Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN Nhận dạng và giả bài tập Hoá học có vận dụng phương pháp qui đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.24 KB, 22 trang )

TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bài tập hóa học có rất nhiều dạng và ngày càng đa dạng với nhiều phương
pháp giải khác nhau. Trong một bài có thể kết hợp nhiều phương pháp và có thể
cùng lúc giải bằng nhiều phương pháp, tùy thuộc vào từng bài tập. Đặc biệt, hiện
nay Học sinh thi dạng trắc nghiệm, cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp và
chọn lọc cách giải ngắn nhất và chính xác nhất. Có rất nhiều bài tập hóa học cần
đến và nhất thiết phải sử dụng phương pháp quy đổi trong giải bài tập. Đây là
vấn đề mới, Học sinh còn lúng túng, có Em vẫn chưa biết phương pháp này. Do
đó, Tôi chọn đề tài này nhằm giúp Học sinh biết cách nhận dạng bài tập giải có
áp dụng quy đổi và cách quy đổi như thế nào là ưu việt nhất.
MỤC TIÊU
Giúp Học sinh có cách hệ thống nhanh cách giải bài tập có áp dụng
phương pháp quy đổi, nhằm giải nhanh bài tập hóa học.
Cùng Đồng nghiệp và Học sinh nghiên cứu sâu hơn phương pháp quy đổi
và phương pháp khác giải bài tập nhanh trắc nghiệm.

NỘI DUNG
-Chủ yếu Học sinh biết giải các bài toán hỗn hợp đơn giản (đối với Học
sinh từ lớp 8 đến lớp 12) có kết hợp định luật bảo toàn khối lượng hoặc
nguyên tố.
-Đối với Học sinh từ lớp 10 (sau khi học phản ứng oxi hóa khử), có thể áp
dụng Bảo toàn electron hay dạng quy đổi tác nhân oxihoa.
- Tùy theo trình độ Học sinh mà có phép Quy đổi phù hợp để giải được bài
tập.
- Các bài tập dạng hỗn hợp nhiều chất cần phải dùng bước quy đổi.

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh



1

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Nguyên tắc chung
Quy đổi là một phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu
là một dạng phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho các phép tính trở
nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Khi áp dụng phương pháp quy đổi phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau :
+ Bảo toàn nguyên tố: (tức là tổng số mol mỗi nguyên tố ở hỗn hợp đầu và hỗn
hợp mới phải bằng nhau)
+ Bảo toàn số oxi hoá: (tổng số số oxi hóa của các nguyên tố ở hai hỗn hợp
phải bằng nhau).
+Bảo toàn về khối lượng: Tổng khối lượng của hỗn hợp đầu và hỗn hợp quy đổi
phải bằng nhau.
1.2. Nhận dạng và hướng quy đổi:
1.2.1.Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp ít chất hơn hay một chất
- Xem đề cho bao nhiêu dữ kiện thì quy đổi về hỗn hợp có bấy nhiêu chất.
Ví dụ: với hỗn hợp các chất gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3
+Nhận xét: Trong hỗn hợp có 3 chất có khả năng tăng số oxihoa, chỉ có
Fe2O3 có số oxihoa cao nhất, nên chúng ta sẽ cố định Fe2O3 kết hợp với mỗi chất
còn lại sẽ có 3 hỗn hợp mới như sau: (Fe và Fe2O3); (FeO và Fe2O3); (Fe3O4 và
Fe2O3) thì bài tập giải sẽ nhanh hơn hỗn hợp cùng có hai chất khử (Fe và FeO)

hay (Fe và Fe3O4) hay (FeO và Fe3O4) hay một chất FexOy ( cân bằng sẽ khó
hơn)
+Khi làm nên chọn dạng hỗn hợp dễ cân bằng là: (Fe và Fe2O3); (FeO và
Fe2O3)
1.2.2. Quy đổi hỗn hợp về một chất.
Thường gặp trong hóa hữu cơ:
1.2.2.1 Hỗn hợp nhiều chất có cùng công thức tổng quát khi đốt cháy tính
sản phẩm CO2 và nước. Quy đổi về một chất tổng quát hoặc chọn một chất làm
chất đại diện
Ví dụ : Đốt cháy 0,2 mol hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối
hơi so với H2 là 21,2
-Nhận xét cả 3 chất đều có 3C và số nguyên tử H khác nhau và có dữ kiện
tìm M .
- Nên quy đổi 3 chất thành một chất C3Hx

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

2

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

1.2.2.2. Hỗn hợp nhiều chất chứa mỗi chất có phản ứng trên mạch cacbon hay
nhóm chức như nhau.
Ví dụ : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, trong gốc
hidrocacbon có một liên kết đôi và hai anđêhit no mạch hở tác dung hoàn toàn

với H2 dư, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng Na dư, thu được 2,24 lít H2
(đktc). Hỗn hợp X có thể làm mất màu dung dịch chứa x gam brom. Giá trị của
x là
A. 16,0 gam
B. 8,0 gam
C. 32,0 gam
D. 12,0 gam
-Nhận dạng: Trong mỗi chất của hỗn hợp X đều có một nối pi tác dụng với
H2 cũng như tác dụng với brom.
- Từ đó quy đổi hỗn hợp về một chất axit hay andehit đều được.
1.2.3. Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử hoặc đơn chất
tương ứng.
Thông thường ta gặp bài toán hỗn hợp nhiều chất nhưng về bản chất chỉ gồm 2
(hoặc 3) nguyên tố. Do đó, có thể quy đổi thẳng hỗn hợp đầu về hỗn hợp chỉ
gồm 2 (hoặc 3) chất là các nguyên tử tương ứng.
Ví dụ ; (Fe, FeS, FeS2, Cu, CuS, Cu2S) quy đổi thành hh(Cu, Fe, S).
-Nếu gặp hổn hợp O2 và O3 thường quy đổi về O.
- Nếu gặp hỗn hợp hydrocacbon thường quy đổi về hỗn hợp C và H.
- Nếu gặp hỗn hợp các hợp chất có nhóm chức thường quy đổi về C, H, O
hay là nhóm chức tương ứng.
1.2.4. Quy đổi tác chất oxi hóa.
Thường gặp các bài tập qua hai hay nhiều giai đoạn oxi hóa. Tùy theo câu hỏi
mà chúng ta có cách quy đổi tác chất oxi hóa cho phù hợp.
1.2.5. Quy đổi một chất thành hỗn hợp
Thường gặp các bài tập về polime, biến đổi polime về hỗn hợp các monome.

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

3


Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

CHƯƠNG 2 CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
2.1. Quy đổi hỗn hợp nhiều chất thành hỗn hợp ít chất hơn hay một chất.
2.1.1.Qui đổi hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4
2.1.1.1. Trường hợp mỗi chất có số mol không bằng nhau:
Ví dụ 1 : Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m
gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào
dung dịch H2SO4 đặc, nóng có dư, thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 11,2 gam.

B. 10,2 gam.

C. 7,2 gam.

D. 6,9 gam.

Cách giải 1: Không theo qui đổi: Đặt x, y,z, t lần lượt là số mol của Fe, FeO,
Fe3O4, Fe2O3
Viết các phương trình phản ứng với H2SO4 đặc hay nhận xét theo số oxihoa tăng
giảm ta có 3x+y +z = nSO =2. 0,05= 0,1 (1)
Và theo BTNT (Fe): x+ y +3z+2t =0,15 (2)
Từ (1)  x +y +z= 0,1 – 2x thế vào( 2) ta được -2x +2z+2t = 0,15
 -x + z + t = 0,075 (3)

Cộng (2) và (3): y+4z+3t = 0,175 = nO .
Vậy m= mFe  mO =8,4 +0,175.16=11,2g. Giải theo cách này mất ít nhất 20 phút.
Cách 2: Theo phương pháp qui đổi:
Hỗn hợp quy
Cách giải- Dựa vào tăng giảm số oxh, theo Bte có Thời
đổi
một phương trình đại số.
gian
- Dựa vào bảo toàn nguyên tố có một pt đại số nữa.
-Giải hệ pt.
hh1/
1,5
BTe: 3 nFe =2 nSO  nFe =2.0,05:3=0,1:3
Fe (x mol) và
phút
2Fe → Fe2O3
Fe2O3 (y mol)
(mol)(0,15-0,1/3)
0,35/3
2

2

m=0,1:3.56 +0,35:6.160=11,2 g. Chọn A
hh2/
FeO (x mol)
Fe2O3 (y mol)

BTe x=2.0,05=0,1
BTNT (Fe): 0,1x +2y=0,15  y=0,025

m=0,1.72+0,025.160= 11,2

1,5
phút

hh3
Fe3O4 (xmol)
Fe2O3 (y mol)

BTe: x=2.0,05=0,1
BTNT (Fe): 3x +2y =0,15  3.0,1 +2y =0,15
 y= -0,075

2
( dễ sai
khi xác

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

4

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Nên m =232.0,1 +160.(-0,075)=11,2
hh4

Fe (x mol)
O (y mol)

định số
oxh)
1
(dễ sai
khi
nhận O
là chất
khử)

BTe : 3nFe  2nO  2nSO hay 3x= 2y +2.0,05 (1)
BTNT (Fe): x = 0,15 (2).Thế vào (1): y =0,175
m= m  mFe  mO  8, 4  0, 0175.16  11, 2
2

HH có 2 chất Thường học sinh viết pt rất mất thời gian cân bằng.
khử
-Nếu xác định sự tăng giảm số oxh thì làm nhanh
nhưng vẫn chậm hơn cách biết đổi trên. Vì phải xác
định sự tăng số oxh trên 2 chất
hh5
Fe→ Fe 3 +3e; Fe 2  Fe3  1e và S+6 +2e→ S+4.
Fe (x mol)
BTe: 3x +y =2.0,05 (1)
FeO (y mol)
BTNT: x +y =0,15 (2)
Giải (1) và (2): x=- 0,025; y = 0,175
m =-56.0,025 +72.0,175=11,2. Chọn A

hh6
Tương tự ta có:
Fe (x mol)
BTe: 3x +y = 0,1 (1)
Fe3O4 (y mol)
BTNT: x +3y =0,15 (2)
Giải (1) và (2): x=3/160; y=7/160
3
7
.56 
.232  11, 2 g. Chọn A
160
160

m

Hh7
FeO (xmol)
Fe3O4 (ymol)

FexOy (a mol)

BTe: x + y=0,1 (1)
BTNT: x + 3y = 0,15 (2)
Giải (1) và (2): x =0,075; y =0,025.
m  0, 075.72  0, 025.232  11, 2 g . Chọn A
2y
x

2,2


2,2
(Hs dễ
sai số e
cho của
Fe3O4)
2,8

5
Hs dễ
BTe: (3x -2y)a =0,1 (1)
sai khi
BTNT: ax =0,15 (2)
chọn số
Giải (1) và (2): ax=0,15 và ay=0,175
electron
m  56ax  16ay  56.0,15  16.0,175  11, 2 g
cho và
khi giải
gặp
nhiều
ẩn số.
Kết luận: -Qua phân tích trên, nên qui đổi hỗn hợp vế Fe và Fe2O3 hoặc
FeO và Fe2O3 thời gian từ 1,00 đến 1,15 phút dễ thực hiện, ít sai. Cách quy đổi
tốt nhất là đưa về hỗn hợp tạo nên các nguyên tố đó như biến hỗn hợp trên về
xFe



GV: Phạm Thị Diệu Hạnh


 xFe3  (3x  2 y )e và S

5

+6

+2e→ S+4.

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

hỗn hợp các nguyên tố Fe và O, thời gian giải rất nhanh chỉ 1,00 phút là xong
nhưng phải chú ý số mol electron của Oxi nhận phải để cùng vế với số e nhận từ
HNO3 hay H2SO4 đặc, nóng. Không nên biến đổi về hỗn hợp hai chất cho phản
ứng oxi hóa khử hay biến đổi về một chất FexOy vì mất nhiều thời gian và gặp
phức tạp khi giải.
- Trong một vài phương pháp Qui đổi, có một số trường hợp số
mol một chất có thể có giá trị âm để tổng số mol của mỗi nguyên tố được
bảo toàn. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả
cuối cùng vẫn thỏa mãn.
*Áp dụng:
Ví dụ 2: Cho 11,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 phản
ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là

A. 49,09

B. 38,72

C. 35,50

D. 34,36

Hướng dẫn giải
Nhận xét: Đề yêu cầu tính khối lượng muối. Do đó chỉ cần tìm được số
mol sắt, sẽ biết được số mol muối theo bảo toàn nguyên tố.
Do đó qui đổi hỗn hợp thành Fe (x mol) và O (y mol)
nNO =

= 0,06 mol

Theo BTe: 3x=2y +3.0,06 (1)
Khối lượng hh: 56x + 16y = 11,36 (2)
Giải (1) và (2): x = 0,16; y = 0,15
Theo BTNT ‘Fe”: nFe ( NO )  nFe  0,16  m
3 3

Fe ( NO3 )3

 0,16.242  38, 72 g . Chọn B

Tương tự có thể đưa về các hỗn hợp như ví dụ 1, nhưng thời gian sẽ
chậm hơn.

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh


6

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3,
Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2
(đktc). Tính:
a) Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp X.
A. 40,24%.

B. 30,7%.

C. 20,97%.

D. 37,5%.

b) Khối lượng muối trong dung dịch Y.
A. 160 gam.

B.140 gam.

C. 120 gam.

D. 100 gam.


Hướng dẫn
Chọn cách qui đổi hỗn hợp thành Fe (x mol) và O (y mol)
nSO 
2

8,96
 0, 4mol
22, 4

Theo BTe và khối lượng hỗn hợp ta có hệ phương trình:
3x =2y +2.0,4 (1)
56x + 16y =49,6 (2)
Giải hệ: x=0,7; y= 0,65
a/ %khối lượng oxi=(0,65.16:49,6).100=20,97%. Chọn C
1
2

1
2

b/ BTNT ‘Fe”: nFe ( SO )  nFe  .0, 7  0,35mol
2

4 3

 mFe2 ( SO4 )3  0,35.400  140 g . Chọn B
2.1.1.2. Trường hợp mỗi chất có số mol bằng nhau hay một tỉ lệ nhất định:
Xem như FeO và Fe2O3 là Fe3O4
Ví dụ: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là

0,1 mol, hòa tan hết X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu
được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho
tới khi ngưng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể
tích khí NO thoát ra (ở đktc) lần lượt là
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

7

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

A. 25 ml và 1,12 lít.

B. 0,5 lít và 22,4 lít.

C. 50 ml và 2,24 lít.

D. 50 ml và 1,12 lít.

Hướng dẫn giải
Quy đổi hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol FeO thành 0,1 mol
Fe3O4.
 Hỗn hợp X được quy đổi thành hỗn hợp gồm: 0,1 mol Fe và 0,2 mol
Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
 Dung dịch Z gồm : 0,1 + 0,2 = 0,3 mol Fe2+; 0,22 = 0,4 mol Fe3+; H+
dư và các gốc axit.

Theo định luật bảo toàn electron ta có:
= 3nNO
 nNO =

= 0,1 mol

 VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
=


=
=

= 0,05 mol
= 0,05 lít = 50 ml.

 Đáp án C
2.1.2. Qui đổi hỗn hợp thành C và H2O
- Khi gặp bài tập đốt hỗn hợp cacbohidrat, xem như chỉ có đốt C, ta sẽ
được số mol C = số mol O2 = số mol CO2 và số mol nước thu được bằng số mol
nước trong cacbohidrat.
- Khi các chất hữu cơ có dạng Cn(H2O)m
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, fomanđehit,
metyl fomat cần dùng vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,7 gam H2O. Giá trị
của m là:
A. 6,2.
B. 4,3.
C. 2,7.
D. 5,1.


GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

8

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Giải
Nhận xét: C3H4O2 →C3(H2O)2 +O2
CH2O → C(H2O)
CO2 + H2O thì số mol C = số mol O2=0,2
C2H4O2→ C2(H2O)2
Vậy m= 12.0,2+2,7=5,1 gam. Chọn D
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và
CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản
ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư
được 30 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là
A. 7,84 lít B. 6,72 lít C. 8,40 lít D. 5,60 lít
Giải: Để ý các chất trong X: Số C bằng số O và số H gấp đôi số C
X : (CH2O)n + nO2 → nCO2 + nH2O
Do đó : nO  nCO  0,3 mol →V = 6,72l →B
2

2


Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp gồm Glucozơ, Saccarozơ và tinh
bột thu được 39,6 gam nước và V (lít) khí CO2 ở (đktc). Giá trị V (lít) là:
A. 53,76
B. 14,66 C. 49,28
D. 26,88
Giải: Biến đổi hỗn hợp thành C và H2O. Khi đốt chỉ có C cháy:
C + O2→CO2
Nên số mol O2 = số mol C=(68,4 -39,6):12= 2,4 mol
 VO2  2, 4.22, 4  53, 76lit . Chọn A

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm tinh bột, xenlulozơ, glucozơ
và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là:
A. 3,15.
B. 5,25.
C. 3,60.
D. 6,20.
Giải: : Biến đổi hỗn hợp thành C và H2O. Khi đốt chỉ có C cháy:
C + O2→CO2
Nên số mol C= số mol O2= 2,52 : 22,4=0,1125 mol
Khối lượng hỗn hợp m= 0,1125.12 +1,8=3,15gam. Chọn A
2.2. Quy đổi hỗn hợp nhiều chất thành hỗn hợp các nguyên tố tạo nên
các hợp chất.
Ví dụ 1: Cho 34,4 gam hỗn hợp gồm Cu; CuO và Cu2O tác dụng hết với
dung dịch H2SO4 đặc nóng có dư thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch
A. Cô cạn dung dịch A được m gam chất rắn. Tính m (gam).
A.68 gam B. 60 gam C. 80 gam D. 120 gam
Hướng dẫn giải
Số mol SO2= 0,35 mol.
Qui đổi hỗn hợp X gồm Cu (x mol) và O (y mol)
Cu→Cu2+ +2e và S+6 +2e →S+4 ; O +2e→O-2

Theo Bảo toàn electron và khối lượng hỗn hợp, ta có hệ phương trình:
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

9

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

2x-2y =2.0,35
64x + 16y = 34,4
Giải hệ, ta được: x= 0,5 và y= 0,15
BTNT: số mol Cu = số mol CuSO4 =0,5 mol
Khối lượng muối =0,5.160 =80 gam. Chọn C
Ví dụ 2: Nung 44,8 gam hỗn hợp bột đồng và sắt trong oxi thu được
53,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O, Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4.
Hòa tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc, nóng, dư thoát ra 8,96 lít khí SO2
duy nhất (đktc). Cô cạn phần dung dịch được m gam chất rắn là:
A. 9,6

B. 136

C. 21,12

D. 216

Giải

Qui đổi hỗn hợp X gồm Fe (x mol); Cu(y mol); O (z mol)
Số mol SO2= 0,4 mol
Theo khối lượng các hỗn hợp và Bảo toàn electron, ta có:
56x+64y= 44,8
(1)
56x +64y + 16z =53,6 (2)
3x +2y = 2z +0,8
Giải hệ, ta được: x =0,4; y = 0,35 ; z = 0,55
nFe
 0, 2; nCuSO4  nCu  0,35 .
Theo BTNT : nFe2 ( SO 4 )3 
2
Khối lượng muối= 0,2.400 + 0,35.160 =136 g
Ví dụ 3: Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy bằng dung dịch
HNO3, thu được 0,05 mol NO và 0,03 mol N2O, dung dịch D không chứa
ion NH 4 .Cô cạn dung dịch D thu được 37,95 gam hỗn hợp muối khan. Nếu
hòa tan lượng muối này trong dung dịch xút dư thì thu được 6,42 gam kết
tủa màu đỏ nâu. Tính m và xác định FexOy?
A. 6,49; FeO

B. 6,65; Fe3O4

C. 7,29; Fe2O3

D. 7,29; FeO

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

10


Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Hướng dẫn
Quy đổi hỗn hợp X thành các nguyên tố tương ứng sau: Al, Fe và O (a
mol)
A

dung dịch D

Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
= nFe =


=

=

= 0,06 mol

= 0,11 mol = nAl

Theo định luật bảo toàn electron ta có: (Ở đây chúng ta cũng cần lưu ý
chỉ số N trong phân tử N2O là 2, sau khi quy đổi thì O và HNO3 là chất oxi

hóa)
3.0,11 + 3.0,06 = 2.a + 3.0,05 + 2.4.0,03
 a = 0,06
Vậy: m = 27.0,11 + 56.0,06 + 16.0,06 = 7,29 gam
Ta có:

=

=

=

 Oxit sắt là FeO
 Đáp án D
Ví dụ 4: Cho 20,80 gam hỗn hợp Fe, FeS, S, FeS2, T/d với dd HNO3 đặc nóng
dư thu được V lít NO2 (đktc) và dd A. Cho A T/d với dd Ba(OH)2 dư thu được
91,30 gam kết tủa. Tính V
A.53,76 lít
B. 22,4 lít
C.6,72 lít
D. 4,48 lít
Hướng Dẫn
Hỗn hợp ban đầu là Fe và S. Gọi x và y là số mol của Fe và S, số mol của NO2 là
a
Cho e
Nhận e
+3
+5
 Fe + 3e
 N+4

Fe 
N +e 
x
x
3x
a
a
a
+6
S 
 S + 6e
y
y
6y
A tác dụng với Ba(OH)2
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

11

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

 Fe(OH)3
Fe3+ + 3OH- 
2+
2 BaSO4

Ba + SO4 
Ta có hệ phương trình 56x + 32 y = 20,8 . Giải ra  x = 0 ,2
107x + 233y = 91,3

 y = 0 ,3

Theo định luật bảo toàn electron : 3x + 6y = a = 3.0,2 + 6.0,3 = 2,4
V = 2,4.22,4 = 53,76 lít. Chọn A
Ví dụ 5 : Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với H2 là 20. Hỗn
hợp B gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với hidro là 3,6. Thể tích khí
A(đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 4 mol khí B là:
A. 19,38 lít
B.28 lít
C.35,84 lít D. 16,8 lít
Hướng dẫn
Quy đổi hh thành O, mO  m( O2  O3 )
H2 + O 
 H2O
 CO2
CO +O 
Theo BTNT: nO  nH 2  nCO  0, 4mol  mO =4.16= 64 gam

 nA 

64
 1, 6mol  VA  1, 6.22, 4  35,84lít Chọn C
20.2

Ví dụ 6: Cho m g hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư phản ứng kết thúc
thu được 3,024 lít khí (đktc) dung dịch A và 0,54 g chất rắn không tan. Cho 110

ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A được 5,46 g kết tủa. m có giá trị là :
A. 7,21 gam
B. 8,2 gam C. 8,58 gam
D. 8,74 gam
Giải:
Ba amol
0,135 mol H2
+0,11mol HCl
Al b
Dd Ba(AlO2)2 a mol
5,46g↓
mol
Rắn Al dư (b -2a)mol
O c mol
0,54 g( 0,02 mol)
→ 0,11= 2a +3(2a -n↓) = 2a +3(2a -0,07) →a=0,04→b=0,1
Theo Bte: 2.0,04+3.2.0,04 = 2.0,135+2c →c=0,025 .
→m = 137. 0,04 +27. 0,1 +16 . 0,025 = 8,58 gam. Chọn C
2.3.Quy đổi tác chất oxi hóa :
Ví dụ 1: Nung 44,8 gam hỗn hợp bột đồng và sắt trong oxi thu được
53,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O, Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4.
Hòa tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc, nóng, dư thoát ra 8,96 lít khí SO2
duy nhất (đktc). Cô cạn phần dung dịch được m gam chất rắn là:
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

12

Năm 2016-2017



TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

A. 83,2

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

B. 136

C. 92

D. 87,6

Hướng dẫn giải:
nO 

53, 6  44,8
 0,55 mol; nSO2 =0,4 mol
16

Qui đổi tác nhân oxihoa O2 là H2SO4 đặc, xem qua 2 giai đoạn phản ứng.
Mối liên hệ: 2nO= 2nSÒ2 nSO2  nO  0,55 mol.
Tổng nSO2  0, 4  0, 55  0, 95 mol.
Theo công thức mmuôi  96.nSO  mKL
2

mmuôi  0,95.96  44,8  136 g. Chọn B
Ví dụ 2: Cho 16,8 gam Fe tác dụng với O2 thu được 21,6 gam chất rắn A. Hòa
tan hoàn toàn chất rắn A trong HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít khí NO2
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 4,48 lít

B. 2,24 lít
C. 6,72 lít
D. 8.96 lít
Hướng dẫn giải:
Qui đổi tác nhân oxi hóa O2 là HNO3. Qua 2 giai đoạn, Bảo toàn e:
16,8
(21,6  16,8) VNO2
3nFe  4nO2  nNO2  3.
4

 VNO2  6, 72 lit. Chọn C
56
32
22, 4

2.4. Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về một chất.
Khi hỗn hợp có khối lượng phân tử bằng nhau hay cùng có loại nhóm chức
phản ứng như nhau không ảnh hưởng khối lượng hỗn hợp.
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp CaCO3 ,KHCO3 và tạp chất
không phản ứng , bởi dung dịch KHSO4 dư thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc).
Tính %tạp chất?
A.40%
B. 20%
C. 10%
D. 80%
Hướng dẫn
Vì CaCO3 (M=100)= KHCO3 (M=100). Nên quy đổi hỗn hợp thành
CaCO3 hay KHCO3
BTNT: nCO2  nKHCO3 


8,96
 0, 4 mol
22, 4

 m = 0,4.100=40 gam %tạp chất =

(50  40)
.100  20%
50

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, trong

gốc hidrocacbon có một liên kết đôi và hai anđêhit no mạch hở tác dung hoàn
toàn với H2 dư, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng Na dư, thu được 2,24 lít
H2 (đktc). Hỗn hợp X có thể làm mất màu dung dịch chứa x gam brom. Giá trị
của x là
A. 16,0 gam
B. 8,0 gam C. 32,0 gam
D. 12,0 gam
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

13

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI


Hướng dẫn giải
Nhận xét: Mỗi chất trong X khi tác dụng vời H2 theo tỉ lệ 1:1 tạo ra mỗi
chất trong Y, cũng tác dụng với Na tạo khí H2 đều theo tỉ lệ 2:1. Nên đổi hỗn hợp
thành một chất RCOOH hay RCHO
H2
Na
R C H O  

 R C H 2 O H  

 0, 5 H 2
0,2mol
0,1mol
Mối liên hệ giữa H2 và Br2:
Số mol Br2 = số mol H2 = 0,2 mol  mBr  0, 2.160  32 g. Chọn C
2

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối hơi so với
H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, tổng khối lượng CO2 và H2O
thu được là m gam. Giá trị của m là
A. 37,20 gam

B. 37,92 gam

C. 38,64 gam

D.40,80 gam

Hướng dẫn giải
Quy đổi hỗn hợp thành C3Hx

Từ M = 21,2.2=42,4 36 +x = 42,4  x=6,4
Ta có sơ đồ pư:
C3Hx
3CO2 +
0,5xH2O


0,2 mol
0,6 mol
0,1xmol


Tổng khối lượng CO2 và H2O là: 0,6.44 +0,64.18= 37,92 g. Chọn B

Ví dụ 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etilen glycol và glixerol tác
dụng với Na dư thu được 1 lượng hiđro bằng với lượng hiđro thoát ra từ phản
ứng điện phân 538,8 ml dung dịch NaCl 2M điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi
dung dịch chứa 2 chất tan có khối lượng bằng nhau. Đốt m gam hỗn hợp X cần
17,696 lít O2 (điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là
A. 22,10
B. 15,20
C. 21,40
D. 19,80
Hướng dẫn
Quy đổi hỗn hợp thành CnHm(OH)n
dpdd
 2NaOH + Cl2+ H2 (1)
2NaCl+ 2H2O 
Ta có nH2 (1)= 0,32= nH2 của ancol
Dễ nhận thấy: nOH=nC= 0,32.2= 0,64 mol

Bảo toàn O ta có nH2O= nO= 0,64+ 0,79.2- 0,64.2= 0,94 mol

BTKL m= 0,64.44+ 0,94.18-0,79.32= 19,8 D

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

14

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

2.5. Quy đổi một chất thành hỗn hợp nhiều chất đơn giản.
Ví dụ: Khi đốt cháy hoàn toàn một polime X (tạo thành từ phản ứng đồng
trùng hợp giữa buta-1,3- đien và acrilo nitrin) với lượng oxi vừa đủ thấy tạo
thành một hỗn hợp khí ở nồng độ áp suất xác định chứa 59,1 % CO2 về thể tích.
Tỉ lệ số mol hai loại monome là
A.3:5
B. 1:1
C. 1:3
D.3:2
Hướng dẫn
Quy đổi thành hh hai chất ban đầu: C4H6(x mol) và C3H3N (y mol)
C4H6 
4CO2 + 3H2O

(mol)

x
4x
3x
C3H3N 
3CO2 + 1,5H2O + 0,5N2

(mol)
y
3y
1,5y
0,5y
Ta có:
(4 x  3 y )
x 1
100  59,1   . Chọn C
7x  5y
y 3

2.6. Qui đổi hỗn hợp chất hữu cơ thành các nguyên tố và
nhóm chức khi đem đốt cháy
Ví dụ 1: Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CHCH2OH, CH3CH2OH,
C3H5(OH)3.Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2
(đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được m gam
CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của m là
A. 61,6 gam.
B. 52,8 gam.
C. 44 gam.
D. 55 gam.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Đổi hh thành C , H và OH

nH2O = 1,5 mol
nH2= 0,25 mol
2OH →H2
0,5
0,25 mol
Khi đốt hỗn hợp xem như đốt C, H và OH
2OH →H2
0,5
0,25 mol
2H → H2O
2,5← (1,5-0,25)mol suy ra: nC= (25,4 – 0,5.17 -2,5.1): 12= 1,2 mol
C→ CO2
1,2 1,2 mol. Nên khối lượng CO2 là 1,2. 44 =52,8 gam
Cách 2: Đổi hỗn hợp thành C, H và O
Cũng nhận xét: nO = nOH = 2nH2 = 0,25.2 =0,5 mol
nH =2nH2O = 2.1,5 = 3 mol
Nên nC = (25,4 – 0,5. 16 – 3.1): 12 = 1,2 mol
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

15

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Do đó số mol CO2 = số mol C = 1,2 mol
Lượng CO2 = 1,2 . 44 = 52,8 gam

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH ,CxHyCOOH
và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 29,6 gam X tác
dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là
A. 11.
B. 33.
C. 22.
D.44.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: qui đổi hỗn hợp thành C (amol), H (b mol) COOH (0,5mol)
Vì COOH + HCO3- →CO2 + COO- + H2O
Khi đốt hỗn hợp:
2COOH → 2CO2 + H2O
0,5
0,5
0,5/2 mol
C → CO2
a
a mol
2H → H2O
b
b/2mol
Theo khối lượng hỗn hợp và lượng nước ta có:
12a + b + 45.0,5 = 29,6
0,5 + b =1,6
Giải hệ được: b = 1,1 ; a= 0,5
Số mol CO2 = 0,5 + a= 1 mol . Nên lượng CO2 = 1.44= 44 gam
Cách 2: Qui đổi hỗn hợp thành C, H, O
Ta cũng nhận xét: nO = 2nCOOH = 2nCO2= 2.0,5 =1 mol
Khi đốt hỗn hợp: nH= 2nH2O= 2.0,8 = 1,6 mol
nCÒ2 = nC = (29,6 -1 . 16 – 1,6.1): 12 = 1 mol. Chọn D

3. Bài toán áp dụng:
Bài 1: (Trích đề thi tuyển sinh ĐH CĐ Khối B- 2008) Nung m gam bột sắt trong oxi
thu đựơc 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư
thoát ra 0.56 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:
A. 2.52 gam
B. 1.96 gam.
C. 3.36 gam.
D. 2.10 gam.
Bài 2: ( Trích đề thi tuyển sinh ĐH CĐ- Khối A- 2010). Cho 11.36 gam hỗn hợp
gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được
1.344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở dktc) và dung d?ch X. Cô cạn dung dịch X
sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 34.36 gam.
B. 35.50 gam. C. 49.09 gam
D. 38.72 gam.
Bài 3**: Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe,
FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí
NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:
A. 11.2 gam.
B. 25.2 gam.
C. 43.87 gam
D. 6.8 gam
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

16

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM


PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Bài 4: Nung m gam Fe trong không khí, sau một thời gian ta thu được 11,2 gam hỗn
hợp chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hoà tan hết 11,2g hỗn hợp chất rắn X vào
dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị
m là:
A: 7,28gam
B: 5,6gam
C: 8,40gam
D: 7,40gam
Bài 5*: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3
đặc nóng thu được 4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được 145,2gam muối khan, giá trị m là:
A: 78,4g
B: 139,2g
C: 46,4g
D: 46,256g
Bài 6**: Hoà tan hoàn toàn 49.6 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng H2SO4
đặc, nóng thu được dung dịch Y và 8.96 lít khí SO2(đktc). Thành phần phần trăm về
khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch Y lần lượt là:
A. 20.97% và 140 gam.
B. 37.50% và 140 gam.
C. 20.97% và 180 gam
D.37.50% và 120 gam.
Bài 7: Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp
Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu
cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy
nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 50,8.
B. 58,6.
C. 46,0.
D. 62,0.

Hướng dẫn: Qui đổi hỗn hợp X thành Fe và O.
Bài 8: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS (tỉ lệ mol 1:2; M là kim loại có số oxi hóa không
đổi trong các hợp chất). Cho 71,76 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3
đặc,nóng thu được 83,328 lít NO2 (đktc,sản phẩm khử duy nhất). Thêm BaCl2 dư vào
dung dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 111,84 gam
B. 178,56 gam
C. 173,64 gam D. 55,92 gam
Hướng dẫn qui đổi hỗn hợp X thành Fe (a mol); M (2a mol); S (4amol).
Theo BTe: 3a+4a+ 24a = 3,72→ a=0,12 mol.
Theo BT nguyên tố “S”, nBaSO4=nS = 4*0,12=0,48 mol.
Khối lượng kết tủa = 0,48*233= 111,84 gam.
Bài 9: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit
no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu
được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng CO2, H2O là 109,8 gam.
Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Y cần số mol O2 là:
A. 4,5
B. 9
C. 6,75
D. 3,375
Bài 10. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS , FeS2, và S bằng HNO3 nóng dư
thu được 9,072 lít khí màu nâu duy nhất (dktc, sản phẩm khư duy nhất ) và dung dịch
Y. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 5,825 gam kết tủa trắng.
Phần 2 tan trong dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z, nung Z trong không

khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn.
Giá trị của m và a lần lượt là:
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

17

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

A. 5,52 gam và 2,8 gam.
B. 3,56 gam và 1,4 gam.
C. 2,32 gam và 1,4 gam
D. 3,56 gam và 2,8 gam.
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 11,68 gam hỗn hợp X gồm KHCO3, NaHCO3 và CaCO3
trong dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối NaCl
tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 1,94 gam

B. 1,49 gam

C. 1,68 gam

D. 1,17 gam.

Bài 12*: Hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2.
Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là m gam.

Giá trị của m là
37,20 gam

B. 37,92 gam

C. 38,64 gam

D. 40,80 gam

Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hơp axit acrylic, vinyl axetat và metyl
metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc,bình 2
đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam,bình 2 xuất hiên 35,46
gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,34
B. 2,7
C. 3,24
D. 3,6
Giải: Công thức chung CnH2n-2O2
nCO2=35,46/197=0,18 mol suy ra số mol hỗn hợp = (4,02-0,18*14)/30=0,05 Vậy
nH2O=0,13 mol suy ra A
Bài 14: Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CHCH2OH, CH3CH2OH, C3H5(OH)3.Cho
25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt
cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được m gam CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của
m là
A. 61,6 gam.
B. 52,8 gam.
C. 44 gam.
D. 55 gam.
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH ,CxHyCOOH và
(COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 29,6 gam X tác dụng với

lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là
A. 11.
B. 33.
C. 22.
D.44.
Bài 16 (Đại học KA -2011) : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic,
vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng
X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2,70 g.
B. Giảm 7,74 g.
C. Tăng 7,92 g. D.Giảm 7,38 g.
Bài 17 (Đại học KA – 2011): Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic.
Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc).
Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam
CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,3.
B. 0,8.
C. 0,2.
D. 0,6.
Bài 18*(Đặc biệt): Oxi hóa 18,4 gam Na bởi O2 không khí một thời gian được m gam
hỗn hợp (X) gồm Na2O2; Na2O; Na. Cho hết hỗn hợp (X) tác dụng với nước dư thu
GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

18

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM


PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

được 3,36 lít Hỗn hợp khí (đktc) gồm O2 và H2 lần lượt theo tỉ lệ thể tích là 1:2. Giá trị
m (gam) hỗn hợp là
A. 24
B. 24,8
C. 25,6
D. 23,8
Hướng dẫn giải
Xem Na2O2-1 tạo O2 (0,05 mol) khi hỗn hợp (X) tác dụng với nước
Qua 2 giai đoạn phản ứng
1.nNa = 4 nO2 +2nO2 + 2nH2 .Suy ra: 1.(18,4: 23) = 4nO2 +2. 0,05 +2. 0,1
→ nO2 = 0,15 mol
Vậy m = 18,4 + (0,15 +0,05).32 = 24,8 gam
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm: FeS , FeS2, S, Cu, CuS,
FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít(đktc) SO2, mặt khác cho 6,48
gam X tác dụng dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc,
sản phẩm khư duy nhất ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch
Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa trắng.
Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 13,44 lít và 23,44 gam.
B. 8,96 lít và 15,60 gam.
C. 16,80 lít và 18,64 gam.
D. 13,216 lít và 16,31 gam.
Bài 20: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 4,48 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y.
Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị m là
A.


16,8

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

B. 17,75

C. 25,675

19

D. 34,55

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
3.1. SO SÁNH KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU NGHIÊN CỨU
Trước khi hướng dẫn Học sinh nghiên cứu phương pháp Quy đổi, Tôi phát
cho các em 30 bài tập trên chưa có đáp án, rồi cho các em làm 2 bài số 5 và số 12
theo ngẫu nhiên, cho các em làm trong vòng 10 phút.
Bài 5*: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch
HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được 145,2gam muối khan, giá trị m là:
A: 78,4g
B: 139,2g
C: 46,4g

D: 46,256g
Bài 12*: Hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối hơi so với H2 là
21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, tổng khối lượng CO2 và H2O thu
được là m gam. Giá trị của m là
A. 37,20 gam
B. 37,92 gam
C. 38,64 gam
D. 40,80
gam.
Kết quả sau 10 phút như sau:
Theo quy đổi Theo phương pháp khác
Số bài
Xong 2 bài
Xong 1,5 bài Xong 1 bài Không làm được
0
0
2 HS
3HS
27HS
0%
0%
6,25%
9,38%
84,38%
Sau đó, Tôi hướng dẫn các phương pháp quy đổi cho các em làm khoảng
60 phút rồi Tôi yêu cầu các em thực hiện tiếp bài số 3 và số 6, cũng trong 10
phút.
Bài 3**: Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X
gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu
được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

A. 11.2 gam.
B. 25.2 gam.
C. 43.87 gam
D. 6.8 gam
Bài 6**: Hoà tan hoàn toàn 49.6 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng
H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y và 8.96 lít khí SO2(đktc). Thành phần
phần trăm về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong
dung dịch Y lần lượt là:
A. 20.97% và 140 gam.
B. 37.50% và 140 gam.
C. 20.97% và 180 gam
D.37.50% và 120 gam.
*Kết quả: Các Em làm bài tương đối tốt, không có Học sinh bỏ giấy trắng.
Cụ thể như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8,0-10,0đ
6,5-7,5đ
5,0-6,0đ
<5,0đ
Số bài
8
11
9
4
Tỉ lệ
25,0%
34,38%

28,13%
12,5%

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

20

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

3.2. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
Phương pháp Quy đổi tương đối mới đối với Học sinh phổ thông nhưng
rất cần thiết trong một số bài tập trắc nghiệm cần để giải nhanh. Do đó, Học sinh
nắm vững được Quy tắc này thì giúp các em biết nhận dạng nhanh các phương
pháp khác, giúp các em có mối liên hệ nhanh trong giải bài tập, không phải vất
vả làm bài tập hỗn hợp theo truyền thống.
Trong quá trình học, Học sinh cần biết đến để làm quen và thấm nhuần
phương pháp này để giải một số bài tập hỗn hợp đặc biệt. Sau khi học bài phản
ứng oxi hóa khử của lớp 10, Học sinh có thể tiếp cận và làm quen dần cho đến
thi Trung học phổ thông quốc gia thì các em sẽ thành thạo.
Đề nghị Quý Thầy Cô và Các Em Học sinh Tham gia nghiên cứu tiếp
phương pháp Quy đổi và phương pháp khác nhầm làm phong phú thêm cách giải
bài tập trắc nghiệm sao cho vừa nhanh, vừa chính xác.
Trên đây là một số bài tập Tôi sưu tầm và giải theo chủ quan của Tôi nên
còn rất nhiều bài tập khác và không tránh khỏi những sai sót, nhờ Quý Thầy Cô
và Các Em Học sinh góp ý và bổ sung dùm, Tôi thành thật cám ơn


GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

21

Năm 2016-2017


TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM

STT
1
2
3
4

5

6
7

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
Ly do chọn đề tài
1
Mục tiêu
1
Nội dung
1
Chương 1:Cơ sở l thuyết
2
-Nguyên tắc chung
2
-Nhận dạng và hướng quy đổi
2
Chương 2: Các dạng bài tập
4
1.Quy đổi hỗn hợp thành hỗn hợp ít chất hơn
4
2. Quy đổi hh thành các nguyên tố.
9
3.Quy đổi tác chất oxihoa
12
4.Quy đổi hh nhiều chất về một chất
13
5. Quy đổi một chất thành nhiều chất đơn giản hơn.
15
6. Quy đổi hỗn hợp thành các nguyên tố và nhóm chức trong hóa

15
hữu cơ
Bài tập áp dụng
16
Chương 3: Kết quả và kết luận
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Tứ “Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên năm 2007”
Các đề thi đại học từ năm 2007 đến 2015
Các đề thi thử THPT Quốc gia của các trường trong tỉnh.
Các đề thi thử THPT quốc gia của các tỉnh trong nước.
Sách bài tập Hóa học 10 Cơ bản và Nâng cao.
Sách bài tập Hóa học 11 Cơ Bản và Nâng cao.
Sách bài tập Hóa học 12 Cơ bản và nâng cao.

BẢNG VIẾT TẮT
1. hh: hỗn hợp.
2. BTe: Bảo toàn electron.
3. BTNT: Bảo toàn nguyên tố
4. mhh: khối lượng hỗn hợp
5. mKL: khối lượng kim loại.
6. đpdd: điện phân dung dịch
7. Dấu chấm “.”hoặc dấu chấm * là phép tính nhân
8. Dấu : là phép tính chia
9. BTKL: Bảo toàn khối lượng
10. pt: phương trình

GV: Phạm Thị Diệu Hạnh

22


Năm 2016-2017



×