Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HKI MÔN CÔNG NGHỆ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.83 KB, 11 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HKI MÔN CÔNG NGHỆ 8
Năm học: 2015-2016
Chương I: Bản vẽ các khối hình học
Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.
Câu 1. (NB) Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau
A. Bản vẽ kĩ thuật chỉ có vai trò quan trọng trong sản xuất.
B. Bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” dùng chung trong kĩ thuật
C. Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, giao thông, xây dựng. . .
D. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống
Đáp án: A
Câu 2. (NB) .Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
A.Quan trọng
B. Không quan trọng
C.Không có bản vẽ kĩ thuật vẫn có thể sản xuất ra các sản phẩm tốt
D. Không có bản vẽ kĩ thuật vẫn có thể sử dụng tốt các máy móc, thiết bị
Đáp án: A
Câu 5.(TH) ) Em hãy cho biết vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sông? Cho ví dụ
thực tế.
Đáp án:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sông
- Trong sản xuất, để chế tạo, lắp ráp hoặc thi công một sản phẩm hoặc một công trình đúng như ý
muốn của người thiết kế ta phải căn cứ theo bản vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung trong kỹ thuật.
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị kĩ thuật)
Câu 6.(VD cao) Em hãy cho biết bản vẽ kĩ thuật được dùng trong những lĩnh vực kĩ thuật nào?
Cho ví dụ trong từng lĩnh vực.
Đáp án: Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật như: cơ khí, điện lực, kiến trúc,
nông nghiệp, xây dựng, giao thô, quân sự. . .
Ví dụ: tùy HS
Bài 2: Hình chiếu


Câu 1. (NB) Vị trí hình chiếu bằng trên bản vẽ kĩ thuật:
A.Ở bên phải hình chiếu cạnh
B. Ở bên trái hình chiếu cạnh
C. Ở bên dưới hình chiếu đứng
D. Ở bên trên hình chiếu cạnh
Đáp án: C
Câu 2. (NB) Hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào?
A. Từ trước tới
B. Từ trái sang
C. Từ phải sang
D. Từ trên xuống
Đáp án: A
Câu 3. (TH) Phép chiếu vuông góc có đặc điểm gì?
A. Các tia chiếu điều đi từ tâm
B. Các tia chiếu song song với nhau
C. Các tia chiếu vuông góc với nhau
D. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
Đáp án: D


Câu 4. (VD thấp) Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể có dạng
hình trụ cao 5cm, đường kính đáy 2cm?
Đáp án:
Câu 5.(TH) ) Em hãy cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật?
(Đáp án:
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng)
Câu 6.(VD cao) Một vật thể được cấu tạo bởi hai khối hình học A, B (hình bên dưới) (1đ)
a/ Hãy ghi tên gọi các hình chiếu vào trong bảng 1
b/ Ghi tên gọi hai khối hình học A, B vào bảng 2

Bảng 1
Hình chiếu a) là:
Hình chiếu b) là:

Bảng 2
Hình chiếu
A
B

Tên khối

Đáp án:
Bảng 1
Hình chiếu a) là: Hình chiếu đứng
Hình chiếu b) là: Hình chiếu cạnh

Bảng 2
Hình chiếu
A
B

Tên khối
Hình nón cụt
Hình trụ

Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
Câu 1. (NB) Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng những hình chiếu nào để biểu diễn khối đa diện?
A.Hình chiếu bằng
B.Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
C.Hình chiếu đứng

D.Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu hình dạng và kích thước đáy.
Đáp án: D
Câu 2. (NB) Vật thể nào sau đây có dạng hình hộp chữ nhật?
A. Lọ nước hoa
B. Hộp phấn
C. Cái chén (bát)
D. Chai
Đáp án:B
Câu 3. (VD thấp) Một vật thể có hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hinh chiếu bằng là hình chữ
nhật. Vật thể là hình gì?
A. Hình hộp chữ nhật
B. Lăng trụ đều
C. Chóp đều
D. Hình trụ
Đáp án: A
Câu 4. (VD thấp) Một vật thể có hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hinh chiếu bằng là tam giác
đều. Vật thể là hình gì?
A. Hình hộp chữ nhật
B. Lăng trụ đều


C. Chóp đều
D.Hình trụ
Đáp án:B
Câu 5.(TH) Em hãy trình bày khái niệm khối đa diện? Em hãy cho ba ví dụ vật thể có dạng khối
đa diện.
Đáp án: Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. VD tùy HS
Câu 6.(VD cao) Em hãy vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của một vật thể có dạng hình hộp
chữ nhật. Biết vật thể này có chiều cao 6cm, đáy có chiều rộng 2cm và chiều dài 3cm.
Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay

Câu 1. (NB) Hình trụ được tạo thành khi:
A. Khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định
B. Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định.
C. Khi quay nửa hình tròn quanh một đường kính.
D. Khi quay một tam giác một vòng quanh một cạnh cố định.
Đáp án: A
Câu 2. (NB) Hình nón được tạo thành khi:
A. Khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định
B. Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định.
C. Khi quay nửa hình tròn quanh một đường kính.
D. Khi quay một tam giác một vòng quanh một cạnh cố định.
Đáp án: B
Câu 3. (VD thấp) Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể có dạng hình cầu là:
A. Hai hình chữ nhật
B. Một hình tam giác cân và một hình tròn
C. Hai hình tam giác cân
D. Hai hình tròn.
Đáp án: D
Câu 4. (VD thấp) Một vật thể có hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hinh chiếu bằng là hình tròn.
Vật thể là hình gì?
A. Hình hộp chữ nhật
B. Hình nón
C. Hình cầu
D.Hình trụ
Đáp án: D
Câu 5.(TH) Em hãy trình bày khái niệm khối tròn xoay?Em hãy cho bốn ví dụ vật thể có dạng
khối tròn xoay
Đáp án: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục
quay) của hình. VD tùy HS
Câu 6.(VD cao) Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể có dạng hình trụ cao 5cm,

đường kính đáy 2cm
Bài 8, 9: Khái niệm về hình cắt. Bản vẽ chi tiết
Mục tiêu: Biết công dụng của hình cắt
Câu 1. (NB) Hình cắt dùng để làm gì?
A.Dùng để biểu diễn hình dạng ngoài của vật thể
B. Dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
C. Dùng để biểu diễn hình dạng mặt sau của vật thể
D. Dùng để biểu diễn hình dạng mặt trước của vật thể
(Đáp án: B)


Mục tiêu: Biết nội dung của bản vẽ chi tiết
Câu 2. (NB) Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung nào?
A.Hình biểu diễn, kích thước
B.Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C.Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên
D.Kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Quy ước vẽ hình cắt
Câu 3. (VD thấp) Công dụng của bản vẽ chi tiết là gì?
A..Chế tạo sản phẩm
B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
C. Thiết kế, lắp ráp sản phẩm
D. Thiết kế , lắp ráp và sử dụng sản phẩm
(Đáp án: D)
Mục tiêu: Cách vẽ hình cắt
Câu 4. (VD thấp) . Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được vẽ như thế nào?
A.Được tô màu
B. Đươc vẽ bằng nét chấm gạch
C.Được để trắng

D. Được kẽ ghạch ghạch
(Đáp án:D)
Mục tiêu: Khái niệm và công dụng của hình cắt
Câu 5. (TH) Hình cắt là gì? Hình cắt dùng để làm gì?
(Đáp án: -Hình cắt cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể)
-Hình cắt dùng để biểu diễn rỏ hơn hình dạng bên trong của vật thể (Phần vật thể bị mặt
phẳng cắt cắt qua được kẽ gạch gạch.)
Mục tiêu: Các bước đọc bản vẽ chi tiết
Câu 6. (VD cao) Trình bày các bước đọc bản vẽ chi tiết?
(Đáp án:
1.Khung tên:
2.Hình biểu diễn:
3.Kích thước:
4.Yêu cầu kĩ thuật
5.Tổng hợp)
Bài 11: Biểu diễn ren
Câu 1. (NB) Có những loại ren nào?
A. Ren ngoài, ren trong
C. Ren bị che khuất
B. Ren nhìn thấy
D. Ren ngoài, ren trong, ren bị che khuất
Đáp án: D
Câu 2. (NB) Quy ước vẽ đường đỉnh ren đối với ren nhìn thấy là:
A.Nét liền mãnh
B.Nét đứt
C.Nét chấm gạch
D.Nét liền đậm
Đáp án: D
Câu 3. (VD thấp) Vật thể nào sau đây có ren lỗ?



A.Cổ chai
B.Cổ lọ mực
C. Bulông
D. Đai ốc
Đáp án: D
Câu 4. (VD thấp) Vật thể nào sau đây có ren trục?
A.Cổ chai
B.Nắp chai
C. Đui đèn
D. Đai ốc
Đáp án:
Câu 5.(TH) . Em hãy trình bày các qui ước vẽ các loại ren?
Đáp án:
-Ren nhìn thấy:
+ Đường kính ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm
+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng
-Ren bị che khuất:
Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt
Câu 6.(VD cao) Em hãy kể bốn vật thể có ren lổ trong thực tế?
Đáp án: Tùy HS
Bài 13. Bản vẽ lắp
Câu 1. (NB) Công dụng của bản vẽ lắp là gì?
A. Dùng thiết kế, rắp ráp và chế tạo sản phẩm
B. Dùng để chế tạo sản phẩm
C. Dùng để kiểm tra sản phẩm
D. Dùng để sử dụng sản phẩm
Đáp án: A
Câu 2. (NB) Bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?
A.Hình biểu diễn, kích thước

B.Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C.Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên
D.Kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên
Đáp án: C
Câu 5.(TH) Em hãy trình bày nội dung của bản vẽ lắp? Trình tự đọc bản vẽ lắp?
Đáp án:- Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên
-Trình tự đọc bản vẽ lắp:
1:Đọc khung tên
2:Đọc bảng kê
3:Đọc hình biểu diễn
4:Đọc kích thước
5:Phân tích chi tiết
6:Tổng hợp
Câu 6.(VD cao) So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết?
Đáp án: Giống nhau: bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết đều có: khung tên, kích thước, hình biểu
diễn.
Khác:
Bản vẽ lắp
Bản vẽ chi tiết


Có bảng kê
Có yêu cầu kĩ thuật
Bài 15. Bản vẽ nhà
Câu 1. (NB) Bản vẽ nhà gồm những nội dung nào?
A.Mặt bằng
B. Mặt bằng, mặt đứng
C. Mặt đứng, mặt cắt
D. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt
Đáp án: D

Câu 2. (NB) Mặt bằng biểu diễn mặt nào của ngôi nhà?
A. Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình chiếu vuông góc các mặt trước của ngôi nhà
C. Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng
D. Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà
Đáp án:
Câu 5.(TH) Em hãy cho biết nội dung của bản vẽ nhà?
Đáp án: Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt. . . .) và các số liệu xác
định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà
Câu 6.(VD cao) Em hãy cho biết trình tự đọc bản vẽ nhà?
Đáp án: Trình tự đọc bản vẽ nhà:
- Đọc khung tên
- Đọc hình biểu diễn
- Đọc Kích thước
- Đọc các bộ phận
Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
Mục tiêu: Sự đa dạng của sản phẩm cơ khí
Câu 1. (NB) Sản phẩm nào sau đây không phải là của ngành cơ khí
A.Búa
B.Đai ốc
C.Máy cày
D.Lúa
Đáp án: D
Mục tiêu: Hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống
Câu 5.(TH) Em hãy cho biết vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống?
Đáp án: Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống
-Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng
máyva2 tạo ra năng suất cao.
-Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
-Nhờ cơ khí, tầm nhìn của con người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được

không gian và thời gian.
Mục tiêu: Biết quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí
Câu 6.(VD cao) Em hãy vẽ sơ đồ khái quát quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí?
Đáp án: SGK tr59
Chương III: Gia công cơ khí
Bài 18:Vật liệu cơ khí
Mục tiêu: Nhận biết được vật liệu kim loại màu
Câu 1. (NB) Vật liệu nào sau đây là vật liệu kim loại màu?


A. Thép
B. Gang
C.Đồng
D.Gang trắng
Đáp án: C
Mục tiêu: Nhận biết được vật liệu kim loại màu
Câu 2. (NB) Đồng thuộc loại vật liệu nào sau đây?
A. Kim loại đen
B. Kim loại màu
C. Chất dẻo
D. Cao su
Đáp án: B
Mục tiêu: Hiểu ứng dụng của tính chất vật liệu cơ khí trong chế tạo cơ khí
Câu 3. (TH) Để làm lốt xe người ta sử dụng vật liệu nào?
A. Kim loại màu
B.Chất dẻo
C.Cao su
D.Kim loại đen
Đáp án: C
Mục tiêu: Hiểu ứng dụng của tính chất vật liệu cơ khí trong chế tạo cơ khí

Câu 4. (VD) Thép được chọn để chế tạo khoan kim loại do vật liệu này có đặc điểm nào sau
đây?
A. Vì thép cứng
B. Vì thép cứng và để tạo ra lực cắt tốt khi cắt
C. Để tạo độ nhẵn cao
D. Để dũa ít giòn
Đáp án: B
Mục tiêu: Biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Câu 5.(TH) Em hãy trình bày tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
Đáp án:
1/Tính chất cơ học:
Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài. Tính chất cơ học bao
gồm: tính dẻo, tính cứng và tính bền.
2/Tính chất vật lí:
Là những tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí khi thành phần hóa học của nó
không đổi như: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. . .
3/Tính chất hóa học:
Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường, như tính chịu
axit và muối, tính chống ăn mòn. . .
4/Tính chất công nghệ:
Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt
gọt. . .
Mục tiêu: Biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Câu 6.(VD cao) Em hãy so sánh tính chất của thép và nhựa: tính cứng, tính dẻo, khối lượng?
Đáp án: Thép cứng hơn nhựa, nhựa dẻo hơn thép, thép nặng hơn nhựa
Bài 20:Dụng cụ cơ khí
Mục tiêu: Nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí.
Câu 1. (NB) Tại sao khi làm dũa người ta phải sữ dụng thép tốt?
A. Để dũa không bị rĩ
B. Để tạo ra lực cắt tốt khi dũa

C. Để tạo độ nhẵn cao
D.Vì thép cứng
Đáp án: B


Mục tiêu: Nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí.
Câu 2. (NB) Để chế tạo đục kim loại người ta sử dụng vật liệu nào sau đây?
A. Thép
B.Gang
C. Đồng
D.Nhôm
Đáp án: A
Mục tiêu: Biết công dụng của dụng cụ cơ khí
Câu 3. (TH) Công dụng của cưa kim loại là gì?
A. Dùng cắt rãnh.
B. Dùng cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa
C. Dùng cắt kim loại thành từng phần.
D. Dùng cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh
Đáp án: D
Mục tiêu: Nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí
Câu 4. (VD) Để chế tạo tuavit người ta sử dụng vật liệu nào sau đây?
A. Nhôm
B.Nhựa
C. Cao su
D. Thép
Đáp án: D
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo, nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí.
Biết công dụng của dụng cụ cơ khí
Câu 5.(TH) Em hãy trình bày cấu tạo và công dụng của thước lá?
Đáp án:

Thước lá được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ, ít ci giãn và không gĩ. Thước lá có chiều dày:
0,9-1,5mm, rộng 10-25mm. Trên thước có vạch, các vạch cách nhau 1mm.
Thước lá: dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm.
Mục tiêu: Phân chia được nhóm dụng cụ đo, dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt, dụng cụ gia công.
Câu 6.(VD cao) Em hãy cho biết những dụng cụ cơ khí nào dùng để tháo lắp, kẹp chặt
Đáp án: Dụng cụ cơ khí nào dùng để tháo lắp là: kìm, cờ lê, tua vít, mỏ lết.
Dụng cụ cơ khí nào dùng để kẹp chặt là: kìm, ê tô
Bài 22. Cưa và dũa kim loại
Mục tiêu: Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa kim loại trong sản xuất cơ khí.
Câu 1. (TH) Công dụng của cưa kim loại là gì?
A. Dùng cắt rãnh.
B. Dùng cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa
C. Dùng cắt kim loại thành từng phần.
D. Dùng cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh
Đáp án: D
Mục tiêu: Hiểu được ứng dụng của phương pháp dũa kim loại trong sản xuất cơ khí.
Câu 2. (VD) Dũa kim loại là làm gì?
A. Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ.
B. Dũa dùng để cắt đứt kim loại, cắt bỏ phần thừa
C. Dũa dùng để chặt đứt kim loại
D. Dũa dùng để tạo lỗ trên vật liêu
Đáp án: A
Mục tiêu: Biết được thao tác cơ bản khi dũa kim loại.
Câu 5.(TH) Trình bày thao tác khi dũa kim loại?


Đáp án:
-Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.
-Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động: một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều
khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo

nhanh và nhẹ nhàng.
Mục tiêu: Biết quy tắc an toàn khi cưa kim loại
Câu 6.(VD cao) Để đảm bảo an toàn khi cưa ta phải chú ý gì?
Đáp án:
-Kẹp vật cưa phải đủ chặt
-Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.
-khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.
-Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Chương IV. Chi tiết máy và lắp ghép
Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
Mục tiêu: Nhận biết chi tiết máy
Câu 1. (NB) Chi tiết nào sau đây không phải là chi tiết máy?
A. Bulong
B. Đai ốc
C. Kim máy khâu D. Mảnh vỡ máy
Đáp án: D
Mục tiêu: Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy
Câu 2. (NB) Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
A. Ghép cố định
B. Ghép cố định hoặc ghép động
C.Ghép bằng vít
D. Ghép động
Đáp án: B
Mục tiêu: Phân loại được chi tiết máy
Câu 3. (TH) Chi tiết máy nào sau đây thuộc nhóm chi tiết có công dụng riêng?
A. Bulong
B. Đai ốc
C. Kim máy khâu D. Mảnh vỡ máy
Đáp án: C
Mục tiêu: Biết được các kiểu lắp ghép trong thực tế

Câu 4. (VD) Mối ghép bản lề cửa và tường là:
A. Mối ghép động
B. Mối ghép bằng vít
C.Mối ghép bằng then D. Mối ghép bằng chốt
Đáp án: B
Mục tiêu: hiểu được khái niệm chi tiết máy
Câu 5.(TH) Em hãy giải thích khái niệm chi tiết máy?
Đáp án: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong
máy
Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được
hơn nữa
Mục tiêu: Phân loại chi tiết máy.
Câu 6.(VD cao) Em hãy phân loại chi tiết máy dựa theo công dụng của chúng?
Đáp án: Theo công dụng, chi tiết máy được chi làm hai nhóm
-Nhóm các chi tiết như: bu lông, đai ốc,. . .được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau, chúng
được gọi là chi tiết có công dụng chung.


- Nhóm các chi tiết như: kim máy khâu, khung xe đạp,. . .chỉ được dùng trong một loại máy nhất
định, chúng được gọi là chi tiết có công dụng riêng.
Bài 26. Mối ghép tháo được (Phần I)
Mục tiêu: Biết được đặc điểm của mối ghép bằng ren
Câu 1. (NB) Mối ghép bằng ren có đặc điểm gì?
A. Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.
B. Chịu lực kém
C. Khó tháo lắp
D. Có cấu tạo phức tạp
Đáp án: A
Mục tiêu: Biết ứng dụng của mối ghép bulông
Câu 2. (NB) Khi nào thì dùng mối ghép bulông để ghép chi tiết?

A. Khi chi tiết có chiều dày quá lớn
B. Những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ
C. Những chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
D. Khi mối ghép không cần tháo lắp
Đáp án: C
Mục tiêu: Nhận dạng được mối ghép
Câu 3. (TH) Mối ghép giữa trục giữa và khung xe đạp là mối ghép gì?
A. Đinh tán
B. Hàn
C. Ren
D. Then
Đáp án: C
Mục tiêu: Nhận dạng được mối ghép tháo được
Câu 4. (VD) Mối ghép nào sau đây là mối ghép tháo được?
A. Mối ghép giữa quai nồi và nắp.
B. Mối ghép giữa bản lề cửa và tường
C. Mối ghép giữa trục quay và giá ròng rọc
D. Mối ghép hàn của mạch điện tử
Đáp án: B
Mục tiêu: Biết được đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren
Câu 5.(TH) Trình bày đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren?
Đáp án:
-Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản dể tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép
cần tháo lắp.
-Mối ghép bulông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
-Đối với những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mồi ghép vít cấy
-Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ
Mục tiêu: Nhận dạng được mối ghép tháo được
Câu 6.(VD cao) Cho ví dụ thực tế mối ghép bằng ren.?
Đáp án: Tùy HS

Bài 26. Mối ghép tháo được (Phần II) và bài tập
Mục tiêu: Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt
Câu 1.(TH) Trình bày cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt?
Đáp án:


Cấu tạo của mối ghép
-Mối ghép bằng ten gồm trục, bánh đai, then
-Mối ghép bằng chốt gồm: hai chi tiết được ghép, chốt trụ
.Đặc điểm và ứng dụng
-Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dể tháo lắp và thay thế nhưng chịu lực kém
-Mối ghép bằng then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích. .. để truyền chuyển
động quay
-Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc
hoặc để truyền lực theo phương đó
Mục tiêu: Nhận dạng được mối ghép tháo được
Câu 2.(VD cao) Cho ví dụ thực tế mối ghép bằng then và chốt?
Đáp án: Tùy HS
Mục tiêu:
Câu 3. Mối ghép nào sau đây là mối ghép bằng chốt?
A. Ghép giữa trục giữa và đùi xe đạp.
B. Mối ghép giữa trục và bánh ròng rọc
C. Mối ghép bản lề cửa
D. Ghép bảng vào tường
Đáp án: A



×