Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn cho bệnh viện Quân Y 4 thành phố Vinh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.54 KB, 31 trang )

Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Phần Mở Đầu
I.1 Lý Do Chọn Đề Tài
Thành phố Vinh hiện nay đang cùng đất nước chuyển mình hoà nhập vào nền kinh tế thế
giới với quá trình CNH_HĐH không ngừng phát triển. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế thì vấn đềô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây
nhiều bức xúc dư luận hiện nay. Việc xử lý nước thải nói chung cũng như xử lý nước thải bệnh
viện nói riêng cóý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nhằm làm giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường và đời sống con người. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố
Vinh các cơ sở y tế, bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải chung, nhiều khu vựcđã xả
thẳng ra môi trường làm cho môi trường ngày càng kém đi.
Với đặc thù là nguồn thải nguy hại, nước thải bệnh viện nếu không được xử lý triệt để
mà thải ra môi trường thì những hệ luỵ mà chũng ta phải gánh chịu là không hề nhỏ, bên cạnhđó
các cơ sở y tế bệnh viện ngày càng được xây dựng nhiều hơn, quy môở rộng hơn kéo theo
nguồn nước thải tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường củađịa phương và là
nguồn gây bệnh tiềm tàng cho con người
Bệnh viện Quân Y 4 được xây dựng và đi và hoạt động từ ngày 7/10/1956 đến nay.
Bệnh viện có 200 dường bệnh, mỗi ngày tiếp nhận trên dưới 300 bệnh nhân với lượng nước thải
phát sinh trong một ngày đêm khoảng 200m3. Mặc dù đã được xây dựng hệ thống xử lý nước
thải nhưng trong quá trình hoạt động chưa đạt hiệu quả, vì vậy nước thải ra môi trường chưa đạt
tiêu chuẩn cho phép.
Trên cương vị là một nhà Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường trong tương lai, với
mong muốn môi trường sống, môi trường làm việc của chúng ta luôn được trong lành, sạch sẽ
tôi xin đề xuất đề tài “ xây dựng hệ thống xử lý nước thảiđạt chuẩn cho bệnh viện Quân Y 4
thành phố Vinh_ Nghệ An’ nhằm xử lý triệt để nguồn nước thải do bệnh viện thải ra.
I.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc tính nước thải và thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
QuânY 4, nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn việt nam về môi trường.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành phần, tính chất nước thải bệnh viện Quân Y 4
và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn cho bệnh viên. Hệ thống xử lý nước thải bệnh



SVTH: Nguyễn Văn Anh

1

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
viện được xây dựng trên nền tảng công nghệ vi sinh vật, lấy bể xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm
đơn vị xử lý chính. Các đối tượng nghiên cứu chính là:
- Các đơn vị xử lý
- Nước thải đầu vào
- Nước thải sau khi qua các đơn vị xử lý
- Nước thải sau khi ra khỏi nhà máy
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải của bệnh viện
- Đánh giá thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải bệnh viện Quân Y 4
- Đề xuất giải pháp để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả hơn
1.5

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập, tổng hợp các tài liều cần thiết lien quan đến đề tài
- Xử lý các số liệu
 Phương pháp thực địa
- Khảo sát tính chất, đặc trưng của nước thải bệnh viện Quân Y 4, Tp.Vinh, Nghệ An
- Thống kê và xử lý các số liệu về tình trạng sử dụng và lượng nước thải ra cùng các chỉ

tiêu ô nhiễm
 Phương pháp so sánh : so sánh các chất gay ô nhiễm cảu nước thải so với tiêu chuẩn
nước thải cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
 Phương pháp chuyên gia: Tham vấn và hỏi ý kiến các giảng viên chuyên ngành để
hoàn thiện lý luận cho đề tài.
1.6 Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Địa điểm: Bệnh viện Quân Y 4 thành phố Vinh_Nghệ An
- Thời gian: từ ngày….tháng 5 đến ngày….tháng…. năm 2013

SVTH: Nguyễn Văn Anh

2

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
II.

Phần Nội Dung

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.
1.1. Tổng Quan Về Nước Thải Bệnh Viện
1.1.1 Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình xử lý của con người đã bị thay đổi tính
chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh,
đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp và công nghệ xử lý phù hợp.
1.1.2 Tổng quan về nước thải bệnh viện
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp chăm

sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà
nước ta. Trong những năm vừa qua, các bệnh viện không những được phát triển về số lượng mà
còn được nâng cao cả về chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của hệ thống
bệnh viện còn gặp nhiều bất cập, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải; Song kinh phí cho đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp, đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải độc hại nguy hiểm
chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định của luật môi trường, nhất là hệ thống xử
lý nước thải, lượng nước thải được sinh ra ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số
bệnh nhân, gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng trở lên phức tạp. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã
ban hành quyết định số 43/2007/QĐ - BYT ngày 30/11/2007 về việc Ban hành “Quy chế quản
lý chất thải y tế”. Trong quyết định này có nêu rõ các cơ sở khám chữa bệnh nhất thiết phải được
trang bị các hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại (rắn và lỏng) đồng bộ. Nhiều bệnh viện công
lập cũng như ngoài công lập trong phạm vi toàn quốc đã được đầu tư trang bị hệ thống xử lý
nước thải, có nhiều công nghệ khác nhau, do vậy giá thành khác nhau, diện tích mặt bằng sử
dụng cũng khác nhau và đặc biệt là chất lượng nước thải đầu ra khác nhau…
1.1.3 Nguồn phát sinh
1.1.3.1. Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện
Nước thải sinh hoạt và nước thải điều trị là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, mỗi ngày bệnh viện thải ra một lượng khá lớn, mức ô nhiễm cao và
chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể là:
- Nước thải sinh hoạt từ các bệnh nhân và người thân chăm sóc

SVTH: Nguyễn Văn Anh

3

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
- Nước thải sinh hoạt từ khu hành chính nghiệp vụ

- Nước giặt chăn màn, khử trùng và súc rửa các dụng cụ y tế…
1.1.3.2. Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị bệnh
Loại nước thải này là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây
bệnh nhất trong các dòng thải nước của bệnh viện. Nước thải này được phát sinh từ nhiều khâu
và nhiều nguồn khác nhau trong bệnh viện như: giặt, tẩy quần áo bệnh nhân, khăn lau chăn,
màn, drap cho các dường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, vệ sinh lau
chùi, làm sạch các phòng bệnh, phòng làm việc… Tùy theo từng khâu và quá trình cụ thể mà
tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm sẽ khác nhau.
1.1.3.3 Nước thải từ các công trình phụ trợ
Hoạt động của bệnh viên đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước nhất định để phục vụ cho
các máy móc và công trình phụ trợ… tùy theo tính chất sử dụng mà mức độ ô nhiễm cũng khác
nhau.
Nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số khu vực chứa
nhiều mầm bệnh nhất là: khu mổ và khu xét nghiệm của bệnh viện. Ngoài ra nước thải còn có
khả năng nhiễm xạ từ khu chụp X – quang và rửa phim… việc xử lý nước thải bị nhiễm phóng
xạ là rất khó khan và tốn kém do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ lâu dài.
1.1.3.4. Nước mưa chảy tràn
Lượng nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng của khuôn viên
bệnh viện và chảy qua khu vực bị ô nhiễm. nước mưa có khả năng nhiễm bẩn khi chảy qua một
số nơi như: Thùng rác và hố rác của bệnh viện... Thành phần nước mưa trong trường hợp này có
khả năng nhiễm các chất gây bệnh và máng dầu lan đi khắp nơi gây nguy hiểm cho các khu vực
xung quanh.
1.1.4

Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện

Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện là hàm lượng chất hữu cơ và các chất ô nhiễm
khác rất cao, đặc biệt là lượng vi khuẩn có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Nguồn thải đáng
quan tâm nhất vẫn là nguồn nước thải từ các phòng mổ, phòng xét nghiệm và các khoa truyền
nhiễm. Nếu nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến

môi trường xung quanh bệnh viện, khu dân cư lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
con người cũng như các loài động thực vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

SVTH: Nguyễn Văn Anh

4

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Thành phần nước thải bao gồm:
- Các chất hữu cơ : Các chất hữu cơ có trong nước thải bệnh viện đa phần là những chất
khó phân hủy sinh học. Sự có mặt của chất hữu cơ là nguyên nhân làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật thủy sinh.
- Các chất dinh dưỡng của N-P : là nguyên nhân gây ra hiện tượng phù dưỡng cho
nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường thuy sinh.
- Các chất lơ lửng : gây ra độ đục của nước đông thời trong quá trình vận chuyển sự
lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn gây tắc nghẽn đường ống, cống rãnh.
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh : Nước thải bệnh viện là nguồn điển hình chứa lượng
lớn các vi sinh vật có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm, chúng là nguên nhân chính
gây nên những dịch bệnh như : Thương hàn, tả, kiết lỵ… ảnh hưởng đến sức khỏ cộng đồng.

Bảng 1: Đặc trưng của nước thải bệnh viện
STT

Chất ô nhiễm đặc trưng

Hàm Lượng


1

PH

6-8

2

SS(mg/l)

100-200

3

BOD(mg/l)

150-250

4

COD(mg/l)

5

Tổng Coliform (MNP/100ml)

250-350
100.000 -

10.000.000

(nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị về khoa học và
môi trường lần thứ I tại Hà nội 2004)
Nhận xét: do nước thải bệnh viện có thành phần như trên ta thấy nước thải bênh viện
thông thường có độ nhiễm bẩn tương tự nư nước thải sinh hoạt, tuy nhiên lượng vi sinh vật gây
bệnh lớn, do vậy cần có biện pháp khử trùng trước khi thải ra môi trường.
Tỷ số BOD/COD > 0,5 nên nước thải bệnh viện dễ bị phân hủy bằng vi sinh vật. Vì vậy
trong công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, người ta thường sủ dụng công nghệ sinh học, vì đây
là phương pháp mang lại hiệu quả cao, vận hành hệ thống xử lý đơn giản, chi phí đầu tư xây
dựng và vận hành thấp.

1.1.5 Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường và sức khỏe con người

SVTH: Nguyễn Văn Anh

5

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Theo thống kê của bộ y tế, hiện nay có đến 63% bệnh viện trên cả nước chưa có hệ
thống xử lý nước thải và có 75% hệ thống xử lý nước thải đã có không đạt yêu cầu Nước thải
của bệnh viện nếu thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm cho nước bề mặt và nước
ngầm. Nhiều bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn hoặc thải trực tiếp ra môi
trường qua các cống thoát nước, thậm chí có nơi nước thải không có tuyến cống thoát hoặc cống
thoát quá cũ nát. Nước thải bệnh viện là một trong mối quan tâm lo ngại sâu sắc với các nhà
quản lý môi trường và xã hội vì nó có gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người.
Đối với sức khỏe con người: Do chứa rất nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh
truyền nhiễm như tụ cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%) E.coli (51,61%),

Enterobacter (19,36%),... Đây đều là những vi khuẩn không được phép thải ra ngoài môi trường.
Ngoài ra, nước thải này còn chứa nhiều hóa chất độc hại, kháng sinh, các hợp chất halogen dùng
trong các phòng thí nghiệm, điều trị bệnh nhân ung thư,… các nguyên tố phóng xạ dùng trong
điều trị và phòng chụp X - Quang. Tất cả lượng nước thải độc hại, nguy hiểm này đều xả thải
chung vào hệ thống nước thải của bệnh viện. Vì vậy, nước thải bệnh viện nếu không có biện
pháp xử lý hữu hiệu sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và sức khỏe cộng đồng
Đối với môi trường: Nước thải bệnh viện nếu không được xủ lý đúng cách thì sẽ dẫn
đến ô nhiễm môi trường đât, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đên sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây chuyền, gồm nhiều thành
phần sống, các chất, hợp chất vô cơ và hữu cơ… Các thành phần đó liên tục tương tác với nhau
nảy sinh thêm các thành phần mới, chất mới có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và nguy hiểm đến cuộc sống con người. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Các chất dinh
dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật
sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng
cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Ngoài ra nước thải các bệnh viện còn có một
số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ như: mangan, đồng, thủy ngân, crôm, ... Các kết quả phân

SVTH: Nguyễn Văn Anh

6

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
tích các kim loại nặng trong nước thải bệnh viện thường cho thấy hàm lượng các kim loại này
đều nhỏ hơn qui chuẩn cho phép (QCVN 24:2009/BTNMT).
Vì vậy, cần phải có các biện pháp công nghệ để xử lý an toàn và triệt để, có hiệu quả bảo

đảm các tiêu chuẩn khi thải ra ngoài môi trường
1.2. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đã áp dụng hiện nay
1.2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt
cải tiến cấp khí tự nhiên.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến
cấp khí tự nhiên do các nhà khoa học viện công nghệ môi trường, viện KHCNVN phát kiến ra.
Hệ thống đã được viện phát triển và cải tiến thành một công nghệ xử lý nước thải bệnh viện với
nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợ với điều kiện việt nam, với đặc thù là là loại bể lọc sinh học với
vật liệu tiếp xúc không ngập nước, nước thải được chia làm các màng nhỏ chảy qau các vật liệu
đệm sinh học và nhờ sự có mặt của các vi sinh vật phân hủy hiếu khí trên lớp màng vật liệu mà
các chất hữu cơ trong nước thải được loại bỏ.
Hệ thống xử lý nước thải y tế của Viện Công nghệ Môi trường có chi phí đầu tư và vận
hành, diện tích mặt bằng xây dựng thấp hơn hẳn các phương pháp sinh học thông thường. Mặt
khác, quy trình vận hành nó rất đơn giản, các thao tác được thực hiện dễ dàng và hoàn toàn tự
động bởi hệ thống điều khiển. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt dựa trên các công đoạn xử lý
sinh học diễn ra trong tháp dạng kín có thông khí tự nhiên nên không phải sục khí bằng máy
bơm khí như những công nghệ khác. Do đó, lọc sinh học nhỏ giọt vẫn duy trì được sự sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật cả khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định, trong khi
các công nghệ lọc khác (như lọc sinh học ngập nước, lọc sinh học trong thiết bị hợp khối, thiết
bị sinh học theo mẻ và bùn hoạt tính tuần hoàn) đòi hỏi phải cung cấp không khí thường xuyên
bằng các máy thổi khí (tiêu tốn điện năng lớn, gây tiếng ồn và có thể còn phát tán vi khuẩn gây
bệnh ra môi trường xung quanh).
Bên cạnh đó công nghệ xử lý nước thải y tế của Viện Công nghệ môi trường là toàn bộ
hệ thống thiết bị và vật liệu được sản xuất hoặc có sẵn ở trong nước nên việc bảo trì các bộ phận,

SVTH: Nguyễn Văn Anh

7

MSSV: 1153071136



Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
bổ sung hoặc thay thế một phần vật liệu đệm sinh học sau 10-15 năm hoạt động được thực hiện
dễ dàng với chi phí rất thấp.
Nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt cũng sẽ được loại
bỏ tách bùn ở bể lắng Lamell. Bùn thải được xử lý ở bể phân hủy yếm khí. Kết thúc quá trình xử
lý là khâu khử trùng. Viện Công nghệ môi trường cũng phát triển và sản xuất chất khử trùng
natri hypoclorit từ nước muối bằng phương pháp điện hóa. Đây là phương pháp áp dụng công
nghệ tiên tiến trên thế giới, thân thiện với môi trường, chi phí rẻ, không sử dụng hóa chất làm
nguồn nguyên liệu đầu vào.
Sơ đồ của công nghệ :

Công nghệ đã được tiến ứng dụng triển khia tại các bệnh viện:
- Bệnh viện Gang Thép - Thái Nguyên
- Bệnh viện A – Tuyên Quang
- Bệnh viện Lao – Tuyên Quang

SVTH: Nguyễn Văn Anh

8

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
- Bệnh viện Y Học – Tuyên Quang
- Bệnh viện Lao, Phổi – Thái Nguyên
- Bệnh viện C – Thái Nguyên
- Bệnh viện Phong, Da Liễu TW Quỳnh Lập – Nghệ An

- Bệnh viện A – Thái Nguyên
- Bệnh viện Lao và các bệnh chuyên khoa – Bắc Ninh
- Bệnh viện Tâm Thần Kinh – Hưng Nguyên
1.2.2. Công nghệ BIOFAST
BIOFAS là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ của mỹ, bao gồm đầy đủ các công
đoạn: yếm khí, hiếu khí, oxy hóa, khử trùng, khử mùi… hệ thống BIOFAST đã tạo nên một
bước đột phá lớn trong ứng dụng giải pháp công nghệ mới và thiết bị công nghệ cao cho lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
1.2.2.1. Các yếu tố kỹ thuật:
- Quy trình xử lý hoàn chỉnh Khí - Lỏng - Rắn. Do vậy, triệt tiêu được
mùi hôi và không cần phải hút bùn cặn trong suốt 10 năm.
- Sử dụng sáng tạo đồng bộ thiết bị siêu khuếch tán oxy, Ozone (O3)
và UV. Nhờ vậy, chỉ tiêu khử Nitơ (Amonium) và khử các loại vi khuẩn
độc hại, luôn luôn đạt chuẩn (QCVN 28: 2010/BTNMT).
- Ứng dụng máy tính công nghiệp (Industry Computer) để giám sát 2
và vận hành tự động (RmS).Nhờ vậy, chất lượng nước thải sau xử lý được
ổn định và tiết kiệm năng lượng, giảm 50% chi phí vận hành so với các
công nghệ cũ.
1.2.2.2. Quy trình vận hành
 Xử lý vi sinh yếm khí: Anaerobic (EMPerfectTM):
-

Nước thải bệnh viện được thu gom về Module Hố gom tổng & lọc rác

SVTH: Nguyễn Văn Anh

9

MSSV: 1153071136



Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
của nhà máy, sau khi chảy qua bộ lọc rác, h = - 2 m sẽ tự chảy vào các bể yếm khí cấp 1
và yếm khí cấp 2 (EMPerfectTM). Trong bộ lọc rác, có gắn 01 bộ sensor: Cảm biến mức, cảm
biến lưu lượng và một TV camera chịu nước để giám sát trực quan.
-

BỂ RAST (Regulation, Anaerobic and Sludge Treatment) là

chuỗi các bể yếm khí YK1 và YK2… có nhiều panel giá thể vi sinh, tăng bề mặt tiếp
xúc giữa nước thải và vi sinh lên hằng trăm lần. Tạo ra môi trường tối ưu cho phản ứng vi sinh
yếm khí khử amonium (Anamox bậcI). Hệ thống bể với các vách ngăn hướng dòng, trong điều
kiện động. Ngoài ra, mỗi tháng, vi sinh sẽ được bổ sung bởi thiết bị EMAS6. Thiết bị này sẽ tự
động bổ sung men (SANBOS M) và các vi chất, đảm bảo tỷ số tối ưu: BOD5/NT/PT = 100/5/1,
cho vi sinh yếm khí hoạt động mạnh nhất.
- Bể RAST được làm từ các container thép không gỉ SUS-304, lắp nổi hoặc chôn chìm.
Có thể làm bằng BTCT, khi bể RAST cần công suất lớn hơn 500 m3/ngày. Do cấu trúc đặc biệt
giữa các vách ngăn và ống hướng dòng, trong bể RAST, nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên trên,
rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng ngăn. Do đó, phản ứng vi sinh được xảy ra trong điều
kiện động, đạt hiệu quả xử lý cao hơn, so với điều kiện tĩnh. Yếu tố quan trọng nữa là kết cấu
đặc biệt của các vách ngăn này, tạo ra được sự lên men acid và lên men kiềm, ở từng ngăn khác
nhau của bể. Các dòng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên phát triển mạnh ở các ngăn khác nhau
và nhanh chóng “ăn hết” các chất bẩn trong dòng nước thải suốt hơn 28 giờ. Phản ứng Anamox
trong điều kiện tối ưu, hiệu quả xử lý ở công đoạn yếm khí đạt trên 70% đối với Amonium,
COD, BOD5, Phốt pho … riêng TSS đạt trên 90%.
Ngoài chức năng điều hòa nước thải, xử lý yếm khaí, cụm bể RAST còn có chức năng
xử lý bùn hữu cơ ở một ngăn riêng, tầng đáy. Nhờ vậy, 5 lượng bùn tích tụ chỉ bằng 10% so với
các hệ thống không xử lý yếm khí đủ thời lượng trên 24 giờ.
 Xử lý hiếu khí với Hệ thống SupAeroTM:
Đây là tập hợp công nghệ tối ưu và hiện đại nhất của các giải pháp

xử lý hiếu khí trên thế giới.
-

Giải thích cơ chế sinh hóa: Của quá trình xử lý hiếu khí để khử amoni trong nước

thải y tế bằng phương pháp sinh học: Đầu tiên là amoni được oxy hóa thành các nitrit nhờ các vi
khuẩn Nitrosomonas, Nitrosospire, Nitrosococcus, Nitrosolobus (pha thứ 1) (YK1). Sau đó các
ion nitrit bị oxy hóa thành nitrat nhờ các vi khuẩn Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus (pha thứ

SVTH: Nguyễn Văn Anh

10

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
2) (YK2). Các vi khuẩn nitrat hóa Nitrosomonas và Nitro thuộc loại vi khuẩn tự dưỡng hóa
năng. Năng lượng sinh ra từ phản ứng nitrat hóa (nitơ amon là chất nhường điện tử) được vi
khuẩn sử dụng trong quá trình tổng hợp tế bào. Nguồn Carbon để sinh tổng hợp ra các tế bào vi
khuẩn mới là carbon vô cơ (HCO3 - là chính).Ngoài ra chúng tiêu thụ mạnh O2. Quá trình trên,
ở hệ thống Biofast được thực hiện trong bể phản ứng sinh học hiếu khí (Bậc I), với lớp vi sinh
dính bám trên các giá thể. Vận tốc quá trình oxy hóa nitơ amon phụ thuộc vào tuổi thọ bùn
(màng vi sinh vật), nhiệt độ, pH của nước thải, nồng độ vi sinh vật, hàm lượng nitơ amon, oxy
hòa tan, vật liệu lọc. Các vi khuẩn nitrat hóa có khả năng kết hợp thấp, do vậy việc lựa chọn vật
liệu lọc, nơi các màng vi sinh vật dính bám cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất làm
sạch và sự tương quan sản phẩm của phản ứng sinh hóa. Biofast sử dụng vật liệu mang MBBR
(Moving Bed Biological Reactor) phù hợp làm giá thể sinh trưởng vi sinh, cho phép giữ được
sinh khối rất lớn trên giá thể. Công nghệ Biofast thế hệ thứ 4, có tăng cường xử lý Amonium
bằng cụm container Hiếu khí bậcII, ứng dụng màng lọc vi sinh MBR (Membrane Biological

Reactor), cho phép nâng cao và ổn định hiệu suất xử lý trong cùng một khối tích công trình.
- Để cấp Oxy (hòa tan trong nước) được dồi dào nhất cho quá trình
phản ứng vi sinh Hiếu khí, BIOFAST đã áp dụng đồng bộ 3 kỹ thuật mới: Máy làm
thoáng bề mặt nước-khí (Aerator), máy thổi khí tươi phân 6 tán (Disperse Air Blower) và máy
khuếch tán khí (Jet Water Spray). Khi các thiết bị này vận hành, sẽ tạo ra hiệu ứng Sinh họcĐộng lực (Bio-Kinetic effect). Nhờ hiệu ứng này, quá trình phản ứng vi sinh hiếu khí và hiệu
quả oxid hóa sẽ tăng lên gấp 2 lần. Ưu điểm này của Biofast đang là dẫn đầu so với các hệ thống
khác ở trong nước đãnhập khẩu. Hệ thống SupAero™ có thể tích gọn nhẹ, chỉ bằng 50% so với
bể “Aeroten”. Hệ thống hiếu khí của Biofast không sử dụng trạm bơm khí cao áp và không cần
phải vận hành liên tục 24/24 giờ cho nên tiết kiệm được 40% điện năng so với các hệ thống
khác.
 Khử trùng (Disinfectant):
Ở hệ thống XLNT y tế Biofast ứng dụng cả 2 giải pháp khử trùng, tùy theo sự lựa chọn
của chủ đầu tư.
- Giải pháp chiếu tia UV (Ultra Violet): Đây là giải pháp tiên tiến
hiện nay trên thế giới, được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển (Đức, Mỹ, Úc…).
Petech là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đưa vào ứng dụng thành công kỹ thuật khử trùng bằng

SVTH: Nguyễn Văn Anh

11

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
tia tử ngoại (UV) cho xử lý nước thải y tế. Ở hệ thống Biofast (Series UV) cứ mỗi Modul UV có
công suất 150 W, tương ứng với công suất 50 m3/ ngày. Với công suất 1500 W (10 modul) sẽ
khử trùng nước thải cho hệ thống 500 m3/ ngày. Thời gian khử trùng chỉ kéo dài 15 phút/ 1 mẻ.
Vận hành hoàn toàn tự
động bởi hệ thống RmS.

- Sử dụng dung dịch Clor và bơm định lượng truyền thống (làm dự phòng).
 Module DeodoroxidTM khử khí độc và khử mùi:
- Trong quá trình hoạt động vi sinh yếm khí và hiếu khí, sẽ phát
sinh một lượng lớn khí độc và khí có mùi hôi như Metal (CH4), Hydro sulfur (H2S),
amoniac (NH3), acid nitric (HNO3) và các hơi acid hữu cơ (metyl mercaptance). Những loại
khí này không những gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm cho toàn khu vực bệnh viện. Khí độc còn
có thể gây ra nhiều bệnh tật cho dân cư và có thể gây tử vong cho nhân viên vận hành.
- Ở hệ thống Biofast, tất cả lượng khí phát sinh trong quá trình xử lý
nước thải, đã được thu gom và xử lý tại module khử mùi và khử khí 7 độc
DeodoroxidTM. Tại đây, nhờ panel xúc tác (FeO catalyst) phản ứng oxy hoá giữa khí thải và
khí Ozone (O3) sẽ xảy ra rất nhanh. Khí thải sau khi được xử lý sẽ xả ra ngoài qua ống thoát khí,
không còn mùi hôi và không còn các khí độc hại. Petech cam kết khí xả của hệ thống Biofast đạt
tiêu chuẩn khí thải TCVN 5937-2005.
 Xử lý bùn: Với tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) của nước thải y tế ở các
bệnh viện, trung bình 600 mg/l, cộng với lượng cặn bùn kết tủa (khâu xử lýkhuếch tán
khí …) khoảng 400 mg/l (600 mg/l + 400 mg/l = 1000 mg/l).. Nhờ phản ứng vi sinh yếm khí
(Anamox), 70% bùn (hữu cơ) sẽ được xử lý (tạo ra CH4, CO2, …). Lượng bùn 30% còn lại (vô
cơ) sẽ được chứa trong bể YKI đến 6 tháng, để các chất hữu cơ hoàn toàn bị phân hủy. Qua thực
tế đo đạc ở các bệnh viện đã lắp đặt hệ thống XLNT Biofast, lượng bùn khoáng sau 10 năm sẽ
đầy khoang chứa bùn và chỉ cần dùng xe dịch vụ hút bùn đô thị để xử lý trong 1 ngày. Đối với
hệ thống Biofast thế hệ thứ 4, áp dụng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang và Bệnh viện Y
học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang, hệ vi sinh xử lý bùn, đảm bảo suốt 20 năm không cần hút bùn.8
 OZONE (O3)
Ozone có công thức O3 là một chất khí màu xanh nhạt, mùi tỏi đặc trưng, tỉ trọng 1,65
so với không khí, độ hòa tan trong nước ở 200C là 0,5g/l, ở 00C là 1,09 g/l.

SVTH: Nguyễn Văn Anh

12


MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
- O3 không bền, trong nước tinh khiết thời gian bán sinh khoảng 20 phút.
Trong nước có nhiều chất hữu cơ và chất bẩn, thời gian bán sinh của nó chỉ còn vài phút.
- O3 là chất oxy hóa mạnh, tác dụng thanh trùng, diệt khuẩn mạnh và
nhanh hơn các tác nhân oxy hóa khác như: H2O2, KMnO4, Cl2, ClO2…
- O3 được điều chế từ Oxy (O2), bằng cách cho luồng O2 hoặc không khí
qua một chùm tia tử ngoại UV có độ dài sóng 220nm. Hiện nay các nước tiên tiến
thường dùng công nghệ Plasma để sản xuất Ozone: cho luồng O2 (không khí) chạy qua một khe
có điện từ trường mạnh, tần số cao, các ion oxy sẽ được tạo ra để kết hợp thành O3.
- Ozon là chất oxy hóa mạnh (Em > 2 volt) nên thường được dùng làm
chất khử trùng và xử lý nước thải. Ozon là khí dễ biến đổi ở áp suất và nhiệt độ bình
thường và có thể sản xuất ngay tại nơi sử dụng. Ở nhiệt độ cao, ozon bị phân hủy rất nhanh, do
đó việc sản xuất và hòa tan vào nước phải tiến hành ở nhiệt độ thấp. Ở Việt Nam, người ta
thường sản xuất ozone bằng hồ quang điện: Khi cho không khí hoặc oxy đi qua tia lửa điện,
Ozone sẽ được tạo ra. Phương pháp này rẻ tiền nhưng thiết bị thường chóng hỏng và có nhiều
khí độc (NOx) được tạo ra. Hệ thống Biofast áp dụng kỹ thuật Plasma để sản xuất ra Ozone ở
nhiệt độ thấp. Nhờ vậy, không sản sinh ra khí độc, hiệu suất và độ bền cao.
- Ozone còn được dùng để khử màu và khử các chất hữu cơ khó phân
hủy như POP, PCB, ….
- Cơ cấu phản ứng của ozon phụ thuộc vào nồng độ hòa tan của ozon
vào nước, khi oxy hóa các chất hữu cơ bằng O3
1.2.3. Công nghệ xử lý nước thải DEWATS
Công nghệ xử lý nước thải DEWATS do Tổ chức Bremen Overseas Reasearch and
Development Association (viết tắt là BORDA) - Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển Bremen là
một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận – Công hoà Liên bang Đức phát minh ra. Với công
suất xử lý có thể đạt tới 1000m3/ngày đêm, them vào đó là hiệu quả xử lý cao, hoạt động tin cậy,
lâu dài, thích ứng với sự dao động về lưu lượng, không cần tiêu thụ điện năng nếu khu vực xử lý

có độ dốc thích hợp, công nghệ xử lý thân thiện với môi trường, xử lý nước thải nhờ các vi sinh
vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình tự nhiên mà không sử dụng đến hoá chất và đặc biệt là
yêu cầu vận hành và bảo dưỡng đơn giản và chi phí rất thấp thì Công nghệ DEWATS đã và

SVTH: Nguyễn Văn Anh

13

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
đang được BORDA phổ biến rộng rãi như là một giải pháp hữu hiệu cho xử lý nước thải nói
chung và nước thải bệnh viện nói riêng.
Quy trình xử lý công nghệ được mô tả theo sơ đồ :

Dòng thải vào

Bể biogas

Bể xử lý kị khí dòng
hướng lên

Hệ thống ao

Bãi lọc cây trồng

Bể lọc kị khí dòng
hướng lên


Hệ thống DEWATS

Gồm có bốn bước xử lý cơ bản với các công trình đặc trưng:


Xử lý sơ bộ bậc một: Quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng

được, giảm tải cho các công trình xử lý phía sau.


Xử lý bậc hai: Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất rắn

lơ lửng và hoà tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai công nghệ được áp dụng là bể phản ứng
kị khí Baffle Reactor (BF) có các vách ngăn và bể lắng kị khí Anarobic Filter (AF). Bể phản ứng
kị khí với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn, bùn
hoạt tính được giữ lại và duy trì, dòng nước thải vào liên tục được tiếp xúc và đảo trộn với lớp
bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà quá trình phân huỷ các hợp chất hữu
cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại
thông thường.
Bể lọc kị khí với vật liệu lọc có vai trò là giá đỡ cho các vi sinh vật phát triển, tạo thành
các màng vi sinh vật. Các chất ô nhiễm hoà tan trong nước thải được xử lý hiệu quả hơn khi đi
qua các lỗ rỗng của vât liệu lọc và tiếp xúc với các màng vi sinh vật.
Toàn bộ phần kị khí nằm dưới đất, không gian phía trên có thể sử dụng làm sân chơi, bãi
để xe... Điều này rất thích hợp với các khu vực thiếu diện tích xây dựng.


Xử lý bậc ba: Quá trình xử lý hiếu khí. Công nghệ áp dụng chủ yếu của bước

này là bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. Ngoài quá trình lắng và lọc tiếp tục xảy ra trong
bãi lọc thì hệ thực vật trồng trong bãi lọc góp phần đáng kể trong xử lý nước thải nhờ khả năng

cung cấp ô xy qua bộ rễ của cây xuống bãi lọc tạo điều kiện hiếu khí cho các vi sinh vật lớp trên

SVTH: Nguyễn Văn Anh

14

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
cùng của bãi lọc. Bộ rễ của thực vật cũng là môi trường sống thích hợp cho các vi sinh vật có
khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng có trong nước thải, tăng hiệu quả xử lý của bãi lọc. Ngoài
ra thực vật trong bãi lọc hấp thụ các chất dinh dưỡng như Nitơ và Phốtpho. Nước sau bãi lọc
trồng cây thường không còn mùi hôi thối như đầu ra của các công trình xử lý kị khí. Sau một
thời gian vận hành hệ thực vật trong bãi lọc sẽ tạo nên một khuôn viên đẹp cho toàn bộ hệ thống
xử lý.


Khử trùng: hồ chỉ thị với chiều sâu lớp nước nông được thiết kế để loại bỏ các

vi khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong hồ. Tuy nhiên, đối với nước
thải có lượng vi sinh vật gây bệnh cao thì việc sử dụng hoá chất khử trùng là điều cần thiết.

SVTH: Nguyễn Văn Anh

15

MSSV: 1153071136



Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Hiệu quả xử lý:
DEWATS được thiết kế dựa trên nồng độ chất ô nhiễm dòng vào và yêu cầu chất lượng
dòng chảy ra sau xử lý. Hiệu quả xử lý của DEWATS có thể đạt được tiêu chuẩn cho phép loại
A đối với nước thải công nghiệp – TCVN 5945-2005.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà hệ thống DEWATS mang lại, hệ thống xử lý
nước thải này vẫn tồn tại một số nhước điểm như sau:


Thiết kế xây dựng các công trình xử lý của DEWATS phải phù hợp với điều

kiện của địa phương và khu đất để xây hệ thống này phải có chất lượng tốt, không bị sụt lún.


Tốn nhiều diện tích cho xây dựng.



Chỉ áp dụng để xử lý nước thải hữu cơ, không xử lý được nước thải vô cơ như

nước thải chế biến kim loại, nước thải có chứa hóa chất,…

SVTH: Nguyễn Văn Anh

16

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường

Chương II: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN QUÂM Y 4
THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN
2.1. Khái quát về bệnh viện Quân Y 4 thành phố vinh, nghệ an
2.1.1 Vị trí địa lý
Bệnh viên Quân Y 4 thuộc địa bàn xã Hưng Lộc – TP.Vinh – Nghệ An, diện tích của
bệnh viện vào khoảng 58000

.

Tiếp giáp:
- Phía bắc giáp với bưu điện Hưng Lộc
- Phía nam giáp với trường THCS Hưng Lộc
- Phía nam giáp với UBND xã Hưng Lộc
- Phía tây giáp với khu dân cư 13 Hưng lộc
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động
Ban giám đốc: bệnh viện có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Tổng số cán bộ công nhân
viên của bệnh viện là 355 người với 6 phòng chức năng và 13 khoa.
Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng hậu cần
- Phòng tài chính
- Phòng chính trị
- Phòng hành chính
- Phòng điều dưỡng
Các khoa : 7 khoa nội và 6 khoa cạn lâm sàn
Bệnh viện Quân Y 4 là bệnh viện đa khoa hạng II, với quy mô 200 giường bệnh, chức
năng chính của bệnh viện là khám chữa cho các thương bệnh binh và dân cư lân cận. Cho đến
nay bệnh viện đã đi vào hoạt động hơn 57 năm.
2.1.3. Nhu cầu sử dụng nước
2.1.3.1. Ngồn cung cấp nước

Nguồn nước sử dụng của bệnh viện được lấy tuef hệ thống cấp nước của thành phố,
nước cấp được dẫn về bể chứa và được bơm lên đài nước đặt trong khuôn viên của bệnh viện,
sau đó nước được phân phói về toàn bộ các khu vực có nhu cầu sử dụng nước ở các phòng khoa

SVTH: Nguyễn Văn Anh

17

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
2.1.3.2. Nhu cầu sử dụng nước
Nước được sủ dụng trong bệnh viện chủ yếu cho các mục đích như : Nước siinh hoạt
(dùng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ nhân viên bệnh viện và các căng tin tronng
bệnh viện) và được sử dụng cho mục đích chữa cháy. Trong đó
Nước sinh hoạt theo số liệu thống kê, lượng nước sử dụng tối đa của bệnh viện là 169,76
/1 ngày đêm. Riêng khu A đã sử dụng hết 167,76

/1 ngày đêm, xưởng dược sử dụng 2

/1 ngày đêm còn lại là dùng cho mục đích sức rửa dụng cụ y tế, nước phục vụ cho nhà ăn và
các nhu cầu khác ( Nguồn : Hóa đơn nước tháng gần nhất của bệnh viện)
2.2. Đặc trưng về thành phần tính chất nước thải bệnh viện Quân Y 4 thành

phố vinh, nghệ an
Đặc trưng của nước
thải bệnh viện Quân
Y 4, thành phố Vinh


Thông Số

được tổng hợp

Đơn vị

Giá trị

trong bảng :STT
1
2
3
4
5
6
7

PH
SS

Mg/l
Mg/l
COD
Mg/l
Tổng Colifom
MPN/100mg/l
Tổng N
Mg/l
Tổng P
Mg/l

Nguồn: Bệnh viện Quân Y 4, Tp.Vinh Nghệ An

7,2
100-175
169,1
222,8
2,6*
18,6
1,4

2.2.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải
- Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách
vãng lai, cán bộ công nhân viên của bệnh viện, nước thải từ các phòng vệ sinh, phòng mổ, súc
rửa dụng cụ, thiết bị y tế…
- Nước thải từ các nhà giặt tẩy
- Nước thải từ các nhà ăn, căng tin
2.2.2. Chế độ thải và lưu lượng thải
2.2.2.1. Chế độ thải

SVTH: Nguyễn Văn Anh

18

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Nước thải bệnh viện chủ yếu tập trung vào các giờ chính trong ngày từ 6 – 23 giờ, nồng
độ chất bẩn thay đổi từng giờ trong ngày. Hàm lượng chất bẩn thay đổi theo từng giờ và từng
ngày.

2.2.2.2.Lưu lượng
- Lưu lượng nước thải trong một ngày đêm là 200

đêm

- Lưu lượng nước thải trung bình 1 giờ là 12,5
- Lưu lượng nước thải trung bình trong 24h là 8,3
2.2.2.3. Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Nồng độ các chất gây ô nhiễm được tổng hợp theo bảng sau:

Nồng độ các chất gây ô nhiễm
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông Số
PH
SS

Đơn vị
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/100mg/l
Mg/l

Mg/l

COD
Tổng Colifom
Tổng N
Tổng P

SVTH: Nguyễn Văn Anh

19

Giá trị
7,2
100-175
169,1
222,8
2,6*
18,6
1,4

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
2.3. Hiện trạng xử lý nước thải của bệnh viện
Nước thải của bệnh viện hiện nay đang được xử lý theo quy trình sau:

Nước mưa

Nước thải từ WC và


Nước thải từ

Nước thải

chảy tràn

các phòng khoa

nhà ăn

khác

Hố ga

Hố ga

Hố ga

Hố ga

Bể tự hoại

Mương thoát nước thành phố

Môi trường

SVTH: Nguyễn Văn Anh

20


MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
Chương III: XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN QUÂN Y 4
3.1 Đề xuất giải pháp thu gom
Để thuận lợi cho công tác xử lý nước thải trước hết cần có biện pháp thu gom nước thải
hợp lý, đồng thời quản lý tốt nguồn nước sử dụng cũng như nguồn nước thải. nước thải phát
sinh từ các hoạt động trong bệnh viện trước khi đưa vào hệ thống xử lý cần được thu gom tập
trung, các đường ống dẫn nước thải và nước mưa cần được tách riêng để giảm bớt lưu lượng
nước thải nguy hại.
Đề xuất công trình thu gom cụ thể:

Nước mưa

Nước thải từ WC

Nước thải từ sinh

Nước thải

chảy tràn

và các phòng khoa

hoạt từ nhà ăn

khác


Hố thu gom 1

Hố thu gom 2

3.2 Xây dựng giải pháp xử lý nước thải bệnh viện
3.2.1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Quân Y 4
Do đặc trưng của nươc thải bệnh viện là nguồn thải nguy hại chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh nên cần chú trọng đến công tác xử lý một cách triệt để. Các khâu xử lý trong hệ thống xử
lý nước thải cần phải được dám sát chặt chẽ, đặc biệt là khâu khử trùng.
Dựa vào các yếu tố cơ bản sau đây:
- Công suất và đặc điểm đối tượng thoát nước (khu vực phân tán của đô thị, khu dân cư,
bệnh viện…) công suất trạm 200 ngày đêm.
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó
- Mức độ cần thiết phải xử lý nước thải và các giai đoạn xử lý nước thải cần thiết.
- Công trình xử lý nước thải hiện có
- Điều kiện tự nhiên trong khu vực: Đặc điểm thời tiết, địa chất, thủy văn…
- Điều kiện cung cấp vật liệu để xử lý nước thải cảu địa phương
- Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích khác của địa phương
- Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác
Tôi xin đề xuất hệ thống xử lý nước thải dành riêng cho bệnh viên Quân Y 4 như sau:

SVTH: Nguyễn Văn Anh

21

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường

 Sơ đồ 1:

Chôn lấp

Dòng thải vào ở bể
thu gom 1

Loại rác
>5mm

Song chắn rác

Thu cát và
các hạt nặng

Bể tiếp nhận

Tách lấy chất
béo và dầu

Bể tách béo

Bể điều hòa

Bể tuyển nổi

Máy thổi khí

Bùn cặn


(DAF)

Bể Aerotank

Bùn hồi
lưu

Bể lắng

(dd hlorine)

Bể khử trùng

Bể chứa kiểm
định nước thải
Môi trường

SVTH: Nguyễn Văn Anh

22

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
 Sơ đồ 2:

Dòng thải ở bể

Song chắn rác


thu gom 2

Bể lắng_kết hợp bể điều hòa

Bể tiếp nhận

Thu rác, bùn, cát lắng và các

Bể tuyển nổi

hạt nặng

Bể Aerotank

Chôn lấp

Bể kiểm đinh chất
lượng nước thải

Môi trường

Vì ở bể thu gom 2, nước thải chủ yếu được thải ra từ các nhà ăn nên chất thải nguy hại
có trong nước với hàm lượng không lớn, các vi khuẩn gây bệnh hầu như không có… vì vậy
không nhất thiết phải đưa vào hệ thống xử lý chung với bể thu gom 1, điều này là giảm được
đáng kể lượng nước thải ở sơ đồ 1 từ đó mà hiệu qur xử lý ở sơ đồ 1 được nâng cao, đồng thời
chi phí vẫm hành cho cả hệ thống cũng được giảm xuống đáng kể.
3.2.2. Giải thích chức năng từng giai đoạn của hệ thống xử lý
3.2.2.1 Giỏ chắn rác
Giỏ lưới chắn rác có cấu tạo rất đơn giản nhưng chỉ cần một giỏ lới chắn rác 5mm đặt

sau ống nước thải vào là đã đạt yêu cầu của việc loại bỏ rác có kích thước >5mm . Nó giúp loại
bỏ một phần chất thải như: boa nilon ống chích, bang bông, vải vụn… nhằm tránh được hiện

SVTH: Nguyễn Văn Anh

23

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
tượng tắc của đường ống và máy bơm do chất thải rắn. Làm sạch giỏ lưới bằng thủ công rác thải
được lấy định kỳ và thải bỏ tại bể chôn lấp
3.2.2.2 Bể tiếp nhận
Nước thải sau khi loại bỏ rác sẽ dẫn đén bể tiếp nhận đây là bể có thể tích lớn vì ở đây
chứa nước thải đầu tiên của quá trình xử lý. Tại đây phần lớn cát và các hạt nặng sẽ lặng đọng
lại và được thải ra ngoài bằng bể hút bùn
3.2.2.3 Bể tách béo
Nước thải của bệnh viện chứa nhiều dầu mỡ động thực vật nổi lên trên bề mặt, bể tách
chất béo sẽ giúp loại bỏ dầu và chất béo ra khỏi nước thải để đạt hiệu quả xử lý nước thải tốt
nhất trong các bước tiếp theo.
Nước thải sau khi được tách dầu và chất béo được dẫn sang bể điều hoà, còn dầu và chất
béo được loại bỏ xuống bằng thủ công và đem đi chôn lấp.
3.2.2.4 Bể điều hòa (bể EQ)
Để đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất hệ thống xử lý nước thải cần phải có một bể điều
hòa EQ giúp điều chỉnh lưu lượng dòng chảy và nồng độ trong quá trình xử lý. Điều này sẽ đạt
được những lợi ích đáng kể về kinh tế và hiệu quả xử lý đăc biệt là trong giai đoạn cao điểm.
trong giai đoạn cao điểm , lưu lượng dòng chảy quá lớn thì sẽ được điều chỉnh giữ lại ở bể EQ.
Bể điều hòa cũng làm tang hiệu quả lắng hay tuyển nổi do nó giúp duy trì được tải trọng chất rắn
vào bể lắng hay bể tuyển nổi. Nước thải được cấp đều cào bể tiếp theo một cách lên tục kể cả

trong khoảng thời gian không có nước thải đổ về trạm xử lý.
Hệ thống thổi khí được sử dụng để tránh việc lên men kị khí xẩy ra, ngăn cản mùi hôi
thối phát sinh trong trong hệ thống
Bơm hút chìm được sử dụng để điều chỉnh tốc độ dòng chảy và đảm bảo tính liên tục
của hệ thống xử lý và hiệu quả của các quá trình xử lý tiếp theo.
3.2.2.5 Bể tuyển nổi (DAF)
Bể Tuyển Nổi là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn lơ lững từ chất lỏng
dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau. Không khí được hòa tan dưới áp lực
trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể Tuyển Nổi. Sau khi vào DAF, áp suất không
khí được tạo ra và kết hợp với chất lỏng, mà sẽ trở thành siêu bão hòa với các bong bóng khí có
kích thước micron. Các bong bóng không khí li ti sản xuất một lực hấp dẫn cụ thể bám dính vào

SVTH: Nguyễn Văn Anh

24

MSSV: 1153071136


Bài tập lớn: Công nghệ xử lý môi trường
các phần tử rắn lơ lững trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành
một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi hệ thống thu gom bùn mặt. Chất rắn nặng lắng xuống đáy hồ
và cũng được gom lại và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn . Bể Tuyển
Nổi dùng phương pháp gắn các hạt chất thải khí. Tất cả các bong bóng bám dính các chất rắn là
rất mong manh và bất ổn, trong các đơn vị nổi phải được giữ ở mức tối thiểu để ngăn chặn sự
suy giảm về hiệu suất hoạt động.
3.2.2.6 Bể Aerotank
Trong điều kiện hiếu khí, oxy được cấp liên tục các vi sinh vật hiếu khí có trong bể
Aerotank sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa
thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3- ,

SO42- ,… Theo cơ chế này, các chất độc hại sẽ bị khử để trở thành các chất khác không ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
3.2.2.7 Bể lắng
Bể lắng nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải, cặn lơ lửng. Trong
nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các
công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các
kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể
này. Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát.
3.2.2.8 Bể khử trùng
Bể khử trùng là khâu quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước thải. Nước thải bệnh
viện mang nhiều mầm bệnh nguy hại do chứa nhiều vi khuẩn, virut gây bệnh vậy nên bể khử
trùng phải được tính toán, thiết kế sao cho hợp lý nhất. Các hóa chất dung cho bể khử trùng phải
căn cứ vào các loại virut vi khuẩn có trong nước thải, có như vậy mới loại bỏ được các nguồn
gốc nguy cơ.
3.2.2.9 Bể kiểm định chất lượng nươc thải
Chức năng chính của bể kiểm định chất lượng nước thải là chứa nước thải sau khi đã
qua xử lý để kiểm định chất lượng nước thải. So sánh các nồng độ các chất gây ô nhiễm với tiêu
chuẩn Việt Nam 7382-2004 mức 2
- PH = 6,5 – 8,5

SVTH: Nguyễn Văn Anh

25

MSSV: 1153071136


×