Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................22
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG......................................................................22
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI...................................................................22
CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV..................................................22
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................60
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP -
TKV...........................................................................................................................................60
* Ý kiến thứ 2: Song song với chế độ thưởng công ty cũng nên có chế độ phạt..................65
KẾT LUẬN...............................................................................................................................67
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận luôn là cái đích mọi
doanh nghiệp hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu và động lực của các doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để có được lợi nhuận thì doanh
nghiệp sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có nhiều biện pháp tiết
kiệm chi phí nói chung và chi phí tiền lương nói riêng.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển xã hội khác nhau, tiền lương đã
khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp và toàn xã hội. Thực vậy tiền lương là một vấn đề được quan tâm
không bởi doanh nghiệp do liên quan đến chi phí hay do nó là một công cụ
nhằm kích thích người lao động sản xuất của doanh nghiệp mà nó được quan
tâm bởi chính người lao động, vì liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của bản
thân và gia đình họ. Tiền lương cũng được nhà nước và xã hội quan tâm bởi
nó liên quan đến mức sinh hoạt trung bình của người dân trong xã hội, liên
quan đến các chính sách tiền lương của nhà nước… cùng với tiền lương là các
khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn cũng có ý nghĩa với người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Bởi các
quỹ xã hội này đuợc hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động và
người sử dụng lao động thể hiện sự quan tâm của xã hội tới người lao động
khi họ gặp khó khăn, rủi ro.
Như vậy, để điều hoà lợi ích giữa các bên và đạt mục tiêu lợi nhuận của
doanh nghiệp thì kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần
quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV là một
doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tốt sẽ
giúp công ty có được những thông tin đúng đắn trong việc tập hợp chi phí,
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
chọn lựa được hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh và đạt được
mục tiêu cơ bản là bảo tồn và phát triển vốn nhà nước cấp và vốn của các cổ
đông đóng góp hoạt động có hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với sự giúp đỡ
tận tình của thầy Trần Đức Vinh và cán bộ công nhân viên phòng kế toán tài
chính và phòng tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ
và Công nghiệp - TKV, em đã nghiên cứu mảng kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại CTCP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp làm
chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận thì bố cục của chuyên đề gồm có 3
chương
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phẩn Tư vấn đầu tư Mỏ và Công
nghiệp_TKV
Chương 2: Thực trạng công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại CTCP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp_TKV
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo
lương tại CTCP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp_TKV
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp -
TKV
Tên giao dịch quốc tế: VINACOAL INVESTMENT CONSULTING
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: VINACOAL CONSULTING (VIMC).
Địa chỉ: Số 565 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV có tiền
thân là Viện nghiên cứu thiết kế mỏ, được thành lập theo Quyết định số
1139/BCNNg - KB2 ngày 22 tháng 9 năm 1965 của Bộ Công Nghiệp. Viện là
một cơ quan sự nghiệp, có nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật,
phục vụ cho ngành khai thác than do Bộ và Tổng công ty giao và thiết kế các
mỏ than thuộc khu vực Tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 6/3/1984 Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than đã ra quyết định số 13-
MT/TCCB hợp nhất “Viện kinh tế Mỏ” và “Viện quy hoạch và thiết kế than”
trở thành “Viện Quy hoạch kinh tế và thiết kế than”.
- Do tác động của thực tế sản xuất và nguồn vốn đầu tư nhà nước cấp
cho ngành than, đặc biệt là công tác thăm dò khảo sát thu hẹp đáng kể, ngày
19/10/1988 Bộ trưởng Bộ Năng lượng ký quyết định số 1233-NL/TCCB-LĐ
thành lập “Công ty khảo sát thiết kế than” trên cơ sở sát nhập “Công ty khảo
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
sát và thăm dò than” với “Viện Quy hoạch Kinh tế và thiết kế than”.
- Ngày 13/12/1991 Bộ trưởng Bộ Năng Lượng ký quyết định số 614-
NL/TCCB-LĐ tổ chức lại “Công ty khảo sát và thiết kế than” thành “Công ty
quy hoạch và thiết kế mỏ” trên cơ sở sáp nhập cơ quan “Công ty khảo sát và
thiết kế than” với “Xí nghiệp thiết kế than 1”.
- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về thành lập lại Doanh nghiệp
Nhà nước theo Nghị định 388-HĐBT, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng có quyết
định số 358-NL/TCCB-LĐ ngày 19/6/1993 thành lập lại Doanh nghiệp Nhà
nước đổi thành Công ty khảo sát và thiết kế mỏ, hoàn toàn chuyển sang hoạt
động kinh doanh.
- Ngày 27/5/1996 Hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam ra
quyết định số 873-TVN/HĐQT đổi tên Công ty Khảo sát và thiết kế mỏ thành
Công ty Tư vấn xây dựng Mỏ và Công nghiệp. Tiếp đó theo đề nghị của Tổng
Công ty, ngày 29/01/1997 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số
197/QĐ-TCCB đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng Mỏ và Công nghiệp.
- Tổng Công ty than Việt Nam chủ trương thành lập mới một số cơ
quan tư vấn để thúc đẩy sức cạnh tranh trong việc lập các dự án chuẩn bị đầu
tư xây dựng, mở rộng các mỏ than, công trình nhiệt điện của ngành. Sau một
thời gian cùng tồn tại hoạt động, theo đề nghị của Hội đồng Quản trị Than
Việt Nam, ngày 5/4/2000 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số
23/2000/QĐ-BCN thành lập “Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp” trên
cơ sở hợp nhất “Công ty Tư vấn đầu tư điện-than” và “Công ty Tư vấn Xây
dựng Mỏ và Công nghiệp”.
- “Công ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp” được đổi tên thành
“Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV” trên quyết định
3938/QĐ-BCN ngày 30/11/2005 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp. Trụ sở 565
Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của công ty:
Bảng 1.1
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần(triệu đồng) 24,831 34,539 58,238 120,999
Nộp ngân sách(triệu đồng) 1,800 2,338 4,076 8,121
Lãi (triệu đồng) 317.8 901 2,306 3,054
Lao động (người) 369 382 406 409
Thu nhập (triệu đồng) 2.387 2.799 3.816 4.765
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình thiết kế
1. Phòng kế hoạch căn cứ vào công trình, công việc đủ điều kiện triển khai,
chịu trách nhiệm bàn bạc với phòng chủ quản, phòng Kỹ thuật và phòng
TCLĐ về việc chọn CNĐA, thông qua Công ty sau đó phòng TCLĐ
Trình công ty ký quyết định cử CNĐA.
2. Sau khi nhận được quyết định, CNDA phải trao đổi ngay với phòng Kỹ
thuật, Kế hoạch, và các phòng thiết kế các yêu cầu về tài liệu cơ sơ phục vụ
thiết kế công trình.
3. Khi đi thực địa để xây dựng phương hướng thiết kế hay điều kiện kỹ thuật
và thu thập tài liệu cơ sở thì CNĐA chủ trì cùng các phòng thiết kế lập đề
cương, thông qua phòng Kỹ thuật và trình công ty duyệt. Chủ nhiệm đề án
chịu trách nhiệm làm trưởng đoàn. CNĐA phải đưa nhập những tài liệu thu
thập được vào lưu trữ Kỹ thuật theo hồ sơ công trình sau mỗi giai đoạn thiết
kế.
4. Sau khi đi khảo sát thực địa về, phòng Kỹ thụât cùng CNĐA phải chuẩn bị
phương hướng thiết kế (nếu công trình chưa có đề cương được duyệt hoặc
chưa làm điều kiện kỹ thuật với bên A)..trình Phó Giám đốc phụ trách duyệt.
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
5. Căn cứ vào phương hướng thiết kế, CNĐA phải lập ngay bản liệt kê khối
lượng công việc và kế hoạch thời gian của công trình theo giai đoạn thiết kế
cho từng phòng chuyên môn.
6. Phòng kế hoạch căn cứ vào hợp đồng và kế hoạch chung của Công ty và kế
hoạch của CNĐA, có trách nhiệm cân đối, hạn định thời gian bắt đầu và kết
thúc cho từng công việc của giai đoạn thiết kế công trình và dự kiến mức
lương giao khoán.
7. Căn cứ vào khối lượng công việc, tiền lương được giao khoán, CNĐA dự
kiến tỷ lệ tiền lương cho các đơn vị, lấy ý kiến của các đơn vị tham gia, phòng
Kỹ thuật, Kế hoạch, TCLĐ sau đó trình Phó Giám đốc phụ trách duyệt.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV là một
doanh nghiệp Cổ phần có 50% vốn nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh
tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân
hàng Công thương Hà Tây và được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà
nước quy định. Công ty được phép tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư mỏ và xây
dựng các công trình mỏ, điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông; Khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghệ mỏ, công trình
giao thông, công trình hạ tầng; Thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến
trúc công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ ngành mỏ. Dịch vụ thương mại. Kinh doanh vật tư thiết bị
ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp khác theo giấy phép đăng ký
doanh số 0103011515, cấp ngày 28/03/2006.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức cụ thể như sau:
SV: Vò Hång Chi Líp: KÕ to¸n ®Þnh kú 37
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Sơ đồ 1.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
8
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
PHÒNG
HẦM LÒ
PHÒNG
LỘ
THIÊN
PHÒNG
CƠ
TUYỂN
PHÒNG
MẶT
BẰNG
PHÒNG
XÂY
DỰNG
PHÒNG
ĐIỆN
PHÒNG
NHÀ
MÁY
ĐIỆN
PHÒNG
KINH
TẾ MỎ
PHÒNG
ĐỊA
CHẤT
MT
PHÒNG
TIN
HỌC
XÍ NGHIỆP THIẾT KẾ THAN HÒN
GAI
XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TỔNG HỢP VÀ
XÂY DỰNG
ĐỘI KHẢO SÁT
PHÒNG
CHUYỂN
GIAO
CÔNG
NGHỆ
BAN ĐẠI DIỆN THIẾT KẾ VÀ
GIÁM SÁT
BAN
GIÁM ĐỐC
BAN
KIỂM SOÁT
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
TỔ
CHỨC
LAO ĐỘNG
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Các phòng quản lý:
- Phòng Kỹ thuật: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc công ty trong
quản lý điều hành lĩnh vực công việc, kỹ thuật và thực hiện chức năng: Đề
xuất phương hướng kỹ thuật, thẩm tra chất lượng tất cả các đề án về nội dung
cũng như hình thức, quy trình quy phạm, định mức đơn giá do các cơ quan
quản lý của Tổng công ty, Bộ yêu cầu.
- Phòng Kế hoạch: Là đơn vị tham mưu giúp việc Giám đốc công ty
trong quản lý điều hành lĩnh vực công việc kỹ thuật và thực hiện chức năng:
Tham mưu giúp việc giám đốc công ty trong quản lý điều hành các kế hoạch,
thực hiện các chức năng đầu mối tiếp thị tìm kiếm công việc của công ty ký
với khách hàng. Tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh, xây
dựng cơ bản nội bộ của công ty.
- Văn Phòng: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị,
Giám đốc công ty trong quản lý điều hành các lĩnh vực công tác: Hành chính
pháp chế, tổng hợp, thi đua khen thưởng, quản trị, đời sống, y tế, bảo vệ, quân
sự, quan hệ với địa phương.
- Phòng Tổ chức lao động: Là đơn vị trong bộ máy quản lý Công ty,
tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty trong quản lý
điều hành các lĩnh vực công tác: tổ chức nhân sự; lao động tiền lương; đào
tạo; thanh tra; bảo vệ nội bộ; các chính sách xã hội v..v…
- Phòng Thương mại và hợp tác quốc tế: Là đơn vị trong bộ máy quản
lý của công ty, tham mưu và giúp Giám đốc công ty trong lĩnh vực thương
mại và hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện và phát triển công tác thương mại
của công ty, nhằm mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Làm công tác tham mưu, giúp Giám đốc
công ty trong quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán
tài chính. Tổ chức hạch toán kinh doanh tổng hợp toàn công ty và tổ chức
hạch toán chi tiết các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khối cơ quan
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
công ty và đầu mối tổ chức thực hiện việc quản lý theo dõi thu đòi công nợ
với các cá nhân đơn vị trong và ngoài công ty, kết hợp với phòng Kế hoạch
tài chính, phương án huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp của
công ty.
Các phòng trực tiếp làm tư vấn thiết kế
- Phòng Hầm lò: Có chức năng thực hiện công việc thiết kế công nghệ
khai thác hầm lò.
- Phòng Lộ thiên: Có chức năng thực hiện nội dung công việc tư vấn,
thiết kế phần công việc khai thác lộ thiên.
- Phòng Cơ tuyển: Có chức năng thực hiện nội dung công việc tư vấn
thiết kế xây dựng các nhà máy sửa chữa cơ khí, các xưởng bảo dưỡng, đại tu
thiết bị.
- Phòng mặt bằng: Có chức năng thực hiện công tác tư vấn, thiết kế
mặt bằng và tổng mặt bằng cho các công trình
- Phòng Xây dựng: Có chức năng thực hiện nội dung tư vấn xây dựng
các công trình kiến trúc xây dựng
- Phòng Điện: Có chức năng thực hiện công việc tư vấn nghiên cứu
khoa học và thiết kế công nghệ phần điện, thông tin liên lạc và điều khiển tự
động hoá.
- Phòng Địa chất - Môi trường: Có chức năng thực hiện công việc tư
vấn nghiên cứu khoa học, kỹ thuật phần địa chất.
- Phòng Kinh tế Mỏ: Có chức năng thực hiện nội dung công việc tư vấn
phần kinh tế và quản trị doanh nghiệp trong các dự án đầu tư xây dựng công
trình mỏ, công trình công nghiệp và dân dụng khác, phân tích kinh tế để tham
gia lựa chọn phương án tối ưu.
- Phòng Công nghệ Tin học: Có chức năng thực hiện đào tạo, chuyển giao
công nghệ tin học vào công việc tư vấn, quản lý hệ thống tin học (phần cứng,
phần mềm) của công ty.
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Lãnh đạo công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của
HĐQT và tổ chức phân công nhiệm vụ cho các uỷ viên HĐQT. Thay mặt
HĐQT cùng Giám đốc công ty người đại diện theo pháp luật của công ty quản
lý nguồn vốn của công ty, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác. Ký các
nghị quyết, quyết định, các văn bản khác để thực hiện trong công ty; thay mặt
HĐQT ký văn bản trình các cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tiếp nhận chủ
trương, chính sách, chỉ thị… của các cơ quan này và báo cáo HĐQT.
- Ban kiểm soát:
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng
vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Uỷ viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty:
Giám đốc công ty do HĐQT bầu ra và bổ nhiệm, là đại diện theo pháp
luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Tập đoàn và Pháp luật
về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Giám đốc: Lãnh đạo, quản lý chung và toàn diện công tác của công ty,
trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Chiến lược đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức
cán bộ - nhân sự, thi đua khen thưởng - kỷ luật.
- Uỷ viên HĐQT theo dõi công tác đầu tư xây dựng, công tác khoa học
và hoạt động xã hội: Trực tiếp theo dõi, quản lý công tác đầu tư xây dựng,
công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, khoa học kỹ thuật, công tác an
toàn, công tác đào tạo, nghiêm cứu và các hoạt động xã hội.
- Phó Giám đốc phụ trách công nghệ khai thác lộ thiên: Quản lý các đồ
án mỏ lộ thiên, qui hoạch vùng, đề tài NCKH, ứng dụng TBKT trong công
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
nghệ khai thác lộ thiên.
- Phó Giám đốc phụ trách công nghệ khai thác Hầm lò: Quản lý các đồ
án mỏ hầm lò, qui hoạch vùng, đề tài NCKH, ứng dụng TBKT trong công
nghệ khai thác hầm lò
- Phó Giám đốc phụ trách công nghệ tin học: Quản lý hệ thông tin học
(phần cứng, phần mềm) của Công ty đảm bảo mạng máy vi tính toàn Công ty
vận hành thông suốt, an toàn, có hiệu quả và các dự án về công nghệ tin học.
1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV
- Sản phẩm của Công ty là các dự án đầu tư, thiết kế có quy mô vừa,
sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng dài đòi hỏi phải có nguồn
đầu tư lớn để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Công ty phải tiến hành
các bước đi thực địa, thu thập các số liệu hiện trạng, thoả thuận điều kiện lập
thiết kế do các phòng thiết kế đảm nhiệm và mỗi đề án đều có một chủ nhiệm
đề án theo dõi cả nội dung và thời gian.
- Sản phẩm của các phòng thiết kế khi hoàn thành được phòng kỹ thuật
thẩm tra, trình giám đốc công ty duyệt. Phần kỹ thuật được chuyển cho phòng
kinh tế mỏ tổng hợp dự toán đối với bản vẽ thi công, tính vốn
và hiệu quả kinh tế đối với giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết
kế kỹ thuật.
- Các sản phẩm của thiết kế như thuyết minh, các bản vẽ, dự toán sau
khi được phó giám đốc ký duyệt chủ nhiệm đề án tập hợp chuyển về phòng
Kế hoạch để can in xuất bản
Các dự án sau khi được xuất bản chính thức gửi cho bên đặt hàng (Bên A)
- Khi đề án hoàn thành, công ty tổ chức trình bày đề án để bên A thông
qua và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm và
thanh lý hợp đồng với bên A
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
- Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quá trình tổ chức thi công
sử dụng các yếu tố chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung để tạo nên các công trình hạng mục công trình
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
Do có sự phối hợp hài hoà chỉ đạo từ ban Giám đốc đến các bộ phận phòng
ban nên năm qua công ty đã đạt được kết quả hoạt động sản xuất kinh rất tốt.
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
Đi thực địa
thu thập
các số liệu
cần thiết
Sử dụng
các yếu tố
chi phí
NVL,
NC,
CPSXC
SP của
Cty là
các
công
trình
Tiến hành
lập các đề
án thiết
kế
Căn cứ
vào các
dự án
được ký
hợp đồng
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 1.2 Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã
số TM
Luỹ kế năm
2006
Luỹ kế năm
2007
So sánh 2007/2006
Tỷ trọng so với
DTT
Số
tuyệt đối
Số
tương đối
Năm
2006
Năm
2007
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
1 VI,25
58,238,727,223 120,999,319,607 62,760,592,384 107.76% 100.00% 100.00%
2. Các khoản giảm trừ 2
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Giá trị hàng bán bị trả lại
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp phải
nộp
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(10=1-3)
10
58,238,727,223 120,999,319,607 62,760,592,384 107.76% 100.00% 100.00%
4. Giá vốn hàng bán 11 VI,28 47,788,343,192 110,845,615,166 63,057,271,974 131.95% 82.06% 91.61%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ(20=10-11)
20
10,450,384,031 10,153,704,441 -296,679,590 -2.84% 17.94% 8.39%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI,29 99,349,185 356,359,695 257,010,510 258.69% 0.17% 0.29%
7. Chi phí tài chính 22 VI,30 272,321,819 433,729,268 161,407,449 59.27% 0.47% 0.36%
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Trong đó: Lãi vay phải trả 23 272,321,819 423,434,682 151,112,863 55.49% 0.47% 0.35%
8. Chi phí bán hàng 24 82,801,966 261,067,381 178,265,415 215.29% 0.14% 0.22%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7,603,198,757 7,238,241,979 -364,956,778 -4.80% 13.06% 5.98%
10. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh
doanh
30
2,591,410,674
2,577,025,508
-14,385,166 -0.56% 4.45% 2.13%
11. Thu nhập khác 31 67,296,374 495,775,631 428,479,257 636.70% 0.12% 0.41%
12. Chi phí khác 32 297,689,463 18,329,825 -279,359,638 -93.84% 0.51% 0.02%
13. Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 230,393,089 477,455,806 247,062,717 107.24% 0.40% 0.39%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế(50=30+40)
50
2,631,017,585 3,054,471,314 423,453,729 16.09% 4.52% 2.52%
15. Chi phí Thuế thu nhập DN hiện
hành
51 VI,31
54,235,865
-54,235,865 -100.00% 0.09% 0.00%
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52 VI,32
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp(60=50-51)
60
2,306,781,720 3,054,471,314 747,689,594 32.41% 3.96% 2.52%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiểu 70 2,709 3,818 1,109 40.94% 0.00% 0.00%
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và
Công nghiệp – TKV
1.5.1. Bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV tổ chức bộ
máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán trong Công
ty đều được tiến hành tập trung tại phòng Kế toán.
Hiện nay phòng Kế toán gồm 9 người có 7 người trình độ đại học
chiếm 77.78% và 2 người có trình độ Cao đẳng.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn của cán bộ
kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tổ chức quản lý và yêu cầu
của Công ty, bộ máy Kế toán được tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Đứng đầu phòng Kế toán là kế toán trưởng
tiếp đó là kế toán tổng hợp và tính giá thành sản phẩm (kiêm phó phòng kế toán),
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
Kế toán trưởng
Công ty
Kế toán tổng
hợp và tính
giá thành sản
phẩm
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
lương
BHXH,VL,
TSCĐ
Thủ
quĩ
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
kế toán thanh toán; kế toán lương, BHXH, VL, TSCĐ; thủ quỹ phòng đặt dưới sự
chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
Bộ máy kế toán trong Công ty có chức năng:
- Là đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, tham mưu giúp việc Hội
đồng quản trị, Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, phát triển vốn
điều lệ của công ty.
- Quản lý và theo dõi các loại cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu; chứng chỉ cổ
phiếu do Công ty phát hành; sổ đăng ký cổ đông của Công ty.
- Theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán, tài chính; tổ
chức hạch toán kinh doanh tổng hợp tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn
công ty.
Bộ máy kế toán trong công ty có Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xác lập và quản lý, sử dụng các loại vốn, tài sản và các loại quỹ của
công ty:
+ Quản lý và theo dõi các loại cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
cổ phiếu do công ty phát hành.
+ Lập, quản lý và theo dõi sổ đăng ký cổ đông của công ty.
- Tổ chức hạch toán kinh doanh tổng hợp toàn Công ty; hạch toán chi tiết
các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty.
+ Đầu mối tổ chức thực hiện việc quản lý theo dõi công nợ đối với các
cá nhân và đơn vị trong và ngoài công ty; chủ trì, phối hợp với phòng Kế
hoạch trực tiếp thu đòi công nợ.
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính phải nộp đối với Tập đoàn công
nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và Nhà nước theo quy định hiện hành;
- Tổ chức lập quyết toán tài chính quý và năm của Cơ quan công ty và
toàn công ty theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, phương án huy động vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh tổng hợp của toàn công ty.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, công tác kế toán
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
của các đơn vị trong công ty theo luật kế toán; kiểm tra và theo dõi việc thu
chi tài chính của các công trình, dự án, đề án, đề tài.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng năm của toàn công ty; lập các báo cáo về tài chính, kế toán, thống
kê hàng năm theo quy định.
- Chủ trì xây dựng các quy chế, quy định, điều lệ về hoạt động tài chính
kế toán của công ty.
- Đầu mối tổ chức, hướng dẫn học tập bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác
kế toán trong nội bộ công ty; tham gia đề xuất việc chọn cử cán bộ đi đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính – kế toán.
- Thường trực Hội đồng kiểm kê, đánh giá thanh lý tài sản và là thành
viên Hội đồng thi đua khen thưởng của công ty.
1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán
Toàn bộ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản và sổ sách của công ty đang
sử dụng theo quy chế của bộ tài chính mới ban hành theo Quyết định số 15 /
2006 /QĐ-BTC.
- Chứng từ tiền mặt bao gồm: Phiều chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo nợ
ngân hàng…
- Chứng từ hàng tồn kho bao gồm: Phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật
tư xuất kho, thẻ kho….
- Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán
lương, bảng tổng hợp lương toàn công ty…
- Chứng từ TSCĐ bao gồm: Thẻ tài sản cố định, biên bản kiểm nghiệm tài sản
cố định…….
- Chứng từ mua ngoài bao gồm: Hóa đơn điện, hợp đồng thuê ngoài…..
1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản:
Tài khoản tiền mặt: TK 111
Tài khoản tiền gửi ngân hàng: TK 112
Tài khoản vay ngắn hạn: TK 311
Tài khoản vay dài hạn: TK 341
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
Tài khoản phải trả khách hàng: TK 331
Tài khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: TK 152, TK 153
Tài khoản chi phí trích trước ngắn hạn, dài hạn: TK 142, TK 242
Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: TK 154
Tài khoản phải trả lương công nhân viên: TK 334
Tài khoản phải trả phải nộp khác: TK 338
Tài khoản chi phí nguyên vật liệu: TK 621
Tài khoản chi phí nhân công: TK 622
Tài khoản chi phí sản xuất chung: TK 627
……….
1.5.4. Hệ thống sổ kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ và sử
dụng các sổ sách sau:
• Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 111
• Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK 112
• Nhật ký chứng từ số 4: Ghi có TK 311, TK 341
• Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK 331
• Nhật ký chứng từ số 7: Ghi có TK 142, TK 152, TK 153, TK 154,
TK242, TK 338, TK 621, TK 622, TK 627
• Bảng kê số 4: Tập hợp TK 154,621,622,627
• Bảng kê số 5: Tập hợp TK 241, 641, 642
• Bảng kê số 6: Tập hợp TK 142, 242
• Bảng phân bổ số 1: Ghi có TK 334, Tk 338(338.2, 333.3, 338.4)
• Bảng phân bổ số 2: Ghi có TK 152, TK 153, ghi nợ các TK liên quan
• Bảng phân bổ số 3: Dùng cho TK 214
• Sổ cái các tài koản liên quan: Tk 621, TK 622, TK 627
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC
“ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ”
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng (hoặc ghi định kỳ)
Đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi
tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối
tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký
chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
Chứng từ gốc
và bảng phân bổ
Nhật ký
chứng từ
Bảng kê Sổ kế toán chi
tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo
tài chính
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào
các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng
từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì
được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp
chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký
chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo
Tài chính.
1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp sử dụng hệ thống
báo cáo theo đúng chế độ và quy chế của Nhà nước và thực hiện tốt các báo
cáo về hoạt động tài chính của công ty như:
• Báo cáo quyết toán
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh tài chính.
• Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV
2.1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương khoán cho người
lao động, mục đích của việc áp dụng hình thức này là trả tiền lương theo đúng
năng lực làm việc của mỗi người nhằm kích thích tăng năng suất và hiệu quả
của người lao động.
a. Phương pháp xác định và phân phối tiền lương
* Phương pháp xác định quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của các công trình công việc tư vấn thiết kế được xác
định dựa trên cơ sở sau: Giá trị trước thuế HĐKT đã ký, đơn giá tiền lương
theo kế hoạch giá thành được duyệt tại công ty, mức độ phức tạp, khó khăn và
các yêu cầu đặc biệt khác để thực hiện công trình công việc.
Cách tính: L
Công trình
= G
tự làm
x Đ
tiền lương
Trong đó: L
Công trình
: Tổng quỹ lương của công trình
G
tự làm
: Giá trị tự làm của công trình
G
tự làm
= G
HĐKT
– G
B’
± (G
HĐKT
x K
điều tiết
)
G
HĐKT
: Giá trị trước thuế theo hợp đồng của phần thực hiện công
trình, công việc.
G
B’
: Giá trị thuê ngoài của công trình công việc
K
điều tiết
: Hệ số điều tiết phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình
công việc.
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
tien luong
D
: là chi phí tiền lương/1000đ giá trị sản xuất tự làm được xác
định theo kế hoạch giá thành hàng năm, phụ thuộc vào doanh thu tự làm và
mức độ tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh của từng năm. Đơn giá
này được giám đốc công ty trình và HĐQT công ty duyệt.
Ví dụ: Tính quỹ lương công trình tháng 2/2008
+ Giá trị trước thuế theo hợp đồng của phần thực hiện công trình, công
việc: 800,000,000đ
+ Giá trị thuê ngoài của công trình công việc:50,000,000đ
+ Hệ số điều tiết: 30%
+ Đ tiền lương năm 2008 lấy bằng 460/1,000d giá trị tự làm để làm cơ
sở khoán lương cho các công trình, công việc
Vậy giá trị tự làm của công trình trong tháng 2/2008
G tự làm = 800,000,000 – 50,000,000 + 800,000,000x30%
= 990,000,000đ
Vậy tổng quỹ lương công trình tháng 2/2008
L công trình = 990,000,000 x 460đ/1000đ = 455,400,000đ
* Phương thức phân phối tiền lương:
- Đối với các công trình khoán quỹ lương: Trên cơ sở tổng quỹ lương
công trình đã được xác định công ty trích lập các quỹ như sau:
+ Trích lập quỹ hỗ trợ: 1% tổng quỹ lương
+ Trích để chi lễ tết: 6 % tổng quỹ lương
+ Trích thưởng tác nghiệp trong lương: 2% tổng quỹ lương
+ Trích quỹ lương dự phòng của công ty: 5% tổng quỹ lương
+ Trích quỹ lương trả cho việc đào tạo thử việc: 1% tổng quỹ lương
+ Trích để trả lương điều hoà cho toàn thể CBCNV cơ quan công ty:
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
6,5% tổng quỹ lương.
Sau khi trích đủ các quỹ và lương điều hoà phần lương còn lại (phần
lương khoán) 78,5% được phân chia như sau:
- Lương khoán cho bộ phận nghiệp vụ :15 %
- Lương khoán cho khảo sát thiết kế : 85 % trong đó
+ Lương khoán cho CNĐA, CNĐT : 69 %
+ Lương cho ban GĐ : 4,25 %
+ Lương cho các chuyên viên kỹ thuật : 3,75 %
+ Lương cho giám sát thiết kế : 1,5 %
+ Lương cho phòng tin học : 5,0 %
+ Lương cho tổ căn in xuất bản : 5,0 %
Cộng: 100,00 %
Ví dụ: căn cứ vào quỹ lương ở trên thì
+ Trích lập quỹ hỗ trợ: 4,554,000
+ Trích để chi lễ tết: 27,324,000
+ Trích thưởng tác nghiệp trong lương: 9,108,000
+ Trích quỹ lương dự phòng của công ty: 22,770,000
+ Trích quỹ lương trả cho việc đào tạo thử việc: 4,554,000
+ Trích để trả lương điều hoà cho toàn thể CBCNV cơ quan công ty:
29,601,000
Sau khi trích đủ các quỹ và lương điều hoà phần lương còn lại là
357,489,000đ được phân chia như sau:
- Lương khoán cho bộ phận nghiệp vụ: 53,623,350
- Lương khoán cho khảo sát thiết kế: 303,856,650
+ Lương khoán cho CNĐA, CNĐT : 246,667,410
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Đức Vinh
+ Lương cho ban GĐ : 15,193,282.5
+ Lương cho các chuyên viên kỹ thuật:13,405,837.5
+ Lương cho giám sát thiết kế: 5,362,335
+ Lương cho phòng tin học: 17,874,450
+ Lương cho tổ căn in xuất bản: 17,874,450
b. Quy trình quản lý và phân phối tiền lương, thu nhập
* Quy trình quản lý tiền lương:
Lương công trình, công việc: Sau khi HĐKT đã ký kết phòng Kế hoạch,
cùng phòng kỹ thuật xác định tổng quỹ lương công trình công việc, lương
khoán cho CNĐA (chủ nhiệm đề án), CNĐT (chủ nhiệm đề tài) rồi chuyển
cho phòng lao động tiền lương thảo quyết định khoán lương sau đó chuyển
cho Giám đốc ký quyết định trong đó phải ghi rõ kinh phí, thời hạn hoàn
thành, trách nhiệm thực hiện, cơ chế thưởng phạt theo tiến độ và chất lượng…
Sau đó các CNĐA, CNĐT cùng phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Lao động tiền
lương và các phòng sản xuất tham gia công trình thoả thuận tỉ lệ chia lương.
Hàng tháng, các CNĐA, CNĐT dự kiến tiền lương để đưa vào kế hoạch giao
cùng khối lượng công việc, cuối tháng nghiệm thu sản phẩm, phân chia tiền
lương công trình cho các phòng sản xuất theo sản lượng thực hiện trong
tháng. Tổng hợp và làm quyết toán lương công trình với phòng lao động tiền
lương sau khi công trình kết thúc để phòng lao động tiền lương quản lý, theo
dõi việc chi trả lương cho các công trình theo nguyên tắc.
+ Tạm ứng lương hàng tháng theo sản lượng thực hiện. Mức tạm ứng
lương cho một công trình không vượt qúa 80% giá trị trong Quyết định tạm
khoán lương khi công trình hoàn thành sản phẩm.
+ Sau khi thiết kế được duyệt, HĐKT được nghiệm thu thanh lý với
khách hàng quỹ lương công trình sẽ được xác định lại theo giá trị nghiệm thu
và quyết toán quỹ lương công trình, số kinh phí còn lại sẽ được trả tiếp vào
SV: Vũ Hồng Chi Lớp: Kế toán định kỳ 37
25