Tải bản đầy đủ (.ppt) (70 trang)

Tổng quan về chính sách công, Khoa học chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.55 KB, 70 trang )

Chương I
Tổng quan về chính sách công,
Khoa học chính sách công
PGS.TS Văn Tất Thu
Trưởng khoa Quản lý nhà nước
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ


I. Tổng quan về chính sách công
1. Khái niệm về chính sách công
- Chính sách công tiếng Anh là Public
Policy - chính sách công là chính sách của
Nhà nước (policy of State). Khái niệm chính
sách công xuất hiện cùng với sự ra đời của
nền dân chủ Hy Lạp và Nhà nước. Nhà
nước có hai loại chính sách cơ bản: Chính
sách đối nội (home policy) và chính sách đối
ngoại (foreign policy).


- Chính sách công trở thành đối
tượng nghiên cứu của một chuyên
ngành khoa học xã hội là khoa học
chính sách công. Nhiều học giả
nghiên cứu chính sách công và khoa
học chính sách đưa ra các định
nghĩa, khái niệm khác nhau xuất
phát từ các mục đích khác nhau:


+ Xuất phát từ ý chí của Nhà nước


trong quản lý, quản trị xã hội, James
Andresson cho rằng “Chính sách công
là những hành động nên hay không
nên làm do Nhà nước quyết định lựa
chọn”. Ông còn quan niệm “chính
sách công như là một đường lối hành
động có mục đích được ban hành bởi
một nhà hoạt động chính trị hoặc một
nhóm các nhà hoạt động chính trị để
giải quyết một vấn đề phát sinh, hay


- Quan niệm của James
Andresson cũng được Thomas
R.Dye chia sẻ. Thomas R.Dye
cũng cho rằng “chính sách công
là bất kỳ những gì Nhà nước
làm hay không làm” Ông quan
niệm không làm cũng quan
trọng như làm.


- Xuất phát từ sự cần thiết phối hợp giữa Nhà
nước với thị trường mà Paul Samanuelson –
Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ cho rằng
“Chính sách công còn là sự thỏa hiệp của
Chính phủ đối với nền kinh tế ngay cả khi
không ban hành chính sách”. Như vậy, chính
sách công là những hành động có tính toán cân
nhắc của Nhà nước để đối phó với đối tượng

quản lý theo hướng đồng tình hay phản đối.
- William Jenkin cho rằng “Chính sách công là
một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn
nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà
chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu
và các giải pháp để đạt được mục tiêu đó”.


- Ở nước ta có một số tác giả nghiên cứu
về chính sách công, cũng đưa ra các định
nghĩa chính sách công khác nhau. Ví dụ
như: PGS. TS Lê Chi Mai (Học viện
Hành chính quốc gia) đưa ra khái niệm
chính sách công với các nội hàm sau:
+ Chủ thể ban hành chính sách công là
Nhà nước, chính sách do Nhà nước ban
hành nên chính sách công có thể coi là
chính sách của Nhà nước.


+ Chính sách công là những quyết định
hành động, bao gồm cả những hành vi
thực tiễn, chính sách công không chỉ thể
hiện dự định của Nhà nước hoạch định
chính sách về một vấn đề nào đó mà còn
bao gồm những hành vi thực hiện dự
định đó. Nếu không có việc thực thi chính
sách để đạt được những kết quả nhất định
thì những chủ trương đó chỉ là những
khẩu hiệu mà thôi.



+ Chính sách công tập trung giải quyết một
vấn đề trong đời sống kinh tế - xã hội theo
những mục tiêu xác định.
+ Chính sách công bao gồm nhiều quyết
định có liên quan với nhau.
- Trong Giáo trình “Hoạch định và phân
tích chính sách công” của Học viện Hành
chính quốc gia xuất bản năm 2013 cũng đưa
ra định nghĩa chính sách công: “chính sách
công là những hành động ứng xử của Nhà
nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống
cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát
triển”.


PGS.TS Đỗ Phú Hải cũng đưa ra khái niệm
chính sách công “Chính sách công là một tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan của
Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục
tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết
các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã
xác định”.
- Các khái niệm, định nghĩa nêu trên có sự
khác nhau trong chừng mực nhất định,
nhưng đều có chung các nội dung sau:
+ Chính sách công là chính sách của Nhà
nước.

+ Là một tập hợp các quyết định chính trị có
mối liên hệ với nhau.


+ Với những mục tiêu trên và giải pháp
cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
theo ý chính của đảng cầm quyền.
- Có thể định nghĩa chính sách công như
sau: Chính sách công là một tập hợp các
quyết định chính trị có mối liên hệ với
nhau của Nhà nước với mục tiêu, giải
pháp, công cụ thực hiện cụ thể, nhằm giải
quyết các vấn đề xã hội theo ý chí của
Đảng cầm quyền.


- Với nghĩa rộng: Chính sách công là chính
sách của Nhà nước, là kết quả của việc cụ
thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng
cầm quyền thành các quyết đinh, tập hợp các
quyết định chính trị có liên quan với nhau,
với mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện cụ
thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước, duy trì sự tồn
tại và phát triển của Nhà nước, phát triển
kinh tế xã hội và phục vụ người dân.


- Khái niệm trên đây vừa bảo đảm những
đặc trưng của chính sách công là do Nhà

nước ban hành để tác động đến các đối
tượng thuộc cộng đồng một cách ổn định.
Vừa thể hiện được bản chất của chính sách
công là công cụ định hướng của Nhà nước
cho mọi hành vi xã hội trong quá trình phát
triển. Định hướng đó được thể hiện qua
thái độ đối xử (xử sự) với những vấn đề đã,
đang, sẽ nảy sịnh trong đời sống cộng đồng.


- Để đạt được mục tiêu phát triển trước hết
chính sách phải tồn tại trong thực tế, nghĩa
là Nhà nước phải hành động thật sự bằng
chính sách. Điều kiện tồn tại của một
chính sách là tổng hòa những hành động
tích cực theo định hướng chính trị của Nhà
nược nhằm tác động, giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.
Điều kiện tồn tại đó được thể hiện bằng
cách thức ứng xử của chủ thể quản lý.


- Cấu trúc chính sách công
- Cấu trúc của một chính sách công bao
gồm hai bộ phận hợp thành quan trọng và
thống nhất với nhau, đó là mục tiêu chính
sách và biện pháp (giải pháp) chính sách.
+ Mục tiêu chính sách: Mục tiêu chính sách
là cái đích chính sách công hướng tới để giải
quyết nhằm đạt được kết quả nhất định (kết

quả xác định). Nói một cách khác, mục tiêu
chính sách công là những giá trị hướng tới
phù hợp với yêu cầu phát triển chung của
kinh tế xã hội. Đó chính là những mục tiêu
hướng đạo được thể hiện trong chính sách và
mang tính định tính cao.


+ Biện pháp (giải pháp) chính sách là cách
thức chủ thể chính sách sử dụng để tác động
đến đối tượng chính sách để đạt được mục tiêu
của chính sách. Nói cách khác biện pháp hay
giải pháp chính sách đó là cách thức mà chủ
thể sử dụng trong quá trình hành động để tối
đa hóa kết quả về lượng và chất của mục tiêu
chính sách hay còn gọi là những biện pháp của
chính sách.
- Trên cơ sở định hướng của chính sách, chủ
thể tìm kiếm các giải pháp để đạt được mục
tiêu trong điều kiện, hoàn cảnh không gian,
thời gian cụ thể với các nguồn lực nhất định.


- Do mục tiêu của chính sách mang tính
định tính cao nên các biện pháp (giải pháp)
của chính sách cũng chứa đựng những động
lực thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm theo yêu
cầu mục tiêu.
- Nhìn một cách tổng quát biện pháp của
chính sách thường chứa đựng những cơ chế

nhằm quy định các nguyên tắc tác động của
chủ thể đến mỗi quá trình làm cho chúng vận
động có hệ thống theo một hành lang nhất
định.


+ Ví dụ để đạt được mục tiêu chính
sách giáo dục, Nhà nước có thể đầu tư
cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, khuyến khích giáo dục toàn
dân, cho phép các thành phần kinh tế
đầu tư phát triển giáo dục ngoài quốc
lập, xã hội hóa giáo dục hoặc phát triển
các hình thức đào tạo, kể cả đào tạo từ
xa v.v…


+ Để thực hiện mục tiêu chính sách dân
số, Nhà nước có thể sử dụng các biện
pháp: Giáo dục, thuyết phục; biện pháp
kinh tế và cả biện pháp hành chính v.v…
+ Dù là biện pháp nào thì chúng đều phải
tuân theo những cơ chế phù hợp.
* Mối quan hệ giữa mục tiêu chính sách
và biện pháp chính sách là mối liên hệ
biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.
Chính sách chỉ có thể đạt được mục tiêu
khi giải pháp phù hợp với mục tiêu.



3. Bản chất của chính sách công
- Chính sách công là chính sách của nhà nước
đối với khu vực công cộng, nó phản ánh bản
chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính
trị trong đó nhà nước tồn tại. Nó phản ánh ý
chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của Đảng
chính trị thông qua Nhà nước ban hành chính
sách phục vụ cho mục đích của Đảng và lợi ích
và nhu cầu của nhân dân. Nhà nước dựa trên
nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho
quyền lực của nhân dân, Nhà nước ban hành
chính sách công ngoài mục đích phục vụ cho
lợi ích của giai cấp, của Đảng cầm quyền còn
để mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội.


- Chính sách công được hoạch định bởi đảng
chính trị nhưng do Chính phủ xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện. Xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện chính sách công là
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước,
của Chính phủ.
- Bản chất của chính sách công là công cụ để
nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến
công dân và can thiệp vào mọi hành vi xã hội
trong quá trình phát triển.



- Bản chất của chính sách công là ý chí
chính trị của Đảng cầm quyền, cụ thể hóa
thành các quyết sách, quyết định chính trị
của nhà nước, các quyết định này nhằm duy
trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn
đề xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Bản chất của chính sách công là ý chí chính
trị của Đảng cầm quyền được cụ thể hóa
thành chính sách, thông qua chính sách
Đảng thiết lập mối quan hệ giữa Đảng, nhà
nước vơi người dân.


- Chính sách công là công cụ thể hiện thái
độ chính trị của Đảng cầm quyền. thông qua
chính sách công, Đảng cầm quyền dẫn dắt
các quan hệ trong xã hội diễn ra theo định
hướng của Đảng. Các cá nhân trong xã hội
là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng và
thực hiện chính sách. Vì vậy, chính sách chỉ
có hiệu lực, hiệu quả thực sự khi các cá nhân
trong xã hội chịu tiếp nhận và thực hiện.
- Kèm theo đó vai trò chủ thể thực hiện
chính sách công phải là công chúng mặc dù
người khởi xướng chính sách là nhà nước.


4. Về vai trò của chính sách công
- Từ khái niệm bản chất của chính sách công
có thể thấy vai trò chung, vai trò cơ bản của

chính sách công thể hiện ở chỗ nó là công cụ
hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và
phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã
hội và phục vụ người dân. Dưới góc độ quản
lý, quản trị quốc gia nhà nước sử dụng chính
sách công như một công cụ quan trọng tác
động vào các lĩnh vực đời sống xã hội để đạt
được mục tiêu định hướng của nhà nước.
Ngoài vai trò chung, cơ bản này, chính sách
công còn có vai trò cụ thể sau:


- Thứ nhất, là định hướng mục tiêu cho
các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế xã
hội, định hướng cho các chủ thể hành
động.
- Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng
tham gia hoạt động kinh tế, xã hội theo
mục tiêu chung.
- Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời
khắc phục những hạn chế của nền kinh tế
thị trường.


×