Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập vận dụng qua bài thơ ánh trăng của nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.16 KB, 5 trang )

Bài tập vận dụng:
Bài tập 1 : Kết thúc một bài thơ có câu:

Trăng cứ tròn vành vạnh.

a. Hãy chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?Hình ảnh đó giúp em hiểu gì
về chủ đề bài thơ ( Yêu cầu: trình bày thành một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp).
=> Gợi ý:
a. Chép chính xác khổ thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
b. Tên bài thơ: “Ánh trăng”. Tác giả: Nguyễn Duy.
c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
- Là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là bạn của người trong những năm tháng tuổi thơ và
cả thời chiến tranh ở rừng.


- Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Là biểu tượng cho quá khứ nguyên vẹn không phai mờ, là bạn và cũng là nhân chứng
đầy tình nghĩa. Nhưng đó cũng là lời nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lí sống:
con người có thể vô tình nhưng quá khứ, lịch sử thì mãi vẹn nguyên.
- Hình ảnh vầng trăng cũng làm rõ thêm chủ đề tác phẩm: nhắc nhở thái độ sống đúng
đắn, biết ơn và thủy chung với quá khứ của dân tộc.
Chú ý: trình bày phần trả lời thành một đoạn văn có lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 2: Cho câu thơ:


“Ngửa mặt lên nhìn mặt”.

a. Hãy chép lại chính xác những 7 câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài
thơ.
c. Trong dòng thơ đầu, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng
theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
d. Viết đoạn văn ( 10 – 12 câu ) theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp, trình bảy cảm
nhận của em về đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, câu cảm thán,
gạch chân dưới câu ghép và câu cảm thán đó.


=> Gợi ý:
a. Chép chính xác khổ thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

b.
- Tên bài thơ: “Ánh trăng”. Tác giả: Nguyễn Duy.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước thống nhất, con người
dễ quên quá khứ. Vì vậy, bài thơ cất lên như một lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình
cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước
bình dị, hiền hậu và lẽ sống ân nghĩa, thủy chung.
c.

- Tử “mặt” thứ nhất: nghĩa gốc.
- Từ “mặt” thứ hai: nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: ánh trăng như


khuôn mặt của người bạn quá khứ.
d. Viết đoạn văn:
* Nội dung: Có nhiều cách khai thác khác nhau. Tuy nhiên cần làm rõ niềm xúc động
mãnh liệt, suy ngẫm chân thành của tác giả - nhân vật trữ tình qua các ý sau:
- Nhà thơ lặng lẽ đối diện với mặt trăng, người bạn tri kỉ mình đã lãng quên để tự thú về
sự bội bạc của mình.
- Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc ấy đã làm nhà thơ “rưng rưng” xúc động.
Quá khứ vất vả và gian lao nhưng tràn ngập niềm vui cùng với trăng, với thiên nhiên bấy
lâu tưởng chừng đã lãng quên bỗng ùa về trong nỗi nhớ.
- Trăng trở thành biểu tượng cho sự tròn đầy, thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá
khứ, cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi dù con người có đổi thay “vô tình”.
- Ánh trăng còn được nhân hóa “im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc
mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung, tình nghĩa.
- Sự im lặng làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh. Cái “giật mình” thể hiện suy nghĩ, trăn
trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.
- Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí
ân nghĩa, thủy chung.
( Trong đoạn văn, HS phải phân tích rõ: thể thơ năm chữ, giọng điệu chậm rãi, sâu lắng,
các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, từ ngữ chọn lọc, phép liệt kê...)
* Hình thức:


- HS viết đúng đoạn văn nghị luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, độ dài 10 – 12 câu.
- Sử dụng câu ghép, câu cảm thán, có gạch dưới.

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!




×