Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.11 KB, 18 trang )

Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vu
việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dung” đối
với quá trình giải quyết vu việc dân sự.
A. MỞ ĐẦU
Sự ra đời của pháp luật cho đến nay là bắt nguồn từ những nhu cầu
thường ngày của con người, đó là tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thần
đơn giản nhất, thiết yếu nhất. Từ đó, pháp luật là công cụ, phương tiện để
phục vụ, bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong xã hội của một nhà nước nói
chung và giai cấp cầm quyền nói riêng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử
sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đựợc nhà nước đảm bảo thực hiện
nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam thực hiện
cải cách nền tư pháp để bắt kịp xu hướng của thế giới, đây cũng là thời điểm
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 được ban hành và đi vào thực tiễn.
Song song với đó là sự xuất hiện của những chế định mới phù hợp với quy
định của Hiến pháp cũng như đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đề ra.
Trong đó, một quy định được xem là bước tiến bộ vượt bậc về vấn đề
bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân. Đó là nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” quy định tại
Khoản 2, Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nhận thấy đây là một vấn đề
mới mẻ, còn nhiều khúc mắc, sinh viên xin lựa chọn chủ đề “Phân tích nội
dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng” đối với quá trình giải quyết vụ việc dân
sự” để làm rõ về vấn đề này.

1


B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm cần làm ro


1. Vu việc dân sự chưa có điều luật để áp dung
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, BLTTDS 2015 thì Tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Theo đó, vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là vụ việc dân sự thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự
đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có
điều luật để áp dụng.
Căn cứ để Tòa án các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là dựa
vào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,
án lệ và lẽ công bằng.
Như vậy, đối với bất kì vụ việc dân sự nào thuộc phạm vi điều chỉnh
của pháp luật dân sự nhưng phát sinh tại thời điểm chưa có điều luật áp dụng,
khi có yêu cầu Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết. Đó là điểm mới nhằm đảm
bảo quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được xét
xử kịp thời, công bằng, công khai của các đương sự theo các nguyên tắc cơ
bản của BLTTDS.
2. Tập quán
Có nhiều quan niệm về tập quán, song dưới góc độ coi nó là một dạn
quy phạm xã hội thì có thể hiểu tập quán là những cách ứng xử hay những
thói quen ứng xử hoặc những quy tắc xử sự chung, được hình thành một cách
tự phát trong cộng đồng dân cư, được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng
sức thuyết phục của chúng, bằng sư luận xã hội và bằng các biện pháp cưỡng
chế phi nhà nước.1
Về góc độ pháp lý, hiện nay, khái niệm tập quán được quy định tại
nhiều luật nội dung khác nhau như Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật
1 Trương đai hoc Kiêm sat Ha Nôi, Giao trinh Lu ât Dân sư Vi êt Nam (t âp 1), tr.31

2



Thương mại 2005, tuy nhiên để phù hợp với phạm vi môn học, sinh viên xin
được nêu ra khái niệm tập quán được quy định tại khoản 1, Điều 5, Bộ luật
dân sự 2015 như sau: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác
định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể,
được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa
nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư
hoặc một lĩnh vực dân sự.”.
3. Tương tự pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang
có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều
chỉnh quan hệ cần xử lý đó, nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh.
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không quy định và không có tập
quán được áp dụng.
4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự
Nguyên tắc của Luật dân sự là những quy tắc chung được pháp luật
quy định có vai trò định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm của Luât dân
sự. Các nguyên tắc của Luật dân sự được quy định cụ thể tại điều 3, BLDS
2015 và thể hiện ở hầu hết các điều khoản của Luật dân sự, phản ánh đặc
trưng cơ bản của Luật dân sự. Các nguyên tắc của Luật dân sự có ý nghĩa
quan trọng trong việc áp dụng đúng đắn Luật dân sự, ngoài ra chúng còn là cơ
sở để áp dụng pháp luật trong những trường hợp các quan hệ xã hội chưa có
sự điều chỉnh bằng pháp luật.
5. Án lệ
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân
tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử2.
2 Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngay 28/10/2015, Hội đồng thẩm phan Tòa an nhân dân tối cao


3


6. Lẽ công bằng
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong
xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó3.

II. Phân tích nội dung nguyên tắc “Giải quyết vu việc dân sự
trong trường hợp chưa có điều luật để áp dung” đối với quá
trình giải quyết vu việc dân sự
Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết
các vụ, việc dân sự, những tranh chấp pháp sinh nhưng chưa có điều luật để
áp dụng thì BLTTDS năm 2015 đã cho phép Tòa án áp dụng tập quán hoặc áp
dụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết; từ đó sẽ giải quyết được triệt để các
tranh chấp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. 4 Điều đó
được cụ thể hóa trong khoản 2, Điều 4: “Tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Điều này cho
thấy, pháp luật Tố tụng dân sự đang dần hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu
quan trọng là đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công
lý một cách kịp thời, công bằng và không hạn chế.
Trước hết, cần khẳng định rằng: đây là quy định phù hợp với thực tiễn
xây dựng và hoàn thiện pháp luật nước ta. Pháp luật được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội có sẵn trong tự nhiên, các quan hệ xã hội này luôn
phát triển đa dạng, phong phú và ngày càng phức tạp, do vậy các nhà làm luật
không thể dự liệu được các quan hệ phát sinh để có thể điều chỉnh bằng chế
định pháp luật. Điều này dẫn đến các lỗ hổng pháp luật và một số đối tượng
nhận thấy điều đó sẽ trục lợi bất chính hoặc dùng thủ đoạn bất chính lách luật
nhằm qua mặt cơ quan chức năng, lừa dối người lương thiện. Trước đây, các

cơ quan xét xử gặp không ít khó khăn vì không có cơ sở để giải quyết, mặc dù
3 Trích Khoản 3 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sư 2015
4 Nguyễn Long, Nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, Bao
điên tư Kiêm sat online, 18/08/2016.

4


có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân
và tập thể, vi phạm trực tiếp đến phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Thực tiễn đã chứng minh có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, ví
dụ: quan hệ hụi, họ ở Việt Nam đã tồn tại rất lâu nhưng đến năm 2005 Bộ luật
Dân sự mới quy định về hụi, họ, biêu, phường mặc dù các vụ việc dân sự liên
quan đến hụi, họ xảy ra trước thời điểm này rất nhiều nhưng Tòa án không có
cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết. Hoặc quan hệ hôn nhân cùng giới tính,
trước đây, pháp luật nước ta từng cấm quan hệ hôn nhân này, nhưng thực tế
cho thấy đây là sự thật khách quan không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước
trên thế giới đã và đang tồn tại và thậm chí rất nhiều nước tiến bộ đang dần
công nhận quan hệ hôn nhân này. Ở Việt Nam, dù pháp luật hiện hành không
công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới nhưng thực tiễn những người cùng
giới vẫn kết hôn theo cách truyền thống, chung sống với nhau như vợ chồng,
cùng tạo lập tài sản và có con chung. Do vậy, khi có phát sinh tranh chấp về
những vấn đề mới này, quy định “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng” đòi hỏi Tòa án phải vận dụng tập quán, tương
tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải
quyết, chứ không được từ chối thụ lý như trước đây.
Điều luật này có thể gây ra nhiều hiểu nhầm rằng nó trái với nguyên tắc
chung của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định tại Điều 3, BLTTDS
2015: “Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này”. Hơn nữa, nguyên tắc
hàng đầu của thẩm phán khi xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và
các thẩm phán đều được đào tạo để xét xử theo phương thức cơ bản là áp
dụng luật pháp hiện hành để ra các phán quyết cho các vụ án.
Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là hiểu nhầm, bởi một khi quy định này đã
được đưa vào thành một chế định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự, tức là
nó đã trở thành luật. Nghĩa là, khi áp dụng quy định này để giải quyết vụ việc
5


dân sự, mặc dù về hình thức đang sử dụng tập quán hay lẽ công bằng làm cho
người ta có cảm giác như không dựa vào pháp luật, không tuân theo pháp luật
như mô tả ở các nguyên tắc nêu ra ở trên, nhưng về bản chất, xét tận cùng vấn
đề thì Tòa án, cũng như Thẩm phán đang thực hiện theo quy định của pháp
luật, tức thực hiện theo Mục 3, chương III, BLTTDS.
Ở một góc độ khác, quy định này góp phần tăng thêm tính dân chủ, bảo
vệ quyền lợi của nhân dân và đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Theo đó, đây là
quy định tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu nhà nước phải phục vụ nhân dân, đáp
ứng được quyền của người dân, không phải do không có điều luật quy định
mà Tòa án lại từ chối giải quyết các vụ việc của người dân. Nhân dân không
thể hiểu hết luật pháp, chỉ khi có việc không thể giải quyết được thì họ mới
cần đến sự hỗ trợ pháp lý của Tòa án, nếu không thêm quy định này thì Tòa
án không thực hiện được trọn vẹn vai trò của mình.
Thứ nhất, về mặt lý luận. Điều luật này đảm bảo phù hợp với các nội
dung về quyền con người quy định trong các công ước, cam kết quốc tế, trong
Hiến pháp cũng như các bộ luật khác. Nghĩa là, việc được yêu cầu và giải
quyết yêu cầu, được khởi kiện và giải quyết khởi kiện phải luôn song hành,
đảm bảo công bằng được thực thi triệt để và rộng rãi. Hơn nữa, điều luật này
còn góp phần bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về chức năng,
nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”5 . Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cho nên với những tranh chấp dân sự mà luật
không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác thì Tòa phải giải quyết. Trong khi công dân chấp hành pháp luật
để thực hiện các giao kết, xác lập các quan hệ xã hội được luật cho phép
nhưng khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn lại không được hỗ trợ từ phía Nhà
nước về giải quyết hậu quả. Mà tinh thần chung của pháp luật Việt Nam là
5 Khoản 1, Điều 102 Hiến phap 2013

6


bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm phạm, không
thể duy trì tình trạng bất hợp lý là khi công dân có quyền, lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm nhưng không được bảo vệ. Điều đó không đúng với tinh thần của
pháp luật, không đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Thứ hai, về mặt thực tiễn. Trải qua 10 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó việc liệt kê những vụ việc
Tòa án thụ lý giải quyết dẫn đến nhiều lĩnh vực không được đề cập và hệ quả
là rất nhiều vụ việc người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết dân sự
nhưng bị Tòa án từ chối vì lí do chưa có điều luật áp dụng. Xét về mặt pháp
lý, thì việc từ chối giải quyết trên của các Tòa án là hợp pháp, bởi lẽ Bộ luật
tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không có quy định về việc
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án trong trường hợp không có điều
luật áp dụng. Bên cạnh đó, những bất cập, hạn chế của Bộ luật dân sự 2005
cũng như việc áp dụng tập quán, án lệ… vẫn chưa được quy định cụ thể cũng
là những nguyên do dẫn đến việc từ chối giải quyết vụ án vì lí do không có
điều luật áp dụng. Ví dụ như việc kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, hay sổ hộ khẩu, theo quy định của pháp luật thời điểm Bộ luật Dân sự

2005 có hiệu lực thì giấy tờ nói trên không phải là tài sản. Chính những bất
cập trong thực tiễn kể trên đã ngăn cản người dân tiếp cận với công bằng thỏa
đáng. Đây cũng là cơ sở dẫn đến đổi mới trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

III. “Giải quyết vu việc dân sự trong trường hợp chưa có điều
luật để áp dung” theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự 2015
như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc
dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Vậy khi có yêu cầu, Tòa án phải xử
lý như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật? Về vấn đề này, BLTTDS
2015 cũng đã có quy định khá cụ thể tại Điều 43 đến 45.

7


1. Áp dung tập quán
Theo quy định tại khoản 1, Điều 45, BLTTDS 2015: “Việc áp dụng tập
quán được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không
được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3
của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện
dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm
đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập
quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc
dân sự.”
Ví dụ: vụ việc bà C.T.M.L khởi kiện ông L.V.T yêu cầu trả lại quyền

khai thác điểm đánh bắt hải sản xa bờ. Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã
xác định trong Quyết định giám đốc thẩm số 93/GDDT-DS ngày 27/5/2002
rằng đây là một yêu cầu về quyền tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án và nhận xét: đối với vùng biển xa bờ, pháp luật chưa quy định về quyền ưu
tiên khai thác nên quyền ưu tiên phải được xác định theo tập quán. Theo xác
minh ở chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn là Ban Hải sản địa
phương thì tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt;
địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì có quyền khai thác. Việc
ông T sử dụng điểm đánh bắt hải sản hiện tranh chấp là phù hợp với tập quán,
không trái pháp luật, không vi phạm quyền lợi hợp pháp của bà L.
2. Áp dung tương tự pháp luật
“Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:
8


Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và
không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân
sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất
pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện
hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định
quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.”6
Áp dụng tương tự pháp luật trong dân sự là một biện pháp khắc phục
những hạn chế và tình trạng chưa thật đầy đủ của những quy định pháp luật
điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Việc áp dụng này nhằm giải quyết kịp thời các vụ
việc dân sự đã phát sinh nhưng chưa có quy phạm pháp luật để áp dụng một
cách trực tiếp. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật dân
sự phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau:

Một là, những vụ việc pháp lý cần giải quyết phải là vụ việc có liên
quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luật dân sự. Hay nói cách khác, những tranh chấp đang cần được giải
quyết phải thuộc quan hệ pháp luật dân sự.
Hai là, tại thời điểm giải quyết vụ việc, trong hệ thống pháp luật chưa
có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, nhưng có quy
phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự và chủ thể có
thẩm quyền phải xác định được cụ thể quy phạm pháp luật tương tự đó. Đồng
thời vụ việc cần được giải quyết phải đúng trong phạm vi thẩm quyền của chủ
thể giải quyết.
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự nhằm giải quyết kịp thời
các vụ việc dân sự, đặc biệt là các vụ tranh chấp dân sự phát sinh giữa các chủ
6 Khoản 2, Điều 45, BLTTDS 2015

9


thể trong xã hội nhằm để giữ gìn và củng cố mối đoàn kết trong nhân dân, bảo
vệ sự ổn định trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự
nói riêng. Biện pháp áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự được thực
hiện sẽ mang lại những hiệu quả và ý nghĩa xã hội, ý nghĩa pháp lý rất quan
trọng trong việc bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ dân sự chính đáng của
các chủ thể luôn được thực hiện có hiệu quả nhất. Một hiệu quả có ý nghĩa
quan trọng do việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự mang lại là
chính hoạt động áp dụng đó đã cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng để các nhà
làm luật có căn cứ sửa đổi, bổ sung và ban hành pháp luật có nội dung ngày
một hoàn thiện hơn nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân
thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có hiệu quả cao hơn.
Ví dụ về áp dụng tương tự pháp luật: Dùng quan hệ vay để xử lý cho
quan hệ hụi họ (chơi phường) hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh

các quan hệ về đổi công.
3. Áp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ
công bằng
“Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ
công bằng được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ
công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán,
tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật
dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được
quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự
khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.

10


Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong
xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.”7
Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật
dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân, tại Điều 3, BLDS 2015 quy định 05 nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc tự do tự nguyện cam
kết thỏa thuận; Nguyên tắc thiện chí, trung thực; Nguyên tắc tôn trọng lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
và Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Việc quán triệt các nguyên tắc này
đảm bảo tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân đều được pháp luật tôn
trọng, bảo vệ, đảm bảo thực hiện và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của

luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Án lệ được xác lập nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật
trong trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra và khi có những vụ việc dân sự mà vấn
đề pháp lý cần được giải quyết chưa được pháp luật quy định. Tuy nhiên, án
lệ có giới hạn nhất định và đến hiện tại mới chỉ có 18 bản án, quyết định được
lựa chọn gồm: 8 bản án dân sự; 5 bản án hình sự; 4 bản án thương mại và 1
bản án hành chính để phát triển thành án lệ theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp
dụng án lệ: án lệ được coi là chính thống và được áp dụng. Vì vậy việc áp
dụng án lệ để giải quyết vụ án chưa có điều luật áp dụng còn có những giới
hạn nhất định. Tuy nhiên, thực tế đã có những án lệ được đưa ra vận dụng
trong thực tiễn xét xử. Ví dụ: Bản án số: 170/2017/DSST, ngày: 11-7-2017 về
vụ việc “Tranh chấp đòi lại tài sản” của Tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh
An Giang áp dụng án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
7 Khoản 3, Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sư 2015

11


nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo
Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao.
Xét xử theo lẽ công bằng là một công việc khó khăn và phức tạp của
tòa án nói chung và các thẩm phán nói riêng. Một là, nguyên tắc hàng đầu của
thẩm phán khi xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và các thẩm phán
đều được đào tạo để xét xử theo phương thức cơ bản là áp dụng luật pháp
hiện hành để ra các phán quyết cho các vụ án. Hai là, khi không có cơ sở luật
định, thẩm phán bắt buộc phải dựa vào nhận thức và lương tâm của mình về

lẽ công bằng. Điều này đòi hỏi thẩm phán cần phải có đạo đức, có lẽ công
bằng ngự trị trong nhận thức và lương tâm, ban hành những bản án, quyết
định không mang tính chất tùy tiện và thiên vị.

IV. Ý nghĩa
Thứ nhất, cần phải hiểu pháp luật được ra đời từ thực tiễn, do con
người tạo ra và được tổng kết từ thực tiễn. Tuy nhiên, pháp luật cũng không
thể dự liệu hết tất cả các trường hợp xảy ra trong cuộc sống. Việc tuân thủ
pháp luật là cần thiết, nhưng với những trường hợp chưa có điều luật điều
chỉnh, thì cũng cần linh hoạt trong việc xét xử.
Thứ hai, đây là quy định về việc tòa án không từ chối trong trường hợp
không có điều luật, chứ không phải là không có pháp luật. Việc xét xử vẫn
phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán pháp hay
quy định tương tự của pháp luật, chứ không phải xét xử một cách tùy tiện.
Thứ ba, quy định này góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công dân. Đây là căn cứ để Tòa án nhận đơn, thụ lý vụ việc,
tiến hành giải quyết những tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà
pháp luật chưa thể dự liệu.
Thứ tư, quy định này góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội. Thông
thường khi các bên tranh chấp không thể thỏa thuận với nhau, họ mới tìm đến
12


Tòa án như một phương án giải quyết cuối cùng. Tuy nhiên Tòa án lại từ chối
việc giải quyết do không có điều luật điều chỉnh, khiến các bên phải tự giải
quyết với nhau. Điều này không tránh khỏi những hệ lụy như “cá lớn nuốt cá
bé”, tùy tiện xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các bên, cũng
như của bên thứ ba và đồng thời xâm hại đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
Thứ năm, quy định này góp phần mở đường cho việc hình thành án lệ,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét xử, từ đó hình thành nên những

quy định pháp luật mới, rút ngắn khoảng cách giữa sự hạn chế của quy định
pháp luật và sự đa dạng, phong phú của các quan hệ xã hội.

V. Một số điểm hạn chế, bất cập và kiến nghị giải quyết
Mặc dù đây là một chế định tiến bộ của BLTTDS 2015, cũng là thành
công bước đầu trong nền cải cách tư pháp, nhưng quy định này chưa được
kiểm chứng hiệu quả trên thực tế nên ắt hẳn còn nhiều điểm chưa thỏa đáng
mà sinh viên xin được nêu ra như sau:
Thứ nhất, quy định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự với lý do chưa có điều luật áp dụng sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy
tiện của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng. Bởi không có sự điều chỉnh
của pháp luật cụ thể nên việc giải quyết một yêu cầu nào đó phụ thuộc nhiều
vào mức độ công tâm của người thẩm phán, người thẩm phán không những
phải tinh thông pháp luật mà còn phải có kiến thức rộng rãi am hiểu về tập
quán địa phương, vận dụng linh hoạt các nguyên tắc của Luật dân sự, cũng
như có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, lẽ công bằng ngự trị trong nhận thức.
Để làm được điều đó, chính các thẩm phán cần trau dồi tri thức, tu dưỡng đạo
đức bản thân, ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng.
Thứ hai, khi đã có quy định này thì số vụ việc người dân gửi đến Tòa
án sẽ tăng đột biến bao gồm cả những sự việc nhỏ nhặt có thể giải quyết ở địa
phương và điều đó dẫn đến việc Tòa án sẽ bị “quá tải”, hệ quả là dẫn đến bỏ
xót yêu cầu hoặc giải quyết qua loa không thỏa đáng. Việc này vô hình trung
13


đã làm mất thời gian, tiền bạc của người dân, Tòa án phải bố trí thêm cán bộ,
kinh phí và cơ sở vật chất để giải quyết, xã hội sẽ thiếu ổn định hơn. Để giải
quyết trường hợp này, luật cần quy định chặt chẽ quyền khởi kiện phải đi đôi
với nghĩa vụ chứng minh, nhất là phải cung cấp đầy đủ chứng cứ và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình thì tòa án mới xem xét thụ

lý. Đồng thời, luật cần xây dựng chế tài kèm theo buộc đương sự phải chịu án
phí trong trường hợp tòa bác đơn kiện.
Thứ ba, mỗi thẩm phán có một cách hiểu khác nhau, cách vận dụng
khác nhau dẫn đến cách xét xử khác nhau, kết cục người thắng kiện thì phấn
khởi, người thua kiện thì không chịu, từ đó dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài.
Nên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ tư tưởng lẫn cách giải quyết giữa
những cơ quan với nhau và những người có chức năng xét xử với nhau
Thứ tư, giao cho thẩm phán để có quyền vận dụng lẽ phải, tức là đã ủy
quyền cho thẩm phán làm luật, xác định lẽ công bằng để giải quyết vụ án,
trong khi hiện nay Luật là thể hiện ý chí của nhân dân thông qua các vị đại
biểu Quốc hội, chỉ Quốc hội mới có thể làm luật. Trường hợp này có thể dùng
nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giải quyết.

C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, với ý nghĩa và
giá trị đã được thừa nhận của tập quán, tương tự pháp luật, án lệ theo kinh
nghiệm quốc tế thì việc cho phép áp dụng chúng là phương thức hiệu quả để
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp
dân sự, thương mại, đặc biệt là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, bảo
đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định,
minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án.
Mặc dù còn tồn tại một vài hạn chế chưa khắc phục được ngay lập tức
nhưng rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tính hợp lý của quy định này, cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Thực tế cũng đã chứng minh những bước chuyển
14


biến tích cực trong việc áp dụng quy định này, từ việc áp dụng tập quán đến
áp dụng án lệ, lẽ công bằng. Và thực tiễn này cũng là cơ sở để chúng ta tin
vào một hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn, công bằng rộng rãi và

triệt để hơn, luôn luôn sẵn sàng trong việc đưa người dân tiếp cận công lý.

15


Danh muc tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1),
Nxb Chính trị Quốc gia, 2016.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng Luật Tố tụng dân sự,
2017.
3. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013.
4. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Nxb Lao Động, 2016.
5. Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Lao Động, 2016.
6. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
7. Nguyễn Long, Nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng, Báo điện tử Kiểm sát online, 18/08/2016.
8. Website

/>

Thuật ngữ viết tắt trong bài
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự
BLDS: Bộ luật Dân sự

16


Muc Luc


17



×