Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương quản lý tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.83 KB, 30 trang )

Đề cương quản lý tài nguyên nước
Câu 1. Thế nào là quản lý tổng hợp tài nguyên nước,Tại sao phải QLTH tài nguyên
nước,Nêu tiến trình thực hiện QLTH tài nguyên nước?
-

Khái niệm: Theo tổ chức hợp tác về nguồn nước toàn cầu (GWP, 2000) định nghĩa về

quản lý tổng hợp tài nguyên nước như sau:
“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và phát
triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế
và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ
thống sinh thái trọng yếu”
• Phải QLTHTNN là vì :
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng trong sự tồn tại của trái đất tuy nhiên nó cũng
gây ra nhiều tai họa khôn lường
Việt nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tiềm năng nguồn nước được đánh giá là khá
dồi dào. Để sử dụng tài nguyên này là một thách thức rất lớn đối với nước ta là vì:
+ Tài nguyên nước ở VN phân bố rất không đồng đều theo không gian và thời gian
+ sự phân bố của mạng lưới sông suối không đồng nhất
+ VN là một quốc gia vùng hạ lưu dẫn đến chất lượng và số lượng nước mặt phụ thuộc vào
việc sử dụng nước của các nước vùng thượng lưu
+ Hơn 60% tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ VN sản sinh từ nươc ngoài. Vì vậy việc sử
dụng nước ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nước của các nước thượng lưu.
+ Đến nay nếu tính bình quân đầu người với tổng lượng nước mặt ở Việt Nam khoảng 9856m3
/người.năm dự tính đến năm 2025 là 2830 m3/người.năm. Như vậy, trong tương lai gần nước
ta trở thành quốc gia khan hiếm nước.
+ Do tác động của thiên nhiên và con nguời, nguồn nước sông suối ở một số nơi đã bị ô nhiễm
trầm trọng.
+ Nhu cầu dùng nước ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng
+Việt Nam là một trong 5 nước dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do việc nước biển dâng và
hậu quả của biến đổi khí hậu.



Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước để phát huy mặt lợi, hạn chế tác hại của nước vừa
-

là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững của đất
nước hiện nay và mai sau. Nếu làm tốt các mặt tổng hợp của mặt tự nhiên và mặt con người


trong quan hệ hài hòa giữa 3 thành tố kt_xh_mt, chúng ta sẽ đạt được sự quản lý tài nguyên
bền vững
c. Tiến trình thực hiện QLTH
a) Xác định các thành phần
* Các nguyên tắc chung của IWRM có thể hình dung gồm ba thành phần chồng lấp và phụ
thuộc lẫn nhau gồm
(1) chu trình thủy văn,
(2) thủy vực và đất canh tác
(3) kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế;
(4) các ảnh hưởng ngoại vi.
thành phần (1) chu trình thủy văn gồm các yếu tố như : mưa, mặt cản, bốc hơi, thoát hơi,
thấm, rò rỉ, dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, lượng trữ nước mặt và nước ngầm.
Thành phần (2) thủy vực và đất canh tác gồm các yếu tố về địa lý - địa mạo, địa chất,
thảm thực vật, đất đai, khí hậu; yếu tố sử dụng đất - trang trại, rừng, khu giải trí, công nghiệp
và đô thị.
Thành phần (3) kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế gồm chính quyền, giáo
dục, khu vực tư nhân, khu vực công, luật pháp, quy định, văn bản thi hành, tổ chức phi chính
phủ NGO; các luật định, quyền lợi và giấy phép liên quan đến lĩnh vực nước; các hoạt động
công nghiệp, thương nghiệp và giải trí; xử lý nước và nước thải.
Nhóm ảnh hưởng ngoại vi (4) có thể là sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự trao đổi nước
giữa các thủy vực, sự di dân và các hoạt động của con người, ô nhiễm bầu khí quyển.
- Chuẩn bị đầy đủ những thông tin có liên quan đến hiện trạng của lưu vực như các điều kiện

lý sinh, kinh tế, xã hội, sinh thái… nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác ra quyết định.
- Tác động đến người sử dụng nước để họ hiểu được việc tiêu thụ nước cần dựa trên giá trị thật
sự của nguồn nước, đồng thời định ra nhu cầu khai thác dài hạn nguồn nước.
* Tiến trình chung liên quan đến IWRM bắt đầu từ
thu thập các số liệu,
phân tích dữ kiện thu thập được,
mô tả hệ thống,
đề xuất biện pháp quản lý thống nhất,
công bố thông tin, giáo dục,
giám sát và đánh giá


-

Câu 2. Trình bày đặc điểm hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt của nước ta, nêu các
công cụ quản lý, giải pháp sử dụng tài nguyên nước mặt ở nước ta?
a.
Hiện trạng nguồn nước mặt
Việt nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích
trên 10.000 km2, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng hơn 830-840 tỷ m 3, trong
đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài.
Tổng lượng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km 3, chiếm 59% tổng lượng
dòng chảy năm các sông trong cả nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km 3 ( 14,9%), hệ thống


sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng 20 km3 (2,3 - 2,6% ), các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình sông Mã cũng xấp xỉ
nhau khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11%)
1. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép
giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã

và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tỉnh Ninh thuận, đã bị khai thác 70-80%.
Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài
nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai.
2.
Những năm gần đây, nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, vào mùa mưa
lưu lượng đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán hoặc ngập úng cục bộ xảy
ra thường xuyên và trên diện rộng hơn.
3.
Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chưa trên cả nước đang diễn ra
ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và
ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.

Thực tế đã và đang đứng trước nguy cơ thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.
b.Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt
*Trong hđ kinh tế
Về nông nghiệp:
+
Việt Nam là nước ĐNA có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả nước hiện nay có 75 hệ
thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000
trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷ m3/năm. Tuy
nhiên, hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiêt kế.
+
Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, bao gồm nước tưới
cho hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, chăn nuôi
Sử dụng cho sản xuất điện :
+
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm năng thuỷ điện
lớn, Với tồng chiều dài các sông và kênh khoảng 40.000km, đã đưa và khai thác vận tải 1500
km, trong đó quản lý trên 800km.
+

Trữ năng kĩ thuật thủy điện trên toàn lãnh thổ VN là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10 MW
trở lên chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước,có khoảng 360 vị trí lắp đặt máy, tổng công
suất 17.500 MW .
Nuôi trồng thủy hải sản: Nước ta có 1triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ
và 1470000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy


nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt
nước ngọt.
*Sử dụng trong đời sống sinh hoạt : được xem xét giữa 2 khu vực là thành thị và nông thôn
+) thành thị :
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương, 86 thành phố và thị
xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc.
Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ ngày.
Trong đó 92 nhà máy sử dụng ngu ồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày.
Các tỉnh thành Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Gia Lai, Thái Bình… khai thác 100% nước
mặt
Tổng công suất nước hiện có của các nhà máy cấp nước có thể cung cấp khoảng 150 lít
nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước
sạch khá cao (có nơi tỉ lệ lên tới 40%). Nên thực tế nhiều đô thị chỉ có khoảng 40-50
lít/người/ngày.
-

+) Nông thôn: Đối với khu vực nông thôn VN có khoảng 36.7 triệu người dân được cấp

nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt
lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm khoảng 66,7%, đồng bằng sông hồng 65,1% đồng bằng sông
cửu long 62,1%.
c.Các công cụ quản lý TNN mặt ở nước ta
sử dụng các biện pháp quản lý tn nước mặt hiệu quả: tuân thủ đúng nguyên tắc trong

quản lý môi trường là:
o
hướng tới sự ptbv
o
kết hợp các mục tiêu quốc tế quốc gia vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản
lý tnn mặt
o
xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống cần thực hiện bằng những biện pháp, công cụ đa
dạng thích hợp
c1.Công cụ pháp lý
Luật, NĐ, QĐ, thông tư, các quy định được cơ quan nhà nước và các cấp có thẩm quyền
quy định :
Luật tài nguyên nước ( 08/2008/QH10 )
Luật bảo vệ môi trường 2005 ( số 52/2005/QH11 )
QCVN 10 : 2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ
QCVN 10 : 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt
c2.Công cụ kinh tế
Thuế tài nguyên ( pháp lệnh thuế tài nguyên 1998 )
Thuế BVMT (2010)
-


Phí MT : khoản thu cho ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường tính trên
lượng phát thải của chất gây ô nhiễm và kinh phí xử lí ô nhiễm. Phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp (NĐ 7/2003/NĐ CP); phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt (QĐ 26/2009/QĐUBND)
Trợ cấp môi trường : Nước ta đã miễn thuế nhập khẩu với các thiết bị xử lý ô nhiễm môi
trường.
c3.Công cụ kĩ thuật
Quan trắc : Định kì quan trắc để đánh giá chất lượng nước mặt, phát hiện kịp thời khu
vực bị ô nhiễm và áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục.

Quản lý việc thoát nước : Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô
thị, công nghiệp đầy đủ, phù hợp.
Lựa chọn công nghệ : Tùy tính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà lựa
chọn công nghệ thích hợp.
Phòng ngừa : Thực hiện xử lý trước khi đưa nước thải về xử lý tập trung, hạn chế sử dụng
các hóa chất trong sinh hoạt và sản xuất.
c4.Công cụ giáo dục, truyền thông : tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động về tài nguyên nước.
Phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện các chương trình truyền thông.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nước và cuộc sống
Phát động phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước.
d.Các giải pháp trong sử dụng tài nguyên nước mặt :
nhiệm vụ hàng đầu trong công tác sử dụng nước là sử dụng nhiều biện pháp để chống tổn thất
nước,nâng cao hệ số sd nước :
sử dụng phương pháp tưới hiện đại để hạn chế tổn thất nước, tổ chức tưới luân phiên một
cách hợp lý
thực hiện dung nước có kế hoạch, nâng cao độ chính xác của việc lập và thực hiện kế
hoạch dung nước
quy hoạch sử dụng nước cho các ngành kinh tế ở các địa phương, dung nước có kế hoạch,
tiết kiệm, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu
hoàn chỉnh tu bổ các công trình lấy nước, đo nước, chống tổn thất nước
-

Câu 3:Trình bày đặc điểm hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm của nước
ta,nêu các công cụ quản lý, giải pháp sử dụng tài nguyên nước ngầm ở nước ta
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước quan
trọng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp
a.Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngầm ở nước ta


Đặc điểm :


Trữ lượng tiềm năng khoảng 60 tỉ m3/năm,trữ lượng thăm dò khai thác sơ bộ 8 tỉ
m3/năm
Hiện tại tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất toàn quốc đạt trữ lượng 20 triệu m 3. Tổng
công suất của các nhà máy cấp nước đô thị trên toàn quốc khai thác nguồn nước dưới đất
khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các nhà máy chỉ mới khai
thác được 60 – 70% công suất thiết kế.
Đối với các khu vực đô thị và các thị trấn, thị xã, hiện có trên 300 nhà máy và các đơn vị
cấp nước nhỏ khai thác nước phục vụ cho dân sinh và hoạt động công nghiệp. Các công trình
khai thác nước hầu hết là giếng khoan, với lưu lượng khai thác mạnh nhất tập trung ở 2 thành
phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm : được chia làm 3 loại chủ yếu : cấp nước
đô thị; cấp nước công nghiệp; cấp nước sinh hoạt, tưới, chăn nuôi ở khu vực nông thôn
Cấp nước đô thị : ( các hệ thống cấp nước tập trung ở đô thị phục vụ cấp nước cả sinh
hoạt, sx công nghiệp, chế biến….)
+
Hiện nay nước ngầm đóng góp khoảng 40% tổng lượng nước cấp cho các đô thị ( lớn
nhất là HN khoảng 800 nghìn m3/người, TP HCM khoảng trên 500 nghìn m3/ người )
+
Có nhiều đô thị sử dụng 100% là nước ngầm như HN, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng
sơn, Buôn ma Thuột,Quy nhơn, sóc trăng,bạc liêu, cà mau. Và phần lớn các đô thị còn lại đều
sử dụng cả nước mặt và nước ngầm.
Cấp nước cho công nghiệp ( chủ yếu phục vụ sản xuất và một phần sinh hoạt)
+
khai thác thuận tiện
+
chất lượng tốt giá thành rẻ

+
chủ động về nhu cầu chất lượng nước

tổng lượng nước ngầm cấp cho các đô thị và công nghiệp ước tính khoảng 700 triệu
3
m /năm, dự báo tăng khoảng 1,5 lần vào năm 2020
cấp nước sinh hoạt, tưới, chăn nuôi ở khu vực nông thôn
+
có tới 80% dân số nông thôn sử dụng nước ngầm với các loại công trình: giếng đào,
giếng khoan và mạch lộ
+
Nước ngầm được sd phổ biến để tưới màu, cây cn ( café, hồ tiêu, cao su ở tây nguyên; vải
ở bắc giang)
+
Nn còn sd để tưới lúa chống hạn. vd : trong mùa khô năm 2010 tại các tỉnh ĐB-TD bắc
bộ, miền trung, miền ĐNB, tây nguyên và nhiều vùng của ĐBSCL
+
Lượng nước ngầm được sd để tưới ước tính 600 triệu m3/năm
+
Nước ngầm còn được sd cho nuôi trồng thủy sản vd : 2005-2006 rất phổ biến mô hình
nuôi tôm trên cát tại ku vực miền trung; sd nn mặn để nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL
b.Các công cụ quản lý tài nguyên nước ngầm
b1. Công cụ pháp lí
Luật tài nguyên nước
Thông tư 40/2014/BTNMT : Quy định về hành nghề khoan nước dưới đất.
QĐ 15/2008/BTNMT : Quy định về bảo vệ tài nguyen nước dưới đất.
-


Thông tư 59/2015/BTNMT : Quy định về kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá tài nguyên

nước dưới đất.
QĐ 14/2007/BTNMT : Quy định về việc xử lý, trám lấp các giếng không xử dụng…..
b2.Công cụ kỹ thuật
QCVN 09/2008/BTNMT : Về chất lượng nước ngầm.
QCVN 09/2015/BTNMT : Về chất lượng nước dưới đất.
Đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.
Kĩ thuật, công nghệ xử lý nước thải, chất thải ô nhiễm nước ngầm.
b3.Công cụ kinh tế
Thuế tài nguyên
Thuế bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường
Giấy phép xả thải
b4.Công cụ truyền thông
Giáo dục: Đưa giáo dục môi trường vào trường học, cung cấp thông tin cho những người
ra quyết định đào tạo chuyên gia về nước ngầm.
Truyền thông:
+Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện, gửi thư
+ Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, họp nhóm, tham quan khảo sát.
+Chuyển thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, tivi, radio, tờ rơi, tìm ảnh,
áp phích….
+Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tổ chức hội diễn, các chiến dịch, lễ
hội, các ngày kỉ niệm…
-

c.Các giải pháp sử dụng tài nguyên nước ngầm
Tăng cường thực thi pháp luật
Điều tra thăm dò trữ lượng, đánh giá nguồn nước
Điều tra thống kê hiện trạng, khai thác dự báo nhu cầu, sử dụng
Cấp phép thăm dò, khai thác nước ngầm
Cấp phép hành nghề khoan nước

Lập kế hoạch sử dụng, bảo vệ nước ngầm, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác
nước ngầm mở rộng
XD, nâng cấp mạng lưới quan trắc giám sát nước ngầm
Vd : ở Tây Nguyên nước mặt và nước ngầm bị khô hạn
Xử lý trám lấp các giếng hỏng, không sử dụng
Tuyên truyền phổ biến pháp luật, sử dụng tiết kiệm hiệu quả trong sinh hoạt và các ngành
kinh tế
Nâng cấp, hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật khai thác nước ngầm
Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước ngầm
Giải pháp phi công trình để điều tiết dòng chảy nước ngầm như : trồng rừng, bảo vệ rừng
đầu nguồn
-


Câu 4) Thế nào là quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng?
a.Định nghĩa
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là một quá trình quản lý hiệu quả có sự tham gia
của cộng đồng với vai trò là trung tâm của hệ thống quản lý nước. Sự tham gia của cộng đồng
rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước,
thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mô hình này có thể xác lập dưới
dạng các hội người tiêu dùng và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực thành thị cho đến
các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda, 2005).

Nguyên tắc cốt lõi : là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy
trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi. Theo Madeleen (1998), quản lý tài
nguyên nước dựa vào cộng đồng có ba khía cạnh chính gồm:
- Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ tham dự vào
hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành công.
- Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng vừa là người quản lý tài nguyên nước, cộng
đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì

tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm.
- Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các quyết định
của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này đề cập đến năng lực của cộng đồng ở khả
năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong
quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.


-

Hình thức tổ chức dựa vào cộng đồng
Cộng đồng có thể tham gia vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận hành, kỹ

thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước.
Theo Bruns (1997), mức độ tham gia của cộng đồng rất đa dạng, từ việc đơn thuần chia
sẻ thông tin về kế hoạch nước, cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia
như hình thức “nhân công giá rẻ” hoặc “chia sẻ chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết định
dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa
phương.
b.Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam: góc nhìn từ chính sách và thể
chế


-

Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nước nhân tạo, kênh mương
và giếng làng đã được xây dựng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, bản chất của sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý nước có sự khác biệt tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội, môi
trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở từng giai đoạn.
Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định
81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2006. Chiến lược này nhìn nhận sự

tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên
nước bền vững. Chiến lược này nhấn mạnh:
(1) huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các thành
phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
(2) xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ
trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho
nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái

(3) tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và
giám sát việc thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước.
- hiện nay, cộng đồng đã tham gia qly công trình thủy lợi sd nước cho sx nông nghiệp, cấp nước
sinh hoạt nông thôn
c.Các mô hình quản lý nước dựa vào cộng đồng

Các mô hình truyền thống hoặc bản địa : nước là tài sản chung
ở vùng cao, miền núi : QLTNN dựa trên luật tục, thần thánh hóa nguồn nước, muốn tiếp
cận và sd các nguồn nước phải lập đàn và cúng bái các vị thần
giếng làng ở : nghệ an, hà tĩnh, hà tây………
Các mô hình tiên tiến : nước là một loại hàng hóa
Nước cho nông nghiệp : qly thuỷ lợi có sự tham gia (PIM) là cộng đồng hưởng lợi cùng
tham gia sử dụng,qly, bv nguồn nước. Có 3 mô hình :
+
Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng qly hợp tác xã sd nước. Vd : ở yên thành các
xã tham gia lập hợp tác xã qly nguồn nước liên kết với công ty thủy nông bắc nghệ an
+
Mô hình chia sẻ qly giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên quan với nhà nước :
đội thủy lợi và tổ chức cộng đồng phối hợp HTX NLN của xã
+
Mô hinhd tổ chức nông dân tự qly : thành lập hội những người sd nước
Nước cho sinh hoạt : trung tâm nước sạch và vệ sinh MT nông thôn, HTX cấp nước

nông thôn

-


d.Nhận xét chung :
Sự tham gia của cộng đồng ở mức tb
Được mời tham gia vào các buổi họp tư vấn
Đóng góp ý kiến xd kế hoạch và thực hiện cấp nước của địa phương
Chỉ ra và bầu ra người đại diện cho cộng đồng
Đóng góp công lao động, tài chính xd , hoạt động duy tu và bảo vệ các công trình nước ở
địa phương
Thanh toán chi phí nước theo mức tiêu thụ thực tế hoặc thỏa thuận của hộ gia đình
-

Câu 5) Thế nào là quản lý nguồn nước dựa vào lưu vực sông?
a.Khái niệm
Lưu vực sông : là vùng địa lí được giới hạn bởi đường chia nước.
+Đường chia nước trên mặt ( đường phân nước mặt ) là đường nối các đỉnh cao của địa hình.
+Đường chia nước dưới đất ( đường phân nước ngầm ) là đường giới hạn trong đất mà theo đó
nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau
Quản lý nguồn nước theo lưu vực sông :
+là việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sd nước, điều phối và
giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác và sd tài nguyên nước giữa các vùng, các khu vực
thượng hạ lưu của lưu vực sông
+giúp cho việc sd và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, qli và giảm nhẹ các
tác động tiêu cực của các hđ kte,xh của con người tới tài nguyên và môi trường sống
b.Nội dung chính
Qly đất đai
Qly phát triển rừng

Qly phát triển công trình thủy lợi : CT khai thác và sd nước ( hồ đập, đê kè, cống, phòng
chống lũ, sạt lở bờ sông, chống xâm nhập mặn) qly chất lượng nước ( điểm xả dân cư, CN, xử
lý nước thải…)
Qly các mối lien hệ lien quan : các hoạt động phát triển KTXH lien quan đến đất – nước
– rừng trong LVS
Qly và giảm nhẹ thiên tai
Qly nguồn nước từ thượng nguồn đến cấp kênh cuối cùng của hệ thống công trình thủy
lợi
c.Nguyên tắc :
Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông
Quản lý nước theo địa giới hành chính là phương thức truyền thống vẫn phổ biến trên thế
giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay
Nguyên tắc xã hội : phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc bảo vệ, qly và tiết kiệm nước
Nguyên tắc kinh tế : nước có giá trị kinh tế đối với mọi đối tượng sd


d.Đặc điểm :
Là phương thức truyền thống phổ biến trên thế giới
Là một xu thế và định hướng mà nước ta phải thực hiện trong giai đoạn mới
e.Trách nhiệm :

-

Nước là 1 tn thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông.Việc sd nước có liên quan mật
thiết với sd đất và ảnh hưởng đến hst của lưu vực nên qly nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho
sd và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực. Qly và giảm nhẹ các hoạt động tiêu
cực của các hoạt động phát triển KTXH của con người tới TN và môi trường sống

-


Để phát triển bền vững thì nước cần thiết phải được qly theo lưu vực sông. Nhà nước quy
phải quy định nội dung qly quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông lớn ở nước ta

-

Việc thực hiện qly nước theo lưu vực sông là xu thế và định hướng mà nước ta phải thực
hiện trong giai đoạn mới. Phương hướng chung là phải tiếp cận kinh nghiệm cảu các nước trên
thế giới và nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên KTXh của các lưu vực sông ở nước ta

-

Việc thực hiện qly nước theo lưu vực sông phải luôn gắn chặt với việc thành lập trên lưu
vực sông một tổ chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hđ có lien quan đến sd nước và
các yếu tố liên quan đến nước
f.Hình thức tổ chức: gồm 3 loại phổ biến: cơ quan thủy vụ LVS, ủy hội LVS, hội đồng LVS

-

Cơ quan thủy vụ lưu vực sông:
+là hình thức TCLVS có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Ví dụ Cơ quan thủy
vụ thung lũng Tennessce (Mỹ), Cơ quan thủy vụ Núi tuyết (Úc)...
+Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện
hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp
dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.

-

Ủy hội lưu vực sông:
+Là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ lưu vực sông về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ
chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông

+Liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ
tục và kiểm soát sử dụng nước
+Ví dụ về loại tổ chức này như Ủy hội sông Murray- Darling (Úc), Ủy hội sông Mê-Kông...

-

Hội đồng lưu vực sông:
+là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay.


+hoạt động của chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia
sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực
+Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Ví dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma - Chapala được thành lập năm
1993 (Mexico).
g.Về chức năng và nhiệm vụ:

-

Chức năng:
+đề ra các tiêu chuẩn, kiểm tra, điều hành các tổ chức chịu trách nhiệm quản lý vận hành các
công trình khai thác sử dụng nước
+quản lý và điều hành về tài nguyên nước trên toàn bộ lưu vực sông.
+lập quy hoạch quản lý lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch này trong quá trình thực
hiện.

-

Nhiệm vụ:
+xây dựng và phát triển các chiến lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong

phạm vi lưu vực
+tham gia vào quản lý nước cũng như vận hành hệ thống công trình khai thác sử dụng tài
nguyên nước nhưng với các mức độ khác nhau tùy theo hình thức của TCLVS.
h.Về quyền hạn của TCLVS:

-

Được thể chế hóa trong các văn bản của nhà nước và tương xứng với nhiệm vụ trong
quản lý nước của TCLVS được nhà nước giao cho.

-

Tập trung rất nhiều quyền lực và đảm nhiệm phần lớn các nội dung của quản lý nước kể
cả điều tra quan trắc các số liệu khí tượng thủy văn, số liệu chất lượng nước, đầu tư xây dựng
và quản lý vận hành các công trình sử dụng nước vừa và lớn (vd: các Tổ chức quản lý lưu vực
các sông lớn của Trung quốc như sông Trường Giang, Hoàng Hà…).

-

Ngược lại cũng có TCLVS có rất ít quyền hạn trong quản lý nước mà chỉ đóng vai trò
như là một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý lưu vực sông cho các cấp chính
quyền, không tham gia bất kỳ các hoạt động quản lý nước cụ thể nào.
i.Cơ chế tài chính:

-

cần có nguồn kinh phí ổn định lâu dài, dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức
quốc tế hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực
sông.



-

Trong thực tế phần lớn các tổ chức lưu vực sông trên thế giới được trích một phần nguồn
thu từ thuế tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của mình.
k.Thành phần tham gia:.

-

tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước

-

Các thành phần tham gia trong một TCLVS thường bao gồm cơ quan quản lý cấp Trung
ương, đại diện của các tỉnh và địa phương, đại diện của các Bộ và ngành dùng nước, đại diện
của cộng đồng các người dùng nước.
l.Áp dụng quản lý nước theo lưu vực sông ở Việt Nam

-

Về yêu cầu đối với Tổ chức lưu vực sông ở nước ta:
+
cần có hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện và bối cảnh của lưu vực sông của nước ta.
+
Nhiệm vụ không được trùng lặp với nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông.
+
Cần có cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác
trong quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành chính hiện hành.
Về chức năng lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông:
+

đảm nhiệm công tác quy hoạch lưu vực sông để xác định các chính sách và chiến lược
thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên môi trường
liên quan khác, quản lý và bảo vệ lưu vực sông.
Vd: Nhà nước đã giao cho các Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông đã thành lập ở nước
ta như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Mê-Kông, sông Đồng Nai.
Về chức năng quản lý nước cũng như mức độ tham gia trong quản lý nước:
+Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính chịu trách
nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương, nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về
quản lý nguồn nước trên toàn bộ lưu vực sông cả về số lượng và chất lượng thì gần như chưa
có cơ quan chịu trách nhiệm (chẳng hạn vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành
dùng nước, giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu
cầu nước cho hệ sinh thái...).
Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của TCLVS:
+là một tổ chức có vị trí độc lập, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động điều phối,
theo dõi giám sát và tư vấn cho nhà nước và các tỉnh về các hoạt động sử dụng nước và xâm
phạm đến tài nguyên nước.
+Hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của các tỉnh và các ngành
dùng nước trên lưu vực.

Câu 6) Trình bày đặc điểm tài nguyên nước ở Việt Nam?


*Khái niệm : tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa hữu hạn và
chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt
động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vẩn tải thủy, du lịch…..
*Các đặc điểm tài nguyên nước ở Việt Nam :
 Mạng lưới sông ngòi dày đặc có nhiều thuận lợi cho việc khai thác các mặt lợi của tài

nguyên nước
+Nếu tính các con sông có chiều dài từ 10km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì nước ta

có 2360 con sông trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10 nghìn km2 trở lên như
sông bằng giang, sông kỳ cùng, sông hồng….
+Bờ biển nước ta dài 3260 km là nơi kết thúc của các con sông, suối được hình thành trên lãnh
thổ việt nam và từ các nước láng giếng chảy qua việt nam và đổ ra biển
+Vùng rừng núi việt nam là nơi bắt nguồn của các con sông nằm trọn vẹn trong nội địa VN và
các con sông đổ sang các nước láng giềng
-Sông ngòi ở VN được chia làm 3 nhóm :
+Nhóm I : thượng nguồn của lưu vực nằm trong lãnh thổ VN nhưng nước chảy sang các nước
láng giềng Vd như sông Quang Sơn, Bắc Vọng đổ sang sông Tây giang cảu TQ
+Nhóm II : trung lưu và hạ lưu nằm trong lãnh thổ VN, thượng lưu nằm trên các nước láng
giềng như sông Hồng và sông Thái Bình.
+Nhóm III : hệ thống sông nằm trọn vẹn trong lãnh thổ VN
 Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và theo thời gian trong một năm và
trong nhiều năm
+Dòng chảy hàng năm trên các sông ngòi VN là sản phẩm của mưa, vì lượng mưa phân bố
không đều nên tài nguyên nước trên sông ngòi Vn phân bố không đều.
+ảnh hưởng của ĐK địa hình và khí hậu đã làm cho lượng mưa phân bố không đều, có nơi
mưa nhiều như : Bạch Mã ( thừa thiên huế), Bắc quang( hà giang); có nơi mưa ít
+có khoảng 65 – 90% lượng mưa tập trung trong 3 – 6 tháng mùa mưa, chỉ có 10 – 35% lượng
mưa rơi 6 – 9 tháng mùa khô
-Do phân bố không đều theo không gian và theo thời gian trong một năm và nhiều năm làm
cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt xảy ra vs lưu lượng lớn, có sức tàn phá mạnh
mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi
 Tài nguyên nước của VN thuộc loại trung bình trên thế giới và có nhiều yếu tố không bền
vững:
- nước ta có 839 tỉ m3 nước mặt
- tổng trữ lượng tiềm năng của nước ngầm có khả năng khai thác là khoảng 60 tỉ m3/năm,trữ
lượng thăm dò hiện nay là 8 tỉ m3/năm
- lượng nước bình quân đạt 4400m3/năm,bình quân của TG là 7400m3/năm
- lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm hơn 6o% tổn trữ lượng nước có được,rất khó

chủ động,thậm chí khó sd được.
- sự phân bố của cả nước mặt và nước dưới đất không đều


- sự không thuận lợi của tn nước trong sd và khai thác: Bị rang buộc nguồn lợi về nước của
quốc gia thứ 2,thứ 3; đối mặt với nguy cơ khan hiếm nguồn nước,khủng hoảng nước,đe dọa sự
phát triển ổn định KT-XH-AN
- sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng; Dân số phát triển,chỉ số lượng nước trên đầu
người giảm
- nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH nên nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế
ngày càng tăng.
- suy giảm diện tích và chất lượng rừng
- ÔN ngày một trầm trọng do tốc độ ĐTH,CNH-HĐH
- suy thoái nguồn nước do chịu ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu.
- sd tn nước bất hợp lý và thiếu đồng bộ
- khai thác nước quá mức,thiếu quy hoạch,kế hoạch
 Tài nguyên nước mang tất cả tính chất của hiện tượng thủy văn

+Nước là một động lực của mọi công trình khai thác sd nguồn nước
+Tất cả các đặc trưng của nguồn nước và sự thay đổi của chúng theo thời gian và không gian
gọi là hiện tượng thủy văn
+khi xét nguồn nước của một dòng sông cần biết chế độ lưu lượng của nguồn nước như là lưu
lượng nhỏ nhất, sự phân phối dòng chảy trong các tháng, mùa, năm để cung cấp nước trong
mùa kiệt
+hiện tượng thủy văn một mặt mang tính chất tất nhiên mặt khác lại mang những biểu hiện của
tính chất tất nhiên. Vd quan hệ giữa mưa lũ mang tính tất nhiên, dễ phát hiện quy luật vật lý
của chúng
+hiện tượng thủy văn mang tính chất chu kỳ rõ rệt. Vd mùa lũ, mùa kiệt thay nhau trong năm,
thời gian ít nước, nhiều nước nằm xen kẽ trong nhiều năm
+tổng khối lượng nước sông chỉ có thể thõa mãn được hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của

con người trong 1 năm. Nhưng nhờ chu kỳ thủy văn lôi cuốn vào 1 vận động thường xuyên
làm cho các yếu tố của nó thường xuyên được tiêu thụ và phục hồi
=>đặc điểm này là nguyên nhân của sự đổi mới thường xuyên nguồn nước, cho phép con
người có thể sử dụng lien tục nguồn nước cần thiết
 Tài nguyên nước không phải vô tận nhưng có tính tuần hoàn
+Lượng nước trong nguồn nước chủ yếu do mưa cung cấp và lượng nước này không tính mà
vừa vận động vừa thay đổi trạng thái tồn tại của nó theo vòng tuần hoàn : mưa – chảy trên mặt
– thấm xuống đất – bốc hơi – ngưng tụ hơi nước – mưa
+Nhờ tính tuần hoàn của nguồn nước mà điển hình như nước sông được đổi mới trong vòng 12
ngày, nghĩa là 1 năm đổi mới 30 lần, tầm quan trọng của nó đối với con người thật sự vô cùng
to lớn

Câu 7:Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?


Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là: nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo : Bất cứ

một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm
nước
Nguyên nhân tự nhiên:
Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh
vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào
nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại
hoá chất trước đây đã được cất giữ.

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do
các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ
nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy
thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như:
nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa
nhiều canxi…

Nguyên nhân nhân tạo


Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng
nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử
lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng
theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng
dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12
trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho


sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường
nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách
sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy

sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn.Ở
nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng
tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua
xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu,
phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt..
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông
nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống
các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau
khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...
-

* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
-

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công
nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng
nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh
hưởng tới chất lượng nước.

Câu 8: Nêu một số biện pháp nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm nguồn nước
Nước là một loại tài nguyên rất quan trọng đối với đời sống của con người và các loài
sinh vật khác
Bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ môi trường bảo vệ nguồn sống của chúng ta
Nhiều năm gần đây nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhiều bộ luật tổng hợp về bảo
vệ tài nguyên và môi trường cùng với các luật cơ bản về bảo vệ đất, khoáng sản, rừng,

nước, khí quyển …


Ngày 27/12/1993, quốc hội nước ta đã chính thưc công bố luật BVMT của VN( có hiệu
lực ngày 10/1/1994) gồm 7 chương và 55 điều luật quy định mục tiêu BVMT là “bv sức
khỏe nd, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bvmt khu vực và toàn cầu
-> có ý nghĩa rất to lớn trong việc bvmt làm cơ sở cho các biện pháp nhằm điều
chỉnh mức ô nhiễm đặc biệt ở đây là ô nhiễm nguồn nước
Các biện pháp bao gồm :
Tiêu chuẩn môi trường
Tiền phụ cấp giảm mức ô nhiễm
Mua cô ta ô nhiễm ( giấy phép được thải)
Thuế ô nhiễm mt
Tiền phạt ô nhiễm và quyền sở hữu môi trường
a.Tiêu chuẩn môi trường :
là một trong những biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô
nhiễm mt nguồn nước
dựa trên các mục tiêu bvmt mà nhà nước đã đề ra các tiêu chuẩn môi trường với ý
nghĩa lớn lao là:
+là những chuẩn mực về giới hạn cho phép được quy định làm căn cứ qlmt
+là cơ sở pháp lý về mt mà trên cơ sở đó định ra mức ô nhiễm , giám sát mức ô nhiễm
buộc người sản xuất phải điều chỉnh mức sx phù hợp với giới hạn cho phép
Ở nguồn nước :
+Qui định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các thành phần trong các chất ô
nhiễm trong nước, nước thải các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ
+áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt, để kiểm soát chất
lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận
+
+
+

+
+

VD:
-

TCVN :5942-95 tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
TCVN : 5945-95 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
TCVN 5944-95: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
b.Tiền phụ cấp giảm mức ô nhiễm

Là khoản tiền cho các cá nhân hoặc đơn vị gây ra ô nhiễm dưới mức bắt buộc để
đề xuất giải pháp giảm ô nhiễm như là đầu tư sắp xếp các trang thiết bị chống ô nhiễm
Đối với nguồn nước:
+đầu tư lắp đặt các hệ thống quan trắc, xử lý nước ô nhiễm đầu tư tăng thì mức ô nhiễm
giảm
+đầu tư tăng thì giảm bớt sản lượng sản xuất, vì khi giảm sản lượng sx thì chất thải ra
môi trường nước sẽ giảm
-


c.Mua cô ta ô nhiễm ( giấy phép dc thải )
Là biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm nằm trong
phạm vi cho phép
Căn cứ vào mức thải quy định cho từng khu vực, nhà nước cho phép thải ra các
chất thải ra môi trường đất, nước thông qua các giấy phép được thải ra và được gọi là co
ta ô nhiễm
Người sản xuất muốn được thải chất thải ra môi trường phải mua cota với giá cota
nhất định người sx phải lựa chọn giải pháp nhằm giảm mức ô nhiễm nằm trong phạm vi
cho phép được thải ở cota đã mua

VD : nhà máy đổ nước thải chứa hàm lượng BOD cao vào một hồ nước . Nhà nước cân
nhắc và quyết định phát hành 10 cota, mỗi cota cho phép thải vào hồ 10 tấn BOD/năm
với giá 1.000.000 đ /cota. Như vậy nhà máy chỉ được phép thải ra chất thải chứa hàm
lượng BOD k được vượt mức cho phép trong cô ta
d.Thuế ô nhiễm môi trường
Là loại thuế chính phủ đánh vào người gây ô nhiễm để buộc họ phải điều chỉnh
mức ô nhiễm nhằm đạt được mức ô nhiễm tối ưu trên nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải đền bù thông qua thuế
Được tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm
Khi có thuế ô nhiễm thì người sản xuất sẽ tự điều chỉnh mức sản xuất về mức sản
xuất tối ưu, bởi lẽ ở mức sx tối ưu họ sẽ thu được mức lợi nhuận là cao nhất và giá trị
sản phẩm dễ dàng được thị trường chấp nhận
Hiện nay, loại thuế này chưa được sử dụng phổ biến vì đang còn thiếu các thông tin
về hàm số thiệt hại, mặt khác, khi mức sx tăng thì dẫn đên mâu thuẫn giữa lợi ích của
người sx (lợi nhuận) và lợi ích cộng đồng( xã hội)
Tính thuế ô nhiễm góp phần tăng thêm hiệu lực của luật BVMT
e,Tiền phạt ô nhiễm và quyền sở hữu môi trường
Nếu người gây ô nhiễm k có quyền sở hữu môi trường để thải chất thải thì tiền thuế
ô nhiễm được coi là tiền phạt vì người gây ô nhiễm đã sử dụng môi trường của người
khác
Nếu người gây ô nhiễm có quyền sở hữu môi trường để thải chất thải thì họ có
quyền thải chất thải. tiền thuế đối với họ được chia 2 phần :
+Mức thuế do hoạt động sản xuất ở mức tối ưu
+Mức thuế do hoạt động sản xuất từ mức tối ưu đến mức vượt ra ngoài tối ưu là chưa
thật hợp lý
Câu 9: Trình bày các công cụ quản lý TNN :


*Khái niệm: QLNN :
Là sự xđ phương thức quản lý TNN trên 1 khu vực, một vùng lãnh thổ hoặc 1 hệ

thống sông 1 cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu về sự PTBV cho vùng hoặc lưu vực
sông
Nhằm kiểm soát các hoạt động khái thác nguồn nước và các hđ dân sinh KT có tác
động tích cực và tiêu cực đến cân bằng sinh thái và suy thoái nguồn nước trên 1 vùng
lãnh thổ hoặc lưu vực sông
-

Các công cụ quản lý TNN bao gồm :
-

Công cụ pháp lý
Công cụ kĩ thuật
Công cụ kinh tế
Công cụ giáo dục và truyền thông
a.Công cụ pháp lý :

Là các quy định văn bản dưới luật của các ngành ở từng quốc gia như : nghị định, quy
chuẩn, tiêu chuẩn cũng như các quy định của cơ quan tối cao của chính quyền địa
phương
Nội dung: Cung cấp cơ sở chủ yếu trong dùng nước
Đưa ra các thủ tục cho việc cấp phép và cho phép khai thác, sử dụng nước
Đưa ra các quy định nhằm giải quyết quan hệ quốc tế trong sd nước các vđ lien
quan đến phát triển TNN bền vững
Luât TNN ban hành 08/1998/QH10 , sửa đổi, bổ sung năm 2012, NĐ
201/2013/NĐ-CP
Luật bvmt 2005 (52/2005/QH11)
QCVN 10:2008:BTNMT sửa đổi QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy chuẩn quốc gia
về chất lượng nước biển
TCVN :5942-95 tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
TCVN : 5945-95 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

TCVN 5944-95: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
b.Công cụ kĩ thuật :
Bao gồm: hệ thống quan trắc, hệ thống xử lý thông tin, các mô hình và phần mềm
QLNN và tiêu chuẩn quy chuẩn kĩ thuật
Tác động trước tiếp tới các hoạt động tạo ra ô nhiễm và phân bố chất ô nhiễm trong
MT hoặc qly chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận động hđ sx
-


Hệ thống quan trắc: giám sát chất lượng nguồn nước( nước mặt, nước ngầm) tạo
ra hệ thống dữ liệu nên phục vụ cho công tác quản lý như :quan trắc MT
Hệ thống xử lý thông tin : xử lý các thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng,
QLTNN hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định như : kiểm toán MT, quy hoạch MT
Các mô hình và phần mềm QLNN : mô hình mô phỏng hệ thống nguồn nước,
mô hình tối ưu hệ thống nguồn nước ( lan truyền ô nhiễm) bao gồm GIS, mô hình hóa
MT, , , CNXL các chất thải, tái chế và tái sử dụng…
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật : về chất lượng nước mặt, nước ngầm cho các
mục tiêu sử dụng nước như là các tiêu chuẩn :
TCVN :5942-95 tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
TCVN : 5945-95 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
TCVN 5944-95: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
c.Công cụ kinh tế
là loại công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hđ sản xuất, kinh doanh bao gồm :
phí, thuế MT, trợ cấp, thị trường cho những sp hàng hóa về MT, thỏa thuận tự nguyện
Phí : phí cấp nước để thu phí cho các hđ dịch vụ cấp nước. VD :phí đối với nước
uống , nước thải, nước tưới)
Thuế môi trường : để xử phạt các tđ xấu tới mt, 1 phần thu vào ngân sách nhà
nước. VD: thuế xả thải và thuế gây ô nhiễm đầu vào như thuế sd thuốc trừ sâu
Trợ cấp :
+Trợ cấp trên sản phẩm : để tăng sự thu hút của các sp “xanh” và các sp có ít tđ đến

mt. VD: trợ cấp cho các sp nông sản sinh học
+Trợ cấp quá trình sx: để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ sx ít gây ra tác động đến
mt.VD: trợ cấp cho các giải pháp mt trong khu vực nông nghiệp
Thị trường cho những sp’ hàng hóa về mt
+Giấy phép mua bán xả thải ( cota xả thải) để đảm bảo phân bố tối ưu quyền lợi xh xả
thải giữa các ngành.VD: thị trường về giấy phép xả thải ở lưu vực sông
+Đền bù thiệt hại : thiết lập cơ chế bồi thường thiệt hại cho những vùng mt bị tác
động.VD: bồi thường cho việc suy thoái hst
+Thỏa thuận tự nguyện: thiết lập hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên ( công cộng/ tư nhân)
để giảm áp lực cho tài nguyên nước.VD: thỏa thuận giữa các cty và nông dân để thúc
đẩy các hđ nông nghiệp k gây ảnh hưởng đến nguồn nước
d.Công cụ giáo dục và truyền thông :
Truyền thông cá nhân: truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, đt hoặc thư
Truyền thông bằng phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet,
pano,apphic, tranh ảnh, poster, phim ảnh, diễn lưu động, hội diễn, các ngày kỉ niệm
-


-

Giáo dục : GD cho các nhà qly các cấp, các cán bộ, GD trong hệ thống GD và đào
tạo từ mẫu giáo đến các trường cao đẳng, đại học. đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn
về mt, kĩ sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Câu 10: Các nhu cầu về nước của các nghành kinh tế
Nước có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả những sinh vật cũng
như các hđ sống của con người và đặc biệt là nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế xã hội của loài người
Các ngành kinh tế có nhu cầu rất về tài nguyên nước. các ngành kinh tế bao gồm : công
nghiệp, ăn uống và sinh hoạt, nông nghiệp

a.Nhu cầu cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt :
Đối tượng và chất lượng nước
+Đối tượng: các khu dân cư, khu thương mại, văn phòng, công nhân trog phân xưởng
sx, nhà tắm công cộng, bv, công viên, vườn hoa
+Chất lượng: phải đảm bảo các tiêu chuẩn sinh học và hóa học. nước k gây nguy hiểm
cho cơ thể người, nước k chứa các mầm mống, nước k chứa các chất độc hại cho cơ thể
người. tóm lại, nước phải đảm bảo tiêu chuẩn cuả bộ y tế quy định
Tiêu chuẩn:
Định mức cấp nước cho các đối tượng trong ăn uống và sinh hoạt theo tiêu chuẩn của
Nga. VD: nhà tắm : 150l/ngày/người; trường học: 10-15l/ngày/hs …
Lượng nước cần cung cấp 1 ngày của hthong cấp nước được xđ theo công thức
W = q . N . Kng . Kh (6.3)
Trong đó: q tiêu chuẩn cấp nước trong 1 ngày cho 1 người
N – số dân trong kv cấp nước
Kng- hệ số k đều trong ngày
Kh- hệ số k đều trong h
b.Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp
Định mức cấp nước cho CN :
+Lượng nước cấp cho CN thay đổi phụ thuộc vào loại nhà máy, nói cách khác là phụ
thuộc vào nhu cầu nước đối với quy trình công nghệ sx ra sp’ công nghiệp cuat từng
nghành
+Lượng nước cấp thay đổi theo mùa( ở những đơn vị sd nước làm mát máy hoặc hoặc
hạ thấp nhiệt độ của sp’)


VD: định mức cấp nước công nghiệp ở một số nhà máy ở Nga nhà máy giấy mức y/c
0,4-0,8 m3 /kg, nhà máy phân đạm 500-700m3 /tấn sp’
c.Nhu cầu cấp nước trong nông nghiệp
Chất lượng nước tưới : các thông số để đánh giá độ thích hợp của nước tưới đối
với cây trồng gồm các chỉ tiêu : độ mặn, độ pH, các ion đặc biệt, các chất độc hại

+Độ mặn của nước tưới :là tổng số các muối hòa tan trong nước tưới, được biểu thị
bằng lượng muối hòa tan trong 1 đơn vị thể tích nước(g/l) hoặc bằng độ dẫn điện EC
+Độ pH :
o
nước ở độ pH<4,5 có thể tăng khả năng hòa tan của Fe, Al,nhôm,mangan dẫn đến
tập trung cao bất lợi cho sự sinh trưởng cho cây trồng
o
nước có pH >8.3 là nước có độ kiềm cao và chứa đựng Na2CO3 cao
o
giá trị thích hợp của pH là từ 5-8,5
+ảnh hưởng của các ion đặc biệt: cây trồng có thể nhạy cảm với sự có mặt của nhiều
ion đặc biệt trong nước tưới
o
sự tập trung ở mức độ tb các ion Na+ , Ca2+ , Cl- và SO42- có thể làm giảm sự sinh
trưởng và gây ra sự tổn thất đặc biệt
o
lượng natri trao đổi (SAR) cũng là 1 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước
+các nguyên tố vi lượng : một số ngto vi lượng có thể có mặt trong nước tưới nhưng
chỉ ở mức độ nhất định.VD : chì, hàm lượng lớn nhất là 5,00 mg/l, kẽm 0,50 mg/l
Xác định nhu cầu tưới
+bốc hơi mặt lá và khoảng trống: ET=Kc.(ETp)
+nhu cầu tưới tại mặt ruộng:
+xác định số lần tưới và tg tưới mỗi lần
+xác định nhu cầu tưới tại đầu nguồn
Câu 11: trình bày các nhân tố tác động đến tài nguyên nước mặt
K/n: nước mặt là nước được tích trữ dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất trong các
sông, hồ,ao, đầm lầy, băng tuyết
Các nhân tố tác động đến tài nguyên nước mặt là các nhân tố mà làm ảnh hưởng đến
dòng chảy mặt như là :nhân tố tự nhiên và nhân tố nhân tạo
 Nhân


tố tự nhiên bao gồm: khí hậu, các yếu tố vi khí hậu, Cấu trúc địa chất, thổ
nhưỡng, Thảm thực vật
+Khí hậu các yếu tố vi khí hậu : nhiệt độ, lượng mưa, độ bốc hơi, thủy văn nước mặt…
+Cấu trúc địa chất, thổ nhưỡng: tác động đến nước mặt về cả chế độ, lượng và chất như
là : mức độ bền vững bề mặt chống xói mòn, hòa tan


Cấu trúc địa chất : là các dạng nằm của các lớp đất đá, nó quyết định đến hình
dạng, cấu trúc không gian,đặc điểm quan hệ thủy lực giữa các thủy vực mặt với ngầm,
đặc đieẻm long sông trên mặt bằng
o
Thổ nhưỡng : thành phần cơ giới (lưu lượng, tính chất) cấu trúc, tính chất đất, độ
nén, khả năng thấm, giữ nước
+Thảm thực vật : ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước mặt, cụ thể: điều hòa vi khí hậu,
che phủ, ngăn chặn không cho mặt đất chịu tác động trực tiếp của mưa
 Nhân tố nhân tạo: chủ yếu là các hoạt động KT-XH của con người : gián tiếp dẫn
đến sự thay đổi nguồn nước ngầm như là :
+Hđ khai thác nước dưới đất :
+Nuôi trồng thủy sản
+Các nghĩa trang và các công trình vệ sinh
o

Câu 12 : Những vấn đề đặt ra trong quản lý tổng hợp TNN :
-

Những áp lực đối với tài nguyên nước: Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng,
các tiêu chuẩn sống được cải thiện do đó cạnh tranh và xung đột về nước trong khi
nguồn nước chỉ có hạn.
Những khó khăn về nước đối với dân cư: Dân số thế giới đã tăng khoảng 3 lần

trong thế kỉ 20, việc khai thác nước tăng gấp 7 lần. Dự tính 1/3 dân số thế giới sống ở
các nước bị thiếu nước. Dự báo tỉ lệ này sẽ tăng lên 2/3 vào năm 2025.
Tác động của ô nhiễm: Sự ô nhiễm nước liên quan mật thiết với các hoạt động của
con người.
Khủng hoảng về quản lý nước: Sự tiếp cận QLTNN theo ngành chiếm ưu thế trong
nhiều năm. Sự phát triển manh mún và không có sự điều phối về quản lý nước.
Những thách thức chủ yếu: Đảm bảo nước an toàn cho dân. Đảm bảo nước an toàn
cho sản xuất thực phẩm. Phát triển những hoạt động tạo công ăn việc làm, bảo vệ hệ
sinh thái. Phải đối mặt với sự biến động về nước theo thời gian và không gian. Quản lý
rủi ro. Thường xuyên nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân.
Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền trong từng quốc gia phải định hình chính sách để
hành động, đảm bảo hợp tác xuyên ngành và xuyên biên giới.
Câu 13: Giải pháp QLTHTNN ở VN
a) QLTHTNN và kiểm soát ô nhiễm theo các lưu vực sông
-

Hoàn thiện văn bản dưới luật TNN năm 2013 và các văn bản pháp quy liên quan


×