Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng của cây cà gai leo giai đoạn vườn ươm tại khu thực nghiệm nông lâm trường đại học quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ MAI HÓA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO (Solanum procumbens Lour)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI KHU THỰC NGHIỆM NÔNG LÂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO (Solanum procumbens Lour)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI KHU THỰC NGHIỆM NÔNG LÂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Lê Thị Mai Hóa
Mã số sinh viên: DQB05130010
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Trà

QUẢNG BÌNH, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa được
công bố trong các công trình khác. Những tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ
ràng.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Mai Hóa

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Đinh Thị Thanh Trà

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,
khoa Nông - Lâm - Ngư, và toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng
Bình, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập và rèn
luyện tại trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đinh
Thị Thanh Trà, người đã quan tâm giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với
thực nghiệm trồng trọt cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì vậy tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.

Từ đáy lòng mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
thầy cô đã luôn luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ và động
viên quý báu đó. Tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo sức khỏe và công tác tốt.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Mai Hóa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................. viii
Phần I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 2
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ............................................................... 2

1.6.2. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 2
1.6.3. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................. 7
Phần II NỘI DUNG ............................................................................................. 8
Chương I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 8
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ GAI LEO .......................................................... 8
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 8
2.1.2. Đặc điểm của cây Cà gai leo ........................................................................ 8
2.1.3. Giá trị dược liệu của cây Cà gai leo ............................................................. 9
2.1.4. Lịch sử nghiên cứu cây cà gai leo .............................................................. 10
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ......... 11
2.2.1. Vị trí địa lí .................................................................................................. 11
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 11
Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 13
2.1. Tỷ lệ và thời gian nảy mầm ........................................................................... 13
2.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng lên số lá của cây ............................................. 15
2.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sự phân cành của cây ............................... 16
2.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến trọng lượng tươi của cây ......................... 19
2.6. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà gai leo ở các công thức khác nhau
..............................................................................................................................20
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 22

iii


3.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 22
3.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 22
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 29


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT1: Công thức 1
CT2: Công thức 2
TNT: Trinitrotoluene
STT: Số thứ tự

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

Đánh giá mức độ về sâu bệnh hại thường gặp ở cà gai leo

4

1.2


Bảng theo dõi cac chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển cà gai leo

6

2.1

Nhiệt độ bình quân tháng 2, 3, 4, 5 trong năm (oC)

12

2.2

Tổng lượng mưa các tháng 2, 3, 4, 5 trong năm (mm)

12

2.3

Tỷ lệ và thời gian nảy mầm, thời gian xuất hiện lá thật và cành

13

2.4

Chiều cao trung bình của cây

14

2.5


Số lá trung bình của cây

15

2.6

Số cành trung bình của cây

17

2.7

Số cành trung bình của cây sau khi cắt bỏ đỉnh sinh trưởng

18

2.8

Trọng lượng tươi trung bình của cây

19

2.9

Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại của cà gai leo

20

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1

Đồ thị biểu diễn chiều cao trung bình của cây

14

2.2

Đồ thị biểu diễn số lá trung bình của cây

16

2.3

Đồ thị biểu diễn số cành trung bình của cây

17

2.4

Đồ thị biểu diễn số cành trung bình của cây sau khi

cắt bỏ đỉnh sinh trưởng

18

2.5

Đồ thị biểu diễn trọng lượng tươi trung bình của cây

19

vii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cây cà gai leo là loài thảo dược được y học đánh giá cao trong việc hỗ trợ
điều trị bệnh gan, và nguồn dược liệu quý này đang được khai thác chế biến
thành dược phẩm, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan một cách tốt nhất.
Đã có nhiều nghiên cứu về tính chất dược liệu của cà gai leo, tuy nhiên, có
rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và năng suất
giống cây cà gai leo, đặc biệt là giai đoạn vườn ươm. Đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng của cây cà gai leo giai đoạn vườn ươm
tại khu thực nghiệm nông lâm trường Đại Học Quảng Bình”, nhằm đánh giá khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây cà gai leo trên các giá thể khác nhau ở điều
kiện khí hậu Đồng Hới, Quảng Bình. Đề tài sử dụng 2 loại giá thể khác nhau để
trồng cà gai leo (công thức 1: giá thể đất; công thức 2: giá thể đất có bổ sung xơ
dừa 30%), từ đó so sánh, đánh giá sự sinh trưởng của cà gai leo ở 2 loại giá thể.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào: Nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh trưởng và phát triển của cây cà gai leo giai đoạn vườn ươm trong điều kiện
khí hậu ở vùng nghiên cứu. So sánh, đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát
triển và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cà gai leo trên các giá thể khác

nhau. Xác định được giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng của cây. Trong 2 loại
công thức nghiên cứu thì thành phần giá thể chứa xơ dừa 30% có ảnh hưởng tích
cực lên sự sinh trưởng và phát triển của cây cà gai leo (thông qua các chỉ tiêu:
chiều cao, số lá, phân cành, trọng lượng tươi...). Sâu bệnh hại được ghi nhận xuất
hiện trong giai đoạn thí nghiệm, tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và mức độ biểu hiện của
sâu bệnh hại ở 2 công thức thí nghiệm biểu hiện khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học để áp
dụng vào thực tiễn trồng cà gai leo ở địa phương.

viii


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây cà gai leo (Solanum procumbens Lour ), thuộc họ cà (Solanaceae)
còn gọi là cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà cườm..., có tên khoa học khác là
Solanum hainanense Hance, là loại thảo dược quý rất tốt cho sức khỏe, dùng
trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến gan như viêm gan, gan nhiễm
mỡ, xơ gan, giải độc gan,…. Cây cà gai leo được y học đánh giá cao trong việc
hỗ trợ điều trị bệnh gan và nguồn dược liệu quý này đang được khai thác chế
biến thành dược phẩm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan một cách tốt nhất. Cà
gai leo là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập cao cho
nông dân [2]. Để sản xuất cà gai leo với số lượng lớn và cung cấp nguồn dược
liệu tại chỗ, đặc biệt là phải đảm bảo cây đem lại chất lượng thuốc tốt nhất, là
mục tiêu của các chuyên gia trong ngành sản xuất dược liệu từ các loài cây thuốc.
Giai đoạn vườn ươm là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến khả năng
sinh trưởng và phát triển, đem lại năng suất và chất lượng cho cây sau này. Hiện
tại có rất nhiều đề tài chuyên sâu nghiên cứu về đặc tính dược liệu của cà gai leo,
tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh
trưởng và năng suất giống cây cà gai leo.

Cà gai leo có khả năng tái sinh dinh dưỡng mạnh, sinh trưởng, có thể phát
triển trong điều kiện khí hậu nắng nóng [6]. Với đặc điểm đó, khí hậu thành phố
Đồng Hới có thể thích hợp để trồng cà gai leo. Tuy nhiên, hiện nay ở Đồng Hới,
Quảng Bình, cây cà gai leo chưa được trồng phổ biến, một số hộ gia đình có
trồng nhưng còn trồng theo kiểu tự phát, chưa đạt được năng suất cao như mong
đợi, và thành phẩm chưa đủ đảm bảo tiêu chuẩn dược liệu để dùng chữa
bệnh.Người dân còn phải nhập sản phẩm phơi khô từ nơi khác về với giá thành
cao lại không đảm bảo chất lượng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng của cây cà gai leo giai đoạn
vườn ươm, tại khu thực nghiệm nông lâm trường Đại Học Quảng Bình”,
bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cà gai leo trên các giá
thể khác nhau ở điều kiện khí hậu Đồng Hới, Quảng Bình. Góp phần bổ sung cơ
sở khoa học cho việc xác định loại giá thể thích hợp cho việc trồng cà gai leo,
đồng thời kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho sinh viên bộ môn Sinh học,
nông nghiệp và những ai quan tâm đến sản xuất giống cà gai leo.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cà gai leo giai đoạn
vườn ươm trong điều kiện khí hậu Quảng Bình
- Xác định được giá thể trồng thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cà gai leo ở địa phương
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh trưởng và phát triển của cây cà gai leo
giai đoạn vườn ươm.
- So sánh, đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của Cà gai leo

trên các giá thể khác nhau.
- So sánh, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây trên các giá thể
khác nhau.
- Xác định được giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển tốt của cây
cà gai leo ở địa phương.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour ), thuộc họ cà (Solanaceae)
Theo LOUR. 1790, Cà gai leo được phân loại như sau:
Tên thường gọi: Cà gai leo
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour
Họ Cà: Solanaceae
Bộ Cà: Solanales
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thời gian: Thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.
- Phạm vi không gian: Khu thực nghiệm nông lâm trường Đại học Quảng
Bình.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Cây cà gai leo ở giai đoạn vườn ươm (cây
con) và giá thể có bổ sung xơ dừa.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Tổng quan tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến điều kiện sinh trưởng và
phát triển của cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour ), các phương pháp
trồng giống cây Cà gai leo từ hạt.
- Nghiên cứu và xử lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
1.6.2. Phương pháp thực nghiệm

2


Giống cây Cà gai leo được mua từ cơ sở cung cấp giống tại xã Hợp Hòa huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc, chuyên kinh doanh cây ươm và hạt giống cà

gai leo.
➢ Chuẩn bị
- Hạt giống: Chọn hạt giống là tiêu chí rất quan trọng cho việc nhân giống
và trồng cây cà gai leo, nên chọn loại hạt ở địa chỉ uy tín, những loại hạt có màu
vàng, nếu hạt chuyển đen đó là loại hạt kém chất lượng.
- Túi bầu: Túi PE có kích thước 18 x 23 cm, có đục lỗ thoát nước xung
quanh.
- Nguyên liệu làm giá thể: Đất, phân chuồng, phân vi sinh, xơ dừa.
- Tiến hành
Bước 1: Làm đất, đóng bầu
Trộn giá thể để đóng bầu theo 2 công thức với tỉ lệ như sau:
CT1: Đất 50% + phân chuồng 15% + phân vi sinh 5% + xơ dừa 30%
Và CT2: Đất 80% + phân chuồng 15% + phân vi sinh 5%
Bước 2: Làm giàn ươm
Thiết kế giàn che với khung làm bằng tre, chiều rộng 4m, chiều dài 5 m,
chiều cao từ 1 – 1,5 m, vòm được che phủ 1 lớp lưới che có tác dụng hạn chế
mưa, gió và giữ ẩm, hạn chế cường độ ánh sáng quá mạnh và giảm nhiệt.
Bước 3: Gieo hạt
Gieo hạt : Thí nghiệm được bố trí trong túi bầu theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên với 2 công thức và 3 lần nhắc lại, gieo 5 hạt /1 túi bầu. Gieo với độ sâu từ
1-1,5cm.
Bước 4 : Chăm sóc: theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật
đồng đều cho 2 công thức thí nghiệm.
- Đảm bảo độ ẩm thích hợp cho hạt nảy mầm.
- Sau thời gian gieo 15 đến 20 ngày cây xuất hiện lá, khi cây có từ 2 đến 4
lá thật thì tiến hành tỉa thưa cây, chỉ giữ lại 2 đến 3 cây tốt nhất trong 1 bầu.
- Tưới nước: 2 ngày tưới cây 1 lần, thường tưới vào sáng sớm hoặc chiều
muộn, đảm bảo cây đủ độ ẩm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi các chỉ tiêu hằng ngày để phát hiện cây
bệnh sớm, loại bỏ mầm mống gây bệnh ngay khi xuất hiện.

- Làm sạch cỏ trong bầu và trong vườn ươm.
- Sau 2 tháng tiến hành cắt bỏ đỉnh sinh trưởng để so sánh tỉ lệ phân cành
giữa 2 công thức

3


Trong quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc
trừ sâu, trừ cỏ, không chất kích thích tăng trưởng.
Bước 5: Theo dõi
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu
- Sau khi gieo hạt tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: (theo dõi 10 cây /1
CT/ l lần nhắc lại, định kỳ 15 ngày theo dõi 1 lần).
+ Tỷ lệ nảy mầm: Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm chính là số cây con/ tổng số hạt
đã gieo.
+ Thời gian nảy mầm: Thời gian nảy mầm được xác định bằng thời gian từ
khi gieo hạt đến thời điểm mầm nhú ra khỏi vỏ hạt
+ Thời gian ra lá đầu tiên: Thời gian ra lá đầu tiên được xác định bằng thời
gian từ khi gieo hạt đến thời điểm lá mầm nhú ra khỏi vỏ hạt.
+ Chiều cao cây: Được đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính.
+ Số lượng lá trên cây: Được tính bằng tổng số lá trên một cây.
+ Thời gian phân cành: Được tính từ khi gieo hạt đến khi ra cành đầu tiên.
+ Số lượng cành trên cây: Được tính bằng tổng số cành trên một cây.
+ Khối lượng tươi trung bình của cây (g/cây): Được cân trọng lượng khi cây
đạt 2,5 tháng tuổi.
+ Chỉ tiêu về sâu bệnh hại cây: đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại
thông qua bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ về sâu bệnh hại thường gặp ở cà gai leo [6]
TT


Tên sâu bệnh hại cây

Thời điểm đánh giá

1

Sâu hại: Sâu xanh
(Helicoverpa armigera) ,
sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrosis

Đánh giá giai đoạn sinh trư
ởng và phát triển của cây
- Không có
- Chỉ có một vài vết sâu ăn nhỏ như vết

medinalis Guennee) và
sâu đục thân
(Lophobaris piperis)

kim châm trên lá non
- Vết sâu ăn tròn, lớn hơn vết kim châm
một chút
- Vết sâu ăn tròn và dài hơn khoảng
1,5mm trên lá non
- Vết sâu ăn lớn hơn, lỗ thủng do sâu ăn
trên lá lớn với các hình dạng khác nhau
- Vết sâu ăn lớn. Các lỗ thủng do sâu ăn


4

Mức độ

0
1
2
3
4
5


lớn và xuất hiện nhiều

2

Ốc sên (Achatina fulica)

- Các vết sâu ăn lớn hơn nhiều và xuất hiện
dày đăc trên các lá.

6

- Lá bị hỏng hoàn toàn do sâu ăn

7

Đánh giá giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của cây
-Không có ốc sên


0

-Rất nhẹ, có từ một đến một quần tụ ốc sên
xung quanh gốc

1

-Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ ốc sên

2

quanh gốc
-Trung bình, số lượng ốc vừa
-Nặng, số lượng quần tụ ốc lớn, dày đặc
3

4

5

3
4

Bệnh héo xanh

Đánh giá giai đoạn sau nảy mầm

(Pseudomonas
solanacearum)


- Không bị bệnh
- Rất nhẹ (1-10%)
- Nhiễm nhẹ (11-30%)
- Nhiễm vừa (31-50%)
- Nhiễm nặng(51-75%)

0
1
2
3
4

- Nhiễm rất nặng(> 75%)

5

Đánh giá giai đoạn 15 ngày sau ngày ra lá
đầu tiên
- Không bị bệnh
- Rất nhẹ (1-10%)
- Nhiễm nhẹ (11-30%)
- Nhiễm vừa (31-50%)
- Nhiễm nặng(51-75%)
- Nhiễm rất nặng(>75%)

0
1
2
3

4
5

Đánh giá giai đoạn 15 ngày sau ngày nảy
mầm
- Không bị bệnh
- Rất nhẹ (1-10%)
- Nhiễm nhẹ (11-30%)
- Nhiễm vừa (31-50%)
- Nhiễm nặng (51-75%)
- Nhiễm rất nặng (>75%)

0
1
2
3
4
5

Bệnh vàng lá chín sớm

Bệnh gỉ sắt (Puccinia
purpurea)

5


Lập bảng theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển qua bảng 1.3
Bảng 1.2: Bảng theo dõi cac chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển cà gai leo


TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn

Đơn vị tính

1.

Ngày gieo

Gieo

Ngày

2.

Ngày nảy mầm

Nảy mầm

Ngày

Mức độ
biểu hiện

Phương
pháp đánh
giá


Quan sát toàn
bộ bầu

3.

Tỷ lệ nảy mầm

Cây con

%

Quan sát và
đếm số cây
con trên số
hạt được gieo
rồi quy về tỉ
lệ %

4.

Ngày ra lá đầu Xuất hiện lá
tiên
đầu tiên

Ngày

Quan sát toàn
bộ cây trong
ô thí nghiệm


5.

Số lượng lá
trung bình trên
cây

15 ngày tuổi
30 ngày tuổi
45 ngày tuổi
60 ngày tuổi



Đếm số lá của
toàn bộ cây
trong ô thí
nghiệm theo
từng
giai
đoạn

6.

Chiều cao trung 15 ngày tuổi
bình của cây 30 ngày tuổi

cm

Dùng thước

đo toàn bộ số

trên tổng số cây 45 ngày tuổi
trong ô tiêu 60 ngày tuổi
chuẩn

cây trên ô
theo từng giai
đoạn

7.

Ngày phân
cành đầu tiên

Xuất
hiện
cành đầu tiên

Ngày

Quan sát toàn
bộ cây trong
ô thí nghiệm

8.

Số lượng cành Giai
đoạn
trung bình của 10, 20, 30,


Cành

Đếm số cành
mọc từ thân

6

Ghi
Chú


cây trên tổng số 40 ngày sau

chính của

cây trong ô tiêu ngày
chuẩn
hiện

cây trong
theo từng giai

xuất
cành

đầu tiên
9.

Năng suất


2,5
tuổi

tháng

đoạn
g/cây

Sử dụng cân
đại lượng để
cân trọng
lượng tươi
trung bình
của cây khi
cây đạt 2,5
tháng tuổi.

1.6.3. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
Statistix 9 và EXCEL trên máy tính.

7


Phần II NỘI DUNG
Chương I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ GAI LEO
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour là loài thực

vật thuộc họ cà (Solanaceae), còn có tên khoa học khác là Solanum hainanense
Hance. Ngoài ra cà gai leo còn có tên gọi địa phương khác như cà gai dây, cà
lù, cà bò, cà vạnh, cà quánh, cà quýnh hay cà cườm [2].
Cà gai leo mọc rải rác ven rừng , lùm bụi, bãi hoang, ở độ cao dưới 300m,
phân bố ở Bắc Giang (Yên Thế), Phú Thọ (Việt Trì), Hà Nội, Hải Phòng, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Gia Lai
(An Khê, Kon Hà Nừng). Ngoài ra còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng
Tây, Hải Nam) [11].
2.1.2. Đặc điểm của cây Cà gai leo
❖ Đặc điểm hình thái
- Cà gai leo thuộc loại cây leo thân dài 0,6-1m hay dài hơn, thân cây cà
gai leo thường hóa gỗ và phân cành nhánh nhiều xõa rộng , cành phủ lông hình
sao và rất nhiều gai cong dẹp có màu vàng nhạt phân bổ gần nhau [2].
- Lá có dạng hình trứng hay thuôn, phần gốc lá hình rìu hay hơi tròn,
mép nguyên hay lượn và khứa thùy, hai mặt nhất là mặt dưới phủ lông trắng
nhạt, phiến dài 3-4 cm, rộng 12-20 mm, có gai, cuống dài 4-5 mm. Hoa tím nhạt,
nhị vàng họp thành xim gồm 2-4 hoa. Qủa hình cầu khi chín có màu đỏ hoặc
vàng bóng, nhẵn, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng hình thận, có mang dài
4mm, rộng 2mm [11]
❖ Đặc điểm sinh thái
- Cây Cà gai leo có vùng sinh thái thích nghi rộng, có thể trồng được ở
nhiều nơi trong cả nước. Cây ưa sáng, ưa đất cao ráo, hơi ẩm, màu mỡ và thoát
nước tốt. Có khả năng tái sinh dinh dưỡng mạnh, sinh trưởng, có thể phát triển
tốt trong điều kiện khí hậu nắng nóng [6]
❖ Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Kết quả nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của viện dược liệu
(1993) [10] như sau:
Thời gian nảy mầm: từ 7 ngày
Thời gian xuất hiện lá thật sau gieo: 9 – 10 ngày
Thời gian phân cành đầu tiên: 32 ngày

Thời gian ra hoa: 3 tháng tuổi

8


2.1.3. Giá trị dược liệu của cây Cà gai leo
Cà gai leo là một loài cây thuốc quý, rễ được dân gian dùng làm thuốc
chữa thấp khớp,ho, dị ứng đau nhức xương, đau răng, trị rắn cắn, đau lưng, cảm
cúm...[1]. toàn cây và đặc biệt ở rễ có chứa alkaloid, thành phần chính là
solasodine, solasodinine. Ngoài ra, còn chứa tinh bột, saponoside, flavonoside và
diosgenine [4].
Cà gai leo có tác dụng trừ phong thấp, tiêu độc, trừ ho, cầm máu, giảm
đau. Đoàn Thị Nhu và cộng sự (1998) đã chứng minh cà gai leo có tác dụng
chống viêm cấp trên mô hình gây phù thực nghiệp bằng cao hư, chống viêm mãn
trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian trên chuột cống trắng, đồng thời
gây teo tuyến ức trên chuột cống non. Ngoài ra còn có những công trình nghiên
cứu khác chứng minh cà gai leo có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm sự phát
triển của quá trình trong xơ gan thực nghiệm trên chuột [5]
Phạm Kim Mãn và cộng sự (1999) đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư
của Cà gai leo và kết luận rằng, chế phẩm dịch chiết từ Cà gai leo nồng độ
5mg/100ml có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư 180 Sarcoma với tỷ lệ tế bào chết
là 52,8% [7].
Dịch chiết cà gai leo với liều cho uống hàng ngày 6g/kg thể trọng chuột,
tuy không ngăn chặn được hoàn toàn quá trình xơ hóa, nhưng có tác dụng làm
chậm quá trình tiến triển của xơ. Hàm lượng collagen trong gan ở lô chuột dùng
dịch chiết cà gai leo chỉ bằng 71% so với lô chuột đối chứng gây xơ không dùng
thuốc. Về mặt tổ chức học, thí nghiệm cho thấy toàn bộ chuột ở lô đối chứng gây
xơ đều bị xơ nặng hoặc vừa, còn ở lô dùng cà gai leo hầu hết chỉ xơ nhẹ hoặc
không xơ [10].
Gần đây, nhiều tác dụng khác của cà gai leo được phát hiện như: Kháng

viêm, ức chế xơ gan giai đoạn kịch phát, giảm nhẹ khối u. Viện dược liệu (2001)
đã bào chế thành công thuốc “Haina” từ cà gai leo, đạt tiêu chuẩn cơ sở có hàm
lượng glycoalkaloid toàn phần trong mỗi viên từ 2,125 mg đến 2,875 mg tính
theo solasodine. Sau đó, tiến hành thử tác dụng lâm sàng trên bệnh nhân viêm
gan B mạn hoạt động. Kết quả cho thấy Haina có tác dụng bảo vệ gan, kháng
viêm ức chế xơ gan, đồng thời có tác dụng tốt trên các chỉ thị virus viêm gan B
[5].
Trong những năm gần đây, vấn đề gốc tự do và các chứng bệnh gây ra
do quá trình peroxide hóa lipid gia tăng như lão hóa, viêm hoại tử tế bào, ung
thư....được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự
(2001) đã khảo sát tác dụng chống ô xi hóa của cà gai leo. Kết quả khảo sát sơ bộ

9


cho thấy dịch chiết glycoalkaloid toàn phần có hoạt tính chống oxi hóa
mạnh.Những kết quả thu được góp phần giải thích cơ chế tác dụng kháng viêm,
bảo vệ gan của chế phẩm Haina [8]
Cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chống lại những tổn thương gây ra bởỉ
Trinitrotoluene (TNT), tác dụng này là do sự tương tác giữa các chất chuyển hóa
của TNT với thành phần của cà gai leo và giữa cà gai leo với tế bào gan. Ngoài ra
cà gai leo còn chứa saponin steroid làm tăng sức chống chịu của màng tế bào gan
dưới sự tấn công của TNT và các tác nhân oxi hóa [12].
2.1.4. Lịch sử nghiên cứu cây cà gai leo
Ngay từ những năm 1980, cây cà gai leo đã được các nhà nghiên cứu đặc
biệt quan tâm do những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Cố GS Phạm Kim
Mãn là người đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản cà gai leo với đề tài “Nghiên
cứu cà gai leo làm thuốc hạ men gan”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tác
dụng hạ men gan rất nhanh chóng của cà gai leo.
Nhìn chung trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có các đề tài chuyên sâu nghiên

cứu các đặc tính công dụng của cây cà gai leo như đề tài “nghiên cứu thuốc từ cà
gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” hay “Nghiên
cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ cà gai leo” của
trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung bộ, Đề tài: “Nghiên cứu cây cà gai leo
làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” thuộc Luận án Tiến sĩ dược học
2002, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số elicitor lên khả năng tích lũy
solasodine ở tế bào in vitro ở cây cà gai leo” thuộc luận án Tiến sĩ sinh lý học
thực vật của tác giả Nguyễn Hữu Thuần Anh.....
Tuy nhiên rất ít các đề tài nghiên cứu đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà
gai leo. Trần Ngọc Lân (2016) đã nghiên cứu về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây
cà gai leo, kết quả nghiên cứu như sau:
• Về thời vụ trồng: Cà gai leo được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào
mùa xuân hoặc mùa thu, tránh thời điểm nắng gắt và rét đậm.
• Mật độ trồng: Có thể trồng với mật độ 40.000 – 50.000 cây/ha. Kích
thước đào hố trồng là 0.5 x 0.5/1 cây giống (trồng theo băng hoặc luống), luống
cao 20cm, rộng 1,5, khoảng cách trồng là 40 x 40cm


Yêu cầu đất đai: Màu mỡ, cao ráo, hơi ẩm và có độ xốp.



Bón lót: Bón lót 1,5 – 2kg phân chuồng hoai cho mỗi hố

• Kỹ thuật chăm sóc sau trồng:
+ Tưới nước: Cung cấp đủ nước cho cây, cần phải duy trì 2-3 ngày/ lần
+ Làm cỏ: Cần tiến hành thường xuyên, mỗi năm làm cỏ, xới xáo từ 2-3 lần

10



+ Bón thúc phân: Mỗi năm bón một lần, rắc đều quanh gốc, năm 1 bón thúc
bằng phân NPK-S tỉ lệ 10:5 với 1 tấn/ha, bón vào tháng 6,7 sau khi làm cỏ. Năm
thứ 2 và thứ 3, mỗi ha bón 1 tấn NPK cộng thêm 1 tấn lượng phân vi sinh trộng
đều, bón vào tháng 3.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Cà gai leo tương đối ít bị sâu bệnh, nếu có thì các đối
tượng sâu bệnh hại chủ yếu như: bệnh héo xanh, bệnh vàng lá chín sớm, sâu
xanh, ốc sên. Sử dụng các loại thuốc Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Shezol,
Secsaigon...
Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của giá thể trồng
đến sinh trưởng và năng suất giống cây Cà gai leo.
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vị trí địa lí
Thành phố Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình
nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh,
có vị trí địa lý 17028'60"’ vĩ độ bắc và 106035'60" kinh độ đông
Phạm vi hành chính :
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh
- Phía Đông giáp biển
- Phía tây giáp huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh
2.2.2. Đặc điểm khí hậu
- Đồng Hới nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu
của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng
năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 độ C – 25 độ
C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
- Nhiệt độ trung bình năm 24,40C
- Lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786

giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió
Đông Nam (gió nồm), gió Tây Nam (gió nam), gió Đông Bắc
➢ Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.với thời tiết khắc nghiệt bậc nhất,có mùa đông khá lạnh.Vào mùa hè thời tiết
nóng, oi bức gió lào khô nóng thổi liên tục,với nền nhiệt luôn trên 35 độ C,có lúc
trên 40 độ c.Mùa Đông lạnh, ẩm với nền nhiệt dưới 18 độ C, có nhiều ngày nhiệt
độ xuống dưới 10 độ C, nhiệt độ tối thấp là 4 độ C. Bão thường Xuất hiện trong

11


năm với tần xuất 1-2 cơn/năm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11,bão xuất hiện
với cường độ mạnh với sức tàn phá dữ dội.
Bảng 2.1: Nhiệt độ bình quân tháng 2, 3, 4, 5 trong năm (oC)
Tháng 2

3

4

5

Cao
nhất

23

25

29


32

Thấp
nhất

18

20

23

25

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Đồng Hới.

Bảng 2.2: Tổng lượng mưa các tháng 2, 3, 4, 5 trong năm (mm)
Tháng
mm

2

3

4

5

40.5 45.5 73.1 146.5


Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Đồng Hới.

➢ Cà gai leo có khả năng tái sinh dinh dưỡng mạnh, sinh trưởng, có thể
phát triển trong điều kiện khí hậu nắng nóng [6], trong khi thành phố Đồng Hới
nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông khá lạnh. Vào
mùa hè thời tiết nóng, oi bức gió lào khô nóng thổi liên tục, nền nhiệt luôn trên
350C, có lúc trên 400C. Nhìn chung, điều kiện khí hậu Đồng Hới có thể thích hợp
cho sự phát triển của cà gai leo.

12


Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Tỷ lệ và thời gian nảy mầm
Qua thực nghiệm, tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm, xuất hiện lá thật, xuất
hiện cành đầu tiên của cà gai leo ở các công thức thí nghiệm được thể hiện trong
bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tỷ lệ và thời gian nảy mầm, thời gian xuất hiện lá thật và
cành
Xuất hiện lá
thật

Xuất hiện
cành

(ngày)

(ngày)

100%


7

25

100%

8

28

Công

Thời gian nảy

Tỷ lệ nảy

thức

mầm (ngày)

mầm (%)

CT1

6

CT2

6


Sau 6 ngày thì tất cả hạt trong các công thức thí nghiệm đều mọc 100%,
kết quả này chứng tỏ giá thể không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
Thời gian từ gieo đến xuất hiện lá thật: Sau khi kết thúc giai đoạn nảy
mầm thì lá thật xuất hiện. Ở CT1 xuất hiện lá thật sau gieo 7 ngày sớm hơn CT 2
xuất hiện sau gieo 8 ngày. Kết quả này sớm hơn hơn so với kết quả nghiên cứu
của Viện dược liệu (1993) thời gian xuất hiện lá thật sau gieo là 9 ngày [10].
Thời gian từ gieo đến xuất hiện cành đầu tiên: Ở CT1 xuất hiện cành đầu
tiên sau gieo 25 ngày sớm hơn CT2 xuất hiện sau gieo 28 ngày. Kết quả này
sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của viện dược liệu (1993) thời gian xuất hiện
cành đầu tiên sau gieo là 32 ngày [10].
2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao cây
Thành phần các giá thể khác nhau đã cung cấp lượng chất dinh dưỡng
cũng như độ tơi xốp và thoáng thí khác nhau, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp
thu nguồn chất dinh dưỡng của cây, một trong những tiêu chí quyết định đến tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây cà gai leo.
Kết quả theo dõi chiều cao được thể hiện ở bảng 2.4 và hình 2.1

13


Bảng 2.4: Chiều cao trung bình của cây

Ngày sau gieo
Công thức
15

30

45


60

CT1

2,17±0,58a

3,63±0,82a

15,1 ±5,91a 31,77±9,11a

CT2

1,35±0,46b

2,37±0,6b

9±4,44b

20,6±6,43b

(Các chữ cái khác nhau ở cùng 1 cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 0.05).

Hình 2.1 . Đồ thị biểu diễn chiều cao trung bình của cây
Qua bảng 2.4 và hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT1
sai khác so với CT2. Ở CT1 tốc độ tăng trưởng chiều cao 60 ngày sau gieo đạt
31,77cm trong khi đó CT 2 chỉ 20,6cm. Chiều cao của cây sau 2 tháng theo dõi

14



có sự tăng trưởng rõ rệt so với lúc bắt đầu, ở CT1 tăng 29,6 cm và ở CT2 tăng
19,25 cm.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ở
CT1 cao hơn so với CT2 và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của viện
dược liệu (1993) chiều cao trung bình của cây sau 2 tháng chỉ đạt 17,75cm.[10]
Khả năng hút nước cũng như độ xốp của các thành phần giá thể là yếu tố
rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, phát tiển của cây, mang lại độ thoáng
khí trao đổi oxi trong giá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển và hấp
thu chất dinh dưỡng tốt nhất, tác động lớn đến tăng trưởng chiều cao cây [11].
Nhìn chung, trong 2 giá thể tham gia thí nghiệm thì giá thể chứa xơ dừa có
ảnh hưởng tích cực lên sự tăng trưởng chiều cao của cây trong giai đoạn vườn
ươm.
2.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng lên số lá của cây
Sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm, các lá thật xuất hiện. Các lá được
hình thành tại đỉnh sinh trưởng.
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây,
ngoài ra lá còn có chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Lá thực hiện quá
trình quang hợp, làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng
hóa học, dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vận chuyển đi khắp cơ thể, để duy trì
sự sống và giúp cho qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây. Cây có bộ lá phát
triển tốt và đầy đủ, sẽ có khả năng quang hợp cao, do đó khả năng tích lũy vật
chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao. Động thái ra lá của cây đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ, các cơ quan khác cũng
như tạo năng suất sau này [11].
Kết quả theo dõi số lá được thể hiện ở bảng 2.5 và hình 2.2
Bảng 2.5: Số lá trung bình của cây
Ngày sau gieo

Công thức

15

30

45

60

CT1

5,7±1,24a

8,03±2,06a

17,2 ±4,73a

31,2±8,95a

CT2

5,1±1,03b

6,2±1,16b

11,3±2,1b

18±4,23b

(Các chữ cái khác nhau ở cùng 1 cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 0.05).


15


×