NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI MÔN THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
(Thi Vấn đáp – Mỗi đề 2 câu)
1. Nêu và phân tích các tiêu chí đánh giá sự thành công của quá trình phát triển sản
phẩm?
Có 5 tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của một quá trình PD:
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của quá trình PD có tốt không? Nó có thỏa mãn nhu cầu
khách hàng hay không? Nó có hoạt động bền bì, ổn định và đáng tin cậy hay không? Chất lượng
sản phẩm làm ra sẽ được phản ánh thông qua thị phần mà nó chiếm được và giá mà người tiêu
dùng sẵn sàng trả để mua nó. (Xin lấy iPhone làm ví dụ)
Chất lượng của sản phẩm được đánh giá thông qua sự phản hồi từ thị trường và giácả mà khách
hàng chấp nhận trả cho sản phẩm đó
- Chi phí sản xuất sản phẩm: Chi phí sản xuất ra sản phẩm là bao nhiêu? Chi phí này bao gồm
phí tài sản cố định, chi phí cho công cụ sản xuất cũng như chi phí biên để sản xuất ra từng đơn vị
sản phẩm. Chi phí sản xuất sẽ quyết định mức lợi nhuận có thể sinh ra cho doanh nghiệp với một
lượng sản phẩm bán ra và mức giá định trước.
Vốn đầu tư cho thiết bị và công cụ
- Chi phí chế tạo từng sản phẩm.
-Chi phí chế tạo sản phẩm quyết định lợi nhuận của công ty đối với số lượng sản phẩm và giá bán
cụ thể.
- Thời gian phát triển sản phẩm: Đội ngũ PD hoàn thành công tác PD trong bao lâu? Thời gian
phát triển sản phẩm đánh giá được mức độ đáp ứng nhanh nhạy của đội ngũ PD của doanh
nghiệp trước sức ép cạnh tranh và các thay đổi chóng mặt về công nghệ. Nó cũng quyết định
mức độ nhanh hay chậm của quá trình hoàn vốn cho doanh nghiệp sau khi đầu tư vào PD cho sản
phẩm.
- Chi phí phát triển sản phẩm: Doanh nghiệp phải chi bao nhiêu tiền cho quá trình PD? Chi phí
PD thường chiếm một tỷ phần không nhỏ trong tổng lượng đầu tư cho một sản phẩm.
- Tiềm năng phát triển (trong tương lai): Liệu đội ngũ PD và Doanh nghiệp có thể phát triển các
sản phẩm tương lai tốt hơn dựa trên kinh nghiệm đã có với việc PD cho sản phẩm này? Tiềm
năng phát triển chính là "tài sản" mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phát triển các sản phẩm một
cách tiết kiệm và hiệu quả hơn trong tương lai. Một ví dụ điển hình là sự phát triển của điện
thoại thông minh iPhone của Apple từ iPhone 2G - 3G - 3GS và có thể là 4G trong tương lai.
Hiệu năng của 5 tiêu chí kể trên sẽ trực tiếp dẫn tới hiệu quả về kinh tế của doanh nghiệp.
2. Hãy cho biết ai là người tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm? Giải
thích.
Những ai tham gia vào quá trình Thiết kế và Phát triển sản phẩm?
PD là một quá trình phức tạp và là hoạt động mang tính liên ngành. Nó huy động hầu hết các
chức năng của doanh nghiệp.
Có 03 chức năng luôn đóng vai trò then chốt trong một dự án phát triển sản phẩm:
- Marketing: Công tác marketing đóng vai trò cầu nối cho sự tương tác giữa doanh nghiệp và
khách hàng của mình. Marketing là một thuật ngữ mang nghĩa rộng (không nên hiểu đơn giản
như là đi tiếp thị, bán hàng - nd) và nó giúp xác định cơ hội của sản phẩm trên thị trường, định
hướng phân khúc thị trường và quan trọng nhất là nhu cầu thực sự của khách hàng (hay người
tiêu dùng với các sản phẩm tiêu dùng). Marketing tạo nên kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp và
khách hàng, quyết định mức giá mục tiêu (target price) và chịu trách nhiệm tổ chức cũng như
giám sát các hoạt động quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường.
- Thiết kế: Công tác thiết kế đóng vai trò then chốt trong việc định hình sản phẩm (về mặt vật lý
- nd) nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Chế tạo: Công tác chế tạo - sản xuất chủ yếu liên quan đến việc bố trí, vận hàng hoặc/và quy
hoạch hệ thống sản xuất để sản xuất ra sản phẩm. Một cách rộng hơn, công tác sản xuất còn bao
gồm hoạt động mua và phân phối tài nguyên sản xuất, cũng như lắp đặt hệ thống. Tập hợp các
hoạt động này đôi khi được gọi là Chuỗi cung hay Chuỗi cung ứng (Supply chain)
Những người tham gia và các công tác trên vì thế có chuyên môn về các lĩnh vực rất khác
nhau: Nghiên cứu thị trường, cơ khí, điện, vật liệu hay điều hành quản lý sản xuất. Một vài công
tác khác như hạch toán tài chính hay bán hàng thường được xếp vào module hỗ trợ cho công tác
phát triển sản phẩm.
Ngoài những mảng đã đề cập, nhân sự tham gia đội ngũ phát triển sản phẩm cũng phụ thuộc và
đặc tính riêng của sản phẩm đó.
Trong công nghiệp hiện đại, rất ít sản phẩm được phát triển bởi các cá nhân riêng lẻ. Tập hợp
những cá nhân tham gia phát triển một sản phẩm tạo thành một Nhóm (làm) Dự án - Project
Team. Nhóm này thường có 01 Trưởng nhóm - Team Leader - người có thể nằm trong nhóm
Marketing, Thiết kế hay Chế tạo. Nhóm này cũng có thể được hợp thành từ Nhóm nòng cốt -
Core Team - và Nhóm mở rộng - Extended Team. Nhóm nòng cốt thường giới hạn ở một số ít
người và thường xuyên ngồi lại với nhau để kiểm tra tiến độ dự án. Nhóm mở rộng có thể là cộng
đồng, các đối tác, nhà cung ứng hay các freelancers.
3. Sản phẩm mới được đánh giá như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
4. Như thế nào là sản phẩm mới tương đối và tuyệt đối. Phân tích và cho ví dụ minh họa?
5. Khi thiết kế một sản phẩm mới, nhóm thiết kế cần quan tâm những vấn đề gi?
6. Làm thế nào để thương mại hóa sản phẩm đạt kết quả tốt?
- Quá trình thương mại hóa sản phẩm mới (tung sản phẩm mới ra thị trường) thường là giai đoạn mà sự
tham gia của bộ phận marketing là nhiều nhất. Trong một số trường hợp, đội ngũ marketing sẽ nỗ lực bán
sản phẩm ở một địa điểm cụ thể nhằm đánh giá sự chấp nhận của khách hàng và quan sát xem mọi người
sẽ phản ứng như thế nào với giá cả và cách thức quảng bá.
ví dụ: một hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh có thể giới thiệu một món ăn mới ở các cửa hàng thuộc khu
vực Dallas trong vòng ba tháng trước khi chính thức đưa món ăn này vào danh sách món ăn mà nhà hàng
cung cấp trong toàn hệ thống.
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường doanh nghiệp sẽ phải
xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan
như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận.
Vì vậy để đạt kết quả tốt ta cần phải xác định rõ và làm tốt nhất có thể cho từng tiêu chí nêu ra ở phần gạch
dưới nêu trên.
7. Làm thế nào để có được một ý tưởng tốt cho sản phẩm mới?
Các bạn có biết? Hầu hết tất cả những người hàng đầu đã từng start up (cả Việt Nam cũng
như nước ngoài) đều đánh giá rằng, ý tưởng không đáng giá một đô.
Cụ thể, bây giờ trên Internet, rất dễ dàng thấy được hàng trăm hàng ngàn ý tưởng về sản
phẩm dịch vụ, công nghệ và tất cả mọi thứ khác. Thậm chí có site còn tập hợp tất cả các ý tưởng
hay nhất trong năm để trao giải, đó là những ý tưởng được xem là tốt nhất trên thế giới. Hoặc đơn
giản hơn là vào app stores, bản thân nó cũng có đến vài trăm ngàn sản phẩm, tức là mấy trăm
ngàn ý tưởng khác nhau. Như vậy, bạn có thể nhìn thấy ý tưởng ở khắp mọi nơi và hầu hết chúng
đều rất ổn.
Câu chuyện ở đây là bạn có làm được cái đó hay không và phát triển nó như thế nào?
Điều này nằm ở chính bản thân người làm nó, tính cam kết của người làm nó nhiều hơn độ
“hay” của ý tưởng. Nếu ý tưởng hay mà đảm bảo được thành công thì thực chất là chẳng có cái
nào cả. Bởi người khác có thể dễ dàng đánh cắp được ý tưởng của bạn và rào cản của việc
Startup cũng sẽ bị xóa nhòa vì họ có nhiều tiền hơn và nhiều nguồn lực hơn hẳn bạn.
Do vậy, việc lựa chọn ý tưởng chỉ đóng một tỉ lệ nhỏ trong thành công của một startup mà
thôi.
- Hãy chia sẽ nó: bước đầu tiên để StartUp là chia sẻ ý tưởng đó cho người khác – những
người có kinh nghiệm hơn mình, hoặc những người đang làm cùng vấn đề như thế. Hay
đơn giản hơn, hãy chia sẻ câu chuyện đó với bạn bè. Vì một người khác sẽ có cái nhìn
khác và sẽ đóng góp cho bạn rất nhiều thứ.
- Thẩm định một ý tưởng như thế nào?
Một ý tưởng tốt phải hội tội đủ một số yếu tố. Thứ nhất là thị trường của nó đã tồn tại, tức
là đã có một thị trường (nhu cầu) thực sự như thế. Có thể nhu cầu đó hiện hiển ở cách giải
quyết khác nhưng nó phải “có thực”.
Thứ hai là dung lượng thị trường của nó phải đủ lớn, tức là bạn làm từ 1 nhưng sau một
thời gian thành công thì nó có thể lên 2 hoặc lên 3, và phát triển nhiều hơn nữa. Thêm vào đó,
việc sản phẩm đó “out of date” quá nhanh cũng rất đáng phải lưu ý. Ví dụ như điện thoại, có
thể dễ dàng thấy 5 năm trở lại đây, nó đã có sự thay đổi rất lớn.
Thứ ba là người làm StartUp phải có một số “secret sources”. Tức là phải có một bí quyết
đủ nào đó về mặt con người, quan hệ, tiền bạc…. để có thể triển khai tốt hơn người khác. Như
vậy, các bạn mới đảm bảo được thành công và ít phải đối mặt với nhiều rủi ro.
- Chọn cách tiếp cận đúng: Hãy chọn cách tiếp cận đúng. Sau đó, các bạn sẽ biết được lộ
trình mình đi sẽ là như thế nào. Khi làm nó đúng, các bạn sẽ biết những điểm nút trên
chặng đường của mình, biết mình cần làm những gì cho sản phẩm của mình và cần phải có
những tính toán cụ thể nào về mặt người dùng, về mặt doanh thu, về mặt đối tác,… Tuy
nhiên, Start up thông thường đi theo quy trình đó là khá thấp.
- Phải đủ cam kết và kiên nhẫn: Và điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng khi StartUp
là bạn có đủ kiên nhẫn để chịu đựng hay không? Ngoài cam kết rằng mình sẽ làm cái này,
bạn cần phải dứt bỏ những cái hiện tại để làm nó. Nếu không, việc bạn đắm chìm trong cái
câu chuyện đó sẽ là câu hỏi :”mình sẽ sống với cơn ác mộng này trong bao lâu”.
8. Tại sao phải thử nghiệm ý tưởng và cách thử nghiệm để phát triển sản phẩm?
9. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm mới trên thị trường.
- Giai đoạn tung ra thị truờng quảng bá sản phẩm: là thời kỳ mức tiêu thụ tăng trưởng chậm theo mức độ
tung hàng ra thị trường;
- Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên
đáng kể;
- Giai đoạn sung mãn: là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần lại do hầu hết những người mua tiềm
ẩn đã chấp nhận sản phẩm;
- Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống và lợi nhuận giảm.
Giai đoạn tung ra thị trường
Giai đoạn tung ra thị trường bắt đầu khi một sản phẩm mới được đem ra bán trên thị
trường. Cần phải có thời gian để trải sản phẩm ra một số thị trường và đảm bảo vận
chuyển cho các đại lý, nên nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ có thể là chậm. Những sản
phẩm quen thuộc như cà phê hoà tan, nước cam ướp lạnh và máy làm kem cà phê bột
đã phải mất nhiều năm mới bước sáng một giai đoạn phát triển nhanh. Buzzell đã phát
hiện ra một số nguyên nhân làm cho nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến phát triển
chậm: Sự chậm trễ trong việc mở rộng năng lực sản xuất; những vấn đề kỹ thuật ('bị
hư hỏng vì nhiễm khuẩn"); sự chậm trễ trong việc tổ chức lại mạng lưới phân phối thích
hợp thông qua các cửa hàng bán lẻ; và người tiêu dùng không muốn thay đổi những
hành vi đã trở thành cố hữu 12. Trong trường hợp những sản phẩm mới, đắt tiền, mức
tiêu thụ tăng châm còn do một số yếu tố phụ khác nữa: Trước nhất là vì chỉ có một số
ít người mua có đủ tiền để mua sản phẩm mới đó.
Các chiến lược Marketing trong giai đoạn tung ra thị trường
Khi tung sản phẩm mới ra thị trường, những nhà quản trị Marketing có thể đề ra mức
cao hay thấp cho từng biến Marketing, như giá cả, khuyến mại, phân phối và chất lượng
sản phẩm. Nếu chỉ xem xét giá cả và khuyến mại thì ban lãnh đạo có thể theo đuổi một
trong bốn chiến lược sau.
Chiến lược hớt váng chớp nhoáng là tung sản phẩm mới ra thị trường với giá cao và
mức khuyến mại cao. Công ty tính giá cao để đảm bảo lãi gộp trên đơn vị sản phẩm ở
mức cao nhất. Công ty chi khá nhiều cho việc khuyến mại nhằm thuyết phục thị trường
về ích lợi sản phẩm ngay cả với giá cao. Hoạt động khuyến mãi ở mức độ cao là nhằm
tăng nhanh nhịp độ xâm nhập thị trường. Chiến lược này chỉ thích hợp với những giả
thiết như sau: Phần lớn thị trường tiềm ẩn chưa biết đến sản phẩm; những người biết
đến đều thiết tha với sản phẩm và có thể trả theo giá chào; công ty đứng trước sự cạnh
tranh tiềm ẩn và muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu.
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng mức tiêu thụ tăng nhanh. Những người tiên
phong thích sản phẩm và những người tiêu dùng đến sớm bắt đầu mua sản phẩm đó.
Các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường vì bị hấp dẫn bởi những cơ hội mở rộng
sản xuất và lợi nhuận cao. Họ tung ra những tính chất mới của sản phẩm và phát triển
thêm các cửa hàng phân phối.
Giá cả vẫn giữ nguyên hay có giảm xuống đôi chút vì nhu cầu tăng rất nhanh. Các công
ty vẫn duy trì chi phí khuyến mãi của mình ở mức cũ hay có tăng đôi chút để đối phó
với sự cạnh tranh mà tiếp tục huấn luyện thị trường. Mức tiêu thụ tăng nhanh hơn
nhiều làm hạ thấp tỷ lệ khuyến mãi doanh số bán.
Trong giai đoạn này lợi nhuận tăng nhanh vì chi phí khuyến mãi được phân bổ cho một
khối lượng hàng lớn hơn và chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm giảm nhanh hơn so
với nhịp độ giảm giá nhờ hiệu quả của "đường cong kinh nghiệm".
Rút cuộc, nhịp độ tăng trưởng chuyển từ nhịp độ nhanh dần sang chậm dần. Các công
ty phải theo dõi điểm bắt đầu nhịp độ chậm dần để chuẩn bị những chiến lược mới.
Giai đoạn chín muồi (sung mãn)
Tại một điểm nào đó, nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ sản phẩm sẽ chững lại và sản
phẩm bước vào giai đoạn sung mãn tương đối. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn so
với các giai đoạn trước và nó đặt ra những giai đoạn ghê gớm đối với việc quản trị
Marketing. Hầu hết các sản phẩm đều ở giai đoạn sung mãn của chu kỳ sống và vì vậy
gần như toàn bộ công việc quản trị Marketing đều nhằm giải quyết sản phẩm sung mãn
đó.
Giai đoạn sung mãn có thể chia làm ba thời kỳ. Trong thời kỳ thứ nhất, sung mãn tăng
trưởng, nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ bắt đầu giảm sút. Không có kênh phân phối
mới để tăng cường, mặc dù một số người mua lạc hậu vẫn còn tiếp tục tham gia thị
trường. Trong thời kỳ thứ hai, sung mãn ổn định, mức tiêu thụ tính trên đầu người
không thay đổi, bởi vì thị trường đã bão hoà. Hầu hết những người tiêu dùng tiềm ẩn
đã dùng thử sản phẩm đó và mức tiêu thụ tương lại chịu sự chi phối của mức tăng dân
số và nhu cầu thay thế. Trong thời kỳ thứ ba, sung mãn suy tàn, mức tiêu thụ tuyệt đối
bắt đầu giảm, khách hàng chuyển sang những sản phẩm khác và những sản phẩm thay
thế.
Nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm lại tạo ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong
ngành. Tình trạng dư thừa năng lực sản xuất này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
Các đối thủ cạnh tranh tranh nhau tìm kiếm và xâm nhập những góc thị trường còn
trống. Họ thường xuyên giảm giá và thay đổi bảng giá chính thức. Họ tăng cường
quảng cáo và các giao dịch thương mại và giao dịch với người tiêu dùng. Họ tăng ngân
sách nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm và phát triển những sản phẩm che
sườn. Họ đồng ý cung ứng những nhãn hiệu riêng. Những bước đi này trong một chừng
mực nào đó gây thiệt hại đến lợi nhuận. Thời kỳ rũ bỏ bắt đầu và những đối thủ cạnh
tranh tương đối yếu hơn rút lui. Cuối cùng, ngành đó chỉ còn lại những đối thủ cạnh
tranh cố thủ vững chắc với định hướng cơ bản là giành cho được lợi thể cạnh tranh.
Giai đoạn suy thoái
Cuối cùng thì mức tiêu thụ của hầu hết các dạng sản phẩm và nhãn hiệu đều suy thoái.
Tốc độ suy thoái mức tiêu thụ có thể chậm, như trong trường hợp bột yến mạch, hay
nhanh. Mức tiêu thụ có thể tụt xuống đến số không hay có thể chững lại ở mức thấp.
Mức tiêu thụ suy giảm vì một số lý do, trong đó sự tiến bộ về công nghệ, thị hiếu của
người tiêu dùng thay đổi, và mức độ cạnh tranh nội địa và nước ngoài gia tăng. Tất cả
những điều đó dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, phải cắt giảm giá thêm
nữa và thiệt hại về lợi nhuận.
Khi mục tiêu và lợi nhuận suy giảm, một số công ty rút lui khỏi thị trường. Những công
ty còn ở lại có thể giảm bớt số sản phẩm chào bán. Họ có thể rút khỏi những khúc thị
trường nhỏ và những kênh thương mại tương đối yếu hơn. Họ có thể cắt giảm ngân
sách khuyến mại và tiếp tục giảm giá hơn nữa.
Đáng tiếc là hầu hết các công ty đều không xây dựng được một chính sách có cân nhắc
kỹ lưỡng để xử lý những sản phẩm già cỗi của mình. ở đây tình cảm có một vai trò nhất
định.
10. Tại sao người ta phải phân khúc thị trường khi phát triển sản phẩm mới? cho ví dụ
minh họa.
- Khái niệm Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường
thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định
cho một nhóm người nhất định. Ngưới ta gọi các đoạn phân chia đó là khúc thị trường, tức
là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích
thích của marketing. Và phân khúc thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu dùng
thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu, về tính cách hay hành vi.
- Tại sao doanh nghiệp phải phân khúc thị trường?
Phân khúc thị trường bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi
nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường, xây dựng cho
mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất quán để khả năng
vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả. Vì doanh nghiệp không
chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng
những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có
một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Do đó, nếu xác định các khúc thị trường tốt cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ kiểm soát
được sự cạnh tranh của các đối thủ, từng bước làm chủ thị trường.
11. Làm thế nào để tạo ra cơ hội phát triển sản phẩm? Ý nghĩa của việc tạo ra cơ hội?
12. Nêu và phân tích các bước phát triển sản phẩm.
- Xác định cơ hội của sản phẩm khi được tung ra thị trường
- Đánh giá và ưu tiên cho những sản phẩm có tính khả thi cao
- Phân bố nguồn nhân lực và lên kế hoạch thời gian để phát triển sản phẩm
- Bổ sung cho bản thiết kế của sản phẩm trong kế hoạch
- Đưa ra những đánh giá nhận xét trên cơ sở kết quả và quá trình
13. Thời gian và chi phí ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế và phát triển sản
phẩm.
1.Thời gian: Thực tế cho thấy rất ít sản phẩm có thế phát triển trong khoảng thời gian dưới
1 năm, phần lớn sản phầm cần từ 3-5 năm, vàmột số khác có thể kéo dài đến 10 năm.
2. Chi phí: Chi phí phát triển sản phẩm tỉ lệ thuận với số người trong nhóm dự án và thời gian
thực hiện dự án phát triển.
14. Nêu và phân tích cơ sở lập kế hoạch cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm.
- Kế hoạch phát triển sản phẩm phải xác định vốn đầu tư cho sản phẩm sẽ được phát triển và
thời điểm giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
- Phải xem xét cơ hội phát triển sản phẩm được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin như: những đề
nghị từ hoạt động tiếp thị, nghiên cứu, khách hàng, nhóm phát triển sản phẩm hiện tại và chuẩn
cạnh tranh. Từ các cơ hội này, ta phải lựa chọn vốn đầu tư, vạch thời gian và chỉ định nguồn lực
cho dự án.
- Kế hoạch phát triển sản phẩm phải được cập nhật thường xuyên để tiếp nhận phản hồi về
những thay đổi trong môi trường cạnh tranh, những thay đổi về công nghệ và những thông
tin về thành công của các sản phẩm đang tồn tại.
- Kế hoạch phát triển sản phẩm được thiết lập phải phù hợp với mục tiêu, năng lực của công ty,
những ràng buộc và môi trường cạnh tranh.
- Những khó khăn khi không lập kế hoạch cẩn thận về vốn đầu tư :
+ Thị phần không lớn bằng các sản phẩm cạnh tranh.
+ Xác định thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường không chính xác.
+ Cósự không tương ứng giữa tổng năng lực phát triển vàsố lượng các dự án theo đuổi.
+ Phân phối nguồn tài nguyên không hợp lý, một số dự án thừa nhân viên trong khi một số dự
án khác lại thiếu.
+ Huỷ bỏ dự án ngay khi bắt đầu hay trong quá trình thực hiện vì không hiểu đầy đủ sản
phẩm.
+ Thường xuyên thay đổi hướng phát triển của dự án.
15. Trong công ty của anh hiện đang có nhiều dự án phát triển sản phẩm, anh căn cứ vào
đâu để sắp xếp thứ tự các dự án đó? Giải thích
Có 4 tiên đề cơ bản:
+ chiến lược cạnh tranh
+ phân loại thị trường
+ xây dựng hành trình cho công nghệ
+ xây dựng sản phẩm nền tảng
Giải thich:…………………………
16. Anh hãy giúp bạn anh làm thế nào để bán được nhiều hàng nhất với lợi nhuận tương
đối khi mà chung quanh rất nhiều đối thủ cạnh tranh (cho ví dụ và giải thích)?
17. Giả sử có một sản phẩm mà nó không ngừng làm bạn khó chịu. Làm thế nào để xác
định những nhu cầu để cải thiện sản phẩm này. Tại sao bạn nghĩ đây là việc cần thiết để
cải thiện nó ? Bạn có nghĩ việc phát triển nó mà bỏ qua những nhu cầu sẽ như thế nào
không?
18. Giá sản phẩm mới phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự thay đổi giá trên thị trường xảy
ra như thế nào? Giải thích.
19. Anh hãy cho một ví dụ thiết kế và phát triển một sản phẩm cơ khí bất kỳ.
20. Thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí và sản phẩm bình thường có gì giống và khác
nhau?
21. Làm thế nào để phát triển sản phẩm cơ khí?
22. Nêu và phân tích các giai đoạn thị trường của sản phẩm.
23. Anh hiểu như thế nào về giá và sự co giãn của giá.
- Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về
nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng
hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về
cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi
xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại,
nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.
- Sự co giãn của giá cả: Để xem xét độ nhạy cảm của người tiêu dùng và người sản xuất khi có sự thay
đổi giá cả của một sản phẩm, kinh tế học sử dụng độ co giãn theo giá cả.
Gọi độ co giãn theo giá cả là E và nó chính là giá trị tuyệt đối của tỷ số giữa tốc độ biến đổi của lượng cầu (hoặc
của lượng cung) với tốc độ biến đổi của giá cả sản phẩm. E sẽ nằm trong khoảng từ 0 tới vô cực.
• Nếu E bằng 0, có nghĩa là lượng cầu (hoặc lượng cung) hoàn toàn không co giãn theo giá cả. Giá cả tăng
giảm thế nào cũng không làm lượng cung, hoặc lượng cầu thay đổi.
• Nếu E bằng vô cực, có nghĩa là lượng cầu (hoặc lượng cung) hoàn toàn co giãn theo giá cả.
• Nếu E lớn hơn 1 (tốc độ biến đổi của lượng cầu/cung lớn hơn tốc độ biến đổi của giá cả), có nghĩa là lượng
cầu (hoặc lượng cung) co giãn theo giá cả.
• Nếu E nhỏ hơn hay bằng 1, có nghĩa lượng cầu (hoặc lượng cung) co giãn không đáng kể theo giá cả.
Nếu xét riêng quan hệ giữa lượng cầu với giá cả sản phẩm, người ta gọi cụ thể là độ co giãn của cầu theo giá cả.
Nếu xét riêng quan hệ giữa lượng cung với giá cả sản phẩm, người ta gọi cụ thể là độ co giãn của cung theo giá
cả.
24. Phát triển sản phẩm cơ khí, theo anh nên chú ý về hình thức hay nội dung? Tại sao?
25. Khoa học công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế và phát triển sản
phẩm ?
26. Làm thế nào để xác định được yêu cầu kỹ thuật cho một sản phẩm mới?
27. Phân tích giá sản phẩm qua từng giai đoạn phát triển trên thị trường và cho ví dụ minh
họa?
28. Phân tích những yêu cầu khi làm việc theo nhóm? Ý nghĩa trong thực tế.
29. Thương mại hóa sản phẩm là gì? Trình bày kế hoạch thương mại hóa sản phẩm.
30. Nhu cầu khách hàng đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển sản phẩm? Cách xử
lý thông tin về nhu cầu khách hàng?
31. Việc bắt chước sản phẩm có phải là phát triển sản phẩm hay không? Tại sao?
32. Theo anh có bao nhiêu phương pháp để tiếp cận khách hàng về sản phẩm mới ?
Với thời đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin để tiếp cận khách
hàng là 1 trong những lựa chọn thông minh, vì vậy theo tôi có những phương pháp tiếp cận khách hàng về
sản phẩm mới như sau:
- Hỏi khách hàng của bạn cách tiếp cận: bằng cách thăm dò trên mạng (ví dụ như trang facebook,
webside chính của công ty…)
- Kích hoạt email
- Cách tiếp thị sản phẩm bằng văn bản: Tìm hiểu những gì khách hàng muốn bằng cách nhắn tin cho họ
một câu hỏi. Sau đó, gửi cho họ một phiếu giảm giá mặt hàng họ ưa thích. Điều này đặc biệt hữu ích cho
những khách hàng Gen – X và Y, nhiều người trong số họ dường như không sử dụng email nữa.
- Những gì đối thủ cạnh tranh của bạn không làm: Phân tích các cách tiếp thị sản phẩm mà đối thủ cạnh
tranh của bạn đang sử dụng và tìm các lỗ hổng. Hãy tiếp thị sản phẩm ở một nơi nào đó họ không có mặt –
có thể là Pinterest, YouTube hoặc trên xe buýt.
- Đứng ra tổ chức một sự kiện: Tổ chức một sự kiện là một ý tưởng về cách tiếp thị sản phẩm tuyệt vời để
được nhiều người biết đến cùng một lúc. Tổ chức sự kiện tại địa điểm kinh doanh nếu bạn có một cửa hàng
để mọi người biết địa chỉ cửa hàng của bạn ở đâu.
- Phần thưởng cho giới thiệu khách hàng mới: Đây là một cách tiếp thị sản phẩm cũ nhưng vẫn thực sự
tốt. Hãy để khách hàng biết bạn sẽ trả cho họ 1 khoản nho nhỏ nếu họ giới thiệu cho bạn một khách hàng
và biến khách hàng của bạn trở thành đội ngũ tiếp thị giá rẻ.
- Đơn giản hóa: Hãy nhớ rằng quá nhiều thông điệp trong ý tưởng tiếp thị sản phẩm của bạn sẽ khiến khách
hàng nhầm lẫn, đặc biệt là khi bạn truyền tải trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.
- Sử dụng âm nhạc: Công ty của bạn có một bài hát riêng không? Một thứ âm nhạc bạn có thể chia sẻ? Bạn
có thể sử dụng các công cụ như Spotify để chia sẻ một thông điệp âm nhạc với khách hàng tiềm năng.
33. Phân tích và nêu những yếu tố hình thành nên sản phẩm mới.
34. Nêu và phân tích các kiểu dự án phát triển sản phẩm.
35. Sản phẩm cơ khí có tính cạnh tranh cao hay không? Theo anh việc phát triển sản phẩm
cơ khí chiếm thời gian nhiều hay ít? Tại sao?
36. Anh hãy cho biết một số yêu cầu kỹ thuật về một sản phẩm cơ khí cụ thể.
37. Khi thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí có tuân thủ bài toán thiết kế hay không? Tại
sao?
38. Tính mỹ thuật, tính kỹ thuật và tính công nghệ có tác động như thế nào đối với sản
phẩm cơ khí?
39. Khi cải tiến một chi tiết nào đó trong một dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra năng suất
cao hơn, người ta có cần quan tâm đến vấn đề thương mại hóa sản phẩm cải tiến hay
không? Tại sao?
40. Khi sản phẩm mới bị cạnh tranh, làm thế nào để gữ vững vị trí sản phẩm đó trên thị
trường?
Nhà cung cấp có thể duy trì cảm giác thoải mái và hài lòng của khách hàng bằng cách liên tục cải
thiện sản phẩm theo những hình thức sau:
· Giảm giá khi bạn có thể tiết kiệm chi phí
· Thường xuyên nâng cấp chất lượng sản phẩm (tăng 1 số tính năng mới nếu có thể…)
· Huấn luyện nhân viên bán hàng những kỹ năng để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
trong phạm vi có thể
· Hãy đem lại những điều mới lạ cho sản phẩm để khách hàng cảm thấy thú vị và ngạc nhiên
Có nhiều cách để duy trì sự hài lòng của khách hàng mà không cần phải tạo ra một sản phẩm hay
dịch vụ mới. Việc cải tiến thường xuyên sẽ giúp sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn và giữ
chân khách hàng lâu dài hơn nếu bạn tập trung vào những điều thực sự có ý nghĩa với khách hàng
41. Thương hiệu đóng vai trò như thế nào đối với sản phẩm mới? Sản phẩm được bán hạ
giá trên thị trường, việc làm đó tốt hay xấu ? Tại sao ?
42. Một sản phẩm cơ khí phải như thế nào mới được gọi là đạt yêu cầu trong quá trình
phát triển sản phẩm? Tại sao ?
43. Việc nâng giá và giảm giá có tác động như thế nào đối với khách hàng? Tăng hay giảm
số lượng khách hàng? Tại sao?
44. Trình bày và phân tích những nguyên tắc trong quản lý dự án.