Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN Các phương pháp dạy kĩ năng “Nghe nói tương tác” Tiếng Anh 6 thí điểm hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 47 trang )

A . PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển. Hoà cùng
sự phát triển đó Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự
phát triển của công nghệ thông tin, quan hệ quốc tế. Ngoại ngữ nói chung và
Tiếng Anh nói riêng đang ngày càng trở thành phương tiện giao tiếp thiết yếu
của người dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam
đã coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương
trình tiếng Anh như một môn chính khoá ở các trường học THCS và THPT.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh, Bộ GD- ĐT đã triển khai đề án “
Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”
áp dụng giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học, xây dựng bộ sách giáo khoa
hệ 10 năm. Sự thay đổi giáo trình sách giáo khoa từ hệ 7 năm sang hệ 10 năm
nhằm phát triển các kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết của người học, áp dụng
sách giáo khoa Tiếng Anh hệ 10 năm với mục đích sau khi tốt nghiệp THPT các
em có thể sử dụng vốn Tiếng Anh đã được học ở trường để vận dụng trong cuộc
sống, công việc, giao tiếp tốt với người nước ngoài, có thể sử dụng Tiếng Anh
như ngôn ngữ thứ hai của mình, đáp ứng với công cuộc hội nhập quốc tế. Chính
vì vậy từ năm 2010 – 2011 Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai dạy ngoại ngữ theo
chương trình mới hệ 10 năm cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 ở bậc tiểu học và
20% số lượng học sinh lớp 6 ở bậc THCS và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70%
vào năm học 2015 – 2016; đạt 100% vào năm 2018 – 2019. Tính đến nay bộ sách giáo
khoa Tiếng Anh mới được áp dụng đã thực sự đem lại hiệu quả cao, làm thay đổi
quá trình dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, tạo được sự hứng khởi
cho các thầy cô giáo cũng như các em học sinh ham thích sự mới mẻ. Nét đổi
mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh
luyện tập 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết dựa trên những chủ đề và tình huống
hay nội dung giao tiếp gần gũi xung quanh các em, liên quan đến môi trường
sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học
1



tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy
từ ngữ như nhiều năm trước đây.
Bản thân tôi là là một giáo viên có kinh nghiệm dạy học 9 năm, từ năm
học 2015 – 2016 đến nay tôi được nhà trường tin tưởng phân công dạy Tiếng
anh 6 áp dụng sách thí điểm hệ 10 năm của Bộ GD_ĐT, tôi nhận thấy như sau:
Sách giáo khoa Tiếng Anh thí điểm được thay đổi rất nhiều từ nội dung - kiến
thức - cấu trúc cho đến cách trình bày so với sách giáo khoa cũ. Nó mang tính
hệ thống rất cao từ nội dung đề tài, chủ điểm đến các phần luyện tập. Các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết được phân chia rõ ràng theo các tiết học, yêu cầu người
học phải hiểu một cách cụ thể , rõ ràng, luyện tập chính xác ngay từng tiết học
tên lớp. Sách giáo khoa mới lấy việc học làm trung tâm, với mục đích cải thiện
năng lực ngôn ngữ giao tiếp cho học sinh, ngoài hoàn thiện các kiến thức về từ
vựng, ngữ pháp và bốn kỹ năng chính nghe, nói, đọc, viết như chương tình sách
giáo khoa cũ, sách giáo khoa thí điểm còn bổ sung thêm một kỹ năng mới, đó là
kỹ năng: “Nghe nói tương tác (spoken interaction)”, lấy kỹ năng này làm trung
tâm, tương tác qua lại với bốn kỹ năng còn lại, lấy ngôn ngữ bản ngữ chính giúp
học sinh tiếp cận, nhận dạng, luyện tập thành ngôn ngữ của bản thân, hỗ trợ
thêm vốn từ vựng phong phú và nền tảng ngữ pháp vững chắc, nhằm giúp hoàn
thiện năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho người học.
Trong sách tiếng Anh 6 thí điểm, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phần từ
vựng và ngữ pháp được chia theo từng tiết cụ thể trong một đơn vị bài học, và
kỹ năng “Nghe nói tương tác(Spoken Interaction)” cũng được chia thành một
tiết học và được lấy tên là phần Getting started, phần mở đầu cho một đơn vị bài
học mới. Trong mỗi tiết dạy “Nghe nói tương tác” (Getting started), người học
sẽ được học một đoạn hội thoại giữa hai hoặc nhiều nhân vật, các em sẽ được
nghe, thực hành đoạn hội thoại này và lấy nội dung từ đoạn hội thoại biến thành
ngôn ngữ chính cả bài học và của bản thân, sau đó áp dụng vào ngôn ngữ giao
tiếp hằng ngày dựa trên nội dung của bài hội thoại. Ngoài ra trong tiết học
Getting started này, người học sẽ phải làm thêm một số Task để hiểu kỹ hơn nội

dung của đoạn hội thoại, thêm vào đó người học cũng nắm được từ vựng và
2


ngôn ngữ trọng tâm (Language focus) của cả bài học, dùng nó để thực hành
xuyên suốt trong các tiết học kỹ năng và các hoạt động khác của cùng một Unit .
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của nó, nên bản thân tôi rất có hứng thú
khi dạy tiết học này.
Tuy nhiên trong thực tiễn, sau khi áp dụng sách giáo khoa thí điểm
thay thế cho sách giáo khoa cũ, mặc dù các em cảm thấy hứng thú trong việc
tiếp nhận cái mới, nhưng vẫn còn có đôi chút bỡ ngỡ, do các kỹ năng yêu cầu
cao hơn, vốn từ vựng phong phú hơn, phần ngữ pháp nhiều và rộng hơn so với
sách giáo khoa cũ, nên một số em không bắt kịp với sự thay đổi, nhiều em cảm
thấy hoang mang dẫn đến chểnh mảng việc học Tiếng Anh, không đem lại kết
quả học tập tốt. Trong việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo
viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng khả năng nghe và nói của học sinh
còn nhiều hạn chế. Vì vậy khi học tiết “Nghe nói tương tác (Spoken
interaction)” , các em còn chưa thực sự tiếp thu, áp dụng, chuyển đổi ngôn ngữ
từ tài liệu sang thành ngôn ngữ của bản thân. Là một giáo viên tâm huyết với
nghề, tôi thật sự thấy băn khoăn, làm thế nào để giúp học sinh khắc phục được
những khó khăn trên và tiếp thu bài học có hiệu quả, đó là trăn trở không phải
chỉ riêng tôi mà là của nhiều giáo viên khác. Vì muốn các em tiếp thu bài tốt
hơn, tạo hứng thú học tập cho các em, nên tôi đã cố gằng tìm tòi, học hỏi, nghiên
cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng với những trải nghiệm thực tế trong
quá trình giảng dạy và đã rút ra một số kinh nghiệm hay về “Các phương pháp
dạy kĩ năng “Nghe nói tương tác” Tiếng Anh 6 thí điểm hiệu quả’’. Tôi mạnh
dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Hi vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài
liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1. Nội dung nghiên cứu việc giảng dạy và học tập kĩ năng “Nghe nói tương
tác (spoken interaction)” Tiếng Anh thí điểm lớp 6 bậc THCS
2. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 6
-Sách giáo khoa 6 thí điểm
III.Mục đích nghiên cứu :
3


- a ra cỏch thc dy Nghe núi tng tỏc (Getting started) hiu qu.
- Cỏc bc tin hnh mt tit dy Getting started - Nghe núi tng tỏc
cú hiu qu.
- Rốn luyn k nng nghe v núi cho hc sinh mt cỏch hiu qu hn.
- To hng thỳ cho cỏc em khi tip cn cỏi mi.
IV. Nhim v nghiờn cu
- Nghiờn cu cỏc ti liu hng dn cỏc k thut dy phn Getting
started, k nng nghe v núi
- Thao ging, dy th nghim
- D gi ng nghip,rỳt kinh nghim
- Kim tra ỏnh giỏ kt qu nm bi ca hc sinh t ú cú s iu chnh
b sung hp lớ.
V. Phng phỏp nghiờn cu.
- Phơng pháp nghiên cứu lí luận:
Khai thác thông tin khoa học về phơng pháp giảng dạy cú
hiệu quả qua sách, tài liệu, các khoá học bồi dỡng thờng xuyên,
các chuyên đề về chuyên môn.
- Phng phỏp thc nghim:
Giỏo viờn tin hnh dy th nghim mt s tit ỏnh giỏ kt qu t c.
- Phơng pháp quan sát:
Ngời thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hànhdự
giờ thăm lớp đồng nghiệp trong các giờ nghe, núi. Xem xét khả

năng tip thu của HS trong những bài hc khó.
- Phng phỏp trao i tho lun:
Tham kho ý kin ũng nghip sau cỏc tit dy th nghim ỳc rỳt
kinh nghim.
- Phng phỏp kho sỏt iu tra:
Kho sỏt s hng thỳ ca hc sinh i vi tit hc trc v sau khi thc
hin ti.
B. PHN NI DUNG
I. C s khoa hc
4


I. 1. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải chỉ là
cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó mà còn phải giúp cho học sinh
có khả năng giao tiếp được. Chính vì thế kỹ năng “Nghe nói tương tác” là một
trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại
ngữ mới, vì vậy kỹ năng này được xếp trong tiết học đầu tiên trong mỗi đơn vị
bài học lớn, tiết học Getting started . Trong 1 tiết học Getting started - Nghe nói
tương tác thì kỹ năng nghe có tầm quan trọng vì học sinh không thể giao tiếp
bằng lời nói nếu không hiểu những gì nghe được. Trong tiết học này, học sinh sẽ
phải tìm hiểu phần được nghe, khắc sâu và rèn luyện trong môi trường Anh ngữ,
chuyển thể ngôn ngữ của người bản xứ thành ngôn ngữ của bản thân mình, dùng
ngôn ngữ đó để giao tiếp với người khác. Ngoài ra, trong suốt một tiết học
Getting started, ngoài luyện kỹ năng nghe nói tương tác ra các em còn phải nắm
vững từ vựng và một phần ngữ pháp nhỏ xuyên suốt đơn vị bài học, tạo tiền đề
ngôn ngữ cho các em áp dụng vào các tiết nghe và nói sau này. Trong chương
trình Tiếng Anh THCS cũ thì kĩ năng nghe và nói bước đầu được phân định rất
rõ trong các tiết học riêng biệt thuộc chương trình của các khối lớp, và cụ thể
hơn ở khối 8 và 9. Học sinh phải rèn luyện được 4 kĩ năng : Nghe – Nói – Đọc

– Viết thì mới có thể học tốt được môn học này và mới có thể nói là thông thạo
tiếng Anh. Trong 4 kĩ năng trên thì kĩ năng Nghe (LISTENING ) và kỹ năng nói
( SPEAKING) là hai kĩ năng mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất trong việc
lĩnh hội kiến thức, các phần Nghe thường rất khó do các em không quen với
ngôn ngữ bản địa, còn trong kỹ năng Nói, do thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,
nhiều em ngại nói, xấu hổ, không có đủ vốn từ vựng phong phú, cho nên giáo
viên cũng gặp không ít vướng mắc khi chuẩn bị dạy một tiết Nghe hay một tiết
Nói. Nhưng với Tiếng Anh 6 thí điểm mới, ngoài việc hoàn thiện 4 kỹ năng trên
trong các tiết học cụ thể, thì có thêm một kỹ năng mới làm tiền đề cho 4 kỹ năng
trên, đó là kỹ năng Nghe nói tương tác (spoken interaction), kỹ năng này giúp
các em bước đầu làm quen với các chủ đề bài học, nhập tâm từ vựng và ngữ
pháp có ích cho các bài học tiếp theo, luyện tập nghe và nói theo chủ đề, theo
5


ngôn ngữ, ngữ điệu của tiếng anh bản ngữ. Bước đầu tạo thói quen cho các em
nghe và nói tiếng anh theo ngôn ngữ tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy các em có thể
quen dần với việc nói tiếng Anh, dần dần sẽ luyện tập cho mình cách sử dụng
Tiếng Anh lưu loát . Khi dạy tiết học này, đòi hỏi giáo viên ngoài những thủ
thuật chung áp dụng cho các kỹ năng nghe nói đã áp dụng trong việc giảng dạy
bộ sách Tiếng Anh cũ, cần có những tìm tòi sáng tạo những thủ thuật mới làm
sao cho tiết học trở nên dễ hiểu hơn và gây hứng thú cho học sinh nhiều hơn.
Cũng chính bởi những lý do như đã trình bày ở trên mà mục đích dạy và học
tiếng anh cũng có sự thay đổi lớn, nó không chỉ là chuyện “học để mà học” nữa,
mà học là phải tư duy, có chiều sâu. Chúng ta không chỉ nhằm mục đích đạt
được ý nghĩa ngữ pháp mà còn nhằm đạt và phát triển được kỹ năng sử dụng
thành thạo ngôn ngữ đó.
Nắm được bản chất của giao tiếp và có thể giao tiếp thành thạo khi cần
thiết là điều mà chúng ta vươn tới. Nghe được coi là một kỹ năng tiếp thu, còn
nói là sản xuất ra thành phẩm của phần đã tiếp thu được, đó chính là sự liên kết,

sự tương tác giữa nghe và nói, sự tương tác của người nói và người nghe, là cơ
sở lý luận để xây dựng nên đề tài này.
I. 2. Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2015 – 2016 là năm đầu tiên trường chúng tôi mới áp dụng sách
Tiếng Anh thí điểm mới, bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy một lớp 6 thí
điểm duy nhất trong trường, cho nên trương quá trình dạy học tôi cũng cảm thấy ít
nhiều rất bỡ ngỡ với bộ tài liệu mới này, từng bước vỡ vạc, nghiên cứu, tìm tòi làm
thế nào để truyền đạt kiến thức cho các em một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu
của bộ sách nói chung và sự yêu thích học Tiếng Anh cả các em nói riêng, cho nên
trong suốt quá trình truyền đạt kiến thức mới, cũng có đôi lúc tôi cảm thấy mình vẫn
còn có nhiều thiếu sót trong việc truyền đạt ngôn ngữ mới cho các em.
Thêm vào đó trường học nơi tôi đang công tác thuộc hai xã Thạch Long và
Thạch Sơn, dân cư xã Thạch Sơn chủ yếu là làm nông và đánh bắt thủy hải, còn
xã Thạch Long, người dân ở đây cũng chủ yếu là làm ruộng để sinh sống, một số
bộ phận dân cư là giáo dân, cha mẹ và người thân của các em thường xuất khẩu
6


lao động nước ngoài để kiếm sống, nên phần lớn học sinh chưa có điều kiện học
tập tốt, thời gian học hạn hẹp, cha mẹ chưa thực sự quan tâm, môi trường giao
tiếp tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ hội luyện nghe và nói với người bản ngữ.
Một số em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực
luyện âm, nhận thức chậm, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế
gia đình, từ đó việc đầu tư học các kỹ năng nghe và nói rất hạn chế. Qua tìm
hiểu tôi tự nhận thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không học tốt
kĩ năng này. Trong đó một số nguyên nhân là trang thiết bị dạy học còn hạn chế,
chưa có phòng chức năng để dạy nghe, trình độ của học sinh còn chênh lệch do
điều kiện dạy tiếng anh ở trường tiểu học , chưa có phương pháp phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Sau hai năm giảng dạy bộ sách giáo khoa thí điểm mới
nói chung và các tiết học luyện “Nghe nói tương tác – Getting started” nói riêng

tôi đã đúc rút được một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi :
- Chủ đề các bài học phong phú, gần gũi với các em
- Phần từ vựng dễ nhớ, các đoạn hội thoại thú vị, nội dung hấp dẫn, không
gây nhàm chán và rất dễ ghi nhớ.
- Các em được luyện nghe cách phát âm chuẩn do người nước ngoài thu
âm từ đĩa CD, MP3.
- Ngữ điệu, tiết tấu chuẩn
- Lôi cuốn học sinh chú ý vào bài học
- Học sinh khắc sâu nội dung của tiết học, nghe và đọc theo tốt.
Khó khăn:
- Năm học đầu tiên các em tiếp cận với sách giáo khoa mới nên một số em
vẫn còn đang bỡ ngỡ, chưa kịp làm quen với tác phong làm việc liên tục như yêu
cầu trong giáo trình mới.
- Trong một lớp, các em đến từ hai trường tiểu học khác nhau, do chưa
thống nhất tài liệu dạy học Tiếng Anh ở bậc tiểu học nên có sự chênh lệch về
kiến thức của các em, gây khó khăn trong quá trình tiếp thu bài học.
- Phần từ vựng khá phong phú rất khó cho các em nhận biết và thuộc lòng
trong quá trình học.
7


- Ngữ pháp áp dụng trong bài còn quá nặng cho mỗi một tiết học.
- Trong qúa trình giao tiếp trên lớp các em đã quen với giọng điệu của thầy
cô nên khi nghe băng các em gặp phải một số vấn đề:
- Không nghe kịp lời thoại trong băng.
- Có thể gặp một số từ mới trong bài mà các em chưa học.
- Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các
em biết vì có sự khác biệt giữa giọng các thầy cô giáo và giọng đọc trong băng.
- Một số em không bắt kịp với lời thoại trong băng, dẫn đến việc khó khăn

khi nói.
- Một số tiết học không đủ thời gian bởi vì lượng kiến thức và bài tập quá
nhiều.
Vậy việc dạy Nghe nói tương tác cần được tiến hành như thế nào để khắc
phục những hạn chế trên? Làm thế nào để có được những giờ dạy Nghe nói
tương tác đạt hiệu quả cao, lôi cuốn, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng học
kĩ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh
thành thạo đặc biệt là đối với học sinh các vùng nông thôn còn nghèo, ít có cơ
hội tiếp xúc? Đó chính là nội dung nghiên cứu đề tài này.
II. Các nguyên tắc chung về dạy kĩ năng “Nghe nói tương tác- Getting
started”.
Để đạt được mục đích nào đó thì con người thường có nhiều thủ thuật.
Trong việc giảng dạy cũng vậy, để cho học sinh lĩnh hội tốt kiến thức thì mỗi
chúng ta phải định hướng và lựa chọn những thủ thuật phù hợp với mức độ và
trình độ của học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Anh 8 và 9 cũ, mở đầu một
đơn vị bài học (Unit), cũng có phần “Getting started – Listen and read”, mục
đích chính của phần “Getting started” là phần giới thiệu chủ đề cho một đơn vị
bài học (Unit), trang bị kiến thức cho học sinh, hay nói cách khác là giáo viên
tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh và các em sẽ được tìm hiểu bài học cụ thể
hơn trong phần “ Listen and read” kế tiếp nó, tiết này bao gồm những đoạn hội
thoại hoặc các bài text về một chủ đề chính của cả đơn vị bài học, từ vựng và
ngữ pháp chính của bài cũng được giới thiệu luôn trong phần Listen and read.
8


Các giáo viên lớp 8 và 9 thường triển khai tiết học này theo phương pháp dạy
Đọc (Read) hoặc dạy Nghe ( Listen) và trong quá trình dạy lồng ghép phần ngữ
pháp, các em học sinh chỉ được luyện kỹ năng đọc hoặc kỹ năng nghe, hay nắm
một phần ngữ pháp, hầu như là không có cơ hội để thực hành nói nhiều trong
tiết học này. Vì vậy các em không thể rèn luyện Tiếng Anh bản ngữ thành ngôn

ngữ chính của bản thân và áp dụng nó để giao tiếp trong cuộc sống thường ngày.
Nhưng điều đó đã được thay đổi trong sách giáo khoa Tiếng Anh mới, tiết học
đầu tiên là tiết học quan trọng nhằm giới thiệu chủ đề chính của đơn vị bài học
(Unit), từ vựng, ngữ liệu mới, và phát triển kỹ năng Nghe nói tương tác dựa vào
các bài hội thoại ngắn giữa các nhân vật trong sách giáo khoa. Dựa vào đoạn hội
thoại ngắn để giao thoa giữa người nói và người nghe như vậy vừa phát triển kỹ
năng nghe hiểu, vừa phát triển kỹ năng nói cho các em. Giúp các em luyện tập
và phát triển ngôn ngữ, có thể áp dụng và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày,
tiết học này được gọi chung là tiết “ Getting started”. Tôi không triển khai tiết
học này theo phương pháp đọc, hay phương pháp nghe, vì như thế sẽ không
đảm bảo được yêu cầu cuối cùng của bài học là giúp học sinh sản sinh ra ngôn
ngữ bằng lời nói. Phương pháp phù hợp mà tôi áp dụng cho tiết học này là
phương pháp G.I. P.O ( Goal + Input(Context – Content – Model) + Procedure
+ Outcome).
* Goal: là những gì học sinh có thể đạt được sau khi kết thúc các hoạt động
hay các nhiệm vụ trong bài học
* Input: + Context: Học sinh trả lời được câu hỏi who/ what/ where/
when...nhằm nắm được nội dung chính của đoạn hội thoại.
+ Content: học sinh có thể nắm được ngôn ngữ trọng tâm của bài bao gồm
ngữ âm, từ vựng, hay ngữ pháp.
+ Model: hình thành và tiếp thu ngôn ngữ của bài hội thoại mẫu.
* Procedure: hoàn thành các Task hay Activities của bài học.
* Outcome: khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và thực hành.
Phương pháp mới này được chia thành ba giai đoạn chính trong mỗi tiết
học: Pre- (phần giới thiệu- Nghe nói tương tác), Through- ( thực hành nghe nói
9


tương tác- học từ vựng- ngữ pháp), Post- (sản sinh sản phẩm). Ở mỗi phần Pre-,
Through-, Post-, khi triển khai đều phải đảm bảo được đúng tiến trình G.I.P.O,

như thế việc học mới có hiệu quả.
Như vậy, giáo viên khi tiến hành một tiết dạy Getting started - Nghe nói
tương tác phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản như sau:
Thứ nhất: Gợi mở gây sự chú ý của học sinh vào chủ đề của tiết học, định
hướng cho học sinh học sinh có những suy nghĩ, phán đoán, nhận định ban đầu
về nội dung của tiết học thông qua các loại hình hoạt động phù hợp với năng lực
nhận thức và cảm thụ ngôn ngữ của học sinh.
Thứ hai: Thiết kế các loại hình hoạt động rèn luyện cách nhận biết ngữ liệu
mới , kỷ năng Nghe nói tương tác một cách khoa học, hợp lí, khai thác được nội
dung tiết học, phát triển kỷ năng nghe hiểu – kỹ năng nói cho học sinh. Lựa
chọn và triển khai các Tasks hay Activities trong bài phù hợp, hướng dẩn ngắn
gọn, rỏ ràng đảm bảo được học sinh biết phải làm gì trong suốt tiết học . Chú ý
phát triển năng lực nhận thức các nét ngữ âm trong tiếng Anh cho học sinh,
luyện tập ngữ điệu, tiết tấu trong quá trình nghe và nói theo đoạn hội thoại, hình
thành thói quen nghe hiểu và tìm kiếm thông tin khi nghe, để các em có thể dễ
dàng chuyển hóa ngôn ngữ khi nghe thành ngôn ngữ của bản thân. Hình thành
và phát triển năng lực suy luận, cảm thụ nội dung và ý nghĩa qua lời và ngữ điệu
của bài nghe, từ đó hoàn thiện kỹ năng nói của các em.
Thứ ba: Trong một tiết dạy Nghe nói tương tác, giáo viên phải tích hợp các
kỷ năng ngôn ngữ khác, tạo diều kiện và cơ hội thực hành ngôn ngữ qua các loại
hình hoạt động đã được thiết kế bởi giáo viên. Kích thích hứng thú, lôi cuốn học
sinh tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỷ năng nói, đọc và viết dựa trên chủ
đề hay ý nghĩa của bài học
III. Một số giải pháp để dạy giờ Spoken interaction - Getting started
đạt hiệu quả.
III.1. Lập kế hoạch.
III.1.1. Đối với giáo viên.
10



- Phải nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ
năng để xác định trọng tâm của bài dạy. Từ đó giáo viên sẽ định hướng được nội
dung mình cần dạy và phương pháp giảng dạy cũng như bố trí thời gian hợp lí.
- Lựa chọn và phối hợp các kĩ thuật nghe – nói, giới thiệu ngữ liệu một
cách linh hoạt. Để làm được phần này giáo viên cẫn căn cứ vào nội dung của tiết
dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy.
- Sử dụng tốt phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học. Giáo viên cần sử
dụng máy chiếu, máy vi tính, Tivi kết nối internet hay đài, đĩa CD và các bảng
phụ một cách hợp lí.
- Soạn giáo án khoa học, cần đơn giản hóa, tinh giảm một số nội dung
không cần thiết..
- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp. Đây là việc rất quan trọng vì sau khi
thảo luận góp ý người dạy sẽ tìm đươc phương pháp tối ưu.
III.1.2. Đối với học sinh:
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học bằng cách:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung bài học, đọc bài, soạn bài, tìm từ
vựng mới trước khi vào lớp.
- Ra hệ thống câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh
có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu.
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết học.
- Khuyến khích động viên học sinh tự tin, chủ động sáng tạo nêu ra nhũng
vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy.
III.2. Tiến trình dạy Nghe nói tương tác – Getting started.
Cũng như dạy các kĩ năng khác dạy nghe - nói cũng có ba giai đoạn: Pre,
Through, Post . Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm được nội
dung của bài mà còn giúp các em sử dụng kĩ năng nghe - nói dùng trong giao
tiếp. Để đạt được mục đích này thì người dạy phải lựa chọn các hoạt động một
cách hợp lí trong mỗi phần dạy làm thế nào học sinh có thể thực hành giao tiếp
tốt sau khi kết thúc tiết học.
III.2.1.Warm-up: (khởi động)

11


Goal : - Bám vào chủ đề để lựa chọn một số thủ thuật phù hợp,gây hứng
thú cho học sinh trước khi vào bài, giúp học sinh nắm được sẽ học cái gì trong
bài học hay tên của bài học.
Procedure: - có thể lựa chọn một số games hay activities phù hợp ví dụ như:
- Brain storming
- Interviewing
- Chatting
- Opening question
- Guessing word
- Introduction
- Picture describing
- Memorising game
Input: - chủ đề của bài học
Goal: - học sinh làm quen, nắm được chủ đề chính cho tiết học, hay cho cả
một đơn vị bài học (Unit)
Example:
UNIT 1: MY NEW SCHOOL
Lesson 1: Getting started – A special day
Warm up:

Brainstorming

Luật chơi:
- Cả lớp chia thành hai đội Cats và Dogs.
- GV cho chủ đề SCHOOL OBJECTS lên bảng.
- Mỗi đội cử một bạn lên viết một đồ vật rồi chuyển phấn cho bạn khác.
- Chơi trong vòng một phút.

- Đội nào viết đúng và nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
School bags

uniform
School objects

rulers

fan

12


UNIT 2: MY HOME
Lesson 1: Getting started – A look inside
Warm up: Cross word puzzle
Luật chơi:
- Cả lớp chia thành hai đội Cats và Dogs.
- GV cho trình chiếu ô chữ lên bảng.
- Cho bốc thăm chọn đội nào chơi trước.
- Mỗi thành viên trong đội sẽ chọn bức tranh và trả lời theo yêu cầu của
bức tranh.
- Đội nào đoán đúng sẽ được 1 điểm.
- HS mỗi đội lần lượt đoán từ, GV ghi số điểm 2 đội đạt được lên bảng.
- GV chỉ cho HS ô chữ hàng dọc. HS đọc to ô chữ có chứa chủ đề bài học:
MY HOME
Question 1: Look at the picture
then anwser:
Where does Mi live?


Question 2: Look at the picture and fill in the missing word

Question 3: Which room is it?

Question 4: What word is i

13


Question 5: What is it?

Question 6: The tomatoes are in the.....

UNIT 6: OUR TET HOLIDAY
Lesson 1: Getting started – Happy new year
Warm up : Memorising game
- Luật chơi:
- Giáo viên trình chiếu bức tranh lên bản trong vòng 20 giây, học sinh ghi nhớ.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội .
- các thành viên của mỗi đội sẽ chọn lần lượt từ 1 đến 6.
- “ If you can get a Lucky Number, you’ll get one point without having to
give the answer. If you get a question, you have to answer it. One correct answer
gives you one point. Are you sure what to do now? Start!”
14


- Question: there are 5 questions and a lucky number.
- Question:
1. Lucky Number
2. What is the name of the show?

(‘Around the
world in 30 minutes’.)
3. Who is the interviewer? The
boy or the girl?(The girl)
4. Where are they? (At a studio/ a
show/ a TV station.)
5. How many kinds of flwers can
you see in the picture? (2 kinds of
flowers)
- What is in my secret picture?
(Pháo hoa/ Fireworks)

6. What may they talk about?

- When are there fieworks?
(On special occasions or holidays)
- So which holiday are we going to study in this unit? Open your books and
tell me, please.
UNIT 9: CITIES OF THE WORLD
Lesson 1: Getting started – What nice photos!
Warm up: Kim’s game
- GV yêu cầu học sinh gấp sách lại.
- GV cho HS xem hình ảnh trong vòng 1 phút
- HS ghi nhớ.
- Hs đọc tên những địa danh đã xem trong hình.
- GV sửa lỗi, cung cấp thêm một số thông tin.
- Gv dẫn dắt vào bài học dựa vào các bức tranh.

15



UNIT 11: OUR GREENER WORLD
Lesson 1: Getting started – Let’s “go green”
Warm up: Brainstorming
- Luật chơi:
- Cả lớp chia thành hai đội Cats and Dogs, GV viết “ How to protect the
environment’ lên bảng, các đội cử các thành viên lần lượt viết các việc làm
giúp bảo vệ môi trường trong 2 phút.
- Đội nào viết nhanh hơn, đội đó thắng cuộc.

III.2. 2. Pre- ( The dialogue – Spoken interaction)
Đây là phần quan trong nhất của cả tiết học, phần này giúp học sinh định
hướng, suy nghĩ về tình huống, ngữ cảnh của đoạn hội thoại sẽ thực hành “
Nghe nói tương tác”.
16


- Goal:
- Học sinh sẽ được thực hành nghe nói tương tác về chủ đề chính của bài học...
- Procedures:
- Thảo luận về tình huống của đoạn hội thoại thông qua bức tranh, thông
thường học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi về: who? When? What? Where?......
để làm rõ tình huống, dẫn dắt học sinh vào nội dung đoạn hội thoại.
- Nghe và đọc đoạn hội thoại, sau đó thực hành Nghe – Nói tương tác,.
Trong quá trình tiến hành Nghe nói tương tác, giáo viên phải chú ý cho học sinh
về ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng..... trong bài.
- Học sinh đọc lại đoạn hội thoại và hoàn thành các bài tập nhở liên quan
đến đoạn hội thoại. Điều này giúp các em hiểu được ý nghĩa chính của bài nghe,
và ngữ pháp trọng tâm được sử dụng trong bài.
Ở sách giáo khoa lớp 8 và 9 cũ, khi dạy phần Getting started, chúng ta

thường dạy từ mới (Vocabulary) trong bài hội thoại hay đoạn văn ở phần Listen
and Read, bởi một số từ khá khó học sinh không biết và gây khó khăn trong quá
trình nghe. Thêm vào đó, trước khi cho học sinh nghe, giáo viên thường triển
khai các hoạt động được gọi là “ Listening tasks”, điều này giúp học sinh nắm
được một phần nào đó nội dung về bài học chính của tiết học, gợi mở cho học
sinh để trong quá trình nghe, học sinh có thể nghe tốt hơn.
Nhưng ở sách Tiếng Anh 6 thí điểm mới, mục tiêu chính của phần Listen
and read là giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng Nghe nói tương tác, nên giáo viên
không triển khai các bước giống như một tiết dạy nghe. Sau khi nghe và thực
hành tốt đoạn hội thoại, các em mới làm các bài tập nhỏ để hiểu sâu hơn về nội
dung. Sau khi đã nắm vững nội dung phần Nghe nói tương tác, các em tiếp tục
tiếp thu thêm từ vựng ( Vocabulary) liên quan và mở rộng thêm trong một đơn vị
bài học chính, bằng cách làm thêm một số bài tập từ vựng.
Vì vậy sau khi thực hành Nghe nói tương tác nhuần nhuyễn, các em sẽ
được tìm hiểu bài hội thoại bằng các hoạt động sau:
- True/ False statements
- Check / tick the correct answer
- Open prediction
- Complete the table
- Matching
- Comprehension questions
- Ordering.
- Complete the sentences
17


- Arrange the sentences.
- Find the expressions
Example:
UNIT 2: MY HOME

Lesson 1: Getting started – A look inside
Warm up: Cross word puzzle
I. Pre – Dialogue:
1. Elicit the dialogue:
- GV yêu cầu học sinh mở sách trang 16.
- Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh
được trình chiếu trên bảng
- GV đặt câu hỏi, học sinh trả lời:
“- Now, let’s have a look at this picture.
You know, Mi and Nick are pen friends.
- What are they doing now?
(They are talking on Skype/ They are
chatting via webcam/ etc.)
- What might they talk about? (Ss’ answers)
- Now, let’s listen and fid out what their topic is,OK?”
2. Spoken interaction.
- GV bật đĩa cho HS nghe hội thoại 2 lần cho học sinh nghe và đọc thầm
theo băng.
- GV mở đĩa dừng từng câu cho học sinh đọc theo.
- GV chú ý nhắc lại ngữ điệu, ngữ âm cho học sinh.
- GV cho HS thực hành lại hội thoại theo nhóm đôi.
- GV gọi một số cặp đọc thực hành trước lớp.
- GV sữa lỗi cho các em sau khi đọc.
3. Do the task.
a. Bài tập a.
- GV cho học sinh đọc qua đoạn hội thoại sau
đó là bài tập a, làm cá nhân.
18



( Bài tập này có thể sử dụng làm lý do nghe
ở phần Pre- )
- Hs thảo luận với bạn bên cạnh sau khi
hoàn thành.
- GV gọi hs đọc kết quả, sửa lỗi nếu có.
b. Bài tập b.
- GV yêu cầu hs đọc lại bài hội thoại
- HS làm cá nhân sau đó sẽ thảo luận đáp
án với bạn bên cạnh.
- GV gọi từng HS đọc to và chốt lại đáp
án đúng của từng câu:
- GV sửa lỗi.
Key:
1. TV – sofa

2. town house

3. sitting on the sofa

4. noisy

5. three
UNIT 4: MY NEIGHBOURHOOD
Lesson 1: Getting started – Lost in the old town
Warm up: Hang man
NEIGHBOURHOOD
I. Pre – Dialogue:
1. Elicit the dialogue:
- GV yêu cầu học sinh mở sách trang 38.
- Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh được

trình chiếu trên bảng ( hoặc quan sát
trong sách)
- GV đặt câu hỏi, học sinh trả lời:
Now, let’s have a look at this picture.
They are Nick, Khang and Phong
19


- Can you guess where they are?
(Look at the houses behind, the colourful
lanterns in the window …)
- Look at Phong. He has a map. Do you
think they live here? What’s the matter with
them? (Ss’ possible answers: They’re looking for the way to somewhere/
They’re getting lost).
- Right, in fact, they’re getting lost.
- GV viết lên bảng nhan đề đoạn hội thoại “Lost in the old town!”
- GV chốt lại với HS nghĩa của tính từ ‘lost’.
- ‘lost’ means “unable to fid your way; not knowing where you are” and we
can use it with the verbs ‘be’ and ‘get’.
- So what really might be happening to the three boys, Nick, Khang and
Phong? Read the statements and guess the order of the actions
2. Spoken interaction.
- GV bật đĩa cho HS nghe hội thoại 2 lần cho học sinh nghe và đọc thầm
theo băng.
- GV mở đĩa dừng từng câu cho học sinh đọc theo.
- GV chú ý nhắc lại ngữ điệu, ngữ âm
cho học sinh.
- GV cho HS thực hành lại hội thoại
theo nhóm đôi.

- GV gọi một số cặp đọc thực hành
trước lớp.
- GV sữa lỗi cho các em sau khi đọc.

20


3. Do the task.
a. Bài tập a.
- GV cho học sinh vừa nghe vừa đọc đoạn hội
thoại sau đó làm bài tập a, làm theo nhóm đôi.
( Bài tập này có thể sử dụng làm lý do nghe
ở phần Pre - )
- GV gọi hs đọc kết quả, sửa lỗi nếu có
- GV chốt lại đáp án đúng: 2 – 5 – 3 – 4 – 1 – 6
b. Bài tập b.
- GV hướng dẫn cho hs làm bài tập này ở nhà, nếu hoàn thành trên lớp sẽ
mất khá nhiều thời gian.
UNIT 10: OUR HOUSE IN THE FUTURE
Lesson 1: Getting started – My future house
Warm up: Kim’s game
I. Pre – dialogue:
1. Elicit the dialogue:
- GV yêu cầu học sinh mở sách trang 38.
- Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh được trình chiếu trên
bảng ( hoặc quan sát trong sách).

21



- “Nick and Phong are talking to each other. Look at the picture Phong is
drawing.”
+ What is he drawing? (something like a UFO)
- GV có thể giải thích nghĩa từ UFO bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, tùy
theo trình độ của HS.
+ Where is that UFO? Is it in the sea or in the mountains? (in the
mountains)
+ What is it surrounded by? (by many tall green trees)
+ So why is Phong drawing a UFO? Listen to the conversation between Nick
and Phong to find more about this.
2. Spoken interaction.
- GV bật đĩa cho HS nghe hội thoại 2 lần cho học sinh nghe và đọc thầm theo
băng.

- GV mở đĩa dừng từng câu cho học sinh đọc theo.
- GV chú ý nhắc lại ngữ điệu, ngữ âm cho học sinh.
- GV cho HS thực hành lại hội thoại theo nhóm đôi.
- GV gọi một số cặp đọc thực hành trước lớp.
- GV sữa lỗi cho các em sau khi đọc.
22


3. Do the task.
a. Bài tập a.
- GV cho học sinh nghe và đọc đoạn hội thoại
sau đó là bài tập a, làm cá nhân.
( Bài tập này có thể sử dụng làm lý do nghe ở
phần Pre- )
- Hs thảo luận với bạn bên cạnh sau khi hoàn
thành.

- GV gọi hs đọc kết quả, sửa lỗi nếu có.
- GV cung cấp đáp án đúng.

b. Bài tập b.
- GV yêu cầu hs đọc lại bài hội thoại
- HS thảo luận và làm bài tập theo nhóm đôi.
- GV gọi HS đọc to và chốt lại đáp án
đúng của từng câu.
- GV sửa lỗi.
Key:
1. Phong's house will be in the mountains.
2. His house will be surrounded by many tall old trees.
3. There will be twenty rooms in his house.
4. The house might have a wireless TV to watch
TV programmes from other planets.
III.2.3. Through- ( Vocabulary & functions)
Sau khi các em đã được luyện tập kỹ năng Nghe nói tương tác nhuần
nhuyễn, tìm hiểu kỹ hơn nội dung bài hội thoại ở phần trên, thì phần tiếp theo
này các em sẽ được học thêm về vốn từ vựng liên quan đến nội dung bài hội
thoại nói riêng và nội dung cả một đơn vị bài học nói chung, thêm vào đó ngoài
phần từ vựng ra các em còn phải học thêm một phần ngữ pháp nhỏ, đó là một
23


trong những ngôn ngữ trọng tâm mà các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu sâu thêm ở
các tiết học sau.
Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu
hỏi và yêu cầu khai thác về vốn từ vựng và ngôn ngữ trọng tâm khác nhau, có
thể vừa về nội dung, vừa về ngôn ngữ. Các hoạt động thường được sử dụng
trong giai đoạn này thường có những dạng như sau:

- Selecting
- Fill in the chart
- Make a list of...
- Matching
- Listen and fill in
- Listen and draw
- Describing
- Discussing
- Label the picture
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
+ Through- (vocabulary & function:
Goal: học sinh sẽ được mở rộng vốn từ vựng và các chức năng ngôn ngữ khác.
Procedure: - nối từ với tranh..
- miêu tả ...
- thảo luận: ....
Input:

từ và các chức năng ngôn ngữ

Outcome: học sinh làm đúng yêu cầu của các hoạt động
Example:
UNIT 4: MY NEIGHBOURHOOD
Lesson 1: Getting started – Lost in the old town
II. Through – ( Vocabulary – function – Grammar)
1. Vocabulary:
Hoạt động 4: Teach vocabulary
– What places are the boys going to visit during their trip in Hoi An
24



– Well, I’m going to give you a list of places in the neighbourhood.
1. statue (n):

bức tượng

(visual)

2. railway station (n): nhà ga

(visual)

3. memorial (n):

đài tưởng niệm

(visual)

4. temple (n):

đền, chùa

(example)

5. square (n):

quãng trường

(situation)

6. cathedral (n):


nhà thờ, thánh đường

(visual)

7. art gallery (n):

nhà trưng bày mỹ thuật

(definition)

8. palace (n):

cung điện

(explanation)

– Checking technique: Matching (Exercise 3)

Key: 1E – 2H – 3F – 4C – 5G – 6A – 7B – 8D
1. Function – Grammar:
- Model sentences: Asking for and giving directions
- T elicits: “- You may know the places in your neighbourhood quite well,
but when you go to a new town or a new city or even a new country, it’s
necessary to know how to ask for and give directions to somewhere.”
- T shows some sign directions pictures.

25



×