ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
TĂNG THỊ XUÂN
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
TĂNG THỊ XUÂN
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức
Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà
trường, quý thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo sau đại học trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn đã đạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Hà Văn Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động
viên tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang
lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu
để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã chỉ
bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Học viên
Tăng Thị Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có
bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Học viên
Tăng Thị Xuân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………............………………... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 8
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................................. 8
.CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA. VĂN HÓA
BẮC BỘ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN
1.1 Khái niệm văn hóa - văn học............................................................................. 9
1.1.1 Văn hóa.............................................................................................................9
1.1.2 Văn học........................................................................................................... 11
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học........................................................... 13
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa............................................. 13
1.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa.................................... 16
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học.................... 17
1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học.................................................17
1.3.2 Đặc điểm và ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa .........19
1.3.3 Biểu hiện của văn hóa trong văn học...............................................................21
1.4 Vùng vănhóa Bắc Bộ và quá trình sáng tác của nhà văn Kim Lân............ 21
1.4.1 Vùng văn hóa Bắc Bộ......................................................................................21
1.4.2 Quá trình sáng tác của nhà văn Kim Lân.......................................................25
1.5 Tiểu kết...............................................................................................................31
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦAKIM LÂN
2.1 Không gian từ góc nhìn văn hóa..................................................................... 33
2.1.1 Bức tranh quê hương và không gian làng xóm của đồng quê Bắc bộ............ 33
2.1.2 Không gian cuộc sống và những phong tục sinh hoạt văn hoá làng quê....... 41
2.2 Thời gian từ góc nhìn văn hoá........................................................................ 52
2.2.1 Thời gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân................................................ 52
2.2.2 Thời gian sinh hoạt trong truyện ngắn Kim Lân............................................. 57
2.3 Con người nhìn từ phương diện văn hóa........................................................60
2.3.1 Mẫu nhân vật thượng võ........................................................................................61
2.3.2 Mẫu nhân vật nghệ sĩ làng quê........................................................................63
2.3.3 Mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo”................................................................66
2.4 Tiểu kết...............................................................................................................71
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
3.1 Biểu tượng văn hoá ......................................................................................... 73
3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hoá................................................................... 73
3.1.2 Một số biểu tượng trong truyện ngắn Kim Lân.............................................. 76
3.2 Tình huống truyện.......................................................................................... 81
3.2.1 Tình huống nhận thức....................................................................................82
3.2.1 Tình huống hành động................................................................................84
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật....................................................................................... 88
3.3.1 Ngôn ngữ giản dị tự nhiên.............................................................................. 89
3.3.2 Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh................................................................... 91
3.4. Giọng điệu....................................................................................................... 97
3.4.1 Giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh......................................................................... 98
3.4.2 Giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ....................................................................... 101
3.4.3 Giọng điệu thân mật, suồng sã...................................................................... 104
3.4.4 Giọng điệu mỉa mai, hài hước, phê phán nhẹ nhàng.................................... 106
3.4.5 Giọng điệu đôn hậu, cảm thương.................................................................. 107
3.5 Tiểu kết ............................................................................................................111
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................115
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, có khả năng nhận thức, phản
ánh, truyền tải, lưu giữ, kiến tạo các giá trị văn hóa và nâng văn hóa lên tầm cao
mới. Mối quan hệ văn học - văn hóa là mối quan hệ gắn bó khăng khít và không thể
tách rời. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên thế giới đều xây đắp cho mình bản sắc văn
hóa riêng, tạo thành gương mặt riêng. Bản sắc văn hóa - gương mặt ấy của dân tộc
được thể hiện qua văn học.
Bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XX, tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn
hóa không phải là một hướng tiếp cận quá mới. Tuy nhiên, so với các hướng tiếp cận
khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học ra đời muộn hơn ở nước ta so
với các hướng nghiên cứu, tiếp cận khác. Tuy nhiên, văn học từ góc nhìn văn hóa giúp
chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát,
vừa sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc…
Truyện ngắn với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng đã giữ một vị trí quan
trọng trong văn học, biểu hiện rõ ràng, sâu sắc và tinh tế những giá trị văn hóa của
dân tộc, thời đại. Truyện ngắn với sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ, nhân vật,
tình tiết; nội dung truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc. Mối quan hệ
giữa truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung với văn hóa luôn vận động, phát
triển theo từng thời kỳ, vì vậy mà mà luôn cần những nghiên cứu mới, tìm tòi, khám
phá theo dòng chảy văn hóa - văn học.
Nhắc đến các cây bút nổi tiếng về thể loại truyện ngắn trong văn học Việt
Nam, người ta không thể không nhắc đến Kim Lân. Kim Lân viết về đề tài nông
dân và nông thôn Việt Nam với tấm lòng của một người con sinh ra từ đồng ruộng.
Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như lời ông tâm sự: “Viết văn,
trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm củachính mình. Sau nữa,
đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi
thúc”[17, tr.263]. Tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, Kim Lânphải sớm vào đời
để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình. Kim Lân viết văn khi vẫn
còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong. Kim Lân là người thông minh,
1
ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một vốn sống dày dặn,
hiểu biết khá cặn kẽ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục văn hoá của
vùng Kinh Bắc quê hương ông. Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có những trang
viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống.
Tuy viết không nhiều nhưng “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”, Kim Lân được xem
là người có biệt tài viết truyện ngắn và đóng góp nhiều cho thể tài này. Viết thay lời
bạt trong Tuyển tập Kim Lân, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nhận xét độc đáo, sắc
sảo về truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh
vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa”[47, tr.645].Một lời nhận xét như một sự
gợi ý khiến người yêu văn học, nghiên cứu văn học thích thú khám phá và kiểm
nghiệm cho nhận xét độc đáo đầy gợi mở này.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn
Kim Lân nhưng nghiên cứu truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa vẫn chưa
nhiều, chưa thực sự trở thành công trình, hệ thống và cũng rất ít các công trình tiếp
cận được sâu bản chất của vấn đề. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, chúng
tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa”, hi vọng
sẽ góp một cách nhìn mới, nhận ra những giá trị văn hóa tiềm ẩn dưới những trang
viết của người con “Một lòng, một dạ đi về với đất, với người,với thuần hậu nguyên
thủy cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, giới nghiên cứu nước ta đã có ý thức xem
xét mối quan hệ giữa văn hóa - văn học và đạt được một số thành tựu nhất định như
trong các công trình nghiên cứu của: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,…
Năm 1995,Trần Đình Hượu trong công trình Nhogiáo và văn học Việt Nam trung
cận đại đã chỉ ra các đặc điểm của giai đoạn văn học từ cuối Lê, đầu Nguyễn dưới
ảnh hưởng của Nho giáo. Điều này về sau được Trần Ngọc Vương trong Nhà Nho
tài tử và văn học Việt Nam cụ thể hóa bằng cái nhìn loại hình học. Các tác giả như
Phan Ngọc (Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều), Trần Nho Thìn
(Xác lập phương pháp tiếp cận văn hóa cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn
học Việt Nam trung cận đại trên cơ sở phân tích “Truyện Kiều”) trong quá trình
2
nghiên cứu đã đề cập tới sự chi phối của văn hóa tới phong cách, quan niệm về con
người của Nguyễn Du. Tác giả Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn
thực) đã rất thành công trong việc khám phá thơ Hồ Xuân Hương nói riêng, văn học
Việt Nam nói chung và đã đem lại những giá trị mới mẻ đằng sau những hiện tượng
văn học tưởng như đã quen thuộc.
Như vậy, các tác giả như: Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn
Huyên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Phạm
Vĩnh Cư, Trần Đình Sử,… đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu
văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu
văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt trong tương quan so sánh với văn hóa.
Tiếp sau bước đi có tính chất mở đầu đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp
dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên
cứu của mình. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc
tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học trung đại Việt Nam dưới
gócnhìn văn hóa, (Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục, 2003);Bản sắc
Việt Nam qua giao lưu văn học (Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội,
2004); Thơ Mới từ góc độ văn hóa - văn học (Luận án Tiến sĩ, HoàngThị Huế, Học
viện Khoa học Xã hội, 2007); Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn vănhóa, (Lê
Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011);Văn chương Vũ Bằng dưới
góc nhìn văn hóa(Luận ánTiến sĩ, ĐỗThịNgọc Chi, Học viện Khoahọc Xã hội, 2013);…
2.2. Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các
truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, …
Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Nguyên Hồng - người bạn văncủa
Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì này trong Nhữngnhân
vật ấy đã sống với tôi rằng:“Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấytruyện
của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân
chương chướng thế nào ấy. … Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi
thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất
của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm
thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình”[32, tr.10]. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng
3
giữa hiện thựckhách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét
thấu đáo cả về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim
Lân.
Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dị. Đó là văn của một người viết
về chính cuộc sống mình, hàng xóm mình. Kim Lân viết văn với ý nguyện rất đỗi
giản dị như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong Từ điển
Văn học, tập1: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân
phẩm, một chỗ đứngtrong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”.[69, tr.369]
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông (Nxb Giáo dục,
1997), Vũ Dương Quý đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của truyện
ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám,bên
những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những
mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân
hậu hơn”.[73, tr.45].
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân được đánh giá cao khi viết về mảng đề
tài sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê. Vũ Bằng khi đọc các truyện của Kim
Lân đã khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn quê. Nhận xét truyện
ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân sau khi so sánh với
truyện của các tác giả khác cùng chung đề tài, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định
rõ: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơnkhi ông viết về những cái gọi là “thú
đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và ôngtiếp tục lí giải: “Sở dĩ có sự hấp
dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kìlạ, những thú chơi phiền
phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên được
những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà
vẫn yêu đời”[37, tr.64].Kim Lân thật may mắn khi được sinh ra và lớnlên từ vùng
quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc. Chất tài hoa, sự lịch
lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dấu ấn trong văn chương của ông. Đọc truyện
ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi một thứ chất đồng bằng Bắc Bộ kín đáo,
dung dị và chín chắn. Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà xã
hội học muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa.
4
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa nhận xét
tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám và
tấm lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi
thẹođược đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân
tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những
thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người
nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo
nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa”[37, tr.369].
Trên báo Văn nghệ số 34 (1991),Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật
xúcđộng:“Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một
nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn
đạt thành lời... Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một
bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ
qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn:
truyện ngắn”[30, tr.16]. Đây có lẽ là lờinhận xét của một người hiểu và cảm nhận
sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy
với hiện thực khách quan.
Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc sảo và
quan điểm lịch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra những lời nhận xét thuyết phục về
đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút
Kim Lântập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền
với vận mệnh của đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là
những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại”[35, tr.49]. Như
vậy, cũnggiống bao văn nghệ sĩ khác, Cách mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm
hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà văn trước cuộc sống cũng như tầm nhìn,
tầm nghĩ của chính bản thân.
Truyện Làng được viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu tiên ở
chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm này nhanh chóng được khẳng định và là một trong số
không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng chiến
chống Pháp (1946-1954). Cùng với Đôi mắt cuả Nam Cao, Thư nhà của Hồ
5
Phương, Làng của Kim Lân đã khai phá và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn
học kháng chiến chống Pháp.
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt. Tác phẩm
được nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc
năm 1945 - nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy
giờ. Trong Tiếng nói tri âm viết 1994, Trần Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị
trí của truyệnngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “Kim Lân chọn bối cảnh ấy
(nạn đói 1945) chotruyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là
những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái
đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim
Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời”.
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì
này, Vũ Dương Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặtdường như đã mang nét mới của
thời đại,vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách
mạng tháng Tám 1945”[73, tr.125]. Đúng vậy, truyện ngắn này không một dòng tố
cáo mà sức mạnhtố cáo cứ dậy lên trên từng con chữ. Số phận bi thảm của những
con người nghèo đói, cuộc hôn nhân lạ lùng của Tràng chính là bản án đanh thép tố
cáo tội ác hủy diệt của Pháp- Nhật.
Trong Nghề văn cũng lắm công phu (tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một
nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của
tôi,trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân.
Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm
chuẩn”[17,Tr.31].Theo cách nóicủa Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào
hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX. Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc
Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết,
thần mượn tay người để viết nên nhữngtrang sách bất hủ”.
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết
trong Nhà văn nói về tác phẩm:“Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn
xuất sắccủa văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo.
Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn
6
tượng với bạn đọc”. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện
của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân.
Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp
dẫn. Dù bao lớp bụi phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí
xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các nhà
nghiên cứu về Kim Lân, tôi thấy về cơ bản các nhà nghiên cứu đều có chung nhận
xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết không nhiềunhưng nói đến những
nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở nước ta không thể không nhắc đến Kim Lân.
Mặc dù Kim Lân được đánh giá là người có tài viết truyện ngắn nhưngnhững công
trình nghiên cứu về tác phẩm của ông còn quá ít so với tên tuổi và những gì ông
đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam. Những nghiên cứu về Kim Lân mới chỉ là
những bài viết, những ý kiến nhận xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về
hai truyện ngắn Làng và Vợ nhặt. Do đó luận văn này hi vọng sẽ làm sáng tỏ nét
độc đáo trong truyện ngắn của Kim Lân, góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí xứng
đáng của truyện n gắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa” được triển khai nhằm
những mục đích chính sau:
- Khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, những phương thức biểu
đạt của văn hóa trong văn học.
- Làm rõ căn nguyên tồn tại của chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn.
- Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của sáng tác Kim Lân
soi chiếu từ góc độ văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: truyện ngắn Kim Lân và các giá trị văn hóa biểu hiện
trong tác phẩm văn học.
Để hoàn thành đề tài luận văn, người thực hiện đã khảo sát và nghiên cứu
truyện ngắn Kim Lân từ ba nguồn tài liệu sau đây:
7
1- Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, được nhà xuất bản Văn
học ấn hành năm 1996. Gồm 17 truyện ngắn.
2- Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Hội nhà văn mới
phát hành năm 2004. Gồm 23 truyện ngắn, nhiều hơn Tuyển tập Kim Lân 6 truyện
nhưng lại không có truyện Nỗi này ai có biết.
3-Truyện Cô Vịa - một truyện ngắn sưu tầm được từ báo Trung Bắc chủ nhật
số 135, ngày 8-11-1942.
Như vậy, tổng số tác phẩm Kim Lân được người thực hiện tập trung khảo sát
và nghiên cứu là 25 truyện ngắn, trong đó có 13 truyện viết trước Cách mạng tháng
Tám và 12 truyện viết sau Cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn Kim Lân nổi bật ở rất nhiều mảng đề tài liên quan tới văn hóa và
lịch sử, tuy nhiên trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn sẽ chỉ tập
trung làm nổi bật những giá trị thuộc về văn hóa trong truyện ngắn Kim Lân. Những
giá trị khác trong truyện ngắn Kim Lân sẽ được đề cập đến trong những lần nghiên
cứu sau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp luận nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch,
thống kê, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa - văn học
- Phương pháp loại hình học
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc với 03 chương như sau:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học. Văn hóa Bắc Bộ và quá trình
sáng tác của nhà văn Kim Lân
Chương 2: Những giá trị văn hóa trong truyện ngắn của Kim Lân
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa.
8
CHƯƠNG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ - VĂN HỌC
VĂN HOÁ BẮC BỘ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN
1.1 Khái niệm văn hoá - văn học
1.1.1 Văn hoá
Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự chủ, là tiềm năng sáng tạo vô
hạn của dân tộc đó.
Từ thế kỉ XIX, văn hóa thực sự đã trở thành đối tượng của việc nghiên cứu
khoa học như dân tộc học, văn hóa học, xã hội học,… Thế nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một định nghĩa nhất quán về văn hóa.
Văn hóa (Trong tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture) là khái niệm mang nội
hàm rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần của con người. Người ta có thể hiểu văn hóa như một
hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống,
thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn.
Khi nói về vấn đề văn hóa, mỗi người có một quan điểm khác nhau. Trong
cuộc sống hàng ngày, văn hóa còn được hiểu là cách sống tức là phong cách ăn, ở,
đi đứng, cách cư xử (với đồng loại, môi trường, với bản thân) và cả tín ngưỡng, đức
tin, phong tục,… của một người hay cả tập thể người.
Theo quan niệm của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay
một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và
tín ngưỡng.”[82, tr.10]
Theo Edouard Herriot, thì “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là
cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”[81, tr.1].
Theo Từ điển Tiếng Việt (1992), văn hóa được định nghĩa là “Tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử” [91, tr.1079] .
9
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của
con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất
của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa,
quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và
đó là một phần của văn hóa” [95, tr.1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một cách hiểu về văn hóa như sau: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [62, tr.55]. Với cách
hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng:“Nói tới văn hóa là nói tới một
lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là
thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển,
quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư
tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự
tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân
tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [85,
tr.3]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do
con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng,
sức chiến đấu của mỗi người, mỗi dân tộc.
Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm vềbản sắc văn hóa
ViệtNam, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa:"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [81,
tr.24].Như vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóabao gồm:
Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con
người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính. Điều đó có nghĩa là có những giá trị
do con người sáng tạo ra nhưng nó không phải là giá trị văn hóa bởi vì nó không
10
mang tính người, nó hủy hoại cuộc sống của con người do đó không được cộng
đồng chấp nhận như: bom nguyên tử, các vũ khí giết người hay chủ nghĩa khủng bố;
một vấn đề nổi cộm trong giai đoạn hiện nay.
Tuy khác nhau nhưng các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất ở một điểm, coi
văn hóa là cái do con người sáng tạo ra, cái đặc hữu của con người. Mọi thứ văn hóa
đều là văn hóa thuộc về con người, các thứ tự nhiên không thuộc về khái niệm văn hóa.
Văn hóa là đặc trưng căn bản, phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí căn
bản để phân biệt sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia
vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được
tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các
kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá
trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Những năm gần đây, nhận thức về vai trò quyết định của văn hóa ở nước ta
được nâng cao, đúng với giá trị đích thực của nó, ngay từ Nghịquyết Hội nghịlần
thứIV, Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: "Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một
dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với
người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, vừa là một trong những mục tiêu của chúng ta" [83, tr.2]. Các chính
sách vềvăn hóa của Đảng ta thể hiện quan điểm: văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, thể hiện trình độ của dân tộc, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đang chủ
trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.2 Văn học
Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ “Gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp
11
vào loại chính trị, triết học, tôn giáo” [87, tr.2]. Với nghĩa rộng, văn học đồng
nghĩa với văn hóa. Còn văn học theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn hóa - nghệ thuật
mà ta quen dùng hiện nay. Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng
tác bằng hư cấu, tưởng tượng. Như vậy văn học theo nghĩa hẹp không bao gồm các
tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương.
Văn học nằm trong văn hóa, trở thành một phần quan trọng của văn hóa. Văn học
được coi là “một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và
con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể
hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ” [95, tr.1]. Văn học là một
hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày
tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống. Nhưng văn học không phản ánh hiện
thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của chủng loại, của sự vật như cái giếng,
con đường, cái ao… mà nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật. Ví dụ,
nói đến mây, văn học không phản ánh nó giống như một hiện tượng địa lí mà nói
đến nó như một bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người, mang nội
dung quan hệ con người. Vì mây cho núi lên trời/ Vì chưng gió thổi, hoa cười với
trăng (Ca dao); Văn học nói đến hoa không phải với tư cách 1 bộ phận sinh sản của
cây mà nhìn hoa như một con người, coi hoa là hiện thân của cái đẹp, của sự nảy nở
tươi tắn: Hoa cườingọc thốt đoan trang (Truyện Kiều, Nguyễn Du)…
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác của văn
chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa văn hóa - xã hội của nó. Văn học là
một hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà của cả người tiếp nhận,
thưởng thức. Nó mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi "chức năng
là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ
thống các quan hệ nhất định" [96, tr.3]. Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về năng
lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo, phản ánh hiện thực
đời sống khách quan, xã hội, con người, dựng nên "hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan". Vì vậy, văn học có chức năng phản ánh hiện thực. Văn học là biểu
hiện cái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng
hóa hiện thực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật của ngôn từ. Cái
12
quan hệ người ấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú, nhiều cung bậc, hình
thái khó đếm bởi sự vận động không ngừng, bất tận. Văn học giúp người đọc hiểu
biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay, cái đẹp; giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng
thái cân bằng tâm lí, tinh thần. Vì vậy, văn học có chức năng thưởng thức, thư giãn,
giải trí. Văn học giúp người đọc hiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động
nhiều cung bậc, đa diện vào nhận thức, tư tưởng, tâm lí, tình cảm, vì vậy mà văn
học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người. Văn học có vô vàn chức năng:
"văn dĩ tải đạo", văn thơ làm vũ khí chiến đấu chống lại cường quyền, chức năng
giải trí, chức năng nhận thức, giáo dục, chức năng thẩm mĩ.... Chức năng văn học
chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài của chỉnh thể và giá trị toàn vẹn thuộc thế giới nghệ
thuật trong những sự tiếp nhận nghệ thuật khác nhau. Số lượng các chức năng của
văn học có bao nhiêu tùy thuộc vào cách nhìn, cách lí giải của từng người. Bắt đầu
có những xu hướng tìm một chức năng cơ bản có ý nghĩa khái quát, sâu xa nhất như
ý kiến cho rằng chức năng văn học là "giữ gìn, phát triển, truyền đạt sự sống, chất
người cho con người" [96, tr.4].
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa
Sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa vào tất cả các ngành khoa
học khác trong đó có văn học đã góp phần khẳng định vai trò và sự gắn kết không
thể tách rời giữa văn học và văn hóa. Trong quá trình phát triển của mình, cũng như
nhiều ngành khoa học khác, nghiên cứu văn học đã góp phần to lớn trong việc nhận
thức về vai trò của văn hoá trong sáng tạo và tiếp nhận văn học, cũng như trong đời
sống xã hội. Văn học nằm trong văn hóa, là một bộ phận của văn hóa. Nghiên cứu
văn học luôn luôn phải đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa (cái chung) với tư
cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại. Trong công trình Mĩ
học sáng tạo ngôn từ, Nxb Nghệ thuật, Maxcova, 1989, tr.329, M.Bakhtin xác
định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó
ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn
tại”. Văn học được coi là sự “tự ý thức văn hóa” [8, tr.2], có nghĩa là trong văn
học, luôn bộc lộ rõ nét bản chất của văn hóa một đất nước, và những tác phẩm văn
13
học luôn mang trong mình những biểu hiện văn hóa đặc trưng của một vùng quê,
một đất nước, mặc dù người viết có hay không ý thức cần phải truyền tải văn hóa
vào sáng tác của mình. Bởi văn học là sự hiển đạt văn hóa một cách hiển nhiên. Hay
nói theo Trần Lê Bảo: “…nhà văn - chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng
đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận
những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng
xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những
ngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy nhà văn dù sáng tạo
tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và
những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình” [8, tr.4].
Cũng theo Trần Lê Bảo, “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa,
chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những
phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi
trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng
thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng
dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một
cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô
thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [8. tr.5].
Văn học luôn được coi là tấm gương phản chiếu văn hóa, và nhà văn là
“người thư ký trung thành của thời đại” (Balzac). Nhà văn tiếp nhận và tái hiện văn
hóa thông qua những tác phẩm của mình. Ở mỗi tác phẩm văn học Việt Nam, những
nét văn hóa đặc trưng của mỗi một vùng miền đất nước lại được hiện rõ. Ta bắt gặp
một bức tranh văn hóa dân gian đa dạng sắc màu trong sáng tác của Hồ Xuân
Hương (thơ lục bát, tục ngữ, đố tục giảng thanh, trò chơi dân gian: leo cột mỡ, đánh
đu,…); đó còn là những vẻ đẹp “vang bóng một thời” của văn hóa truyền thống
trong các sáng tác của Nguyễn Tuân: nghệ thuật thưởng trà, ngắm hoa, viết thư
pháp,… hay trong các sáng tác của Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường,
Nắng trong vườn, Ngày mới,…), trong văn chương Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội,
Miếng lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai,…); là những tín ngưỡng, phong tục
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàncủa Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín
14
ngưỡng phồn thực, tụcthờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên
đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…). Những tác phẩm văn học
không chỉ thể hiện văn hóa mà còn đưa người đọc tìm hiểu những giá trị ẩn tàng
trong văn hóa, như việc tìm hiểu tâm lý con người, đặc điểm tư tưởng thời đại, lý
giải những bi kịch trong cuộc sống: kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang
Vũ), kịch Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), truyện ngắn Đôi mắt (Nam Cao), Hai
đứa trẻ(Thạch Lam), trường ca Mặt đường khát vọng(Nguyễn Khoa Điềm),…
“Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí
quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận
của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm
văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện
về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn
hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ
pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến,
đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao
dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học
là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ
văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định” [72, tr.3].
Theo Trần Nho Thìn, văn hoá là một hệ thống mở “nhân học văn hoá”, “nhân
chủng học văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao lưu ảnh hưởng văn hoá
Trung Quốc, Ấn Độ… Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một
môi trường văn hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định.
Tác phẩm là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của một thời đại.
Nhà văn đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với
môi trường, vốn sống, vốn văn hoá… hình thành tư tưởng thẩm mĩ trong sáng tác
văn chương. Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm. Cách
tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta khám
phá chân lý nghệ thuật một cách đúng hướng hơn.
15
1.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa
Trần Đình Sử đã khẳng định: “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hoá, sự
giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hoá” [75, tr.1]
và: “Sáng tạo văn học không giản đơn chỉ là nói càng nhiều về các hiện tượng mới
của đời sống. Các hiện tượng mới chưa chắc đã là văn hóa. Nó có thể là nhất thời
và sớm muộn sẽ bị đào thải. Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo
cách cảm nhận mới và đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạo ngôn
ngữ mới, hình thức mới” [75, tr.2]. Cũng theo Trần Đình Sử, việc sáng tạo ra khúc
ngâm, truyện Nôm, hát nói, thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại
phải được xem “là những hiện tượng sáng tạo văn hoá lớn lao của dân tộc Việt
Nam trong thế kỉ XX” [75, tr.3].
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: "Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ
không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là
nơi đi tới của văn học". Trong cuộc đời, cái bản chất nhất, làm nên tính người chính
là văn hóa, là những ứng xử văn hóa, quy chuẩn đạo đức làm cho con người không
giống với loài vật. Văn học không chỉ phản ánh tất cả các giá trị ấy: đạo lý
làmngười, là những chuẩn mực, phong tục tập quán, tín ngưỡng… mà văn học còn
đúckết nên các giá trị đạo lý, nâng nó lên tầm tư tưởng và giáo dục cho các thế hệ
mai sau. Ví như đạo làm con đã được đúc kết trong bài ca dao: Công cha như núi
TháiSơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho
tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hay nét đẹp văn hóa của sông Hương càng được biết
đếnnhiều hơn, sâu rộng hơn qua sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ai
đãđặt tên cho dòng sông?Có thể nói, nếu không có bút kí sông Hương của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, thì những giá trị văn hóa của sông Hương - xứ Huế vẫn còn đó,
nó không mất đi, nhưng vẻ đẹp ấy khi đi vào trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã nâng nó lên một tầm cao mới, đó là tầm cao của tinh hoa nghệ thuật, khiến cho
người thưởng thức cảm thấy mến yêu con sông hơn, hiểu và cảm nhận được con
sông như một người con gái có cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn. Và những bài viết
cảm nhận về tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần là cảm nhận giá trị nội dung và
16
nghệ thuật mà còn là sự cảm nhận giá trị của văn hóa dân tộc Việt Nam. Giá trị của
văn hóa cũng từ đó mà được kiến tạo, kết tinh, truyền tải và phát triển qua văn học.
Trong văn học hay cụ thể hơn là một tác phẩm văn học, người ta còn thấy
được sự đan xen văn hóa, tiếp biến văn hóa. “Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn
giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị
chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba
đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung
đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người”
[72, tr.4]. Ví dụ cuộc xung đột giữa hai luồng tư tưởng: nghệ thuật vị nghệ thuật và
nghệ thuật vị nhân sinh trong văn học nước ta những năm 30 của thế kỉ XX. Ở tầm
vĩ mô, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của không gian văn hóa rộng:
văn hóa phương Đông, văn hóa dân tộc: văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn
của văn hóa phương Đông, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (thể hiện
ở tư tưởng trung quân ái quốc trong văn học trung đại, ở số lượng các bài thơ văn
sáng tác bằng chữ Hán, ở thể thơ, từ ngữ Hán Việt,…). Ở tầm vi mô, văn học chịu
ảnh hưởng và hấp thụ những yếu tố của không gian văn hóa hẹp như: văn hóa tộc
người, văn hóa vùng miền (những sáng tác của các tác giả miền Nam như Hồ Biểu
Chánh (Cha con nghĩa nặng), Nguyễn Thi (Người mẹcầmsúng, Những đứa con
trong gia đình),… mang đậm những nét văn hóa vùng miềnNam, từ cung cách ứng
xử, quan điểm sống, giọng điệu,… của con người). “Những vùng văn hoá giao
nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ
lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá,
từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học” [72, tr.4].
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học
1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học
Nghiên cứu văn học đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu.
Vì vậy, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm
khác nhau. Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn thiên về việc giảng
giải từ ngữ, phân tích văn pháp, chưa chú ý tới những vấn đề có liên quan đến nội
dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd chỉ
17
tập trung khám phá những ẩn ức tâm lí, ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm mà
chưa chú ý đến những thành tựu về nghệ thuật. Chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích
“cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung). Những người theo
chủ nghĩa xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực
khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại có quan niệm
tác phẩm văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà
chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ
trước hiện thực và vì thế nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn
tượng ấy. Mỗi phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học đều có những thế mạnh
cũng như hạn chế riêng, không phương pháp nào là ưu việt hoàn toàn. Tuy nhiên,
lựa chọn phương pháp đúng đắn, có khả năng bao quát nhiều phương pháp khác sẽ
giúp cho người nghiên cứu có được chìa khóa để thành công, mở được cánh cửa vào
thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập, cùng
phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ và
cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách đánh giá
mới hơn, hữu hiệu, chân xác, khoa học hơn về tác phẩm văn chương.
Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn
hóa học là Mikhail. M. Bakhtin - Giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Sarask.
Bakhtin quan niệm: “Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt
chẽ với lịch sử văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn
bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận
khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, và trực tiếp gắn bó
với các nhân tố xã hội - kinh tế, vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội - xã
hội tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động
được tới văn học” (M. Bakhtin, Mỹhọc sáng tạo ngôn từ). Đây là quan điểm đề cao
vai trò của văn hóa. Năm 1940, ông đã viết một công trình để rồi 25 năm sau (năm
1965) mới được xuất bản: Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gianthời
Trung đại và Phục hưng. Trong công trình này, lần đầu tiên M.Bakhtin dùngquan
điểm văn hóa để phân tích tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Rabelais. Những quan
điểm của M.Bakhtin đã có tác động rất to lớn tới giới phê bình văn học phương Tây.
18