.1. Khoảng trống khoa học
Hiện nay chưa có luận án nghiên cứu cụ thể khoa học và có cơ sở lý luận khoa
học đối với QLNN về VTÔT trên địa bàn của một tỉnh nói chung và của tỉnh Ninh
Bình nói riêng. Ngoài ra, luận án sẽ tập trung vào sự kết hợp có nguyên tắc trong
công tác QLNN kết hợp giữa ngành và đơn vị hành chính (lãnh thổ), đây được coi là
điểm mới, những khoảng trống mà các kết quả nghiên cứu trước để lại.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Làm sâu sắc hơn lý luận về công tác QLNN về VTÔT ở Việt Nam.
- Phân tích làm rõ nội dung QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh. Nhận diện đầy
đủ và phân tích, đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong QLNN về VTÔT
ở một tỉnh ở Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với quản lý nhà nước VTÔT .
- Đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả QLNN về VTÔT ở Việt Nam và trên


4

địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về VTÔT
ở Việt Nam và áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên các tài liệu thứ cấp được
thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban,
ngành, các cơ quan, đơn vị QLNN, các doanh nghiệp kinh doanh VTÔT để phân tích,
làm rõ những thành tựu và hạn chế của QLNN về VTÔT.
- Phương pháp thu thập số liệu qua khảo sát thực tế điều tra kinh tế: Thu thập
số liệu sơ cấp, thứ cấp, tiến hành điều tra, khảo sát số liệu thực tế trên các tuyến
đường bộ, các công trình hạ tầng giao thông, phát phiếu điều tra xã hội học, Tổ chức
đếm xe.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến đánh giá, nhận xét của những cá nhân đã

và đang công tác trong lĩnh vực QLNN về VTÔT.
Ngoài ra, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết kết hợp với việc so sánh, mô phỏng mô hình thực tế để tạo ra sản phẩm có tính
vận dụng thực tế cao.
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ C TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô
TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô
2.1.1. Khái niệm về vận tải ô tô
VTÔT là một phương thức vận tải trong hệ thống vận tải của nền kinh tế quốc
dân. VTÔT cũng như các phương th ức vận tải khác đó là sự kết hợp của các yếu tố
như phương tiện vận tải, đối tượng vận chuyển và người điều khiển, tổ chức sản xuất
làm dịch chuyển của hàng hóa, hành khách theo không gian theo mục đích và yêu cầu
của khách hàng.
2.1.2. Khái niệm về phương tiện vận tải ô tô
Phương tiện VTÔT là loại phương tiện giao thông đường bộ bằng động cơ từ
bốn bánh trở lên, không chạy trên đường ray, thường dùng để chở người hoặc hàng
hóa, kéo mooc, sơmi romooc hoặc thực hiện các chức năng, công dụng đặc biệt.
2.1.3. Đặc điểm của vận tải ô tô
- Ô tô là phương tiện vận tải phổ biến nhất.
- Phương tiện VTÔT rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau.
- Ô tô có trọng lượng và kích thước phương tiện tương đối nhỏ.
- Năng suất lao động và năng suất phương tiện của ô tô thấp.
- Mỗi phương tiện ôtô không có đường riêng, hoạt động hỗn hợp.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô
- Nhu cầu vận tải
- Điều kiện tự nhiên
- Môi trường hoạt động



5

- Các chủ thể tổ chức vận tải
2.1.5. Năng lực, vai trò của vận tải ô tô
2.1.5.1. Năng lực vận chuyển của vận tải ô tô
Năng lực vận chuyển của phương tiện là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách
tối đa mà nó vận chuyển được trong một thời gian, tại một mặt cắt theo một chiều một
đoạn đường khi sử dụng đầy đủ các tính năng kỹ thuật của xe.
2.1.5.2. Vai trò của vận tải ô tô
Vai trò của vận tải ô tô là loại hình vận tải triệt để từ cửa đến cửa, điều kiện
thực hiện trên mọi địa hình, chính vì vậy nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Vận tải ô tô là phương thức vận tải triệt để duy nhất nên đóng vai trò là
phương thức tiếp chuyển cho các phương thức vận tải khác.
2.2. Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô
2.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước
2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
QLNN chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan QLNN
tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương
nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự
và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.
2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước
- Chủ thể QLNN là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Đối tượng QLNN là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động
quyền lực nhà nước.
- Mục tiêu QLNN là phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định,
an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất.
- QLNN mang tính quyền lực của nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý
chủ yếu và có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội.

- Trong QLNN, quản lý hành chính là hoạt động trung tâm, chủ yếu gắn liền
với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước là quyền hành
pháp – thực thi phát luật.
2.1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước
- Quản lý theo phân cấp.
- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính
2.2.2. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô
2.2.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý nhà nước về vận tải ô tô
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động vận tải ô tô là sự tác động có tổ chức
và bằng pháp quyền của Nhà nước các đối tượng cụ thể trong hoạt động vận tải như
tuyến vận chuyển, phương tiện, người lái, tổ chức vận tải nhằm đảm bảo cho các
hoạt động vận tải trong xã hội được phát triển theo đúng định hướng trong sử dụng,
kinh doanh mang lại hiệu quả, an toàn trong mục đích chung về kinh tế xã hội của
đất nước.


6

2.2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về vận tải ô tô
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch QLNN đối với VTÔT.
- Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch QLNN đối với VTÔT.
- Quản lý phương tiện vận tải
- Quản lý người điều khiển phương tiện (người lái)
- Quản lý hệ thống hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải
- QLNN đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
- Quản lý nhà nước về an toàn Giao thông vận tải.
- Công tác thanh tra, kiểm tra
2.2.3. Sự phối kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo địa giới hành chính
tại địa phương
- Sự cần thiết của kết hợp quản lý theo ngành và theo địa giới hành chính tại

địa phương
- Lợi ích của kết hợp quản lý theo ngành và theo địa giới hành chính tại địa
phương
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo địa giới hành chính tại địa
phương
- Nhiệm vụ kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo địa giới hành chính
tại địa phương
2.2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô
2.2.4.1. Nội dung đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô
- Đánh giá tính phù hợp của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của QLNN đối
với giao thông vận tải và hoạt động VTÔT
- Đánh giá tính khả thi chính sách và biện pháp QLNN đối với hoạt động VTÔT
- Tính hiệu lực của các chính sách và biện pháp QLNN đối với hoạt động VTÔT
2.2.4.2. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô
- Tiêu chí hoạch định, chính sách pháp luật về VTÔT
- Tiêu chí về tổ chức, bộ máy
- Tiêu chí vận tải
2.2.4.3. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô bằng ma trận SWOT
Bảng 2. 1.Cấu trúc của SWOT
Phân tích SWOT
Tác nhân bên trong
(các yếu tố phát sinh từ nội
bộ, tự thân nội bộ điều tiết)
Tác nhân bên ngoài
(Yếu tố phát sinh từ môi
trường xung quanh, tự thân
chủ thể không điều tiết
được, tác động vào chủ thể

Tích cực/có lợi

trong việc đạt được mục tiêu
Điểm mạnh
Cần được duy trì, sử dụng
chúng làm nền tảng, đòn bẩy
Cơ hội được tận dụng, ưu
tiên, nắm bắt kịp thời, xây
dựng và phát triển trên những
cơ hội này

Tiêu cực/gây hại
trong việc đạt được mục tiêu
Điểm yếu
Cần được sửa chữa, thay thế
hoặc chấm dứt
Nguy cơ cần đưa những
nguy cơ này vào kế hoạch
nhằm đưa ra các phương án
phòng bị, giải quyết, quản lý


7

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải ô tô
2.3.1. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô ở nước ngoài
- Kinh nghiệm tổ chức quản lý VTHK công cộng của Brazil
- Kinh nghiệm của Nhật bản trong quán lý đào tạo, cấp giấy phép lái xe
(GPLX) và quản lý phương tiện hết thời gian lưu hành
- Phát triển giao thông công cộng và hạn chế phương tiện cá nhân tại Singapore
- Xử phạt vi phạm giao thông với mức phí cao tại Mỹ
- Kinh nghiệm phát triển lực lượng vận tải tại Thái Lan

2.3.2. Quản lý nhà nước trong vận tải ô tô trong nước
- Mô hình Trung tâm điều hành vận tải ở Đà Nẵng
- Quản lý, điều chuyển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh về các Bến
xe ngoại vi nội đô của Hà Nội
- Kinh nghiệm của Bắc Giang trong nâng cao chất lượng người lái.
- Xây dựng và khai thác phần mềm quản lý bến xe tại Thái Nguyên.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô
2.3.3.1. Những kết quả đạt được
- Nước ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để quản lý
và phát triển VTÔT tương đối đầy đủ, phù hợp với đặc thù vận tải của đất nước.
- Lực lượng vận tải (phương tiện, người lái, doanh nghiệp kinh doanh vận tải)
nước ta có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng.
- VTHK công cộng đã trở nên phố biến, ngày càng đa dạng và trở thành lựa
chọn phương thức vận tải quen thuộc của người dân.
- Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân được nâng cao, trật tự giao
thông đang dần được cải thiện.
2.3.3.2. Nội dung còn hạn chế
Trạm dừng nghỉ Thành Nam, Km267+00/QL.1, tỉnh Ninh Bình là một trong 03
trạm dừng nghỉ đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ Nhật Bản tài trợ qua tổ chức
JICA. Trạm được xây dựng bài bản, quy mô hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động
của Trạm cầm chừng, lưu lượng xe vào trạm còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò
và công năng sử dụng của Trạm.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã làm rõ khái quát đư ợc hoạt động vận tải ô tô, làm rõ các mục tiêu,
nôi dung QLNN về VTÔT đồng thời có tiêu chí để đánh giá công tác quản lý, mức độ
phối hợp trong quản lý giữa ngành và địa phương, đồng thời làm rõ hơn về kinh
nghiệm trong QLNN về VTÔT của một số quốc gia và một số tỉnh ở Việt Nam làm
bài học cho Ninh Bình.
Cơ sở lý luận đầy đủ, bao trùm lĩnh vực nghiên cứu của luận án từ tổng quan
đến cụ thể. Tạo tiền đề, cơ sở thuận lợi cho các nghiên cứu sau này, nhất là những

nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, giải pháp thực tế. Các cơ sở lý luận đã giúp định
hướng mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu mà nghiên cứu sinh có thể sử
dụng để nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về VTÔT, phù hợp
với điều kiện thực tế của đất nước và tại Ninh Bình.


8

Chương 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN
TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016
3.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Bình
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đánh giá chung
3.2. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế
chính sách
- Quản lý bằng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chiến lược
- Quản lý chuyên ngành bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành
- Cơ chế, chính sách phát triển vận tải ô tô
3.3. Thực trạng công tác tổ chức điều hành
3.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải
3.3.1.1. Khái quát về cơ cấu bộ máy QLNN về vận tải hiện nay
Chính phủ

Bộ GTVT

Phối hợp
Phối hợp


Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Các cục, vụ nghiệp vụ
Hình 3. 1. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở trung ương
UBND Tỉnh
Các Sở có liên
quan

Sở GTVT

UBND các
huyện, thành phố

Hoạt động vận tải trên địa bàn
Chủ phương tiện
và PTVT

Dịch vụ vận
chuyển

Các yếu tố kỹ
thuật kho bãi

Hình 3. 2. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở địa phương
3.3.1.2. Số lượng và chất lượng nhân sự của bộ máy QLNN về vận tải
a) Tại các cơ quan trung ương
* Vụ vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT).



9

* Vụ Vận tải – Pháp chế thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Tại các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3.3.1.3. Phương pháp, cách thức quản lý.
- Về phương pháp quản lý
- Công tác quản lý vận tải
3.3.1.4. Phân cấp xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch
- UBND tỉnh
- UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh:
- Sở Giao thông vận tải Ninh Bình:
3.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô
3.3.2.1. Quản lý các điều kiện kinh doanh
Điều kiện kinh doanh vận tải (KDVT) được quy định rõ tại Nghị định
86/20014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều
kiện KDVT bằng xe ô tô. Theo đó, các đơn vị KDVT phải đáp ứng các điều kiện
chung KDVT bằng xe ô tô và điều kiện quy định riêng cho từng loại hình vận tải.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép KDVT hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ,
báo cáo của các đơn vị KDVT về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra trước và sau khi cấp phép chưa được
thực hiện nghiêm túc.
3.3.3.2. Quản lý phương tiện
a) Số lượng, thành phần phương tiện
Tổng số phương tiện vận tải đang lưu hành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính
đến thời điểm năm 2016 có 21.855 phương tiện. Trong đó, phương tiện VTHK có
9.357 xe, phương tiện VTHH có 12.498 xe
b) Tốc độ tăng trưởng phương tiện
Tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân 17,2%/năm, có năm tăng gần 20%, tốc độ
tăng nhanh hơn so với cả nước (tốc độ tăng trưởng cả nước từ 13,5-15%).
c) Chất lượng phương tiện

Độ tuổi của phương tiện
- Xe lớn hơn 20 năm: 2.199 xe chiếm 10,06%
- Xe lớn hơn 10 năm: 6.329 xe chiếm 28,96%
- Xe nhỏ hơn hoặc bằng 07 năm: 13.327 xe chiếm 60,98%
d) Lưu lượng xe và dòng phương tiện
Lưu lượng phương tiện qua địa bàn tỉnh Ninh Bình tương đối lớn, có sự phân bố
không đồng đều trên các tuyến đường và trên các trục vận tải của tỉnh.
e) Quản lý phương tiện
- Quản lý chất lượng phương tiện: Quản lý chất lượng phương tiện được thực
hiện qua việc đăng ký bởi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện, đăng kiểm phương tiện do Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện.
- Quản lý xe quá khổ, quá tải, xe cải tạo
+ Kiểm tra tại các trung tâm đăng kiểm, trực tiếp cắt bó thành thùng cơi nới
những xe tự ý cơi nới thành thùng.


10

+ Quản lý qua việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi xe đang lưu thông tại
Trạm kiểm tra tải trọng xe, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm để kịp thời xử lý.
- Giám sát hoạt động: Công tác quản lý phương tiện cũng được quản lý chặt
chẽ thông qua việc đăng kiểm, khám xe và cấp phù hiệu hoạt động theo từng loại xe.
3.3.3.3. Quản lý người lái
a) Quản lý đào tạo người lái
Đào tạo người lái theo chương trình đã đư ợc phê duyệt và thực hiện thống nhất
trên toàn quốc theo qui định tại thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ
trưởng Bộ GTVT qui định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
Hiện nay Ninh Bình có 4 cơ sở đào tạo lái xe ô tô các hạng do Tổng cục Đường
bộ Việt Nam cấp phép.
b) Quản lý sát hạch

Quản lý sát hạch người lái theo trình tự, nội dung đã được quy định, thực hiện
thống nhất trên toàn quốc. Việc sát hạch người lái đang được thực hiện trên hệ thống
phần mềm theo dõi, chấm điểm tự động. Công tác giám sát được giao cho lực lượng
thanh tra Sở GTVT.
c) Quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe
Theo dự án đổi mới GPLX và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu GPLX thống nhất
toàn quốc đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý GPLX, lực lượng tuần tra kiểm soát xử
lý vi phạm của Ngành Công an và doanh nghiệp sử dụng người lái xe dễ dàng quản lý
và theo dõi vi phạm của người lái xe.
d) Quản lý người lái tại các đơn vị vận tải
Một số doanh nghiệp vận tải lớn có uy tín đã hình thành được các trạm kiểm
soát dọc đường và duy trì công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Phần lớn các doanh
nghiệp vận tải còn lại được thành lập trên cơ sở các nhà xe kinh doanh mang tính chất
nhỏ lẻ được tập hợp lại nên rất khó kiểm soát được chất lượng phục vụ.
đ) Quản lý bằng tuần tra, kiểm soát
Nhà nước quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên
đường bằng hình thức kiểm tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh
tra giao thông. Qua quá trình kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng kịp thời phát hiện
và xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện
3.3.3.4.Thực trạng quản lý đơn vị vận tải ô tô
a) Quy mô Doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh có 95 doanh nghiệp KDVT, trong đó có 45 doanh nghiệp
VTHK có 20 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 44,44%) có số lượng phương tiện dưới 10 xe
và 50 doanh nghiệp VTHH có đến 30 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 60%) có số phương
tiện dưới 10 xe.
Khảo sát 60 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cho thấy có
47 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 5 năm (chiếm 78%), còn lại là các doanh
nghiệp có thời gian hoạt động kinh doanh ngắn.
b) Công tác quản lý và tổ chức tại doanh nghiệp
Số doanh nghiệp có bộ máy quản lý đầy đủ, tổ chức quản lý và điều hành tập



11

trung là rất ít. Phương pháp quản lý đơn giản, khả năng chuyên môn của cán bộ quản
lý, điều hành nhìn chung rất yếu kém; hiệu quả kinh doanh thấp.
Bộ phận ATGT đã được thành lập (77% số doanh nghiệp KDVT được khảo sát
có thành lập bộ phận theo dõi An toàn giao thông).
3.3.3.5. Thực trạng dịch vụ kinh doanh vận tải ô tô
a) Vận tải hành khách
* Vận tải hành khách tuyến cố định
- Tuyến VTHK tuyến cố định nội tỉnh: tỉnh Ninh Bình hiện có 02 tuyến vận tải
hành khách cố định nội tỉnh được khai thác bởi duy nhất 01 doanh nghiệp là: Công ty
Cổ phần Vận tải ô tô Ninh Bình.
- VTHK tuyến cố định liên tỉnh: tỉnh Ninh Bình hiện có 13 doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách liên tỉnh theo hình thức tuyến cố định với 242 xe.
* VTHKcông cộng bằng xe Buýt: Toàn tỉnh hiện có 6 tuyến VTHKCC bằng xe
Buýt đang hoạt động được khai thác bởi Công ty Cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình, Công
ty Cổ phần vận tải ô tô số 4.
* Vận tải hành khách bằng xe Taxi: Ninh Bình hiện có 734 xe Taxi đăng ký
hoạt động.
b) Vận tải hàng hóa
Hiện tỉnh Ninh Bình có 10.594 xe tải các loại. Thời gian qua, việc chấp hành
các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa của một số tổ
chức, cá nhân ở tỉnh còn hạn chế.
3.3.3.6. Quản lý hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải
a) Hạ tầng đường bộ tỉnh Ninh Bình
Tổng chiều dài
TT


Tên đường

Loại mặt đường
Nhựa, bê tông XM

Km

Đá dăm, cấp phối

Gạch, đất

%

km

%

km

%

Km

%

1

Quốc lộ

186,54


6,61%

166,22

89,11%

20,32

10,89%

0

0%

2

Đường tỉnh

283,19

10,03%

220,94

78,02%

62,25

21,98%


0

0%

3

Đường đô thị

391,26

13,86%

358,54

91,64

18,91

4,83%

10,71

2,74%

4

Đường
chuyên dùng


234,44

8,31%

234.34

99.96%

0,1

0,04%

0

0%

5

Đường huyện

349,5

12,38%

282,99

80,97%

53,52


15,31% 12,99

3,72%

6

Đường xã

1377,73 48,81%

833,93

60.53%

418,6

30,38% 12,93

0,94%

2822,66

2096,96

74,29%

573,71 20,33% 36,63

1,30%


Tổng cộng

100%

Bảng 3. 1. Thực trạng đường bộ tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016
* Hệ thống đường cao tốc: Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Tuyến kết nối Cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL.1;
* Hệ thống Quốc lộ: Quốc lộ 1; Quốc lộ 10; Tuyến đường bộ ven biển; Quốc
lộ 12B; Quốc lộ 21B; Quốc lộ 38B; Quốc lộ 45; Đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc.


12

* Mạng lưới đường địa phương bao gồm 19 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài
261,4km do Sở GTVT Ninh Bình quản lý, 234,44 km đường chuyên dùng do các Sở,
Ban ngành quản lý và 349,5km đường huyện cùng hệ thống đường đô thị, đường giao
thông nông thôn do Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý.
b) Công trình bến xe khách, bãi, trạm dừng nghỉ tại Ninh Bình
* Thực trạng bến xe khách, bãi đỗ xe
Diện
Số lượt xe
Số
T
Loại
Tên bến
Địa phương
tích
qua bến/ chuyến/
T
bến

(m2)
ngày
ngày
1 BXK Ninh Bình
TP. Ninh Bình 5.238
III
120
150
2 BXK Kim Sơn

H. Kim Sơn

2.510

IV

93

72

3 BXK Nho Quan
4 BXK Khánh Thành
5 BXK Tam Điệp

H. Nho Quan
2.536
H. Yên Khánh 5.000
TP. Tam Điệp 10.634

IV

IV
IV

74
20
10

76
24
13

6 BXK Kim Đông
H. Kim Sơn
3.182,5 IV
20
20
7 BXK Thị trấn Bình H. Kim Sơn
4.933.5 IV
12
9
8 Minh
BXK Lai Thành
H. Kim Sơn
11
12
Bảng 3. 2. Thực trạng bến xe trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
* Thực trạng trạm dừng nghỉ: Ninh Bình có 1 Trạm dừng nghỉ được đầu tư bởi
tư tương đối bài bản tuy nhiên việc khai thác và hoạt động của trạm dừng nghỉ chưa
đạt được những hiệu quả như mong muốn.
c) Các cơ sở đăng kiểm phương tiện đường bộ

Tại Ninh Bình có 02 Trung tâm đăng ki ểm xe cơ giới đường bộ, Trung tâm
đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-01S, 35-02D. Hai Trung tâm có công xuất kiểm
định gấp 2 lần nhu cầu kiểm định trong tỉnh và khu vực, nên công tác kiểm định trong
tỉnh được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng tốt các nhu cầu kiểm định của nhân dân.
d) Các trung tâm logistics
Ninh Bình có cảng ICD Ninh Phúc có thông quan quốc tế. Tuy nhiên, tỉnh
chưa có trung tâm logistic và chưa được quy hoạch trung tâm logistics trong quy
hoạch xây dựng trung tâm logistics Việt Nam đến năm 2025.
e) Quản lý
Hoạt động của bến xe và các dữ liệu về bến xe như danh mục bến, loại bến và
một số chỉ tiêu kỹ thuật khác của hệ thống bến xe những năm qua nhìn chung đã
được thống kê, theo dõi tương đ ối đầy đủ.
Việc quản lý các trạm dừng nghỉ được thực hiện theo Quy hoạch hệ thống trạm
dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định
2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ GTVT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trạm
dừng nghỉ đường bộ và việc kiểm tra công bố đưa các trạm dừng nghỉ vào khai thác.
3.3.3.7. Quản lý an toàn giao thông
a)Quản lý nhà nư ớc về an toàn giao thông


13

Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia được thành lập từ năm 1997 do
Phó thủ tướng làm Chủ tịch. Tại tỉnh Ninh Bình cũng thành l ập Ban ATGT tỉnh do
Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở
GTVT, Giám đốc công an tỉnh làm phó ban để phối hợp hoạt động giữa các ngành,
các địa phương thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT.
b)Quản lý ATGT tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Hiện nay nhiều doanh nghiệp KDVT ở Ninh Bình chỉ thành lập phòng, bộ
phận theo dõi ATGT vận tải để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh thực tế thì không

hoạt động hoặc hoạt động đối phó, chưa phát huy được hiệu quả.
Công tác phổ biến Luật Giao thông đường bộ tại Ninh Bình cũng đã đư ợc quan
tâm. Qua khảo sát 500 lái xe tại các doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp đều
phổ biến Luật giao thông đường bộ, cơ chế chính sách pháp luật cho cán bộ, công
nhân viên.
3.4. Thực trạng công tác hậu kiểm
Cơ quan QLNN thực hiện công tác hậu kiểm quản lý VTÔT bằng việc thanh
tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về quản lý vận tải. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý vận
tải của chủ xe, lái xe và của các đơn vị KDVT, bến xe còn rất hạn chế.
3.5. Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong QLNN về VTÔT
3.5.1. Đánh giá QLNN về VTÔT tỉnh Ninh Bình theo ma trận SWOT
3.5.1.1. Điểm mạnh
- Công tác QLNN đã được quan tâm, tăng cường và phối hợp thực hiện.
- Chính sách phát triển vận tải ô tô đã đư ợc xây dựng, có tính khả thi.
- Đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, chiến lược, triển khai nhiều
biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát
tải trọng phương tiện.
- Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được chú
trọng, chất lượng các văn bản cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Xây dựng và đưa vào khai thác Trung tâm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát
hành trình tại Tổng cục đường bộ Việt Nam.
3.5.1.2. Điểm yếu
- Chính sách phát triển VTÔT chưa cụ thể, bền vững, thống nhất, chưa xây dựng
chính sách đặc thù của địa phương.
- Sự phối hợp thực hiện giữa các loại chiến lược, quy hoạch chưa được chặt
chẽ, chất lượng chưa cao.
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa kịp thời, triển khai thực
hiện chưa đồng bộ.
- Chất lượng tổ chức quản lý, chất lượng hoạt động vận tải của các doanh

nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, toàn diện.
- Công tác QLNN về VTÔT chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự
phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải; bộ máy, nhân sự quản lý về vận
tải còn thiếu và yếu.


14

3.5.1.3. Cơ hội
- Chiến lược, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đã đư ợc thông
qua và tổ chức triển khai thực hiện.
- Kinh tế tỉnh phát triển ổn định, tăng trưởng với nhịp độ cao trong nhiều năm.
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, cải cách hành chính, quy trình lập, thực
hiện chiến lược, quy hoạch theo hướng phát triển bền vững được quan tâm nhiều hơn.
- VTHK công cộng được cải thiện nhờ kêu gọi vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa.
- Trật tự xã hội, an ninh an toàn được bảo đảm, kể cả trên phương tiện và trong
đi lại, vận tải.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh trong
những năm qua phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
- VTÔT trong những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ.
3.5.1.4. Nguy cơ
- Kết cấu hạ tầng giao thông khối lượng lớn như đường cao tốc đang xây dựng,
chưa đưa vào khai thác được; những điểm trung chuyển, kết nối giữa các phương
thức vận tải chưa đầy đủ; chưa có nhiều nút giao khác mức liên thông; bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông công cộng, chuyên dùng chưa được thực hiện đầy đủ theo định kỳ.
- Yêu cầu vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông rất lớn; vốn cấp
cho xây dựng công trình giao thông thiếu, không kịp thời, đồng bộ.
- Phương tiện phát triển nhanh, nhất là phương tiện cá nhân như xe ô tô con, xe
máy gây sức ép cho mạng lưới giao thông.
- Chất lượng phương tiện chưa cao.

- Đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính bộc
phát. Trách nhiệm với ATGT chưa gắn với các đơn vị KDVT.
- Số lượng biên chế cố định, còn hạn chế chưa đảm bảo yêu cầu quản lý.
- Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, nhất là tai nạn giao thông đường bộ
chưa bền vững; trật tự giao thông, nhất là giao thông đô thị còn có vấn đề.
- Thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng chưa cao, gây nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác loại hình này.
3.5.2. Nguyên nhân những điểm yếu, nguy cơ
- Công tác quản lý nhà nước về phương tiện vận tải còn chậm đổi mới, phương
pháp quản lý lạc hậu, thủ công, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vận tải còn hạn
chế về số lượng và nghiệp vụ.
- Lực lượng vận tải đường bộ phát triển quá nóng trong thời gian khá dài
nhưng thiếu sự quản lý từ các cơ quan QLNN.
- Thị trường vận tải thiếu minh bạch, phát triển tự do, thiếu tính kết nối giữa các
phương thức vận tải trong hệ thống vận tải quốc gia dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa
các phương thức vận tải.
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị vận tải hàng hóa.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý, điều hành
vận tải còn chậm, lạc hậu, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về hoạt động VTÔT.


15

Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận án cũng nghiên c ứu thực trạng QLNN về VTÔT trong cả
nước, có sự so sánh làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng tại Ninh Bình so với
mặt bằng chung cả nước.
Nội dung chương 3 đã làm rõ được những thành tựu, những điểm còn tồn tại,
hạn chế trong công tác QLNN về VTÔT tại Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phân tích những nguyên nhân tồn tại hạn chế. Từ

đó nghiên cứu các giải pháp để khắc phục.
Chương 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH
4.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030
4.1.1. Mục tiêu phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình
4.1.1.1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Về vận tải
Khối lượng VTHK đến năm 2020 đạt 42,7 triệu lượt hành khách/năm, đến năm
2030 đạt 108 triệu lượt hành khách/năm. Lượng hàng hóa đạt khoảng 71,0 triệu
tấn/năm, đến năm 2030 đạt 184,6 triệu tấn/năm.
b) Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Từng bước xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ
thống QL, đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; hệ thống cầu, cống trên các
quốc lộ và đường tỉnh được xây dựng vĩnh cửu theo cấp đường; hoàn thiện cơ bản
mạng lưới KCHTGT nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ
thuật, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì theo kế hoạch...
- Từng bước phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và vận tải hành
khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và các huyện
trong tỉnh.
4.1.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2030
- Phát triển VTÔT với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý
và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn; kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải,
giữa các thị trấn, huyện, thành phố trong tỉnh với cả nước và quốc tế.
- Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp
tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.
4.1.2. Quy hoạch phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
4.1.2.1. Quy hoạch phát triển vận tải

- Đường bộ: Phát triển phương tiện vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường, phù hợp
với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách. Đến năm 2030, toàn tỉnh có


16

khoảng 27.000 xe ô tô các loại; trong đó: xe ô tô con 9.500 chiếc, xe ô tô khách 2.500
chiếc, xe ô tô tải 15.000 chiếc.
- Đường thủy nội địa: Phát triển đội tàu theo hướng trẻ hóa; đến năm 2030, tổng
trọng tải đội tàu hàng toàn tỉnh đạt 2,5 triệu tấn; tổng sức chở đội tàu khách đạt 10 15 nghìn hành khách.
4.2.2.2. Giải pháp chính sách phát triển vận tải
- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia KDVT, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị
dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để điều
tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.
- Phát triển vận tải đường thủy để phát huy thế mạnh của tỉnh và hỗ trợ vận tải
đường bộ, đặc biệt là vận tải liên vùng.
- Có chính sách hỗ trợ, từng bước phát triển VTHKcông cộng đô thị, đồng thời
kiểm soát sự phát triển phương tiện cá nhân.
4.2.2.3. Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý ATGT tại địa
phương hướng tới đảm bảo trật tự ATGT một cách bền vững. Cần phân cấp mạnh mẽ
cho địa phương về công tác quản lý, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật
tự an toàn giao thông.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải đảm bảo hành lang an
toàn đường bộ, phải được thẩm định về ATGT gắn với việc xây dựng các nút giao,
cống dân sinh và xử lý điểm đen trên tuyến.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương
tiện vận tải chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách
4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp
luật (QPPL)
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL phù hợp với điều kiện thực tế
- Ban hành mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn, văn bản QPPL
4.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác lập và thực hiện quy hoạch
- Xây dựng và quản lý quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, các trung tâm
trung chuyển hàng hóa đảm bảo tính đồng bộ và ổn định.
- Xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến VTHK
liên tỉnh, VTHKcông cộng bằng xe buýt; tập trung phát triển mạng lưới xe buýt rộng
khắp toàn tỉnh; chú trọng vào tính liên kết giữa các tuyến xe buýt với VTHH tuyến cố
định liên tỉnh tại các bến xe.
- Thực hiện rà soát lại quy hoạch các tuyến xe buýt, bến xe khách để đảm bảo kết
nối chặc chẽ với các ga đường sắt, bến thủy nội địa phục vụ hành khách.


17

- Khuyến khích các địa phương xã hội hóa xây dựng hạ tầng giao thông như
bến xe, bãi đỗ xe tĩnh, nhà ch ờ xe buýt… theo quy hoạch đã đư ợc duyệt.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch đảm
bảo tính công khai, minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
4.2.1.3. Định hướng, điều tiết phát triển hợp lý, số lượng, cơ cấu phương tiện
vận tải đường bộ
- Hàng năm, Sở GTVT phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp số liệu, dữ liệu về tình hình phát triển của các loại hình vận tải, nhu cầu sử
dụng của người dân .…

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng
giai đoạn 3 năm, 5 năm.
- Dự báo xu hướng phát triển của hoạt động vận tải. Xây dựng quy hoạch phát
triển vận tải ngắn hạn trên cơ sở quy hoạch phát triển dài hạn và tình hình phát triển
thực tế với trọng tâm phát triển theo từng thời kỳ khác nhau.
4.2.1.4. Phát triển phương tiện VTHK công cộng bằng xe buýt và hạn chế
phương tiện cá nhân
- Ban hành cơ chế, chính sách phát triển VTHKcông cộng khối lượng lớn, vận
tải đa phương thức, VTHH khối lượng lớn trên các hành lang chính và vận tải đến các
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích phát triển các tuyến vận tải
hành khách bằng xe buýt đi từ trung tâm tỉnh, thành phố đến trung tâm các huyện,
cụm xã và các vùng lân cận.
- Triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
VTHKcông cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/03/2012 của
Thủ tướng chính phủ. Chuyển đổi, thay thế hoàn toàn VTHK tuyến cố định nội tỉnh
bằng xe buýt để thuận tiện trong quản lý và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động.
- Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư các dịch vụ hỗ trợ vận tải với sự
hỗ trợ của nhà nước như cấp đất ổn định lâu dài, thuế, vồn vay…
- Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách.
- Hỗ trợ vốn đầu tư mua sắm phương tiện với các phương thức cho vay lãi suất
thấp hoặc hỗ trợ trả lãi suất ngân hàng, tổ chức mua trả chậm...
- Đầu tư xây dựng các trạm đỗ dọc đường, bến đầu, bến cuối (điểm dừng đỗ).
- Miễn, giảm tối đa các loại thuế, phí cho doanh nghiệp xe buýt.
- Tạo điều kiện ưu tiên cho doanh nghiệp vận tải xe buýt, vận tải khách đường
dài trên những tuyến vận tải hành khách có lợi nhuận cao, cho thuê đất giá thấp để
kinh doanh bãi đỗ xe...
- Nếu các hoạt động kinh doanh chưa bù đắp được chi phí thì tỉnh phải trợ giá
sau chi phí.
- Tuyên truyền vận động mọi người đi lại bằng xe buýt, thay đổi thói quen sử
dụng phương tiện cá nhân.

- Nâng cao chất lương dịch vụ của xe buýt.
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý


18

4.2.2.1. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan quản lý, thay đổi
phương thức hoạt động
- Chú trọng phát triển nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ
chuyên ngành VTÔT, đặc biệt là các chương trình nghiệp vụ cho đội ngũ công tác,
viên chức trong cơ quan QLNN.
- Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho vận tải đa phương thức, dịch vụ
logistic để có thể đáp ứng được quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải và
logistic.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan QLNN, doanh nghiệp KDVT
với các trường đào tạo về GTVT trong công tác đổi mới chương trình, phương pháp
đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực VTÔT.
- Xây dựng cơ chế thu hút nhân sự có trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành
trong nước về làm việc trong các cơ quan QLNN; có cơ chế trọng dụng đội ngũ các
nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu xây dựng chính sách phát
triển VTÔT.
- Sử dụng nhân lực và tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4.2.2.2. Thành lập trung tâm quản lý giám sát vận tải đường bộ
- Đề xuất giải pháp thành lập trung tâm giám sát quản lý VTÔT. Đây là trung
tâm quản lý, giám sát, sử dụng dữ liệu của cả 2 giải pháp ứng dụng Thiết bị GSHT và
bản đồ điện tử cơ sở hạ tầng đường bộ.
- Đề xuất thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu về vận tải với cơ sở dữ liệu về tai
nạn giao thông và xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT của Bộ Công an, thông
qua đó các doanh nghiệp vận tải sẽ có cơ sở lựa chọn, tuyển dụng, quản lý, giáo dục,
sử dụng và bố trí lái xe phù hợp. Hệ thống thông tin còn cho phép tiếp tục thực hiện

mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ và thời gian
để hoàn thành các thủ tục hành chính hiện nay.
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động và tổ chức quản lý doanh
nghiệp
4.2.3.1. Xây dựng thời gian biểu chạy xe tuyến VTHK cố định bằng xe ôtô trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Căn cứ vào lộ trình chạy xe các doanh nghiệp KDVT đăng ký với cơ quan
QLNN (Sở GTVT), yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh VTHK tuyến cố định trên
địa bàn phải xây dựng lại phương án hoạt động của từng tuyến.
- Tiến hành khảo sát thực tế thời gian chạy của từng tuyến VTHK cố định trên
địa bàn để xác định thời gian từng chặng trên quãng đường di chuyển của xe (khảo
sát nhiều lần).
- Công bố thời gian biểu chạy xe các tuyến VTHK cố định bằng xe ôtô trên địa
bàn tỉnh để doanh nghiệp KDVT được biết và thực hiện; đồng thời, người dân nắm
được để sử dụng dịch vụ VTHK hiệu quả hơn và cũng là những người theo dõi hoạt
động của các phương tiện và phản ánh về cho cơ quan QLNN.
- Duy trì đường dây nóng của Sở GTVT để tiếp nhận những ý kiến phản hồi
của người dân, hành khách về tình hình chạy xe;


19

- Kiểm tra đột xuất tình hình thực hiện tại các phương tiện và doanh nghiệp
KDVT; thực hiện xác minh và phạt nguội theo thông tin phản ánh về những vi phạm
của người dân, hành khách.
4.2.3.2. Thiết bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện
- Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định: Lựa chọn vị trí phù hợp và quy
hoạch lại vị trí trạm cân sao cho tính hiệu quả cao nhất.
- Đối với Trạm kiểm tra tải trọng lưu động: đề xuất đặt Trạm kiểm tra tải trọng
xe lưu động tại cửa ra của các mỏ vật liệu, nơi bốc xếp hàng hoá… như: đường vào các

mỏ vật liệu tại thành phố Tam Điệp, khu vực cảng hàng hóa Ninh Phúc…
4.2.3.3. Quản lý chặt chẽ hệ thống các cơ sở cơ khí giao thông, các cơ sở bảo
dưỡng sửa chữa, thay thế phụ tùng
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy bắt buộc nhằm quản lý chặt chẽ các cơ
sở cơ khí giao thông, các gara ôtô làm nhiệm vụ BDSC, quy định cụ thể trách nhiệm
đối với các chủ cơ sở, ràng buộc về mặt pháp lý đối với họ.
- Ban hành quy định điều kiện đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và người
hành nghề bảo dưỡng sửa chữa, chỉ cho phép hoạt động đối với cơ sở đủ điều kiện.
- Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm an toàn kỹ thuật đối với nội dung bảo dưỡng
sửa chữa, thay thế tổng thành, cải tạo xe cơ giới mà cơ sở đảm nhận.
4.2.3.4. Đánh giá, xếp loại doanh nghiệp định kỳ
- Xây dựng khung tiêu chí đánh giá doanh nghiệp bao gồm: chất lượng phương
tiện, thời gian vận chuyển, số lần vi phạm luật giao thông, ... cùng với thang điểm.
- Thành lập đoàn tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại định kỳ. Đăng tải, công bố
lên trang web và các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng được biết và
lựa chọn doanh nghiệp vận tải.
- Căn cứ vào kết quả phân hạng, xếp loại, đánh giá doanh nghiệp KDVT, tiến tới
xây dựng Quy định những doanh nghiệp vận tải có chất lượng dịch vụ ở mức nhất định
mới cho phép tham gia KDVT trên các tuyến đường dài, vận tải Quốc tế và mở rộng
phạm vi kinh doanh; Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng và áp dụng các
mức khác nhau về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới KDVT tương ứng
với từng mức độ bảo đảm ATGT của doanh nghiệp vận tải theo hướng doanh nghiệp
làm tốt sẽ giảm mức bảo hiểm và ngược lại; Kiến nghị các cơ quan tuần tra, kiểm soát
giao thông trên đường có hình thức kiểm soát phù hợp.
4.2.4. Nhóm giải pháp tổng hợp
4.2.4.1.Hoàn thiện hệ thống KCHT giao thông, xây dựng hạ tầng kết nối các
phương thức vận tải
-Tăng cường công tác đảm bảo ATGT đường bộ: Tập trung rà soát, nâng cao
điều kiện đảm bảo ATGT (biển báo, sơn vạch đường, hệ thống hộ lan..., tổ chức giao
thông hợp lý); xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn mất ATGT....

- Tăng cường vai trò QLNN trong quản lý hệ thống hành lang đường bộ, ngăn
chặn và kiểm soát các vi phạm về hành lang đường bộ.
- Thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng
tiên tiến, khoa học, công khai minh bạch và hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu của


20

xã hội: Đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; chủ động ngăn ngừa hư hỏng, xuống
cấp của hệ thống đường bộ, nâng cao điều kiện khai thác và đảm bảo ATGT.
- Nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ, tập trung vào các tuyến Quốc
lộquan trọng, huyết mạch, có lưu lượng phương tiện vận tải lớn, các tuyến có nhiều
phương tiện tải trọng nặng đi qua như các tuyến vào mỏ vật liệu, tuyến vào các bến,
cảng thủy nội địa…
- Đầu tư xây dựng các tuyến kết nối giữa VTÔT với vận tải đường thủy, đường
sắt. Xây dựng hệ thống nhà ga, bến bãi tập kết hàng hóa, đường kết nối để giảm khối
lượng vận tải đường bộ, nâng cao khối lượng vận tải đường thủy, đường sắt. Tạo điều
kiện thuận lợi phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức, phát triển logistic.
4.2.4.2. Tổ chức, phân luồng giao thông
- Phân luồng ngắn hạn (đến năm 2020): Cấm các xe tải trên 10 tấn, xe sơmirơmoóc, xe chở container (gọi tắt là phương tiện tải trọng nặng) đi vào trong nội
thành phố, thị trấn. Phân luồng các phương tiện này đi theo đường vành đai.
- Phân luồng trung hạn, dài hạn (tầm nhìn đến năm 2030): Theo Quy hoạch
phát triển GTVT tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê
duyệt tại Quyết định 1037/QĐ-UBND ngày 18/12/2012, có quy hoạch xây dựng hệ
thống đường vành đai TT Nho Quan, TP Tam Điệp và TP Hoa Lư trong tương lai.
4.2.4.3. Sử dụng hiệu quả Thiết bị Giám sát hành trình
- Quy định trong Tiêu chuẩn đối với ô tô vận tải hàng hóa, hành khách phải có
thiết bị GSHT.
- Nhà nước quy định tiêu chuẩn chung sản xuất, lắp đặt thiết bị giám sát hành
trình (GSHT); xây dựng những tiêu chuẩn, quy định cụ thể về kích thước, chất lượng

cũng như ho ạt động của thiết bị GSHT.
- Xây dựng các văn bản pháp quy công nhận tính pháp lý về các số liệu khai
thác được trên thiết bị GSHT và hệ thống định vị toàn cầu.
- Đối với các phương tiện chưa lắp đặt thiết bị GSHT: phải thông báo, tuyên
truyền đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quy định và lộ trình lắp đặt thiết bị
GSHT đối với các phương tiện.
- Đưa nội dung kiểm tra thiết bị GSHT là nội dung của đăng kiểm phương tiện.
* Kiểm tra, kiểm soát, xử lý dữ liệu
- Quy định mỗi phương tiện phải lập một tài khoản, số điện thoại, để khi có
quyết định xử lý vi phạm, sẽ được tự động chuyển tiền từ tài khoản đó về kho bạc Nhà
nước và thông báo bằng văn bản và tin nhắn quyết định xử lý vi phạm đến chủ xe, chủ
doanh nghiệp tình hình vi phạm của phương tiện.
- Xây dựng phần mềm chạy trên Web để quét, thống kê, xử lý vi phạm đã đư ợc
thể hiện trên các tiện ích báo cáo của phần mềm GSHT. Tổng hợp, báo cáo hàng
tháng tình hình hoạt động của các phương tiện theo yêu cầu, trước hết tập trung vào
tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông của các phương tiện.
- Tổ chức hệ thống theo dõi, giám sát, xử lý các vi phạm được phát hiện.
- Lực lượng thanh tra kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thiết bị GSHT đối với
các phương tiện đang hoạt động vận tải.


21

4.2.4.3. Xây dựng bản đồ điện tử về hạ tầng giao thông
Hiện nay, Tổng cục đường bộ Việt Vam đã xây dựng và sử dụng phần mềm trực
tuyến quản lý cầu VBMS sử dụng trên giao diện website. Trên phần mềm đó đã thể
hiện thông tin về hệ thống cầu trên đường quốc lộ bao gồm các thông tin như: tên quốc
lộ, vị trí cầu, tên cầu, kích thước cầu, tải trọng cầu… Phần mềm này đã phát huy hiệu
quả tích cực giúp việc quản lý hệ thống cầu đầy đủ, chính xác, đơn giản mà dễ tra cứu.
Tuy nhiên, phần mềm này mới chỉ có chức năng quản lý cầu trên quốc lộ. Còn hệ

thống cầu trên các tuyến đường địa phương, đường tỉnh, hệ thống đường bộ, các công
trình trên tuyến khác chưa được quản lý. Bên cạnh đó, nó chưa có sự tương tác với các
ứng dụng khác để khai thác hiệu quả với khối lượng lớn hơn giá trị của nó mang lại.
Xuất phát từ hiệu quả của phần mềm trực tuyến quản lý cầu VBMS sử dụng trên
giao diện website và yêu cầu trong công tác quản lý VTÔT, nghiên cứu sinh đề xuất
giải pháp xây dựng Bản đồ điện tử hạ tầng giao thông với nhiều tính năng ưu việt hơn
và có tính kết nối ứng dụng cao hơn để kết hợp với hệ thống GSHT, tạo nên hình thức
quản lý hoạt động vận tải từ xa với hiệu quả cao.
Thiết bị GSHT có chức năng theo dõi, ghi lại thông tin, dữ liệu của phương
tiện khi tham gia hoạt động vận tải. Khi kết hợp với bản đồ điện tử về hạ tầng giao
thông, dữ liệu của thiết bị GSHT sẽ đối chiếu trực tiếp với dữ liệu của hạ tầng giao
thông tại vị trí, thời điểm đó. Từ đó sẽ phát hiện ra phương tiện có được vận hành phù
hợp với yêu cầu của hạ tầng giao thông tại đó không? Kết hợp với các quy định của
pháp luật sẽ xác định vi phạm và đưa ra được hình thức xử lý phù hợp.
4.2.4.4. Áp dụng Sàn Giao dịch vận tải
Tại Ninh Bình, không nên xây dựng sàn giao dịch VTHH riêng do tính chất
của hoạt động vận tải là trên địa bàn nhiều tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động không
chỉ trong nội bộ tỉnh. Do đó, xây dựng sàn giao dịch VTHH riêng sẽ không phát huy
được hiệu quả cao. Tuy nhiên, các cơ quan QLNN về VTÔT cần phải có biện pháp
để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh VTHH tham gia vào Sàn giao dịch
VTHH chung của cả nước và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp
KDVT tại Ninh Bình trên sàn giao dịch VTHH.
4.2.4.5. Tăng cường công tác hậu kiểm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải đường bộ,
đặc biệt là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện
KDVT của các doanh nghiệp KDVT.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra trách nhiệm của các địa phương trong việc
quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn, nhất
là vi phạm về quá tải trọng và vi phạm thông của thiết bị giám sát hành trình của xe.
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của chủ doanh

nghiệp KDVT với ATGT một cách triệt để, chính xác, minh bạch.
- Thành lập ban chỉ đạo, tổ kiểm tra đột xuất sức khỏe người lái xe trên địa bàn,
phát hiện, đình chỉ kịp thời các lái, phụ xe không đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái xe theo
quy định.


22

4.2.4.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, doanh
nghiệp đối với an toàn trong hoạt động vận tải
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đối
với các doanh nghiệp vận tải và đội ngũ lái xe KDVT; thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng, tổ chức các chương trình tọa đàm, hội thảo để truyền đạt những
sửa đổi, bổ sung của những văn bản QPPL đã ban hành, những văn bản QPPL chuẩn
bị ban hành mới, những cơ chế, chính sách của nhà nước, của tỉnh trong lĩnh vực
VTÔT.
- Nâng cao nhận thức của những người Lãnh đạo doanh nghiệp bằng những
buổi tuyên truyền, tập huấn định kỳ về ATGT và pháp luật về giao thông đường bộ.
Tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi phương pháp quản lý, tổ chức vận tải, quản lý
ATGT giữa các doanh nghiệp vận tải.
- Tuyên truyền, định hướng cho những nhà đầu tư, doanh nghiệp KDVT hạn chế
đăng ký phương tiện kinh doanh độc lập, hạn chế doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
quy mô nhỏ; khuyến khích việc hợp tác, cổ phần, tập trung phương tiện vào 1 doanh
nghiệp.
Kết luận chương 4
Trên cơ sở các nghiên cứu từ các chương trước, chương 4 tổng hợp định hướng
phát triển giao thông vận tải Việt Nam và tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030. Bám sát mục tiêu tìm kiếm giải pháp để thực hiện các
định hướng phát triển đó, trong chương 4, nghiên cứu sinh xây dựng 04 nhóm giải
pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước trong vận tải ô tô tại Ninh Bình, bao gồm:

- Nhóm giải pháp về hoàn thiện chiến lược, cơ chế, chính sách
- Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức quản lý
- Nhóm giải pháp về hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát
- Nhóm giải pháp tổng hợp
Trong mỗi nhóm giải pháp, nghiên cứu sinh cũng đưa ra những giải pháp cụ
thể, phân tích những thuận lợi, khó khăn và hiệu quả dự kiến của giải pháp để giải
quyết vấn đề đạt ra.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu của luận án, luận án đã làm rõ được
những vấn đề sau:
- Dựa trên dữ liệu thu thập từ điều tra, khảo sát thực tế,công trình đã công bố,
luận án đã phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng năng lực VTÔT, thực trạng công
tác QLNN về VTÔT hiện tại. Xem xét, nghiên cứu từ tất cả các góc độ, các yếu tố
của hoạt động vận tải và hoạt động quản lý vận tải; từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế, những vấn đề còn tồn tại, bất cập cũng như các nguyên nhân của nó trong công
tác quản lý VTÔT.


23

- Luận án cũng tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài và một số địa phương
trong nước qua tài liệu, sách báo để tìm ra những ưu điểm, những giải pháp hiệu quả
nhằm áp dụng tại Ninh Bình.
- Từ những kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích tổng hợp đó, Luận án đã đ ề
xuất 04 nhóm giải pháp là giải pháp về tổ chức, quản lý, giải pháp về hoàn thiện cơ
sở hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải, giải pháp về phương tiện, người lái, giải pháp tổng
hợp, cũng như làm rõ các đi ều kiện để thực hiện giải pháp, lộ trình thực hiện các giải
pháp để hoàn thiện quản lý VTÔT. Do hạn chế của điều kiện nghiên cứu, khối lượng
của Đề tài nên các giải pháp đề xuất của Đề tài chưa thể giải quyết được toàn bộ

những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN về VTÔT hiện nay. Đề tài đã t ập
trung nghiên cứu giải pháp để giải quyết được một số tồn tại như: phương án để quản
lý hoạt động VTHH, quản lý phương tiện VTHH, kiểm soát chặt chẽ phương tiện chở
quá tải trọng, xây dựng mô hình quản lý hiệu quả, hiện đại, chính xác, minh bạch, tiết
kiệm nhân lực…
Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước (QLNN) về giao thông vận tải (GTVT) nói chung và vận tải ô tô
(VTÔT) nói riêng.
Xây dựng nội dung và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về VTÔT
theo nguyên tắc “kết hợp hài hoà giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ “.
Đề xuất một số tiêu chí đánh giá QLNN về VTÔT phù hợp với điều kiện của
Việt Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về VTÔT của một số địa phương trong nước
và nước ngoài với mong muốn làm bài học cho Việt Nam nói chung và Ninh Bình
nói riêng.
Phân tích đánh giá thực trạng QLNN về VTÔT tại Ninh Bình trong giai đoạn
2012-2016; chỉ ra những điểm mạnh, thành công cũng như những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại trong QLNN về VTÔT tại Ninh Bình.
Luận án đã đ ề xuất các quan điểm và 04 nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN về
VTÔT tại Ninh Bình có tính khả thi theo hướng phát triển bền vững ngành GTVT.
Đề xuất các công cụ QLNN về VTÔT bằng các ứng dụng khoa học, công nghệ
trong quản lý, tiếp cận với xu hướng của mạng khoa học công nghệ 4.0 trong lĩnh v ực
VTÔT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Kiến nghị
Để có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, Luận án kiến nghị Nhà nước
nói chung và UBND tỉnh Ninh Bình một số vấn đề sau:
2.1. Đối với Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia
và các Bộ, ngành liên quan
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những văn bản QPPL phù hợp với yêu cầu thực

tế để quản lý và thức đẩy phát triển hoạt động vận tải đường bộ.


24

- Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch quy định và
pháp lý hóa dữ liệu khai thác từ thiết bị GSHT.
- Nghiên cứu thành lập Trung tâm quản lý điều hành vận tải đường bộ từ Trung
ương đến địa phương để đảm bảo tính thống nhất và khai thác được toàn diện những
ưu điểm của giải pháp.
2.2. Đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Xây dựng, phát triển Bản đồ số kết cấu hạ tầng giao thông trên cơ sở chương
trình quản lý cầu VBMS đang quản lý.
- Hướng dẫn và phân cấp quản lý, khai thác dữ liệu cho Sở GTVT Ninh Bình
đối với Sàn giao dịchVTHH để quản lý vận tải hàng hóa.
2.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- Xây dựng, ban hành những chính sách phát triển vận tải đường bộ trên địa
bàn tỉnh
- Thành lập trung tâm quản lý, điều hành hoạt động vận tải và xử lý vi phạm
trật tự an toàn giao thông của tỉnh
- Xây dựng bản đồ số hóa về kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi tỉnh
Ninh Bình
- Bố trí nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông, đầu tư phát triển VTÔT; tạo sự kết nối đồng bộ, khai thác hiệu quả vận tải
đường bộ với vận tải đường thủy và vận tải đường biển.
2.4. Đối với Sở GTVT và các địa phương, các Sở, Ban, Ngành
- Tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và thực hiện các quy hoạch
phát triển GTVT
- Nâng cao năng lực quản lý vận tải, tham mưu xây dựng và trực tiếp triển khai
các giải pháp

- Tham mưu UBND tỉnh lập đề án tổ chức phân luồng giao thông khu vực
thành phố Ninh Bình và khu vực lân cận.



×