Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài luận xung quanh các vấn đề về phong cách chức năng, ngữ vực và diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.46 KB, 26 trang )

PHẦN NỘI DUNG
I. Phong cách chức năng
1. Lịch sử khái niệm phong cách học ở Việt Nam
- Trong các quyển Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Ðôn cho biết các nhà trí
thức Việt Nam như: Hoàng Ðức Lương (thế kỉ XV), Phùng Khắc Khoan (thế kỉ XVI),
Lê Hữu Kiều (thế kỉ XVIII)... đã có những ý kiến bàn luận về cách luyện văn, luyện
câu, luyện chữ nghĩa trong văn chương.
- Từ cuối thế kỉ XIX đến khoảng trước 1964, nhiều học giả đã nghiên cứu, khảo sát và
khái quát những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt như: Trương
Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lý, Nguyễn Hiến Lê,...
- Năm 1964, quyển Giáo trình Việt ngữ ( tập III- phần Tu từ học ) của Ðinh Trọng Lạc
ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học về
phong cách học ở Việt Nam. Từ đó đến nay, rất nhiều quyển giáo trình mới về phong
cách học được xuất bản. Tiêu biểu như : Phong cách học tiếng Việt (1982) của tập thể
tác giả Cù Ðình Tú (chủ biên), Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ; Phong cách học và
đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Ðình Tú; Phong cách học tiếng Việt (1993)
của Ðinh Trọng Lạc,...
Hiện nay, ngành Phong cách học Việt Nam đang chuyển qua giai đoạn thứ hai với các
mục tiêu sau:
(a) Về phong cách ngôn ngữ, tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
+ Phong cách học thể loại: tin, quảng cáo, phóng sự, tiểu luận, tiểu thuyết, tuỳ
bút,...
+ Phong cách học tâm lý –xã hội: phong cách giới tính, phong cách lứa tuổi,
phongcách vùng miền, phong cách nghề nghiệp, phong cách thời đại, ...
0


+ Phong cách học lời nói (phong cách ngôn ngữ cá nhân): phong cách ngôn ngữ
của nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hoá, nhà hoạt động chính trị –xã hội, ...
(b) Về tu từ, tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
 Hệ thống hoá một cách đầy đủ bảng phân loại các phép tu từ tiếng Việt


 Phân tích, khảo sát một cách chuyên sâu các phép tu từ theo hướng liên ngành
(Ngữ văn học), hoặc theo hướng nhìn nhận lại từ quan điểm của Ngữ dụng học
(Pragmatics), Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
 So sánh –đối chiếu các phép tu từ của tiếng Việt với phép tu từ của các ngôn
ngữ khác.

2. Cơ sở phân chia các phong cách chức năng
2.1. Dựa trên chức năng giao tiếp
Một số tác giả như viện sĩ Vinôgradov và một vài nhà nghiên cứu phong cách
học việt nam đã dựa vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ để phân chia các phong
cách chức năng. Nếu chức năng giao tiếp nhằm thông báo những nội dung thông
thường thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, ta có phong cách khẩu ngữ tự do. Nếu
chức năng giao tiếp nhằm thông báo về sự vật, hiện tượng dưới dạng hình tượng nghệ
thuật, ta có phong cách nghệ thuật.
2.2. Dựa trên hình thức thể hiện
Khi giao tiếp người ta có thể sử dụng các hình thức khác nhau để biểu đạt nội
dung tư tưởng tình cảm. Đó là hình thức nói hoặc viết. Dựa vào hình thức thể hiện
khác nhau này, một số nhà nghiên cứu tiến hành phân chia các phong cách chức năng
khác nhau: phong cách khẩu ngữ và phong cách gọt giũa. Có một số tác giả còn tách ra
thành hai phong cách lớn: phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ văn học. Sau
đó, tiếp tục phân chia trong phong cách lớn thứ hai thành:





Phong cách hành chính công cụ
Phong cách khoa học
Phong cách chính luận- phong cách báo chí
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1


Sự phân chia như vậy có những chỗ lẫn lộn với khái niệm ngôn ngữ văn hóa và có
những sự chồng chéo nhất định.
2.3. Dựa vào phạm vi giao tiếp
Cũng có tác giả khi tiến hành phân chia các phong cách chức năng đã dựa vào
phạm vi khác nhau của hoạt động giao tiếp. khuynh hướng này tách ra hai mức độ như
sau:
-

Phạm vi giao tiếp có tính chất gia đình

-

Phạm vi mang tính chất xã hội

Ở một số ngôn ngữ, như tiếng Đức chẳng hạn, đặc điểm giao tiếp ở phạm vi gia
đình và phạm vi xã hội là rất khác nhau. Dựa trên cơ sở này tất nhiên cũng có những
hạt nhân hợp lí nhất định. Nhưng đối với các ngôn ngữ khác, như tiếng việt, thì sự đối
lập này không thật rõ. Do đó dựa vào sự đối lập giữa chúng để phân chia phong cách
chức năng sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Ví dụ, trong tiếng việt có rất nhiều từ
hô gọi vốn được dùng trong phạm vi gia đình lại được dùng khá phổ biến trong phạm
vi giao tiếp xã hội như: ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, cậu,..
Như vậy, có một đặc điểm chung trong cách phân chia các phong cách chức năng
theo truyền thống là phân chia theo bậc. Thông thường, ở bậc thứ nhất phong cách
được tách ra thành hai phong cách lớn. Sau đó đến bậc thứ hai, mỗi phong cách lại
được chia thành các phong cách chức năng nhỏ hơn.

3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN CHIA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG

3.1.Quan điểm về hoạt động giao tiếp
Trên thực tế mỗi lời nói ra đều có một phong cách chức năng nhất định. Một lời
nói nàm ngoài phong cách chức năng là lời nói hoàn toàn không có giá trị giao tiếp. Vì
đó là lời nói không có mục đích và không có định hướng giao tiếp cụ thể.
Như vậy, muốn phân tích ngôn ngữ của một lời nói ta xem nó thuộc phong cách
chức năng nào, đặt nó trong những mối quan hệ và hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Một
lời nói có hiểu quả là một lời nói được đặt trong một quy trình giao tiếp khép kín:

Người nói

Viết

2

Người nghe

Đọc
Hướng giao
phảntiếp
hồi


Lời nói ra

Hoạt động giao tiếp như trên chỉ trở thành một quy trình khép kín khi hội đủ
các điều kiện sau:
1. A và B phải cùng nói một ngôn ngữ
2. A và B phải có sự tương xứng về hiểu biết trong lĩnh vực đặt ra giao tiếp
3. A và B phải có (hay hiểu biết) về tập quán ngôn ngữ, thói quên sử dụng các
quy tắc ngôn ngữ đang được làm công cụ giao tiếp.

4. A và B phải có sự gần nhau về tâm lí hay mức độ quan tâm về vấn đề đặt ra
Ba điều kiện đầu có tính bắt buộc, điều kiện cuối có tính bổ sung. Khi tiến
hành giao tiếp, nếu không có đủ các điều kiện trên thì sẽ xảy ra hiện tượng “ông
chẳng, bà chuộc” hay là sự lệch pha giữa A và B. Khi đó, “lời nói ra” sẽ không có kết
quả.
Nhưng muốn biết “lời nói ra” kết quả ở mức độ nào, tức hiệu lực giao tiếp của
nó, ta lại phải đặt nó trong những hoàn cảnh khác nhau có liên quan đến mối quan hệ
giữa người nói và người nghe. Cụ thể như sau:
5. A và B có mối quan hệ ngang bằng. Nghĩa là người nói và người nghe bình
dẳng với nhau, không bị ràng buộc bởi địa vị xã hội. Trong trường hợp này, loại phong
cách chức năng thường xuất hiện là phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong
cách văn học – nghệ thuật và phong cách khẩu ngữ.
6. A và B có mối quan hệ không ngang bằng. Nghĩa là người nói và người nghe
không bình dẳng với nhau và bị ràng buộc bởi địa vị xã hội. Trong trường hợp này
thường xuất hiện là phong cách hành chính – công vụ. Trong đó, A chi phối B hoặc A
phụ thuộc vào B.
6.1. A chi phối B: A có địa vị cao hơn B. A là đại diện cho một cơ quan, đoàn
thể, tổ chức chính quyền, nhà nước, pháp luật…B là cá nhân hoặc đại diện cho cơ

3


quan cấp dưới. Trong trương hợp này, hình thức cụ thể của phong cách hành chính –
công vụ là các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, Mệnh lệnh, Nghị lệnh, Nhật lệnh…
6.2. A phụ thuộc vào B: B có địa vị cao hơn. Trường hợp này ngược lại với 6.1.
Trong trương hợp này, hình thức cụ thể của phong cách hành chính – công vụ là các
Đơn xin, Đơ đề nghị, Đơn khiếu nại…
7. A và B nằm trong mối quan hệ truyền tin và tác động. Trong đó A là người
cung cấp thông tin, là người tác động và thuyết phục. B là người chịu sự tác động,
thuyết phục. Đay là cơ sở hình thành phong cách chức năng báo chí – chính luận.

8. A và B nằm trong mối quan hệ sáng tạo và tiếp nhận. Nghĩa là, A chính là
người sang tạo ra hệ thông các thông tin, hình tượng và B chính là người tiếp nhận hệ
thống thông tin hình tượng đó. Trương hợp này ta có phong cách văn học – nghệ thuật.
Khi tiến hành phân chia phong cách chức năng người ta dựa trên tiêu chí 5, 6, 7,
8 chứ không phải dựa trên tiêu chí 1, 2, 3, 4. Bởi vì các tiêu chí 1, 2, 3, 4 chỉ là các
điều kiện hình thành nên hoạt động giao tiếp. Các tiêu chí 5, 6, 7, 8 mới là các tiêu chí
quy định trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ, đến va trò và hiệu lực của lời.
Việc quan tâm đến mối quan hệ giữa A và B thực chất là đặt vào bối cảnh giao
tiếp mà A và B lâm thời sắm vai. Ví dụ, một ông bộ trưởng chỉ có thể tạo ra lọa ngôn
ngữ hành chính – công vụ khi ông được đặt vào mối quan hệ với nhân viên của mình.
Ra ngoài đường phố, ông và các nhân viên lại tồn tại trong mối quan hệ bình đẳng
giữa các công dân. Phong cách ngôn ngữ không còn là phong cách hành chính – công
vụ mà chuyển sang phong cách khẩu ngữ. Nếu ông tham gia một buổi hội thảo khoa
học thì ông sắm vai một nhà khoa học thực thụ. Ông không còn các quyền ra lệnh, chỉ
thị người khác theo phong cách hành chính – công vụ. Lúc này, ông có được người
khác nghe theo và chấp nhận hay không tùy thuộc vào mức độ khách quan và kiến giải
thực sự thuộc vào phong cách khoa học mà ông tuân thủ.
Tuy nhiên, chỉ chú ý đến những người tham gia giao tiếp thì chưa đủ. Cùng là
một kiểu quan hệ nhưng khi đặt vào hoàn cảnh giao tiếp khác nhau thì ngôn ngữ sử
dụng sẽ có những điểm khác nhau.

4


Hoàn cảnh giao tiếp: trực tiếp. Thường là ngôn ngữ nói (chỉ trừ những trường
hợp đặc biệt trong hoạt động tình báo, người ta phải dùng chữ viết để tránh nghe
trộm).
Hoàn cảnh giao tiếp: gián tiếp. Người ta dùng ngôn ngữ viết.
3.2. Phương pháp phân chia các phong cách chức năng
Mối quan hệ giữa A và B trong lược đồ giao tiếp phản ánh bản chất của các hoạt

động giao tiếp. Phan chia các phong cách chức năng trong ngôn ngữ không thể không
nhắc đến các mối quan hệ này. Đó là mối quan hệ bên trong quy định những dặc trưng
cơ bản nhất của việc sử dụng ngôn ngữ.
Nhưng, giống như nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác, mọi yếu tố và quan hệ bên
trong đều chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Bởi vậy sẽ
là không đầy đủ nếu phân chia các phong cách chức năng mà không tính đến hoàn
cảnh giao tiếp.
Phân chia các phong cách chức năng theo cách nhìn từ trong ra ngoài ta có:
Bảng 1
Tiếng việt

PCSHHN

Nói viết

PC
KH

PC
HC-CV

nói

viết nói

PC
CL

viết


nói

Các kí hiệu viết tắt:
PCSHHN: phong cách sinh hoạt hàng ngày
PCHC-CV: phong cách hành chính – công vụ
PCKH: phong cách khoa học
PCCL: phong cách chính luận
PCBC: phong cách báo chí
5

PC
BC

viết

nói

PC
VH-NT

viết

nói

viết


PCVH-NT: phong cách văn học – nghệ thuật
Theo cách nhìn từ ngoài vào trong ta có:
Bảng 2


Tiếng việt
PC
PCKH
PCKNTD

HC-CV

PCCL

PCBC
PCVC
(PPCGG)

PH
VH-NT

Các kí hiệu viết tắt:
PCKNTD: phong cách khẩu ngữ tự do
PCVC: phong cách văn chương
(PPCGG: phong cách gọt giũa).
Có sự khác biệt đáng chú ý trong hai cách phân chia nêu trên. Ở bảng 1, nói và
viết chỉ được coi là 2 dạng biểu hiện của phong cách chức năng. Ở bảng 2, nói và
viếtđược quan niệm chính là phong cách chức năng. Tuy khác nhau nhưng mỗi quan
niệm đều có hạt nhân hợp lý của mình. Vấn đề quan trọng ở đây là cần phải phân biệt
giữa một bên là ngôn ngữ nói với tư cách là hình thức thể hiện của ngôn ngữ với một
bên là ngôn ngữ nói với tư cách là một phong cách chức năng. Ngôn ngữ nói còn gọi
là ngôn ngữ âm thanh – ngôn ngữ thành tiếng là một dạng tồn tại của ngôn ngữ, không
phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ: ngôn ngữ âm thanh được truyền qua micro, đài phát
thanh... Còn có ngôn ngữ với tư cách là một phong cách chức năng thì luôn phụ thuộc

vào hoàn cảnh giao tiếp và có những đặc điểm đối lập với ngôn ngữ viết. Chính vì
chưa hiểu rõ sự khác biệt này mà nhiều công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng
việt đã có vài chỗ lẫn lộn trong khi đưa ra những kết quả phân loại.
Khi xem xét ngôn ngữ nói với tư cách là một phong cách chức năng ta cần chú
ý đặc điểm riêng biệt của nó so với ngôn ngữ viết:
6


Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

 Không có/ ít có sự chuẩn bị

 Có sự chuẩn bị trước.

trước.
 Có sự hỗ trợ của các hành vi phi



Không có sự hỗ trợ của các hành

vi phi ngôn ngữ.

ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
ánh mắt).
 Không có tính liên tục, chặt chẽ




Có tính liên tục, chặt chẽ (không

bị gián đoạn, chêm, xem ngẫu nhiên).
 Tính lựa chọn cao.
 Có mức độ nhất định về tình thái

(bị gián đoạn, chêm, xem ngẫu nhiên).
 Tính tự nhiên cao.
 Giàu sắc thái tình thái tính.

tính.
 Có ít nét dư, nét rườm rà về sử

 Có nhiều nét dư, nét rườm rà về

dụng ngôn ngữ.
 Thông tin tác động gián tiếp.

sử dụng ngôn ngữ.
 Thông tin tác động trực tiếp.

7


3.3. Kết quả phân chia phong cách chức năng
Trên nguyên tắc, ta có sự đối lập tương đối rõ giữa hai phong cách chức năng:
phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Sự đối lập này chỉ ở phương
diện đặc điểm sử dụng. Trong thực tế người ta có thể sử dụng cách thể hiện này để
biểu hiện phong cách chức năng kia. Và ngược lại.

Ví dụ: có thể dùng hình thức thể hiện ngôn ngữ viết để biểu hiện phong cách
chức năng ngôn ngữ nói như: ghi chép, lược ghi hội thảo khoa học, tóm tắt báo cáo,
phát biểu... Cũng có thể dùng hình thức ngôn ngữ nói để thể hiện phong cách ngôn
ngữ viết như: diễn kịch, đọc thơ, ngâm thơ, đọc bảng tin... có thể coi những trường
hợp này là sự tái tạo lại phong cách chức năng.
Với cánh nhìn như trên chúng ta có thể đi đến việc phân loại các phong cách
chức năng trong tiếng Việt như sau:
Phong cách ngôn ngữ viết

PC
KH

PC
CL

PC
BC

PC VH-NT
(sáng tác văn học,
kịch bản văn học)

Tiếng việt

PC
HC-CV

PC khẩu ngữ tự
nhiên


PC hội thảo

PC diễn xuất, sân khấu điện
ảnh

- Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy tiếng việt có hai phong cách chức năng lớn:
phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Trong đó mỗi phong cách
Phong cách ngôn ngữ nói

chức năng lại bao gồm trong nó các phong cách chức năng nhỏ hơn. Giữa các phong
cách chức năng đều có mối quan hệ nhất định, thạm chí cómoột số phong cách chức
năng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn một đối thoại khẩu ngữ tự nhiên, qua bàn
tay của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm văn học có thể trở thành một đối thoại
văn học. Ngược lại, một đối thoại văn học ít được sự gọt giũa hay ít đươc sự gia công
của nhà văn sẽ trở thành một đối thoại của khẩu ngữ tự nhiên. Đây chính là lý do làm
cho người ta nói rằng: “viết như nói”. Nó là biểu hiện của việc chưa am hiểu phòn
cách ở một số người cầm bút.


- Việc chuyển hóa các phong cách chức năng hoàn toàn khác với việc chuyển
hóa hình thức thể hiện. Đây là sự phân biệt rất tinh tế và rất cần thiết trong khi nghien
cứu các phong cách chức năng.
Ví dụ, khi đọc lại một Bản tin trên báo, một Quyết định của Hội đồng Chính
phủ... ta thấy có sự chuyển hóa hình thức từ dạng viết sang dạng nói. Nhưng khi một
diễn giả trình bày Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trước hội nghị cán bộ, một cặp
diễn viên diễn xuất lại một đoạn đối thoại trong kịch bản... thì ta thấy xuất hiện sự
chuyển đổi về phong cách chức năng. Diễn giả khi truyền đạt lại nội dung của Nghị
quyết đã sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ của phong cách ngôn ngữ nói như: cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt... để làm tăng thêm tính thuyết phục và sức hấp dẫn. Chính vì thế mà
có sự khác nhau giữa “đọc Nghị quyết” và “giảng Nghị quyết”, giữa “đọc bài giảng”

và “giảng bài”. Nói đến “giảng” là nói đến ngôn ngữ nói với tư cách là một phong
cách chức năng. Nói đến “đọc” là nói đến ngôn ngữ nói với tư cách là một dạng biểu
hiện cụ thể của ngôn ngữ.

II. NGỮ VỰC
1. Khái niệm
- Ngữ vực (register) cũng được gọi là phong cách (style),theo cách hiểu chung nhất là
một kiểu biến thể ngôn ngữ gắn liền với một tình huống giao tiếp nhất định đề cập đến
một nội dung, hay một lĩnh vực nhất định như ngữ vực tôn giáo, quảng cáo, văn hóa,...
- Các lý thuyết về ngữ vực mà xét theo số lượng các yếu tố cấu thành, trong đó gồm 4
yếu tố:
 Field (trường)
 Mode (thức)
 Personal tenor (quan hệ cá nhân)
 Functional tenor (quan hệ chức năng)

- Tuy nhiên, trong sử dụng văn bản luôn gắn với ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình
huống được đặc trưng cụ thể bằng 3 hay 4 yếu tố tùy thuộc vào các quan niệm.


- Theo lý thuyết ngữ vực của M.A.K. Halliday và một số quan điểm khoa học cùng
trường phái làm nên bộ khung lý thuyết thì Ngữ vực là một cấu hình nghĩa có tính chất
tiềm năng của văn bản
- Nói một cách đơn giản là các nghĩa ẩn dụ bên trong các từ và cấu trúc diễn đạt theo
từng tình huống cụ thể, gắn liền với đặc điểm tình huống và được đặc trưng bởi 3 yếu
tố: trường(field); thức(mode); và quan hệ (có người dịch là không khí tenor)

2. Phân loại
•Trường:
Là ngữ cảnh thể hiện những gì đang xảy ra, dựa trên mục đích của người

nói hoặc người viết thông qua đề tài - chủ đề.
•Thức:
 Là hình thức ngôn ngữ (nói và viết) phù hợp với cách thức diễn đạt (ứng khẩu

hoặc có chuẩn bị) và thể loại diễn đạt (nói,viết,điện thoại,mail, thuyết phục...)
 Để phù hợp với ngữ cảnh, các sự kiện cần diễn đạt sẽ được thể hiện với một

phương thức ngôn ngữ tương thích.
• Quan hệ ( hay bầu không khí ):
Chỉ ra các mối quan hệ ( cha con, anh em..), vị thế xã hội ( nghề nghiệp,
giàu nghèo..), trạng thái tâm-sinh lí (nóng giận, vui vẻ), tính bền vững hay nhất
thời của những người tham gia giao tiếp để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp (ngôn
ngữ trang trọng, lịch sự hay suồng sã,…)
Đây là nhân tố chi phối nhiều nhất đến cách lựa chọn ngôn ngữ.
 Các ngữ vực càng được hình dung cụ thể bao nhiêu thì các đặc điểm ngôn ngữ

trong tình huống giao tiếp dễ nhận diện và dễ hiểu bấy nhiêu.
 Ngữ vực được quyết định bởi những gì đang xảy ra (field), ai tham gia vào quá

trình ấy (tenor), hình thức ngôn ngữ như thế nào (mode).
 VD: Ta có ngữ vực là giáo dục thì bao gồm:


Trường: giáo duc tiếng mẹ đẻ cho học sinh, cụ thể là dạy tiếng Việt.




Bầu không khí : trung tính, mối quan hệ giữa người soạn sách giáo khoa và
người học, mối quan hệ của giáo viên và học sinh




Thức: thể hiện chủ yếu qua chữ viết, hình ảnh, cách nói năng được chuẩn bị kĩ
càng khi giảng bài của giáo viên, có động tác phi ngôn ngữ đi kèm...

3. Đặc điểm
- Cần thấy,có thể cùng một ngữ vực nhưng chỉ cần một trong 3 yếu tố thay đổi thì đặc
điểm của nó cũng sẽ khác. Chẳng hạn.:
• Trường thay đổi:
VD: Ngữ vực văn hóa
+Trường y phục sẽ hoàn toàn khác với trường ẩm thực. Tuy có thể cùng một hình thức
viết và chung bầu không khí là mối quan hệ giữa người viết với người đọc. Nhưng
trường y phục và trường ẩm thực không phải là một. Vì chúng khác biệt về mặt tương
tác xã hội
• Thức thay đổi:
VD: Ngữ vực thể thao
+Trường diễn ngôn là bóng đá. Bầu không khí thân mật giữa vai tường thuật và khán thính giả. Nhưng rõ ràng việc tường thuật trực tiếp với việc xem báo chữ viết thuần túy
sẽ khác hơn rất nhiều vì hình thức thể hiện khác nhau
• Quan hệ thay đổi:
VD: Ngữ vực thẩm mỹ.
+Trường là việc ăn mặc. Thức là nói trực tiếp . Nhưng sự góp ý của người hâm mộ với
ca sĩ,sự góp ý của giáo viên với học sinh và của phụ huynh với con cái sẽ khác nhau
rất nhiều vì mối quan hệ khác nhau.
- Xuất phát từ những ngữ vực khác nhau,dựa vào trường ,thức,và quan hệ chúng ta
không những có thể chỉ ra đặc điểm của tình huống giao tiếp mà còn có thể cung cấp
một số thủ pháp để tạo lập cũng như hiểu các loại ngôn ngữ một cách dễ dàng.


- Nói về ngữ vực của.M.A.K.Halliday được đánh giá rất cao ở phương Tây. Nhấn

mạnh đến những đặc điểm của ngữ cảnh,tình huống được thể hiện qua một số phương
diện. Như "trường" thể hiện qua kinh nghiệm, hệ thống tình thái, " quan hệ" qua đại từ
nhân xưng, còn "thức" qua nghĩa văn bản với hệ thống đề tài,lý thuyết,cấu trúc thông
tin và sự liên kết.
- Bên cạnh nhìn nhận và đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện về ngữ cảnh bao gồm
ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa, ngữ vực như một cấu hình nghĩa tiềm
năng,một kiểu khung hay lược đồ phân tích bằng nội dung,chủ thể và cách thức.
- Sự khác biệt về mặt ngôn ngữ suy cho cùng đều bắt nguồn từ những yếu tố gắn liền
với tình huống giao tiếp, ngữ cảnh. Với cách nhận thức như thế,có thể xác lập các nhân
tố chi phối cho bất cứ loại hình ngôn ngữ nào.
- Qua một vài phân tích bên trên thì ngữ vực có các yếu tố trường ,thức và quan hệ
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận diện đặc điểm của ngôn ngữ.

III. KIỂU LOẠI DIỄN NGÔN
1. Khái niệm “văn bản”
Thuật ngữ “diễn ngôn” và thuật ngữ “văn bản” có liên quan với nhau, mà
trong các định nghĩa có trường hợp không đặt ra sự phân biệt giữa chúng, cũng
có trường hợp tính đến sự phân biệt đó. Vì vậy, trước khi tìm hiểu “diễn ngôn”
là gì cùng tìm hiểu khái quát về khái niệm “văn bản”.
Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời
viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài,... như một truyện kể, một bài thơ,
một đơn thuốc, một biển chỉ đường...
Các yếu tố quan trọng của văn bản:
 Có thể là ở dạng nói miệng (lời âm) hoặc ở dạng viết (lời chữ)
 Có thể dài hoặc cũng có thể ngắn
 Cấu trúc bao gồm cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc nghĩa


 Có đề tài hoặc chủ đề


2. Khái niệm “diễn ngôn”
Trong quá trình nghiên cứu, có nhà nghiên cứu không nhắc đến cái tên “văn
bản” (cũng như có người không nhắc đến diễn ngôn), có thể do họ thấy không
cần thiết phải phân biệt chúng, cũng có nhà nghiên cứu cố gắng phân biệt hai
đối tượng khảo sát này. Với các nhà nghiên cứu thứ hai, các định nghĩa thường
đươc đưa ra theo kiểu đặt chúng trên cùng một bình diện, nhưng mỗi cái có đặc
trưng tiêu biểu phân biệt với cái kia. Các định nghĩa sau đây được xếp theo thời
gian chúng xuất hiện:
Barthes 1970: coi diễn ngôn như là đối tượng của ngôn ngữ học văn bản
mà ông đề nghị gọi là “ngôn ngữ học diễn ngôn” (Pháp: ‘linguistique du
discours’) hay là “xuyên ngôn ngữ học” (‘translinguistique’). Trong tư cách đó
ông hiểu:
“... diễn ngôn - tương tự văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng tôi
sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo
thành một thể thống nhất xét từ quan diểm nội dung, được truyền đạt cùng với
những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những
mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với các nhân tố văn hóa khác nhau
nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ.”
Theo cách diễn giải của Barthes có thể thấy rằng cái đối tượng khảo sát
được gọi là “diễn ngôn” cũng là “văn bản”, nhưng văn bản do ngôn ngữ học
nghiên cứu, còn diễn ngôn do “ngôn ngữ học diễn ngôn” nghiên cứu với những
nội dung nghiên cứu riêng. Điểm quan trọng trong ý tưởng cảu Barthes ở đây là
có tính đến các mục đích giao tiếp và sự liên thông giữa văn hóa với ngôn ngữ
(sự liên thông này Harris nêu ra từ 1952, nhưng ít được quan tâm). Sư có mặt
của những nội dung này trong diễn ngôn về sau được nhiều người chấp nhận.
Bellert 1971 viết:


“Diễn ngôn là chuổi liên tục những phát ngôn s1,...,sn, trong đó việc lý giải
nghĩa của mỗi phát ngôn s1 (với 2

trong chuỗi. Nói cách khác, sự giải thuyết tương đương một phát ngôn tahm gia
diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước”. Nhà nghiên cứu Ba Lan coi định
nghĩa của mình là định nghĩa tác nghiệp (để làm việc), và chỉ thuộc về trực
giác, tuy nhiên nó thích hợp với cả diễn ngôn hội thoại, lẫn các bài giảng
chuyên đề, cũng như các văn bản nghệ thuật và khoa học. Như vậy tên gọi diễn
ngôn của bà bao gồm cả văn bản. Với mục đích để làm việc, định nghĩa này gắn
với cách lý giải diễn ngôn bằng một số thuật ngữ của lôgic hình thức với sự
điều chỉnh cho thích hợp vớ ngôn ngữ tự nhiên.
Cook 1989 cố gắng phân biệt “văn bản” với “diễn ngôn” ông định nghĩa
“Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ
cảnh” và “diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa,
được hợp nhất lại và có mục đích”. Như vậy, văn bản là bề mặt từ ngữ, chưa
tính đến ngữ cảnh và mục đích của người sử dụng như ở diễn ngôn. Ngữ cảnh
thì được tác gải hiểu là cái thế giới xã hội và vật lý tương tác vớ văn bản để tạo
ra diễn ngôn ( theo cách hiểu của nhà ngôn ngữ học Anh Firth). Như vậy là
cùng một sự kiện nói (bằng chữ hoặc bằng âm) nếu chỉ xét ở mặt từ ngữ trong
nó là phân tích nó như một văn bản (còn gọi là ‘phân tích văn bản’ đối với nó),
còn xét nó trong quan hệ với ngữ cảnh là phân tích nó như diễn ngôn ( hay
‘phân tích diễn ngôn’ đối với nó). Ý tưởng này về sau được nhiều người sử
dụng trong phân tích diễn ngôn, kể cả trong phân tích diễn ngôn phê bình.
Crytal 1992 ghi nhận:
“Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới
dạng nói, viết, hoặc một diễn ngôn bằng kí hiệu, được nhận dạng bằng những
mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng
giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, mốt áp phích”. “Diễn
ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một
câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tình mạch lạc, kiểu như một bài thuyết
giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể”



Định nghĩa này cho thấy văn bản là phần trong sự kiện nói được dùng làm
đối tượng của sự phân tích mặt từ ngữ trong nó, tuy nhiên hai loạt ví dụ được
đưa ra làm cho sự phân biệt trở nên mơ hồ. Từ “sản phẩm” được Crystar sử
dụng làm định nghĩa cho “văn bản”, nhưng tác gải không nêu nó có quan hệ với
“quá trình” một cách hiển ngôn như một số nhà nghiên cứu khác.

3. Đặc trưng của diễn ngôn
Trong việc nêu đặc trưng của các diễn ngôn, Hausenblas cho rằng diễn
ngôn có nhiều đặc trưng chuyên biệt. Nhưng ông chỉ nghiên cứu diễn ngôn theo
cách trừu tượng (in abstracto), không chú ý đến các thuộc tính nào mà diễn
ngôn có được một cách cụ thể (in concrecto). Trên tinh thần đó tác giả nêu 2
hay 3 đặc trưng cơ abn3 sau đây (theo cách nói của chính tác giả).
(i) “..., diễn ngôn trong chỉnh thể của nó, có một ‘ý nghĩa’ xác định (tất
nhiên, đôi khi ý nghĩa đó rất chung hoặc không đủ xác định, thậm chí không
đơn nghĩa)
(ii) “..., cấu trúc của diễn ngôn (có thể nói là mạng mạch - texture, của nó)
được đặc trưng chủ yếu bằng ‘sự tiếp nối’ của việc sử dụng các phương tiện.
(iii) Vì lẽ diễn ngôn có thể được xây dựng không chỉ từ các yếu tố của một
hệ thống ngôn ngữ mả còn có thể tổ hợp với những phương tiện không thuộc
ngôn ngữ, cho nên tính phức hợp của diễn ngôn được khai thác chủ yếu là từ
phong cách. Nói cách khác, mỗi diễn ngôn có thể thuộc về một phong cách nào
đó là do sự phức hợp của các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được sử dụng
trong nó. Đây là lí do của việc bổ sung đặc trưng thứ ba và đặc trưng này không
nằm cùng một phương diện với hai đặc trưng trên nên tác giả đánh dấu nó bằng
các tiếng “hay là”
“Các phương tiện làm thành một diễn ngôn có đặc trưng là được lựa chọn
và sắp xếp theo một cách xác định; cái nguyên tắc của sự lựa chọn và sự sắp


xếp đó, cái phương thức đặc trưng của việc hợp nhất các yếu tố cấu thành để tạo

nên một chỉnh thể đó, được gọi là phong cách”.
Nói gọn lại, với Hausenblas, ở bậc trừu tượng nhất, diễn ngôn được đặc
trưng bằng tính xác định về ý nghĩa, cấu trúc của diễn ngôn (hay mạng mạch)
và đặc thù phong cách (tức là ngôn vực - register - trong hệ thống thuật ngữ của
1 số nhà nghiên cứu khác).
Ngoài các đặc trưng trên thì diễn ngôn còn có những đặc trưng, tính
chất khác.
Cấu trúc mỗi văn bản có thể thống hợp trong nó nhiều diễn ngôn, mỗi
diễn ngôn cũng có thể gồm nhiều phát ngôn. Các phát ngôn này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, được hợp thức hoá, chính thống hoá theo những quy tắc
nhất định. Các quy tắc mã hoá diễn ngôn cùng các điều kiện giải mã diễn ngôn
do cộng đồng quy ước, do chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận thoả thuận với
nhau. Cộng đồng văn hoá – xã hội cụ thể nào đó có thể chấp nhận hoặc không
chấp nhận một phát ngôn thuộc về một kiểu diễn ngôn nhất định, có thể quy
định “những điều không được nói ra” và “những cách để nói” về chúng, có thể
quy định “không chỉ những gì phải được nói ra để được nghe mà cả những gì
phải được nghe để có thể nói”, có thể trao thẩm quyền được nói cho một chủ
thể duy nhất nào đó, lại có thể tạo ra uy quyền cho một số loại phát ngôn nhất
định.
Diễn ngôn có tính chỉnh thể, nó được tổ chức, được cấu trúc theo những
quy tắc, trật tự nhất định.
Diễn ngôn có tính kí hiệu, nó quy ước rằng độc giả cần phải đọc nó theo
cách của một hệ thống mã. Công việc nghiên cứu diễn ngôn đòi hỏi người
nghiên cứu phải đặt diễn ngôn trong quan hệ với vật quy chiếu, với điều kiện
hoạt động của diễn ngôn, với không gian, thời gian tạo ra diễn ngôn; và cần xét
đến cả hệ thống các dòng quy chiếu trong văn bản, giữa các văn bản. Cơ sở của
nhiệm vụ này bắt nguồn từ mối quan hệ có thực giữa người tạo ra phát ngôn với
thế giới được đề cập; giữa ngôn ngữ được sử dụng với vật được nói đến; giữa
điều đang được nói đến với những yếu tố đã được đề cập trước nó trong văn
bản;


giữa

các



hiệu

với

nhau



giữa

các

văn

bản.


Diễn ngôn văn chương có tính quy chiếu. Chính chủ thể phát ngôn đã
làm cho các kí hiệu ngôn ngữ có tính quy chiếu chứ không phải tự thân diễn
ngôn văn chương quy chiếu. Người nói thực hiện thao tác quy chiếu một biểu
thức ngôn ngữ nào đó đến một thực thể xác định, đến các kí hiệu, các mã có
trước. Sự quy chiếu của chủ thể phát ngôn thường được tiến hành trên cở sở đã
có sự giả định trước với người nói về ngữ cảnh, về kinh nghiệm thế giới, về các

quy ước xã hội hoặc các quy ước giao tiếp. “Sự quy chiếu giả định trước sự tồn
tại, cái gì đó phải tồn tại để ngôn ngữ có thể quy chiếu về nó”. Quy chiếu, cả
trong văn chương và ngôn ngữ thông thường, chẳng những hướng đến thế giới
thực tại, mà cả “thế giới có thể có”, “những thế giới do ngôn ngữ sản sinh”. Sự
quy chiếu ở văn học không nhằm tạo ra ảo tưởng về hiện thực – ảo tưởng đối
chất với thực tại, ảo tưởng về sự hiện diện của vật, ngược lại, có thể nói rằng
quy chiếu được tiến hành ở đấy để tạo nghĩa cho phát ngôn, để duy trì sự phát
ngôn, hoặc để hợp lí hoá phát ngôn, và hợp thức hoá một hiệu quả của văn bản.

4. Phân loại diễn ngôn
4.1. Phân loại diễn ngôn trong phong cách học
Trong phong cách học, sự phân loại diễn ngôn va chạm trước hết với vị trí
của tác phẩm văn chương. Nếu lấy các phong cách chức năng làm xuất phát
điểm thì có thể thấy là torng tác phẩm nghệ thuật nói chung có thể gặp mặt tất
cả các phong cách chức năng cụ thể, khiến cho người ta có thể nói đến hiện
tượng “đa phong cách”. Tuy nhiên, xét tính mục đích của các “văn bản”, mẩu
đoạn thoại văn bản thuộc phong cách chức năng có trong tác phẩm nghệ thuật
thì chúng không phải vì các phong cách chứa năng đó, mà lại vẫn vì tính riêng
của của văn chương nghệ thuật, mà trước hết, vì tính hình tượng của ngôn ngữ
nghệ thuật. Cho nên, suy cho cùng, hiện tượng gọi là “đa phong cách” xuất hiện
trong văn bản nghệ thuật ở đây lệ thuộc chặt chẽ vào chức năng riêng của ngôn
ngữ nghệ thuật, và chức năng này có tách “ngôn ngữ nghệ thuật” ra khỏi “ngôn
ngữ phi nghệ thuật”. Vả lại, các hiện tượng ngôn ngữ thuộc các phong cách
chức năng một khi đã nằm trong tay người nghệ sĩ như “vật liệu” để xây dựng
tác phẩm nghệ thuật, thì chúng có thể được “cách điệu” theo ý định của tác giả,
không nhất thiết phải tuân theo các đặc trưng, đặc điễm vốn có của phong cách


chưa năng mà chúng thuộc vào. Việc này góp thêm phần vào việc tách ngôn
ngữ nghệ thuật ra khỏi ngôn ngữ phi nghệ thuật, tức là ngôn ngữ của phong

cách chức năng.
Đường hướng vừa nêu được Morohovski 1984 thực hiện. Trước hết tác giả
phân định phong cách học thành 3 bậc lớn từ trừu tượng đến cụ thể, theo hướng
tam phân: ngôn ngữ, hoạt động của lời nói, lời nói (cách tam phân này được
dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học Xô Viết giữa thế kỉ XX)
- Phong cách học ngôn ngữ với sự phân biệt ngôn ngữ không mang tính
hình tượng nghệ thuật với ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách học hoạt động lời nói gắn với sự phân biệt các lĩnh vực hoạt
động của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
- Phong cách học lời nói thể hiện trong các kiểu văn bản cụ thể và các thể
loại văn bản cụ thể bên trong mỗi kiểu nếu có.
 Bậc phong cách học ngôn ngữ:
Là bậc trừu tượng nhất, tác giả xét các kiểu loại chức năng của ngôn ngữ
av2 định ra 2 kiểu loại lớn:
- Ngôn ngữ phi nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật
Cả ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật đều có thể được diễn
đạt dưới dạng nói miệng hoặc dưới dạng viết, và cách gọi riêng ra là ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết (hai dạng tồn tại của cùng một ngôn ngữ)
 Bậc phong cách học hoạt động lời nói:
Bậc phong cách học của hoạt động lời nói xem xét lời nói cụ thể hoạt động
trong các lĩnh vực ít nhiều có tính chất chuyên môn của đời sống xã hội và trên
cơ sở đó các phong cách chức năng được xác lập. Các phong cách chức năng
của hoạt động lời nói gồm có:
- Chính thức - công vụ


- Khoa học
- Công luận
-Hội thoại văn chương

- Hội thoại đời thường
 Bậc phong cách học lời nói:
Bậc phong cách học lời nói hiện thực hóa từng phong cách chức năng
(phong cách của hoạt động lời nói) bằng những lớp văn bản có đặc trưng xác
định đối với từng bước khái quát từ cao đến thấp. Các đặc trưng này giúp phân
định thành các văn bản trong một phong cách chức năng thành các lớp văn bản
trực tiếp nhỏ hơn theo trình tự sau đây:
- Kiểu văn bản
- Thể loại văn bản (bên torng kiểu văn bản)
- Phong cách của văn bản cụ thể (bên trong thể loại văn bản)
a) Kiểu văn bản:
Kiểu (type) văn bản là lớp văn bản thuộc về cùng một phong cách chức
năng của hoạt động lời nói, nhưng khác biệt nhau bởi các nội dung ý nghĩa sự
việc hay những đặc trưng về quy chiếu. Các kiểu văn bản được xét theo nội
dung sự vật mà văn bản diễn đạt, cho nên kiểu là những lớp lớn có tính chất
chung về nội dung.
b) Thể loại văn bản:
Các kiểu văn bản được thực hiện hóa trong các thể loại (genres, hiểu rộng)
với những đặc trưng vè mặt hình thức, cụ thể là thể loại văn bản được tập hợp
dưới các đặc điểm chung về cách bố cục và các đặc điểm về phong cách.
c) Phong cách của các văn bản riêng lẻ:
Ở các văn bản cụ thể, có thể nói đến phong cách cá nhân; đó là phong cách
của văn bản riêng lẻ. Tuy rằng có những quy tắc ít nhiều chặt chẽ của phong
cách chức năng, của các kiểu văn bản và thể loại văn bản, tính cá thể trong việc


xây dựng một văn bản cụ thể vẫn có thể bộc lộ trong một chừng mực nhất định.
Những đặc điểm cá thể này trong phát ngôn và văn bản là đối tượng của phong
cách học lời nói cá nhân. Mỗi cá nhân trong việc dùng ngôn ngữ thường có
những đặc điểm riêng biệt thuộc những lĩnh vực khác nhau và thường để lại dấu

vết trong văn bản/ diễn ngôn do cá nhân đó tạo ra.

4.2. Những cách phân loại diễn ngôn tiêu biểu thường gặp
 Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia diễn ngôn thành hai loại lớn:
diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.
 Dựa vào các lĩnh vực tri thức có thể chia diễn ngôn ra thành các loại: diễn ngôn
văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn
kinh tế, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn hành chính, diễn ngôn hội
thoại đời thường, diễn ngôn nghệ thuật, diễn ngôn phi nghệ thuật, diễn ngôn pháp lí,
diễn ngôn quân sự…
 Dựa vào nội dung phát ngôn có thể chia diễn ngôn thành các loại: diễn ngôn kì
ảo, diễn ngôn về tính dục, diễn ngôn về con người, diễn ngôn về bệnh điên, diễn
ngôn phù thuật, diễn ngôn hiện thực, diễn ngôn hậu thực dân…
 Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và siêu
diễn ngôn. Khổng Tử sáng lập ra siêu diễn ngôn Nho giáo, Thích ca Mâu ni
(Siddharta Gautama) sáng lập ra siêu diễn ngôn Phật giáo, Freud sáng lập siêu diễn
ngôn phân tâm học, Ann Radcliffe sáng tạo ra diễn ngôn tiểu thuyết kinh dị, Bakhtin
tạo ra diễn ngôn đa thanh phức điệu. Chủ thể của các siêu ngôn không chỉ khai phá
ra một loại diễn ngôn mới, một ngôn ngữ mới mà còn mở ra một con đường mới,
mở ra các bước đi tạo ra các diễn ngôn khác. Các siêu diễn ngôn luôn tạo ra sau nó
vô số các diễn ngôn đồng dạng, đồng chất với nó.
 Dựa vào chủ thể diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn của cá nhân
và diễn ngôn của tập thể, diễn ngôn có nhu cầu có tên “tác giả” và diễn ngôn không
có nhu cầu có “tác giả”, diễn ngôn văn học nữ giới…ngang với những “câu thần
chú của các vị thần”, dĩ nhiên đặt trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các bệnh nhân sẽ trở
thành những kẻ ngốc chẳng biết gì. So với diễn ngôn cá nhân, diễn ngôn tập thể có


tính phi sở hữu, phi cá nhân, có thể tìm thấy kiểu loại diễn ngôn này ở các văn bản
thời trung đại, ở lời của dàn đồng ca trong kịch cổ đại.

 Dựa vào cấu trúc: có thể xác định diễn ngôn độc lập và diễn ngôn phụ thuộc, diễn
ngôn nguồn, diễn ngôn phụ trợ và diễn ngôn bao chứa; diễn ngôn của người kể
chuyện và diễn ngôn của nhân vật; diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn…
 Dựa vào chức năng của ngôn ngữ (D. Nunan) có thể chia diễn ngôn thành hai
loại: diễn ngôn giao dịch và diễn ngôn liên nhân.
 Dựa vào chức năng của văn bản: có thể chia diễn ngôn thành nhiều loại, mỗi loại
diễn ngôn ứng với một kiểu giao tiếp, một kiểu chức năng, ví dụ diễn ngôn chính
chị, diễn ngôn quảng cáo và diễn ngôn của thẩm phán trong phòng xử án có chức
năng khác so với diễn ngôn hội thoại đời thường.

5. Một số ví dụ minh họa
 Diễn ngôn chính trị
“Tuyên ngôn độc lập”– Hồ Chí Minh
 Tác phẩm này được xếp vào loại diễn ngôn chính trị là vì nó mang những đặc
điểm của diễn ngôn chính trị mà người đọc, người nghe dễ dàng nhận biết
được.
 Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các
buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh
giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo
một quan điểm chính trị nhất định.
 Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.
Đặc trưng
 Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ
quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không
che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ


mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu
sai.
 Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận

điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt
chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….
 Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha
thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
Các phương tiện diễn đạt:
 Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị
 Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán
logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ
[Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]
 Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho
lí lẽ, lập luập
 Diễn ngôn báo chí
“Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015,
nhiều vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo
Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.”
( ).
 Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH.
Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/
truyền hình…] & viết [ báo viết ]
 Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự,
tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi
thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
Các phương tiện diễn đạt:


 Về từ vựng: Sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng
đặc trưng.
 Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
 Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn

đạt.
Đặc trưng
 Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian,
nhân vật, sự kiện,…
 Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [bản tin, tin vắn,
quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và
thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
 Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò
mò của người đọc.
Nhận biết :
Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và
ghi rõ nguồn bài viết (ở báo nào? Ngày nào?)
Nhận biết bản tin và phóng sự: có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin
trong văn bản có tính thời sự.
Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự,
tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi
thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
 Diễn ngôn nghệ thuật
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”


(Chiều xuân – Anh Thơ)
 Đây là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có
chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là
ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ
thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
 Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm

mĩ.
Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn
tượng mạnh với người nghe, người đọc.


×