Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ngân hàng câu hỏi lịch sử 6 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.25 KB, 17 trang )

LỊCH SỬ 6, HỌC KÌ I
MỞ ĐẦU
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu:Biết được dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và dựng lại lịch sử.
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
A.Tư liệu truyền miệng
A. Tư liệu chữ viết
B. Tư liệu hiện vật
C. Cả 3 nguồn tư liệu trên.
Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu:Biết được sách giáo khoa lịch sử thuộc loại tư liệu lịch sử nào?
Sách giáo khoa lịch sử thuộc loại tư liệu lịch sử nào?
A. Hiện vật.
B. Chữ viết. C.Truyền miệng .
D.Tất cả các câu trên đều sai .
Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu:hiểu được lịch sử là gì?
Lịch sử là gì?
A. Lịch sử là nhưng gì diễn ra trong quá khứ.
B. Lịch sử bao gồm hôm nay và ngày mai.
C. Lịch sử là sự phát triển hướng đến tương lai.
D. Lịch sử là nhưng gì diên ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu:Hiểu được vì sao lịch sử là một môn khoa học ?
Lịch sử là một môn khoa học vì:
A. Lịch sử được dựng lại theo trí nhớ của con người.


B. Lịch sử được dựng lại theo sự nghiên cứu riêng của một sư gia.
C. Lịch sử được dựng lại theo những tư liệu lịch sử cụ thể và khách quan.
D. Lịch sử được dựng lại theo lòng yêu nước của môi dân tộc.
Đáp án: C

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Mục đích của học tập lịch sử?
Đáp án:
- Để hiểu cội nguồn dân tộc, tổ tiên, quê hương; để hiểu được cuộc sống đấu tranh và lao
động sáng tạo của dân tộc mình và của XH loài người trong quá khứ xây dựng XH văn
minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình
phải làm gì cho đất nước.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:
Trống đồng, Truyện Thánh Gióng, “ Đại Việt sử kí toàn thư” thuộc nguồn tư liệu nào?


Đáp án:
- Trống đồng: tư liệu hiện vật
- Truyện Thánh Gióng: tư liệu truyền miệng.
- “ Đại Việt sử kí toàn thư”: tư liệu chữ viết

Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1:Vận dụng
Mục tiêu: Tính được năm 2011 thuộc thế kỉ thứ mấy?
Năm 2011 thuộc thế kỉ thứ mấy?
A. XX

B. XIX
C.XXI
D. XXII.
Đáp án: B
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu:Biết được loại lịch dùng chung cho cả thế giới gọi là công lịch
Loại lịch dùng chung cho cả thế giới gọi là:
A. Công lịch
B. Âm Dương lịch
C. Dương lịch
D. Âm lịch.
Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được tại sao gọi là TCN, SCN.
Trước năm chúa Giêsu ra đời, được gọi là:
A. Trước công nguyên .
B. Trước công lịch.
C. Sau công nguyên.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao trên tờ lịch Việt Nam có ghi thêm âm lịch?
Tại sao trên tờ lịch Việt Nam có ghi thêm âm lịch?
A. Để biết chính xác những ngày lễ tết cổ truyền.
B. Để làm nổi bật truyền thống văn hóa Việt Nam.
C. Để tổ chức gieo trồng cho phù hợp với thời tiết.
D. Để dễ so sánh với các sự kiện lịch sử ở phương Tây.
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN

Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:Nguyên tắc của phép làm lịch? Có mấy cách làm lịch?
Đáp án:
- Nguyên tắc làm ra lịch: dựa vào chu kỳ quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt
Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và
mùa trong năm.
- Có 2 cách làm ra lịch:
+ Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất -> Đó là Âm lịch.
+ Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời -> Đó là Dương lịch.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:
Một hiện vật cổ bị chôn vùi năm 1000 TCN. Đến năm 1985 hiện vật đó được đào lên. Hỏi
nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó?
Đáp án:


-

Hiện vật đó nằm dưới đất là:1000 TCN + 1985 = 2985 năm
Vẽ sơ đồ thời gian

BÀI 3:XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu:Biết được nơi sống của người tối cổ.
Người tối cổ sống ở:
A. Hang động, mái đá
B. Trong rừng
C. Nhà cao tầng
D. Nhà tranh
Đáp án: A

Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được tổ chức sinh sống của người tối cổ.
Người tối cổ sống theo:
A. Bầy, đàn
B. Thị tộc
C. Bộ lạc
D. Công xã
Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu:Hiểu được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Khi nào thì xã hội nguyên thủy tan rã:
A. Khi con người biết chế tạo công cụ lao động bằng sắt
B. Khi con người biết chế tạo công cụ lao động bằng đá
C. Khi con người biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng
D. Khi con người biết chế tạo ra lửa.
Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được phát minh quan trọng của người tối cổ.
Phát minh lớn, quan trọng nhất của người tối cổ là:
A.Biết mài đá để làm công cụ.
B.Biết cọ sát hai mảnh đá với nhau để lấy lửa
C.Biết giữ nước để dùng lâu dài
D.Biết làm đồ gốm.
Đáp án: B

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Vận dụng
Mục tiêu:
So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
Đáp án:

- Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cơ thể còn phủ một lớp lông
ngắn; dáng đi hơi còng, lao về phía trước; thể tích họp sọ 850-1100 cm3
- Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn
tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn: 1450 cm3.
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu:
Vì sao XH nguyên thủy tan rã?


Đáp án:
- Vào khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại (Đồng và quặng sắt) và
dùng kim loại làm công cụ lao động.
- Công cụ kim loại xuất hiện -> tăng diện tích đất trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản
phẩm làm ra ngày càng nhiều, dư thừa … -> XH hình thành kẻ giàu, người nghèo -> XH
nguyên thủy tan rã

Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được nơi ra đời nhà nước đầu tiên trên thế giới.
Trên thế giới, nhà nước đầu tiên xuất hiện ở khu vực nào?
A.Lưu vực các sông lớn ở châu Á và châu Phi
B.Bờ biển vùng khí hậu nhiệt đới
C.Dưới chân núi vùng ôn đới
D.Rừng rậm nhiệt đới.
Đáp án: A
Câu 2:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao nhà nước đầu tiên lại xuất hiện tại lưu vực các sông lớn?
Tại sao nhà nước đầu tiên lại xuất hiện tại lưu vực các sông lớn?
A.Đất phù sa màu mỡ
B.Đất phù sa mềm, xốp

C.Nước tươi đầy đủ quanh năm
D.Tất cả câu trên đều đúng.
Đáp án: D
Câu 3: Nhận biết
Mục tiêu:Biết được xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
A.Vua, chủ nô, nô lệ
B.Vua, quý tộc, nông dân
C. Qúy tộc, nông dân công xã, nô lệ
D.Chủ nô, nông dân, nô lệ.
Đáp án:C
Câu 4:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được thế nào là nhà nước chuyên chế.
Tại sao vua phương Đông được gọi là vua chuyên chế?
A.Vua là người chỉ huy quân đội
B.Vua và người đứng đầu tôn giáo là một
C.Vua là đại diện cho quyền lực của dân
D.Vua quyết định mọi chính sách và công việc của quốc gia.
Đáp án: D

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu? Vì sao các quốc gia cổ đại
phương Đông được hình thành gần lưu vực các sông lớn?
Đáp án:
- Địa điểm: trên lưu vực các dòng sông lớn như: s. Nin (Ai Cập), s. Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rat
(Lưỡng Hà), s. Ấn và s. Hằng (Ấn Độ), s. Hoàng Hà và s. Trường Giang (TQ).



- Vì đất ven sông là đất phù sa màu mỡ, mềm, xốp, dễ canh tác, cho năng suất cao, đủ nước
tưới quanh năm, thuận lợi cho việc trồng trọt, phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống.
Câu 2:Thông hiểu
Mục tiêu:
Trong XH cổ đại PĐ có những tầng lớp nào? Nêu địa vị từng tầng lớp?
Đáp án:
Các tầng lớp xã hội: gồm ba tầng lớp:
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm quan lại và tăng lữ.
+ Nông dân công xã là lực lượng đông đảo và là tầng lớp lao động, sx chính của XH.
+ Nô lệ là người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.

Bài 5:CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu 1: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được địa điểm xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây
Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện ở vùng nào trên thế giới?
A.Bắc Âu
B.Bán đảo Bancang và Italia ở Địa Trung Hải
C.Đông Âu
D.Lưỡng Hà
Đáp án: B
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao ngoại thương của các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển?
Tại sao ngoại thương của các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển?
A.Bờ biển có nhiều cảng tốt
B.Các quốc gia này nằm ven biển
C.Các quốc gia này nằm trên đường giao thông giữa phương Đông và phương Tây
D.Tất cả các câu trên đều sai.
Đáp án: A
Câu 3: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được 2 giai cấp ở chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp và Rôma

Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp và Rôma gồm những giai cấp nào?
A.Vua và nông dân
B.Qúy tộc và nô lệ
C.Chủ nô và nông dân
D.Chủ nô và nô lệ
Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành muộn hơn nhiều so
với các quốc gia cổ đại phương Đông?
Tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành muộn hơn nhiều so với các quốc gia
cổ đại phương Đông?
A.Không có được nền kinh tế sớm ổn định
B.Trình độ dân trí thấp
C.Không cần thiết phải hình thành nhà nước sớm
D.Không tìm được người đứng đầu.
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Nêu đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây?
Đáp án:


Kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mỹ nghệ, đồ gốm, làm rược nho, dầu ôliu)
và thương nghiệp (xuất khẩu hàng thủ công, rượu nho, dầu ôliu, nhập lúa mì và súc vật).
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:
So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương
Tây theo mẫu:

Nội dung

Các quốc gia cổ đại phương
Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Thời gian hình
thành
Tên quốc gia
Hình thái kinh tế
Hình thái nhà nước
Các tầng lớp chính
trong XH
Đáp án:
Nội dung

Hình thái kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương
Đông
Thiên niên kỉ IV, đẩu thiên niên
kỉ III TCN
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
Trung Quốc.
Làm nghề nông là chính

Hình thái nhà nước
Các tầng lớp chính
trong XH


Nhà nước quân chủ chuyên chế
Vua, quí tộc, nông dân công xã,
nô lệ

Thời gian hình
thành
Tên quốc gia

Các quốc gia cổ đại phương Tây
Đầu thiên niên kỉ I TCN
Hi Lạp, Rô-ma
Nghề chính là thủ công nghiệp và
thương nghiệp.
Chế độ chiếm hữu nô lệ
Chủ nô và nô lệ

BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
chế tạo công cụ lao động từ đá Mục tiêu: Biết được lịch của người phương Đông gọi là âm
lịch.
Lịch của người phương Đông gọi là:
A. Dương lịch
B. Âm lịch
C. Công lịch
D. Phật lịch.
Đáp án: B
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được chữ tượng hình là gì?
Chữ tượng hình là:
A. Những đường cong, đường thẳng theo qui ước.

B. Hình vẽ qui ước, mô phỏng vật thật.
C. Những nét vẽ chính xác về vật thật.
D. Tượng trưng cho một âm đọc.
Đáp án:B


Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được mục đích xây dựng Kim Tự Tháp.
Kim Tự Tháp được xây dựng với mục đích gì?
A. Nơi hội họp của nhà nước.
B. Nơi chôn cất các Pharaôn.
C. Nơi thờ các thần của Ai Cập.
D. Nơi ở của các Pharaôn.
Đáp án: B
Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Hoa.
Một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Hoa là:
A. Điếu Ngư Đài.
B. Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn.
C. Hoàng Hạc Lâu.
D. Vạn Lí Trường Thành.
Đáp án: D
Câu 5: Vận dụng
Ghép cột A (Các thành tựu văn hóa cổ đại) và cột B (Tên nước) sao cho đúng:
(vd:1-a) (1đ)
A (Các thành tựu văn hóa cổ đại )
B (Tên nước )
Đáp án
1. Kim tự tháp
a. Hi Lạp

1+c
2. Vườn treo Ba-bi-lon
b. Rô-ma
2+d
3. Tượng lực sĩ ném đĩa
c. Ai Cập
3+a
4. Đấu trường Cô-li-dê
d. Lưỡng Hà
4+b
e. Ấn Độ

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Tại sao người phương Đông cổ đại sớm làm ra lịch?
Đáp án:
- Để phục vụ sx nông nghiệp, cày cấy đúng thời vụ, người p.Đông thường quan sát theo dõi
bầu trời, trăng, sao,… để tính toán thời gian, gieo trồng hợp vụ -> Lịch ra đời.
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:
Em hãy kể tên 7 kỳ quan của thế giới cổ đại?
Đáp án:
- Tượng thần Dớt
- Lăng mộ Hi-li-cac-nat
- Ngọn hải đăng A-lêch-xan-đri
- Tượng thần Mặt Trời Hê-li-ôt
- Kim tự tháp (Ai cập)
- Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
- Đền Ac-tê-mi (Hy-Lạp)



Phần hai : LỊCH SỬ VIỆT NAM
&
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ.
Những nơi nào ở Việt Nam có dấu tích của Người tối cổ?
A. Thẩm Khuyên, Núi Đọ, Xuân Lộc.
B. Sơn Vi, Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn.
D. Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long.
Đáp án: A
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nét mới của công cụ sản xuất của người tinh khôn giai đoạn phát triển.
Điểm nào sau đây không phải là nét mới của công cụ sản xuất của người tinh khôn giai đoạn
phát triển?
A. Dùng nhiều loại đá để làm công cụ.
B. Công cụ bằng đá, ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ.
C. Xuất hiện rìu ngắn, rìu có vai, lưỡi cuốc đá.
D. Biết mài ở lưỡi cho sắc.
Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được nơi xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai đầu tiên ở Việt Nam.
Nơi nào ở Việt Nam xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai đầu tiên?
A. Đồng Nai.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Lạng Sơn.
D. Hòa Bình.

Đáp án:D
Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được thời gian xuất hiện Người tinh khôn.
Người tinh khôn sống cách đây bao nhiêu năm?
A. 4 – 10 ngàn năm.
B. 4 – 10 vạn năm.
C. 40 ngàn năm
D. 1 ngàn năm
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Câu 2: Vận dụng
Mục tiêu:
Lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của Người nguyên thủy theo mẫu:
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm chính
Công cụ


Bài 9 : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY
TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được cách chế tạo công cụ lao động từ đá của người thời Hòa Bình – Bắc
Sơn – Hạ Long
Người thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long, chế tạo công cụ lao động từ đá bằng cách:
A. Mài
B. Ghè đẻo

C. Đi tìm trong tự nhiên
D. Đúc
Đáp án: A
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được sự tiến bộ trong đời sống của người thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ
Long
Trong việc làm ra thức ăn người thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long tiến bộ hơn người
nguyên thủy thời kì trước ở chỗ:
A. Biết hái lượm hoa quả.
B. Biết săn bắt thú rừng.
C. Biết trồng trọt.
D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được nhưng điểm mới trong đời sống tinh thần của người thời Hòa Bình –
Bắc Sơn – Hạ Long.
Điền vào chỗ (….) để hoàn thành nội dung sau: (1đ)
Người nguyên thủy đã biết………vẽ………..trên vách đá, hang động những hình mô tả
cuộc sống ………tinh thần…………............... của mình. Họ dùng………đồ trang
sức……………….để làm đẹp cho mình. Họ biết bày tỏ tình cảm đối với người chết: chôn
cất cẩn thận và chôn theo……công cụ lao động……………………………
Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được đồ gốm được chế tạo bằng cách nào?
Đồ gốm được chế tạo bằng cách:
A. Nặn đất sét rồi phơi khô
B. Nặn bằng đất sét rồi dùng
C. Đẽo đá
D. Nặn bằng đất sét nung cho khô cứng.
Đáp án:D


II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu:
Nêu những điểm mới trong đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy thời Hòa
Bình- Bắc Sơn- Hạ Long. Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
Đáp án:
*Đời sống vật chất
- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến công cụ :
+ Thời Sơn Vi: ghè đẽo các hòn cuội làm rìu. Đến thời HB-BS-HL: biết mài đá, dùng nhiều
loại đá làm rìu, bôn, chày.
- Họ còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm.


- Biết trồng trọt (rau, đậu, bầu, bí) và chăn nuôi (chó, lợn)
* Đời sống tinh thần.
- Biết làm đồ trang sức: vòng tay đá, khuyên tai đá, hạt chuỗi bằng đất nung…
- Biết vẽ những hình trên vách đá để mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
- Hình thành một số phong tục tập quán: thể hiện trong mộ táng có chôn theo công cụ lao
động (lưỡi cuốc đá)
*Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
HS tự bộc lộ

Bài 10 : NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được người Việt cổ đã trồng lúa nước ở những khu vực nào?
Người Việt cổ đã trồng lúa nước ở những khu vực nào?
A. Đồng bằng ven sông.
B. Thung lũng núi.
C. Trong rừng rậm.
D. Cồn cát ven biển.

Đáp án: A
Câu 2: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được vì sao người Việt cổ lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn?
Vì sao người Việt cổ lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn?
A. Đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu ít gây bệnh tật, dễ cất lều ở.
B. Đồng bằng phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa nước, thuận lợi cho cuộc sống.
C. Đất đai bằng phẳng, nhiều cát, thủy triều biển lên xuống đều đặn.
D. Nhiều muông thú, thuận tiện giao thông, dễ buôn bán.
Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được giai đoạn phát triển rực rỡ của đồ đồng Việt Nam.
Giai đoạn phát triển rực rỡ của đồ đồng Việt Nam được gọi tên là:
A. Gò Mun. B. Đồng Đậu. C. Văn hóa Phùng Nguyên. D. Nền văn hóa Đông Sơn.
Đáp án: D
Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được loại nguyên liệu nào được người Việt cổ sử dụng đầu tiên để chế tạo
công cụ.
Nguyên liệu nào được người Việt cổ sử dụng đầu tiên để chế tạo công cụ?
A. Đồng đỏ. B. Đá. C. Đồng thau. D. Sắt.
Đáp án:B

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu đượcvì sao con người có thể định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn?
Vì sao con người có thể định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn?
Đáp án:
- Đây là vùng đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất, trồng nhiều loại cây,
thuận lợi cho đi lại và xây dựng nhà ở.
- Đồng bằng ven sông thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước. Con người đã đủ sức ra khỏi
vùng núi, trung du tiến xuống đồng bằng để ổn định cuộc sống lâu dài.

Câu 2:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa sự ra đời nghề nông trồng lúa nước.
Theo em nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì?


Đáp án: Có ý nghĩa cực kì quan trọng : lúa gạo là nguồn lương thực chính, con người chủ
động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực, con người có thể sống định cư lâu dài ở
đồng bằng, ven các con sông lớn. Cuộc sống của họ trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả
về vật chất và tinh thần.

Bài 11 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được sự phân công lao động trong xã hội
Trong xã hội đã xuất hiện sự phân công lao động theo giới tính. Nối từ Nam và Nữ với công
việc của họ:
a. Làm việc săn bắt đánh cá.
1. Nam
b. Chế tác công cụ sản xuất.
c. Làm nông nghiệp.
2. Nữ
d.Làm đồ gốm.
e. Dệt vải.
Đáp án:1+a, b, c; 2+c, d, e
Câu 2: Nhận biết nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ đồ dùng thời Đông Sơn.
Mục tiêu: Biết được
Vào thời Đông Sơn, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ đồ dùng là nguyên liệu gì?
A. Đất sét. B. Đá.
C. Đồng.
D. Gỗ.
Đáp án: C

Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu:
Tại sao chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ mẫu hệ?
A. Kinh tế phát triển làm xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, vị trí người đàn
ông ngày càng quan trọng.
B. Số lượng phụ nữ ngày càng giảm.
C. Nghề dệt vải và làm đồ gốm ngày càng phát triển.
D. Nghề buôn bán phát triển.
Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao khi kĩ thuật đúc đồng phát triển thì người Việt cổ mới có thể
định cư lâu dài ở vùng đồng bằng và sau đó phát triển thành quốc gia.
Tại sao khi kĩ thuật đúc đồng phát triển thì người Việt cổ mới có thể định cư lâu dài ở vùng
đồng bằng và sau đó phát triển thành quốc gia?
A. Năng suất lao động tăng, vũ khí đủ sức bảo vệ lãnh thổ.
B. Người đàn ông có vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Người tù trưởng giữ độc quyền đúc đồng nên tập trung được quyền lực.
D. Vùng đồng bằng rộng rãi quân thù khó tấn công.
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được khi sản xuất phát triển sự phân công lao động được hình thành. Vì sao
cần có sự phân công chuyên môn hóa trong lao động
Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào ? Vì sao cần có sự phân công
chuyên môn hóa trong lao động?
Đáp án:


* Do thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời trong xã hội có sự phân công lao

động.
- Phụ nữ: ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải, …
- Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, đúc đồng, làm đồ trang sức,… được gọi
chung là các nghề thủ công.
* Sản xuất càng phát triển thì lao động càng phức tạp. Trong nông nghiệp không chỉ xới đất
trồng cây mà phải chia ra nhiều bước như làm đất, san đất, gặt lúa, đập lúa…Một người
không thể đảm đương và thông thạo được tất cả các khâu, vì vậy phải phân công nhau.
Khi nghề làm đồ gốm và đặt biệt là nghề đúc đồng ra đời, công việc càng phức tạp, đòi
hỏi phải có chuyên môn hóa, thủ công tách khỏi nông nghiệp.
Câu 2:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được từ TK VIII đến TK I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền
văn hóa nào? Ở đâu?
Từ TK VIII đến TK I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển,
đó là những nền văn hóa nào? Ở đâu?
Đáp án:
Từ TK VIII đến TK I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển:
- Óc Eo (An Giang-TNB),
- Sa Huỳnh (Quảng Ngãi-NTB),
- Đông Sơn (BB-BTB)

Bài 12 : NƯỚC VĂN LANG
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào?
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào?
A. Ngày 10 tháng 3 âm lịch.
B. Ngày 3 tháng 10 âm lịch.
C. Ngày 10 tháng 3 dương lịch.
D. Ngày 8 tháng âm lịch.
Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được nhà nước Văn Lang ra đời ở đâu?
Nhà nước Văn Lang ra đời ở lưu vực:
A. Ven các con sông ở Bắc bộ.
B. Ven các con sông ở Nam bộ.
C. Ven các con sông ở Trung bộ.
D. Ven các con sông ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Điền các cụm từ: “Vua Hùng”, “dựng nước”, “Bác cháu ta”, “giữ lấy nước” vào chỗ (…)
cho trọn vẹn câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
“ Các …… Vua Hùng …………….đã có công ……… dựng nước ………………………
… Bác cháu ta …………………….phải cùng nhau …… giữ lấy nước
……………………”


Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được kinh đô nước Văn Lang đóng ở đâu?
Kinh đô nước Văn Lang đóng tại:
A. Đông sơn.
B. Hà Nội.
C. Bạch Hạc.
D. Đông Anh.
Đáp án:C

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng

thêm.
- Nghề nông trồng lúa thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội. Cần phải có người
đứng ra giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
- Xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác cần phải
chấm dứt
Câu 2: vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang.
Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang. Nhận xét?
Đáp án:
• Vẽ sơ đồ: SGK
• Nhận xét:
- Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giản , chia làm 3 cấp (Trung Ương; bộ; chiềng, chạ)
chỉ có vài chức quan.
+ Trung ương do vua Hùng đứng đầu, có Lạc hầu, Lạc tướng giúp.
+ Bộ do Lạc tướng đứng đầu
+ Làng, bản (hay chiềng, chạ) do Bồ chính đứng đầu.
- Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.
- Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.


Bài 13 : ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được nghề chính của cư dân Văn Lang là gì?
Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
A. Đánh cá.
B. Săn bắt thú rừng.
C. Trồng lúa nước.
D. Buôn bán.
Đáp án: C

Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được nghề thủ công phát triển nhất thời Văn Lang.
Nghề thủ công phát triển nhất thời Văn Lang là:
A. Dệt vải.
B. Làm gốm.
C. Luyện kim.
D. Xây nhà, đóng thuyền.
Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được tại sao nhân dân Việt Nam sớm hình thành truyền thống đoàn kết?
Tại sao nhân dân Việt Nam sớm hình thành truyền thống đoàn kết?
A. Người dân trong làng chạ Việt Nam có quan hệ huyết thống.
B. Người Việt Cổ đã sớm cùng nhau chống hạn, lụt và ngoại xâm.
C. Làng chạ Việt Nam sống biệt lập ở những khu vực hiểm trở.
D. Người Việt cổ thường xuyên bị thú dữ tấn công.
Đáp án: B
Câu 4:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được công cụ lao động của cư dân Văn Lang.
Người dân Văn Lang xới đất để gieo trồng bằng công cụ:
A. Lưỡi cày đồng.
B. Lưỡi liềm đồng.
C. Mũi giáo đồng.
D. Dao găm đồng.
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
Hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ?
Đáp án:

* Đời sống vật chất :


- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm gỗ, tre, ; đi lại chủ yếu
dùng thuyền
- Thức ăn chính của người dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá. Biết làm mắm và
dùng gừng làm gia vị.
- Về trang phục :Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; Nữ : mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm
che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa. Ngày lễ thích đeo đồ trang sức, đội mũ lông chim hoặc
bông lau.
Câu 2:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc?
Theo em những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc?
Đáp án:
* Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt
đương thời tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. Tình cảm gắn bó với nhau giữa những
người sống lâu trong một vùng, làng, bản.

Bài 14 : NƯỚC ÂU LẠC
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
Điền vào chổ trống sao cho đúng sự ra đời của nhà nước Âu Lạc?
“ Năm ……207…………TCN, ……………Thục Phán…………………..lên làm vua (An
Dương Vương), lập ra nước ………Âu Lạc……………………….., đóng đô ở
………………Phong Khê……………………………(nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông
Anh – Hà nội)”
Câu 2: Nhận biết.
Mục tiêu: Biết được nước Âu Lạc hình thành ở đâu?
Nước Âu Lạc hình thành trên những vùng đất nào?
A. Tây Âu và Mân Việt.

B. Mân Việt và Lạc Việt.
C. Tây Âu và Lạc Việt.
D. Âu Việt và Mân Việt.
Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: hiểu được tinh thần chiến đấu của người Tây Âu, Lạc Việt
Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu, Lạc Việt?
A. Chiến đấu dũng cảm, kiên cường.
B. Mưu trí, biết dựa vào địa hình đánh du kích.
C. Chịu cực khổ, đánh trường kì khiến quân Tần mất hết ý chí phải rút quân về nước.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Mục tiêu: Câu 4: Nhận biết
Mục tiêu: Biết được người tuấn kiệt chỉ huy đánh tan quân Tần là ai?
Người tuấn kiệt chỉ huy đánh tan quân Tần là:
A. Hai Bà Trưng.
B. Thục Phán.
C. Hùng vương.
D. Ngô Quyền.
Đáp án: B


II. TỰ LUẬN
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
Đáp án:
- Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh
chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang (địa bàn sinh sống của người Tây Âu và Lạc
Việt)
- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết lại chống giặc , tôn Thục

Phán làm người chỉ huy, ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần.
- Năm 208 TCN, người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư. Kháng chiến
thắng lợi vẻ vang.
Câu 2:Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được vì sao cuộc kháng chiến chống quân Tần giành thắng lợi?
Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Tần giành thắng lợi?
Đáp án:
- Do sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
- Sự tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích.

Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC ( tiếp theo)
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu: Biết được hình dạng của thành Cổ Loa.
Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình:
A. Vuông.
B. Chữ Nhật.
C. Tròn.
D. Trôn ốc.
Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
Mục tiêu: biết được vũ khí lợi hại của Âu Lạc.
Vũ khí lợi hại của quân đội Âu Lạc:
A. Giáo mác.
B. Nỏ.
C. Rìu chiến.
D. Dao găm.
Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tại sao gọi là Loa thành?
Tại sao gọi là Loa thành?

A. Vì nơi đó có nhiều ốc.
B. Vì nhờ thần Ốc giúp đỡ việc xây thành.
C. Vì thành rộng hơn nghìn trượng, hình trôn ốc.
D. Vì thành có nhiều đường hầm xoắn sâu xuống đất.
Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
Mục tiêu:hiểu được nguyên nhân thất bại của Âu Lạc.
Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu vì:
A. Vũ khí kém.


B. Tinh thần chiến đấu không dũng cảm.
C. Quân Triệu Đà mạnh.
D. Quan quân mắc mưu giặc, chủ quan, mất đoàn kết.
Đáp án: D

II. TỰ LUẬN
Câu 1:Nhận biết
Mục tiêu:Biết thànhCổ Loa được xây dựng như thế nào?
Hãy mô tả thành Cổ Loa?
Đáp án:
- ADV cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng, có ba vòng
khép kín, chu vi khoảng 16000m như hình trôn ốc.
- Các vòng thành có hào bao quanh thông với nhau.
- Bên trong là nơi ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
Câu 2: Nhận biết+Thông hiểu.
Mục tiêu: Biết nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? Hiểu bài học kinh nghiệm
sau thất bại của An Dương Vương
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? Theo em thất bại của An Dương Vương để
lại cho chúng ta bài học gì ?

Đáp án:
- Năm 207 TCN Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc nhưng thất bại.
- Triệu Đà giả xin hòa, dùng mưu kế chia rẻ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà lại đem quân sang đánh chiếm nước ta, An Dương Vương do chủ
quan lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà
Triệu.
* Thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học vô cùng quí báu:
- Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.
Đây là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc. Bài học đầu tiên về công cuộc
giữ nước.



×