Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Làm sao để nói về sự bất mãn của mình với sếp mà không lo bị sa thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.58 KB, 5 trang )

Làm sao để nói về sự bất mãn của mình với sếp mà không lo bị sa thải?
Kết quả của một cuộc khảo sát về quy trình nghỉ việc gần đây của chúng tôi đã cho
thấy rằng mặc dù 94% các quản lý muốn nhân viên của họ đến gặp họ trước khi
nghỉ việc, nhưng thực tế thì có rất ít nhân viên làm được như vậy.
Mặc dù một nhân viên giỏi có thể đang tìm kiếm cho mình một vị trí mới, nhiều
người trong số họ sẽ không tiết lộ cho sếp cho đến khi họ đã ký một hợp đồng mới
với công ty khác. Đối với một số người, nói về chuyện đó là một việc quá khó
khăn, thậm chí là đáng sợ.
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 42% quản lý sẽ tiếp cận các ông chủ của họ nếu
họ đang nghĩ đến việc rời bỏ công ty. Một số người lấy sự trung thành với công ty
làm lý do, trong khi những người khác không muốn phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp
hiện có.
Một vài người tin rằng nếu họ trò chuyện cởi mở với sếp, họ có thể có cơ hội được
thăng tiến và không vướng phải những rắc rối khi tìm kiếm một công việc khác.


Tại sao việc nói chuyện lại khó khăn đến như vậy?
Trong khi một số nhân viên sẽ không thể làm sếp của họ lịch sự chia sẻ sự không
vui cũng như sự không hài lòng của họ trước khi anh/ cô ấy tìm kiếm một công
việc khác, thì những người khác chỉ đơn giản là lo lắng về những hậu quả tiêu cực
của mà cuộc nói chuyện có thể đem tới. Ngoài ra, một số chuyên gia không cảm
thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến phản hồi và góp ý xây dựng với các nhà quản lý
của họ.
Trên thực tế, không chỉ có nhân viên mới cảm thấy điều này khó khăn. Nhiều nhà
tuyển dụng lo sợ những phản ứng dữ dội nếu họ buộc phải nói chuyện với một
nhân viên đang không hài lòng với công ty. Điều này đặc biệt đúng nếu những
xung đột trong quá khứ hoặc hay việc thiếu tương tác giữa hai bên đã góp phần vào
sự bất mãn của người lao động.
Tuy nhiên, điều đó vẫn đáng để thử khi chi phí tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên
- đặc biệt là những nhân tài - có thể tăng lên nhanh chóng. Nói tóm lại, 85% người



sử dụng lao động cho biết họ có thể phát hiện ra dấu hiệu cho thấy một nhân viên
không hài lòng và có kế hoạch rời đi.
Các nhân viên không hài lòng trở nên phân tâm và sao nhãng công việc, và năng
suất làm việc của họ nhanh chóng bị giảm sút. Để làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, tự ý
nghỉ phép thậm chí còn gây tổn thất cho việc kinh doanh.
Nhưng phải bắt đầu cuộc nói chuyện thế nào đây?
Cởi mở và trung thực
Cởi mở và trung thực về lý do tại sao bạn không hài lòng là bước đầu tiên để giải
quyết vấn đề này. Trong số các lý do hàng đầu là cơ hội phát triển hạn chế trong
công ty và sự không hài lòng với mức lương nhận được. Những lý do khác bao
gồm cảm giác bị đánh giá thấp và bị thách thức, hoặc khi văn hóa công ty không
còn phù hợp với mục tiêu cũng như là giá trị của họ.
Nói chuyện với sếp của bạn về việc thiếu cơ hội tăng trưởng nghề nghiệp có thể chỉ
là một mánh khóe. Đặt mục tiêu mới sẽ đem lại cho bạn cảm giác mới mẻ về
những giá trị và hướng đi. Một kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và sự phát triển nghề
nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ chân nhân
viên.


Các cuộc trao đổi thường khó khăn và nhạy cảm hơn khi nó liên quan đến mức
lương. Điều này đơn giản chỉ vì nhân viên thường đánh đồng mức lương với giá trị
của họ trong công ty. Hơn nữa, nhiều chuyên gia có nhiều mối quan hệ trong ngành
và bắt đầu so sánh mức lương của họ so với những người có cùng vị trí.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến một số điểm chính có thể khiến cuộc trò chuyện có
khả năng trở nên căng thẳng hơn rất nhiều.
Thứ nhất, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Nói về các vấn
đề chứ không phải buông ra những lời chỉ trích. Một người chủ sẽ khó mà chấp
nhận khi nghe những lời chỉ trích mới từ nhân viên, và nó cũng phản ánh không tốt
về bạn vì đã không nói về những vấn đề này sớm hơn. Thảo luận về sự không hài

lòng của bạn – chứ không phải trút giận.
Thứ hai, hãy rõ ràng. Hiểu được mình cần và muốn gì. Nếu đó là về hiệu suất công
việc, hãy nói rõ ràng về các mục tiêu hợp lý và đầy thách thức, cũng như các ưu
tiên trong công việc. Nếu mối quan tâm của bạn là về tài chính, hãy đề nghị tăng
lương. Nếu bạn đang gặp khó khăn với người quản lý dây chuyền, hãy nêu rõ cách
bạn muốn nó được giải quyết.


Thứ ba, cùng nói về thứ gì đó. Nếu bạn gặp khó khăn khi đối mặt với ông chủ, hãy
ngồi lại với nhau và cùng xem qua tài liệu thông qua các con số, đề xuất hoặc giải
pháp. Tập trung vào các khía cạnh cá nhân có thể là một cách tuyệt vời để giảm
thiểu bất kỳ lo lắng hoặc căng thẳng nào.
Đưa ra đề nghị về buổi nói chuyện trước khi xin nghỉ việc
Vào cuối ngày, ngay cả khi mối quan hệ làm việc không thể cứu vãn, cả hai bên
nên chào đón một cuộc nói chuyện thẳng thắn- một chiến lược có thể cho cả 2 bên
một bức tranh toàn cảnh trung thực hơn của công ty. Việc này rất quan trọng bởi vì
các nhân viên có thể sẽ phản ánh nhiều hơn về văn hóa, hệ thống và sự phát triển
của tổ chức. Có cuộc trò chuyện tuy khó khăn nhưng có thể giữ được hình tượng
tốt đẹp trong quá trình bạn xây dựng các kỹ năng trong sự nghiệp của mình.
Hành trình tìm kiếm một cơ hội mới cũng có thể giúp bạn hiểu được lý do đằng sau
sự bất mãn bấy lâu và giúp bạn tập trung vào các khía cạnh quan trọng của sự phát
triển nghề nghiệp của mình.



×