Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

yếu tố quyết định bạn có nhận được việc hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 5 trang )

yếu tố quyết định bạn có nhận được việc hay không
Nếu bạn không tìm đúng người để chứng thực các kỹ năng, đạo đức làm việc và
kinh nghiệm của bạn, bạn có thể đánh mất công việc mà bạn đang mơ ước.
Đôi khi một CV tuyệt vời nhất, một lá thư xin việc hay nhất, hoặc kỹ năng trả lời
phỏng vấn lưu loát nhất cũng chưa đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Để
giành lấy 1 công việc, bạn cũng cần những người có thể dành cho bạn những lời
khen ngợi, những người có thể chứng thực rằng bạn là ngôi sao trong công ty. Nói
một cách đơn giản: Bạn cần những nguồn tham khảo chuyên nghiệp.
Để đảm bảo những người tham khảo của bạn có thể giúp bạn tỏa sáng một cách tốt
nhất, hãy tránh xa những sai lầm phổ biến sau đây
Không xin phép trước khi đưa ai đó vào danh sách nguồn tham khảo của bạn
Nhờ sai người
Không chuẩn bị thông tin cho người mà bạn nhờ làm nguồn tham khảo
Quá tự tin rằng người đó sẽ cho bạn những nhận xét tích cực
Quên cảm ơn người đã giúp bạn
Sai lầm số 1: Liệt ai đó vào danh sách nguồn tham khảo của bạn mà không xin
phép trước
Xin phép ai đó rằng liệu họ có thể đưa ra nhận xét dùm bạn không nghe có vẻ là
một bước cơ bản, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi có rất nhiều người quên làm việc
này, Kay nói.
Kay nói: "Rất nhiều người không xin phép trước."Họ chỉ giả định rằng người đó
rất vui khi làm việc đó." Do đó, bạn sẽ muốn liên lạc với người đó trước khi cung
cấp thông tin liên lạc của họ cho một nhà tuyển dụng tiềm năng. Nó chỉ đơn giản là
phép lịch sự thôi.


Sai lầm số 2: Nhờ sai người
Không có gì ngạc nhiên khi mẹ bạn nghĩ rằng bạn là một siêu sao, và bạn thân của
bạn sẽ nói tốt cho bạn dù có chuyện gì đi chăng nữa, nhưng than ôi, bạn không thể
coi bạn bè và các thành viên gia đình như là 1 nguồn tham khảo đáng tin cậy được.
Sau tất cả, bạn đang tìm kiếm những người có thể cho ý kiến không chỉ về cá tính


của bạn mà còn kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức làm việc của bạn.
Ông Stefanie Wichansky, Tổng giám đốc của Randolph, New Jersey, cho biết:
"Bạn sẽ muốn lời nhận xét từ một nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, hoặc sếp của
bạn.”
Lý tưởng nhất là bạn gộp chung cả 3 người này vào danh sách những nguồn tham
khảo của bạn. Wichansky nói: "Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn
là người như thế nào một cách trực tiếp qua lời của đồng nghiệp và sếp của bạn”
Nếu bạn định nhờ người sếp cũ làm nguồn tham khảo cho mình, trước hết hãy xem
liệu anh/cô ấy có được phép nói về hiệu suất công việc của bạn hay không. Jeff
Shane, chủ tịch của Allison & Taylor, một công ty kiểm tra nền tảng chuyên nghiệp


có trụ sở tại Rochester, Michigan nói: "Rất nhiều công ty có những chính sách
nghiêm ngặt và chỉ cho các nhà quản lý xác nhận chức vụ của nhân viên trong quá
khứ và cũng như thời gian làm việc của họ mà thôi”
Sai lầm số 3: Không chuẩn bị gì cho người mà bạn nhờ giúp đỡ
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ thông báo cho bạn trước khi họ liên hệ với những người
mà họ có thể nghe nhận xét về bạn. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên cung cấp họ những
thông tin để cho họ biết ai sẽ liên hệ với họ, và cung cấp cho họ một bản sao CV
của bạn.
Mẹo: Nói cho người đó chi tiết về công việc đó để họ có thể hiểu rõ vị trí bạn đang
ứng tuyển.

Tùy thuộc vào thời gian lầm việc của mình, bạn có thể nhắc người đó về các dự án
cụ thể mà bạn đã làm việc hoặc kết quả mà bạn đã đạt được để làm luận điểm khi
trao đổi với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, hãy xem xét việc yêu cầu họ nói về một số kỹ năng nhất định, chẳng hạn
như lãnh đạo, độ tin cậy, khả năng nhận xét, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Quản lý Nhân sự (SHRM) cho thấy các nhà



tuyển dụng quan tâm đến những kỹ năng mềm hơn là những kỹ năng về chuyên
môn như đọc hiểu hay tính toán.
Sai lầm số 4: Mù quáng cho rằng người đó sẽ cho bạn một nhận xét tốt
Mặc dù bạn nghĩ bạn là một nhân viên tuyệt vời, người quản lý cũ của bạn có thể
không cảm thấy như vậy.
"Vô số người tìm việc đã rất thất vọng bởi thông tin mà một người quản lý cũ nhận
xét về họ", Shane nói. "Nếu một người quản lý đưa ra lời nhận xét tiêu cực, công
việc mơ ước sẽ tan thành mây khói ngay trước mắt bạn”
Vì vậy, nếu bạn thậm chí không có chút gì chắc chắn, hãy yêu cầu được biết về
những gì họ sẽ nói với nhà tuyển dụng. Nếu họ không có ý định tâng bốc bạn, đưa
họ ra khỏi danh sách nguồn tham khảo của bạn và tìm một người khác.
Sai lầm số 5: Quên gửi thư cảm ơn

Họ đang giúp bạn một việc lớn. Họ không chỉ đầu tư thời gian cho bạn mà còn đặt
cả uy tín của họ vào bạn


Dành vài phút để viết cho họ email cảm ơn hoặc thư tay. Đó là một cử chỉ nhỏ,
nhưng có thể tạo mối quan hệ tốt đẹp lâu dài
"Nếu bạn muốn một ai đó trở thành người giới thiệu tốt cho mình, bạn cũng phải
cư xử tốt như vậy "Việc đó rất bình thường."



×