Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.85 KB, 11 trang )

Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực vi mô
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Quản lý nguồn nhân lực, xét trong phạm vi của một tổ chức được hiểu là tổng thể
các hoạt động sắp xếp, tổ chức, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng con người lao động nhằm thu hút tài năng, phát huy
cao nhất tiềm năng của các cá nhân trong việc đáp ứng các nhu cầu, mục tiêu định trước
của tổ chức hoặc trong toàn xã hội với hiệu quả cao và chi phí thấp nhất. Do đó, quản lý
nguồn nhân lực là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý của tổ chức.
Tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không, có đạt được mục tiêu đặt ra của tổ chức hay
không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong tổ chức. Và một
cách lôgic, hiệu quả làm việc của các cá nhân này bên cạnh việc phụ thuộc vào năng lực
của mỗi cá nhân thì yếu tố quan trọng bậc nhất là hoạt động quản lý nguồn nhân lực
trong tổ chức được tiến hành như thế nào. Rõ ràng, nếu quản lý nguồn nhân lực tốt thì nó
sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức đạt được mục tiêu,
chiến lược đề ra một cách tối ưu nhất.
Vai trò quyết định của quản lý nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức
được thể hiện rõ ràng qua 2 nội dung cơ bản:
1) Quản lý nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu trong quản lý một tổ chức;
2) Quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả hoạt động
của một tổ chức.
Sau đây, lần lượt sẽ đi sâu phân tích 2 nội dung trên để làm sáng tỏ vai trò, tầm
quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong hoạt động của tổ chức.
1. Quản lý nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu trong quản lý một tổ chức
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi một tổ chức dựa trên sự kết hợp của nhiều
bộ phận cấu thành nhằm hướng đến việc đạt được mục tiêu chung đã định trước của tổ
chức. Các bộ phận này thông thường bao gồm: tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
máy móc, trình độ khoa học công nghệ và con người. Rõ ràng mỗi bộ phận đóng vai trò
khác nhau trong hoạt động của tổ chức. Trong đó, con người với vai trò chủ động của
mình là yếu tố quan trọng nhất. Trong hoạt động quản lý, con người được hiểu ở 2 khía
cạnh: người quản lý, điều hành và người thừa hành, thực hiện. Có thể nói, mọi quá trình


diễn ra trong tổ chức đều thông qua hoạt động của con người và họ nằm ở trung tâm của
quá trình quản lý. Chỉ có con người mới có thể kết hợp được các bộ phận khác lại với
nhau và cùng phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Như vậy, vai trò
1
Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực vi mô
của con người trong tổ chức là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, để hoạt động của con người
thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý thì nhất thiết họ phải được tổ chức, quản lý một cách
khoa học thông qua bộ phận quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức.
Thêm vào đó, các bộ phận hợp thành sự tồn tại và phát triển trong tổ chức luôn có
mối quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau. Ta có thể sơ đồ hóa mối quan hệ đó như
sau:
Như vậy, tất cả các bộ phận đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau, sự tồn tại, phát
triển của yếu tố này nằm trong sự tồn tại và phát triển của yếu tố khác.
- Nguồn lực tài chính được đảm bảo thì mới đủ điều kiện để có thể đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất; đồng thời nhờ vào
nguồn lực tài chính mới thúc đẩy quá trình áp dụng, triển khai các thành tựu khoa học
công nghệ làm tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc là yếu tố cơ bản, đảm bảo cho quá trình
hoạt động của tổ chức.
- Con người nằm ở vị trí trung tâm, có vai trò kết hợp tất cả các yếu tố khác còn lại
để phục vụ cho việc đạt mục tiêu của tổ chức. Có thể khẳng định nếu không có yếu tố
con người thì sẽ không tạo nên bất cứ quá trình nào trong hoạt động quản lý. Con người
sẽ biết cách sử dụng các nguồn lực khác và tạo ra cách thức hợp lý để đạt được mục tiêu
của tổ chức
Tóm lại, một tổ chức ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên nhiều các bộ phận cấu
thành. Các bộ phận này không tồn tại một cách độc lập mà nằm trong một hệ thống có
2
Con người
Trình độ
khoa học

CN
Cơ sở
vật chất
Nguồn lực
tài chính
Trang thiết
bị, máy móc
Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực vi mô
mối quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau. Trong đó, con người là yếu tố cơ bản, nằm ở
vị trí trung tâm của quá trình quản lý.
Tương ứng với mỗi bộ phận cấu thành sự tồn tại, phát triển của tổ chức sẽ là các
hoạt động quản lý, như vậy, quản lý một tổ chức sẽ bao gồm các bộ phận quản lý sau:
quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý khoa
học công nghệ. Trong đó, quản lý nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng mà nhờ
đó các hoạt động quản lý khác mới có thể được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ.
Quá trình sản xuất của bất kỳ tổ chức nào đều dựa trên 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao
động, đối tượng lao động và sức lao động. Nếu như tư liệu lao động mà yếu tố quan
trọng nhất là công cụ lao động và đối tượng lao động mang tính tĩnh, tùy thuộc vào điều
kiện phát triển của từng thời kỳ khác nhau của lịch sử thì sức lao động lại mang tính
động, phụ thuộc vào năng lực của con người. Rõ ràng, bản thân tư liệu lao động và đối
tượng lao động không thể tự cải tiến, tự thay đổi, phát triển mà sự thay đổi phụ thuộc vào
tính năng động, sáng tạo của sức lao động con người. Sức lao động được nhìn nhận dưới
2 khía cạnh:
- Khía cạnh thể lực: con người với sức mạnh cơ bắp của mình đã biến các đối tượng
lao động trở thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội thông qua việc sử dụng
các công cụ lao động phù hợp.
- Khía cạnh trí lực: con người với sự phát triển hoàn thiện của bộ não đã giúp cho
họ có khả năng sáng tạo ra những công cụ lao động mới, cũng như tìm kiếm các đối
tượng lao động mới phục vụ cho quá trình khai thác, sản xuất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người.

Như vậy có thể thấy, sức lao động chính là yếu tố quyết định làm gia tăng năng suất
lao động, hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Trước đây, sức lao động, con người được tính vào chi phí sản xuất của tổ chức nên
khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau thông qua giảm giá thành sản phẩm thường chọn
cách giảm chi phí đầu tư cho con người, do vậy mà việc đầu tư cho con người không
được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên chính điều này đã làm giảm năng suất, hiệu quả của
tổ chức. Chính vì vậy mà hiện nay hầu hết các tổ chức coi con người là tài sản của tổ
chức, xác định đầu tư cho con người là đầu tư lâu dài và hiệu quả nhất.

2. Quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả hoạt động
của một tổ chức
3
Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực vi mô
Để khẳng định ý nghĩa quyết định của quản lý nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức thì trước hết ta phân tích vai trò của con người đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, trong đó có tổ chức.
2.1 Vai trò của con người đối với sự phát triển của xã hội
Con người là chủ thể của xã hội. Mọi hoạt động, quá trình trong xã hội xét đến cùng
đều hướng tới mục tiêu phục vụ cho lợi ích của con người. Do vậy, con người là mục tiêu
của mọi quá trình trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng thời con
người cũng là động lực, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều này
được thể hiện qua hai nội dung cơ bản:
- Con người là nhân tố tiêu thụ sản phẩm xã hội: sản xuất chỉ được phát triển khi có
nhu cầu, rõ ràng không xuất hiện nhu cầu ở con người thì không thể có sản xuất. Con
người với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của mình đã góp phần vào việc tiêu
thụ các sản phẩm hàng hóa mà xã hội làm ra. Sự phát triển của xã hội sẽ bị đình trệ nếu
như sản phẩm xã hội không được tiêu thụ. Điều này sẽ làm đảo lộn trật tự xã hội và có
thể dẫn tới sự suy vong của cả một xã hội.
- Con người là chủ thể tạo ra sản phẩm: để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và
phong phú của mình thì con người đã không ngừng sử dụng não bộ, sử dụng tính năng

động xã hội của mình để tìm tòi, sáng tạo ra các loại sản phẩm khác nhau, có những tính
năng ngày càng hiện đại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Rõ ràng, sự năng động, sáng tạo của con người là nhân tố thúc đẩy xã hội ngày một
phát triển hơn, đưa xã hội loài người đi từ sự phát triển này đến sự phát triển khác. Nếu
không có con người cùng với tính tích cực của họ thì chắc chắn xã hội chỉ mãi tồn tại ở
thời kỳ đồ đá hoang sơ, mông muội. Như vậy, con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức chỉ
giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả
các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của
quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Điều này được khẳng định dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số lượng và
trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý
thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt. Khi ấy, nền kinh tế vốn cơ bản dựa vào
nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu không nói là bị đe doạ. Trái lại, nguồn lực con người
với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì luôn sinh sôi và phát triển không ngừng. Xét trên bình
4
Tiểu luận Quản lý nguồn nhân lực vi mô
diện xã hội, có thể khẳng định nguồn lực con người là vô tận và do vậy, là nguồn lực cơ
bản của sự phát triển bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với
các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, nếu trước đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất, sự
thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác định chính là sự
hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người.
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với đó là quá trình toàn
cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước đang phát triển có thể khắc

phục sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của mình thông qua con đường hợp tác,
có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như thiếu hụt nguồn vốn dựa trên quan hệ đầu tư,
vay vốn và bằng nhiều hình thức khác. Nhưng, có một vấn đề đặc biệt quan trọng mà để
đảm bảo sự phát triển bền vững, các nước phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu
quả, đó là xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể
nói, việc xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức
sáng tạo của con người, trước hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều biện pháp
khác nhau của từng quốc gia.
2.2 Vai trò của con người đối với hoạt động của tổ chức
Sự tồn tại, hoạt động và phát triển của bất kỳ tổ chức nào cũng phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố và những biến số khác nhau, trong số đó, con người là yếu tố quan trọng
nhất. Con người hoạt động có hiệu quả hay không có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức bởi lẽ tất cả mọi quá trình diễn ra trong tổ chức đều được thực hiện
thông qua hoạt động của con người. Và sở dĩ, tổ chức có thể hoạt động trong môi trường
đầy biến động và luôn có sự thay đổi là nhờ vào sự thích nghi trong quá trình hoạt động
của con người. Thêm vào đó, cách thức con người tiến hành việc kết hợp các yếu tố, các
bộ phận khác nhau vào trong quá trình hoạt động của tổ chức đã giúp cho mục tiêu, chức
năng của tổ chức được thực hiện, đảm bảo cho sự tồn tại của tổ chức.
Vai trò của con người đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức thể hiện qua 2 mặt
cơ bản như sau:
- Con người đóng góp sức lao động của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Như đã trình bày quá trình sản
xuất được thực hiện dựa trên sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối
5

×