Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Ôn tập Quản lý tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.48 KB, 31 trang )

Câu 1: Các nội dung trong tiến trình QLTNMT dựa vào cộng đồng. Lấy
ví dụ minh họa.


Các nội dung trong tiến trình QLTNMT dựa vào cộng đồng

Bước 1 : Xác định các thách thức của cộng đồng : ô nhiễm nước, không
khí, đất, cải tạo cơ sở hạ tầng, tái định cư......
Bước 2 : Chỉ định người triệu tập
Cán bộ địa phương được lựa chọn, lãnh đạo cộng đồng có uy tín khác.
Bước 3 : Xây dựng nhóm cộng đồng ( nhóm CBEM)
-

Chính quyền
Tổ chức phi chính phủ
Doanh nghiệp

Bước 4 : Xây dựng sự nhất trí
Tổ chức các cuộc họp để xác định các thách thức và mục tiêu, xác định
thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải quyết có thể thực hiện
được.
Bước 5 : Đề ra các mục tiêu : môi trường, kinh tế, xã hội
Bước 6 : Triển khai các giải pháp tích hợp
Triển khai kế hoạch hành động
Bước 7: Ký kết thỏa thuận
Các đối tác cam kết về: hành động, nguồn lực, lịch trình, biện pháp
thực hiện.
Bước 8 : Thực hiện dự án






Phục hồi lưu vực
Cải thiện việc quản lý chất thải
Sản xuất sạch hơn
Các mối liên quan đến giáo dục, kinh tế


Ví dụ minh họa : Đề tài dựa vào cộng đồng để nâng cao hiệu quả một số
giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở xã Hưng Hòa, tp Vinh.
Bước 1 : Xác định các thách thức của cộng đồng
RNM đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người
dân ven biển Việt Nam. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loại hải sản có giá
trị kinh tế cao như tôm, cua, sò, ngao....
RNM là một hệ sinh thái nhạy cảm trước tác động của thiên nhiên
cũng như con người. Những hoạt động sinh kế của cộng đồng địa
phương nơi đây đã và đang làm cho RNM đang ngày càng bị suy giảm
nghiêm trọng.
Vì vậy, với tình trạng RNM bị tác động mạnh như hiện nay, dựa vào
cộng đồng để quản lý RNM để hạn chế các tác động đó cũng như hạn
chế các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tăng khả năng thích ứng của
người dân ven biển cũng như hệ sinh thái ở xã Hưng Hòa, tp Vinh trước
sự biến đổi bất thường của khí hậu.
Bước 2 : Chỉ định người triệu tập





Thôn trưởng

Cán bộ chính quyền xã Hưng Hòa
Ban quản lý rừng phòng hộ, quản lý đê 42 trong việc quản lý RNM
Cán bộ phòng TNMT tp Vinh

Bước 3 :Xây dựng nhóm cộng đồng
1

Các cơ quan quản lý
• Cộng đồng những người ra quyết định: Phân cấp quản lý theo
chức năng hành chính bao gồm Chính Phủ, UBND tỉnh,
UBND TP Vinh và UBND xã Hưng Hòa. Chức năng theo
ngành có Bộ NN&PTNT, sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục Kiểm
lâm và Hạt kiểm lâm thành phố. Ngoài ra còn có Bộ TNMT,
Sở TNMT tỉnh, Chi cục BVMT, phòng TNMT thành phố.
• Hội chữ thập đỏ


2

3

Cộng đồng địa phương ( các xóm có RNM, các hộ khai thác thủy
sản, nuôi trồng thủy sản, các hộ chăn nuôi gia súc, cư dân trong
xóm...)
Các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp liên quan tới RNM ( doanh
nghiệp chế biến hải sản, doanh nghiệp chế biến gỗ, kinh doanh
hoạt động du lịch sinh thái…

Bước 4 :Xây dựng sự nhất trí
Tổ chức các cuộc họp, thảo luận giữa các bên liên quan nhằm mục

đích khảo sát cộng đồng để xây dựng sự nhất trí, thống nhất về các vấn
đề bức xúc, các vấn đề nghiên cứu , nhằm đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý RNM xã Hưng Hòa, tp Vinh.
Bước 5 : Đề ra các mục tiêu
1

2

3

Môi trường
• Phục hồi các diện tích rừng bị suy giảm và trồng thêm các
diện tích rừng trồng mới.
• Giảm áp lực lên RNM
• Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý với sự tham
gia của cộng đồng vào việc quản lý RNM góp phần bảo vệ và
phát triển RNM Hưng Hòa.
Kinh tế

Giúp người dân nâng cao thu nhập qua các mô hình quản lý
RNM
• Cải thiện mức sống của người dân
• Tìm ra phương án sinh kế thay thế nhằm giảm áp lực lên
RNM
Xã hội
• Điều tra được thực trạng quản lý RNM
• Thiết lập cơ chế quản lý chặt chẽ dựa vào cộng đồng để bảo
vệ RNM
• Phát huy được tri thức bản địa và nâng cao tinh thần trách
nhiệm của người dân

• Trang bị kiến thức kỹ thuật cho cộng đồng và nâng cao khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu


Bước 6 : Triển khai các giải pháp tích hợp
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng để
nâng cao ý thức, tiến tới mục tiêu thực hiện sự nghiệp bảo tồn
thiên nhiên của địa phương bằng trách nhiệm của chính cộng đồng
để từng bước tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Nêu cao vai trò và vị trí của cộng đồng trong các hoạt động kiểm
soát, quản lý, bảo vệ và giám sát các hoạt động của các cấp, nhằm
đảm bảo bình đẳng trong các vấn đề hưởng lợi, khuyến khích cộng
đồng tham gia vào các hoạt động quản lý, tạo điều kiện tăng thu
nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Tìm kiếm các phương thức sinh kế thay thế
Các sinh kế thay thế như giúp hội phụ nữ trồng nấm xuất khẩu, làm
hàng mỹ nghệ xuất khẩu, làm nước mắm, du lịch cộng đồng (home
stay) để khách du lịch nghỉ tại nhà dân, nuôi trong rừng ngập mặn
v.v…nhằm giảm áp lực lên RNM
Giải pháp về kiểm soát dân số: Giảm được áp lực dân số tại vùng
dự án kể cả việc tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.
Xây dựng cơ chế chia sẻ một cách công bằng lợi ích có được từ
nguồn gen thiên nhiên (dựa trên mối liên quan đã phân tích tại sơ
đồ Venn).
Xây dựng hương ước dựa trên tri thức bản địa để sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên
Bước 7 : Ký kết thỏa thuận
-

Cùng hành động để bảo vệ rừng

Bước 8 : Thực hiện dự án
Câu 2: Trình bày các kĩ thuật PRA. Vận dụng cho một nghiên cứu cụ thể
Phương pháp PRA là một phương pháp hệ thống bán chính quy được
tiến hành tại một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết
kế để thu thập những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát
triển nông thôn.


Phương pháp PRA bao gồm một loạt các công cụ để thu thập và phân
tích thông tin số liệu sơ cấp và số liệu thực địa) .Những công cụ chính
bao gồm:
- Xem xét số liệu thứ cấp
- Quan sát trực tiếp
- Vẽ bản đồ : tài nguyên, bản đồ cơ sở hạ tầng, bản đồ xã hội, …
- Mặt cắt (transect)
- Sơ lược lịch sử ( các sự kiện quan trọng)
- Biểu đồ xu hướng ( biến động theo thời gian), biểu đồ mối quan hệ
nhân quả, biểu đồ lịch thời vụ..
- Phỏng vấn bán cấu trúc, phân hạng giàu nghèo, sơ đồ ven (quan hệ
giữa các tổ chức), biểu đồ múi ( bánh)..
- Xếp hạng ưu tiên ( cho điểm trực tiếp, bỏ phiếu..), xếp hạng theo
cặp( đôi..)
- Xếp hạng ma trận trực tiếp, đánh giá giải pháp…
* Vận dụng cho 1 nghiên cứu cụ thể:
- Xem xét số liệu thứ cấp
Thu thập các văn bản đã công bố: Công ước ĐDSH của Liên Hiệp
Quốc, luật, nghị định, quyết định... được công bố liên quan đến quản lý
tài nguyên Rừng ngập mặn tại Việt nam cũng như tại xã Hưng Hòa. Các
báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội, về Tài nguyên - môi trường và các
văn bản liên quan của xã Hưng Hòa. Các báo cáo của Ban quản lý rừng

phòng hộ, Ban quản lý đê 42, các nghiên cứu đã được thực hiện về RNM
ở Hưng Hòa.
- Số liệu thứ cấp ở thực địa thông qua việc nghiên cứu thực địa, sử
dụng phương pháp khảo sát cộng đồng (PRA) nhằm thu thập các thông
tin định tính cũng như định lượng.
* Phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn theo list định hướng các vấn đề sẽ
phỏng vấn từ trước còn một số nội dung, thông tin sẽ được bổ sung lúc
phỏng vấn trực tiếp).
Những người cung cấp thông tin chính: người sống lâu năm tại địa
phương, người có uy tín trong cộng đồng, người có kinh nghiệm, ngư
dân.


Các bên liên quan đến RNM như :
- Chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm thành phố.
BQL đê 42.
- Doanh nghiệp.
Các hộ dân liên quan đến RNM.
Điểm điều tra được chọn ở 6 xóm, là những xóm có sinh kế của cộng
đồng ít nhiều liên quan trực tiếp đến tài nguyên rừng ngập mặn Hưng
Hòa
- Xóm Thuận 1, Thuận 2 có số hộ nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cao.
Có ranh giới tiếp giáp với RNM.
- Xóm Phong Yên, Phong Hảo có số hộ khai thác tự nhiên chiếm tỷ lệ
cao.
- Xóm Hòa Lam, Khánh Hậu có số hộ trồng cói làm chiếu, và nuôi vịt
chiếm tỷ lệ cao. Trong đó xóm Hòa Lam có ranh giới tiếp giáp với
RNM.
Tổng số hộ được điều tra là 30 hộ, bình quân là 5 hộ/xóm. Những hộ
được điều tra là những hộ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến

RNM, và đại diện tiêu biểu về các vấn đề cần nghiên cứu.
* Lược sử địa phương, phân tích lịch mùa vụ: Thấy được các hoạt động
sản xuất, khai thác của cộng đồng. Từ đó phân tích các tác động và kết
quả của chúng lên RNM.
Biểu đồ xu hướng theo thời gian về diện tích rừng ngập mặn
* Sơ đồ VENN để phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng lên RNM
của cộng đồng, các bên liên quan từ đó đánh giá được vai trò của các
bên làm cơ sở cho việc chia sẻ lợi ích.
* Quan sát trực tiếp: Đến tận xã Hưng Hòa để quan sát , đánh giá các
loại cây, tực trạng phát triển, đại hình của rừng ngập mặn Hưng Hòa
* Xếp hạng ưu tiên : các vấn đề ưu tiên phát triển bền vững rừng ngập
mặn xã Hưng Hòa.
* Sử dụng công cụ SWOT để phân tích khó khăn, thuận lợi, thách thức
và cơ hội từ đó đưa ra các giải pháp


Hiệu quả trong khai thác quản lí Bất cập trong quản lí rừng ngập
rừng ngập mặn xã Hưng Hòa
mặn xã Hưng Hòa
Thuận lợi trong quản lí rừng ngập Khó khăn trong quản lí rừng ngập
mặn xã Hưng Hòa
mặn xã Hưng Hòa

Câu3: Trình bày các bước phỏng vấn bán cấu trúc (SSI). Vận dụng cho
một nghiên cứu cụ thể.
* Phỏng vấn bán cấu trúc:


Khái niệm:


- Là một công cụ quan trọng được dùng trong PRA.
- Là hình thức phỏng vấn có hướng dẫn với một vài câu hỏi được xác
định trước.
- Không sử dụng biểu điều tra nhưng cần thiết phải có những câu hỏi
định hướng và nhiều câu hỏi được hình thành trong quá trình phỏng vấn.
Trong quá trình phòng vấn nếu thấy các câu hỏi định hướng không phù
hợp có thể bỏ.


Mục đích: Thu thập thông tin mang tính đại diện , thông tin chuyên
sâu về moot lĩnh vực nào đó, hoặc kiến thức, hoặc sự hiểu biết về
một nhóm người hay cộng đồng. SSI cũng sử dụng đi kèm với các
kĩ thuật khác của PRA như việc sử dụng các phương pháp xếp
hạng, qua việc quan sát các sự

- Phỏng vấn cá nhân.
- Phỏng vấn tập thể (nhóm).
Quá trình:
+ Chuẩn bị danh mục câu hỏi định hướng → chia nhóm thành 2 nhóm
nhỏ, 1 nhóm 3 người – 1 nhóm 4 người (1 người ghi chép).


Ví dụ: Đối với nhóm cấu trúc phỏng vấn:
+ Bắt đầu bằng lời chào hỏi truyền thống và nói rõ mục đích phỏng vấn
+ Hỏi các thông tin cơ bản về các nông hộ
+ Đặt ra các câu hỏi định hướng
- Tác động của người dân tới rừng ngập mặn ( tùy thuộc vào từng đối
tượng)
Khai thác tự do trong rừng ( khai thác thủy sản, chim thú, gỗ củi, cây
cảnh, dược liệu...)

+ Kĩ thuật khai thác: Gia đình khai thác theo cách nào?
+ Sản lượng
+ Tiêu thụ (thị trường) hay phục vụ cho sinh hoạt gia đình?
Đắp đê , ao đầm để nuôi trồng thủy sản:
+ Gia đình có nuôi trồng thủy hải sản ở rừng ngập mặn không?
+ Diện tích rừng ngập mặn được phá để đáp đê và xây dựng rừng ngập
mặn là bao nhiêu?
+ Bao nhiêu loại cây bị mất đi?
+ Nuôi trồng loại thủy sản nào? Tình hình biến động rừng ngập măn sau
khi nuôi ( thấy rõ biến động)
+ Nuôi trồng từ khi nào?
+ Kĩ thuật nuôi trồng là gì?
+ Thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường( thu thập
số liệu kĩ thuật)
+ Kĩ thuật xử lí môi trường nước
+ Hóa chất nào được sử dụng để làm sạch nước? Có ảnh hưởng đến môi
trường không? Ảnh hưởng như thế nào?


+ Xây dựng hệ thống thủy lợi
+ Chăn thả vịt, trâu bò trong rừng ngập mặn:
+ Nếu không khai thác, nuôi trồng thủy hải sản thì có các hoạt động
kinh tế gì: Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong rừng ngập mặn?
2. Ông bà có biết vai trò của rừng ngập mặn Hưng Hòa đến môi trường
và đời sống người dân, cộng đồng dân cư xã Hưng Hòa không? Là gì?
3. Gia đình có tham gia bảo vệ rừng ngập mặn Hưng Hòa không?
Hình thức bảo vệ là gì?
4. Theo ông bà thì ông bà có thấy được vai trò của minhftrong việc bảo
vệ rừng ngập mặn của xã mình không?
Tại sao?

5. Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thê có tổ chức tuyên
truyền về việc bảo vệ rừng ngập mặn hay không?
Các hoạt động cụ thể:
6. Gia đình có biết cơ quan nào đang bảo vệ rừng ngập mặn Hưng Hòa
không?
Công tác quản lí đó có mang lại hiệu quả cao không ? tại sao?
7. Gia đình có biết về các vấn đề môi trường gặp phải khi tác động tới
rừng ngập mặn Hưng Hòa?
+ Suy giảm đa dạng sinh học trong rừng ngập mặn
+ Ô nhiễm môi trường: đất ,nước…
+ Biến đổi khí hậu
8. Ý kiến của gia đình về việc bảo vệ, duy trì, phát triển RNM Hưng
Hòa?....




Ngoài ra khi nhóm đến thì vào chào hỏi và người dân nói chuyện
rất vui vẻ, nhiệt tình. Bên cạnh đó nhóm rất tôn trọng và lắng nghe
những câu nói và ý kiến của người dân.

Câu 9: Các bước để thực hiện một cuộc PRA.
Một cuộc PRA điển hình bao gồm 8 bước:
1
2
3
4
5
6
7

8

Chọn điểm và thông qua các thủ tục , cho phép của chính quyền
địa phương
Tiền trạm điểm để khảo sát
Thu thập thông tin ( số liệu ): không gian , thời gian , xã hội và kĩ
thuật.
Tổng hợp số liệu và phân tích
Xác định các vấn đề trở ngại và xác lập những cơ hội để giải quyết
những trở ngại đó.
Xếp hạng các cơ hội và chuẩn bị kế hoạch thực hiên
Áp dụng và thực hiện kế hoạch
Làm tiếp theo, đánh giá và phổ triển kết quả

Ví dụ minh họa: rừng ngập mặn Hưng Hòa
1

2

3

Tiến hành chọn điểm: chọn khu vực rừng bần Hưng Hòa để tiến
hành PRA và thông qua các thủ tục , cho phép của chính quyền địa
phương để tiến hành PRA tại khu vực rừng bần Hưng Hòa này.
Tiền trạm điểm : Rừng ngập mặn Hưng Hòa không phải là một địa
điểm quá xa nên nhóm có thể tới địa điểm để liên hệ với chính
quyền địa phương để xin thực hiện cuộc PRA. Trước khi tiền trạm
điểm thì cần phải xin giấy giới thiệu của trường Đại học Vinh.
Nhóm PRA cần giới thiệu cách tiếp cận, những nôi dung và yêu
cầu cần thiết với đại diện chính quyền, ban ngành, công động

người dân xã Hưng Hòa.Nhấn mạnh mục đích của cuộc PRA là
nhằm thu thập thông tin , số liệu sơ cấp từ cộng đồng để đưa ra giải
pháp quản lý RNM Hưng Hòa dựa vào cộng đồng.
Thu thập thông tin:
- Thu thập các số liệu không gian ; các bản đồ diện tích rừng ,
các loại cây rừng


Thu thập các số liệu thời gian : biểu đồ xu hướng, biến động
diện tích RNM trong giai đoạn..
- Thu thập số liệu kĩ thuật dựa trên các công cụ như quan sát
trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc..
 Mục đích là thu thập được thông tin tối đa từ cộng đồng.
Tổng hợp số liệu và phân tích
Thông qua các công cụ như SWOT ( phân tích các mạnh thuận lợi,
khó khăn, cơ hội , thách thức trong quản lý RNM Hưng Hòa, , vẽ
bản đồ hiện trạng RNM Hưng Hòa, mặt cắt, phân hạng giàu nghèo
cộng động địa phương xã Hưng Hòa
Xác định các vấn đề trở ngại và xác lập những cơ hội để giải quyết
những trở ngại đó.
Xác định những khó khăn trong quản lý RNM Hưng Hòa như về
kinh tế, xã hội , môi trường
-

4

5

Khó khăn
Người dân chưa thực sự nắm vững

vai trò của RNM, đồng thời
chưa ý thức được vai trò và trách nhiệm trong việc tham gia trồng và
bảo vệ RNM Hưng Hòa.Bên cạnh họ còn thiếu kiến thức khoa học, kỹ
thuật về trồng, chăm sóc và bảo tồn RNM.
Áp lực sinh kế đang còn là vấn đề trên hết, đời sống nhân dân đang
gặp nhiều khó khăn nên họ không quan tâm đến việc bảo vệ rừng ngập
mặn đúng mức. Người dân còn coi trọng lợi ích trước mắt mà không
cần biết đến hậu quả tương lai.
Người dân còn thiếu đất sản xuất nên rất khó khăn trong việc thuyết
phục họ tham gia bảo vệ RNM, ngược lại họ còn tự do chuyển đổi đất
RNM thành đất sản xuất, chăn nuôi gia súc thả rông (trâu, bò) trong
khu vực RNM.
Cộng đồng không được tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý
RNM.
Thiếu kinh phí để thực hiện các chương trình trồng mới, chăm sóc,
bảo tồn RNM Hưng Hòa.
Thách thức


- Ý thức kém của một bộ phận không nhỏ người dân trong việc khai
thác củi, chim, thú và nguồn lợi hải sản, việc sử dụng các phương tiện
đánh bắt mang tính hủy diệt như, xung điện, đánh mìn, dùng hóa
chất… đã làm suy giảm đáng kể ĐDSH trong RNM.
- Dân số tăng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thiếu đất sản xuất.
Thiếu công ăn việc làm là thách thức lớn đến việc bảo vệ, quản lý và
phát triển rừng ngập mặn.
- Tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển các khu công nghiệp dẫn đến
nguy cơ thu hẹp diện tích RNM. Công nghiệp, giao thông phát triển đã
tạo ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đã tác động tiêu cực tới
sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái RNM.

- BĐKH toàn cầu đang diễn biến phức tạp, thiên tai, các hiện tượng
thời tiết cực đoan diễn ra với mức độ và tần suất lớn hơn, bão lũ với
sức tàn phá khủng khiếp đã phá hủy nhiều khu RNM, nhiều HST ven
biển.
Xác lập những cơ hội để giải quyết các trở ngại đó.
Xem Phần SWOT.
Xếp hạng các cơ hội và thực hiện các kế hoạch
-

6

7
Câu 4: Trình bày các nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường dựa vào
cộng đồng
Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên môi trường dựa vào cộng
đồng là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành,
duy trì các loại tài nguyên mà cộng đông được huởng lợi .
-

Sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch
Tổ chức các cuộc họp cộng đồng để đưa ra kế hoạch chung.
Xây dựng hiểu biết của cộng đồng và lợi ích khi tham gia hành
động
Khi xấy dựng được sự hiểu biết ở người dân thì sẽ mang lại lợi
ích ntn


-

-


Xấy dựng sự hiểu biết thông qua công cụ truyền thông môi
trường.
Có tiến trình hay bước đi hợp lý, không nóng vội hay áp đặt
Không áp đặt các công cụ hay các công nghệ xử lý nào tới vấn
đề nghiên cứu
Có hình thức tổ chức hay công cụ phù hợp để người dân có thể
tham gia với vai trò ngày càng cao vào tất cả các bước của tiến
trình.

Câu 5: Khái niệm QLTNMT dựa vào cộng đồng .Nêu một số mô hình
QLTNMT dựa vào cộng đồng.
Trả lời:


Khái niệm:

Quản lý TNMT dựa vào cộng đồng (CEBM) là phương thức bảo vệ
môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương ,
thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết đê giải quyết vấn
đề đó.
Mô hình quản lý môi trường dụa vào cộng đồng là mô hình cho người
dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình quyết định về các vấn đề
môi trường ở địa phương .Hoặc có thể hiểu phương thức quản lý dựa
vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lýcó sự tham gia của cộng
đồng, trong đó, cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về các
vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.
Tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng là một tổ chức tự nguyện, phi lợi
nhuận, hình thành ở một địa phương cụ thể, giữ vai trò và chức năng ,
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng .

Lọi ích : kinh tế, văn hóa, xã hội, .. với mục tiêu chính là cải thiện ,
nâng cao mức sống cho chính bản thân các thành viên trong cộng đồng.


Một số mô hình QLTNMT dựa vào cộng đồng:

Điển hình như mô hình xây dựng các làng sinh thái trên hệ sinh thái kém
bền vững như vùng đồi Ba Vì - Hà Nội, vùng cát ven biển, hương ước


bảo vệ môi trường ở Chiết Bi - Thừa Thiên Huế, hợp tác xã về cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc Giang; Công ty TNHH Huy
Hoàng - Lạng Sơn;...
Thành công của những mô hình hoạt động này là do đã biết dựa vào dân,
cùng dân bàn bạc và đưa ra những giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo
nâng cao đời sống nhân dân đồng thời vừa gắn với bảo vệ môi trường. ở
các mô hình này luôn có sự tham gia của nhân dân trong quá trình tự lập
kế hoạch, tổ chức, giám sát và cưỡng chế thực hiện các hoạt động bảo vệ
môi trường có sự gắn kết với quyền lợi của người dân.
-

Mô hình hương ước bảo vệ môi trường ở Thừa Thiên - Huế

+ Hương ước môi trường làng Chiết Bi – Thủy Tân – Hương Thủy
(Thừa Thiên - Huế) là một sáng kiến của ba vị trưởng họ trong
làng được đề xuất khi thảo luận xây dựng làng văn hoá mới.
Triết lý của họ là trở thành làng văn hoá mới là một quá trình lâu
dài, phải biến đổi nhiều khâu, trong khi nguồn lực hạn chế nên
phải chọn khâu then chốt nhất, có tính đột phá - đó là giải quyết
các vấn đề môi trường - triết lý "có thể sạch trước khi giàu".

+ Với sự giúp đỡ của Quỹ Môi trường Sida Thuỵ Điển, đội tình
nguyện xanh của xã đã đứng ra làm chủ dự án bảo vệ môi trường.
Một nửa số tiền được dùng để đầu tư xây dựng giếng khoan theo
hình thức "dùng tiền dự án để nuôi dự án".
Có nghĩa là đầu tư tiền cho các hộ dân để khoan giếng, xây bể lọc,
và hàng tháng hộ dân đó trả dần vốn đầu tư cho ban quản lý dự án.
Các trưởng họ trong làng họp lại với nhau và quyết định gia đình
nào sẽ được nhận giếng khoan, bể lọc trong khi vốn của dự án vẫn
được bảo toàn.
+ Phần tiền còn lại của dự án được sử dụng trong việc tập huấn
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường trong nhân dân,
xây dựng hương ước bảo vệ môi trường làng Chiết Bi.


+ Bản hương ước được 12 trưởng họ thống nhất xây dựng với các
nội dung, việc làm cụ thể trong đời sống hàng ngày của người dân
góp phần bảo vệ và gìn giữ môi trường trong lành. Bản hương ước
đã động viện được toàn thể nhân dân trong làng tham gia thi đua
với tinh thần nhà nhà thi đua, người người thi đua, họ họ thi đua
gìn giữ xóm làng sạch đẹp, xanh tươi.
-

Mô hình hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc
Giang

+ Năm 1998, hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường (ở Hiệp
Hòa – Bắc Giang) được thành lập và hoạt động mô hình hợp tác xã
(HTX) cổ phần trên cơ sở Luật HTX. Ban đầu, HTX có 15 thành
viên với 10 lao động hoạt động tập trung vào hai vấn đề bức xúc
nhất của địa phương là nước sạch và vệ sinh môi trường, lấy hiệu

quả công việc để các cấp lãnh đạo và nhân dân ghi nhận, tự giác
tham gia ủng hộ phong trào.
+ Số vốn ban đầu của HTX là 30 triệu đồng (mỗi thành viên đóng
góp 2 triệu); và nguồn thu hàng tháng là từ lệ phí vệ sinh môi
trường của các hộ dân, và phí cung cấp nước sạch.
+ Với số vốn ít ỏi, HTX đã áp dụng những biện pháp giảm chi phí,
chủ nhiệm HTX cho mượn nhà làm trụ sở, các phương tiện làm
việc, liên lạc và một xe ôtô chở rác thải; tiền lương, lãi cổ phần, xã
viên tự nguyện đóng góp thêm vào để tạo điều kiện cho HTX mua
sắm trang thiết bị.
+ Mô hình HTX nước sạch và vệ sinh môi trường Hiệp Hoà đã
được duy trì, đứng vững và trưởng thành từ năm 1998 đến nay,
luôn được nhân dân nhiệt tình đóng góp và ủng hộ.
-

Cộng đồng tham gia bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

+ UBND xã và cộng đồng đã phối hợp với các đơn vị kiểm lâm,
công an, toà án phát hiện và bắt giữ các vụ buôn lậu động vật quý


hiếm, thu hồi và ngăn chặn các vụ chặt cây, phá rừng lén lút. Xã đã
tuyên truyền, giải thích cho cộng đồng người dân về môi trường,
xói mòn, tính chất quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các động
thực vật quý hiếm.
+ Kết quả của hoạt động tuyên truyền đã có sự thay đổi cơ cấu sản
xuất và quan niệm sống của cộng đồng. Thể hiện rõ nét nhất là
cộng đồng địa phương đã chuyển từ khai thác lâm sản đơn thuần
(chỉ biết vào rừng khai thác) sang sản xuất lâm nghiệp (trồng, bảo
vệ, khai thác).

+ Quá trình chuyển đổi này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm cũ
của cộng đồng "rừng là một tài nguyên vô tận, không có chủ, ai
khai thác được đến đâu thì khai thác". Ngành sản xuất lâm nghiệp
thực sự phát triển, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của các dự án như 327,
trồng rừng Việt Đức, chương trình 5 triệu ha rừng... và chính sách
giao đất, giao rừng của nhà nước.
+ Hiện nay, nhiều gia đình nhận đất để trồng rừng hay nhận từng
để chăm sóc và bảo vệ. Một số hộ đã nhận tới vài chục ha đất rừng
để đầu tư, chăm sóc, bảo vệ để sau đó chính họ sẽ được hưởng
quyền lợi khai thác sản phẩm do mình tạo nên
+ Xã Cẩm Mỹ có đội tuần tra bảo vệ rừng của nhân dân địa
phương, đội này kết hợp với các hạt kiểm lâm đóng tại xã nhằm
ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bất hợp pháp, các vụ buôn
lậu gỗ...
+ Đội cũng nhận bảo vệ toàn bộ diện tích rừng còn lại trong xã và
những khu rừng nằm ở ranh giới khu bảo tồn. Dân ở đây cũng đã
thành lập một đội phòng cháy rừng với sự hỗ trợ của lâm trường
Cẩm Xuyên và đội hoạt động rất hiệu quả.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng đã thu hút được các dự án
phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương như dự án
xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp, dự án sử dụng và phát triển


bền vững lâm sản phi gỗ, ODA, chương trình khuyến lâm... các dự
án này đã và đang tiến hành đầu tư, cung cấp một phần vốn ban
đầu, giống cây trồng và chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng người
dân địa phương.
+ Từ những hoạt động trên, mô hình quản lý môi trường cộng đồng
Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã đạt được những kết quả rất đáng
kể: hạn chế được sự khai thác gỗ quý hiếm tự do và lén lút trong

cộng đồng nhân dân; khuyến khích được cộng đồng nhân dân địa
phương tham gia vào các công tác chăm sóc, bảo vệ khu bảo tồn
sinh thái; nâng cao được sự hiểu biết của cộng đồng địa phương
đối với giá trị của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ; đảm bảo được
sự ổn định xã hội trong cộng đồng dân địa phương đang sinh sống
trong khu vực vùng đệm; khuyến khích cộng đồng nhân dân tham
gia trồng mới lại các vạt rừng đã bị khai thác trước đây.
-

Mô hình bảo tồn biển ở Khánh Hoà

+ Khu bảo tồn biển Rạn Trào thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hoà, là khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam do
cộng đồng tự quản lý. Với diện tích chỉ 40ha, khu bảo tồn này là
nơi có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học - nơi lưu giữ nhiều
nguồn gien quý giá sống trong các rạn san hô.
+ Kể từ khi thành lập (ngày 26/2/2002) đến nay, cộng đồng và
chính quyền ở Vạn Ninh đã thực sự coi việc bảo tồn các hệ sinh
thái biển ở Rạn Trào là công việc của họ. Đó là công việc thường
ngày của nhóm hạt nhân bảo vệ Rạn Trào (10 thành viên).
+ Họ thay phiên nhau tuần tra xung quanh khu bảo tồn để phát
hiện và xử lý kịp thời những vi phạm quy chế bảo vệ khu bảo tồn.
Các thành viên trong nhóm hạt nhân còn tổ chức hoạt động truyền
thông, vận động cộng đồng bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn Rạn
Trào, hơn thế, nhóm còn làm giàu thêm nguồn lợi cho khu vực bảo
tồn bằng cách tái tạo thêm các rạn san hô vốn trước đây đã bị ngư
dân khai thác để nung vôi.


+ Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, phương pháp nuôi ghép san

hô được thể hiện giúp việc bảo vệ và phục hồi các rạn san hô ở
Rạn Trào, tạo điều kiện lý tưởng cho tôm cá cư trú và sinh sản.
+ Nếu như tháng 3/2001, tại khu vực này chí có khoảng 300 loài
tôm cá sinh sống thì đến nay số lượng này đã tăng lên gần gấp ba,
khoảng 855 loại.
+ Việc bảo vệ và phục hồi các rạn san hô cũng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chính những người dân địa phương trong việc nuôi
trồng thuỷ sản. Nếu như trước đây, khi chưa thành lập khu bảo tồn,
cuộc sống của nhiều ngư dân ở đây hoàn toàn dựa vào việc khai
thác các nguồn lợi biển.
+ Khi mà nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt, ngư dân đã không
ngần ngại dùng mìn và những phương tiện khai thác huỷ diệt để
tận thu tôm cá. Môi trường biển bị phá huỷ khiến cho nghề nuôi
tôm hùm trở nên bấp bênh với hiện tượng tôm chết hàng loạt gây
thiệt hại to lớn về kinh tế và môi trường cho ngư dân vùng biển.
+ Từ khi thành lập khu bảo tồn đến nay, tại vùng biển Rạn Trào
không còn xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt. Năm 2003, sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản đã tăng 30% so với trước khi thành lập
khu bảo tồn. Hiện có hơn 70% hộ dân ở thôn Xuân Tự đã tham gia
nuôi tôm hùm lồng. Nhiều gia đình có mức thu nhập từ 100 - 200
triệu đồng một năm từ nghề này.
+ Phát triển nghề này, nhóm hạt nhân là những người đi tiên phong
và trực tiếp hướng dẫn ngư dân ứng dụng kỹ thuật mới nuôi tôm
hùm lồng. Nhóm cũng đã áp dụng phương pháp nuôi vẹm xanh và
hải sâm xen lẫn với tôm hùm. Ngoài những giá trị về kinh tế, vẹm
xanh và hải sâm còn có khả năng lọc nước làm sạch môi trường,
tạo điều kiện để tôm hùm sinh trưởng.
+ Thành công trong việc bảo tồn và phục hội các hệ sinh thái biển
ở khu bảo tồn Rạn Trào cho thấy, việc bảo tồn chỉ huy động được



người dân tham gia khi thực sự gắn với lợi ích của chính họ. Đó là
kết quả sự hợp tác hiệu quả giữa chính quyền, cộng đồng địa
phương và các nhà khoa học trong việc quản lý nguồn lợi biển,
trong đó cộng đồng đóng vai trò là trung tâm của mọi hoạt động.

Câu 6: Vai trò của các bên liên quan. Ví dụ minh họa.
Tùy theo cấp độ nghiên cứu và nội dung quản lý trong từng điều kiện ,
hoàn cảnh và từng hoạt động cụ thể, các bên tham gia và môi liên quan
cũng không giống nhau.
Có nhiều nhóm liên quan khác nhau.
- Mỗi nhóm có một mức độ quan tâm khác nhau đối với từng
hoạt động của công tác QLTNMT dựa vào cộng đồng
Các bên liên quan và vai trò .
- Các cơ quan địa phương :các nhà hoạch định chính sách, các
nhà nghiên cứu phát triển, cán bộ kĩ thuật, người làm công tác
quản lý bảo vệ TNMT ở các cấp khác nhau.
Ngoài ra còn có : kho bạc , ngân hàng, tổ chức tín dụng ảnh
hưởng tới công tác QLTNMT dựa vào cộng đồng.
- Các tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng
 Là cầu nối thông tin hai chiều giữa nhà nước và người dân.
- Cộng đồng dân cư :
+ Cộng đồng dân cư là một bên được hưởng lợi từ việc
QLTNMT.
+ Là bên có khả năng tác động đến hiểu quả , đến công tác
qltnmt địa phương
+ Bên có khả năng giám sát công tác quản lý nhà nước đối với
các dạng tài nguyên.
-




Vai trò của các bên liên quan trong quản lý, bảo vệ RNM Hưng Hòa
Việc quản lý bảo tồn RNM Hưng Hòa có nhiều các bên liên quan:
+ Cộng đồng những người ra quyết định: Phân cấp quản lý theo
chức năng hành chính bao gồm Chính Phủ, UBND tỉnh, UBND TP Vinh


và UBND xã Hưng Hòa. Chức năng theo ngành có Bộ NN&PTNT, sở
NN&PTNT tỉnh, Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm thành phố. Ngoài
ra còn có Bộ TNMT, Sở TNMT tỉnh, Chi cục BVMT, phòng TNMT
thành phố.
+ Cộng đồng các nhà doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có liên
quan tới RNM như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản, doanh
nghiệp chế biến gỗ, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác hải sản, doanh
nghiệp du lịch sinh thái…
+ Cộng đồng các nhà sản xuất công nghiệp: Các nhà máy, khu
công nghiệp, khu chế xuất…
+ Cộng đồng các nhà khoa học: Các viện, trung tâm nghiên cứu,
trường Đại học, các nhà khoa học…
+ Cộng đồng địa phương: Chính là những cư dân địa phương, các
tổ chức đoàn thể (Hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn
thanh niên), doanh nghiệp địa phương, trung tâm DS&KHHGĐ thành
phố… có liên quan trực tiếp tới RNM Hưng Hòa.
Những cư dân địa phương bao gồm những hộ KTTS, nhóm hộ
NTTS, nhóm hộ trồng cói, nhóm hộ chăn nuôi, nhóm hộ làm muối,
những hộ ở địa phương mà sinh kế không phụ thuộc vào RNM Hưng
Hòa.
Trong cộng đồng địa phương còn có nhóm hộ nông dân thuộc
huyện Nghi Lộc, nhóm nông dân câu cá, săn bắn TP Vinh và nhóm nông

dân xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân gọi chung là nhóm hộ nông dân
khác.
+ Hội chữ thập đỏ tỉnh được sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài
đã tham gia trồng RNM tại xã Hưng Hòa.
* Vai trò của các bên liên quan:
Để đánh giá cụ thể vai trò của các bên liên quan đến công tác quản
lý bảo tồn RNM Hưng Hòa trước hết hãy xem xét mức độ ảnh hưởng,
tác động của các bên thông qua việc phân thành 3 nhóm:
(1) nhóm có mức độ ảnh hưởng lớn,
(2) nhóm có mức độ ảnh hưởng vừa
(3) nhóm có mức độ ảnh hưởng thấp đến RNM Hưng Hòa.


+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng lớn đến các giá trị của RNM, hay
nói cách khác là nhóm có tác động mạnh mẽ nhất đến công tác quản lý
bảo tồn RNM Hưng Hòa, xét cả khía cạnh tích cực là bảo tồn, gìn giữ và
phát triển. Đồng thời xét cả khía cạnh tác động tiêu cực làm phá hủy, suy
thoái đối với RNM Hưng Hòa:
- Xét ở khía cạnh tích cực:
- Các hộ KTTS là những hộ hưởng lợi trực tiếp từ RNM, ngoài
việc cung cấp thủy hải sản, RNM còn là nơi để họ neo đậu tàu thuyền rất
tiện lợi. Bảo vệ và phát triển tốt RNM Hưng Hòa thì nguồn lợi hải sản
được duy trì, điều đó có nghĩa là người đánh bắt sẽ được hưởng lợi lâu
dài. Bên cạnh đó RNM Hưng Hòa với vai trò phòng hộ, bảo vệ trước gió
bão, lắng lọc và lưu giữ các chất ô nhiễm, đảm bảo cho môi trường
NTTS được tốt hơn, ít xẩy ra dịch bệnh, năng suất và hiệu quả của nuôi
trồng được nâng lên đã mang lại nhiều lợi ích cho những người NTTS.
Bên cạnh thì những hộ KTTS là những người góp phần bảo vệ và
giữ rừng hiệu quả nhất.Những hộ KTTS là những người có mặt thường
xuyên tại RNM, khi họ đánh cá trong rừng thì những người dân xã khác

sẽ không dám vào rừng ngập mặn để chặt cây, săn bắn hoặc đào gốc cây.
Mặt khác chỉ những người KTTS thì họ hiểu rằng với mùa nào thì khai
thác loại cá nào, và chỉ khi có RNM thì mới có những loại cá đó xuất
hiện do vậy để duy trì nguồn khai thác buộc họ phải bảo vệ RNM.
- Các cơ quan nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản lý và
bảo tồn đối với RNM Hưng Hòa là Hạt kiểm lâm thành phố Vinh, Chi
cục kiểm lâm Nghệ An, chi cục quản lý đê điều và phòng chống thiên
tai, UBND thành phố Vinh, UBND xã Hưng Hòa,.Ngoài ra việc ban
hành các nội quy, quy chế bảo vệ rừng đây chính là những cơ quan có
những quyết định cụ thể có vai trò tác động trực tiếp đến sự sinh tồn của
RNM Hưng Hòa. Hội chữ thập đỏ tỉnh đã tham gia một số dự án trồng
mới RNM tại xã Hưng Hòa.
- Xét ở khía cạnh tiêu cực: Chính những hoạt động sinh kế của
những hộ dân ở địa phương đã làm suy giảm RNM. Việc khai thác bằng
các phương tiện hủy diệt như dùng kích điện, đánh mìn và đào bới, chặt
phá gốc cây ngập mặn để bắt tôm, cua, cá đã làm thiệt hại đáng kể diện
tích RNM Hưng Hòa. Bên cạnh đó các hộ chăn thả rông trâu bò, một số


khác khai thác củi, gốc cây để trang trí hoặc dược liệu trong rừng cũng
đã và đang tác động mạnh mẽ tới sự sinh tồn của RNM Hưng Hòa.
Ngoài ra còn có một số hộ vẫn lén lút săn bắn chim, thú trong rừng làm
suy giảm ĐDSH của RNM Hưng Hòa.
Các hộ NTTS, các hộ trồng cói đã chuyển nhiều diện tích RNM
Hưng Hòa để đắp đầm nuôi tôm, chuyển trồng cói. Bên cạnh việc
chuyển đổi diện tích sang NTTS đã tác động trực tiếp đến RNM thì việc
các sử dụng các hóa chất khử trùng, hóa chất diệt tạp một cách tùy tiện
cũng đang góp phần tạo ra ô nhiễm môi trường đất, nước có nguy cơ làm
suy giảm nguồn lợi hải sản tự nhiên, cây rừng, động vật rừng…
Nhóm các nhà khoa học tuy ít xuất hiện tại cộng đồng nhưng có

mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo tồn đối với RNM, đó chính là
các kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng trong việc quản lý, bảo
tồn và phát triển RNM.
+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng vừa phải đến RNM Hưng Hòa.
Nhóm này bao gồm nhưng cư dân địa phương mà sinh kế không
phụ thuộc vào RNM, hoặc có ảnh hưởng gián tiếp, nhóm hộ nông dân ở
các xã của huyện Nghi Lộc, TP Vinh, xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân
tỉnh Hà Tĩnh, các tổ chức đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội
Cựu chiến binh, đoàn thanh niên, Hội CTĐ, các nhóm này có các tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có các chính sách phát triển hội liên
quan đến các tác động lên RNM thông qua các hoạt động không mang
tính hệ thống như khai thác theo mùa, khai thác theo sự lôi cuốn của
người khác, hay các chương trình phát triển kinh tế của các hội mà hội
viên chính là những hộ KTTS, hộ NTTS…
Ngoài ra các cơ quan từ Trung Ương đến tỉnh đã ban hành các
chính sách liên quan đến rừng, bảo vệ, phát triển rừng. Cấp Trung ương
(Chính phủ, các Bộ) ban hành cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô, chung cho
các loại rừng trong cả nước. Cấp tỉnh (UBND tỉnh, các Sở) cụ thể hóa cơ
chế chính sách ở cấp Trung Ương cho tỉnh, từ đó có các quyết định, các
chính sách phù hợp với đặc điểm chung của tỉnh, những cơ quan này có
mức độ ảnh hưởng vừa phải đến RNM Hưng Hòa.
+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng thấp.


Cộng đồng các nhà sản xuất công nghiệp, các nhà doanh nghiệp…
mức độ ảnh hưởng thấp thông qua các tác động gián tiếp như tác động
kích cầu của các nhà doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, hoặc là mức độ ô
nhiễm chất thải của các nhà sản xuất công nghiệp làm ảnh hưởng tới môi
trường nước, tác động về lâu về dài tới sinh trưởng và phát triển của cây
RNM, hoặc ĐDSH trong RNM…

* Mức độ quan tâm của các bên liên quan đến RNM Hưng Hòa.
Kết quả phân tích trên cho thấy mức độ quan tâm của các bên liên
quan đến RNM Hưng Hòa có mức độ khác nhau. Có thể phân chia các
bên liên quan dựa vào mức độ quan tâm đến quản lý bảo tồn RNM Hưng
Hòa thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm có mức độ quan tâm cao đến công tác quản lý bảo tồn
RNM Hưng Hòa. Đó chính là cộng đồng những người dân địa phương,
cụ thể là nhóm hộ KTTS, nhóm hộ NTTS, nhóm hộ trồng cói, nhóm hộ
chăn nuôi gia súc, bởi vì họ quan tâm đến những gì mà RNM đem đến
cho họ, đồng thời họ hiểu rằng chính sự tồn tại của RNM Hưng Hòa đã
đem đến cho họ nhiều lợi ích trong cuộc sống. Ngoài ra các nhóm hộ
khác thuộc cộng đồng địa phương mà sinh kế không phụ thuộc nhiều
vào tài nguyên RNM thì họ cũng hiểu rõ vai trò to lớn của RNM Hưng
Hòa đối với môi trường và cuộc sống nên họ cũng đã góp công sức vào
công tác quản lý bảo vệ RNM Hưng Hòa.
Nhóm cộng đồng các nhà ra quyết định ở địa phương như Sở
NN&PTNT, Sở TNMT, UBND thành phố Vinh, hạt Kiểm lâm thành phố
Vinh, UBND xã Hưng Hòa chính là những cơ quan có mức độ quan tâm
cao đến công tác bảo tồn và phát triển RNM Hưng Hòa cả khía cạnh
khai thác bền vững lẫn bảo vệ tài nguyên RNM Hưng Hòa. Hội CTĐ
tỉnh được sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài cũng đã tham gia một số
dự án trồng RNM tại xã Hưng Hòa.
Nhóm các nhà khoa học mặc dù ít xuất hiện tại địa phương, nhưng
các kết quả nghiên cứu, các đề tài khoa học đã góp phần không nhỏ vào
việc gìn giữ, bảo tồn RNM nói chung trong đó có RNM Hưng Hòa.
+ Nhóm có mức độ quan tâm vừa phải như các cơ quan cơ quan
quản lý cấp tỉnh như Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các tổ chức chính


trị xã hội, đoàn thể, các nhóm hộ nông dân các xã thuộc huyện Nghi

Lộc, TP Vinh, hộ nông dân xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân…
+ Nhóm có mức độ quan tâm thấp. Bao gồm cộng đồng các nhà
doanh nghiệp, cộng đồng các nhà sản xuất công nghiệp, các cơ quan
Trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT...
* Qua nhưng phân tích trên có thể xác định các bên liên quan đến
công tác quản lý bảo tồn RNM Hưng Hòa gồm những bên như sau:
+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng cao và quan tâm cao tới RNM
Hưng Hòa:
- Nhóm hộ KTTS
- Nhóm hộ NTTS
- Nhóm hộ trồng cói
- Nhóm hộ chăn nuôi gia súc
- UBND xã Hưng Hòa
- Hạt kiểm lâm TP Vinh
- Chi cục QLĐĐ&PCTT
- UBND TP Vinh
- Hội chữ thâp đỏ tỉnh
- Cộng đồng khoa học
+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng vừa và quan tâm vừa tới RNM
Hưng Hòa:
- Nhóm cư dân địa phương mà sinh kế không phụ thuộc vào RNM
- Nhóm hộ nông dân không thuộc xã Hưng Hòa
- Các tổ chức đoàn thể: HND, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…
- Cơ quan quản lý cấp tỉnh: Sở NN&PTNT, Chi cục kiểm lâm, Sở
TNMT.
- HĐND-UBND tỉnh Nghệ An
+ Nhóm có mức độ ảnh hưởng thấp và mức độ quan tâm thấp tới
RNM Hưng Hòa:
- Các cơ quan quản lý cấp Trung Ương, Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT
- Cộng đồng các nhà doanh nghiệp

- Cộng đồng các nhà sản xuất công nghiệp


Bộ NN và
PTNT
Sở NN
và PTNT

CCQLD
Đ và
PCTT

HĐNDUBND
Tỉnh

Hạt
KLTP
UBND TP
Vinh, UBND
xã , đoàn thể

Hộ CNGS

Hội CTĐ

Sở TNMT

Hộ NTTS

Hộ KTTS

Hộ trồng
cói

Bộ TNMT

Hộ nông
dân khác

Tổ chức
xã hội

Cư dân
địa
phươngg

g

Cộng đồng
doanh
nghiệp

Cộng
đồng SX
CN

Cộng
đồng các
nhà khoa
học


Bên liên quan thuộc về cộng đồng
Bên liên quan nằm ngoài cộng đồng nhưng vẫn xuất hiện và tham
gia vào các hoạt động của địa phương
Bên năm ngoài cộng đồng có một số ảnh hưởng đến địa phương
Hình 3.1: Sơ đồ Venn về vai trò của các bên liên quan
Qua nghiên cứu đã xác định được các bên liên quan có vai trò và ảnh
hưởng khác nhau đến hiệu quả của công tác quản lý và bảo tồn RNM
Hưng Hòa. Mỗi bên có một vai trò khác nhau. Trên cơ sở phân tích mức
độ quan tâm và mức độ ảnh hưởng của các nhóm liên quan cho thấy
cộng đồng địa phương chính là bên liên quan có lợi ích và tác động lớn
nhất tới RNM, trong đó nhóm hộ KTTS, NTTS, chăn nuôi gia súc, các
hộ trồng cói chính là những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến RNM
Hưng Hòa. UBND xã, Hạt kiểm lâm thành phố Vinh, UBND TP Vinh,
chi cục QLĐĐ&PCTT, các đoàn thể địa phương… là những cơ quan có
mức độ ảnh hưởng lớn và mức độ quan tâm cao tới công tác quản lý và
bảo tồn RNM Hưng Hòa.


×