Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

CAU HOI THAM KHAO LUAT BIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.85 KB, 31 trang )

Câu hỏi tham khảo tham khảo Luật biển Quốc tế
Câu hỏi 1: Luật Biển quốc tế là gì? theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?
Trả lời:
a. Luật Biển quốc tế là gl?
Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm
pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan đến
biển.
Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là
Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước
này (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày
23/6/1994), là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề
quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những
quyền và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển,
không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối
với các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền
tài phán quốc gia.
b. Các vùng biển theo Công ước l982
Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ
pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về
kinh tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra
Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tháng 11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành
trước khi Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được
chủ trương, chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong
tiến trình xây dựng Công ước từ trước đó.
Câu hỏi 2: Đường cơ sở Việt Nam được xác định như thế nào?
Trả lời:
Là đường cơ bản quốc gia ven biển có thể đơn phương xác định đùng làm căn cứ
để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.


Có hai loại đường cơ sở:
+ Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc
đảo.
+ Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc
đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có
chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo bờ
biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng.
Năm 1982 Chính phủ ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa
Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong Vịnh Bắc bộ và vùng nước
lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia do ta còn đàm phán phân định biển với Trung
Quốc lúc đó và chưa tiến hành đàm phán phân định biển với Campuchia).
Việt Namcũng không vạch đường cơ sở cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
vì hai quần đảo này không được hưởng quy chế quốc gia quần đảo theo điều 46
của Công ước này.
Câu hỏi 3: Thế nào là vùng nước nội thủy? Việt Nam có quyền gì trong vùng
nước nội thủy của mình?
Trả lời:
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy, cũng như bầu trời
phía trên giống như trên lãnh thổ đất liền.
Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn
toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng đồng có
tổ chức và đáp ứng các qui tắc riêng biệt.
Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh,
các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở đùng để tính chiều rộng
lãnh hải.
Câu hỏi 4: Lãnh hải là gì? Quy chế pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở, có
chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên

giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được
hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông
biển của nước ven biển.
Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Namrộng 12 hải lý theo tuyên bố năm 1982 của
Chính phủ Việt Nam.
Câu hỏi 5: Thế nào là vùng tiếp giáp lãnh hải? Chế dộ pháp lý vùng nước này
như thế nào?
Trả lời:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải, rộng 12 hải lý tính từ danh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải Việt Nam
thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải của Việt Nam. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền qui định biện
pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế
khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Câu hỏi 6: Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (188 hải
lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài của vùng tiếp
giáp).
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt, được hình thành từ nhu cầu
quản lý tài nguyên, bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia ven biển.
Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với
mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng
các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu
khoa học bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị
nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống
đẫn ngầm.
Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam
và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ
sở, đùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ Việt

Nam năm 1977.
Câu hỏi 7: Thế nào là thềm lục địa, chế dộ pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất đước đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển, trên phần kéo đài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia
này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ
sở lãnh hải, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.
Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa không
được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải hoặc không quá
100 hải ý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m.
Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh
hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý theo tuyên bố của Chính phủ
Việt Nam năm 1977.
Câu hỏi 8: Khác nhau cơ bản giữa khái niệm thềm lục dịa và vùng đặc quyền
kinh tế là gì?
Trả lời:
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển trên phần kéo đài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt áp dụng cho cột nước phía trên
đáy biển.
Câu hỏi 9: Thế nào là một Vịnh theo Công ước 1982?
Trả lời:
Vịnh là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền, chiều sâu của vùng lõm đó so sánh
với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển
bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển, diện tích của
Vịnh ít nhất cũng bằng điện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng
kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm, đường khép cửa vào tự nhiên của cửa vịnh
không vượt quá 24 hải lý.

Như vậyVịnh có thể là của riêngmột quốc gia hoặc vịnh do bờ biển của nhiều quốc
gia bao bọc như:
Vịnh Bắc Bộ là Vịnh nằm giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung
Hoa; Vịnh Thái Lan (còn gọi là Vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, giới hạn bởi bờ
biển của 4 nước: Thái Lan (1.560 km2), Việt Nam (230 km2), Malaixia (150 km2)
và campuchia (460 km2).
Công ước năm 1982 không quy định về Vịnh lịch sử hay vùngnước lịch sử,tuy
nhiên theo tập quán và thựctiễnquốc tế, một vịnh được coi là lịch sử khi có sự:
+ Thực hiện chủ quyền một cách thực sự của quốc gia ven biển.
+ Thực hiện việc sử dụng vùng biển này một cách liên tục, hòa bình và lâu dài;
không vấp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Câu hỏi 10: DOC là gì?
Trả lời:
DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển
Đông, được ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm Pênh giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc. Mục đích của văn bản này là nhằm thúc đẩy một môi
trường hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông
và tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một
cách hòa bình và lâu dài.
Nội đung chính của Tuyên bố gồm, một số điểm quan trọng sau: i) Các bên tham
gia cam kết sẽ hướng tới thông qua một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông; ii) Các
bên tham gia cam kết sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp về lãnh thổ một cách hòa
bình, hữu nghị trên cơ sở hợp tác và hiểu biết dẫn nhau; iii) Các bên cam kết tự
kiềm chế, không có các hành vi có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp; iv)
Trong thời gian chờ đợi tìm được một giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên có thể
tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác.
Câu hỏi 11: Thế nào là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982?
Trả lời:
Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện

trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biến có chủ quyền đối
với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên,
vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ
quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai
thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế,
bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió.
Quyền tài phánlà thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp
phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo,
thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân
tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Ngoài các quyền đã liệt kê ở trên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển
còn có một số thẩm quyền riêng biệt nhằm ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm đối
với các quy định về hải quan, thuế khoá, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong
lãnh hải của mình, cũng như thẩm quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ
dưới đáy biển của khu vực này.
Câu hỏi 12: Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển
như thế nào?
Trả lời:
Việt Namcó chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy (như trên đất liền),
hoàn toàn và đầy đủ đối với Lãnh hải (trừ quyền tự do hàng hải không gây hại của
tàu thuyền các nước). Tại vùng tiếp giáp, Việt Nam chỉ có thẩm quyền kiểm tra,
giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến hải quan, thuế khóa, nhập cư và vệ
sinh dịch tễ. Tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia với một số hoạt động nhất định, trong đó có đặc quyền thăm dò,
khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật,
nghiên cứu khoa học, lắp đặt các công trình nhân tạo, cũng như những hoạt động
khác vì mục đích kinh tế, nguồn lợi của biển. Trên Thềm lục địa Việt Namcó

quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và độc quyền khai thác tài nguyên sinh
vật thuộc đáy biển, khoáng sản thuộc lòng đất dưới đáy biển./.
Câu hỏi 13: Quốc gia quần đảo là gì? Có những quốc gia quần đảo nào ở khu
vực Biển Đông và ảnh hưởng đến lợi ích biển của Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Quốc gia quần đảo được định nghĩa tại Điều 46 của Công ước 1982 là một quốc
gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều đảo, trong đó các đảo có liên quan
chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị.
Trong khu vực Biển Đông có hai quốc gia quần đảo là Philippine và Indonesia,
được cấu thành bởi hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, cả Philippine và Indonesia nhờ đó
có quyền sử dụng một không gian biển rộng lớn hơn nhiều so với các nước ven bờ
lục dịa, gồm cả vùng nước bên trong các nhóm đảo bao bọc và các vùng biển và
thềm lục địa trả rộng ra xung quanh các quốc gia này.
Câu hỏi 14: Hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam gồm những nội dung và
lĩnh vực gì?
Trả lời:
Hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam có thể được phân loại theo các lĩnh vực
sau:
- Pháp luật về bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển (Ví dụ: Tuyên bố ngày
12/5/1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục dịa Việt Nam; Luật Biên giới quốc
gia – 2003 ).
- Pháp luật về khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển (Luật Thủy sản, Luật Dầu
khí. . .).
- Pháp luật về nghiên cứu khoa học biển (Nghị định 242 HĐBT/ ngày 5/8/1991 )
- Pháp luật về du lịch biển, đảo Việt Nam(Luật Du lịch )
- Pháp luật về giao thông, vận tải biển (Bộ Luật Hàng hải )
- Pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn trên biển (Pháp lệnh lực lượng cảnh sát
biển )
- Pháp luật về bảo vệ môi trường biển (Luật Bảo vệ môi trường – 2005 )

Câu hỏi 15: Cách thức giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển được thực
hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong lịch sử, hầu hết các tranh chấp đều được giải quyết bằng con đường vũ lực.
Một số nước lớn trước đây thường xuyên lấn lướt các nước nhỏ, đe dọa sử dụng vũ
lực và sử dụng quân sự để gây chiến tranh giải quyết tranh chấp. Ngày nay, nguyên
tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp đã trở thành nguyên tắc cơ bản, được ghi
nhận tại Hiến chương của Liên Hợp Quốc và các văn bản pháp lý khác nhau.
Theo qui định của Công ước 1982, các tranh chấp được giải quyết trước hết theo
nguyên tắc thỏa thuận. Các nước tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau song
phương hoặc đa phương để giải quyết các bất đồng. Khi không thể đàm phán
hoặc đàm phán không có kết quả, các bên có thể đệ đơn ra các cơ quan tài phán
quốc tế theo một trình tự cụ thể. Việc giải quyết tranh chấp được qui định cụ thể tại
phần 15 của Công ước 1982.
Thực tiễn quốc tế cho thấy, các quốc gia tranh chấp có thể sử đụng biện pháp hợp
tác cùng phát triển ở khu vực tranh chấp trong khi chờ đợi tìm ra giải pháp cho
tranh chấp mà không gây ảnh hưởng tới quan điểm của các bên, giải pháp tạm thời
này hoàn toàn phù hợp với Công ước 1982 và đang là một xu thế ở một số khu vực
trên thế giới.
Câu hỏi 16: Việt Nam tiếp giáp với những biển và đại dương nào?
Trả lời:
Khác với hầu hết các quốc gia trong khu vực, Việt Namtiếp giáp duy nhất với Biển
Đông. Hơn 3260 km chiều dài lục địa phía Đông Việt Namtiếp giáp với biển. Biển
Đông, một trong sáu biển lớn nhất thế giới có diện tích vào khoảng
3.447.000km2. Đây là một biển nửa kín thông với Thái Bình Dương và ấn Độ
Dương qua các eo biển. Trên Biển Đông có những tuyến đường giao thông hàng
hải và hàng không quan trọng vào bậc nhất thế giới nối ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, nối châu Âu, Trung Cận Đông với khu vực Đông Bắc và Đông Nam của
Châu Á.
Trên biển, Việt Namtiếp giáp với hai vịnh lớn:

Vịnh Bắc Bộ:nằm ở phía Tây Biển Đông, được bờ biển của Việt Nam và Trung
Quốc bao bọc. Diện tích của vịnh vào khoảng 126.250km2, chiều ngang, nơi rộng
nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km. Đây là một vịnh nông, nơi
sâu nhất chỉ độ 100m.
Vịnh Thái Lan:nằm ở Tây Nambiển Đông, được bờ biển của các nước Việt
Nam,Malaysia, Campuchia, Thái Lan bao bọc. Diện tích của vịnh là khoảng
293.000 km2, nơi sâu nhất là 80 m.
Ngoài ViệtNam, Biển Đông được bao bọc bởi các nước Trung Quốc (gồm cả Đài
Loan), Philippine, Inđonesia, Brunei,Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Campuchia.
Câu hỏi 17: Biển, đảo Việt Nam có dặc điểm kinh tế - xã hội và vai trò như thế
nào với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
Với trên 3.260 km bờ biển trả dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Với tỷ lệ
khoảng 100 km2 diện tích đất liền/1km bờ biển, Việt Namthuộc các quốc gia ven
biển có tỷ lệ đất/biển khá cao (trung bình của thế giới là 600 km2 diện tích lục
địa/1km bờ biển). Hiện nay, nước ta có tổngcộng 29 tỉnh, thành phố ven biển,
chiếm 42% diện tích và 31% số dân cả nước, trong đó 15,5 triệu người sống ở khu
vực đới bờ và 16 vạn người ở các đảo và quần đảo. Ven bờ Việt Nam có trên 3.000
hòn đảo lớn, nhỏ tập trung ở vùng biển Đông Bắc, 40 hòn đảo ở vùng biển Bắc
Trung Bộ và số còn lại ở các vùng biển Nam Trung Bộ, Tây Nam. Trên Biển
Đông, Việt Namcó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là vùng lãnh thổ
thiêng liêng của đất nước, có vị trí địa chính trị hết sức chiến lược cả về an ninh,
quốc phòng và phát triển kinh tế.
Câu hỏi 18: Có bao nhiêu thỏa thuận và hiệp định mà Việt Nam đã đàm phán,
ký kết được với các nước láng giềng về phân định và hợp tác trên biển?
Trả lời:
Đến nay, Việt Namđã ký kết 5 Hiệp định và Thỏa thuận với các nước láng giềng
có bờ biển liền kề hoặc kế cận. Đó là các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan và Campuchia.

- Thỏa thuận về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn Việt Nam –
Malaysia.
Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng
2.800 km2, đây là một khu vực có điện tích không lớn nhưng có tiềm năng về dầu
khí. Ngày 05/6/1992, tại Kuala Lampur, hai bên đã ký Bản thỏa thuận về hợp tác
thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn. Thỏa thuận này có nội dung chính là xác
định khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa hai nước và xây đựng cơ chế hợp tác
khai thác thăm dò dầu khí trong khu vực này.
- Hiệp định về phân định ranh giới trên biển Việt Nam - Thái Lan
Việt Namvà Thái Lan trước đây còn có bất đồng trong việc phân định biên giới
biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan. Bất đồng này đã được giải quyết ngày 9
tháng 8 năm 1997 bằng Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan được ký
kết ngày 9 tháng 8 năm 1997. Hiệp định này đã xác định đường biên giới biển
đồng thời phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước.
- Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam- Campuchia
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có vùng biển kế cận nhau. Trong
lịch sử, hai bên có vấn đề tranh chấp chủ quyền một số đảo ven bờ và chưa tiến
hành đàm phán phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa. Ngày 07/7/1982, hai bên đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử, trong đó xác
định rõ chủ quyền đảo của mỗi bên, thiết lập một vùng nước lịch sử chung hai bên
cùng nhau kiểm soát và quản lý; các hoạt động đánh bắt hải sản được thực hiện
theo tập quán cũ.
- Hiệp đinh phân đinh Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam- Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới. Giữa
hai nước tồn tại một số vấn đề biên giới cả trên đất liền lẫn trên biển đang trong
quá trình giải quyết. Tiếp theo việc hai nước ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền
năm 1999, trong năm 2000 hai nước cũng đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài
27 năm từ năm 1974 và ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Nội dung chính của Hiệp định này là
nhằm xác định dường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
- Hiệp định phân định thềm lục địa giữa hai nước Việt Nam - Indonesia
Trước khi tiến hành đàm phán phân định, giữa hai nước tồn tại một vùng chồng lấn
khoảng 98.000 km2. Qua nhiều vòng đàm phán, vùng chồng lấn này đã dần được
thu hẹp lại. Kết quả cuối cùng là việc ký kết Hiệp định ngày 26 tháng 6 năm 2003
đã thiết lập thành công đường ranh giới thềm lục địa Việt Nam - Indonesia.
Câu hỏi 19: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí, vai
trò gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
Trả lời:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo san hô nằm giữa Biển
Đông. Trên các bản đồ cổ của các nhà hàng hải phương Tây, hai quần đảo thường
được xác định như một quần đảo đuy nhất có hình lá cờ đuôi nheo, nằm đọc theo
bờ biển Việt Nam từ miền Trung tới miền Nam. Gầy đây, với sự phát triển của
ngành hàng hải và đo đạc bản đồ biển, người ta đã nhận rõ hai quần đảo riêng biệt
mang tên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hay Paracels và Spraly theo các bản
đồ nước ngoài).
1. Quần đảo Hoàng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. Quần đảo này nằm
trong khoảng vĩ độ 15o45' đến 17o15’ Bắc, kinh độ 111o đến 113o Đông, trên
đường vào Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn hơn 120 hải lý, cách hòn đảo ở gần đảo
Hải Nam (Trung Quốc) nhất 140 hải lý. Quần đảo do trên 30 hòn đảo, đá, cồn san
hô, bãi cát nằm rải rác trên một vùng biển rộng tử Tây sang Đông khoảng 100 hải
lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý hợp thành. Hoàng Sa chiếm một diện tích
biển khoảng 15.000 km2.
Quần đảo Hoàng Sa được chia thành hai nhóm: nhóm phía Đông (thường gọi là
nhóm Amphitrite theo tiếng Pháp) gồm 12 hòn đảo nhỏ và một số mỏm đá san hô
lớn nhất là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, rộng trên dưới 1,5 km2; nhóm phía Tây
(hay còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm) có các đảo như Hoàng Sa, Hữu Nhật và một số
cồn, vành đai san hô.
2. Quần đảo Trường Sa:

Huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa nằm ở phía Đông - Nam của Việt
Nam trong khoảng vĩ độ từ 6o50' đến 12o Bắc và kinh độ từ 111o30' đến 117o201
Đông với hơn một trăm đảo, đá cồn và bãi san hô nằm rải trên một vùng biển rộng
từ Tây sang Đông khoảng 350 hải lý và từ Bắc xuống Nam khoảng trên 360 hải lý.
Quần đảo này chiếm khoảng 160 nghìn ki-lô-mét vuông biển. Hòn đảo gần đất liền
nhất là đảo Trường Sa (nay là thị trấn Trường Sa) cách Vịnh Cam Ranh 250 hải lý,
cách hòn đảo ở gần đảo Hải Nam nhất 600 hải lý và cách Đài Loan 900 hải lý. Đảo
lớn nhất của quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6 km2.
3. Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường sa
Hai quần đảo có vị trí hết sức quan trọng đối với đất nước ta. Trước hết, hai quần
đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất
của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam,
Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn Đông của đất nước,
cũng như các vùng biển và bờ biển của Việt Nam. Về mặt kinh tế hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản
phóng phú và đa dạng, đặt biệt là nguồn tài nguyên đầu khí.
Câu hỏi 20: Nhà nước nào đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước tiên?
Trả lời:
Theo nhiều tài liệu trong và ngoài nước (các bản đồ cổ, tài liệu về lịch sử, địa lý
thời xưa, v.v ) thì Việt Namlà nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời xưa hai quần đảo này thường được
gọi chung dưới cái tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường
Sa.
Trong bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em nhà Van Lang ren người
Hà Lan in năm 1595 cũng như bản đồ ''Inđiae Orientalis'' của nhà hàng hải Mecato
in năm 1633, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện như một dải liền
nhau, có hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc theo hướng bờ biển miền Trung Việt Nam.
Theo nhiều bản đồ Việt Nam thời xưa như Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ vẽ năm
1774, Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào khoảng năm 1838, hai quần đảo này đều

được thể hiện là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Các sách địa lý cổ của Việt Nam như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ
Bá biên soạn trong khoảng năm 1630 - 1635, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết
năm 1776 hay Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý do nhà Nguyễn biên soạn
đều có những ghi chép rất rõ ràng về Trường Sa và Hoàng Sa hay Bãi Cát Vàng
thời xưa. Bên cạnh đó nhiều sách về địa lý, hàng hải, v.v do các giáo sĩ hay những
nhà thám hiểm phương Tây biên soạn thời xưa đều có nhắc đến hai quần đảo như
một phần lãnh thổ của Vương quốc An Nam. Đó là những cuốn Hồi ký về nước
Cochinchine của Chaigneau viết năm 1820, Ghi chép về Cochinchina do linh mục
Taberđ biên soạn, hay Thế giới và Mô tả, mô tả các dân tộc: Nhật, Đông Dương,
Xây-lan xuất bản năm 1850 của tác giả Jancigny,v.v.
Câu hỏi 21: Với tư cách là người làm chủ, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã
tiến hành khảo sát và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế
nào?
Trả lời:
Những cuộc khảo sát và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha
ông ta đã được các tài liệu cổ ghi chép lại rất chi tiết.
Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, bộ sử về nhà Nguyễn trong những năm
1821 - 1848, các vua triều Nguyễn là Gia Long và Minh Mệnh đã cử thủy quân
đến hai quần đảo để tiến hành khảo sát, đo đạc vẽ bản đồ. Kết quả của những
chuyến đi này cũng được các sách xưa ghi lai đầy đủ. Điều đáng ngạc nhiên là
những đo đạc, tính toán của cha ông ta ngày xưa, khi mà khoa học - kỹ thuật chưa
phát triển như bây giờ đều trùng khớp với nhưng số liệu bây giờ. Thời đó, Bãi Cát
Vàng được mô tả là có khoảng trên 130 hòn đảo, ngày nay chúng ta đã xác định
được quần đảo Hoàng Sa có khoảng trên 30 hòn đảo và quần đảo Trường Sa gồm
khoảng 100 hòn.
Các sách xưa cũng ghi lai cách tổ chức, hoạt động của các đội Hoàng Sa được lập
ra đước thời nhà Nguyễn với mục đích chuyên đi khai thác hai quần đảo. Ví dụ
như theo Phủ biên tạp lục, họ nhà Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa, mỗi năm ra các
đảo thuộc hai quần đảo để lấy hóa vật của các tàu bị đắm như gươm, bạc vụn tiền

bạc, vòng bạc, đồ đồng,. . .và kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc
hoa đem về nộp. Hay Đại Namthực lục tiền biên chép: ''Hồi đầu đựng nước, đặt đội
Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào hàng năm đến tháng ba đi
thuyền ra đảo, độ ba ngày ba đêm thì đến, thu lươm hóa vật đến tháng tám thì trở
về nộp''.
Câu hỏi 22: Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang tranh chấp chủ
quyền hai quần dào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam?
Trả lời:
Đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Namvà đã
chiếm đóng trái phép quần đảo này từ năm 1974. Với quần đảo Trường Sa, hiện có
5 nước, 6 bên tham gia tranh chấp. Ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc (và Đài
Loan), Malaysia, Philippine và Brunei tham gia tranh chấp.
Trung Quốc:Trung Quốc hiện đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một
phần của quần đảo Trường Sa. Đài Loan, Trung Quốc hiện đang chiếm đóng đảo
Ba Bình, đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Chính quyền Đài Loan cũng có
yêu sách chủ quyền với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Philipin:Philipin hiện đang chiếm giữ 8 hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. Theo
Sắc lệnh ngày 11 tháng 6 năm 1978 do tổng thống Marcos ban hành, Philipin coi
toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là thuộc lãnh thổ của Philipin và
đặt thành một đơn vị hành chính mang tên Kalayan thuộc tỉnh Palavan.
Malaysia:Malaysia là nước thể hiện yêu sách của mình muộn hơn cả. Năm 1982,
Malaysiabắt đầu cho quân đội ra chiếm đảo Hoa Lau và đến nay họ đang chiếm
đóng 5 đảo đá.
Bên cạnh đó, Vương quốc Brunei năm 1984 cũng thiết lập một vùng đánh cá bao
gồm cả một bãi đá (Louisa Reef) nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.
Câu 25: Theo Luật quốc tế hiện đại, anh/chị cho biết văn bản nào của quốc tế
và Việt Nam điều chỉnh về ký kết điều ước quốc tế? cho biết sự khác biệt giữa
trình tự thủ tục ký kết điều ước quốc tế song phương và đa phương? Nếu điều
ước quốc tế quy định không cho rút khỏi, thì thành viên chính thức của văn
kiện có đựơc quyền rút khỏi hay không? tại sao? (1điểm)

- Công ước Vienna 1969 về Luật điều ước quốc tế; Luật Ký kết, thực hiện và gia
nhập Điều ước quốc tế của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006;
- Sự khác biệt giữa trình tự thủ tục ký kết điều ước quốc tế song phương và đa
phương chủ yếu là thủ tục bảo lưu và gia nhập;
- Thành viên chính thức của văn kiện có đựơc quyền rút khỏi với điều kiện xảy ra
như sau:
+ Khi một bên nào đó chỉ hưởng quyền, nhưng không thực hiện nghĩa vụ của
mình; hoặc
+ Khi một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản trong điều ước;
hoặc
+ Do sự thay đổi của hoàn cảnh, có biến cố bất thường dẫn đến việc không thể thực
hiện được điều ước.
Câu 26: Anh/chị cho biết cách xác định nội thuỷ và lãnh hải của quốc gia ven
biển? Trong điều kiện bình thường, tàu biển có được quyền “qua lại không
gây hại” trên phần nội thuỷ và lãnh hải của quốc gia ven biển không? (1điểm)
- Nội thủy là vùng nước phía bên trong đường cơ sở, phía ngoài giáp với lãnh hải
và phía trong giáp bờ biển, do quốc gia tự tuyên bố trên cở sở thông lệ quốc tế.
Luật biển quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều xác định tính chất chủ quyền
hoàn toàn và tuyệt đối cho vùng nước nội thủy, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
cũng như không phận phía trên vùng nước nội thủy. Trong mọi trường hợp tàu
biển muốn qua lại phải được phép của quốc gia ven biển mới có thể được quyền
qua lại ở vùng này.
- Lãnh hải là vùng biển rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở, việc xác
định bề rộng thực tế và ranh giới ngoài của lảnh hải phụ thuộc vào việc vạch
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn
và đầy đủ của quốc gia ven biển, chủ quyền cũng bao trùm vùng trời phía trên,
phần đáy và vùng đất dưới đáy của phần lãnh hải. Luật quốc tế quy định trong điều
kiện bình thường tàu biển được quyền qua lại không gây hại ở vùng này mà không
cần xin phép quốc gia ven biển (Công ước Luật biển 1982).
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ

LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
Quyền bào chữa và quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một trong những
quyền cơ bản của công dân trong nhà nước pháp quyền; công dân có thể tự bào
chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Xuất phát từ nhu cầu đó, pháp
luật Luật sư và nghề luật sư đã hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm ở
nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, pháp luật luật sư và nghề luật sư đã tồn tại từ trước Cách mạng Tháng
tám với sắc lệnh ngày 25/5/1930 của thực dân Pháp về việc tổ chức Hội đồng luật
sư ở Hà Nội và Sài Gòn.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp
được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới
đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10.10.1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh số
46/SL ngày 10.10.1945 duy trì tổ chức luật sư cũ trong đó có sự vận dụng linh hoạt
các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và
chính thể dân chủ cộng hoà. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm
1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân.
Điều 67 của Hiến Pháp quy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc
mượn luật sư” (Điều 67 của Hiến pháp năm 1946).
Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền bào chữa trước
Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong
Hiến pháp. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18.6.1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể
nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Để cụ thể hóa Sắc
lệnh 69/SL ngày 18.6.1949, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 01/NĐ-VY
ngày 12.01.1950 quy định về bào chữa viên. Chế định bào chữa viên được hình
thành là một chế định phù hợp với điều kiện của nước ta khi đó, thể hiện sự coi
trọng, quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến việc thực thi quyền bào chữa nói
riêng và việc xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ của chế độ mới. Thực
hiện quy định của pháp luật về bào chữa viên, trong suốt thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa tiếp theo, đội ngũ
bào chữa viên đã được hình thành và ngày càng phát triển.
Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà năm 1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo
đảm"; Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc
khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ
chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xây dựng văn bản
pháp luật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tục được củng cố và phát
triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức. Ngày 31.10.1983 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số
691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện
làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành
lập một Đoàn bào chữa viên, riêng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thì
thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật sư đã được công nhận trước
đây và các bào chữa viên. Thực hiện Thông tư số 691/QLTPK, đến cuối năm 1987,
trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên.
Từ sau ngày giải phóng, miền Nam, thống nhất đất nước đến những năm nửa đầu
thập niên 80 của thế kỷ XX. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV năm 1986
đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời kỳ đổi mới. Đường lối
đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng đến mọi mặt hoạt động trong xã
hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo
hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong đó có việc tăng cường bảo đảm quyền
bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Toà án và các
cơ quan tố tụng khác.
Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày 18.12.1987. Có
thể nói, Pháp lệnh tổ chức luật sư là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịh sử trong việc
khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta

trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư,
chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư. Pháp lệnh cũng đã
quy định về việc tổ chức các Đoàn luật sư ở các tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung
ương. Thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Đoàn luật sư; đội ngũ luật sư trong
cả nước đã đạt tới con số hàng ngàn luật sư. Riêng các Đoàn luật sư Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh số luật sư đã lên đến hàng trăm luật sư. Hoạt động luật sư
cũng có bước phát triển đáng kể. Ngoài việc tăng cường một bước về số lượng và
chất lượng tham gia tố tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, dân sự, các luật sư
đã từng bước mở rộng hoạt động hành nghề sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực
hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Sau hơn 10 năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ IV, công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã
thu được những thành tựu to lớn và quan trọng. Từ nửa cuối thập niên 90, đất nước
ta bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy
mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc, ở mức độ cao
hơn. Cùng với những chủ trương đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, Đảng và Nhà nước
ta đã đồng thời đề ra và thực thi những chủ trương, biện pháp cải cách mạnh mẽ về
tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới
tổ chức, hoạt động lập pháp, cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính,
cải cách tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy
quá trình hội nhập của đất nước.
Trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được
ban hành. Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức
và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội
ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề
nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật
sư ở Việt Nam. Với nội dung tiến bộ, phù hợp với yêu cầu khách quan, Pháp lệnh
luật sư năm 2001 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp
lệnh, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, cũng

trong 5 năm đó các luật sư đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn
phòng luật sư, các công ty luật hợp danh. Các Đoàn luật sư được xây dựng lại và
củng cố để làm đúng chức năng của tổ chức xã hội nghề nghiệp tự quản của các
luật sư. Hoạt động hành nghề của luật sư cũng được tăng lên đáng kể về phạm vi
và chất lượng. Trong tham gia tố tụng, nhiều luật sư đã bắt đầu làm quen và dần
khẳng định trình độ chuyên môn và bản lĩnh khi tham gia tranh tụng tại phiên toà.
Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư cũng đã có bước phát triển đáng kể, đặc biệt
hoạt động tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương
mại đã ngày càng mở rộng về phạm vi, nâng cao về chất lượng dịch vụ. Đã bước
đầu hình thành đội ngũ luật sư giỏi trong tham gia tố tụng và trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với những
bước tiến trong quá trình chuyên nghiệp hoá nghề luật sư, các luật sư Việt Nam
cũng đã bước những bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình mở rộng quan hệ
với các tổ chức luật sư nước ngoài và quốc tế. Bên cạnh hoạt động phối hợp với
các tổ chức luật sư, luật sư nước ngoài tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm về nghề
nghiệp, một số Đoàn luật sư đã tham gia các tổ chức luật sư quốc tế với tư cách là
thành viên bình đẳng.
Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm 2001 là văn bản mở đầu cho quá trình chuyên
nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam, đã tạo một bộ mặt
mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sư ở nước ta.
Trong những năm đầu của thiên niên kỷ XXI, cùng với bước phát triển và những
yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hoá, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của
nước ta đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan
trọng mang tính chất đột phá. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
(WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức mới to lớn cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó
có nhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng
với cơ chế vận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Tổ
chức, hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động luật sư nói riêng cũng nằm trong
bối cảnh chung đó. Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban thành

một số lượng lớn các đạo luật mới hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp,
trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29.6.2006 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01.01.2007.
Luật Luật sư được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở
pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính
chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế
giới. Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức xã hội
nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương bao gồm Tổ chức luật sư toàn quốc và các Đoàn luật sư. Với quy định này,
Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý nâng cao vai trò tự quản của nghề luật sư.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ luật sư Việt Nam đã vượt
qua khó khăn, thử thách, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Chặng đường phát triển tiếp theo đã được mở ra, nhiều cơ hội và thuận lợi, song
cũng không ít khó khăn, thử thách đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vượt qua.
Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc đề ra được phương hướng củng cố, hoàn thiện
và phát triển đáp ứng yêu cầu và hoà nhập với sự nghiệp phát triển của đất nước.
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở
VIỆN NAM .
1. Thực trạng pháp luật luật sư về tổ chức và hoạt động.
Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành là cơ sở pháp lý hình thành và
mở ra triển vọng phát triển đội ngũ luật sư ở nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian
này, số lượng luật sư trong cả nước tăng chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã
hội ngày càng phát triển.
Sau khi Pháp lệnh luật sư và Luật Luật sư được ban hành, số lượng Luật sư tăng
lên đáng kể cụ thể tính đến ngày 31.5.2005 có 1.883 Luật sư và 1.535 Luật sư tập
sự, đến hết tháng 6 năm 2008 tăng lên đến gần 4.200 Luật sư và 2.000 người tập sự
hành nghề Luật sư.
Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng luật sư cũng từng bước được nâng
lên. Trước hết, về tiêu chuẩn luật sư, Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư đã
đặc biệt chú trọng nâng cao tiêu chuẩn về chuẩn chuyên môn, về phẩm chất đạo

đức đối với Luật sư. Đồng thời, theo hướng “chuyên nghiệp hoá” đội ngũ luật sư,
Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định cán bộ, công chức không được
hành nghề luật sư.
Có thể nói, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ Luật sư đã được
nâng lên đáng kể, về cơ bản đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho
khách hàng. Trong số những người đã qua đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã
tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên
có hiểu biết về pháp luật quốc tế và thông thạo ngoại ngữ. Một số luật sư Việt Nam
đã theo học các khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và được công nhận là luật
sư của nước sở tại (Mỹ, Úc, Pháp).
Tuy nhiên, đội ngũ luật sư nước ta còn một số hạn chế sau đây:
- Số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta trung
bình là 1 luật sư/20.700 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1526,
Singapore là 1/1000, Nhật Bản là 1/4546, Pháp là 1/1000, Mỹ là 1/250. Mặt khác,
số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa
đồng bằng và miền núi, trung du.
Với số lượng luật sư ở nước ta hiện nay. Việc không đủ luật sư tham các vụ án
hình sự là tất yếu và đã làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa
của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến chất lượng giải
quyết vụ án. Đội ngũ luật sư tư vấn cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại còn thiếu trầm trọng.
- Chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế. Gần một nửa số lượng luật sư
hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Hiệu quả
tham gia tố tụng của luật sư vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại
phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm
trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh
luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư còn có thái độ ứng xử
nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội
ngũ luật sư.

- Về mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề, đa số luật sư ở nước ta hành nghề
trong tất cả các lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng
và các dịch vụ pháp lý khác. Tuy số lượng luật sư ở nước ta trong những năm gần
đây tăng lên đáng kể, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư chuyên
sâu về những lĩnh vực khác nhau. Các luật sư chủ yếu hành nghề trong hai lĩnh vực
dân sự và hình sự. Trong các lĩnh vực pháp luật khác như hành chính, lao động,
kinh tế…tỷ lệ vụ việc mà các luật sư tham gia tương đối thấp.
Đội ngũ luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (sở
hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc
tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế…) còn đang trong quá trình hình
thành. Do vậy, trong thời gian qua, đối với phần lớn các vụ tranh chấp thương mại
quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm
đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Đa số luật sư Việt Nam hiện nay tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật
sư và các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hành nghề luật sư. Tuy
nhiên, việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn
chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá
nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống. Trên thực tế, vẫn còn một số luật
sư quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
luật sư, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
2. Về hoạt động hành nghề của luật sư.
Hoạt động hành nghề của luật sư vào những năm đầu phát triển chỉ mới tập trung
vào hoạt động tham gia tố tụng tại Toà án. Hoạt động tư vấn pháp luật cho công
dân và tổ chức chưa được đẩy mạnh trong hầu hết các Đoàn luật sư, thậm chí có
Đoàn luật sư trên thực tế chưa tổ chức thực hiện hình thức giúp đỡ pháp lý quan
trọng này.
Sau khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 và đặc biệt sau khi Luật Luật sư được ban
hành, hoạt động hành nghề luật sư có những bước chuyển biến rõ rệt. Theo quy
định của Pháp lệnh luật sư thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố

tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật Luật sư đã mở
rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài
tố tụng cho khách hàng. Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông
thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của
luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.
Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Trong
thời gian qua, các luật sư đã tham gia giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Vai trò của
luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Xuất
phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến
hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia
bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Đặc
biệt sau khi Nghị Quyết số 08/NQ-TW ngày 02.01.2002 của Bộ chính trị đã nêu
rõ: "Khi xét xử, các toà án việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào
kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ,
ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo
điều kiện để luật sư tham gia cào quá trình tố tụng ", thì vai trò của luật sư trong
quá trình tham gia tố tụng đã được nâng lên một bước. Nhiều cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát đã tạo điểu kiện cho luật sư tham gia vào quá trình tố tụng được
thuận lợi hơn. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm
và coi trọng.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã góp
phần bảo đảm thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, một
trong những yêu cầu trọng tâm của cải cách tư pháp. Việc tham gia tố tụng của các
luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các
đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa
những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều
kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các luật sư đã
mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại. Trong

lĩnh vực tư vấn về pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là
mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các
doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc
biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ
thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài Có nhiều luật sư đã tham gia tư vấn
cho những hợp đồng thương mại, những dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được
khách hàng trong nước và nước ngoài tin tưởng. Nhiều luật sư làm việc cho các tập
đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, tại các khu công nghiệp tập trung và là
cộng sự của hãng luật nổi tiếng nước ngoài trong việc trợ giúp phía Việt Nam
trong một số vụ kiện lớn, như vụ kiện phá giá cá basa tại Uỷ ban thương mại quốc
tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế xã hội còn thấp và
tính không đồng bộ trong đào tạo nghề luật sư với nhu cầu thực tế nên hoạt động tư
vấn pháp luật của các luật sư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của xã hội. Chúng ta chưa phát huy được các lợi thế để có thể cạnh tranh về lĩnh
vực tư vấn pháp luật quốc tế và thương mại với các luật sư nước ngoài ngay trên
lãnh thổ Việt nam. Vì vậy, trong thời gian tới, một yêu cầu bức xúc đặt ra đối với
đội ngũ luật sư Việt Nam là phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về kiến thức
pháp luật, kỹ năng hành nghề, ngoại ngữ để nâng cao chất lượng hành nghề, đáp
ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Ngoài lĩnh vực tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật thì các dịch vụ pháp lý khác
mà phổ biến là giúp cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục pháp lý như thủ tục
thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng bất động sản, xuất nhập cảnh v.v… cũng
đã được các luật sư quan tâm và đang có chiều hướng phát triển, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng còn rất mới mẻ đối
với các luật sư và hiện nay chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, gần đây đã có những
tổ chức hành nghề luật sư và luật sư đại diện cho khách hàng trong các giao dịch
kinh doanh, thương mại có kết quả được khách hàng tín nhiệm.
Các luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người

nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không
chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư đối với xã hội mà
còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý.
Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý cho hàng chục nghìn
vụ việc, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người
nghèo, người thuộc diện chính sách.
Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, nhưng hoạt động của luật sư thời gian qua
đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức,
đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và
các đương sự khác, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3. Về tổ chức luật sư và quản lý luật sư.
Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà
nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, Đoàn
luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp đại diện, bảo vệ quyền lợi của các luật sư;
quản lý hoạt động nghề nghiệp của các luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật và
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho các luật sư
Trong thời gian qua, công tác của các Đoàn luật sư đối với luật sư và hành nghề
luật sư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, các Đoàn luật sư đã thực hiện tương đối tốt công tác giám sát, kiểm tra việc
tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều
lệ Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn
và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp luật sư vi phạm.
Một số Đoàn luật sư đã tổ chức các hội thảo chuyên đề cho luật sư, đặc biệt là tổ
chức rút kinh nghiệm đối với luật sư trong các vụ án lớn có tính chất trọng điểm
mà luật sư tham gia theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị để
đánh giá những mặt được và chưa được, tích cực và hạn chế về quan điểm bào
chữa, kiến thức pháp luật, kỹ năng tham gia tranh tụng, phong cách, văn hoá ứng
xử của luật sư.
Các Đoàn luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham gia

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư vấn
miễn phí, bào chữa miễn phí. Một số Đoàn luật sư đã kịp thời phản ánh những tâm
tư, nguyện vọng của luật sư, đề xuất, kiến nghị với cơ quan Đảng và Nhà nước về
cơ chế, chính sách phát triển nghề luật sư, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc liên quan đến tổ chức, hoạt động luật sư.
Về công tác tự quản của tổ chức luật sư, cũng cần nói đến vai trò của các tổ chức
hành nghề luật sư. Sau 4 năm thi hành Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã có 803 tổ
chức hành nghề luật sư được thành lập và đến nay, trên cả nước đã có gần 1.500 tổ
chức hành nghề luật sư, bao gồm các văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh,
công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Các tổ chức hành nghề luật sư cũng đang từng
bước phát triển về chất. Quy mô của tổ chức hành nghề luật sư ngày càng lớn hơn,
đã có những văn phòng luật sư, công ty luật có tới vài chục luật sư. Việc tổ chức,
điều hành văn phòng luật sư, công ty luật cũng được cải tiến, tiếp cận gần hơn với
cách tổ chức, điều hành tiên tiến, hiện đại của các công ty luật ở các nước trên thế
giới. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng
cho cá nhân, tổ chức nước ngoài, tham gia giải quyết tranh chấp lớn có yếu tố nước
ngoài. Một số công ty luật đã có nhu cầu, khả năng và trong thực tế đã thuê luật sư
nước ngoài làm việc cho công ty mình. Tuy nhiên, nhìn chung các tổ chức hành
nghề luật sư ở nước ta hiện nay đa phần chỉ là các văn phòng luật sư với quy mô
rất nhỏ. Một số công ty luật có quy mô lớn hơn, nhưng cũng chưa có công ty luật
nào đạt tới quy mô trên 100 luật sư. So với các nước trong khu vực và đặc biệt là
các nước tiên tiến trên thế giới, quy mô các tổ chức hành nghề luật sư của nước ta
còn rất nhỏ bé, khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý còn khiêm tốn.
Tổ chức hành nghề luật sư đại diện cho các luật sư của tổ chức mình trong các giao
dịch với khách hàng. Luật sư thực hiện công việc theo sự phân công của tổ chức
hành nghề; ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và thu thù lao từ khách hàng thông qua tổ
chức hành nghề mà mình hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư chịu trách nhiệm
trước khách hàng trong trường hợp luật sư của Văn phòng gây thiệt hại cho khách
hàng. Chất lượng dịch vụ và uy tín của luật sư chính là chất lượng dịch vụ và uy tín
của tổ chức hành nghề luật sư. Chính vì vậy, các tổ chức hành nghề luật sư phải là

tổ chức quan tâm đầu tiên đến chất lượng hoạt động luật sư, đến việc bồi dưỡng về
chuyên môn, bồi dưỡng, giáo dục và giám sát về đạo đức nghề nghiệp đối với luật
sư của tổ chức mình. Trong thời gian qua, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã
làm tốt công việc giáo dục, giám sát luật sư trong việc tuân theo pháp luật, quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, một số tổ chức hành nghề
luật sư chưa thực sự quan tâm đến công việc này, đồng thời có biểu hiện lỏng lẻo
trong việc quản lý các luật sư của tổ chức mình, để xảy ra hiện tượng luật sư vi
phạm pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức không biết hoặc bỏ qua.
Trong công tác quản lý luật sư, không thể thiếu sự phối hợp giữa Đoàn luật sư và
cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về hành nghề luật
sư với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được
quy định tại Pháp lệnh luât sư năm 2001. Luật Luật sư cũng quy định và làm rõ
hơn nguyên tắc này. Việc kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức
luật sư đã được thể hiện ngay từ quy định về điều kiện hành nghề luật sư; theo đó,
một người muốn hành nghề luật sư thì phải có Chứng chỉ hành nghề do cơ quan
nhà nước cấp và phải gia nhập Đoàn luật sư. Để bảo đảm và nâng cao chất lượng
công tác quản lý của Đoàn luật sư đối với các luật sư, Pháp lệnh luật sư, Luật Luật
sư đã tăng cường đáng kể quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn luật sư. Ngoài việc
đại diện, bảo vệ quyền lợi của các luật sư; Đoàn luật sư còn có vai trò rất quan
trọng trong quản lý hoạt động nghề nghiệp của các luật sư.
Trong thời gian qua việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát
huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư đã đạt được những
kết quả nhất định, góp phần phát triển số lượng luật sư, nâng cao chất lượng hành
nghề luật sư, duy trì việc tuân theo pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của
luật sư theo đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LUẬT SƯ VÀ HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM.
1. Phương hướng hoàn thiện Pháp luật Luật sư.
Chúng ta đã biết, sứ mệnh của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã
hội. Hoạt động của luật sư có mối quan hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ

cho hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư còn là phương tiện hữu hiệu giúp
cho cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với vị trí,
vai trò quan trọng của luật sư trong xã hội nói chung, trong hoạt động tư pháp nói
riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phát triển tổ chức và hoạt động luật sư.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu
rõ: "Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư…phù hợp với chủ
trương xã hội hoá, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức
nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong
tố tụng”. Nghị quyết 08 NQ/TƯ ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã đặc biệt quan tâm
đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm
hoạt động của luật sư trong tố tụng. Nghị quyết đã nêu rõ: “ nâng cao chất lượng
công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư,
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”; “các cơ quan tư pháp có
trách nhiệm để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi cung bị can,
nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà…”. Đặc biệt Nghị quyết
số 49/NQ-TW ngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp
đến năm 2020 đã chỉ rõ định hướng chiến lược phát triển nghề luật sư ở nước ta là
"Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt
việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật
sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật
sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức hành nghề luật sư đối với thành viên của
mình". Nghề luật sư ở nước ta đang đứng trước vận hội mới với những triển vọng
to lớn. Những nội dung cải cách tư pháp đang được triển khai theo chiều sâu với
quyết tâm mạnh mẽ hơn là điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia sớm hơn, thực
chất hơn vào quá trình giải quyết các vụ án, đặc biệt là trong việc tranh tụng tại
phiên toà. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu sử dụng dịch vụ
pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là của doanh nghiệp cũng gia tăng

nhanh chóng; số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn;
phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng được mở rộng. Quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế cũng tạo nhiều cơ hội cho luật sư phát triển quan hệ hợp tác,
giao lưu với các đối tác nước ngoài.
2. Phương hướng pháp triển nghề Luật sư ở Việt Nam.
Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra
nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính
trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn". Việc phát triển số lượng luật sư đủ đáp ứng
nhu cầu của xã hội là yêu cầu thường xuyên và lâu dài. Để đạt được mục tiêu này,
cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi
người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của
nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia
hành nghề luật sư.
- Có quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển số lượng luật sư phù hợp với nhu cầu
của xã hội. Đối với các thành phố lớn, một mặt đáp ứng được nhu cầu của những
người có đủ điều kiện và có nguyện vọng gia nhập Đoàn luật sư, mặt khác bảo đảm
điều kiện và chất lượng tập sự, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Đoàn luật sư đối
với đội ngũ luật sư tập sự của Đoàn. Đối với những địa phương có khó khăn về
nguồn bổ sung luật sư, cần có các biện pháp chủ động phát hiện, động viên những
người có đủ điều kiện, đang sinh sống tại địa phương gia nhập Đoàn luật sư.
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư cả về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm
chất đạo đức là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Trước mắt, cần có những biện
pháp khắc phục những yếu kém, những "lỗ hổng" về chuyên môn, những biểu hiện
trái với đạo đức nghề nghiệp luật sư trong đội ngũ luật sư. Về lâu dài, chúng ta
phải phấn đấu xây dựng đội ngũ luật sư Việt Nam có trình độ ngang tầm với luật
sư khu vực và thế giới, trong đó có luật sư "tầm cỡ" quốc tế về tranh tụng và tư vấn
trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta
cần xúc tiến một số việc sau đây:
- Cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư,

nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực
hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng
dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật
sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến
thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia
hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề. Liên đoàn luật sư cần quan
tâm đến việc hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Quy chế tập sự hành nghề luật
sư.
- Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho
các luật sư cũng như tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư và
thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho
đội ngũ luật sư. Liên đoàn luật sư cần lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng có
chất lượng và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện.
- Có phương hướng và biện pháp xây dựng đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu,
đặc biệt phát triển đội ngũ luật sư chuyên hành nghề trong lĩnh vực đầu tư thương
mại quốc tế đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư và nâng cao vai trò của tổ chức hành nghề
luật sư trong việc quản lý luật sư và nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của luật
sư.
Cần tiếp tục phát triển các tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu và điều
kiện của từng địa phương. Đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá, quy mô hoá các
tổ chức hành nghề luật sư. Phấn đấu trong khoảng 5 năm tới có một số tổ chức
hành nghề luật sư lớn với trên dưới 100 luật sư, đủ khả năng tham gia cung cấp
dịch vụ pháp lý tầm cỡ quốc tế.
Tổ chức hành nghề luật sư là nơi luật sư hành nghề thường xuyên, vì vậy trong
công tác quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải tăng cường kiểm tra, giám
sát các luật sư trong việc tuân theo đạo đức nghề nghiệp, giám sát chặt chẽ về quá
trình tập sự hành nghề luật sư của những người tập sự; đồng thời tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các luật sư tại tổ chức mình. Các tổ chức hành
nghề luật sư phải tiếp tục nâng cao trình độ, tạo một bước chuyển biến quan trọng

về chất lượng hành nghề luật sư. Có kế hoạch, biện pháp khắc phục những nhược
điểm, những yếu kém về chuyên môn, tiêu cực về đạo đức nghề nghiệp, đồng thời
phát huy những ưu điểm, mặt tích cực của luật sư trong hoạt động tham gia tố
tụng. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư theo hướng nâng cao chất
lượng tư vấn, mở rộng phạm vi nội dung và đối tượng tư vấn, đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh, thương mại trong nước và quốc tế. Các tổ chức hành nghề luật sư
cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp cho các luật sư; nghiên cứu xây dựng chuẩn mực về văn hoá tranh
tụng và văn hoá ứng xử nói chung của luật sư.
__________________
Nghề luật và nghề luật sư
Rất nhiều người tự hào giới thiệu mình làm nghề luật. Khi nghĩ suy về nghề luật
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chúng ta cần xác định rõ nghề luật là gì?
1. Nghề luật
Ở nghĩa rộng nhất, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đến thẩm
phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên…
Thẩm phán được hiểu là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh
Nhà nước để xét xử các vụ án. Thẩm phán - ở nghĩa lý tưởng được hiểu là người
được quyền ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng cho mọi người, cứu
người vô tội và trừng phạt kẻ ác.
Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (ở nước ngoài thường được gọi là
công tố viên). Họ được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh
bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố người phạm tội.
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật
của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
chức. Luật sư là những người hành nghề trong Văn phòng hoặc Công ty luật. Thu
nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả.
Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có quyền xác nhận
tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng
Nếu hiểu nghề luật như là nghề kiếm sống có liên quan đến luật, có thể kể ra nhiều

công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: chấp hành viên, điều tra viên, giám
định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên
cứu pháp luật trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan
hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên
cứu . Ở nghĩa rộng, chúng ta thấy nghề luật thật phong phú và đa dạng và trong
xã hội pháp quyền, tất cả các nghề luạt đều cần được tôn vinh một cách xứng đáng.
2. Nghề luật sư
Ở nghĩa hẹp hơn, nói đến nghề luật là chúng ta nói đến nghề luật sư. Nghề luật sư
là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của
nghề luật.
Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu
cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn
phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của
nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là
kỹ năng tranh tụng của luật sư.
Trong suy nghĩ của chúng ta, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính
chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.
i) Tính chất trợ giúp: Do sự phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn
tinh thần, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người rơi
vào vị thế thấp kém so với mặc bằng xã hội như người nghèo, người già đơn côi,
người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Những người ở vào
vị thế thấp kém này thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật và rất cần
sự giúp đỡ, bênh vực của những người khác và đặc biệt cần sự trợ giúp hoàn toàn
vô tư, không vụ lợi của luật sư.
Ở thời kỳ cổ đại, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức
hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”. Ngày nay, xã hội loài người đã
phát triển nhưng ở nhiều nước, ở nhiều địa phương vẫn tồn tại những người ở vào
vị thế thấp kém, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sụ đối xử bất công. Hoạt động trợ giúp của
luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo
lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.

ii) Tính chất hướng dẫn: Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông
hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định
của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải hiểu sâu
rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.
Mọi người hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân hoặc gia đình
có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động
của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng
dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự
tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.
iii) Tính chất phản biện: Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư là những
biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho
là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.
Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực
tố tụng, đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự
hiện hành quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp
luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt
pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Phản biện là phải dựa trên sự thông hiểu tường tận về pháp lý và đạo lý. Hoạt động
phản biện của luật sư là lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét
mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai…từ đó đề xuất
những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo vệ công lý.
Ở đây có thể có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp không phát biện ra điều gì sai,
không có cơ sở để phản biện thì luật sư sẽ làm gì?. Xin nêu một câu ngạn ngữ
phương Tây: “Luật sư chỉ giỏi khi gặp Công tố viên tồi”. Câu ngạn ngữ này có
nghĩa là khi người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật với những
nhận định và kết luận chuẩn xác thì không còn chỗ cho luật sư phản biện. Luật sư
không còn chỗ để phản biện, cũng giống như thầy thuốc không có bệnh nhân để
chữa thì thật là hạnh phúc.
Hoạt động của luật sư trong trường hợp này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến.

Việc chứng kiến của luật sư không phải là không quan trọng. Trong nhiều trường
hợp, sự hiện diện của luật sư là chỗ dựa tin cậy của bị can, bị cáo. Sự chứng kiến
của luật sư trong khi hỏi cung, khi đối chất, khi xét xử đảm bảo chắc chắn rằng
quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho bị can, bị cáo sẽ được bảo đảm.
Người phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng không thể bị tra tấn,
đánh đập, hành hạ về thể xác cũng như xúc phạm nhân phẩm. Sự có mặt của luật
sư là cần thiết bởi những người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của
cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp
của mình. Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới bíết".
Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Luật
sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phần bảo vệ công
lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết 08 của Bộ Chính
trị viết: “Các cơ quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào
quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh
luận dân chủ tại phiên toà…”
Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm
chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh,
tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt
động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội .
II.Nghề luật sư trong quá khứ
Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật. Có
thể nói luật gia đầu tiên xuất hiên trong xã hội chính là nhà lập pháp, người định ra
các quy phạm pháp luật. Sau đó là sự xuất hiện của các thẩm phán, người có nhiệm
vụ bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được tôn trọng và cũng là người quyết
dịnh hình phạt đối với người vi phạm các quy phạm pháp luật.
Lúc đầu, chứng cứ của hành vi vi phạm pháp luật chỉ dựa vào sự suy đoán hay
những lời thề thốt, thú nhận của các bên có liên quan. Việc bào chữa, biện hộ cho
các bên chưa được bảo đảm. Nghề luật sư xuất hiện, luật sư tham gia vào quá trình
xét xử, đảm bảo công việc bào chữa trong các phiên toà .
Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vào thế kỷ

V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án hình thành và
việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự
trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện
trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh
oan cho bạn bè hoặc người thân bị nhà cầm quyền bắt giam vô cớ và trừng phạt
một cách độc đoán dần phát triển.
Ở La Mã cổ đại, cũng với sự xuất hiện của pháp luật đã xuất hiện những mầm
mống của nghề luật sư. Pháp luật La mã cổ đại mang tính huyền bí, thần thánh và
việc áp dụng pháp luật gắn liền với lễ nghi tôn giáo. Trong phiên toà, có sự tham
gia của các nhà chuyên môn, người am hiểu pháp luật để nhắc lại những quy tắc,
quy định tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc vi phạm thủ tục tố tụng.
Trong xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyên sâu, am hiểu về pháp
luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp.
Hoạt động của các luật sư được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng
được nâng cao. Nghề luật sư được xem như một nghề vinh quang trong xã hội.
Sau khi Đế quốc La Mã tan rã, châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều
đại phong kiến phân quyền cát cứ. Tổ chức Toà án và chế độ luật sư ở các nước
được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo
và chế độ phong kiến.
Dưới chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện khắt
khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một số ít người xuất thân từ giai cấp bóc lột.
Từ xuất phát điểm của những người tự nguyện thực hiện việc bào chữa vì sự thật
và công lý, nghề luật sư dưới chế độ tư bản dần dần trở thành nghề tự do, nghề làm
vì tiền.
Ở Việt Nam, từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiến độc quyền trong hành
nghề luật sư. Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dân
Pháp tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho những người đã tốt nghiệp
luật khoa và đã tập sự 5 năm trong một Văn phòng biện hộ của luật sư thực thụ.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư. Quyền bào chữa của bị can, bị

cáo được ghi nhận ngay trong Sắc lệnh về Toà án ngày 13/9/1945 của Chủ tịch
Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. Do hoàn cảnh kháng chiến, một
số luật sư tham gia cách mạng, một số luật sư chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực
khác, nghề luật sư thời kỳ này hầu như không được chú trọng.
Sau hoà bình lập lại, để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiến pháp
1959 quy định, năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×