Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ INTERNET và viễn thông tại Công ty cổ phần viễn thông FPT Telecom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.17 KB, 26 trang )

DANH DÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
ĐỀ TÀI: Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ INTERNET và viễn thông tại Công ty Cổ
phần viễn thông FPT Telecom

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, nó tác động trực tiếp đến hoạt
động ra quyết định của con người. Thông tin cung cấp kịp thời, chính xác sẽ giúp cho
người nhận có những quyết định đúng đắn và hiệu quả. Hiện nay, xã hội ngày càng
phát triển, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, sự bùng nổ của
công nghệ thông tin kéo theo nhu cầu trong việc trao đổi thông tin ngày càng mạnh
mẽ. Nhu cầu của con người về các sản phẩm dịch vụ cung cấp thông tin đòi hỏi sự
nhanh nhạy, chính xác và hiệu quả cao ngày càng cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Nó đã dần
trở thành một nhu cầu cần thiết và rất quan trọng của con người. Nắm bắt được thị
trường và hiểu được nhu cầu rất thực tế của con người, các tổ chức cung ứng dịch vụ
đã ra đời. Sự xuất hiện của tổ chức cung ứng dịch vụ đã đáp ứng được những mong
mỏi thông tin của tất cả mọi người. Tạo ra sự chuyên nghiệp trong quá trình thu thập
và cung cấp thông tin.
Ngày càng nhiều tổ chức cung ứng thông tin thị trường và thương mại ra đời. Do
đó, sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ừng thông tin ngày càng mạnh mẽ, để tồn tại
và phát triển trên thị trường đòi hỏi các tổ chức phải có những kế hoạch phù hợp dể
cung cấp được các dịch vụ tốt cho khách hàng sử dụng, đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ.
Nắm bắt được việc cần thiết trong khâu lập kế hoạch cung ứng dịch vụ thông tin và
thị trường thương mại. Nhóm 2 thực hiện xây dựng đề tài: “ Lập kế hoạch cung ứng
dịch vụ INTERNET và viễn thông tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT Telecom”.
Để phần nào mô tả rõ hơn về kế hoạch thực hiện cung cấp dịch vụ INTERNET tại
công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam FPT Telecom.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT



1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.
Cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại.

Cung ứng dịch vụ thông tin thị trường và thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại)
có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại theo thỏa thuận.
1.2.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại.
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại là quá trình xác định
các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mỗi liên hệ giữa
các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi
trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức cung ứng
dịch vụ thông tin thị trường & thương mại.

 Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các
nguồn lực để đạt mục tiêu.

 Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối
quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu.

 Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là, phân chia tổ chức ra thành các bộ
phận; và hai là, xác lập các mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại bao gồm

2 nội dung chính:
+ Tổ chức cơ cấu là việc thiết kế một cấu trúc tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin
thị trường & thương mại vận hành hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổ
chức bao gồm việc thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý và xác định nhiệm vụ mỗi bộ
phận trong cơ cấu tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại.
+ Tổ chức quá trình cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại là việc
thiết kế quá trình quản lý bao gồm việc xác định mối quan hệ quyền hạn, trách
nhiệm giữa các bộ phận và xây dựng nội quy, quy chế hợp tác nội bộ và giữa các
bộ phận của tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại.
Nhiệm vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường & thương mại được
hình thành chủ yếu xuất phát từ các chức năng của nó và nhằm thực hiện chức
năng là tổ chức cung cấp các thông tin thị trường và thương mại cho các cơ quan
quản lý vĩ mô và vi mô cũng như tryền tin ra công chúng.


2. Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ thông tin và thị trường thương mại.
2.1.
Dự báo nhu cầu thông tin thị trường và thương mại.
2.1.1. Thu thập thông tin thị trường

Thu thập thông tin thị trường và thương mại là cung cấp thông tin nhằm giảm thiểu
rủi ro, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong qua trình
hoạch định chiến lược, tổ chức và thực hiện hoạt động Marketing.
Thu thập thông tin thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc dự báo nhu cầu
thông tin thị trường và thương mại. Nó giúp cho tổ chức xác định rõ được nhu cầu
thị trường, từ đó xác định đối tượng và đưa ra kế hoạch cung cấp dịch vụ một cách
hiệu quả. Đồng thời, giúp dự báo trước được cơ hội thị trường cung ứng dịch vụ.
2.1.2. Đưa ra dự báo cho nhu cầu
Từ việc thu thập thông tin sẽ đưa ra các dự báo cho nhu cầu, là bước quan trong
trước khi thiết lập xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ.

Dự báo thị trường thông tin thị trường và thương mại là một chức năng của nghiên
cứu thông tin thị trường và thương mại, trên cơ sở những dữ liệu thực tại, người ta
có thể dự kiến nhu cầu thị trường tương lai về một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào
đó, hoặc nghiên cứu về khách hàng với: phân loại, đặc tính, mong muốn…. Thường
các dự báo này đưa ra quy mô của thị trường tương lai, tiềm năng của thị trường
(market potentiality), mức tiêu thụ dự kiến của của các doanh nghiệp hoặc số lượng
khách hàng : khách hàng chủ yếu, khách hàng thứ yếu, khách hàng tiềm năng .
Theo đó tiềm năng của thị trường là giới hạn tiệm cận nhu cầu thị trường, cùng với
các hoạt động thương mại trong một môi trường nhất định.
- Vai trò của dự báo thị trường thông tin thị trường và thương mại
+ Đối với các doanh nghiệp nếu công tác dự báo thông tin được thực hiện một
cách nghiêm túc, đạt chất lượng cao còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
+ Dự báo thông tin thị trường và thương mại giúp doanh nghiệp có được lợi thế
cạnh tranh.
+ Công tác dự báo thông tin thị trường và thương mại là một bộ phận không thể
thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp
2.2.
Xác định mục tiêu cung ứng dịch vụ thông tin thị trường và thương mại.
Xác định mục tiêu cung ứng dịch vụ thông tin thị trường và thương mại là
hoạt động mà ở đó tổ chức tả lời các câu hỏi như: cung ứng cho ai? Cung ứng
về cái gì? Cung ứng như thế nào?...
Xác định mục tiêu là việc đi xác định :
- Khách hàng cung ứng: việc xác định khách hàng mục tiêu là việc mà nhà
cung ứng dịch vụ xác định đối thượng cung ứng là ai. Xem xét các nhu cầu
để cung ứng các dịch vụ thông tin thị trường và thương mại. Xác định xem
khách hàng của họ muốn gì?nhu cầu là gì? Sở thích hay thói quen?....làm


-


-

-

được những điều đó tổ chức cung ứng sẽ đáp ứng được các yêu cầu của
khách hàng để cung cấp thông tin chính xác, hiệu quả.
Thị trường: là việc mà tổ chức cung ứng xác định xem xây dựng kế hoạch
cung ứng như thế nào để phù hợp với thị trường. Tổ chức cung ứng phải
cung cấp các dịch vụ tốt nhất để có thể nắm bắt thị trường cũng như cạnh
tranh với các đối thủ khác.
Chiến lược kinh doanh: Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục
đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử
dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để
đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định . Xác định chiến
lược kinh doanh giúp cho tổ chức cung ứng dịch vụ xác định được phương
hướng hoạt động, các dịch vụ thông tin muốn cung cấp ra thị trường, các
khách hàng tiềm năng cũng như mục đích muốn đạt được là doanh thu.
Lợi nhuận: là nguồn thu mà bất cứ tổ chức cung ứng dịch vụ nào cũng
hướng đến. Việc xác định mục tiêu lợi nhuận sẽ xây dựng các kế hoạch để
có thể mang lại càng nhiều lợi nhuận càng tôt, đánh giá được việc cung
ứng có hiệu quả hay không.

Việc xác định mục tiêu có vai trò rất quan trọng cung ứng dịch vụ thông tin thị
trường và thương mại. Mục tiêu chỉ ra hướng chủ đạo mà tổ chức muốn cung
ứng. Nó là kim chỉ nam hướng dẫn lựa chọn. Hoạch định các mục tiêu giúp tổ
tăng khả năng thích ứng được với các điều kiện môi trường hiện tại cũng như
tương lai. Nó xác định xem tổ chức muốn cung ứng dịch vụ thông tin thị
trường và thương mại cho các nhóm đối tượng khách hàng. Từ đó, xác định
nhiệm vụ chiến lược giúp các tổ chức xác định rõ phạm vi các hoạt động của

mình về sản phẩm và thị trường, thông tin muốn cung cấp là gì? Cung cấp như
thế nào?....
Việc xác định mục tiêuchiến lược có một ý nghĩa rất quan trọng đối với
việc lựa chọn chiến lược của các tổ chức, nó là cơ sở đầu tiên của việc xây
dựng kế hoạch cung ứng. Tất cả các quyết định chiến lược bắt nguồn từ mục
tiêu được công bố này. Việc đề ra các mục tiêu họp lý giúp các tổ chức định
hướng đúng đắn việc phân tích các điều kiện môi trường. Mục tiêu rất cần
thiết cho sự thành công của các tổ chức vì nó chỉ ra chiều hướng, những ưu
tiên mà các tổ chức cần lưu ý để tổ chức và kiểm soát các hoạt động của mình.
2.3.

Xây dựng ngân sách hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin thị trường và
thương mại.


Việc hoạch định ngân sách giúp cho các tổ chức xác định được rõ các nguồn
lục kinh tế hiện có để tiến hành xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ thông tin
và thị trường thương mại. Việc xác định ngân sách sẽ giúp tổ chức cung ứng
xác định rõ có nên đầu tư cho dịch vụ đó không, và nên đầu tư như thế nào để
phù hợp với nguồn lực hiện có.
Ngân sách hoạt động cho ta một cái nhìn chung về chi phí điều hành công việc
thu thập, xử lý, báo cáo, tổng hợp để truyền đạt thông tin.Nó cho biết các
khoản phải chi trong một khoảng thời gian nhất định có thế là 1 ngày hoạt
động, một tháng, một quý hoặc một hợp đồng cung cấp thông tin cho khách
hàng.
2.3.1. xác định nguồn lực hiện có
Nguồn lực hiện có của tổ chức cung ứng là bao gồm tất cả các yếu tố về công
nghệ, doanh thu. Nguồn lục là điều kiện cần thiết để lên kế hoạch thực hiện
cung ứng dịch vụ thông tin và thị trường thương mại. Yếu tố công nghệ, tiềm
lực tài chính là cơ sở vũng chắc để doanh nghiệp đầu tư dịch vụ tốt hơn, là

tiền đề quan trọng để xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ thông tin thị
trường và thương mại.
Xác định nguồn lực hiện có giup stoor chức cung ứng trả lời câu hỏ nên đầu tư
bao nhiêu?đầu tư cái gì phù hợp?...
2.3.2. xác định các khoản chi phí thực hiện
 Chi phí thiết bị:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Chi phí cho xây dựng và lắp
đặt công nghệ là chi phí lắp đặt phụ kiện mạng, đi dây cho mạng công nghệ
thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng và các chi phí xây lắp
trực tiếp khác có liên quan. Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải
lắp đặt và cài đặt, thiết bị đặc biệt là phần mềm nội bộ, các thiết bị phụ trợ và
thiết bị ngoại vi;
- Chi phí mua sắm tài sản vô hình: Phần mềm thương mại, tạo lập cơ sở dữ
liệu ban đầu, chuẩn hoá phục vụ cho nhập dữ liệu, mua sắm các tài sản vô
hình khác;
- Chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ. Trong quá trình cung ứng dịch vụ
thông tin thị trường và thương mại thì chuyển giao công nghệ là một xu
hướng tất yếu. Vì thế các tổ chức kinh doanh này phải có sự đầu tư nhất định.
- Chi phí lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị
và phần mềm;


 Chi phí quản lý: Gồm các chi phí cần thiết để cơ quan, đơn vị tổ chức quản lý

thực hiện;
 Chi phí tư vấn: Gồm các chi phí tư vấn triển khai và thực hiện các công việc tư

vấn khác có liên quan;
 Chi phí khác có liên quan: Phí và lệ phí; bảo hiểm, di chuyển thiết bị và lực


lượng lao động; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán; nghiên cứu khoa
học công nghệ liên quan; lắp đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy
trì tên miền; và các chi phí đặc thù khác;
 Chi phí dự phòng: Cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được

khi lập đề cương và dự toán chi tiết. Chi phí dự phòng không vượt quá 10%
tổng dự toán các chi phí thiết bị, chi phí quản lý, chi phí tư vấn, chi phí khác
có liên quan ở trên.

PHẦN II: Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ INTERNET và viễn thông tại Công ty Cổ
phần viễn thông FPT Telecom.
Giới thiệu về Công ty Cổ phần viễn thông FPT Telecom.
1. Lịch sử hình thành.
I.

Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 26 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công
nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu 28.647 tỷ đồng,
tương đương 1,36 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2013), tạo ra hơn 17.000 việc làm và giá
trị vốn hóa thị trường (tại 28/2/2014) đạt 17.608 tỷ đồng, nằm trong số các doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).
Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông,
FPT cung cấp dịch vụ tới 57/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị
trường toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, FPT đã có mặt tại 17 quốc gia gồm: Việt Nam,
Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Malaysia, Úc, Pháp,
Philippines, Đức, Myanmar, Kuwait, Bangladesh và Indonesia.


FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới
có quy mô lớn. Sau gần 26 năm hoạt động, hiện FPT là công ty số 1 tại Việt Nam trong

các lĩnh vực Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các
sản phẩm CNTT, Bán lẻ sản phẩm CNTT… Ở lĩnh vực viễn thông, FPT là một trong 3
nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt mạng internet, viễn thông cố định và Internet lớn nhất
Việt Nam. Ở lĩnh vực nội dung số, FPT hiện là đơn vị Quảng cáo trực tuyến số 1 tại
Việt Nam và tự hào sở hữu hệ thống báo điện tử có 42 triệu lượt truy cập mỗi ngày.
Ngoài ra, FPT còn sở hữu khối giáo dục đại học và dạy nghề với tổng số gần 16.000
sinh viên và là một trong những đơn vị đào tạo về CNTT tốt nhất tại Việt Nam.
Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực với trên 3.500 nhân viên, 45 chi nhánh
trong và ngoài nước. Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
chính bao gồm:
Internet băng rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH Kênh thuê riêng, Tên miền, Email,
Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệuCác dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình
trực tuyến (OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera), Chứng
thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing),…
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không ngừng
nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng
một đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng. Đồng
thời, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các
tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch
vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng
và các nhà cung cấp dịch vụ lắp mạng FPT viễn thông Việt Nam nói chung.
2. Quá trình xây dựng và phát triển.

Năm 31/1/1997: Thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange FOX)
Năm 2001: Ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam - net
Năm 2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP ( Internet Exchange Provider)
Năm 2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
Năm 2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được cấp
Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế. Đặc biệt, FPT

Telecom đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh AAG (Asia America Gateway
- nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương).


Năm 2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu
tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông.
Năm 2009: Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sang các nước
lân cận như Campuchia.
Năm 2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh
thành.
Năm 2014: Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền hình
FPT
Năm 2015: FPT Telecom có mặt trên cả nước với gần 200 VPGD, chính thức được cấp
phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là một trong những
đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6.
Năm 2016: Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chuẩn Uptime TIER
III với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại
Việt Nam. Đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Digital
Transformers of the Year của IDC năm 2016. Năm 2016, doanh thu của FPT Telecom
đạt 6.666 tỷ đồng.
3. Chức năng nhiệm vụ của công ty FPT Telecom.

Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
- Dịch vụ Truyền hình
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.

- Dịch vụ viễn thông cố định nội hạt
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
- Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước, quốc tế.
Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ INTERNET và viễn thông tại Công ty Cổ phần
viễn thông FPT Telecom.
1. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam.
1.1.
Tình hình sử dụng mạng INTERNET tại Việt Nam.
Việt Nam có thị trường Internet năng động nhất thế giới, thị trường duy nhất có số
người dùng Internet nhiều hơn số người không dùng, chiếm 52% tổng dân số. Theo
bộ thông tin và truyền thông, hiện nay Việt Nam có khoảng 50 triệu người sử dụng
internet thường xuyên, đạt tỷ lệ 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là
46,64%. Trong số những người sử dụng internet, có đến 78% lên mạng mỗi ngày,
II.


55% trong số đó online bằng điện thoại thông minh. Mục tiêu trong thời gian tới theo
bộ thông tin và truyền thông sẽ tăng số người sử dụng internet hiện nay lên 80%-90%
dân số, ngang bằng với các nước đang phát triển hiện nay.
Trích thống kê của We are social Singapore, Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 quốc
gia có số người sử dụng nhiều nhất châu Á.

Biểu đồ thể hiện người dùng internet năm 2017
Trong vài năm trở lại đây thì internet của Việt Nam đã đứng hàng đầu các nước trong
khu vực, đặc biệt tỷ lệ người dùng ngày càng tăng cao và là số trong những quốc gia
có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới về internet.
Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 93.6 triệu dân,
trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tính đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu
người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng
Internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức

trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số.
Tỉ lệ phần trăm các thiết bị kết nối Internet phổ biến ở người dùng trưởng thành đó là
điện thoại thông minh với 72%, Laptop (hoặc Desktop) với 44%, Tablet với 14%.
Số lượng thuê bao di động đạt 124.7 triệu thuê bao, với hơn 41 triệu thuê bao thường
xuyên sử dụng


Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra 6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu xài PC và
Tablet, 2 giờ 33 phút nếu xài điện thoại di động và dành 2 giờ 39 phút cho mạng xã
hội.
Xét về tốc độ kết nối, 6270 KBps là tốc độ kết nối bằng các kết nối cố định (fixed
connections), 3419 KBps là tốc độ kết nối bằng điện thoại di động. Trong đó, có đến
55% số người dùng thường xuyên kết nối với Internet bằng điện thoại thông minh.
Tốc độ Internet ở Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình trên thế giới là 5600 KBps.
Trong khi đó, Thái Lan có tốc độ kết nối là 11677 KBps và Hàn Quốc, quốc gia có
tốc độ kết nối Internet nhanh nhất với 26700 KBps, qua đó Việt Nam vẫn thấp hơn
khá nhiều.
Các công việc thường làm trên mạng của người dùng là kiểm tra email, viếng thăm
mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc, …), tìm thông tin sản phẩm,
và nghe nhạc, video. Các nền tảng mạng xã hội được nhiều người quan tâm
là Facebook, YouTube, FB Messenger, Google+, Zalo, Instagram, Twitter, Skype,
Viber, … Trong thống kê này, có vẻ thiếu “Zing”, một mạng xã hội cũng rất nổi tiếng
ở Việt Nam.


Cuối cùng, ở lĩnh vực thương mại điện tử, tỉ lệ người dùng thường xuyên tìm kiếm
thông tin sản phẩm trước khi mua là 48%, truy cập các trang bán lẻ là 43%, giao dịch
sản phẩm là 39% và cùng 29% người dùng giao dịch sản phẩm bằng laptop và
mobile. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn
nhiều tiềm năng phát triển. Có 33.26 triệu người mua bán online với tổng giá trị thị

trường khá khiêm tốn là 1.8 tỉ USD so với 1 đất nước có GDP 215 tỉ USD. Lợi nhuận
thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát
triển.

Một số chỉ tiêu cụ thể về thị trường INTERNET đạt được trong năm 2017:
- Tổng doanh thu phát sinh toàn ngành:
ước đạt 520.000 tỷ đồng.
(không tính công nghiệp CNTT)
- Tổng nộp ngân sách nhà nước:
ước đạt 63.880 tỷ đồng.
- Tỷ lệ thuê bao di động:
140 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao internet băng rộng cố định: 8,2 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động:
40 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ người sử dụng internet:
52% dân số.
- Tỷ lệ phủ sóng di động:
94%.
- Tỷ lệ số xã có máy điện thoại:
100%.
- Tỷ lệ số xã có Điểm Bưu điện-văn hoá xã: 98%.
- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh:
trên 98% diện tích cả nước.
- Tỷ lệ phủ sóng truyền hình:
trên 98% diện tích cả nước.


Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia Internet “năng động” với tỉ lệ người sử dụng liên
tục tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước “tương tác với Internet”. Mạng

xã hội có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam khi chiếm tỉ lệ rất lớn người
dùng tham gia, đặc biệt là Facebook và hơn nữa chiếm rất nhiều thời gian trung bình
1 ngày của từng cá nhân. Cùng với xu hướng quốc tế, ở Việt Nam người dùng điện
thoại di động cũng chiếm tỉ lệ lớn do tính gọn nhẹ, có thể mang đi (di động), và nhiều
tính năng đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng ở các tầng lớp khác nhau.
Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh, nhưng chưa tương xứng với số lượng
đông đảo người dùng và sức mạnh của nền kinh tế Internet Việt Nam. Cơ hội mở
rộng cho các công ty cung cấp dịch vụ internet trong đó có FPT Telecom, tung ra thị
trường những sản phẩm internet mới.
1.2.

Dự báo cơ hội cung ứng dịch vụ internet của công ty FPT tại Việt Nam.
Qua những thống kê số liệu tình trạng sử dụng internet tại Việt Nam. Có thể thấy
được sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng người dùng sử dụng dịch vụ mà nhà
cung cấp đã mang lại cho thị trường internet Việt Nam. Với sự gia tăng mạnh mẽ về
nhu cầu sử dụng internet của người dân đã đemlại những cơ hội lớn cho FPT Telecom
cũng như một nhà cung cấp khác trong việc phát triển thị phần của mình.
Hiện nay, sự quan tâm của các lãnh đạo ban ngành trong chính sách về công nghệ
thông tin tại Việt Nam là rất lớn, với các chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển
công nghệ thông tin tại Việt Nam. Vì vậy, đó là thuận lợi lớn trong cơ hội phát triển và
mở rộng thị phần của FPT Telecom.


Biểu đồ dự báo tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam
Theo website statista.com, năm 2020 dự đoán Việt Nam sẽ có 57.2 triệu người
dùng Internet và đến năm 2022 là 59.48 triệu người dùng. Nếu so sánh với các
nước có tỉ lệ dân số dùng Internet cao, cụ thể là hơn 90% thì Việt Nam cần phải
có gần 85 triệu người dùng Internet nếu so sánh dân số năm 2016 là 94.44 triệu
người. Điều này mở ra cơ hội lớn trong việc cung cấp dịch vụ internet chất lượng
trong tương lai của FPT Telecom.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giams Đốc FPT Telecom, cho biết: “với lợi
thế về năng lực công nghệ và cơ sở hạ tầng, FPT Telecom muốn tiên phong cung
cấp cho khách hàng dịch vụ vượt trội về công nghệ và chất lượng, SOC sẽ là
bước phát triển đột phá cho xu hướng internet siêu tốc độ tại Việt Nam, nhằm đáp
ứng hơn nhu cầu ngày càng tăng về internet tốc độ cao trên thị trường hiện nay.”
Do đó, cơ hội phát triển cung cấp dịch vụ Internet là rất cao. Vì vậy FPT Telecom
phải có những chính sách hay để mở rộng thị phần cũng như cơ hội phát triển
trong tương lai.

2. Xác định nhu cầu thông tin thị trường Internet với các đối tượng ở Việt Nam
2.1.
Tìm hiểu thông tin thị trường internet tại Việt Nam
Xác định thị trường và đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường internet tại Việt Nam là miếng mồi béo bở cho các công ty lớn
cung cấp dịch vự internet viễn thông như FPT, VNPT, Viettel,…các công ty ra sức
cạnh tranh nhau chiếm lĩnh thị trường trong nước khiến cho cơ hội phát triển thị
phần của FPT Telecom gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để rõ hơn về đối thủ cạnh tranh
của FPT Telecom chúng ta tiến hành phân tích hai nhà mạng VNPT và Viettel.
Viettel

Điểm mạnh:
Cơ sở hạ tầng tốt
Đường truyền mạng ổn định, tốt nhất khi truy cập quốc tế
Đội bán hàng nhanh nhẹn, chuyên nghiệp
Giá cước FTTH Viettel đang rẻ nhất so với các nhà mạng
Đội kỹ thuật nhanh nhẹn.

Điểm yếu:
Thâm nhập vào thị trường khá muộn so với FPT và VNPT. FTTH Viettel lại

mới mẻ với mọi người đặc biệt với khách hàng là các quán Internet và dịch vụ giải
trí.
o


VNPT
Điểm mạnh
Là đơn vị có truyền thống lâu đời đi đầu trong lĩnh vực xây dựng đường truyền
cáp quang
Cơ sở vật chất vững vàng
Chất lượng dịch vụ đường truyền tương đối ổn định, ít sự cố.

Điểm Yếu
Thủ tục phức tạp, rắc rối
Thái độ phục vụ kém chuyên nghiệp
Ít khuyến mãi, là một trong những nhà mạng có giá cước cao
Bộ phận sửa chữa có ít tay nghề
o FPT

Điểm mạnh
Đầu tư mạnh, quảng cáo rầm rộ
Chăm chút cho hình ảnh thương hiệu kỹ lưỡng, đội ngũ nhân viên bán hàng
hùng hậu
Thủ tục nhanh chóng, dễ dàng
Luôn tiên phong trong việc mở rộng dịch vụ, cung cấp các dịch vụ hấp dẫn
Đường truyền nhà mạng nhanh nhất trong các nhà mạng

Điểm yếu
Việc đầu tư nâng cấp cải tạo hạ tầng chưa được tiến hành đồng bộ
Đường truyền quốc tế thuộc loại chậm nhất trong 3 nhà mạng

Xác suất xảy ra sự cố kỹ thuật khá cao
Thời gian hỗ trợ kỹ thuật chậm
o


-

+ Phân khúc thị trường cáp quang ở Việt Nam:
Phân khúc thị trường FPT phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở
các thành phố lớn đông dân cư như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,…
Khu vực thuận lợi nhất và đạt đủ chuẩn về phát triển kinh tế phải nói đến Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh
FPT nhắm đến hầu hết các nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng Internet bao gồm
các cá nhân, hộ gia đình, công ty, tổ chức, doanh nghiệp, ban ngành, đoàn thể,
trường học,..
FPT sử dụng các kênh phân phối trực tiếp không qua trung gian và sử dụng các đại
lý độc quyền để lắp đặt trực tiếp cho khách hàng
FPT đưa ra các gói cáp quang đển cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như VNPT
và Viettel,.. Đặc biệt luôn có chương trình ưu đãi, các dịch vụ kèm theo hấp dẫn,
các chiến dịch lôi kéo khách hàng


Trong khi đó VNPT, Viettel phân bố rộng khắp các tỉnh thahf trong cả nước bao
gồm cả các thành phố lớn, lẫn các vùng sâu vùng xa.

Biểu đồ thị phần của VNTP, FPT, Viettel tại Việt Nam
Theo số liệu vừa được Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) công bố chính thức trên
website của đơn vị này, tính tới cuối năm 2015, thị phần thuê bao cáp quang FTTH
của Viettel chỉ còn 40,8%. So sánh với con số thị phần đạt được cuối năm 2014 thì
thị phần trong mảng Internet cáp quang của Viettel đã giảm tới gần 18% (58,4%).

Thị phần của Viettel giảm mạnh do tốc độ tăng trưởng của nhà cung cấp này thấp
hơn so với các nhà mạng khác.
Cụ thể, trong khi FPT tăng tới 1.900%, VNPT tăng 441% thì Viettel chỉ tăng
314%. Tuy nhiên, dù tốc độ tăng trưởng kém hơn các nhà mạng khác, xét trên giá
trị tuyệt đối, số lượng số lượng thuê bao cáp quang FTTH tăng mới trong năm
2015 của Viettel vẫn đứng đầu trong số 3 nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất
hiện nay.


Với VNPT, năm 2015 là năm trọng điểm trong công cuộc tái cấu trúc toàn diện
của Tập đoàn này. VNPT đã hoàn thành quá trình phân tách giữa kỹ thuật và kinh
doanh tại 63 tỉnh thành, thành lập và ổn định tổ chức của 3 tổng công ty. Có thể
nói đây là năm có nhiều sự xáo trộn nhất trong lịch sử phát triển hơn 60 năm của
VNPT, song doanh nghiệp này vẫn phát triển mới hơn 935.000 thuê bao Internet
cáp quang, tương đương tốc độ tăng trưởng 441% so với năm 2014. Thị phần thuê
bao cáp quang vì thế giảm không đáng kể (0,6%) sau một năm.
Nhờ tốc độ tăng trưởng cao hơn Viettel, từ chỗ số lượng thuê bao FTTH chỉ bằng
58% so với Viettel trong năm 2014, con số này đã tăng lên thành 82% trong năm
2015. Nghĩa là sau một năm, VNPT đã đuổi gần kịp Viettel trong phân khúc thị
trường FTTH. FPT đã có sự tăng trưởng thuê bao có thể nói là “ngoạn mục” trong
năm 2015, với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 1.900%, khiến thị phần thuê bao
FTTH của doanh nghiệp này này tăng hơn 4 lần so với năm 2014. FPT Telecom đã
chủ động chuyển đổi hạ tầng từ cáp đồng sang cáp quang ở Hà Nội, TP HCM và
các thành phố lớn nhằm cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn tốt hơn trong thời
kỳ bùng nổ thiết bị truy cập Internet.

Biểu đồ cơ cấu thị phần cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam
Theo số liệu Cục Viễn thông vừa công bố, thị phần internet cáp quang của VNPT
còn cao hơn so với số liệu ước tính Tập đoàn này đưa ra trước đó. Cụ thể, tính tới
cuối năm 2016, VNPT có 2,87 triệu thuê bao FiberVNN, chiếm 44,8% thị phần thị

trường internet cáp quang, chính thức trở thành doanh nghiệp có thị phần thuê bao
cáp quang lớn nhất hiện nay và bỏ khá xa doanh nghiệp đứng thứ 2 là Viettel


(chiếm 35,7%). Trong khi đó FPT chiếm 19.2% thị phần và còn lại là của các
doanh nghiệp khác.
Như vậy chỉ trong vòng một năm (2016), VNPT đã có sự bứt phá “ngoạn mục”
trong mảng internet cáp quang. Từ chỗ chỉ chiếm 33.3% thị phần vào năm 2015
nhà mạng này đã bứt phá mạnh mẽ để tăng thêm tới 11,5%.
Sự bứt phá này đồng thời cũng tạo ra một tương quan hoàn toàn mới trên thị
trường cáp quang khi mà Viettel đang từ vị thế dẫn đầu năm 2015 với 40.8% thị
phần đã tụt xuống vị trí thứ 2 với chỉ 35.7% ở thời điểm cuối năm 2016. FPT tuy
không có sự thay đổi về thứ hạng song cũng mất hơn 6% thị phần về tay VNPT.
Không riêng lĩnh vực cáp quang, với hơn 68,4% thị phần thuê bao trong mảng
internet cáp đồng, 35,2% thị phần thuê bao mảng dịch vụ Lease-line và 44,8% thị
phần thuê bao internet cáp quang, đến cuối năm 2016 VNPT có tổng cộng gần 4,2
triệu thuê bao internet băng rộng cố định, tương đương với khoảng 46,1% thị phần
mảng internet băng rộng cố định. Với số liệu này, VNPT đồng thời cũng là doanh
nghiệp có thị phần thuê bao lớn nhất trong mảng internet băng rộng nói chung.
Như vậy nhìn chung, VNTP đang có tổng thị phần trên thị trường cao hơn FPT
Telecom.
-

Thị trường xuất hiện thêm hình thức cạnh tranh mới

Bên cạnh hình thức cạnh tranh thông thường như giá cước, chất lượng dịch vụ thị
trường internet bắt đầu xuất hiện hình thức cạnh tranh mới - bổ sung thêm những
tiện ích mới người dùng cần vào gói cước.
Ngày 28/6 vừa qua, VNPT đã chính thức ra mắt “Giải pháp Internet an toàn”.
Trong đó, ngoài các gói cước với tốc độ cao hơn, giá rẻ hơn, người dùng còn được

cung cấp giải pháp bảo mật Fsecure đi kèm để tránh được những rủi ro trên môi
trường mạng Internet, ví dụ như các vụ tấn công mạng, việc lây nhiễm các mã độc,
virus nguy hiểm, hay trẻ em bị ảnh hưởng một cách vô tình bởi các nội dung xấu
trên các trang chia sẻ video…
Tóm lại, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường internet tại Việt Nam của FPT
Telecom là rất mạnh. Vì vậy, để có thể nắm giữ thị phần cũng như giữ vững được
vị thế là cung cấp internet tại thị trường Việt Nam thì FPT Telecom phải có những


kế hoạch cung cấp dịch vụ cải tiến và hiện đại hơn nữa, xây dựng phương án mới
để có thể cạnh tranh trên thị trường.
2.2.

Xác định đối tượng cung ứng dịch vụ internet tại Việt Nam
+Đối tượng tổ chức và các doanh nghiệp
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử ra đời.
Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những bước tiến mạnh mẽ
trong kế hoạch kinh doanh. Thay vì sử dụng các phương thức kinh doanh truyền
thống thì trong thời buổi bùng nổ công ghệ thông tin thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào sản xuất là điều cần thiết phải làm. Thời buổi internet càng phát triển
thì việc tận dụng nó vào trong việc kinh doanh là điều rất cần thiết.
Rất nhiều doanh nghiệp đã ít nhiều sử dụng Internet trong việc giao dịch và trao đổi
thông tin, thí dụ xây dựng các trang web, hoặc các ứng dụng “dựa trên công nghệ
web” . Ứng dụng phổ biến nhất và đã dần trở thành phổ cập là thư điện tử (email),
một dạng thức liên lạc thuận tiện, nhanh chóng và giá rẻ.Tiếp đến là các trang
web giới thiệu doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mạng internet để xây dựng các website, sử
dụng các phần mềm ứng dụng trong kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Văn phòng ảo trên mạng Internet: nhờ có mạng internet giúp doanh nghiệp xây

dựng các website, website như một showroom rộng rãi, tiếp được số lượng khách
hàng không hạn chế về thời gian hay không gian.
Mở rộng thị trường tiềm năng thông qua sử dụng Internet: Ở Việt nam, Internet đã
dần là một cách thức giải trí và mua sắm không thể bỏ qua. Những người sử dụng
Internet thường là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết và địa vị ổn định, thu
nhập cao trong xã hội. Chính vì vậy, tiếp cận được và chiếm lĩnh thị trường khách
hàng này là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được.
Thông qua internet các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, thương mại điện
tử:
Bán hàng trực tuyến: Thói quen mua sắm trực tuyến đang ngày càng gia tăng
tại Việt nam. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến chiếm 40% – 80% doanh số của phần đa
các công ty làm về thương mại điện tử.




Thực hiện Emarketing: là 1 dạng tiếp thị trực tuyến thông qua hệ thống Internet
để Marketing các sản phẩm / dịch vụ.



Việc sử dụng internet là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, internet là điều
kiện sống còn đối với một số doanh nghiệp, đặc biện trong ngành thương mại điện tử.
Chính vì vậy nhu cầu sử dụng internet trong doanh nghiệp ngày càng cao và có xu
hướng gia tăng.
Theo cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo “Tình
hình đăng ký doanh nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017”. Theo đó, trong tháng
6/2017, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 1.921 doanh nghiệp.
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả
nước là 76.655 doanh nghiệp, trong đó có 61.276 doanh nghiệp thành lập mới và

15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Cả nước có thêm 61.276 doanh nghiệp
thành lập mới với số vốn đăng ký là 596.196 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp
và tăng 39,4% về số vốn đăng ký, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh đạt
9,7 tỷ đồng, tăng 24,3%. Điều nàu cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp hình
thành, hơn thế hầu hết các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát
triển trong kinh doanh. Bởi hiện nay hầu hết khách hàng đều dùng internet làm
phương thức hỗ trợ tuyệt vời để mua hàng.
Từ đó cho thấy cơ hội lớn của FPT Telecom trong việc cung ứng internet cho các
doanh nghiệp.
+ Đối tượng là cá nhân người đi làm, học sinh, sinh viên.
Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 93.6 triệu dân ,
trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tính đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu
người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng
Internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức
trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số
“Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công ty Appota
công bố ngày 25/4 cho thấy, Việt Nam có 38 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó
có 94% sử dụng mobile để vào mạng xã hội hàng ngày.
Việt Nam đứng thứ 16 trong số 20 quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất thế
giới với 49 triệu người, số lượng thuê bao di động đạt 131,9 triệu.


Bản báo cáo cũng cho thấy, số người chỉ sử dụng mobile để truy cập Internet tại Việt
Nam, đặc biệt từ 18-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao so với người chỉ sử dụng máy tính hoặc
nhiều thiết bị khác nhau.
Bên cạnh đó, lượng người dùng thiết bị Android ở Việt Nam chiếm 68%, iOS là 25%.
Thống kê cũng chỉ ra rằng, người sử dụng Internet bằng mobile tại Việt Nam dành
nhiều thời gian cho việc vào mạng xã hội (94%), nhắn tin (91%), tìm kiếm thông tin
(87%), truyền thông và giải trí (73%), âm nhạc (72%), game (67%), đọc tin tức và
thời tiết (65%). Trong khi đó, các hoạt động chiếm thời lượng thấp là mua sắm và

thương mại điện tử (43%), du lịch (42%) và đọc sách, truyện (39%).
Appota cũng đưa ra con số về Top các ứng dụng nhắn tin có nhiều người dùng nhất tại
Việt Viber là 40%, Skype chiếm 37%, Line là 18%... Kế tiếp sau là Yahoo, Tango,
Wechat, Whatsapp, Kakao Talk Nam năm 2016. Trong đó, Zalo dẫn đầu với 80%,
Facebook Messenger là 73%.
Số lượng học sinh sinh viên hiện nay trên toàn nước Việt Nam là hơn 22 triệu người
một con số khá lớn Đặc biệt, hầu hết các học sih sinh viên đầu sử dụng internet trong
liên lạc và trong phục vụ học tập, giải trí.
Vì vậy, việc phát triển cung cấp dịch vụ internet của FPT Telecom cho các đối tượng
trên là rất khả quan. Vậy nên FPT Telecom cần có các kế hoạch xây dựng phương án
phù hợp để có thể tiếp cận các đối tượng, để mang lại hiệu quả cho công ty.
3. Xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ INTERNET
3.1.
3.1.1.

Xác định nguồn lực hiện có của công thi FPT
Doanh thu trong giai đoạn hiện nay
Kết thúc quý 1 năm 2017, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 9.768 tỷ đồng, tăng
14% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 106% kế hoạch quý 1 và lợi nhuận trước thuế
(LNTT) cũng đồng thời tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 643 tỷ đồng, tương đương
107% kế hoạch quý 1.
FPT cho biết, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này cũng đạt 540 tỷ đồng, tăng 21% so
với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và lãi cơ bản trên cổ phiếu
(EPS) cùng tăng 19% so với quý 1 năm 2016, đạt tương ứng là 413 tỷ đồng và 899
đồng.


Tăng trưởng lợi nhuận của FPT tiếp tục được đóng góp chủ yếu từ hai lĩnh vực cốt lõi
là Công nghệ và Viễn thông, chiếm 74% tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn. Cụ thể, LNTT
của khối Công nghệ và khối Viễn thông tăng lần lượt là 38% và 18% so với cùng kỳ

năm trước.

Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của FPT Telecom trong năm 2015, 2016
FPT Telecom (mã chứng khoán FOX) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2016
với doanh thu thuần 1.744,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 291,5 tỷ đồng. Tính
riêng quý IV, doanh thu tăng 16% trong khi giá vốn tăng nhẹ hơn, chỉ 6% nên cả quý
FPT Telecom lãi gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 888,8 tỷ đồng, tăng 190 tỷ
đồng so với cùng kỳ. Kết quả này lần lượt tăng 15,6% và 45,2% so với cùng kỳ năm
2015.
Theo đó, lũy kế cả năm 2016, FPT Telecom lãi trước thuế 1.192 tỷ đồng, vượt 12%
chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà đại hội cổ đông giao (1.060 tỷ đồng). Lợi nhuận sau
thuế thu về trên 1.010 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 918 tỷ
đồng. FOX đạt mức tăng doanh thu 19,7%, và lợi nhuận tăng 14,5% so với cùng kỳ
năm 2015.
Năm 2016, FOX đặt kế hoạch doanh thu 6.560 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.052
tỷ đồng, cổ tức không thấp hơn 20%. Như vậy, với kết quả ấn tượng của quý IV, FPT
Telecom hoàn thành 101,6% kế hoạch doanh thu và 96% mục tiêu lợi nhuận.


Mức doanh thu 6.666 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.010 tỷ đồng cũng là con số kỷ
lục mà FPT Telecom đạt được trong chặng đường 20 năm.
Nhờ doanh thu qua các năm gần đây ngày càng tăng ở mức tốt. Điều này cho thấy
nguồn lực của FPT Telecom rất lớn. Do đó, cơ hội đầu tư cho việc cung ứng dịch vụ
internet của công ty tại Việt Nam hiện nay là rất thuận lợi. Nguồn lực kinh tế là yếu
tố hàng đầu trong việc triển khai kế hoạch đầu tư cung ứng dịch vụ internet, ảnh
hưởng đến quyết định của doanh nghiệp.
3.1.2.

Công nghệ kĩ thuật hiện có.
FPT Telecom đang hướng đến là đơn vị cung cấp đầy ủ dịch vụ viễn thông và

CNTT. Công nghệ chính là chìa khóa cho sự chuyển đổi này.
FPT đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ có tính
ứng dụng cao, tương thích với kỉ nguyên số hoá dựa trên nền tảng công nghệ mới
như: Big Data, IoT, Cloud Computing, Enterprise Mobility…
Một số giải pháp điển hình:
- Big Data: FPT Data Management Platform (DMP), Fraud Detection, Personalized
eCom…
- Security: CyRadar
- Cloud: FPT Public Cloud, Citus Cloud Suite…
- AI: FPT Drive, Home Security…
- IoT: Rogo Alpha, Smart Transportation, ADAS…
- Mobility: FPT Play, eMobiz… eCommerce: Sendo.. Smart Solution: eHospital,
eGorverment…
Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp dịch vụ internet chính bao gồm:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
- Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước, quốc tế.
Trong đó có :
- Dịch vụ Internet băng rộng (Internet FPT): xDSL - cáp đồng và FTTH - cáp
quang.
- Truyền dẫn số liệu: Trong nước (kết nối nội hạt, kết nối liên tỉnh) và quốc tế
(IPLC, MPLS, IEPL).
- Kênh thuê riêng Internet: Leased Line Internet.Dịch vụ Internet Leased Line, áp
dụng riêng cho các kết nối trên hạ tầng của FPT Telecom.
- Dịch vụ trung tâm dữ liệu (Data Center): FPT Telecom khánh thành mở rộng hai
Trung tâm Dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn Uptime Tier III tại Hà Nội và TP



3.2.

HCM.Hai trung tâm này bao gồm: Data Center EPZ tại khu chế xuất Tân Thuận,
Quận 7, TPHCM, và Data Center Phạm Hùng tại tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong đó, Data Center EPZ được xem là Trung tâm Dữ liệu lớn nhất tại miền Nam.
- Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud computing).Hiện FPT Telecom cũng đã hợp
tác với đối tác hàng đầu Nhật Bản – IIJ để cung cấp dịch vụ HI GIO Cloud có tính
năng toàn diện đầu tiên tại Việt Nam cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đây
là dịch vụ duy nhất trên thị trường được tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến và quy
chuẩn khắt khe nhất, độc quyền của Internet Initiative Japan (IIJ), cùng nền tảng hạ
tầng, quản trị, kinh nghiệm thị trường của FPT Telecom
- Dịch vụ nội dung, ứng dụng trên Internet: Fshare, Fsend, FPT Play. Vài năm trở
lại đây, FPT Telecom có những động thái tích cực trong việc đáp ứng kịp thời các xu
hướng dịch vụ số khi đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng công nghệ vào hàng loạt dự án
như FPT Play, Fshare, Viecnha.vn, Nhacso và mới nhất là Fsend. Các dịch vụ này
đang phục vụ hàng chục triệu người dùng và đều gắn với mảng dịch vụ truyền thống
và khai thác được thế mạnh của Công ty.
- FPT cung cấp dịch vụ thư điện tử: Email Hosting, Email Server giá cả cạnh tranh
dịch vụ chất lượng cao, ổn định và support 24/24.
- Năm 2016 FPT cũng đã xin thử nghiệm 4G: có khả năng FPT sẽ nhảy vào sân
chơi 4G để cạnh tranh với Viettel, VNPT và MobiFone.
- FPT Telecom cung cấp dịch vụ Lắp mạng FPT khuyến mãi cực lớn năm 2017, Lắp
đặt miễn phí 100%, với đường truyền internet cáp quang tốc độ cao, Truyền hình
FPT độ nét HD.
Cơ sở hạ tầng công nghệ có vai trò rất quan trọng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều
kiện cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng cho công ty.
Xác định kế hoạch cung ứng dịch vụ internet của FPT Telecom
Để đáp ứng nhu cầu về internet chất lượng cầu của khách hàng. Dự kiến trong năm

2017, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) sẽ ra mắt gói dịch vụ Internet
tốc độ 1Gbps với tên gọi SOC dành cho cá nhân và hộ gia đình, đây là gói dịch vụ
Internet có tốc độ cao nhất tại Việt Nam hiện nay. FPT dự định sẽ cung cấp gói
internet 1Gbps này với giá 2 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, với tốc độ đường truyền nhanh như vậy người dùng có thể tải xuống một bộ
phim điện ảnh chất lượng full HD 1080 thông thường trong vòng 1 đến 2 phút, hoặc
thực hiện nhiều thao tác cực nhanh khác trên môi trường Internet như: sử dụng các
nền tảng lưu trữ đám mây (iCloud, Dropbox, OneDrive, Google Drive….), đăng tải
tài liệu có dung lượng lớn, truy nhập các nội dung video 4K, thực tế ảo (VR), game
tương tác đòi hỏi băng thông rộng… Trên hạ tầng cáp quang cùng với các thiết bị
ứng dụng công nghệ vượt trội, dịch vụ này cho phép người dùng trải nghiệm tốc độ
nhanh gấp 100 lần tốc độ truy cập Internet trung bình tại Việt Nam (Theo thống kê


mới nhất của Akamai, tốc độ truy cập Internet trung bình của người dùng trong nước
tính đến cuối năm 2016 là 8,3Mbps)
Với hình ảnh chú sóc làm đại diện cho gói Internet 1Gbps, FPT Telecom muốn nhấn
mạnh sự nhanh nhẹn, tốc độ và tính thân thiện của gói dịch vụ. Đối tượng của gói
SOC là khách hàng cá nhân và hộ gia đình, có nhu cầu sử dụng Internet tốc độ cao và
không áp dụng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, gói SOC sẽ bao gồm Truyền hình FPT- dịch vụ giải trí tích hợp trên nền
tảng Internet với 03 bộ giải mã HD Box thế hệ mới, gói dịch vụ Extra Ðặc sắc,
VTVcab HD Gói phim truyện SVOD Fim+, SVOD Danet trên 03 bộ giải mã đầu
tiên, và miễn phí tối đa 04 phim TVOD mỗi tháng cho một thuê bao. Nhờ tốc độ
đường truyền lên đến 1Gbps, gói SOC sẽ giúp khách hàng sử dụng Truyền hình FPT
sẵn sàng thích ứng với dịch vụ truyền hình 4K trong tương lai.
Bên cạnh đó, FPT Telecom đồng thời cung cấp cho khách hàng sử dụng gói SOC các
công nghệ, thiết bị hiện đại tương ứng và những dịch vụ chăm sóc, hậu mãi đặc biệt
như: thiết lập khả năng kết nối đáp ứng 18 thiết bị đồng thời, thiết bị modem, wifi thế
hệ mới, lắp đặt và hỗ trợ kỹ thuật siêu tốc…

3.3.
Dự tính các chi phí có thể xảy ra
Việc xây dựng kế hoạch cung ứng một dịch vụ mới không thể tránh khỏi những chi phí
phát sinh có thể xảy ra khi thực hiện. một số phát sinh chi phí có thể xảy ra khi cung
cấp dịch vụ Internet tốc độ 1Gbps với tên gọi SOC có thể xảy ra là:
+ Chi phí cho hoạt đông quảng cáo giới thiệu dịch vụ Internet tốc độ 1Gbps
+ Chi phí mua thiết bị đường truyền internet( dây cáp,modem, các thiết bị khác)
+ chi phí đào tạo, huấn luyện kĩ thuật viên
+ chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng mới, đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao
+chi phí cho nhân viên chăm sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
+chi phí giới thiệu các gói ưu đãi cho khách hàng khi lắp đặt các dịch vụ.
4. lập báo cáo đánh giá cung ứng dịch vụ internet
a. Đánh giá lợi ích thành công của dự kế hoạch
- Việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ 1Gbps sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho
FPT Telecom :
+ nâng cao chất lượng kĩ thuật công nghệ cho công ty
+Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với hai nhà mạng lớn là VNTP và
Viettel
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng
+Đẩy mạnh tốc độ đường truyền internet
+Thu hút được lượng lớn các khách hàng góp phần vào việc tăng doanh thu trên
thị trường.
- Lợi ích đối với khách hàng và các doanh nghiệp:


+ Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ và tiện ích tốt hơn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cao hơn của các xu
hướng ứng dụng công nghệ cao như điện toán đám mây, IoT, Cách mạng Công
nghiệp 4.0… mà còn góp phần vào việc tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí cho doanh
nghiệp.

+ Giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ internet tốt hơn, kết nối
nhanh và hiệu quả hơn.
+ Dịch vụ này cho phép người dùng trải nghiệm tốc độ nhanh gấp 100 lần tốc độ
truy cập Internet trung bình tại Việt Nam.
+ Với đường truyền 1Gbps, SOC sẽ giúp khách hàng sử dụng Truyền hình FPT
sẵn sàng thích ứng với truyền hình 4K trong tương lai.
+ Với gói cước này khách hàng có thể download dữ liệu trên mạng với tốc độ Max
nhất là 128MB/s
+ Đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về Internet tốc độ cao trên thị trường
hiện nay
+Đồng thời khách hàng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ ưu đãi và chăm sóc dịch
vụ miễn phí.
b. Đánh giá rủi ro
Do dịch vụ Internet tốc độ 1Gbps với tên gọi SOC mà FPT Telecom cung cấp là
dịch vụ khá mới mẻ tại Việt Nam, nên khi thực hiện dự án không tránh khỏi các
rủi ro có thể xảy ra như:
+ Lượng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ít do đây là dịch vụ khá mới mẻ tại
Việt Nam.
+ Các đối thủ cạnh tranh như VNPT, Viettel cũng đang có kế hoạch triển khai
+ Không tránh khỏi có thể bị thua lỗ
+ hiện nay đường truyền cap quang tại Việt Nam gặp rất nhiều sự cố đứt cáp gây
ra các ảnh hưởng lớn về tốc độ đường truyền trong nước. Vì vậy, không tránh
khỏi chất lượng dịch vụ internet cung cấp cho khách hàng, có thể gây gián đoạn
đường truyền.

KẾT LUẬN
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống, thông tin cung cấp cho mọi người thông
qua mọi hoạt động trao đổi của cuộc sống. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin
ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Giá trị mà thông tin
mang lại cho con người rất lớn trong mọi hoạt động như kinh doanh, học tập, giải trí,…vì

vậy, sự ra đời của các tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin thị trường và thương mại đã phần
nào giải quyết được nhu cầu thông tin. Hiện nay sự ra đời của nhiều tổ chức cung ứng dẫn


×