ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
NGÀNH KINH TẾ QUÓC TẾ
------
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
DI DÂN TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA TPHCM
VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2010 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TSKH.PHẠM ĐỨC CHÍNH
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO – 101061617
- TP.HCM, 7/2017 -
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……………………………………………………………..1
1. Cơ sở hình thành đề tài…………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….1
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….1
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu………………………………………1
5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu…………………………………………..1
6. Bố cục đề tài………………………………………………………………..1
PHẦN II: NỘI DUNG………………………………………………………….2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN………………………………...2
1.1. Di dân.....................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm..........................................................................................2
1.1.2. Các khái niệm liên quan...................................................................2
1.1.3. Phân loại di dân................................................................................2
1.2. Di dân tự do từ nông thôn ra thành thị....................................................3
1.2.1. Di dân tự do trong nội địa................................................................3
1.2.2. Mô hình Micheal về di dân từ nông thôn ra thành thị......................3
1.2.3. Nguyên nhân của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị.........4
1.3. Tác động của di dân tự do từ nông thôn ra thành thị...............................4
1.3.1. Ảnh hưởng tới nơi nhập cư..............................................................4
1.3.2. Ảnh hưởng tới nơi xuất cư...............................................................4
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA
TP.HỒCHÍ MINH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA
PHƯƠNG…………………...5
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM....................................5
2.1.1. Kinh tế.............................................................................................5
2.1.2. Xã hội...............................................................................................6
2.1.2.1. Giáo dục....................................................................................6
2.1.2.2. Y Tế...........................................................................................6
2.2. Thực trạng về di dân TPHCM giai đoạn 2010 – 2015............................6
2.2.1. Tổng quan thị trường lao động TPHCM..........................................6
2.2.2. Đặc điểm di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh.........................9
2.2.2.1. Đặc điểm về nơi xuất cư............................................................9
2.2.2.2. Cấu trúc người di cư................................................................10
2.3. Ngoại tác của quá trình di dân tự do đối với sự phát triển KT-XH, chất
lượng môi trường đô thị của TP.HCM và ở các vùng nông thôn.................10
2.3.1. Những ngoại tác tích cực...............................................................10
2.3.2. Những ngoại tác tiêu cực................................................................11
2.4. Chính sách của Nhà nước đối với vấn đề di dân từ nông thôn ra
TP.HCM.......................................................................................................11
2.4.1. Chính sách của nhà nước đối với nơi đến thành phố Hồ Chí Minh 11
2.4.2. Giải pháp Chính Phủ......................................................................12
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ DI DÂN TỰ DO……............13
3.1. Các giải pháp mang tính ngắn hạn........................................................13
3.2. Các giải pháp mang tính dài hạn...........................................................13
3.2.1. Chính sách cải thiện và phát triển đất đai.......................................13
3.2.2. Chính sách phân bố công nghiệp....................................................13
3.2.3. Chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình..................14
3.2.4. Xây dựng các đô thị vệ tinh...........................................................14
3.2.5. Chính sách trợ cấp phát triển cho khu vực nông thôn....................14
3.2.6. Chính sách phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng...................14
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………16
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Cơ sở hình thành đề tài
Dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phốlớn ngày càng mạnh mẽ với tốc độ
nhanh, quy mô lớn, nó đã và đang tác động không nhỏ đến mỗi gia đình và từng quốc
gia. Đây cũng là vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt, nhất là các đô thị lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng di dân
chứng tỏ cho thấy đây là một vấn đề rất được nhiều người quan tâm vì vậy nhóm
chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Di dân tự do từ nông thôn ra Thành phố Hồ Chí
Minh và chính sách của địa phương giai đoạn 2010 -2015” làm đề tài nghiên cứu
của nhóm.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu và tìm ra những ưu và
nhược điểm của di dân tự do. Từ đó nhằm nêu ra những giải pháp để khắc phục những
vấn đề mà di dân đã gây ra cho thành phố.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của di dân tự do đến phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình trạng nhập cư tự do vào Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập/so sánh số liệu dân cư ra vào trên địa bàn thành
phố qua các năm.Từ đó rút ra nhận định, đánh giá và giải pháp cho tình hình dân cư
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đưa ra bức tranh chung về tình trạng di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh, qua đó
giúp những nhà quản lý tương lai phần nào có những biện pháp để giải quyết những
mặt trái của vấn đề này.
6.Bố cục đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về di dân
Chương II: Thực trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành phố Hồ Chí Minh và chính
sách của địa phương
Chương III: Kiến nghị của nhóm
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN
1.1.Di dân
1.1.1 Khái niệm
Di dân (migration) hay còn gọi là sự di trú, là thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân
số hay đó là quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính – địa
lý nhất định.
Ngày nay, đã có rất nhiều các lý thuyết nghiên cứu về hiện tượng di dân. Di dân, hiểu
theo nghĩa rộng là sự dịch chuyển bất kỳ của con người trong một không gian và thời
gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Hiểu theo nghĩa
hẹp thì di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh
thổ khác.
1.1.2. Các khái niệm liên quan
Di dân gộp: là con số tổng cộng bao gồm cả những người đến và đi của một
vùng, nó đo lường toàn bộ dân số trong một cộng đồng dân cư.
Di dân tịnh (di dân ròng): là sự chênh lệch giữa quy mô dân cư chuyển đến và
quy mô dân cư chuyển đi. Di dân tịnh thường xảy ra hai tình huống: di dân tịnh
âm, di dân tịnh dương và ít khi xảy ra di dân tịnh không đổi.
Sự nhập cư (hay di dân vào): là quá trình di cư từ nơi nào khác đến nơi dự định
sinh sống. Đây là sự chuyển đến.
Sự xuất cư (hay di dân ra): là di cư từ nơi đang sinh sống sang vùng khác. Đây
là sự di chuyển.
Nơi gốc: là nơi mà từ đó người dân di chuyển đi.
Nơi đến: là nơi mà người di dân từ nơi khác di chuyển đến sinh sống.
1.1.3. Phân loại di dân
Theo khoảng cách, theo địa bàn nơi đến: di dân quốc tế và di dân nội địa.
Theo độ dài thời gian cư trú: Di dân lâu dài và di dân tạm thời. Ngoài ra còn có
di dân mùa vụ.
Theo đặc trưng di dân: di dân có tổ chức và di dân tự phát (di dân tự do)
1.2. Di dân tự do từ nông thôn ra thành thị
1.2.1. Di dân tự do trong nội địa
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
2
Di dân nội địa liên quan đến các cuộc chuyển đổi cư trú nằm trong phạm vi của một
quốc gia.
Di dân tự do được xem là dạng di dân không có tổ chức. Di dân tự do hoàn toàn do
người di dân quyết định. Đi đâu? Bao nhiêu người? Bao giờ đi? Nơi sinh sống như thế
nào.
Như vậy, di dân tự do trong nội địa là một dạng di dân không có tổ chức trong phạm
vi của một quốc gia.
1.2.2. Mô hình Micheal về di dân từ nông thôn ra thành thị
A
Q
wA
WA*
M
q'
WM
Z
q
E
WM*
M'
A'
OA
LA
LA*LM*
LM
OM
Khoảng thất nghiệp
Mô hình di dân ra thành thị của M.Torado
Trong đó:
OALA: việc làm khu vực nông nghiệp
OMLM: việc làm khu vực công nghiệp
OMLA – OMLM = LMLA: Khoảng người thất nghiệp
WMWA: Khoảng chênh lệch về lương
AA’: Đường cầu lao động trong nông nghiệp
MM’: Đường cầu lao động trong công nghiệp
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
3
Mô hình này giải thích hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị cao ở hầu hết các
nước đang phát triển là hợp lý xét từ quan điểm kinh tế. Điểm quan trọng là có mức
chênh lệch lớn giữa thu nhập ở khu vực công nghiệp hiện đại và thu nhập ở nông thôn.
1.2.3. Nguyên nhân của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị
Nguyên nhân kinh tế:lực đẩy từ nơi xuất cư: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm,
thu nhập thấp...; lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm có tính ổn định,
thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ...Các nghiên cứu cho thấy rằng: tiền lương,
thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp...đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết
định di cư của người dân.
Nguyên nhân phi kinh tế: vấn đề chất lượng cuộc sống, những người dân muốn
có cuộc sống tốt hơn, nơi có những tiện ích, các phương tiện giao thông, dịch
vụ, y tế, giáo dục, phương tiện thông tin giải trí phát triển...Vấn đề về phong
tục tập quán và các nhân tố xã hội cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ
nông thôn ra thành thị.
1.3. Tác động của di dân tự do từ nông thôn ra thành thị
1.3.1. Ảnh hưởng tới nơi nhập cư
Ngoại tác tích cực:Hình thành nguồn lao động dồi dào, đa dạng. Hình thành phong
cách sống năng động, tích cực. Đặc biệt, di dân còn làm đa dạng nền văn hoá đô thị.
Ngoại tác tiêu cực: Di dân tự do từ nông thôn ra thành thị là tăng quy mô dân cư và
thất nghiệp, gây ra nhiều tệ nạn xã hội.
1.3.2. Ảnh hưởng tới nơi xuất cư
Ngoại tác tích cực: Tăng thu nhập cho người thân ở quê, hình thành một đội ngũ lao
động có kinh nghiệm, lành nghề...
Ngoại tác tiêu cực: Gây thiếu hụt lao động cho các vùng nông thôn, làm biến động về
cấu trúc giới tính của dân cư, biến động môi trường văn hoá của vùng nông thôn...
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
4
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA
TP.HỒCHÍ MINH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM
2.1.1. Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6%
diện tích và 8,56% dân số Việt Nam, mật độ dân số trung bình 3589 người/km 2, nhưng
chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án
nước ngoài. Năm 2014, GDP trên đầu người 5.538 USD/năm.
Bảng 1: Dân số và Lao động thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu
Dân số
Tổng số dân trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động
Tổng số lao động có việc làm
Lao động cần giải quyết việc làm
2014
8.090.750
5.810.565
4.190.525
4.048.000
290.500
2015
8.238.113
5.898.134
4.243.578
4.081.255
291.300
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê và tính toán của
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.
Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thuỷ
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…Tuy vậy,
nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn
thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có
21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hoá chất,
14/144 cở sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy…
có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc
hậu, quá tải, giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp…cũng gây khó
khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đại đang hướng tới các lĩnh
vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.1.2. Xã hội
2.1.2.1. Giáo dục
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
5
Theo số liệu nguồn cổng thông tin điện tử ngành giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí
Minh, thì đặc điểm tình hình giáo dục thành phố như sau:
Bảng 2: Đặc điểm tình hình Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học
Bậc học
GDMN
GDTH
THCS
THPT
GDTX
GDCN
Cộng
Tổng số trường
939
482
264
192
29
66
1.972
Tổng số
học sinh
321.670
559.445
376.713
186.289
26.482
223.363
1.693.962
Tổng số
giáo viên
19.548
19.280
17.246
11.962
1.812
8.264
78.112
Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
Là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục bậc
đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Trong số những sinh viên theo học tại các
trường đại học, cao đẳng của thành phố, gần 50% đến từ các tỉnh khác trong cả nước.
2.1.2.2. Y Tế
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một
lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khoẻ. Các tệ
nạn xã hội, như mại dâm, ma tuý, tình trạng ô nhiễm môi trường…gây ảnh hưởng lớn
tới sức khoẻ dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang
phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả…hay các bệnh của những quốc gia công
nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư…
2.2. Thực trạng về di dân TPHCM giai đoạn 2010 – 2015
2.2.1. Tổng quan thị trường lao động TPHCM
Dựa trên cơ cấu ngành nghề, sở LĐ-TB-XH TPHCM đưa ra cơ cấu phân bổ lao động,
theo đó ngành dịch vụ dự báo thu hút lao động nhiều nhất trong thời điểm 2010-2015,
chiếm tỷ trọng 59%, công nghiệp 39% và nông nghiệp 0,9%.
Biểu đồ 1. Dân số trung bình TP.HCM năm 2011-2015
Đơn ví tính : (Nghìn người)
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
6
Nguồn: Tồng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: dân số trung bình TP.HCM tăng từ năm 2011- 2015. Theo
số liệu của Cục thống kê năm 2014, tổng số dân của TP Hồ Chí Minh là 7.590.138
người, so với tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, dân số tăng thêm 2,5 triệu người,
tăng 51,8% và chiếm 26,25% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm.
Năm 2015, ước tính dân số của thành phố là 8.238.113 người, trong đó nam chiếm tỉ
trọng 47,1% và nữ chiếm tỉ trọng 52,9%.
Năm 2015, ước tính cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.898.134 người chiếm
71,59% so tổng dân số; lực lượng lao động có 4.243.578 người chiếm 51,51% so tổng
dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 96,17%. Trong tổng số lao động đang
làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,20%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung
chiếm 5,90%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,40% và các loại công việc khác
chiếm 33,10%. tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31% (năm
2013 là 2,18%; năm 2014 là 2.10%).
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương thu hút người lao động từ các tỉnh,
thành phố khác đến làm việc đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ đại học – cao
đẳng – trung cấp…và kinh nghiệm làm việc. Một số ngành nghề có nhu cầu tìm việc
cao như: Kế toán – Kiểm toán (24,79%), Hành chính văn phòng (10,06%), Kinh
doanh – Bán hàng (8,44%), Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng (6,01%), Cơ
khí – Tự động hóa (4,66%), Marketing – Quan hệ công chúng (4,41%), Vận tải –
Kho bãi – Xuất nhập khẩu (4,14%)….
Biểu đồ 2: Nhu cầu tìm việc 4 quý năm 2015
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
7
Nguồ
n:Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao độngTP.HCM
Thị trường lao động thành phố năm 2015 thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực
lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm –
kỹ năng và ngoại ngữ. Nhu cầu tìm việc của lực lượng lao động có kinh nghiệm năm
2014 là 85% đến 2015 chiếm 87,19 % tổng số người tìm việc được khảo sát.
Bảng 3: Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm năm 2015
Tổng
Không có kinh
nghiệm
1 Năm
2 - 5 Năm
Trên 5 năm
2014
2015
15,00%
12,81%
17,00%
46,40%
21,60%
23,08%
40,50%
23,60%
Nguồn:Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM
Yêu cầu về mức lương của người tìm việc trong năm 2015 như sau: Đối với mức
lương dao động từ 3 triệu đến 8 triệu chiếm 73,23 % tổng lực lượng lao động có nhu
cầu tìm việc thường xuyên trong khi đó năm 2014 chiếm tỷ lệ là 69,23%.
Bảng 4: Cơ cấu mức lương yêu cầu của người lao động
Mức lương
Dưới 3 triệu
Tỷ lệ (%)
2014
2015
12,35
3,25
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
8
3 - 5 triệu
35,77
35,89
5 - 8 triệu
33,46
37,34
8 - 10 triệu
7,74
12,09
10 - 15 triệu
5,61
6,18
Trên 15 triệu
5,07
5,25
Nguồn:Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM
2.2.2. Đặc điểm di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Đặc điểm về nơi xuất cư
Luồng di dân tự do đến thành phố khá đa dạng, tính ra có đến 52/63 tỉnh thành khác
nhau trên cả nước nhập cư vào thành phố, trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Nam,
chiếm 62,36% tổng số dân nhập cư.
Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, khu vực Trung Bộ và Bắc Bộ là
những khu vực nhập cư chủ yếu vào TP.HCM.
Ở đây, điều đang quan tâm là các tỉnh phía Bắc, khoảng đường đi lại xa hơn nhiều,
cũng đóng góp 1 tỷ lệ không nhỏ vào dòng người nhập cư vào TP.
Biểu đồ 3. Tỷ suất nhập cư vào thành phố HCM năm 2010-2015
Đơn vị tính:%
Tỷ suất nhập cư
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Tỷ suất nhập cư
2010
2011
2012
2013
2014
Sơ bộ 2015
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Tỷ suất dân nhập cư vào TPHCM có giảm từ năm 2010 tới năm 2015. Có thể nói
chung lại là bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người dân thì
trong đó có hơn 130.000 dân nhập cư.
2.2.2.2. Cấu trúc người di cư
Về giới tính và độ tuổi:Cơ cấu tuổi của người nhập cư cho thấy, tuỳ theo từng cuộc
điều tra, tỷ lệ từ 15 tuổi đến 39 tuổi dao động trong khoảng trên 90%. Những người
lớn hơn 40 tuổi và nhỏ hơn 10 tuổi đi rất ít và chủ yếu là đi theo lao động chính. Đa số
người nhập cư trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
9
hướng trẻ hoá, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động cho thành phố, bổ sung
nguồn nhân lực cho thành phố.
Về trình độ văn hoá về chuyên môn kĩ thuật:Số người có trình độ văn hoá cấp I
chiếm 27,2%, trình độ cấp II chiếm 38%, và trình độ cấp III trở lên chiếm 34%. Có
thể hiểu rằng trước kia người nhập cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn hộ khẩu
(chuyển, điều động công tác…), còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn
và ít chọn lọc hơn. Trong bộ phận dân nhập cư vào thành phố có một bộ phận là sinh
viên các tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng muốn ở lại thành phố tìm việc
làm.
Về tình trạng lao động:Di dân có thể tìm được việc làm ở đô thị một cách nhanh
chóngnhưng tính chất công việc chủ yếu là tạm thời, bấp bênh, không thật sự ổn định.
Lao động trong các khu công nghiệp thành phố có đến 70% lao động nhập cư. Lao
động nhập cư đã góp phần phát triển sản xuất ở những khu vực kinh tế quan trọng này.
Có thể nói là với hơn 30% dân số toàn thành phố, người nhập cư có thể đóng góp cho
phát triển kinh tế Thành Phố khoảng 30% GDP.
2.3. Ngoại tác của quá trình di dân tự do đối với sự phát triển KT-XH, chấtlượng
môi trường đô thị của TP.HCM và ở các vùng nông thôn
2.3.1. Những ngoại tác tích cực
a) Kinh tế: Cung cấp nguồn lao động dồi dào và đa dạng:
Xét về mặt kinh tế, di dân xuất phát từ nhiều nguồn nên trình độ văn hóa, chuyên
môn kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng rất khác biệt nhau. Trên địa bàn TP.HCM có thể phân
ra thành hai khu vực chính: chính quy và không chính quy. Tuy nhiên, phần lớn di dân
làm việc trong những khu vực không chính quy như giúp việc gia đình, làm công ăn
lương trong các nhà hàng; khuân vác ở các chợ, mua bán ve chai (đồ phế liệu), bán vé
số dạo, bán quà bánh lặt vặt,làm tiếp viên các bar, nhà hàng, quán cà phê... công việc
thường mang tích chất tạm bợ, kém ổn định,công việc nặng nhọc,nguy hiểm, độc hại
nhưng tiền công lao động được trả rất thấp...
b) Xã hội: góp phần làm đa dạng nền văn hóa đô thị:
Trên địa bàn Tp.HCM, không chỉ có người Việt phân bố cư trú, mà còn người Hoa,
người Chăm, người Khmer…
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
10
Những địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh hơn trong những năm gần đây là
những địa bàn có cấu trúc tộc người phức tạp hơn, như quận 11, quận Tân Bình…
Những biến đổi về dân số, về cấu trúc cả dân cư đa tộc, về phân bố cư trú tộc... đều
tác động đến các quan hệ của quá trình giao lưu văn hóa dân tộc ở thành phố Hồ Chí
Minh làm cho các quan hệ ấy thêm phong phú, đa dạng và phức tạp.
2.3.2. Những ngoại tác tiêu cực
Xã hội: Tạo nên các khu dân cư tồi tàn và là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội,
với số lượng dân nhập cư quá đông, diện tích TP.HCM có giới hạn. Thêm vào
đó, người dân nhập cư với những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh
không có khả năng mua nhà ở hoặc mua đất xây dựng nhà nên đa số họ phải
sống trong các khu nhà "ổ chuột", các dãy trọ tồi tàn.
Kinh tế:Gây nên áp lực nặng nề đối với mạng lưới cơ sở hạ tầng, do dân số cơ
học tăng quá nhanh, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không theo kịp để
đáp ứng nhu cầu người dân, dẫn đến chất lượng cuộc sống của người dân thấp,
thống cơ sở hạ tầng xây dựng để phục vụ cho 3 triệu dân nhưng phải gánh nặng
gần 10 triệu dân.
2.4. Chính sách của Nhà nước đối với vấn đề di dân từ nông thôn ra TP.HCM
2.4.1.Chính sách của nhà nước đối với nơi đến thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề dân nhập cư cũng đang là bài toán đau đầu của các cấp quản lý, nhất là về mặt
hạ tầng đô thị không theo kịp tốc độ tăng dân số. Trước tình hình đó chính quyền
TP.HCM ban hành chỉ thị 27 của UBND và Hướng dẫn 02 của Công an thành phố
người từ tỉnh, thành khác đến Thành phố muốn đến nhập hộ khẩu cần có 3 điều kiện:
đứng tên sở hữu nhà, tạm trú liên tục 5 năm, có cuộc sống ổn định.
Bên cạnh đó, thành phố đã cố gắng đưa ra những rào cản hành chính như: khó khăn
trong việc mua nhà và đứng tên sở hữu, mở kinh doanh, vay vốn tín dụng làm ăn,một
số thủ tục về hộ tịch như khai sinh, chứng minh nhân dân, chứng nhận đăng ký kết
hôn. Đối với người nhập cư, có thể họ phải sử dụng một số dịch vụ như điện, nước với
giá cao hơn (vì phải câu nhờ,trả lũy tiến theo phần vượt).
2.4.2. Giải pháp Chính Phủ
Thứ nhất, là nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của di dân
ngoại tỉnh vào TP.HCM:
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
11
Chủ động thu hút và quản lý nguồn di dân vào các ngành nghề phù hợp. Việc phát
triển các loại hình dịch vụ có tổ chức thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, các
trung tâm tư vấn,các trung tâm môi giới việc làm, các loại hình doanh nghiệp...sẽ tạo
điệu kiện thu hút và quản lý có hiệu quả hơn tình trạng di dân ngoại tỉnh về TPHCM,
tránh được tình trạng tự phát như hiện nay.
Hoàn thiện chính sách quản lý nhận khẩu, hộ khẩu.Trước kia, trong cơ chế tập trung
bao cấp, việc nhập khẩu vào TPHCM được quản lý chặt chẽ không chỉ vì lý do an
ninh mà còn vì lý do kinh tế như chế độ phân phối lương thực- thực phẩm...Nay
chuyển sang cơ chế thị trường nên việc lưu chuyển lao động cũng linh hoạt và đa dạng
hơn. Do đó, việc quản lý nhân khẩu,hộ khẩu không phải chỉ là việc thực hiện các thủ
tục hành chính, mà còn cần lưu ý đến các yếu tố kinh tế xã hội khác, đó là nhu cầu có
việc làm và đảm bảo đời sống quyền cơ bản của người dân.
Thứ hai, là nhóm giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của tình trạng di dân
ngoại tỉnh vào TP.HCM:
Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội. Việc xây dựng các chính sách xã hội và
đưa chúng vào thực tế đối với người lao động đang là một yêu cầu thiết yếu hiện nay.
Các chính sách đó bao gồm một loạt các vấn đề như: hỗ trợ việc làm,trợ cấp thất
nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế...Việc thực hiện các chính sách này cũng
rất cần thiết đối với người di dân tự do.
Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn
minh đô thị cho người di cư. Do đó các giải pháp phải có tính đồng bộ cao. Các giải
pháp quản lý và điều tiết tình trạng di dân ngoại tỉnh vào TPHCM phải mang tính hiệu
quả cả về mặt kinh tế và xã hội, cả về trước mắt cũng như lâu dài.
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ DI DÂN TỰ DO
Qua các vấn đề lý thuyết và thực tế của nạn di dân nông thônra thành phố Hồ Chí
Minh như đã trình bày ở trên, chúng tôi có nhận xét: bản chất sâu xa của di dân tự do
nông thôn-thành thịthuộc về phạm trù kinh tế. Ngày nào, vẫn còn tiếp tục còn những
chênh lệch lớn trong cuộc sống lẫn tinh thần giữa hai khu vực nông thôn và thành
thịngày đó vẫn còn tiếp tục còn những dòng di dân từ nông thôn vào thành thị và tất
nhiên sẽ khó ngăn chặn chúng bằng những biện pháp hành chính. Trên cơ sở nhận xét
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
12
trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp giải mang tính chất ngắn hạn kết hợp với các
giải pháp mang tính dài hạn.
3.1. Các giải pháp mang tính ngắn hạn
Thứ nhất: Chú trọng việc hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp cho di dân. Di dân
nhập cư vào TPHCM chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề, kỹ năng
chuyên môn thường rất thấp. Do vậy để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này
điều cần thiết là phải chú trọng việc hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp cho họ
một cách thích đáng. Vì vậy các cơ quan chức năng của Thành phố như Sở Lao ĐộngThương binh và Xã Hội, Sở Công Nghiệp, Sở Xây Dựng, Sở giao thông công chánh…
cần có những chương trình hướng nghiệp cho thanh niên, tổ chức mạng lưới dạy nghề
nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội.
Thứ hai: Nghiên cứu cấp thẻ hay sổ lao động cho di dân Việc cấp thẻ lao động hay số
lao động cho di dân là một biện pháp để kiểm soát số lượng di dân ở thành phố, vừa
bảo vệ được họ tránh những sự bóc lột của giới chủ khi được thuê mướn.
3.2. Các giải pháp mang tính dài hạn
3.2.1. Chính sách cải thiện và phát triển đất đai
Chính sách này nhằm mục đích cải thiện và phát triển đất đai nông lâm nghiệp, tạo
điều kiện cho người nông dân có đất canh tác, có đất để trồng trọt phát triển rừng...
qua đó tạo được sự ổn định trong cuộc sống, giúp họ gắn bó với ruộng đất kết hợp với
nó thì địa phương cần có đội ngũ chuyên gia nông lâm hỗ trợ về mặt kiến thức cũng
như định hướng cây trồng vật nuôi hiệu quả.
3.2.2. Chính sách phân bố công nghiệp
Đó là chuyển giao bớt những hoạt động sản xuất công nghiệp, phân bổ lại các xí
nghiệp từ những trung tâm công nghiệp to lớn sang những vùng kém hơn và nghèo
hơn. Chính sách này nhằm mục đích tạo tiền đề cho công nghiệp địa phương và qua
đó thúc đẩy công nghiệp hóa các vùng, tạo động lực phát triển vùng nông thôn.
3.2.3. Chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình
Nông thôn nước ta thường có tỷ lệ sinh sản và mức tăng trưởng dân số tự nhiên rất
cao. Mục đích chính sách này là nhằm vận động, giáo dục, tuyên truyền để người dân
sống trong các vùng nông thôn sinh đẻ có kế hoạch. Sinh con ít, giáo dục con tốt trong
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
13
từng gia đình kết hợp với các chính sách xã hội của chính quyền sẽ khiến người dân
an tâm sinh sống ở vùng nông thôn.
3.2.4. Xây dựng các đô thị vệ tinh
Mật độ dân số của thành phố quá cao, đặc biệt là khu vực nội thành. Chính vì vậy, để
giải quyết vấn đề này cần xây dựng các “đô thị vệ tinh” ở ngoại vi thành phố, xây
dựng các đô thị mới tại các quận ven, quận mới như quận 2, 7, 9, Thủ Đức. Ngoài việc
đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu vực quận ven, quận mới và huyện ngoại thành nhằm
thu hút dân cư nội thành ra và dân cư từ nơi khác đến, cũng phải chú trọng đến việc
nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho các quận huyện này.
3.2.5. Chính sách trợ cấp phát triển cho khu vực nông thôn
Nhà nước nên có chính sách trợ cấp phát triển cho khu vực nông thôn để người dân có
được cuộc sống ổn định không phải tha hương để tìm kế sinh nhai.
Chính phủ nên tiếp tục mở rộng các điều kiện cho người dân nhập cư được thuê nhà
của người dân tại chỗ (không nhất thiết người chủ cho thuê có chức năng kinh doanh
nhà) và mở rộng thêm khoản 3 điều 12 của Nghị định 108 là "Người nhà ở hợp pháp"
như đã quy định tại điều 11 sửa đổi.
3.2.6. Chính sách phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng
Về lâu dài, để giải quyết tốt vấn đề hạn chế lao động nhập cư, đặc biệt là lao động
chân tay từ vùng nông thôn di cư đến thành phố, nhà nước nên có chính sách phát
triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, đặc biệt chú trọng phát triển ở vùng nông thôn,
khuyến khích phát triển các xí nghiệp nhỏ, phát triển các làng nghề truyền thống, có
kế hoạch tổ chức đào tạo tay nghề cho thanh niên nông thôn, cho họ vay vốn phát
triển sản xuất ngay trên quê hương mình.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Di dân đến thành phố Hồ Chí Minh là một hiện tượng tất yếu trong quá trình đô
thị hóa bởi các sức hút của đô thị như điều kiện cở sở hạ tầng, khả năng tìm kiếm việc
làm, mức sống, tiện nghi sinh hoạt...và còn tiếp tục xảy ra cho các năm tiếp theo.
Trước mắt chính quyền thành phố có thể ban hành những quyết định để giải quyết
những tồn tại về dân nhập cư,thừa nhận một phần những người di chuyển vào thành
phố đã có khả năng hòa nhập với cuộc sống đô thị, tham gia vào hoạt động kinh tế của
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
14
thành phố và đã có chỗ ở ổn định (cụ thể hóa Nghị định 108 ở TP.HCM bằng một chỉ
thị, có xem xét kế thừa quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời
hạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh).UBND Thành phố cần quy định một số
nghĩa vụ như: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động công ích... để người dân
tạm trú thực hiện các nghĩa vụ như người dân thường trú. Để có giải pháp quản lý hiệu
quả dân nhập cư cần có các chương trình cấp quốc gia, nghiên cứu đồng bộ di dân
trong cả nước trong đó có các chính sách ở tầm vĩ mô cho đối tượng người dân nhập
cư. Để từ đó làm rõ các mối quan hệ giữa nơi đi,nơi đến, việc nghiên cứu phải gắn
chặt với quy hoạch phát triển vùng. Làm căn cứ cho việc quy hoạch thực hiện các
chính sách và biện pháp giải quyết toàn diện về vấn đề di dân (việc làm, nhà ở, hộ
khẩu, chăm sóc sức khỏe, học hành của con em và bản thân người lao động).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đức Chính (2017), Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực quốc tế. Trường
Đại học Kinh Tế Luật, Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
15
2. Nguyễn Thanh Liêm (2006), “Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam
trên đường đổi mới và hội nhập”, Tạp chí Xã hội học
3. Tổng cục thống kê (2017), diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa
phương, xem ngày 01/06/2017 tại trang web:
/>4. Nghị định 108/2005/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số
51/CP ngày 10/05/1997 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ khẩu
/>5. Ủy ban nhân dân TP.HCM", 2014 Đề cương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
thành phố giai đoạn 2016-2020", tailieu.vn
6. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, Viện nghiên cứu phát triển xã hội,
2011. “ Từ nông thôn ra thành phố, tác động kinh tế - xã hội của di cư Việt
Nam”.
7. Đại học Kinh tế Quốc dân, Di dân và sức khỏe ở Việt Nam truy cập từ:
truy cập ngày 07 tháng 06 năm 2017
8. Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Thanh Liêm, 2004, Di cư trong nước và mối liên
hệ với các sự kiện cuộc sống, Tổng cục Thống kê..
9. Chuyên đề phân tích các yếu tố tác động đến di cư (2014), truy cập từ:
truy cập ngày 01 tháng 06 năm 2017, tr. 21-23.
NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ |
16