Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ viếng lăng bác viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.86 KB, 8 trang )

Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác Viễn Phương.
Tham khảo hai bài viết trên. Chú ý trong phần mở bài, phải giới thiệu được đoạn thơ,
và trích dẫn đoạn thơ.
* Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
a. Chép chính xác bốn câu cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu, trình bày những cảm xúc của em khi đọc khổ thơ trên,
trong đoạn có câu văn dùng thành phần phụ chú ( Yêu cầu: gạch dưới phần phụ chú)
=> Gợi ý:
a. Chép chính xác bốn câu thơ kết bài “Viếng lăng Bác”:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

b. Viết đoạn văn:
*Về nội dung:
- Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên thể hiện ước muốn tha
thiết, mãnh liệt:muốn được hóa thân, được hòa nhập vào cảnh vật để được ở mãi bên


Người:
+ Làm con chim cất tiếng hót làm vui lăng Bác.
+ Làm đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.
+ Làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ cho Bác trong giấc ngủ thiên thu.
- Hình ảnh cây tre lặp lại như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm cho dòng
cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự
trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường Cách mạng mà Người đã
vạch ra.
- Cũng nói về cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ, về tình cảm của nhà thơ, của nhân


dân với Bác.
*Về hình thức: trình bày thành đoạn văn, giới hạn 8 câu, có sử dụng thành phần phụ chú.
Bài tập 2: Cho đoạn thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ


tên và tác giả bài thơ)
=> Gợi ý:
a. Phân tích để thấy:
- Đứng trước lăng Bác, cảm xúc của nhà thơ được gợi tả bằng hai hình ảnh thực, ẩn dụ
sóng đôi: “mặt trời đi qua trên lăng” và “mặt trời trong lăng”.
- “Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần
hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài.
- “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo và độc đáo. Bác Hồ chính là mặt
trời của dân tộc Việt Nam,soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giả i phóng dân
tộc,
giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
=> Với hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ Viễn Phương đã ca ngợi sự trường tồn, vĩ đại của
Bác; đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ và lòng thành kính của nhân dân với Bác.
b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đôi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.


( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Bài tập 3: Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ


thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thămlăng Bác...

Và sau đó, tác giả thấy:

...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

a. Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ấy.
b. Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm
xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao
nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
c. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp
(có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và
niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.


d. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác
đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
=> Gợi ý:

a. Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ
được viết năm 1976,sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất,
Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
b.
- Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra
ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên"là một cách nói giảm, nói tránh nhằm miêu tả tư thế ung
dung thanh thản của Bác- vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay
đã có được giấc ngủ bình yên.
c. Viết đoạn văn:
*Về nội dung:
- Trước khung cảnh,không khí thanh tĩnh, nhà thơ cảm nhận không gian, thời gian như
ngưng kết và dường như Bác đã thanh thản “trong giấc ngủ bình yên”, giữa ánh sáng dịu
hiền của vầng trăng tri kỉ - vầng trăng đã đồng hành cùng Bác suốt cả cuộc đời ( Liên hệ
thêm với các bài thơ viết về trăng của Bác).
- Cảm nhận về vẻ đẹp sáng trong của tâm hồn Người, nhà thơ biết rằng: Bác đã hóa thân


vào thiên nhiên, đất nước, tên tuổi và sự nghiệp của Bác sống mãi trong lòng dân tộc như
bầu trời xanh hiện hữu trên đầu.
- Dẫu vậy, một cảm giác đau xót vẫn trào dâng – “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Chỉ
một từ “nhói” đã diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, đã gợi một nỗi đau quặn thắt dâng
trào. Niềm tin và nỗi đau, tình cảm và lí trí kìm nén và vỡ òa....
=> Có thể nói, bốn dòng thơ với những ẩn dụ sáng tạo và cách sử dụng ngôn từ độc đáo,
người đọc cảm nhận được một sự trân trọng, một sự ngợi ca, và cả nỗi đau xót của nhà
thơ miền Nam đối với Bác Hồ.
*Về hình thức: trình bày đoạn văn theo cách lập luận quy nạp, khoảng 10 câu, có sử
dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú.
d. Câu thơ có hình ảnh trăng: HS có thể trích dẫn câu thơ trong bài “Đồng chí” (Chính

Hữu), “Ánh trăng”(Nguyễn Duy), “Đoàn thuyền đánh cá”(Huy Cận)....
Bài tập 4: Viết một đoạn văn phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

( “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)


=> Gợi ý:
Đến lăng Bác, cảm nhận đầu tiên của tác giả là hình ảnh hàng tre. Đây là hình ảnh thực,
hình ảnh ẩn dụ. Hàng tre xanh xanh là biểu tượng hết sức thân thuộc của làng quê Việt
Nam,biểu tượng cho sức sống bền bỉ của con người Việt Nam,đất nước Việt Nam.-> Với
hình ảnh hàng tre, lăng Bác tôn nghiêm mà gần gũi, ấp áp trong lòng người đến với viếng
và Bác như đang sống giữa lòng quê hương, đất nước. Đó chính là tấm lòng của nhà thơ
nói riêng và của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung đối với Bác.
Bài tập 5: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòngngười đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
( “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

=> Gợi ý: Yêu cầu HS trình bày thành một đoạn văn.
- Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Hình ảnh ẩn dụ: “tràng hoa”



- Hình ảnh hoán dụ : “bảy mươi chín mùa xuân”.
- Điệp ngữ “ngày ngày”.
=> Nêu niềm thương nhớ, ngợi ca sự trường tồn, vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện sự
ngưỡng mộ và lòng biết ơn của nhân dân với vị lãnh tụ.



×