Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.61 KB, 11 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu
b. Phạm vi nghiên cứu.
3. Mục tiêu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở thực tiển
a. Khó khăn
b. Thuận lợi
c. Nguyên nhân
2. Các giải pháp
a. Giải pháp chung.
b. Giải pháp cụ thể
c. Hiệu quả
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Trung học cơ sở:

THCS

2. Phương pháp dạy học:

PPDH



3. Khảo sát chất lượng:

KSCL

4. Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN
5. Học kì II:

HK II

1


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết một thực trạng là học sinh khá, giỏi đầu vào lớp 6 ít
mà học sinh yếu kém lớp 6 chiếm tỉ lệ khá cao trong các môn học nói chung đặc
biệt là môn Ngữ Văn nói riêng. Từ thực trạng đó chúng ta làm thế nào để có thể
giúp cho học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản của môn học, nhất là
đối với học sinh yếu kém. Ở các em có sự nhận thức khác nhau về: khả năng tiếp
thu bài, nhận thức, sức khoẻ.v.v... Vì thế chúng ta cần xem xét những học sinh
này với những đặc điểm vốn có để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em
đạt đến kết quả tốt hơn, tránh những khó khăn mà các em thường mắc phải trong
học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở trong quá trình giảng dạy
Để thực hiện mục tiêu giáo dục và đưa nền giáo dục nước nhà phát triển
toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên
cứu những phương pháp dễ mà học sinh nắm nhanh nhất nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó

khăn với không ít giáo viên nói chung, đối với bản thân tôi nói riêng. Nhưng
ngược lại, nếu giải quyết được những vấn đề này cũng là góp phần xây dựng một
phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là
trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặc khác, nếu quan
tâm hơn đến việc giúp đỡ học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến
lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của
công tác phổ cập giáo dục THCS ở địa phương.
Với những thực tế trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến
khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến các đối tượng học sinh để tiện
trong việc giúp đỡ các em lĩnh hội tri thức .Đây sẽ là nền tảng, là động lực để
thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa
trên con đường học tập của mình.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng nắm bắt và thấu hiểu
được tâm lí học sinh THCS. Đặc biệt là học sinh lớp 6, mới thay đổi môi trường
học tập: về bạn bè, thầy cô, các môn học, cách học…, nên các em còn bỡ ngỡ,
cũng như cách lĩnh hội tri thức còn hạn chế. Cụ thể ở đây là môn Ngữ văn. Vì
thế, ngày từ đầu năm học chúng ta phải tạo cho các em có được một môi trường
học tập thân thiện, gần gũi thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học
tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em học sinh đặc biệt là đối tượng học
sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh
yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm
2


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì vậy, đây là động lực để tôi
luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ

đạo học sinh yếu môn Ngữ văn chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện
pháp khắc phục phù hợp. Đây cũng chính là mục đích và ước mơ của bản thân tôi
trong quá trình giảng dạy
Từ những lí do nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn” để tiếp tục
áp dụng vào thực tế lớp 6A nói riêng và học sinh khối 6 trường THCS nơi công
tác nói chung.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 6 Trường THCS.
- Tâm sinh lí học sinh khối 6.
- Nội dung môn Ngữ văn lớp 6, những bài làm văn của các em.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Các trường THCS trong cụm
- Một số giáo viên trực tiếp dạy học sinh khối 6.
- Phụ huynh có con em học còn yếu.
3. Mục tiêu đề tài.
Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với môi trường học
mới, với chương trình hoàn toàn khác so với Tiểu học và cung cấp phương pháp
học tập một cách chủ động, linh hoạt từ đó học sinh có sự hứng thú, say mê với
môn học Ngữ Văn giúp cho việc nắm kiến thức cơ bản của môn học này một
cách vững vàng hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát chất lượng học sinh cũng như sở thích môn học.
- Nghiên cứu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
- Phương pháp viết văn.
- Lí luận văn học…
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở thực tiễn

1. Khó khăn
3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

- Đa số gia đình các em bố mẹ làm nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn về
kinh tế, cho nên ít quan tâm đến việc học của con em mình, đa số học sinh đều
trông cậy vào giáo viên đứng lớp.
- Một số em nhà ở quá xa trường đường đi lại rất khó khăn nên việc đi lại
cũng hết sức khó khăn.
- Trình độ học sinh đầu vào không đồng đều nhau, sức khỏe cũng khác
nhau.
- Bị hổng kiến thức từ lớp dưới.
Đa số các em ý thức tự học ở nhà rất kém, lười học, không nghiên cứu đọc
tài liệu, sách báo, không làm bài tập, soạn bài ở nhà, không tích cực phát biểu xây
dựng bài, không chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể để tự khám phá và
chiếm lĩnh tri thức.
Các em còn quá nhút nhát trong việc phát biểu xây dựng bài chưa mạnh dạn
đặt câu hỏi cho nhóm để cùng tranh luận cho bản thân, chưa biết tự đánh giá ý
kiến của mình và của người khác …
2.Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phương
pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp
qua từng đối tượng học sinh cá biệt.
- Quan tâm đến học sinh, quan tâm đặc biệt đến các đối tượng yếu kém.
3. Nguyên nhân dẫn đến các em học chưa tốt bộ môn Ngữ văn
- Hoạt động tư duy kém linh hoạt, các em gặp khó khăn khi tiếp nhận thông
tin và phân tích thông tin.

- Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đều trong hoạt
động tư duy. Có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó
không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học Văn của các em chưa tốt. Các em
không thích môn Văn vì học nhiều, đọc nhiều, khó cảm nhận …
- Hoạt động tư duy kém, sử dụng ngôn ngữ còn lúng túng nhiều chỗ lẫn lộn.
- Không hệ thống được lượng kiến thức đã học.
- Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau.
- Giáo viên sử dụng phương pháp chưa phù hợp.
- Hệ thống câu hỏi gợi mở còn ít.

4


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

- Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với
việc học, không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tự tin, thụ động chán nản trong học
tập
II. Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng và kết quả
1. Các biện pháp giải quyết thực trạng
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng
học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo kịp thời.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 6A
TT

Họ và tên HS

Điểm KSCL
đầu năm


Xếp
loại

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Thúy An

7

K

2

Nguyễn Thị Quỳnh Chi

7

K

3

Nguyễn Văn Duẫn

4

Y

Mất kiến thức cơ bản


4

Trần Thị Dung

3,5

Y

Hoàn cảnh khó khăn

5

Nguyễn Anh Dũng

4,5

Y

Hoàn cảnh khó khăn

6

Trần Hậu Đũng

2

Kém

Mất kiến thức cơ bản


7

Nguyễn Minh Đệ

3,5

Y

Mất kiến thức cơ bản

8

Nguyễn Anh Đức

5,5

Tb

Mất kiến thức cơ bản

9

Dương Thị Hạnh

2

Kém

Mất kiến thức cơ bản


10 Nguyễn Thịn Hạnh

2

Kém

Mất kiến thức cơ bản

11

3

Kém

Hoàn cảnh khó khăn

12 Phan Hữu Hoàng

2,5

Kém

Hoàn cảnh khó khăn

13 Nguyễn Sĩ Hùng A

3

Kém


Mất kiến thức cơ bản

14 Nguyễn Sĩ Hùng A

4

Y

Hoàn cảnh khó khăn

15 Dương Trí Hoàng B

3

Kém

Mất kiến thức cơ bản

16 Nguyễn Văn Hưng

2,5

Kém

Mất kiến thức cơ bản

17 Nguyễn Thị Hương

2


Kém

Hoàn cảnh khó khăn

18 Nguyễn Văn Khánh

5

TB

Mất kiến thức cơ bản

19 Dương Thị Cẩm Linh

6

TB

Mất kiến thức cơ bản

20 Lê Văn Lợi

7,5

K

Hoàn cảnh khó khăn

Nguyễn Thị Mỹ Hoa


5


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

21 Nguyễn Thị Luyến

5

TB

Mất kiến thức cơ bản

22 Trần Hà My

4,5

Y

Hoàn cảnh khó khăn

23 Nguyễn Thị Mỹ

5,5

TB

Mất kiến thức cơ bản


24 Nguyễn Thị Thanh Mỹ

5

TB

Mất kiến thức cơ bản

25 Dương Chí Nam

4

Y

Mất kiến thức cơ bản

26 Nguyễn Hữu Núi

3

Kém

Mất kiến thức cơ bản

27 Trần Thị Kim Oanh

3

Kém


Hoàn cảnh khó khăn

28 Trân Thị Phương

1,5

Kém

Hoàn cảnh khó khăn

29 Nguyễn Thị Thanh Phương

3,5

Y

Mất kiến thức cơ bản

30 Trần Đình Quyền

5

TB

Hoàn cảnh khó khăn

31 Dương Công Nhật Sơn

7


K

32 Nguyễn Thị Tâm

1,5

Kém

Hoàn cảnh khó khăn

33 Bùi Trọng Tấn

3,5

Y

Mất kiến thức cơ bản

34 Bùi Văn Thanh

6.5

K

35 Hồ Nguyễn Kim Thành

5

TB


Mất kiến thức cơ bản

30 Đặng Thị Thao

5

TB

Hoàn cảnh khó khăn

31 Nguyễn Sĩ Thắng

7

K

32 Nguyễn Kim Thiện

1,5

Kém

Hoàn cảnh khó khăn

33 Bùi Thị Anh Thơ

3,5

Y


Mất kiến thức cơ bản

34 Phan Thị Trang

6.5

K

35 Nguyễn Thị Vân

5

TB

Mất kiến thức cơ bản

Kết quả trên cho thấy các em học yếu kém rất nhiều. Là giáo viên đứng lớp
trực tiếp dạy môn Ngữ Văn nhiều năm. Tôi tìm ra một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục môn Ngữ Văn như sau:
2. Những biện pháp chung
a. Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần thiết để những biện pháp đạt
hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần
gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học
tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
6


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn


Tôi luôn tạo cho lớp học có một bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng,
không đánh, mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, không để cho học
sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng
mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm
những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
b. Phân loại các đối tượng học sinh
Tôi luôn xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và
riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém,
khả năng tiếp thu bài chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy
phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa
dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm
thông qua đặc trưng này.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
Ví dụ:
Khi học bài Thánh Gióng, đối với học sinh yếu cần cho các em nắm được ý
nghĩa của văn bản: Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc cứu nước tiêu
biểu cho truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của
dân tộc ta.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho
các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí
đích thực của mình trong tập thể.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các
biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ
1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với

hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải,
nặng nề.
c.Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh tạo cho học
sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh
7


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các
em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh
gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các
trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức tự giác học tập và ý thức
vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng
thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do
hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và
quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các
bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia
đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
3. Những biện pháp cụ thể
- Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy
thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động , giảng dạy vấn
đáp, chơi trò chơi văn học, thi đua, trò chơi tiếp sức … phối hợp đang xen nhau
tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn
- Khi phụ đạo, tôi cho các em làm việc nhóm. Đôi lúc tổ chức cho các em
thi tìm nhanh kiến thức
- Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh kém, khuyến khích các

em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặt những câu hỏi dễ, cho những bài tập
vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên
gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều
bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc
phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những
kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỷ.
- Kích thích, động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số
kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức
thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
- Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở,
tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các
em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học cần
có 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời
những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế
hoạch phụ đạo học sinh.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về
học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức .
8


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để
báo cáo tình hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn
đốc, nhắc nhớ giúp các em đạt kết quả tốt hơn.
4. Hiệu quả SKKN
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em học sinh yếu của lớp có sự tiến
bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. Đến cuối HKII
phần lớn các em nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tỉ

lệ yếu kém được cải thiện đáng kế.Tôi xin dẫn chứng cụ thể số liệu xếp loại học
lực môn Ngữ văn cuối học kì II của năm học 2015-2016 như sau:
Số học sinh khá giỏi chiếm 45%.
Số học sinh trung bình chiếm 50%.
Số học sinh yếu chiếm 0,5%.
Đó là kết quả chưa thực sự cao nhưng bản thân tôi tự nhận thấy với việc áp
dụng phương pháp giảng dạy mà tôi đưa ra đã có tác dụng lớn trong học tập môn
Ngữ văn, giúp học sinh củng cố, ôn luyện, mở rộng, liên hệ kiến thức tốt. Thông
qua việc trả lời câu hỏi tích hợp, học sinh có điều kiện rèn kuyện tư duy, rèn
luyện bản thân tốt hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ
đối tượng học sinh yếu, giáo viên cần:
Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà
trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các
em.
Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua
các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em,
giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng
nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui
buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh luôn thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên
dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm
tin để các em an tâm học tập.
Tóm lại, nếu giáo viên tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học
sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học
9



Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều
để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy
và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết
quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em.
2. Kiến nghị
1/ Ban giám hiệu
- Tích cực tham mưu với địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện phục vụ dạy học, phục vụ công tác đổi mới PPDH
- Phải đánh giá đúng năng lực trình độ của từng giáo viên trong trường để
động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên tích cực đổi mới PPDH
2/ Tổ chuyên môn
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng kế hoạch.
- Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt, thảo luận, đúc rút kinh
nghiệm về đổi mới PPDH
- Đánh giá giáo viên đúng năng lực chuyên môn, trình độ đề xuất khen
thưởng kịp thời.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở
trường THCS một ngôi trường còn nhiều khó khăn, xa trung tâm huyện lị, bố mẹ
đều làm nông nên điều kiện học tập của các em học sinh còn thiếu thốn nhiều.
Nhưng bằng sự nỗ lực, thầy và trò nhà trường đang dần dần khắc phục để đưa sự
nghiệp giáo dục đi lên. Rất mong được sự góp ý chân thành của thầy cô chuyên
viên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lí khoa học THCS – Tác giả Đỗ Văn Thông
2. Phương pháp dạy học – Ngô Tự Lập

3. Hướng dẫn kỉ năng sống cho thiếu niên – Đặng Huỳnh Mai
4. Chuẩn kiến thức Ngữ văn lớp 6
5. Những bài văn hay lớp 6
6. Rèn luyện kỉ năng viết văn lớp 6
Hà Tĩnh ngày 10/10/2016

10


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn

11



×