Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Một số giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong văn bản Ngữ văn 8 – THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.89 KB, 24 trang )

PHỤ LỤC

TT
1
2

NỘI DUNG

TRANG

Phụ lục

1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1-5

3

I. Bối cảnh của đề tài

1

4

II. Lý do chọn đề tài.

1-2

5



III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

IV.Mục đích nghiên cứu

7

V. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

8

IV. Điểm mới của đề tài.

9

2
2-3
4
4-5

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

5-19

10

I. Cơ sử lý luận.


11

II. Thực trạng của vấn đề.

12

III. Một số giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn trong các văn bản Ngữ văn 8.

13

IV. Hiệu quả mang lại.

19

14

V. Khả năng ứng dụng và triển khai.

20

15

IV. Ý nghĩa của đề tài.

20

26

5-6


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

I. Kết luận

18

II. Kiến nghị

19

5

7 -19

21-22
21
21-22

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

23


ĐỀ TÀI:
“Một số giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong văn bản

Ngữ văn 8 – THCS”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Bối cảnh của đề tài :
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và phát triển, của nền kinh tế tri thức.
Vì vậy, muốn đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội thì giáo dục cần phải đổi
mới đó là điều tất yếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ,
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục
thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, Học
để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Trong Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thưc, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới dạy học theo chủ
đề tích hợp liên môn, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ( GDĐT)
đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ
bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong
các trường trung học.
II. Lí do chọn đề tài.
Do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải
tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã
2



hội, học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.
Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp liên môn là hình thức liên kết những hình thức giao thoa
giữa môn này với môn khác. Môn Ngữ văn trước hết là một môn thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan
điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác môn Ngữ văn còn là một môn
thuộc nhóm công cụ. Vì vậy, môn Ngữ văn cũng có mối quan hệ khăng khít với
các môn học khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học
tập của các môn khác và những kiến thức của các môn khác cũng góp phần giúp
các em học tốt môn Ngữ văn hơn.
Là một giáo viên ( GV) giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thấy
được tính ưu việt của phương pháp dạy học này. Qua thực tế những tiết dạy học
tích hợp liên môn, các giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh thích thú hơn, kết
quả tiếp thu bài của các em cũng tiến bộ hơn. Khi các em được học các tiết học
tích hợp liên môn, học sinh không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức về văn học mà
các em còn hiểu thêm được nhiều kiến thức về các môn học khác. Để từ đó các
em có thể vận dụng vào giải quyết nhiều tình huống, nhiều hoàn cảnh khác nhau
trong thực tiễn cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên và qua quá trình nghiên cứu và vận dụng trong
giảng dạy ở tại đơn vị, chúng tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm : Một số giải
pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong văn bản Ngữ văn 8 – THCS.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn và các em học
sinh lớp 8.
- Phạm vi để tài này chỉ để cập đến một số phương pháp dạy học tích hợp
liên môn ở một số văn bản môn Ngữ văn 8 - THCS.
IV. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng sống phù
hợp

3


- Giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình
huống của cuộc sống hàng ngày
- Giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
- Tìm ra những phương pháp dạy học hữu hiệu nhất nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
V. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu về các biện pháp tích hợp liên môn trong việc giảng dạy một
số văn bản ở môn Ngữ văn 8.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy tích hợp liên môn của giáo viên qua
việc dự giờ trên lớp.
- Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá
trình dạy học tích hợp liên môn.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học tích hợp liên
môn trong việc giảng dạy các văn bả ở Ngữ văn 8.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra ( học sinh trả lời trắc nghiệm)
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp ( phân tích nguyện nhân, tổng hợp kết
quả).
- Phương pháp so sánh. ( So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề
tài).
- Phương pháp thực hành
VI. Điểm mới của đề tài:
- Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Ngữ văn nói
chung và Ngữ văn 8 nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa

kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
4


- Dạy học tích hợp liên môn không chỉ giúp các em học sinh nắm vững kiến
thức về tác phẩm văn học mà qua đó còn giúp các em vận dụng các kiến thức
của các môn học khác như Lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, Giáo dục công
dân .... để vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận:
Dạy học tích hợp liên môn là hình thức liên kết những hình thức giao thoa
giữa môn này với các môn học khác. Chẳng hạn với môn Ngữ văn thì sẽ tích
hợp với các môn như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sinh học ....
Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương, giáo dục
đạo đức lối sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, Ý thức chấp hành luật
ATGT... để học sinh tiếp thu kiến thức biết vận dụng vào các tình huống thực
tiễn vào cuộc sống và ngược lại từ thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề
liên quan đến môn học.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trong trong quá trình dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực, chủ dộng, sáng tạo của học sinh đồng thời góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp liên môn làm cho người
học nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy
được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực đời sống, khắc phục được tính rời rạc,
tản mạn trong kiến thức.
II. Thực trạng của vấn đề:
Dạy học tích hợp liên môn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng việc vận dụng dạy học tích hợp liên trong
các tiết dạy môn Ngữ văn chưa được các giáo viên quan tâm thực sự và chưa

được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, kiến thức các em tiếp thu được qua các
tiết học chỉ rời rạc, hời hợt, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri
5


thức thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.
Qua khảo sát chất lượng môn Ngữ văn của học sinh ở hai lớp 8C, 8D khi
chưa vận dụng đề tài; kết quả đạt được cụ thể như sau:
Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS


%

Tổng
số
HS

8C

3

9,7

5

16, 1

12

38, 7

11

35, 5

31

8D

1


3, 4

13, 8

10

34,5

14

48, 3

29

Lớp

4

* Những thuần lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài.
- Về thuận lợi:
+ Khi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên sẽ am hiểu về những
kiến thức liên môn.
+ Môi trường “ Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong
dạy học tích hợp liên môn.
+ Sự phát triển của CNTT cũng giúp triển khai tốt dạy học tích hợp liên môn.
+ Học sinh hào hứng và tích cự trong việc học môn Ngữ văn.
- Về khó khăn:
+ Khi dạy các tiết có tích hợp liên môn, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn
những kiến thức thuộc các môn học khác trong chuỗi liên kết liên môn đó.
+ Một số giáo viên còn ngại khó, ngại đổi mới.

+ Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
+ Một số học sinh còn lười học, học đối phó đặc biệt một số em không thích
học môn Ngữ văn điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các
tiết dạy Ngữ văn.
III. Một số giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong văn
bản Ngữ văn 8.
6


Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức lồng ghép
nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy vào từng môn học mà lồng ghép tích hợp
ở các mức độ khác nhau như liên hệ, lồng ghép bộ phận ( như vào kiểm tra bài
cũ, giới thiệu bài mới, phần nội dung bài học, phần tổng kết hay phần luyện tập).
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản : Thông tin về Ngày trái đất năm 2000
GV có thể tích hợp với các môn Âm nhạc, Địa lí, GDCD, , Sinh học, Mĩ thuật
ở các phần giới thiệu vào bài, khi hướng dẫn phân tích nội dung văn bản và tích
hợp ở phần luyện tập.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
1 . Kiến thức :
- Thấy được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói
quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt
chẽ,hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kỹ năng:
* Kỹ năng về chuyên môn.
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc-hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Kỹ năng sống:

- Tích hợp với các môn Sinh học, Hóa học, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật...
3.Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường .
B. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ :
GV : - Tham khảo tài liệu-sgk.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
HS : - Đọc văn bản, tìm hiểu các nguyên nhân, tác hại của việc sử dụng bao
bì ni lông ở gia đình và ở địa phương.
- Các tranh ảnh về những tác hại của bao bì ni lông.
7


C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Khởi động:
Trước khi giới thiệu vào bài, giáo viên bật đĩa nhạc cho học sinh nghe bài
hát: “ Ngôi nhà chung của chúng ta” của nhạc sĩ Hình Phước Liên
Sau khi học sinh nghe xong, giáo viên đặt câu hỏi:
? Em hiểu gì về ý nghĩa của bài hát trên ?
- HS nêu ý nghĩa của bài hát ( Tích hợp với môn Âm nhạc lớp 7)
Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại đang bị ô nhiễm nặng nề. Có rất
nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nhưng nguyên nhân cơ bản nhất
là rác thải. Rác thải bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách
nhiệm xử lí rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan
nhà nước. Rác thải sinh hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự
hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách hiệu quả. Một trong
những việc làm cụ thể và cần thiết hàng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức
không dùng bao bì ni - lông. Tại sao vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và hạn
chế sử dụng bao bì ni lông nói riêng lại là vấn đề quan trọng đối với toàn nhân
loại như vậy ? Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” sẽ giúp chúng

ta giải thích, thuyết minh điều đó.
2. Hoạt động tiếp thu kiến thức.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức.

Gv hướng dẫn và gọi hs đọc văn bản.
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG.
- Rõ ràng, rành mạch, chú ý các thuật 1. Đọc.
ngữ chuyên môn cần phát âm chính 2.Tìm hiểu chung.
a.. Kiểu văn bản : Văn bản nhật dụng
xác.
b.Bố cục : 3 Phần :
? Xác định kiểu loại văn bản?
- P1 : Nguyên nhân ra đời của bản thông
điệp.
? Văn bản trên gồm có mấy phần? Nêu - P2 : Tác hại và giải pháp dùng bao bì
ni lông.
nội dung chính của mỗi phần?
- P3. Lời kêu gọi hành động.
8


? Em có nhận xét gì về bố cục của văn
c. Chú thích từ khó.
- Phân hủy
- Pla-xtíc
- Ca-đi-mi, miễn dịch...
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Nguyên nhân ra đời của bản thông

điệp.
- Ngày 22 .4 hàng năm là ngày Trái đất.
- Năm 2000 là năm đầu tiên VN tham
gia Ngày trái đất với chủ đề : « Một
ngày không sử dụng bao bì ni lông ».
=> Phần mở đầu ngắn gọn, từ ngữ dễ
hiểu.
- Đi từ khái quát => đến thông tin cụ thể.
- Thyết minh bằng các số liệu cụ thể.
2. Tác hại và giải pháp sử dụng bao bì
ni lông.
a. Nguyên nhân :
- Do tính không phân hủy của pla-xtic.
- Do sự thiếu ý thức của con người khi
sử dụng.
b.Tác hại.

bản?
- HS nhận xét- bố cục hợp lí, chặt chẽ.
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu các chú
thích trong sgk.
? Hãy cho biết nguyên nhân ra đời
bản thông điệp: “Thông tin về ngày trái
đất năm 2000” ?
? Em có nhận xét gì về phần mở đầu
của văn bản ?
? Nguyên nhân cơ bản nào đã khiến
bao bì ni lông gây tác hại cho môi
trường ?
- GV : Do bao bì ni lông vừa rẽ, tiện

dụng, đáp ứng được yêu cầu sử dụng
của người tiêu dùng nên mọi người
thường thích sử dụng bao bì ni lông
hàng ngày.

? Theo bản thông điệp, dùng bao ni - Khi lẫn vào đất sẻ làm cản trở quá trình
lông có những tác hại nào?

sinh trưởng của các loại thực vật, cản trở

- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng
vụ cho mỗi nhóm và yêu cầu hs thảo xói mòn ở các vùng đồi núi.
luận – trình bày về các tác hại của bao
bì ni-lông. Qua đây giáo dục kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cho
hs.
? Khi bao bì ni lông lẫn vào đất thì sẽ
có tác hại gì? ? ( Nhóm 1)
GV tích hợp với môn Địa lí : Các vùng
trung du miền núi phía Bắc...
9


? Khi bao bì ni lông vứt xuống cống,
rãnh, vứt xuống biển thì có tác hại - Khi vứt xuống cống sẻ làm tắc đường
gì ? ( Nhóm 2) GV trình chiếu các dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập
lụt, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền

hình ảnh về bao bì ni lông


dịch bệnh.

GV liên hệ những đợt lũ ở Hà Tĩnh
- Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi

năm 2010 và hậu quả của nó
? Khi bao bì ni lông trôi ra biển sẽ có
tác hại gì ? ( Nhóm 3)

chúng nuốt phải.

GV trình chiếu hình ảnh minh họa.

? Sử dụng bao bì ni lông màu để đựng
thực phẩm có tác hại gì ? ( Nhóm 4).

- Bao bì ni lông màu gây tác hại cho não
và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

10


? Khi đốt bao bì ni lông thì sẽ như thế - Khi bị đốt các khí độc thải ra có thể
nào ?

gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra
máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết,
giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn
chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm


? Em có nhận xét gì về cách giải thích sinh cho trẻ sơ sinh.
và cách nêu các dẫn chứng về tác hại
của bao bì ni lông ?

=> giải thích đơn giản, ngắn gọn, chân
thực, khoa học.

? Em có nhận xét gì về việc sử dụng
bao bì ni lông ở gia đình, nhà trường,
địa phương em sinh sống?
GV : Cho hs thảo luận- nhận xét, nêu
suy nghĩ của mình về vấn đề sử dụng
bao bì ni lông ở địa phương mình sinh c. Các giải pháp.
sống)

- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni
lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni

( Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho hs)
? Sau khi phân tích các tác hại của việc
dùng bao bì ni lông, người viết đã đưa

lông bằng cách giặt phơi khô để dùng
lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi

ra những giải pháp nào?

GV trình chiếu các hình ảnh về các giải không cần thiết.
pháp.

? Em có nhận xét gì về các giải pháp - Sử dụng các túi ni lông không phải
mà người viết nêu ra ở trên?
bằng ni lông...
- Đó là những giải pháp hợp lý, có
- Nói những hiểu biết của mình về tác
khả năng thực thi. Tuy nhiên các giải
hại của ni lông cho gia đình, bạn bè, mọi
pháp trên chưa triệt để, chưa giải
người..
quyết tận gốc.
? Theo em, ngoài những giải pháp nêu
11


trên còn có giải pháp nào nữa không ?
? Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta
cần phải làm gì?
( Giáo dục kỹ năng tự nhận thức)
- Cần phải ngừng sản xuất bao bì ni
lông.
GV : Việc bảo vệ môi trường thiên
nhiên là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết hiện nay. Vậy thế nào là bảo vệ
môi trường thiện nhiên, ý nghĩa của nó
ra sao ? Trách nhiệm của chúng ta như
thế nào các em đã biết điều này ở Bài
Bảo vệ môi trường thiên nhiên môn
Giáo dục công dân 7.

* Điều kiện:


? Muốn thực hiện được các giải pháp - Đòi hỏi bản thân mỗi người phải tự
đó cần phải có thêm các điều kiện gì?

giác và có ý thức trong việc sử dụng bao

? Hiện nay, ở nước ta và các nước trên bì ni lông.
thế giới đã xử lý bao bì ni lông theo
những cách nào?
- Chôn lập, đốt, tái chế.
? Hãy nhận xét về các cách xử lý trên ?
+ Chôn lập : Chiếm nhiều diện tích đất
canh tác, ảnh hưởng tới nguồn nước
ngầm.
+ Đốt : Ni lông sẽ thải ra khí Đi -ôxin
gây bệnh nguy hiểm cho con người,
làm thủng tầng ô-zôn .
+ Tái chế dùng lại : gặp nhiều khó
khăn vì giá đắt gấp 20 lần sản xuất
12


bao bì mới.
? Bản thân em đã làm gì sau khi sử
3. Lời kêu gọi hành động.
- Hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất.
- Hãy bảo vệ trái đất.

dụng bao bì ni lông?


? Kết thúc văn bản, tác giả đã đưa ra

- Hãy cùng nhau hành động: “ Một ngày
không dùng bao bì ni lông”.

lời kêu gọi gì?
? Hãy cho biết, tác giả đã sử dụng

* Nghệ thuật:

những biện pháp nghệ thuật gì ở phần - Câu cầu khiến.
cuối của vắn bản ?

- Điệp từ.

- Câu cầu khiến.( Các em sẽ được học
kiểu câu này ở phần Tiếng việt ở các
tiết sau).

=> Biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh
lệnh từ nhiệm vụ chung đến nhiệm vụ
riêng cụ thể.
+ Lời kêu gọi thống thiết, xuất phát từ
trách nhiệm với toàn nhân loại .

? Em có nhận xét gì về lời kêu gọi ?

? Phân tích tính thuyết phục của * Ý nghĩa của lời kêu gọi :
những kiến nghị mà văn bản đã đề
xuất?


- Khuyên bảo, yêu cầu mọi người hạn
chế sử dụng bai bì ni lông.

? Lời kêu gọi đó có ý nghĩa gì ?

- Nhằm giữ gìn sự trong sạch của trái
đất.
=> Giúp mọi người nhận thức về tác

? Văn bản có ý nghĩa như thế nào?
? Em nhận thức được điều gì sau khi

dụng của một hành động nhỏ, có tính
khả thi trong việc bảo vệ môi trường

học xong văn bản này?

Trái Đất
? Học xong văn bản này, em nhận thức
được điều gì ?
? Bản thân em đã làm gì và sẽ làm gì
để bảo vệ môi trường?
13


( Câu hỏi giáo dục kỹ năng tự nhận
thức cho học sinh)

III.TỔNG KẾT.


- GV trình chiếu các hoạt động của 1. Nội dung:
các bạn trẻ góp phần bảo vệ môi trường
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni
hiện nay.
lông.
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Lời kêu gọi con người hãy bảo vệ môi
trường bằng cách không sử dụng bao bì
ni lông.
2. Nghệ thuật:
- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của
văn bản?

gọn mà sáng tỏ về tác hại của tác hại của
bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm
bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác,
thuyết phục.
IV. LUYỆN TẬP:

GV yêu cầu hs suy nghĩ và trình bày.
. GV tích hợp giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng giao tiếp, tự nhận
thức cho học sinh bằng cách đưa ra các tình huống cho Hs thảo luận, đánh giá,
đưa ra quyết định ứng xử của mình).
- Tình huống 1: Trên đường đi học về, em thấy mọi người trong thôn xóm
tổng vệ sinh, thu gom rác thải và đốt bao bì ni lông. Trong tình huống đó em sẽ
làm gì?
- Tình huống 2. Em thấy các bạn trong lớp mình thường vứt bao bì ni lông bừa

bãi ở trong trường.
- HS suy nghĩ , đánh giá nhận xét và và nêu cách xử lý tình huống.
- Cho HS thảo luận cách xử lý tình huống của bạn.
14


- Sau đó, GV nhận xét, đánh giá cách xử lý của học sinh.
4. Củng cố:
- Học ghi nhớ Sgk.
- HS đọc và suy ngẫm nội dung mục ghi nhớ trong SGK.
- Nắm được nguyên nhân, tác hại của bao bì ni lông và các biện pháp khắc
phục.
5. Hướng dẫn tự học.
- Viết đoạn văn ngắn nói về tác hại của ô nhiễm môi trường.
- Sưu tầm những tư liệu, hình ảnh về chủ đề môi trường.
- Bằng những kiến thức đã học được ở tiết học này, em hãy vẽ một bức
tranh về chủ đề “ Bảo vệ môi trường” – Tích hợp môn Mĩ thuật lớp 7).
(GV hướng dẫn học sinh về nhà làm tiết sau nộp bài )
- Phản ánh thực trạng môi trường hiện nay.
- Trong bức tranh đó em thể hiện được mơ ước gì ? Thông điệp của em gữi
gắm qua bức tranh ấy là gì?
- Bố cục hài hòa
- Màu sắc ..
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản : ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Khi dạy văn bản này, ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản, giáo viên
có thể tích hợp với các môn Sinh học, Giáo dục công dân và Mĩ thuật ở các phần
hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản và phần luyện tập.
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản ở mục tác hại của thuốc
lá, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh về Giải phẩu cớ thể người từ
bức tranh.


15


- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về Sinh học bài “ Giải phẩu cơ thể
người” để chỉ ra các bộ phận ( các hệ) có thể chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.
- Học sinh quan sát hình ảnh và chỉ ra các bộ phận chịu ảnh hưởng của khói
thuốc ví dụ hệ hô hấp, hệ tuần hoàn....
Sau khi kết thúc nội dung bài học để củng cố kiến thức cho học sinh và yêu
cầu học sinh vận dụng những hiểu biết của mình để vẽ bức tranh cổ động nhằm
tuyên truyền mọi người : “ Nói không với thuốc lá”
( Tích hợp với môn Mĩ thuật)
Ví dụ 3: Khi dạy văn bản : CÔ BÉ BÁN DIÊM
( An – Đéc – Xen)
Với văn bản này, giáo viên có thể tích hợp với các môn Âm nhạc, Địa lí,
Giáo dục công dân, tích hợp giáo dục Kĩ năng sống ở các tình huống đặt vấn đề,
giới thiệu tác giả, khi tìm hiểu hoàn cảnh của cô bé bán diêm...
Trước khi giới thiệu dẫn dắt vào bài mới, giáo viên mỡ đĩa cho học sinh nghe
bài hát : “ Dấu chấm hỏi” của nhạc sĩ Thế Hiển với lời như sau:
“Cha ơi, cha ở đâu/Mẹ ơi, mẹ ở đâu? Mưa rơi, ôi lạnh quá/Gió buốt từng
cơn/Con nằm bơ vơ/Nằm mơ một mái nhà/ Có mẹ và có cha”.
Sau khi cho học sinh nghe xong bài hát, giáo viên đặt câu hỏi :
- Lời bài hát, gợi cho em biết được điều gì ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời : Bài hát nói về những số phận mồ côi, bất hạnh
của những đứa trẻ bơ vơ không có gia đình, không có tình yêu thương, phải sống
cuộc đời nghèo khổ.
- GV trình chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh về trẻ em lang thang,
cơ nhở, nghèo đói... sau đó dẫn dắt vào bài mới.
16



( Tích hợp với Âm nhạc)
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, giáo viên có thể tích hợp với môn Địa
lí bằng cách cho học sinh tìm hiểu về đất nước Đan Mạch ( Vị trí địa lí, khí hậu)
? Vận dụng kiến thức địa lí, em hãy cho biết đất nước Đan Mạch nằm ở châu
lục nào ? Em biết được gì về đất nước Đan Mạch ?
- Về địa lí:
+ Đan Mạch thuộc khu vực các nước Bắc Âu, có diện tích 43.000 km², một
phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ.
+ Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất cách 173 m so
với mực nước biển.
- Về khí hậu:
Đan Mạch có khí hậu ôn đới, đặc trưng bởi mùa đông ấm áp, với nhiệt độ trung
bình tháng một 1,5 °C và mùa hè mát, với nhiệt độ trung bình tháng 8 17,2 C.
GV cho học sinh quan sát bản đồ và yêu cầu HS xác định ranh giới của nước
Đan Mạch.

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản ở mục hoàn cảnh của cô
bé bán diêm, giáo viên có thể tích hợp với môn GDCD bài “ Lòng yêu thương
con người” bằng cách nêu các câu hỏi.
? Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh của cô bé bán diêm .
- Học sinh nêu nhận xét, đánh giá về hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp của
cô bé.
17


? Theo em, hiện nay còn những trường hợp có hoàn cảnh đáng thương như cô
bé bán diêm nữa không ?
? Nếu chứng kiến hoàn cảnh ấy, em sẽ làm gì ?
- Học sinh – thảo luận trình bày.

( Tích hợp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề)
Ví dụ 4 : Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ
( Hồ Chí Minh)
Khi dạy văn bản này, giáo viên có thể lồng ghép tích hợp với các môn Âm
nhạc, Địa lý, lịch sử và GDCD.
Giáo viên tích hợp với môn Âm nhạc bằng cách trước khi giới thiệu vào bài
cho học sinh nghe bài hát : Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài
Tuệ. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới bằng cách giới thiệu về cuộc đời
hoạt động cách mạng đầy gian khổ nhưng vẻ vang của Bác.
- Khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, giáo viên có thể nêu câu hỏi.
? Bài thơ được Bác viết trong hoàn cảnh nào ?
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2-1942 (Những ngày Bác sống và hoạt động
cách mạng ở trong hang Pác Bó –Cao Bằng đầy gian khổ, thiếu thốn).
Giáo viên tích hợp với môn Địa lí bằng cách cho học sinh tìm hiểu về mãnh đất
cao Bằng bằng câu hỏi:
Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS lên xác định
vị trí của tỉnh Cao Bằng trên bản đồ sau đó nêu câu hỏi:
? Em biết gì về mảnh đất Cao Bằng ?
- Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp
tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc
và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc
Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên
6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên
200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non
trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Vì vậy, nơi đây được
Bác chọn làm căn cứ cách mạng.

18



- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của văn bản, giáo viên có thể lồng
ghép tích hợp với môn Lịch sử khi tìm hiểu về hoàn cảnh thiếu thốn của Bác khi
hoạt động ở Pác Bó thời điểm năm 1942 “ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.
Ví dụ 5:

Khi dạy văn bản: Chiếu dời đô
( Lý Công Uẩn)

Khi dạy văn bản chiếu dời đô, giáo viên có thể lòng ghép vối các môn Địa lý,
Lịch sử
- Tích hợp với môn Địa lý bằng cách hướng dẫn và cho học sinh tìm hiểu về
đặc điểm của hai vùng đất Hoa Lư (Ninh Bình) và thành Thăng Long ( Hà Nội).
- Tích hợp với môn Lịch sử khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn
bản ( Hoàn cảnh nhà vua quyết định dời Đô)

Ví dụ 6: Khi dạy văn bản: Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc
( Chương trình địa phương – phần văn)
- Giáo viên có thể tích hợp với các môn Âm nhạc, Lịch sử và địa lí địa
phương Hà Tĩnh.
Trước khi giới thiệu vào bài mới giáo viên mở đĩa nhạc bài hát: “ Đồng Lộc
10 bông hoa bất tử” cho học sinh nghe để tạo tâm thế và cảm xúc cho học sinh.
Để tích hợp với môn Lịch sử, giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu nói về
ngã ba Đồng Lộc qua đó giúp các em có thể hiểu hơn về sự khốc liệt của cuộc
chiến tranh kháng chiến chống Mĩ thời bấy giờ.
- Để tích hợp với môn địa lí, khi giới thiệu về nghĩa trang Đồng Lộc, giáo
viên có thể nêu câu hỏi.
? Vận dụng kiến thức về địa lí địa phương, em hãy cho biết nghĩa trang Đồng
Lộc nằm ở Huyện nào của Hà Tĩnh ? Em biết được điều gì về khu di tích ngã ba
Đồng Lộc ?
- Học sinh vận dụng kiến thức về môn địa lí địa phương để trình bày về vị trí

địa lí của Ngã ba Đồng Lộc.
19


IV. Hiệu quả mang lại.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên rất hấp dẫn, sinh
động và dễ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Dạy học theo hình thức này, học
sinh dễ tiếp nhận kiến thức, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Dạy học tích hợp liên môn chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng
các kiến thức, kĩ năng học được để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc
sống, học sinh ít phải ghi nhớ kiếm thức một cách máy móc, phiến diện.
Sau khi tiến hành tiết dạy thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp liên môn ở một số văn bản ở môn Ngữ văn 8, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát kết quả của hai lớp 8C và 8D. Tiến hành dạy ở lớp 8D khi chưa vận dụng
phương pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
- Sau khi dạy tiết thực nghiệm ở lớp 8D, kết quả đạt được cụ thể như sau:
Lớp

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu

TS

%


TS

%

TS

%

TS

%

Tổng
số HS

8C

3

10,3

4

13,8

10

34,5

12


41,4

29

8D

10

32, 3

13

41, 9

6

19, 4

2

6, 4

31

V. Khả năng ứng dụng và triển khai:
- Với phương pháp này, giáo viên có thể ứng dụng trong các tiết dạy văn
bản ở môn Ngữ văn 8 – THSC. Ngoài các văn bản ở môn Ngữ văn 8, phương
pháp này còn có thể áp dụng cho các tiết dạy các văn bản ở các lớp 6, 7, 9 và
đặc biệt có thể áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung.

- Phương pháp này đã được chúng tôi triển khai giảng dạy tại đơn vị trong
năm học 2015 – 2016 và sẽ được tiếp tục triển khai và thực hiện ở năm học
2016- 2017.
- Hiện nay, phương pháp dạy học này cũng đang được áp dụng một cách phổ
biến và đang được Bộ GD& ĐT; các sở GD& ĐT triển khai các cuộc thi tiết kế
giáo án dạy học tích hợp liên môn.
20


VI. Ý nghĩa của đề tài.
- Dạy học tích hợp liên môn trong việc giảng dạy các văn bản ở môn Ngữ
văn 8 đã rèn luyện cho các em năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến
thức lý thuyết, năng lực thiết kế, khả năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống và năng lực tự đánh giá
bản thân.
- Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Ngữ văn đã gắn lý thuyết với
thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc tự khám phá, chiếm
lĩnh tác phẩm. Tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy của học sinh trong mỗi
giờ học văn. Mặt khác việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong các tiết
dạy học các văn bản đã làm cho giờ học văn sôi nỗi hơn, lôi cuốn học sinh hơn
vì thế các giờ học văn không còn buồn tẻ, nhàm chán đối với các em nữa.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận.
Qua thực tiễn dạy học của bản thân và thực tế dạy học ở lớp 8, chúng tôi
nhận thấy phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong việc giảng dạy môn
Ngữ văn nói chung và các văn bản Ngữ văn 8 nói riêng có những ưu việt rất lớn
như sau:
- Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học các văn bản ở môn Ngữ văn 8, đã
phát huy được khả năng nhiều mặt của học sinh, kích thích động cơ, hứng thú

học tập của các em.
- Phát huy được tính độc lập, khả năng sáng tạo của học sinh.
- Các em đã tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá tích hợp, tự trình
bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập và dám chịu trách nhiệm.
- Dạy học tích hợp liên môn giúp các em học sinh không phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
21


- Phương pháp này, giúp các em tiếp thu một cách tổng quát, tránh tâm lí
nhàm chán và không gây áp lực cho học sinh.
- Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên
hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận
tức là khi xem xét một vấn đề nào đó trong cuộc sống phải đặt nó vào trong một
hệ quy chiếu từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp
liên môn.
II. Kiến nghị:
Để góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp
liên môn ở môn Ngữ văn chúng tôi kiến nghị.
1. Đối với Nhà trường.
- Cần khuyến khích và tăng cường kiểm tra việc thực hiện dạy học tích hợp
liên môn của giáo viên.
- Phát huy hơn nữa việc sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn trên “ Trường học kết
nối”
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được giao lưu với các giáo viên trên
địa bàn thông qua các tiết dạy chuyên đề hoặc các cuộc hội thảo.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong việc tham gia cuộc
thi liên quan đến chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
2. Đối với giáo viên.

- Giáo viên không những phải trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn trau dồi
kiến thức của các môn học khác.
- Để thực hiện một tiết dạy tích hợp kỹ năng sống thành công trong giờ Ngữ
văn, người giáo viên phải chuẩn bị bài soạn kĩ càng, chu đáo, cần tìm hiểu thêm
những tài liệu, hình ảnh, dẫn chứng thực tế trong cuộc sống.
- Tăng cường dự giờ để học tập cách dạy của các đồng nghiệp trong và ngoài
đơn vị.
22


Trên đây là một số giải pháp để thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn trong giảng dạy các văn bản Ngữ văn 8. Chúng tôi thiết nghĩ, với kiến thức
hạn hẹp của mình, chắc hẵn đề tài này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy, kính mong các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để kinh nghiệm
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

TÊN TÀI LIỆU

1

Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8

2

Sách Bồ dưỡng HSG Ngữ văn THCS, các tài liệu liên quan.


3

Tài liệu Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn NXB GD

4

Sách hướng dẫn dạy học Ngữ văn 8, của NXB Giáo dục.

5

Sách Ngữ văn nâng cao của NXB Giáo dục.

6

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thưc, kĩ năng môn Ngữ văn thcs (tập 2) NXB Giáo dục.

23


24



×