Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thư viện câu hỏi ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.76 KB, 71 trang )

THƯ VIỆN CÂU HỎI
TRƯỜNG THCS THÀNH THỚI A
Bộ môn: Ngữ văn

Lớp: 6

Bài 1/ tiết 3 ( Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của từ láy.
H : Từ nào sau đây là từ láy?
A. Động đậy

C. Mặt mũi.

B. Áo dài

D. Xinh đẹp

Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của từ ghép.
H : Từ nào sau đây là từ ghép?
A. Lonh lanh

C. Mặt mũi.

B. Động đậy

D. Xinh xinh


Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học so sánh từ láy và từ ghép.
H : Trong cách chia từ phức sau đây, cách nào đúng?
A .Từ phức và từ láy.

C .Từ phức và từ ghép.

B .Từ láy và từ ghép.

D .Từ phức và từ đơn.

Đáp án: D
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Câu 4: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được đặc điểm của từ láy.
H: Thế nào là từ láy?
A. Giữa các từ có quan hệ về nghĩa.

.

B. Giữa các từ có quan hệ về âm.
C. Là từ gồm một tiếng có nghĩa.
D. Là những từ dùng để trỏ vào sự vật.
Đáp án : B
Phần 02: Tự luận( 2 câu).
Câu 1: Vận dụng thấp
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học so sánh từ láy và từ ghép.

H : So sánh từ láy với từ ghép ?
Đáp án:
- Giống: Đều có từ hai tiếng trở lên.
- Khác:
+ Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm thanh.
+ từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa.
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản để viết đoạn văn
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu, chủ đề về quê hương, có sử
dụng ba từ láy( gạch chân từ láy).
Đáp án : -Viết đúng chủ đề.
Có sử dụng đúng từ láy.
Bài 1/ tiết 4 ( Giao tiếp và các phương thức biểu đạt)
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được các phương thức biểu đạt.
H : Có mấy phương thức biểu đạt thường sử dụng trong giao tiếp?
A. Ba

C. Năm

B. Bốn

D. Sáu

Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết

MT: Giúp HS nhận biết được phương thức biểu đạt của một văn bản
H : Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản “ Con Rồng, cháu
Tiên”?
A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Miêu tả

D. Nghị luận

Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS nắm được khái niệm về giao tiếp.
H : Giao tiếp là gì?
Đáp án: Ghi nhớ ( SGK)
Câu 4: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được đặc điểm của các kiểu văn bản
H: Em bị bệnh, muốn xin phép giáo viên chủ nhiệm nghỉ một buổi
học. Em phải viết loạivăn bản nào ?
Đáp án : Văn bản hành chính công vụ
Phần 02: Tự luận.
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản
H: Để bài tỏ tình cảm của mình với một nhân vật truyện, ta làm văn
bản nào ?
Đáp án :Văn bản biểu cảm

Câu 2 : Vận dụng cao
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu kể về một việc làm tốt của
em.
Đáp án : -Viết đúng chủ đề.
- Đúng kiểu văn bản tự sự.

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 2/ tiết 5( Thánh Gióng)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Đọc kĩ đoạn văn sau , trả lời câu hỏi 1,2
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền
thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thơ lành Phù Đổng, tục gọi là làng
Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng,
những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy
nên mới ngã màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay
thành ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lủa, lửa đã
thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu 1: Nhận biết
H :Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào?
MTGiúp HS nhận biết được nội dung văn bản.
A . Truyện truyền thuyết.
B . Truyện cổ tích.
C . Truyện ngụ ngôn.
D . Truyện cười.
Đâp án: A
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được thể loại của truyện

H : Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào sau đây ?
A. Truyền thuyết

C. Ngụ ngôn

B. Cổ tích

D. Tuyện cười
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
MT: Giúp HS nhận biết được nội dung chính của truyện
H : Dòng nào nói đúng chủ đề của truyện Thánh Gióng?
A. Nguồn gốc và chiến công của người dũng sĩ.
B. Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
C. Đánh giặc cứu nước.
D. Vai trò của nhân dân
Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu rõ hơn về các chi tiết trong truyện
H : Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sao
đây ?
A. Có một làng gọi là làng cháy

.

B. Tre Đằng Ngà có màu vàng óng
C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có nhiều ao hồ để lại
Đáp án: C
Phần 02: Tự luận( 2 câu).
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS nắm được nội dung văn bản.
H: Nội dung tiêu biểu của văn bản Thánh Gióng là gì?
Đáp án : Nêu đúng nội dung( Ghi nhớ SGK)
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức đã tìm hiểu từ văn bản để viết đoạn văn
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu, kể lại sự việc: Gióng Phi
ngựa đên nơi có giặc, đánh tan giặc, bay về trời.
Đáp án : -Viết đúng chủ đề.
- Diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ.

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 2/ tiết 6 ( Từ mượn)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của từ mượn
H : Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?
A. Tiếng Anh
B. Tiếng Pháp

C. Tiếng Hán.
D. Tiếng Khơ-me


Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của từ mượn.
H : Từ nào sau đây là từ mượn?
A. Sông núi

C. Cha mẹ

B. Giang sơn

D. Đất nước

Đáp án:B
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS hiểu về khái niệm của từ mượn.
H : Dòng nào thể hiện đúng nhất khái niệm từ mượn tiếng Việt ?
A. Là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra
B. Là những từ được mượn từ tiếng Hán hay hơn từ Việt vốn có
C. Là những có từ rất xa xưa
D. Là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị
những sự vật, hiện tượng mà tiếng Việt chưa có
Đáp án: D
Câu4: Thông hiểu
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Giúp HS hiểu về việc sử dụng từ mượn.
H : Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ta nên dùng từ mượn như
thế nào ?

A. Tuyệt đối không dùng từ mượn
B. Dùng nhiều từ mượn để làm giàu thêm tiếng Việt
C. Dùng từ mượn tùy theo ý thích mỗi người
D. Không dùng từ mượn tùy tiện, chỉ dùng khi cần thiết.
Đáp án: D
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Vận dụng thấp
MT: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để đặt câu
L. Đặt câu có sử dụng từ mượn
Đáp án : Nhân dân ta quết tâm bảo nền hòa bình dân tộc.
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức về các kiểu văn bảntừ mượn để viết
đoạn văn
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu, chủ đề về quê hương, có sử
dụng ba từ mượn( gạch chân từ mượn).
Đáp án : -Viết đúng chủ đề.
Có sử dụng đúng từ mượn.

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 2/ tiết 7,8 (Tìm hiểu chung về văn tự sự)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết đặc điểm của phương thức biểu đạt
H: Truyện Thánh Gióng thuộc phương thức biểu đạt nào sau đây?
A.Tự sự

C. Biểu cảm


B. Miêu tả

D. Nghị luận

Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của phương thức biểu đạt .
H: Trong văn bản tự sự, các sự việc được trình bày như thế nào ?
A. Hệ thống

B. Trật tự

C. Chuỗi

D.

Mạng

lưới
Đáp án: C
Câu 3: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của từ mượn.
H : Các tình huống sau, tình huống nào phải làm văn tự sự?
A. Kỉ niệm thời thơ ấu
B. Chân dung của mẹ.

C. Đơn xin nghỉ học
D. Hút thuốc là có hại.

Đáp án:A

Câu 4: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được đặc điểm của phương thức tự sự .
H: Tự sự là gì ?
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


A. Là phương thức kể chuyện đời thường hoặc kể chuyện
tưởng tượng nhằm mục đích có ý nghĩa nhất định.
B. Là phương thức kể một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến
có kết thúc.
C. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc ; sự việc
này dẫn đến sựviệc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện
một ý nghĩa.
D. Là phương thức trình bày câu chuyện (có các sự việc và
nhân vật), có mở đầu, phát triển và kết thúc, có ý nghĩa.
Đáp án: D
Câu 5: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được đặc điểm của phương thức biểu đạt .
H : Phương thức tự sự có mục đích gì ?
A. Tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng.
B. Trình bày diễn biến sự việc .
C. Bày tỏ tình cảm cảm xúc.
D. Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Đáp án:B
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về phương thức tự sự
H: Thế nào là phương thức tự sự?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


MT : Vận dụng kiến thức phương thức tự sự để viêt bài văn
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu tóm tắt lại văn bản Thánh
Gióng
Đáp án : -Đảm bảo các sự việc trong truyện
- Sử dụng đúng phương thức tự sự.
Câu 3: Vận dụng thấp
Giúp HS vận dụng kiến thức để xác định các chi tiết trong văn bản tự
sự
H : Hãy liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Đáp án:
- Mang thai mười hai tháng mưới sinh
- Vươn vai thành tráng sĩ
- Ngựa sắt thét ra lửa, phi đến chỗ có giặc…
Câu 4: Vận dung
Giúp HS vận dụng kiến thức để xác định các chi tiết trong văn bản tự
sự
H : Hãy liệt kê các sự việc chính của truyện Thánh Gióng
Đáp án: ( Dựa vào văn bản thực hiện)

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 3/ tiết 9 ( Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết chi tiết trong văn bản
MT: Giúp HS nhận biết chi tiết trong văn bản

Đọc kĩ đoạn văn sau , trả lời câu hỏi 1,2,3,4bằng cách khoanh
tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Hùng Vương thứ mười tám có một nàng con gái tên là Mị
Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương
nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
H: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A . Bánh chưng, bánh giầy.
B . Thánh Gióng.
C . Sự tích Hồ Gươm.
D . Sơn Tinh, Thủy Tinh
Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
MT : Giúp HS nhận biết các đặc điểm trong truyện
H: Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A . Truyện truyền thuyết.
B . Truyện cổ tích.
C . Truyện ngụ ngôn.
D . Truyện cười.
Đáp án: A
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Câu 3: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được nội dung văn bản .
H : Dòng nào nhận xét đúng về truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
A. Giải thích hiện tượng lũ lụt của nhân dân ta.
B. Phản ánh hiện tượng lũ lụt và ước mơ của người Việt cổ muốn
giải thích và chế ngự thiên tai.
C. Nêu cách sinh hoạt của người Việt cổ.
D. Đề cao sức mạnh của nhân dân chống lũ lụt .

Đáp án:B
Câu 4: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu được ý nghĩa văn bản .
H : Ý nghĩa nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
A. Cuộc chiến phân chia đất đai.
B. Ước mơ chế ngự lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của tổ tiên.
C. Sự ngưỡng mộ thần núi Tản Viên.
D. Sự căm ghét thiên tai, lũ lụt.
Đáp án:B
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về nội dung chính của văn bản
H: Nêu nội dung nổi bật của văn bản?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức phương thức tự sự để viêt bài văn
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 bài tỏ cảm nhận của mình về
nhân vật Sơn Tinh.
Đáp án : - Diễn đạt trôi chảy
- Đúng chính tả, đúng nội dung yêu cầu.

Bài 1/ tiết 10 ( Nghĩa của từ)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm nghĩa của từ
H : Nghĩa của từ thuộc phần nào sau đây?
A. Nội dung

B. Hình thức
Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm nghĩa của từ?
H : Câu nào sau đây không phải cách giải nghĩa từ?
A. Dùng khái niệm
B. Dùng từ đồng nghĩa
C. Dùng từ láy
D. Dùng từ trái nghĩa
Đáp án: C
Câu 3: Vân dụng thấp
Giúp HS Vận dụng kiến thức để giải nghĩa từ.
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


L: Giải thích nghĩa các từ sau: Siêng năng, tập quán, lẫm liệt
Đáp án:
- Siêng năng: không lười biếng.
- Tập quán: thói quen của một cộng đồng
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
Câu 4: Vận dụng thấp
Giúp HS vận dụng kiến thức để giải nghĩa từ.
L: Giải thích nghĩa của từ nhát gan theo hai cách
Đáp án: - Nhát gan: sợ sệt, yêu đuối
-Nhát gan: không can đảm
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về các cách giải thích nghĩa của từ
H: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Trình bày cụ thể.
Đáp án : Ghi nhớ SGK

Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ để viết đoạn văn
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu, chủ đề về trường lớp có sử
dụng các từ sau: siêng năng, lười biếng, thành tích
Đáp án : -Viết đúng chủ đề.
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
- Có sử dụng đúng từ đã cho

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 3/ tiết 11 (Sự việc và nhân vật trong văn tự sự)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết các yếu tố trong văn bản tự sự
H: Yếu tố nào không có trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh khi kể về
nhân vật Sơn Tinh?
A.Tên gọi của nhân vật
B. Lai lịch của nhân vật

C. Tài năng của nhân vật
D. Hình dáng của nhân

vật
Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết được tác dụng của việc sắp xếp các sự việc.
H : Dóng nào không đúng của việc sắp xếp các sự việc trong văn tự
sự theo một trật tự nhất định?
A. Làm rõ câu chuyện

B. Tạo sự hấp dẫn
C. Thể hiện được chủ đề
D. Thể hiện thói quen dân gian khi kể chuyện
Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS hiểu rõ các yếu tố khi kể sự việc
H : Hãy chỉ ra yếu tố không cần thiết khi kể sự việc
A. Thời gian
B. Địa điểm.
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


C. Nhân vật
D. Số liệu chính xác.
E. Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
Giúp HS vai trò của các nhân vật
H : Nhân vật phụ trong truyện là những nhân vật:
A. Xuất hiện nhiều nhất.
B. Thể hiện chủ để văn bản
C. Giúp nhân vật chính hoạt động
D. Nhân vật không quan trọng.
Đáp án: C
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
H: Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức phương thức tự sự để viêt bài văn

Cho nhan đề: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể
một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Đáp án : -Trình bày các sự việc rõ ràng, đầy đủ sáu yếu tố
- Giới thiệu nhân vật cụ thể

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 4/ tiết 14 (Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
Gióng là gì?
A.Giải thích hiện tượng mưa bão
B. Ca ngợi người anh hùng giết giặc cứu nước
C. Giải thích nguồn gốc dân tộc
D. Giải thích tên gọi làng Cháy.
Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết nội dung chính văn bản.
H : Vì sao em xác định nội dung trên là chủ đề văn bản?
A. Vì nó là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện.
B. Vì nó được nói ở đầu truyện
C. Vì nó được nói ở cuối truyện
D. Cả A và C đúng
Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS hiểu rõ về chủ đề của văn bản
H : Nhận định nào không đúng về khái niệm chủ đề của văn bản?
A. Chủ đề của câu chuyện là phần mở đầu câu chuyện
B. Chủ đề là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện, còn

gọi là ý chính
C. Chủ đề là phần liên kết giữa phần mở bài và thân bài
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


D. Chủ đề là phần liên kết giữa phần thân bài và kết bài
Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
Giúp HS hiểu nội dung của dàn bài.
H : Phần Mở bài của văn bản Tuệ Tĩnh được viết theo cách nào?
A. Tả cảnh mà nhân vật sắp xuất hiện.
B. Giới thiệu tên gọi, lai lịch và sự việc liên quan đến nhân vật.
C. Kể trực tiếp hành động của nhân vật.
D. Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật
Đáp án: B
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về chủ đề văn bản
H: Thế nào là chủ đề của văn bản?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức chủ đề trong văn bản tự sự để viết đoạn văn
Cho chủ đề: Thánh Gióng ra trận giết giặc cứu nước .
Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện chủ đề trên.
Đáp án : -Trình bày các sự việc rõ ràng.
- Kể đúng chủ đề.

GV: Phạm Thị Diệu Hiền



Bài 4/ tiết 15,16 (Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết đề văn tự sự
H: Đề nào sao đây là đề văn tự sự?
A.Cảm nghĩ về người thân
B. Người thân yêu nhất
C. Kĩ niệm thời thơ ấu
D. Miêu tả cảnh sân trường vào giờ chơi.
Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết nội dung chính văn bản.
H : Vì sao em xác định nội dung trên là chủ đề văn bản?
A. Vì nó là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện.
B. Vì nó được nói ở đầu truyện
C. Vì nó được nói ở cuối truyện
D. Cả A và C đúng
Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS hiểu rõ về chủ đề của văn bản
H : Nhận định nào không đúng về khái niệm chủ đề của văn bản?
A.Chủ đề của câu chuyện là phần mở đầu câu chuyện
B.Chủ đề là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện, còn
gọi là ý chính
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


C.Chủ đề là phần liên kết giữa phần mở bài và thân bài
D.Chủ đề là phần liên kết giữa phần thân bài và kết bài
Đáp án: D

Câu 4: Thông hiểu
Giúp HS hiểu nội dung của dàn bài.
H : Phần Mở bài của văn bản Tuệ Tĩnh được viết theo cách nào?
A.Tả cảnh mà nhân vật sắp xuất hiện.
B.Giới thiệu tên gọi, lai lịch và sự việc liên quan đến nhân vật.
C.Kể trực tiếp hành động của nhân vật.
D.Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật
Đáp án: B
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về chủ đề văn bản
H: Thế nào là chủ đề của văn bản?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức chủ đề trong văn bản tự sự để viết đoạn văn
Cho chủ đề: Thánh Gióng ra trận giết giặc cứu nước .
Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện chủ đề trên.
Đáp án : -Trình bày các sự việc rõ ràng.
- Kể đúng chủ đề.

GV: Phạm Thị Diệu Hiền


Bài 5/ tiết 17,18 Viết bài tập làm văn số 1
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài tập làm văn.
1.Hãy đóng vai Sơn Tinh, kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
2. Hãy kể một câu chuyện dân gian em thích bằng lời văn của em.
Đáp án : -Trình bày các sự việc rõ ràng, đúng sự việc.

- Kể đúng chủ đề.
- Kể bằng lời văn của em.
Bài 5/ tiết 19 (Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của
từ)
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan ( 4 câu).
Câu 1: Nhận biết
MT: Giúp HS nhận biết nghĩa gốc của từ
H: Xác định nghĩa gốc của từ “ngọt”
A.Giải thích hiện tượng mưa bão
B. Ca ngợi người anh hùng giết giặc cứu nước
C. Giải thích nguồn gốc dân tộc
D. Giải thích tên gọi làng Cháy.
Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


MT: Giúp HS nhận biết nghĩa của từ.
H: Từ nào trong các từ sau đây chỉ có một nghĩa?
A. Toán học

B. Mặt

C. Mắt

D. Mũi
Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
Giúp HS hiểu rõ về nghĩa của từ
H : Nhận định nào không đúng về nghĩa gốc?

A. Là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
B. Là nghĩa xuất hiện cuối cùng
C. Là nghĩa được biết đến nhiều nhất.
D. Là nghĩa xuất hiện đầu tiên làm cơ sở đẻ hình thành nghĩa
khác.
Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
Giúp HS hiểu nghĩa gốc của từ.
H : Nghĩa nào là nghĩa gốc trong các từ “chạy” sau?
A. Đồng hồ chyaj nhanh 10 phút.
B. Con đường chạy qua núi.
C. Chạy ăn từng bữa.
D. Chạy thi 100 m
Đáp án: D
Phần 02: Tự luận( 2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
MT: Giúp HS hiểu về nội dung nghĩa của từ
GV: Phạm Thị Diệu Hiền


H: Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
Đáp án : Ghi nhớ SGK
Câu 2 : Vận dụng cao
MT : Vận dụng kiến thức về nghĩa cử từ để viết đoạn văn.
Hãy viết một đoạn văn ngắn chủ đề về quê hương, trường lớp. Trong
đó có sử dụng từ nhiều nghĩa( gạch chân từ nhiều nghĩa).
Đáp án : -Trình bày các sự việc rõ ràng.
- Kể đúng chủ đề.
- Có sử dụng đúng từ nhiều nghĩa.


GV: Phạm Thị Diệu Hiền


×