Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.8 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh

A MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm “Radiom”
Lấy một gam phải mấy hàng năm lao lực
Lấy một chữ phải mất hàng ngàn tấn quặng ngôn từ
Maiacopxki
Ngôn từ là chất liệu của thơ văn, còn nhà văn là người thợ khéo tay với chất
liệu ngôn ngữ để cấu thành nên tác phẩm. Việc lựa chọn ngôn ngữ, cách hành văn
là một công việc đầy khó khăn, trắc trở. Lựa chọn ngôn ngữ đã khó, sắp xếp và sử
dụng chúng sao cho đạt hiệu quả lại càng khó khăn hơn, đây chính là địa hạt thử
thách với người cầm bút, đòi hỏi khả năng sáng tạo cao.
Nói đến Hữu Thỉnh là nói đến một nhà thơ lao động nghệ thuật đến kham
khổ. Ông chăm chỉ, cần mẫn viết, ông yêu mê, say đắm đến cực độ công việc của
mình. Hữu Thỉnh tìm tòi sáng tạo vào không cho phép mình lặp lại bất kỳ ai. Chính
điều này đã đem đến cho nhà thơ rất nhiều giải thưởng: năm 1975 -1976 đạt giải A
cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ với tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và Trường
ca Sức bền của đất. Tài năng của ông càng được khẳng định khi liên tiếp nhận
được các giải thưởng: Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 cho
trường ca Đường tới thành phố, giải nhất cuộc thi thơ do Bộ Đại học – Trung học
chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức năm
1991 với bài Thưa thầy, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với
trường ca Biển. Đặc biệt tập thơ Thư mùa đông đã đem lại cho Hữu Thình nhiều
vinh dự: giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN của
Hoàng gia Thái Lan năm 1991.


Chính những điều đó đã làm nên tên tuổi của Hữu Thỉnh trong lòng bạn đọc,
khiến ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh mang những đặc trưng riêng. Vì vậy, khi đọc
thơ Hữu Thỉnh ta cần chú ý đến đặc trưng của lớp ngôn từ ấy, bởi vậy có thể tìm
hiểu nghiên cứu trên nhiều bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp … Trong đó tìm
SVTH: Lê Thị Mai

2


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
hiểu về đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh có ý
quan trong việc đánh giá tài năng, phong cách nhà thơ Hữu Thỉnh.
Bên cạnh đó trong trường trung học phổ thông hiện nay, học sinh được dạy
thực hành về một số biện pháp tu từ ngữ âm. Chính vì vậy, nghiên cứu biện pháp tu
từ ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, đồng thời biết cách
phân tích các biện pháp tu từ ngữ âm trong các tác phẩm khác nhau từ đó khai thác
vẻ đẹp của ngôn ngữ.
Những lý do trên là cơ sở để chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp tư từ ngữ âm
trong tập thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về biện pháp tu từ ngữ âm là một vấn đề không còn mới, hầu hết
trong cách sách phong cách học Tiếng Việt đều ít nhiều đề cập đến vấn đề này:
Ở nước ta, tên gọi “Tu từ học” xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỉ XX,
những công trình nghiên cứu về tu từ học thời kì này có thể kể đến như: Vũ trung
tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Việt – Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ
thể của Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thơ ca Việt Nam
– Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức...
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, tên gọi Phong cách học xuất hiện,
Phong cách học chính là Khoa tu từ học được hiện đại hoá có cơ sở lí thuyết nhằm

vào đối tượng cơ bản là các phong cách ngôn ngữ. [1, 238]
Cùng với sự ra đời của lí luận về biện pháp tu từ là các công trình nghiên cứu
của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Hữu Đạt, Lê Anh
Hiền... Có thể kể đến một số công trình có vai trò nền tảng trong việc trình bày về
vấn đề biện pháp tu từ ngữ âm như:
Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mươi chín phương tiện và biện pháp
tu từ Tiếng Việt đã căn cứ vào các phương thức cấu tạo để chia các biện pháp tu từ
ngữ pháp thành hai nhóm “nhóm lặp các yêu tố, bao gồm ba biện pháp (điệp phụ
âm đầu, điệp vần và điệp thanh) và nhóm hòa hợp các yêu tố bao gồm bốn biện
pháp (tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng) [3;221].
SVTH: Lê Thị Mai

3


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Đinh Trọng Lạc (chủ biên) cùng Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách
học Tiếng Việt lại chia biện pháp tu từ ngữ âm thành năm loại: hài thanh, điệp âm,
điệp thanh, biến nhịp, điệp khúc.
Trong những công trình trên, các tác giả đã nêu ra lý thuyết cơ bản về các
biện pháp tu từ ngữ âm như khái niệm, đặc điểm của từng loại biện pháp tu từ.
Chúng tôi vận dụng những lý thuyết đó để phân tích làm rõ các biện pháp tu từ ngữ
âm mà Hữu Thỉnh sử dụng trong tập thơ Tiếng hát trong rừng.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ
Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh có rất nhiều tác phẩm, nhưng do thời

gian và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu biện pháp tu từ ngữ âm trong
tập Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thông kê phân loại
Với mục đích thu thập tư liệu, đọc tác phẩm, thống kê một cách có hệ thống
các biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh rồi phân loại, nghiên cứu.
4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Trong trình bày nội dung của đề tài, việc dừng lại để phân tích dẫn chứng là
điều cần thiết. Sau khi phân tích, tổng hợp lại để có cái nhìn khái quát.
5. Đóng góp của đề tài
Tiểu luận là một công trình nghiên cứu có hệ thống các biện pháp tu từ ngữ
âm trong thơ Hữu Thỉnh. Tiểu luận đi sâu tìm hiểu, phân tích một số biện pháp tu
từ ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh nhằm làm nổi bật tài năng cũng như phong cách
của ông. Đồng thời góp phần thể hiện sự giàu có, đa dạng, phong phú của tiếng
Việt.

SVTH: Lê Thị Mai

4


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
6. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo chúng tôi triển khai đề tài
trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Một số biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ Tiếng hát trong rừng
của Hữu Thỉnh
Chương 3: Giá trị của việc sử dụng một số biện pháp tu từ ngữ âm trong tập

thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh

SVTH: Lê Thị Mai

5


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh

B NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
1.1.1 Biện pháp tu từ
Lý luận về biện pháp tu từ xuất hiện từ rất sớm, quá trình phát triển cũng rất
nhanh và mạnh. Bởi vậy lý thuyết về vấn đề này được rất nhiều nhà ngôn ngữ quan
tâm, nhờ thế nó dần được bổ sung và hoàn thiện.
Ở thời kỳ đầu nói đến tu từ học người ta thường nói đến các khái niệm như
nghệ thuật diễn đạt, thuyết phục, tranh biện... Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu
cũng đã xác định và phân loại các phương thức tu từ chủ yếu: ẩn dụ, hoán dụ,
phúng dụ, tượng trưng, trùng điệp... Đây là những kiến thức mang tính tiền đề lí
luận, định hướng cho việc nghiên cứu vấn đề biện pháp tu từ ở những khía cạnh
khác nhau. Ở giai đoạn sau, các nhà ngôn ngữ học thường dựa vào đặc điểm cấu
trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của các phương thức tu từ để phân loại. Chẳng hạn,
V.V.Odinsov hệ thống hoá các phương thức và biện pháp tu từ thành hai nhóm: các
phép tu từ thay thế (gồm hai tiểu nhóm: các phép tu từ số lượng như ngoa dụ, nói
giảm và các phép tu từ chất lượng như ẩn dụ, hoán dụ, mỉa mai) và các phép tu từ
kết hợp (gồm các phép đồng nhất như so sánh, thế đồng nghĩa; các phép không
đồng nhất như đồng nghĩa chính xác hoá, chơi chữ, liên ngữ,... hay các phép đối
lập như đối ngữ, nghịch dụ,...)

Ngày nay, nhiều nhà ngôn ngữ có những kiến giải nhất định về biện pháp tu
từ:
Trong cuốn Từ điển Hán Việt, ông Phan Văn Các giải thích “tu từ là sửa sang
lời văn cho hay cho đẹp”; Tu từ học là “bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu những
thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ để sử dụng làm cho lời văn hay
hơn đẹp hơn”.

SVTH: Lê Thị Mai

6


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” cũng đưa ra
những nhận định xác đáng về biện pháp tu từ: Biện pháp tu từ là những cách phối
hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể trung hoà
hay diễn cảm trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. [3, 5]
Như vậy biện pháp tu từ là những cách phối hợp, sử dụng trong hoạt động lời
nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một
ngữ cảnh để tạo hiệu quả tu từ ( tức gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ,
hoàn cảnh …)
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh
cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn
ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễn đạt lý trí.
1.1.2 Biện pháp tu từ ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm (âm vị, âm tiết) được xem là những đơn vị mang tính
một mặt (khác với những đơn vị mang tính hai mặt như hình vị, từ, câu,...), là vỏ
âm thanh – cơ sở vật chất để biểu đạt ý nghĩa nào đó của ngôn ngữ. Vì đặc điểm ấy
mà bản thân các ngữ âm, phương tiện ngữ âm chưa thể hiện rõ màu sắc tu từ. Tuy

nhiên, hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa luôn là hai mặt song song có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, hình thức âm thanh là
cái biểu đạt – phản ánh bản chất của cái được biểu đạt (nội dung ý nghĩa). Vì thế,
trong một chừng mực nhất định, các phương tiện ngữ âm vẫn có thể được sử dụng
làm chất liệu để biểu đạt hình tượng, cảm xúc mang tính biểu cảm. Khảo sát đặc
điểm ngữ âm của các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra những cách phối hợp hợp lí,
có giá 13 trị nghệ thuật là một trong những việc làm cần thiết để khai thác tối đa
những ưu thế của âm thanh ngôn ngữ. Nếu biết sử dụng những phương tiện ngữ âm
một cách hợp lí sẽ mang lại hiệu quả tu từ không nhỏ.
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm
thanh, đem đến cho phát ngôn (thông thường hơn cả là văn bản thơ) một cơ cấu âm
thanh nhất định, nhằm tạo ra những màu sắc biểu cảm – cảm xúc nhất định.
SVTH: Lê Thị Mai

7


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Sử dụng khéo léo các phụ âm có thể tạo ra những giá trị biểu cảm nhất định:
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên
Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng
Đại quân đồn đóng cõi Đông
(Nguyễn Du)
Sự lặp lại âm “đ” ở những âm tiết: động địa, đùng đùng, đại, đồn, đóng, đông
tạo ra sự cộng hưởng ở những âm tiết có phụ âm đầu hữu thanh, góp phần gia tăng
ấn tượng mạnh mẽ về thân thế của một đại quân.
Nói đến sự tinh tế trong việc phối hợp các yếu tố ngữ âm, người ta cũng
thường nhắc đến hai câu thơ của Tản Đà:
Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương
Sự phối hợp của các thanh bằng – trắc: câu trên chủ yếu là các âm tiết mang
thanh trắc, câu dưới chủ yếu là các âm tiết mang thanh bằng tạo nên sự đối lập
trong tâm trạng của một con người. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc sử dụng các
phụ âm cuối một cách hiệu quả: các phụ âm cuối tắc vô thanh /p/ trong “thấp” và
/t/ trong “uất” tạo nên biểu tượng của sự nghẹn ngào trước cái trớ trêu của số
phận ; các phụ âm vang mũi /n/ trong các âm tiết “giang”, “quên”, “hương” tạo nên
sự dàn trải, phiêu du ; các âm tiết mở có độ vang lớn “hồ, mê, quê” kết hợp với các
âm tiết nửa mở “chơi” cùng với 7 thanh bằng (đối lập với 5 thanh trắc ở trên) góp
phần miêu tả một tư tưởng thoát li, một tâm hồn ngao du, thoát tục.
1.2 Đặc điểm tu từ của hệ thống ngữ âm trong
tiếng Việt
1.2.1 Hệ thống thanh điệu
Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa
của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay
đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá

SVTH: Lê Thị Mai

8


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh
điệu.
Giá trị của thanh điêu thường dựa trên hai mặt đối lập nhau:
Về cao độ (âm vực) : âm bổng có thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc còn âm
trầm có thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
Về đường nét: bằng (không gãy) gồm thanh ngang, thanh huyền. Trắc (gãy)

thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngã.
Sự đối lập về âm điệu và âm vực có vai trò rất quan trọng trong thơ văn. Có
thể nói trong các thể thơ của ta những sự đối lập nêu trên của thanh điệu đã chi
phối ảnh hưởng hầu như vào các yếu tối vận luật.
1.2.2 Hệ thống nguyên âm
Trong tiếng Việt nguyên âm bao giờ cũng là hạt nhân của âm tiết do đó không
bao giờ vắng mặt ở âm tiết. Các nguyên âm tiếng Việt có giá trị ở hai mặt đối lập:
Nếu xét về âm vực ta thấy có những nguyên âm bổng, gồm các nguyên âm
hàng trước không tròn môi i/ê/e/iê. Loại trầm u/ô/o/uô là các nguyên âm hàng sau
tròn môi (các nguyên âm hàng giữa là ư/ơ/ă/a/â/ươ là loại trầm vừa hoặc tính trung
hòa).
Ngôn ngữ thơ thường sử dụng sự đối lập về mặt âm sắc để tạo nên các biểu
tượng ngữ âm. Có khi để diễn tả sự trầm lắng, bâng khuâng tác giả đã sử dụng kiên
tiếp các nguyên âm trầm, trung hòa:
Bâng khuâng chuyện cũ, một chiều thu.
Chính mươi năm xưa mấy bạn tù …
(Tố Hữu)
Nếu xét về độ mở ta có những nguyên âm bậc lớn (sáng): Gồm các nguyên
âm rộng, hơi rộng ê/a/ă/o. Bậc nhỏ (tối): Gồm các nguyên âm hẹp i/ư/u. Các
nguyên âm hơi hẹp ê/ơ/â/ô là những nguyên âm trung hòa về lượng.

SVTH: Lê Thị Mai

9


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Các nhà thơ thường khai thác sự đối lập sáng – tối để tạo nên các biểu tượng
ngữ âm. Để tạo nên biểu tượng về một sự tươi sáng, rức rỡ Chính Hữu đã sự dụng

các nguyên âm có độ mở lớn:
Những dầu say bát ngát
Đi giữa nắng mùa ngân nga
Lòng vui rung rung câu hát
Của chúng ta
Làm ca ngợi chúng ta
(Chính Hữu)
1.2.3 Hệ thống phụ âm
Các phụ âm đầu tiếng Việt không làm thành một hệ thống có những thế đối
lập rõ rệt như ở hệ thống nguyên âm. Tuy vậy, nó cùng với phần vần tạo nên một
sức gợi tả nhất định. Các nhà thơ thường sử dụng biện pháp điệp phụ âm đầu để
tạo nên biểu tượng về một sức mạnh.
Các phụ âm cuối và hai bán nguyên âm giữ một phần quyết định đối với âm
hưởng của câu văn, câu thơ. Tuỳ vào sự vắng mặt và xuất hiện của các âm cuối mà
âm tiết tiếng Việt được chia ra làm 4 loại : Loại mở : vắng âm cuối; Loại hơi mở :
âm cuối là bán âm; Loại hơi khép : âm cuối là phụ âm vang mũi. Loại khép : âm
cuối là phụ âm tắc vô thanh .
Giá trị gợi cảm của âm thanh là một nội dung khách quan, tồn tại và tùy thuộc
vào phẩm chất ngữ âm của từng ngôn ngữ. Hiệu quả gợi cảm của âm thanh đối với
nội dung biểu đạt phong phú, tinh tế đến mức nào là tùy thuộc vào khả năng vận
dụng của người nói.
Trong tiếng Việt, giá trị gợi cảm của âm thanh thể hiện trước hết ở sự phong
phú các từ tượng thanh, các từ lấp láy... đồng thời cả sự phong phú và đa dạng của
các vần.
Đi vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt, giá trị gợi cảm còn nảy sinh do sự đối lập
về âm hưởng ngay trong từng hệ thống âm vị. Những đối lập về sắc thái âm thanh
đó là cơ sở cần thiết cho viêc lựa chọn và sử dụng các âm thanh một cách chính
xác, phù hợp với nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
SVTH: Lê Thị Mai


10


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Từ vựng học, ngữ âm học tiếng Việt đã nghiên cứu, phân loại và miêu tả các
đặc trưng cấu tạo từ và cấu tạo âm thanh nói trên.
Trong thơ ca sự đối lập này thường được sử dụng để tạo nên các biểu tượng
ngữ âm.
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
(Tố Hữu)
Các nguyên âm sáng /a/ và phụ âm vang /n, ng/ tạo nên sự tươi sáng âm vang,
phù hợp với cảnh sắc tươi đẹp của đất nước Ba Lan.
1.3 Các biện pháp tu từ ngữ âm thông dụng
1.3.1Biện pháp hài thanh
Hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh
điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi
thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu
chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được
quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu.
Xa rồi bóng dáng yêu thương cũ
Nhàn nhạt ngàn xa buồn cô liêu
(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)
Các vế của câu thơ và giữa các câu thơ với nhau có sự hài hoà về thanh: Sự
đối lập bằng/trắc (xa rồi – bóng dáng), cách ngắt nhịp 2/2/3 và 2/2/3, âm tiết kết
thúc dòng thơ trước bằng trầm – tối (cũ), đối lập với bổng – tối của âm tiết cuối
câu sau (liêu), đối lập bằng – trắc (cũ – liêu) giữa câu trước và câu sau tạo ra sự
dồn nén, chất chồng đến lan tỏa triền miên không dứt.

Trong văn xuôi, sự hài hoà thanh điệu không yêu cầu chặt chẽ như trong thơ,
nhưng nếu có sự hài hoà ấy thì câu văn thêm phần sinh động.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây,
Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không

SVTH: Lê Thị Mai

11


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành
người.
Với ngắt nhịp đều đặn của các cấu trúc sóng đôi kết hợp với sự phối hợp các
thanh của mỗi âm tiết cuối ngữ đoạn đã tạo sự hài hoà, cân đối cho các câu văn. Có
khi các âm tiết đi liền nhau có sự nhịp nhàng với nhau (Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đông, Tây, Nam, Bắc, Cần - Kiệm – Liêm – Chính), có khi các âm tiết đứng xa
nhau nhưng vẫn có cân xứng nhờ sự luân phiên các thanh bằng trắc của các âm tiết
(mùa – phương - Bắc - đức - trời - đất - người), các âm tiết mở kết hợp với âm tiết
đóng (mùa - trời - người – phương- bắc - đức - đất), các âm tiết kết thúc bằng phụ
âm vang hữu thanh đi liền nhau (Cần, Kiệm, Liêm, Chính) tạo sự vang vọng, các
âm tiết đóng đứng cạnh nhau (bắc - đức - đất) tạo sự gân guốc, dứt khoát trong lời
nói.
1.3.2 Biện pháp điệp âm
Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu,
vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình
tượng hoặc cảm xúc, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc
tính.
Có hai loại biện pháp điệp âm:

Thứ nhất: Điệp phụ âm đầu là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để
tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ
theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những
liên tưởng tinh tế khác nhau.
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), trtr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn
tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng
đau đáu của tác giả về Huế.

SVTH: Lê Thị Mai

12


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Thứ hai: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự
trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm
mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp
vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời
( Tố Hữu )
Như vậy, trong hình thức điệp vần, vần không chỉ là yếu tố thuần túy hình
thức mang âm điệu, vần còn đóng vai trò là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ,
các câu mà nó nối liền.
Trong giao tiếp mà nhất là trong sáng tác văn học, biết vận dụng một cách

nghệ thuật các hình thức điệp vần sẽ đưa đến hiệu quả là làm cho câu thơ có tính
nhạc, tính liên tục; câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, sinh động dễ nhớ. Đồng thời
điệp vần còn có tác dụng tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng
diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người.
1.3.3 Biện pháp điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các
thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính
nhạc, tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ.
Mục đích thi đua ái quốc là gì ?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm...
Sự xuất hiện liên tục các thanh trắc trong một ngữ đoạn lớn: Diệt giặc đói
khổ/Diệt giặc dốt nát/Diệt giặc ngoại xâm,... đã tạo ra hơi văn đặc biệt, góp phần
nhấn mạnh mục đích của việc “thi đua ái quốc” đặt ra đồng thời thể hiện ý chí
mạnh mẽ của người phát ngôn.
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)

SVTH: Lê Thị Mai

13


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Ở đây tác giả đã liên tiếp sử dụng các thanh bằng đã góp phần tạo nên sự êm
đềm, nhẹ nhàng, trầm, buồn.


SVTH: Lê Thị Mai

14


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Chương 2: Một số biện pháp tu từ ngữ âm trong tập
thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh
2.1 Biện pháp điệp âm
2.1.1 Thống kê
Bảng 2: Thống kê biện pháp điệp âm trong tập thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu
Thỉnh
STT

Ngữ liệu

Phân loại

1 Chiều sông Thương cho sắc mặt mùa màng
bên cầu con ghé đợi
cả chiều thu sang sông
2 Chợ chim

3 Chuyến đò đêm
giáp ranh

Điệp
Điệp
phụ âm vần

đầu
X
X

Anh Vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem

X

Con sáo mua bán màu mè

X

Quạ đen đánh quỵt còn khoe đủ điều

X

Chèo bẻo đanh đá nói điều chanh chua

X

Bán thì bán đấy chẳng đòi công đâu
Tiếng bìm bịt bập bềnh trong đêm nước
lên

X
X

Đêm căng như tờ giấy
Chia đều sang hai trang

Người lái đò cố dấu đi hình dáng thật của
mình

4 Đi trong mây

SVTH: Lê Thị Mai

X

Đêm giáp ranh có cái gì đầm đậm

X

Đợi đoàn anh vượt nốt đám mây này

X

15


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
5 Đêm chuẩn bị

Chính khẩu súng đã làm ta tươi tốt

X

Mưa choang choang như đá đập trên đầu


X

đất đẫm ướt gian nan không định trước

X

ta nóng lòng ôm súng ngóng ngày lên

X

Ta đi trong rừng suốt một thời trai trẻ

X

6 Giấc ngủ trên
đường ra trận

Cả cái vấp cũng găm thành nỗi nhớ

X

Mặc bom Mỹ cắn vào đêm mơ mộng

X

7 Mùa hạ đi đâu
8 Sang thu

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

X
X

9 Tiếng hát trong
rừng

Người bỗng bồn chồn tốt tươi náo động
Tay vẫy tay mình mà tưởng nắm tay ai

X

Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao

X

đừng đánh đu tôi, đừng chòng chàng,
váng vất

X

tôi là nỗi khát khao không mỏi của trên
bờ

X

Con chim xanh mê trái lựu trước vườn
Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng


X

Nếu em về đường sông gió sẽ thôi than
thở bến đò
Những mầm cây ríu rít nói về em
Em đỏ thắm một mình đi giữa lá

X

em kiêu kỳ và đùa dai, điều đó có theo
anh ra trận không

X

trăng thân mật lại mập mờ xa lạ

X

10 Tôi đi bào ngư

11 Trở lại mùa xuân

12 Ý nghĩ không vần

SVTH: Lê Thị Mai

16

X



Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Anh không ngại phong thư có những
dòng dang dở

X

Dựa vào bảng 1 chúng tôi nhận thấy rằng: Khảo sát 22 bài thuộc tập thơ Tiếng
hát trong rừng thì có 12 bài sử dụng biện pháp điệp âm, tuy vậy lại có bài sử dụng
nhiều (Chợ chim, Chuyến đò đêm giáp ranh, Đêm chuẩn bị,) nhưng có bài sử
dụng ít (Mùa hạ đi đâu, Qua sông, Sang thu, Giấc ngủ trên đường ra trận). Trong
12 bài đó có tổng cộng 30 lần sử dụng, nhưng chỉ có 3 lần sử dụng điệp vần còn lại
là sử dụng biện pháp điệp phụ âm đầu.
Tuy nhiên Hữu Thỉnh chỉ sử dụng điệp ba âm liên tiếp và điệp cách quãng ba
âm tới bốn âm. Khác với một số nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Du hay Tú Mỡ thì
sử dụng điệp cả dòng thơ hay cả một đoạn như Tú Mỡ sử dụng toàn phụ âm "m" để
diễn tả cảnh trời mưa:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mĩ miều mai mắn mây mà mơ
2.1.2 Tác dụng của biện pháp điệp âm
Điệp âm là một biện pháp được sử dụng chủ yếu trong thơ, bằng cách cố ý lặp
lại một số yếu tố ngữ âm nào đó. Hữu Thỉnh đã vận dụng biện pháp điệp âm một
cách linh hoạt nhằm tạo ra nhiều tác dụng khác nhau:
Phép điệp âm được sử dụng trước hết để tô đậm lên hình tượng, cảm giác mà
tác giả muốn đề cập. Trong bài Chiều sông Thương Hữu Thỉnh bằng biện pháp
điệp âm “m” lại làm nổi bật lên một hình ảnh khác:
Cho sắc mặt mùa màng

Đất quê mình thịnh vượng
Với sự lặp lại âm đầu /m/ đây là âm môi, tắc, hữu thanh nên khi phát âm gợi
sự nhấn mạnh vào đối tượng được đề cập, cụ thể là hình tượng mặt mùa màng làm
sao mùa màng lại có mặt đây chỉ là một phép điệp âm mà tác giả sử dụng với mục
đích làm nổi bật lên nó, ý nói tới sự thịnh vượng, bội thu.
Cũng là sử dụng phép điệp âm nhưng lại để làm nổi bật lên một cảm xúc:
Rừng cảm thấy điều gì không nói ra không được
SVTH: Lê Thị Mai

17


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Ta nóng lòng ôm súng ngóng ngày lên
(Đêm chuẩn bị – Hữu Thỉnh)
Với biện pháp điệp vần “ong”, đây là vần có sự kết hợp của âm /o/ (nguyên
âm hàng sau, hơi hẹp, tròn môi) cùng với âm /η/ (âm cuối lưỡi, tắc, vang), Hữu
Thỉnh đã làm nổi bật lên cảm xúc của người chiến sĩ trước đêm chuẩn bị ra trận.
Đây là tâm trạng thôi thúc, không thể chờ đợi thêm được nữa các anh muốn ra trận
đánh giặc ngay nhưng ngày mai chưa đến chỉ có thể trong ngóng, không ngủ được
nên ôm súng đợi.
Điệp âm còn là một biện pháp, cách thức tạo liên tưởng, tưởng tượng cho
người đọc, chính vì thế mà lời thơ trở nên giàu hình ảnh, giàu màu sắc, âm thanh.
Con chim xanh mê trái lựu trước vườn
Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng
Em ở đâu? Cây thưa và bến rộng
(Trở lại mùa xuân – Hữu Thỉnh)
Khi đọc đoạn thơ trên chúng ta bắt gặp bốn âm /ţ/ (trái – trước – trôi – trốn)
đây là âm quặt lưỡi, âm tắc và vô thanh. Hữu Thỉnh bằng biện pháp điệp âm đã

góp phần khiến người đọc liên tưởng tới một bức tranh đa màu sắc, màu xanh của
chim, màu của trái lựu, màu mùa hạ đi qua và nổi bật hơn hẳn là hình ảnh trái lựu
trước vườn.
Núi chạy đến gần lại mỏng manh như sương
Trăng thân mật lại mập mờ xa lạ
Nhưng con đường chỉ một con đường thôi
(Ý nghĩ không vẫn – Hữu Thỉnh)
Âm “m” xuất hiện ba lần, biện pháp láy âm đã được Hữu Thỉnh vận dụng một
cách tài tình, tạo liên tưởng tới một bức tranh đầy thơ mộng, có núi, có trăng rồi cả
con đường nhưng nổi bật hơn cả là trăng vừa thân mật nhưng cùng mập mờ bí ẩn,
nó chính là điểm nhấn rất riêng trong bức tranh này.
Điệp âm còn có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho câu, đồng thời nối kết các câu
lại với nhau:
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem
(Chợ chim – Hữu Thỉnh)
Ở đây tác giả đã sử dụng điệp vần “ang” (đàng – hoàng – làng), đàng hoàng
dùng để bổ sung nghĩa cho việc mua bán của Anh vũ bởi nếu tách nó ra thì người
SVTH: Lê Thị Mai

18


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
ta không biết việc mua bán đó có được coi trọng, tin tưởng hay không, thêm nữa
đây cũng là từ dùng để nối câu trước với câu sau. Chữ làng ở câu sau lại là từ dùng
để bổ sung nghĩa và nối chúng lại với nhau, chính vì vậy cả câu thơ tưởng chừng
như rời rạc, nhưng nhờ điệp âm chúng lại gắn bó chặt chẽ và bổ sung nghĩa cho
nhau.

Điệp âm, ngoài những tác dụng trên, còn tạo nên tính nhịp điệu, cân đối cho
câu thơ. Tính nhịp điệu được tao nên nhờ sự bố trí đồng đều số lượng âm tiết giữa
các vế cũng như các câu có sử dụng biện pháp điệp âm. Có thể lấy ví dụ trong các
câu sau: “đừng đánh đu tôi, đừng chòng chàng, váng vất”. Ở đâu các vế đều có số
lượng âm tiết gần như bằng nhau hoặc bằng nhau làm cho câu văn có nhịp điệu,
cân đối như một lời khuyên chân thành đừng chờ đợi, nấn ná, cũng đừng ngạc
nhiên. Cũng tương tự như vậy, tính nhịp điệu của câu thơ “chèo bẻo đanh đá nói
điều chanh chua”, cũng được tạo nên nhờ sự bố trí đồng đều số lượng âm tiết, các
vế đều có bốn âm tiết.
Nhìn chung phép điệp âm tuy được Hữu Thỉnh sử dụng không nhiều, nhưng
mỗi phép điệp là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn, có nhiều tác dụng nhưng
chung quy lại cũng nhằm để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm
thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ
thêm nhạc tính.
2.2 Biện pháp điệp thanh
2.2.1 Thống kê
Bảng 2: Biện pháp điệp thanh trong tập thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu
Thỉnh
STT

Ngữ liệu

Phân loại
Điệp
thanh
bằng

1 Bầu trời trên Thu ơi thu à ta biết nói thế nào.
giàn mướp


X

2 Chiều sông Ôi con sông màu nâu

X

SVTH: Lê Thị Mai

19

Điệp
thanh trắc


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Thương

Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
3 Chuyến đò Bến đò chìm trong đêm mênh mông
đêm giáp ranh
Đêm căng như tờ giấy
Chia đều sang hai trang
4 Đêm chuẩn
bị
5 Đi trong mây
6 Sang thu


7 Ý nghĩ
không vần

X
X

Ta nhìn lên trời, trời dậy ta khao khát
Ta đi trong trừng, rừng nuôi ta dài rộng
Đi trong mây anh nghe tiếng chim
Sương chùng chình qua ngõ

X

Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ

X

X
X
X

em kiêu kỳ và đùa dai, điều đó có theo X
anh ra trận không thì đừng hỏi

Trên tháp pháp xe tăng
X
những ý nghĩa cứ xóc nảy lên và chắp

Dựa vào bảng 2 chúng tôi thấy rằng trong 22 bài thuộc tập Tiếng hát trong

rừng chỉ có 7 bài có sử dụng biện pháp điệp thanh, nhưng tần suất sử dụng không
nhiều chỉ có một đến hai hoặc ba lần sử dụng trong một bài.
Trong 7 bài có sử dụng biện pháp điệp thanh thì chỉ có 11 lần sử dụng, điệp
thanh bằng chín lần và điệp thanh trắc hai lần. Khác với văn chính luận của Hồ Chí
Minh thì điệp thanh trắc lại được sử dụng nhiều hơn điệp thanh bằng.
2.2.2 Tác dụng của biện pháp điệp thanh
Điệp thanh có hai dạng: điệp thanh bằng và điệp thanh trắc, mỗi dạng lại có
những tác dụng khác nhau. Biện pháp điệp thanh trong tập Tiếng hát trong rừng
mà Hữu Thỉnh sử dụng cũng không thể thoát ra khỏi dòng chảy của nó.
Điệp thanh bằng được Hữu Thỉnh sử dụng nhằm tăng tính tạo hình cho những
sự vật, hiện tượng mang dáng hình dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ả. Đó là hình ảnh con
sông Thương thơ mộng:
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
SVTH: Lê Thị Mai

20


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
(Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh)
Chỉ với một đoạn thơ mà tác giả đã sử dụng tới 14 thanh bằng, chính điều này
đã làm người đọc liên tưởng đến một con sông có dòng chảy nhẹ nhàng, êm ả gắn
với đời sống trồng trọt của người dân. Tất cả cứ êm đềm, chầm chậm nhưng vui
tươi.
Hay để diễn tả màn sương của mùa thu Hữu Thỉnh đã dùng liên tiếp 4 thanh
bằng “Sương chùng chình qua ngõ” để diễn tả sự chầm chậm, nhè nhẹ của màn

sương, tất cả đã biến chúng thành những cô bé cậu bé chẳng muốn tan nên cố náu
mình đi.
Điệp thanh bằng còn được Hữu Thỉnh dùng để diễn tả cảm xúc lưu luyến với
mùa thu, mới bất chợt hỏi rằng “thu ơi thu à ta biết nói thế nào”. Bốn thanh bằng
được sử dụng nối tiếp nhau làm cho ta cảm thấy tiếng gọi sao buồn đến thế, có cái
lưu luyến không vồ vập hay trách móc mà nhẹ nhàng, đằm thắm.
Ngược lại với tính chất gày khúc điệp thanh trắc được dùng để nói đến một
cái gì mạnh mẽ, dứt khoát:
Trên tháp pháp xe tăng
những ý nghĩa cứ xóc nảy lên và chắp vá
(Ý nghĩ không vần – Hữu Thỉnh)
Chỉ hai câu thơ nhưng Hữu Thỉnh dùng tới 10 thanh trắc để diễn tả những suy
nghĩ đầy mạnh mẽ cứ hiển hiện trong suy nghĩ như khí thế của những người chiến
sĩ trong cuộc chiến đấu chống quân thù.

SVTH: Lê Thị Mai

21


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
2.3 Biện pháp hài thanh
2.3.1 Thống kê
Bảng 3: Biện pháp hài thanh trong trong tập thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu
Thỉnh
STT
1 Chiều
sông
Thương


Phân tích ngữ liệu
BTTBB
TBBTT
BTBBT
TTBBB

STT
Ngữ liệu
2 Câu cá TBBT
bên
bờ TBTB
sông
TBBTB
Sêpôn
BBBTB

TTTBB
BTBTT
TBBTT
TBBTB

BBTTB
TBBTT
TTBB
TBTT

TBBTB
TTBTT
TTBTT

TBBTB

TBBTB
TBBTT
TTTBB
TBBTT

TBBTB
TBBTT
TTBTT
BTBTB

BTBTBTT
BTTTTTB
TTBTB
TTBTT

BTTBB
TBBTT
TBBTT
TBBTB

TBTBB
BBBBB
BTBTT
TBTTB

TBBTB
BBBTT
TBBTT

TBBBB

TTTTB
TBBTT
TTBBT
BTBTB

BBBBB
BBBBT
BBBTT
BBBBB

TTTBB
TBTTT
TTTBB
TTBTT

TBBTB
SVTH: Lê Thị Mai

22


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
TBBTT
BBBTT
TBBBB
3 Bầu trời BBBBTTTB
trên giàn BTTBBBTT

mướp
TTBBBBBBT
TBBBTTBB

4 Chợ
chim

TBBTTTBB
BTTTBBTT
TTBTTTBB
BTTTBBTT

BBBTTB
BBTTTBTB
BTBTBB
BBTTTBBB

BBBBBTBBBB
TBBBBBTT

BBTTBB
BBTTTBBB
BTBTBB
TBTTBBTB

TBBTB,BBBTT
TTTBBTTBB
BBT
BTBBT
BBBBTTBB.


5 Chuyến
đò đêm
giáp ranh

BBBTTB
TBTTTBBB
BBBTTB
TBTTTBTB

TBTTBBBTB
TTTBTBBBT
TTTBBBTT
TBBBTTBB

TTBTTB
BTBTTBBB
BBBTBB
BTBTTBTB
BBTTTB
TBTTTBBB
TBTTBB
BBBTBBBB
6
Đêm BBTBBTBB
chuẩn bị
BBBBBBBBBT
BTTTBBTT
BBBTTBB


TBBBBBB
BBTBBBBTT
BTBTBBTB
TBTBBBTTBB

BTTBB
BBTBBBBTT
TTBTBBT
TTBBTTTBB

TTBTTBB
BTTTBTT
TBBBTBTT
BBBBT

BTTBB
TTTTBBBT
TTTBBBBBBTT
BBTTBBTB

SVTH: Lê Thị Mai

23


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
BBBBB
BTBTTBBTTTB
TTTBTBBTT

TTTTBBTT

BBBBBTBTB
BBBBBBBBT
TTBBTBTT
TBTBTTTBB

TTBTTBB
TTTBBTBTT
BTBTT
TTBTBTTTBB
TBTTB
TTTTBBT
BTBTTBBT
TBBBBTTBB

TTTBB
TBTBTBTT
TBTTTBBT
TBBBTTTTB
BBTBBTT
BBBBTTTTTTBB
TTBTBBBBT
BTTTBBTT
BBBTTBB

BTBBBTBB
TTTBBBTT
BTTBBBBT
TTBBTTBB


BBBBTTBB
TTTBBBTT
BTTBBBTBBB
BTBBTTBB

BBTBTTTB
TBTBTTBBT
BTBTTBBT
TBBTBTTBB

BTBBTTTBB
BTTTTBTT
TTTBBBTBTT
TTTBBBTTTB

BBBBBTBB
BBTBBBBT
TBBBBBTT
TTBBTTTBB

BTTTBBTT
BBBTTBB
BBBBTTBBT
TTBTBTTBB
BTBBTT
TBBTBTT
BTBBBTBB
BBTTBB
BTBBBTT

BTBBTT
BTBBTBB
BBTBTBBTT
BBBBT
TTBBTTTBB

TBBTTBB
BBTTTBTT

BTTTBBTT
SVTH: Lê Thị Mai

24


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của
Hữu Thỉnh
BBBTTBB
BTTBB
BBTBBBBTT
BBTBB
TBB
BBBBTTBB
BTTBBBT
BTTBBBTT
BTBTTTBB

7 Đi trong BBBBTTBB
mây
TTTBBBBT

TBTTBBTT
BBBTTTBB

BBTBBTTT
BBTBTT
TTTTBBBBTT
TBBBBBTB
8
Sang TTBBT
thu
TBBTB
BBBBT
BBBTB

BBBBBTB
BTTBBBBT
BBBTBBTT
TBBTTTBB
TTBBTTBB
BTTTBBBT
TTTBBBTT
TBBTTTBB
9
Giấc BBBBTTBB
ngủ trên TBTBBTT
đường ra TBTBBTT
trận
TBBBBTBB
TBBBTBB
BTTBTBTT

BBTBBBTT
TBBBTTBB

BTTBB
BTBTT
TTBBT
TTBBB
TBBBT
TBBBB
TTTTB
BBBTT
10 Ý nghĩ BTBBTTTBT
không vần BBBTT
TBBBBBTTB
TTBBTBBBT
BTB
TBBTB
BBBBT
BTTTBBBTTTTBB

BBBBTTBB
TTTTBBTT
BTTBBBTT
TBBBBTBB
SVTH: Lê Thị Mai

TTTBBBTTB
BBTTBBT
BTTBBBBTTBB
25



×