Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BỘ CÂU HỎI THAM KHẢO TIÊM AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.78 KB, 22 trang )

Trường Đại Học Thành Tây
---------------------Số: /BB- ... (3)....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP
_______________
Thời gian bắt đầu: 26/05/2017 – 8:00 a.m
Địa điểm : Tại Thư Viện Trường Đại Học Thành Tây
Thành phần tham dự :
 Trần Thanh Tâm
 Hoàng Thu Thủy
 Trần Thị Phương Thúy
 Nguyễn Thị Thủy
 Đặng Thị Đan
 Mầu Thị Duyên
 Đỗ Thị Kim Oanh
 Cao Thị Thu Uyên
Trưởng nhóm : Trần Thanh Tâm
Thư ký (người tổng hợp): Trần Thị Phương Thúy
Nội dung :

TIÊM AN TOÀN
Safe injection
1. Tiêm là gì? Khái niệm tiêm trong tiêm an toàn có gì khác không?
- Tiêm là biện pháp xâm lấn cơ thể bằng bơm kim tiêm để đưa thuốc, dịch và cơ thể nhằm mục đích
điều trị và dự phòng.
- Khái niệm tiêm trong tiêm an toàn là một khái niệm rộng, bao hàm cả tiêm là gì.
2. Định nghĩa tiêm an toàn? Thực trạng tiêm an toàn của một số Bệnh viện bạn đã thực tập (công
tác) tại Việt Nam?


- Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm
cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.
- Thực trạng tiêm an toàn ở bệnh viện đa khoa Hà Đông:


Nhận xét: Còn 27 bơm, kim tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn (8,5%) trong quá trình sử dụng do thao tác
không an toàn.

Nhận xét: Còn 67 mũi tiêm được NVYT dùng cho BN không sử dụng xe, khay tiêm gây mất an toàn
cho người bệnh.

Nhận xét: 122 mũi tiêm, NVYT không rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc (38,36%), 51 mũi tiêm
(16,04%), NVYT không vệ sinh tay trước khi tiêm

Nhận xét: Còn 38 mũi tiêm (11,96%) NVYT không mang găng khi tiêm tĩnh mạch cho người bệnh.


Nhận xét: Còn 161 mũi tiêm chưa đúng vị trí và góc độ khi tiêm, tỷ lệ này chiếm khá cao 26,73% và
23,9%

Nhận xét: Kim tiêm được tháo khỏi bơm tiêm và cho vào hộp an toàn, tuy nhiên vẫn còn 64 kim tiêm
chưa được cô lập (20,13%)

Nhận xét: Vẫn còn 50 kim tiêm được NVYT tháo kim bằng tay không, rất dễ tổn thương do vật sắc
nhọn.


Nhận xét: Có 62/318 kim tiêm đậy nắp sau tiêm, chiếm 19,49%

Nhận xét: Còn 62 mũi tiêm được NVYT đậy nắp kim, trong đó có 35 mũi tiêm được đậy bằng hai tay.


Nhận xét: Có sự giao tiếp giữa NVYT với người bệnh, tuy nhiên việc hướng dẫn những tác dụng
không mong muốn chưa thực hiện tốt (43,39%)
3. Nguyên nhân tiêm không an toàn và biện pháp khắc phục?
- Nguyên nhân tiêm không an toàn:
+ Do kiến thức về tiêm an toàn của NVYT chưa thực sự đảm bảo
+ Số lượng BN/ĐD lớn nên k đủ thời gian đảm bảo công việc
+ Các lỗi trong vô khuẩn khi tiêm
+ Lỗi trong quá trình phân loại và xử trí các phương tiện sử dụng trong quá trình tiêm


+ Do NVYT chủ quan trong công việc không chú ý các tiêu chí tiêm an toàn
+…

- Biện pháp khắc phục tiêm không an toàn:
+ Giảm thiểu mũi tiêm.
+ Thực hành an toàn.
+ Trang bị phương tiện tiêm, vệ sinh tay, các phương tiện thu gom và các phương tiện phòng hộ cho
nhân viên y tế.
+ Phòng ngừa và sử chí rủi ro do vật sắc nhọn.
+ Quản lý chất thải y tế đúng quy định.
+ Đào tạo liên tục NVYT về tiêm an toàn
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên báo cáo
4. Với vai trò là nhà lãnh đạo điều dưỡng của bệnh viện (ví dụ như giám đốc điều dưỡng) bạn sẽ
làm gi để thực hiện tốt công tác tiêm an toàn?
-

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác tiêm an toàn
Tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục về tiêm an toàn
Tổ chức đào tạo vè phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán

bộ,nhân viên y tế
Bổ sung các phương tiện tiêm, vệ sinh tay, phương tiện thu gom và cô lập chất thải y têsắc
nhọn, các phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế
Phát động phong trào thi đua, áp dụng các biện pháp khuyến khích cho những đơn vị, cá nhân
thực hiện tốt hướng dẫn tiêm an toàn
Thực hiện các giải pháp hành chính, kinh tế đối với các cá nhân, tập thể vi phạm quy định tiêm
an toàn
Đưa tiêu chuản tiêm an toàn vào đánh giá, kiểm tra chất lượng bệnh viện hàng năm

5.Với vai trò là nhà quản lý trực tiếp điều dưỡng (ví dụ như điều dưỡng trưởng khoa) bạn sẽ làm
gì để thựchiện tốt công tác tiêm an toàn?
-

Phổ biến, hướng dẫn về kiến thức và thực hành tiêm an toàn
Cung cấp các tài liệu về tiêm an toàn trong khoa
Tăng cường truyền thong giáo dục về nguy cơ của tiêm đối với nhân viên y tế và người bệnh
nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn
Kiểm tra, giám sát, đánh giá và thường xuyên báo cáo


-

Áp dụng các biện pháp khuyến khích, khen thưởng cho mỗi cá nhân thực hiện tốt tiêm an toàn
và ngược lại

6.Với vai trò là điều dưỡng viên lâm sang bạn sẽ làm gì để thực hiện tốt công tác tiêm an toàn?
-

Tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật trong nội dung tiêm an toàn
Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo về tiêm an toàn

Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tiêm an toàn của khoa nói riêng và của bệnh viện nói
chung
Sắp xếp xe tiêm chuẩn, hợp lý và thuận tiện trong quá trình thực hiện các kỹ thuật chuyên môn
Tuân thủ nguyên tắc phân loại, thu gom và quản lý chất thải nguy hại, chất thải sắc nhọn đúng
quy định
Thiết lập, vận hành và duy trì hệ thống báo cáo tai nạn rủi ro nghề nghiệp do vật sắc nhọn
Phòng và xử trí sốc phản vệ kịp thời

7. Định nghĩa các đường đưa thuốc vào cơ thể? Tên tiếng anh là gì? Viết tắt? Một số thuốc có chỉ
định tiêm tĩnh mạch có thể tiêm vào đọng mạch không? Tại sao?
1. Đường tiêm truyền:là biện pháp xâm lân vào cơ thể bằng kim tiêm với mục đích điều trị hoặc dự
phòng.
a, Tiêm trong da: Intradermal = ID; tiêmvào lớp thượng bì có tác dụng thử phản ứng thuốc, tiêm
ngừa hoăch điều trị.
b, Tiêm dưới da: sudcutaneous = SC; tiêm vào mô lien kết lỏng lẻo dưới da.
c, Tiêm bắp:n Intramuscular = IM; tiêm vào mô cơ.
d, Tiêm tĩnh mạch: Intravenous = IV; đưa thuốc trực tiếp vào hệ thống mạch máu.
2. Đường uống: đưa thuốc vào cơ thể qua đường miệng thực quản.
3. Xịt mũi họng
4. Bôi ngoài da
5. Đường hậu môn,sinh dục.
+ Thuốc có chỉ định tiêm tĩnh mạch không được tiêm vào đọng mạch
Vì: - Thuốc đưa vào tĩnh mạch sẽ đươc đưa về tim sau đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể,
còn nếu được đưa vào động mạch chỉ có thể đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể tùy vào vị trí tĩnh
mạch.
-

Một số thuốc tiêm nhầm vào động mạch sẻ dẫn đến tắc mạch, hoại tử.
Tĩnh mạch nằm cạn hơn so với động mạch, thành tĩnh mạch mềm hơn nên dễ tìm thấy.
Áp lực của dòng máu trong động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ khó bơm thuốc vào, và nếu

bơm được thuốc vào thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó.

8.Xác định vị trí thường tiêm bắp? Tại sao lại tiêm vào một sối vị trí nhất định? Tiêm vào vị trí
khác được không?
VỊ TRÍ TIÊM BẮP
1.Với cơ Delta: 1/3 trên mặt ngoài cánh tay, tiêm ở vị trí ¾ giữa dưới (chi cơ Delta làm 4 phần)


để tránh tiêmvào đuôi cơ Delta gây xơ hóa (nếu chia 3 phần như lâu này thì điểm bám tận vẫn
thuộc 1/3 dưới)
2. Với cơ tứ đầu đùi
Tiêm vào 1/3 giữa, mặt trước ngoài cơ tứ đầu đùi, đây là vùng cơ to dày ít mạch máu và thần kinh.
Tiêm kim vuông góc với mặt da nếu đùi to, hoặc tiêm góc nghiêng 60 độ so với mặt da.
3.Với cơ mông
Cơ mông là cơ lớn nhất và dày nhất cơ thể,
vị trí 1/3 trên – ngoài đường nối từ cùng cụt đến gai chậu trước trên cùng bên.
Cách khác là chia mông làm 4 phần đều nhau, tiêm giữa ô ¼ trên ngoài.
Ngoài ra có thể cho bệnh nhân ngồi trên ghế ba đai, quay mông ra ngoài,
phần mông nhô ra sau ngoài cũng là cách xác định vị trí tiêm mông.
+ Vị trí tiêm thường được xác định tại nơi có nhiều mô cơ để tránh chạm tới xương, ổ khớp, thần
kinh, mạch máu.

9. Đường đi của dây thần kinh tọa? Tránh đâm vào thần kinh tọa như thế nào?
+ Đường đi của dây thần kinh tọa:
- Từ chậu hông bé, qua khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê để ra vùng mông. Sau đó đi qua vùng
mông và khu đùi sau để tới đỉnh trám khoeo thì chia làm 2 ngành tận là Thần kinh chày và Thần kinh
mác chung.
- Ở vùng mông: Thần kinh nằm trước cơ mông lớn, sau các cơ chậu hông mấu chuyển và nằm trong
rãnh giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn.
- Ở khu đùi sau: Thần kinh nằm trước cơ ngồi cẳng, sau cơ khép lớn. Đầu dài cơ nhị đầu đùi bắt chéo

phía sau, từ trong ra ngoài.
+ Tránh đâm kim vào thần kinh tọa:
-

Xác định đúng vị trí tiêm mông
Tiêm đúng góc độ
Khi đâm kim vào rồi không được bảo người bệnh co chân lên
Vùng tiêm mông an toàn:vùng mông mà bàn tay úp lên khi ngón tay cái và mô cái đặt dọc theo
mào chậu và đầu ngón tay cái chạm vào gai chậu trước trên.

10. Đặt kim luồn, điều kiện lưu kim luồn, truyền dịch an toàn? Những hậu quả có thể xảy ra khi
lưu kim luồn không an toàn? Khi lưu kim luồn bị tắc, bạn sẽ xử trí như thế nào? Nêu sai lầm khi
xử trí kim luồn bị tắc?
Đặt kim luồn :Trẻ nhỏ khó lấy ven, có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải
duy trì việc tiêm, truyền tĩnh mạch nhiều ngày.
Truyền dịch an toàn: chỉ truyền dịch trong các trường hợp Người bị tiêu chảy, bỏng, nôn: Tùy lượng
nước mất (loại mất nước đẳng trương, ưu trương hay nhược trương), bác sĩ dùng dịch truyền theo
những tỷ lệ thích hợp để cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Người bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém
thường được truyền dung dịch ngọt glucoza. Dung dịch này có nhiều loại: glucoza 5%, 10%, 20%,
30%. Cơ thể càng suy nhược nặng càng cần dùng dung dịch cố nồng độ cao. Người suy nhược kéo dài,
suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, cần truyền dung dịch chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin như:


Nutrisol 5%, Vitaplex... Người mất nhiều máu: Một số dịch này là huyết tương tươi, dung dịch chứa
albumin...
Khi kim luồn bị tắc thường dùng nacl 0.9% đẩy cục máu đông để thông vein hoặc rút vein nếu k thể
đẩy vào được. Những sai lầm : đẩy cục máu đông làm lòng mạch dễ gây tắc mạch ngoại vi, nhất là
nhồi máu cơ tim hay mạch máu não gây tổn thương nặng nề
Những hậu quả có thể xảy ra khi lưu kim luồn không an toàn?
1. Nhiễm khuẩn huyết:

Do không có điều kiện phân lập và nuôi cấy vi khuẩn, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết trên lâm sàng của CDC 2006; phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: lâm sàng người bệnh có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không
tìm thấy nguyên nhân nào khác: sốt ≥ 38oC, tụt huyết áp( HA tâm thu < 90 mmHg), vô niệu. Và tất cả
những điều kiện sau: không thực hiện cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hoặc kháng
nguyên của chúng từ máu; không nhiễm khuẩn tại vị trí khác; bác sĩ cho chẩn đoán và điều trị kháng
sinh theo hướng NKH.
- Tiêu chuẩn 2: lâm sàng, bệnh nhân nhỏ hơn 1 tuổi, có ít nhất một trong các dấu hiệu và
triệu chứng dưới đây: sốt ≥ 38oC, hạ thân nhiệt < 36oC, ngưng thở, tim đập chậm mà không tìm ra
nguyên nhân nào khác. Và tất cả những điều kiện sau: không thực hiện cấy máu hoặc không tìm thấy
tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên của chúng từ máu và không có nhiễm khuẩn tại vị trí nào khác.
2. Viêm tắc tĩnh mạch:
Viêm tĩnh mạch được chia thành các độ sau:
Độ 0: không có biểu hiện viêm tắc tĩnh mạch trên lâm sàng.
Độ 1: đau hoặc đỏ da nhưng không sưng, không cứng, không sờ thấy thừng tĩnh mạch .
Độ 2: đau và đỏ da hoặc đau và sưng nhưng không cứng, không sờ thấy thừng tĩnh mạch.
Độ 3: đau+ đỏ da+ sưng và cứng hoặc sờ thấy đoạn tĩnh mạch dài < 4cm dọc đường đi tĩnh
mạch từ vị trí đặt kim.
Độ 4: đau+ đỏ da+ sưng+ cứng+ sờ thấy tĩnh mạch ≥ 4cm tính từ vị trí đặt kim.
3. Nhiễm khuẩn tại chỗ:
- Chảy mủ tại vị trí đặt.
- Có dấu hiệu hay triệu chứng viêm trong phạm vi 2 cm kể từ vị trí đặt: sốt ≥ 38o C, sưng,
nóng, đỏ, đau.
4. Tắc KLTMNB:
Khi kiểm tra KLTMNB bằng bơm dung dịch natriclorid 0,9% không thông được KLTMNB.
11. Hệ thống nhóm máu ABO, Rh: đặc điểm kháng nguyên, kháng thể?
Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng thể α
(chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn
kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu
mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là

ngưng kết nguyên
Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể
chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó. Dựa trên sự có mặt của ngưng
kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống


nhóm máu ABO thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên
sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu

 Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β
trong huyết tương.
 Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong
huyết tương.
 Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong
huyết tương.
 Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có ngưng kết
tố α và β trong huyết tương.
Nhóm A lại có thể được chia thành hai phân nhóm A1 và A2. Vì vậy số lượng nhóm máu có thể được
chia thành 6 nhóm: O, A1, A2, B, A1B và A2B. Trong thực tế, truyền máu có thể gây tai biến khi nhầm
tưởng nhóm máu A2 là nhóm máu O hoặc nhầm tưởng nhóm máu A2B là nhóm B. Tần suất của các
nhóm máu ở người thể hiện trên bảng
Các chủng tộc
Nhóm máu ABO
O
A
B
AB
Người da trắng
45 %
40%

11%
4%
Người da đen
49 %
27%
30%
4%
Người Việt Nam
45 %
21.2%
28.3%
5.5%
Kháng nguyên nhóm máu
Là các kháng nguyên có mặt trên màng hồng cầu, có sự khác nhau giữa cá thế này và cá thể khác và
được tập hợp.thành từng hệ thống ứng với các đơn vị di truyền khác nhau. Các đơn vị di truyền này
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo quy luật Menden.
Một điều lưu ý là nhiều hệ thống di truyền độc lập nhưng có thể hoạt động liên quan để tạo ra các tính
trạng nhóm máu như hệ ABO và Lewis.


Các kháng nguyên nhóm máu có khả năng kích thích sinh kháng thể và có một số đặc điếm.
Kháng nguyên hút và kháng nguyên bị che lấp
Một số kháng nguyên không do tế bào sản xuất ra mà được hút lên màng tế bào từ môi trường trong cơ
thể (huyết tương) ví dụ kháng nguyên hệ Levvis.
Một số^ kháng nguyên khác bị che lấp và phải dùng biện pháp xử lý với men tiêu protein mới có thể
phát hiện được bằng kháng thể tương ứng.
Kháng nguyên bộ phận và kháng nguyên phối hợp
Một phân tử kháng nguyên có thể có nhiều vị trí gọi là quyết định kháng nguyên, mỗi quyết định
kháng nguyên sẽ kích thích cơ thể lạ sinh một loại kháng thể tương ứng ví dụ kháng nguyên X vào cơ
thể lạ sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống A, chống B, chống C (hình)


Hai kháng nguyên với hai kháng thể đặc hiệu khác nhau nhưng trong không gian khi hai kháng nguyên
này kết hợp với nhau có thể tạo ra một cấu trúc mối và được xác định bằng một kháng thể thứ ba gọi là
kháng nguyên phối hợp.
Phản úng chéo
Nếu hai kháng nguyên khác nhau nhưng có một hoặc nhiều quyết định kháng nguyên giống nhau có
thể có sự phản ứng chéo giữa kháng thể của kháng nguyên này chống kháng nguyên kia.
Kháng nguyên phố biến
Một số kháng nguyên trên hồng cầu người nhưng cũng rất phổ cập trong tự nhiên.
Kháng thể nhóm máu (hồng cầu)
Kháng thể xuất hiện sau miễn dịch khác nhóm, phần lớn là IgG hay IgM. Đặc biệt có kháng thể hồng
cầu xuất hiện thường xuyên và tồn tại đều đặn mà không qua một sự miễn dịch cụ thể nào gọi là kháng
thể tự nhiên.
Kháng thể tự nhiên
Là những globulin miễn dịch mà nguồn gốc đang được tranh cãi, chúng xuất hiện từ lúc trẻ mới ra đòi,
không qua một sự kích thích cụ thể. Có thể do những kháng nguyên này rất phổ biến trong thiên nhiên
nhất là vi khuẩn và đã kích thích hệ miễn dịch từ trước. Một số kháng thể tự nhiên và đều đặn (luôn
luôn tồn tại trong cả cuộc sống), thường là IgM như chống A, chống B, chống A + B là kháng thể đủ,
hoạt động tốt ở nhiệt độ lạnh 4°c trong môi trường nước muối.
Kháng thể miễn dịch
Xuất hiện sau một kích thích miễn dịch. Có thai nhiều lần và truyền máu là những nguyên nhân gây ra
kháng thể miễn dịch như kháng thể chống Rh, chống Kel, chống Duffy...
Những kháng thể này thường là IgG, hoạt động ở nhiệt độ 37°c và không gây ngưng kết, muôn phát
hiện được phải sử dụng một số phương pháp.


Khả năng tạo kháng thể không giống nhau từ cá thể này sang cá thể khác, một số có khả năng miễn
dịch nhiều hơn, một số cá thể khác hình như được bảo vệ, ít có phản ứng miễn dịch, cơ chế của hiện
tượng này chưa rõ.
- Đặc điểm kháng thể

Bản chất kháng thể (kháng thể ngưng kết và kháng thể không ngưng kết): Kháng thể ngưng kết là
kháng thể có khả năng làm ngưng kết hồng cầu ở môi trường nước muối 0,9%, ngược lại những kháng
thể không làm ngưng kết hồng cầu ở môi trường nước muối gọi là kháng thể không ngưng kết. Nói
chung kháng thể tự nhiên, đều đặn thường là IgM và là kháng thể ngưng kết. Các kháng thể miễn dịch
IgG thường không gây ngưng kết mà phải sử dụng các biện pháp khác.
Nồng độ kháng thể: đánh giá một kháng thể cần dựa vào tính đặc hiệu với kháng nguyên, hiệu giá và ái
lực. Nồng độ kháng thể và bản chất kháng thể liên quan đến ngưng kết: Người ta thấy chỉ cần 25 phân
tử kháng thể loại IgM gắn lên kháng nguyên trên hồng cầu có thể gây ngưng kết, trong khi đó phải cần
tới 200.000 phân tử IgG mới gây được ngưng kết. Tuy nhiên, một số kháng thể nếu nồng độ quá caọ có
thể ức chế ngưng kết, tạo hiện tượng khu vực, muốn phát hiện cần pha loãng ở cág mứG khác nhau.
- Kháng nguyên
Số vị trí kháng nguyên trên một hồng cầu ảnh hưởng đến ngưng kết nêu số vị trí kháng nguyên (các
quyết định kháng nguyên - nơi kháng thể gắn vào) trên hồng cầu quá thấp (dưới 200.000 trên mỗi hồng
cầu) thì hiện tượng ngưng kết khó xảy ra. Ngoài ra đặc điểm của kháng nguyên cũng có vai trò tạo ra
ngưng kết (kháng nguyên được bộ lộ dễ tạo ngưng kết, một số kháng nguyên bị che lấp phải nhò đến
các biện pháp như dùng men để tạo ngưng kết).
Tỷ lệ kháng nguyên trong phản ứng cũng quan trọng và cần tương ứng với kháng thể. Thường khi định
nhóm máu ABO người ta dùng hồng cầu pha trong nước muối 2% (để xét nghiệm trong ông nghiệm),
và 5% (để xét nghiệm trên phiến đá).
12. Sơ đồ truyền máu cùng và khác nhóm? Nguyên tắc?
Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:
 Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện
tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
 Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản ứng
chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận
với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được
truyền cho người nhận.
 Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O,
truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể
gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó
bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu "hồng cầu người cho không bị
ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và
truyền với tốc độ rất chậm.
Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau


Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhu cầu về máu là rất lớn, trong khi đó nguồn
cung cấp máu chỉ có hạn. Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng
truyền máu theo từng thành phần của máu. Máu được phân tách ra thành các thành phần riêng rẽ như
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin, kháng thể,
các yếu tố đông máu...Như vậy, một đơn vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân tùy theo nhu cầu
của từng người và cũng hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ, truyền hồng cầu cho bệnh nhân
thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu.
Truyền máu toàn phần chỉ thực hiện đối với bệnh nhân mất máu cấp tính với khối lượng máu bị mất
lớn (trên 30 % lượng máu cơ thể)
13. Tại sao chúng ta không truyền ngược sơ đồ truyền máu khác nhóm? Tại sao chúng ta chỉ
truyền không quá 01 đơn vị máu khi truyền theo sơ đồ truyền máu khác nhóm?
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền
không đúng nhóm máu tương thích.
sẽ gây ra sự kết dính hồng cầu hay còn gọi là kết dính huyết tương dẫn đến tử vong
-Cơ thể nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết tương có cả
kháng thể a và b. Vì thế hồng cầu O không bị kế dính với kháng thể trong máu người nhận và cho được
với bất kì nhóm máu nào.
-Cơ thể nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể b (chống B) trong huyết
tương nên người có nhóm máu A chỉ nhận được của A và O do kháng thể B trong huyết tương không
phản ứng với các kháng nguyên trong máu A và O. Và A có thể cho A và AB vỉ kháng thể trong huyết
tương không phản ứng với kháng nguyên A trong máu người cho A.
-Cơ thể nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể a (chống A) trong huyết
tương

-Cơ thể nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể a và b
trong huyết tương.
+Nếu nhóm máu người cho có loại kháng nguyên mà máu người nhận có loại kháng thể tương ứng sẽ
gây ngưng kết hay kết dính hồng cầu của người cho, tạo ra cục máu nhỏ gây tắc mạch.


+Nguyên nhân máu người cho có kháng thể chống lại kháng nguyên trong máu người nhận (VD: nhóm
máu O cho AB nhưng ngược lại không được) nhưng không gây vón cục trong máu người nhận vì là do
máu người cho được truyền chậm, kháng thể rất ít không đáng kể vì mỗi lần chỉ truyền có khoảng 200450 ml trong khi máu người nhận khoảng 4-5 lít.
Ngoài ra kháng thể còn phản ứng với một số thành phần khác trong máu người nhận, không chỉ có
kháng nguyên. Do đó lượng kháng thể trong máu người cho không đủ để gây kết dính.
Trong trường hợp truyền máu khác nhóm, chỉ được truyền khoảng 250ml máu (một đơn vị máu), với
tốc độ rất chậm. Tai biến do truyền máu rất khó xảy ra vì kháng thể trong máu người cho ngay lập tức
bị pha loãng trong máu của người nhận do đó nồng độ kháng thể rất thấp. Các kháng thể này sau đó sẽ
bị các enzym phân giải. Tuy vậy, ngày nay nhờ sự hiến máu nhân đạo được phổ cập nên sự truyền máu
theo qui tắc tối thiểu ít được ứng dụng.
14. Nguyên lý sát khuẩn của cồn? Tại sao nên duy trì nồng độ cồn 700? Những sai lầm khi thực
hiện sát trùng bằng cồn? Cách khắc phục?
Thường dùng cồn Ethylic ( C2H3OH) và isopropy (60-70%)
Tác dụng giảm khi cồn <60 % và > 90%
- Cơ chế : gây biến chất protein
- Tác dụng : Diệt khuẩn, nấm bệnh, siêu vi
Không nên sát khuẩn bằng cồn trên vết thương hở vì cồn có thể diệt luôn bạch cầu, tiểu cầu và các mô
mới lành, khiến cho vết thương lành lâu hơn.
Tại sao nên duy trì nồng độ cồn 70 :
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi
sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là
cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông
cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết.
Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

 Cồn 90o là ancol etylic, đậm đặc nên bay hơi rất nhanh so với 70o
 Cồn 90 khi thoa vào vết thương sẽ rất đau đấy Còn nguyên nhân quan trọng nhất là cồn 90o quá
đậm đặc, sẽ làm cho thành tế bào của vi khuẩn, vi sinh vật đông lại, taọ thành 1 lớp màng cứng
bảo vệ vi khuẩn nên mất tác dụng.
Những sai lầm khi thực hiện sát trùng bằng cồn :
 Dùng quá nhiều cồn để sát khuẩn
 Đổ trực tiếp cồn lên vết thương, cồn có tính sát khuẩn nên thường quá lạm dụng để rửa vết
thương.
Cách khắc phục :
 Sử dụng lượng cồn vừa đủ để sát khuẩn.
 Không đổ trực tiếp cồn vào vết thương.
15. Cơ chế diệt khuẩn của các dung dịch sát khuẩn: oxy già (H2O2), thuốc tím (KMnO4), xanh
methylen (C16H8N3SCl), nước muối ưu trương (Nacl >0,9%), cồn, Betadine?
 Oxy già (H2O2) : Tác dụng diệt khuẩn và virus, nồng độ cao hơn 10-29% diệt được các bào tử,
khi tiếp xúc với mỡ sẽ giải phóng oxy phân tử, không thấm vào mô nên chỉ dùng để súc miệng
và rửa vết thương.


 Thuốc tím (KMnO4) : Với nồng độ 1 : 10.000 có thể diệt nhiều loại vi khuẩn trong 1 giờ,
thường dùng để rửa các vết thương ngoài da, có rỉ nước.
 Xanh methylen (C16H8N3SCl) : là loại thuốc thải độc, sát khuẩn nhẹ, có tác dụng dùng như
viên nén, thuốc tiêm, dung dịch, dùng ngoài 1% có tác dụng nhuộm màu các mô.
 Nước muối ưu trương (Nacl >0,9%) : Khi bị viêm họng, hoặc rửa vết thương, dùng nước muối
sinh lý (Nacl >0,9%) xúc hay rửa chính là làm sạch vết thương.
 Betadine : Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm, da và niêm mạc trước khi phẫu
thuật.
16: Các tai biến có thể xảy ra khi tiêm truyền cho người bệnh và cách xử trí?
- Phồng nơi tiêm: Xảy ra khi đâm tiêm vào trúng tĩnh mạch có máu trào vào bơm tiêm thế nhưng khi
bơm thuốc vào thì lại phồng lên, bởi vì mũi vát của kim nằm ngửa trong nửa ngoài tĩnh mạch (bị xuyên
mạch) hoặc do bị bỡ tĩnh mạch.

Cách xử trí:
+ Cần điều chỉnh lại mũi kim.
+ Sau khi tiêm xong dặn bệnh nhân phải chườm ấm để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.
- Bị sốc hoặc bị ngất: Thường là do bệnh nhân sợ hãi hoặc shock thuốc.
Xử trí: Ngưng truyền và ủ ấm ngay, đồng thời báo bác sĩ xử trí và động viên bệnh nhân.
- Tai biến tắc mạch: Tai biến này cực kỳ nguy hiểm!
Xảy ra do để khí lọt vào thành mạch trong khi tiêm.
Nếu như lượng thuốc nhiều, trong khi bơm tiêm nhỏ thì phải tiêm làm nhiều lần khác nhau, tuyệt đối
không được để nguyên kim tiêm ở trong tĩnh mạch mà tháo bơm tiêm ra hút thuốc mới sau đó lắp vào
kim đã có sẵn trong tĩnh mạch để tiếp tục bơm thuốc, bởi vì làm như vậy rất nguy hiểm, sẽ làm không
khí dễ lọt vào gây tắc mạch.
+ Cách phát hiện: Tắc mạch thì mặt bệnh nhân tái, bị ho sặc sụa, bị khó thở hoặc ngừng thở đột ngột.
+ Cách xử trí: Cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp ngay lập tức, xử trí triệu chứng suy hô hấp, triệu
chứng suy tuần hoàn, đồng thời báo bác sĩ.
- Gây hoại tử: Xảy ra nếu như tiêm chệch ra ngoài những thuốc chống chỉ định cho tiêm dưới da và
tiêm bắp thịt như calci clorur…
+ Cách phát hiện: Nhận thấy chỗ tiêm nóng – đỏ – đau, ban đầu cứng sau mềm nhũn giống ổ áp xe.
+ Cách xử trí: Cần phải chườm ấm tại chỗ.
Khi đã hoại tử: Cần băng mỏng để giữ khỏi nhiễm khuẩn thêm, nếu cần có thể phải chích khi ổ hoại tử
lớn.
- Tai biến nhiễm khuẩn toàn thân: Thường xảy ra do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Thậm chí
cả nhiễm khuẩn huyết có thể gặp.
Cách phát hiện: rét run, sốt cao, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, cấy máu (+)…
- Nhiễm khuẩn lây:
Ví dụ như viêm gan virut do vô khuẩn kim tiêm không tốt gây ra, nếu kim tiêm tiêm từ người có viêm
gan virus sang cho người lành sẽ bị mắc bệnh viêm gan virus.
- Cách phát hiện: Ngay sau khi tiêm từ 4 đến 6 tháng bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, vàng da, chán
ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt.
- Thậm chí có thể lây nhiễm HIV: Nếu tiêm hoặc chích vào tĩnh mạch không đảm bảo nguyên tắc vô
khuẩn.

17: Sốc phản vệ khi tiêm và cách xử trí?


Sốc phản. Khi đó cơ thể sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine và vệ là hiện tượng xảy ra
khi hệ miễn dịch của người bệnh nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà người bệnh được tiếp
xúc hay được tiêm vào người các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến người bệnh
bị sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng.
- Phát hiện sớm dấu hiệu của sốc phản vệ:
+ Thường xảy ra sau khi tiêm từ vài giây đến 20-30 phút.
+ Khởi đầu người bệnh có cảm giác ớn lạnh, bồn chồn, hốt hoảng, buồn nôn, nôn, cảm giác khó thở,
đau ngực, vã mồ hôi, tay chân lạnh,…
+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Cách xử trí:
+ Ngừng tiêm ngay.
+ Cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ, đầu thấp, nới rộng quần áo, và ủ ấm cho người bệnh.
+ Tiêm dưới da ½ ống – 1 ống Adrenaline 1mg ngay sau khi có dấu hiệu của sốc phản vệ xảy ra đối với
người lớn (0,01 mg/1kg cân nặng cơ thể) không quá 0,3ml đối với trẻ em đồng thời gọi người trợ giúp
và báo bác sĩ xin y lệnh điều trị. Trường hợp không có bác sĩ, tiếp tục tiêm như trên 10-15 phút/ lần
đến khi huyết áp trở lại bình thường.
Trường hợp không bắt được mạch ở người bệnh là người lớn thì tiêm ngay 0,3-0,5 mg Adrenaline lần/
mỗi 5 phút vào mạch máu lớn như tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch cảnh hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm
cho đến khi mạch quay bắt rõ.
+ Cho người bệnh thở oxy mũi, thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu có oxy. Nặng hơn nữa thì phải chuẩn bị
ngay phương tiện cho bác sỹ đặt nội khí quản hoặc mở khí quản (nếu có phù thanh môn) và hỗ trợ hô
hấp bằng thông khí nhân tạo.
+ Theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần.
18. Phương pháp phòng và xử trí phơi nhiễm do liên quan đến tiêm?
* Các biện pháp phòng ngừa tổn thương do kim tiêm và phơi nhiễm đường máu:
- Loại bỏ mối nguy hại:
+ Loại bỏ các vật sắc nhọn và kim tiêm khi có thể ( bằng cách thay thế kim tiêm và bơm tiêm bằng các

dụng cụ tiêm áp lực, hoặc sử dụng bộ kết nối tĩnh mạch trung ương mà không dung kim tiêm; hoặc sử
dụng kim luồn an toàn).
+ Loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết.
+ Loại bỏ các vật sắc nhọn không cần thiết.
- Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: được sử dụng để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm
việc.
+ Thùng chứa chất thải sắc nhọn.
+ Sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh vật sắc nhọn cho tất cả các quy trình (bơm kim tiêm có tính năng tự
thụt vào, tự đóng hoặc tự cùn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể.
- Biện pháp kiểm soát về hành chính: Đây là những quy trình hoạt động chuẩn nhằm hạn chế phơi
nhiễm với các mối nguy hại:
+ Phân bố đủ nguồn lực (cả nhân lực và phương tiện) để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế;
+ Có và thực hiện kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm;
+ Loại bỏ các thiết bị tiêm không an toàn;
+ Đào tạo liên tục về sử dụng thiết bị tiêm an toàn.
- Phòng nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm:
 Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn:
+ Sử dụng bơm, kim tiêm vô khuẩn cho mỗi mũi tiêm bằng kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của bao, túi
bơm kim tiêm đề phòng túi thủng hoặc nhiễm bẩn.


+ Trường hợp sử dụng bơm kim tiêm chuyên dụng, không có điều kiện sử dụng một lần rồi bỏ, thì
bơm, kim tiêm phải được tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đảm bảo các
chỉ số thời gian, phương pháp hấp và nhiệt độ).
 Phòng nhiễm bẩn phương tiện tiêm và thuốc tiêm:
+ Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, vấy máu hoặc dịch.
+ Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô
khuẩn. Không để kim lấy thuốc lưu lọ thuốc. Bảo quản tốt lọ thuốc sử dụng nhiều lần: lưu trữ trong tủ
lạnh không quá 24 giờ, dùng dụng cụ đậy chuyên dụng.
+ Nên chọn loại ống thuốc tiêm bẻ đầu hơn là loại ống thuốc phải cưa đầu bằng dao cưa.

 Phòng ngừa thương tổn cho người nhận mũi tiêm:
+ Kiểm tra sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất
lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng)
+ Sử dụng, bảo quản và cất giữ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn.
 Phòng ngừa tiếp cận với kim tiêm đã sử dụng:
+ Không đậy nắp kim tiêm sau khi tiêm.
+ Đặt các thùng đựng vật sắc nhọn trong tầm mắt và tầm tay.
+ Đậy nắp và niêm phong hộp đựng vật sắc nhọn để vận chuyển tới nơi cất giữ. Không mở, làm rỗng,
sử dụng lại hoặc đem bán.
+ Quản lý chất thải sắc nhọn bằng phương pháp hiệu quả, an toàn và môi trường thân thiện để bảo vệ
mọi người khỏi bị phơi nhiễm với những phương tiện tiêm đã sử dụng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: các phương tiện này tạo ra rào chắn và bộ lọc ngăn cách giữa nhân
viên y tế và mối nguy hại. Trang phục phòng hộ cá nhân sẽ ngăn ngừa phơi nhiễm với máu bắn vào
nhưng sẽ không ngăn ngừa được tổn thương do kim tiêm. Ví dụ như kính mắt, găng tay, khẩu trang và
áo choàng. Do vậy, cần sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích, đúng thời điểm để vừa bảo đảm
an toàn và hiệu quả kinh tế trong y tế.
- Kiểm soát phơi nhiễm với máu:
Phơi nhiễm có thể xảy ra qua tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn, hoặc dịch cơ thể, máu bắn tóe
vào vết thương người lành. Công tác quản lý phơi nhiễm bao gồm sơ cứu, đánh giá rủi ro, thông báo và
báo cáo về HBV, HCV và HIV, các phương pháp điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm. Biện pháp dự
phòng được thực hiện càng sớm càng tốt; việc này đòi hỏi người phơi nhiễm phải được một nhân viên
y tế, được đào tạo và phân công đánh giá tình trạng sức khỏe, chăm sóc và phòng ngừa, mang tính đặc
thù với tác nhân gây bệnh cụ thể.
Nguy cơ lây truyền bệnh từ một người bệnh bị nhiễm khuẩn sang NVYT sau tổn thương do kim tiêm
được ước tính như sau:
Viêm gan B từ 3% - 10% ( lên tới 30%)
Viêm gan C từ 0,8% - 3%
HIV khoảng 0,3% ( rủi ro phơi nhiễm qua niêm mạc là 0,1%).
* Các bước xử trí phơi nhiễm với máu:

- Thực hiện sơ cứu:
+ Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn: Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước,
dưới vòi nước chảy. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương.
+ Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị tổn thương: Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng
và nước dưới vòi nước chảy. Không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da. Không cọ hoặc chà khu vực bị
tổn thương.
+ Bắn máu hoặc dịch cơ thể lên mắt: Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối
0,9% vô khuẩn trong ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt. Không dụi mắt.


+ Bắn máu và/ hoặc dịch cơ thể lên miệng hoặc mũi: Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc
miệng bằng nước nhiều lần. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9%
vô khuẩn. Không sử dụng thuốc khử khuẩn. Không đánh răng.
+ Bắn máu và/ hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn: Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay
bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy. Không chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch.
- Thông báo cho nhân viên giám sát. Nhân viên bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người có trách
nhiệm và xin ý kiến về việc có cần sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân để tránh HIV và HBV.
- Thực hiện ngay các đánh giá sức khỏe, bao gồm đánh giá rủi ro và chăm sóc tiếp tục (ví dụ tư vấn và
trang phục phòng hộ cá nhân) khi thích hợp.
- Điền thông tin vào phiếu báo cáo phơi nhiễm để lưu hồ sơ về tình huống phơi nhiễm và báo cáo phơi
nhiễm trong hệ thống giám sát tổn thương do kim tiêm.
19. Phương pháp phòng và xữ trí tai nạn rủi ro lien quan đến vật sắc nhọn?
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG:
a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin công cộng về nguy cơ của tiêm và khuyến khích giảm
số lượng mũi tiêm không cần thiết.
b) Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc
sử dụng các loại kim luồn an..
c) Đào tạo NVYT cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn và thận trọng khi làm các thủ thuật
liên quan đến tiêm và xử lí các vật sắc nhọn khác.
d) Hướng dẫn viên, những người thực hiện các thủ thuật phải luôn luôn cảnh giác những nguy cơ tổn

thương khi tiến hành các thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn.
e) Tránh chuyền tay các vật sắc nhọn và nhắc đồng nghiệp thận trọng mỗi khi chuyển vật sắc nhọn, đặt
vật sắc nhọn vào khay để đưa cho đồng nghiệp.
f) Bố trí bàn tiêm, bàn thủ thuật sao cho tất cả các dụng cụ đều trong tầm với của cả hai tay và phải
chắc chắn là thùng thu gom vật sắc nhọn được để gắn với xe tiêm, xe thủ thuật để giúp cô lập các vật
sắc nhọn nhanh và an toàn.
g) Sử dụng các phương tiện thu gom vật sắc nhọn đạt quy chuẩn: kháng thủng, không thấm nước,
miệng đủ lớn để chứa các vật sắc nhọn và có nắp
h) Không đậy nắp kim tiêm ngay cả trước và sau tiêm. Nếu cần phải đậy nắp, dùng kỹ thuật một tay
“múc” để phòng ngừa tổn thương.
Trước tiên để nắp kim lên trên một mặt phẳng sau đó dùng một tay đặt đầu kim vào miệng nắp kim và
từ từ luồn sâu kim vào nắp. Dùng tay kia siết chặt nắp kim.
i) Để phòng ngừa rủi ro do kim đâm trong phẫu thuật, nên mang hai găng. Có thể áp dụng một số kỹ
thuật thực hành an toàn như dùng kỹ thuật mổ ít xâm lấn nhất và dùng phương pháp đốt điện để rạch
da thay cho dùng dao mổ, dùng kẹp để đóng vết mổ thay vì khâu da như kinh điển.
j) Không được để kim tiêm vương vãi ở ngoài môi trường. NVYT khi thấy các kim tiêm trên sàn nhà
hoặc trên mặt đất trong bệnh viện cần phải dùng kẹp gắp và bỏ vào thùng kháng thủng để bảo vệ bản
thân và những đồng nghiệp khác.
- Thực hiện đúng qui trình thu gom vận chuyển rác thải y tế, đặc biệt là lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy
an toàn chất thải là vật sắc nhọn. Khi thu gom và xử lý các thùng đựng vật sắc nhọn, cần quan sát kỹ
xem có quá đầy và có các vật sắc nhọn chĩa ra ngoài hay không. Vận chuyển thùng bằng xe đẩy và
mang găng bảo hộ.
k) Đưa các tiêu chí đánh giá tiêm an toàn vào kiểm tra chất lượng bệnh viện hàng năm
XỬ TRÍ :TAI NẠN RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN VẬT SẮC NHỌN
a) Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm


1.Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
2.Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn
bóp vết thương

3.Băng vết thương lại
b) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:
Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức
độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
c) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
- Có nguy cơ:
+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều
máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị
vỡ đâm phải.
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét
hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc
xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.
- Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
d) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
- Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.
- Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc
ARV.
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.
- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối
tượng trốn thoát).
e) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.
- Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+) : Đã bị nhiễm HIV từ trước không
phải do phơi nhiễm.
- Nếu HIV (-) : Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
- Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2- 4 tuần.
- Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng
- Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
f) Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm

Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, HBV,
HCV cần tới gặp bác sĩ KSNK hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng
càng sớm càng tốt. Sau đây là phác đồ điều trị dự phòng như theo bảng 1, 2 và 3

20: phòng ngừa chuẩn lien quan đến tiêm?

Rửa tay trước và sau khi chăm sóc mỗi bệnh nhân;
Sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân (vd găng, áo choàng, khẩu trang và mắt kính bảo vệ) khi xử lý


máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết;
Dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn/kim;
Tái sử lý và tiệt trùng thích hợp các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân;
Xử lý, vận chuyển thích hợp đồ vải bẩn sử dụng lại;
Làm sạch mội trường và các dụng cụ của bệnh nhân;
Xử lý chất thải thích hợp;
Xếp chỗ cho bệnh nhân thích hợp: Nên xếp bệnh nhân lây nhiễm quan trọng vào phòng riêng. Nếu
không có phòng riêng, nên tham khảo hướng dẫn của khoa Chống nhiễm khuẩn.

21: Cách sử dụng máy tiêm, truyền an toàn?
3. Mục đích sử dụng bơm tiêm điện- Máy truyền dịch
- Đưa một lượng thuốc rất nhỏ (có thể tính ra microgram/kg/phút)vào cơ thể bệnh nhân với một độ
chính xác cao.
- Duy trì một nồng độ thuốc nhất định trong cơ thể người bệnh trong một thời gian dài .
4. Chỉ định sử dụng máy truyền dịch và bơm tiêm điện
4.1.Trong gây mê:
- Duy trì nồng độ thuốc mê ổn định trong huyết tương là điều kiện cơ bản để đảm bảo
chất lượng cuộc mê. Điều này hết sức cần thiết với 3 loại thuốc dung trong gây mê:
- Thuốc tiền mê, duy trì an thần: các loại thuốc như bacbituric, Propofol, Fentanyl…
- Thuốc giãn cơ: các loại thuốc thuộc nhóm succinyl choline…

- Thuốc giảm đau: Morphine hoặc các dẫn chất của nó.
4.2.Trong hối sức cấp cứu:
- Thuốc trợ tim mạch:Dopamin,Dobutamin,Adrenalin
- Các thuốc thuốc hormon: Insulin điều trị rối loạn đường huyết cấp
- sử dụng các thuốc chống cao huyết áp
4.3.Trong các khoa phòng khác
- Thuốc , hoá chất điều trị ung thư
- Thuốc trợ tim, vận mạch, chống loạn nhịp….
5. Cách sử dụng( bơm tiêm điện TE331)
- Lắp đặt bơm tiêm:
+ Lắp giá đỡ lên cột truyền
+ Lắp bơm lên giá
- Cắm điện cho bơm:
+ Ắc quy trong được lạp
+ (Đèn [BATTERY]sáng
- Ấn nút [POWER] mở máy:
+ Ấn giữ nút”POWER”,đèn nháy 3 lần,chuông kêu
+ Bơm tự kiểm tra


+ Két quả bình thường:Màn hình hiện:0.074
- Lắp Xy lanh:
+ Nâng chốt hãm lên và quay
+ Đặt xy lanh vào,rồi gài lại chốt
+ Cỡ xy lanh sẽ được tự động nhận biết.
- Đuổi khí trong dây dẫn:
+ Ấn và giữ nút”PURGE
- Đặt tốc độ truyền:
+ Khi đèn”RATE”sáng.
+ Quay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ.

- Chọc kim vào tĩnh mạch bệnh nhân
- Bắt đầu truyền dịch:
+ Ấn nút”START”
+ Theo dõi đèn hoạt động.
- Tạm dừng truyền dịch và thay đổi tốc độ truyền.
+ Ấn nút [STOP/SILENCE]
+ Quay núm điều chỉnh.
+ Ấn nút [START]
- Xem và xóa đi thể tích dịch đã truyền
+ Ấn nút [DÍPLAY SELECT] để hiện lên. [VOLUME DELIVERED]
+ Ấn nút [ cEml] để xóa đi lượng dịch đã truyền .
- Hoàn thành truyền dịch:
+ Tắt máy: Bằng nút “POWER”
+ Tháo xylanh.
6. Điểm chú ý khi sư dụng máy bơm tiêm điện , máy truyền dịch
- Cần phải đảm bảo nguồn liên tục và nên luôn có pin ở chế độ chờ sẳn sàng sử dụng
- Phải có chế độ bảo trì và kiểm tra thường xuyên về mặt kỹ thuật
- Không bao giờ được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với người bệnh (phải điều chỉnh
các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh)
- Cần được tính toán pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định 75
- Kỹ thuật pha thuốc nên thực hiện theo phương thức là hút dung môi vào bơm tiêm trước ,sau đó đuổi
khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài và mới bơm hút dịch thuốc vào sau (cách này làm cho thể tích
dung môi và thuốc là chính xác, và lượng thuốc không bị mất đi mà đủ đúng
- Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ : tên thuốc,liều, tốc độ, giờ bắt đầu,giờ kết thúc ( nếu
cần)
- Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thương xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm
cảnh giác đường truyền,các khớp nối tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền.
- Đường truyền dẫn thuốc ( bơm tiêm điện) cần có tốc độ truyền ổn định và liên tục,không nên điều
chỉnh tốc độ ở đường truyền này ( nghĩa là sẽ dành riêng một đường truyền ưu tiên)
- Khi vận chuyển người bệnh đi cần phải kiểm soát và tính toán quảng đường ( cảnh giác hết pin do

đường đi quá xa)
- Khi dùng bơm tiêm điện hay bơm truyền dịch ,người điều dưỡng phải theo dõi sát tình trạng đáp ứng
thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức để thông báo chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp
thời.
7. Bảo quản bơm tiêm điện – máy truyền dịch
- Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước .Không dùng cồn
- Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo


- Tránh vận hành máy nơi dễ cháy
- Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy
- Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần
Cuộc họp kết thúc vào ngày 28 tháng 05 năm 2017.

THƯ KÝ
(Chữ ký)

CHỦ TỌA
(Chữ ký)

Trần Thanh Tâm

Nhiệm vụ
Câu … đến câu …

Hoàng Thu Thủy

Câu … đến câu …

Nguyễn Thị Thủy


Câu … đến câu …

Đặng Thị Đan

Câu … đến câu …

Mầu Thị Duyên

Câu … đến câu …

Đỗ Thị Kim Oanh

Câu … đến câu …

Cao Thị Thu Uyên

Câu … đến câu …

Trần Thị Phương Thúy

Tổng hợp, chỉnh sửa




×