Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương ôn thi rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.8 KB, 25 trang )

Câu 1: Nội dung quy chế QL khai thác gỗ
tl:
Để QL công tác khai thác đảm bảo lợi dụng rừng một cách hợp lí và BV, vs
quan điểm chỉ sd một phần tăng trưởng của rừng, k xâm phạm vào vốn rừng,
ngành LN thực hiện việc QL khai thác theo các nội dung sau:(1) lập kế hoạch
khai thác, (2) thiết kế khai thác, (3) thẩm định ngoại nghiệp, (4)trình duyệt, (5)
tổ chức thực hiện, (6) ktra, giám sát, nghiệm thu(của cơ quan cấp trên), (7) đóng
cửa rừng sau khai thác
1. LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC:
Việc lập kế hoạch dc tiến hành xd cho cả 1 luân kì khai thác 35 năm, từ đó chia
ra kế hoạch khai thác cho 5 năm.
Để xd 1 phương án Điều chế rừng cho 1 đơn vị chủ rừng dc tiến hành theo trình
tự 3 bước: thu thập và phân tích thông tin cơ bản, điều tra ngoại nghiệp và tính
toán nội nghiệp.
a) Thu thập và phân tích thông tin cơ bản:
Gồm:
- bản đồ;
- thu thập các vb pháp lí có liên quan như quyền sd đất, các quyết định giao đất,
giao rừng thành lập đơn vị;
- Các thông tin về đk tự nhiên: vị trí địa lí,địa hình,khí hậu, thuỷ văn, địa chất,
thổ nhưỡng, TNR và đất rừng
- Các thông tin về kt,xh: dân số. lao động,y tế. GD. trình độ canh tác, cơ sở hạ
tầng, chính sách,thị trường... trên địa bàn tỉnh, huyện.
- Các thông tin về tình hình KD 5 năm trước của chủ rừng: mục tiêu giai đoạn
trước, tổ chức của đơn vị, nguồn nhân lực, tình hình thực hiện kế hoạch(khai
thác, trồng rừng, khoah nuôi, làm giàu rừng và các kế hoạch khai thác)
- Những thông tin về các luật lâm sinh trên địa bàn và trong khu vực: tổng trữ
lượng rừng, khả năng tái sinh rừng, kinh nghiệm trồng rừng,nuôi dưỡng, khai
thác rừng..
b) Điều tra ngoại nghiệp:
Gồm:


- Kiểm tra, bổ sung các thông tin đã thu thập dc
- Tiến hành đóng cọc mốc đối vs đơn vị tiểu khu, còn đối vs đơn vị KD chỉ đóng
cọc mốc cho những khoảnh dự kiến đưa vào khai thác gđ 5 năm đầu
- Kiểm tra, hiệu chỉnh các loại đất giữa bản đồ vs thực địa trên lâm phận QL của
chủ rừng cụ thể
- Phúc tra trữ lượng rừng
c) Tính toán nội nghiệp:
- xác định TNR,TNĐ và quy hoạch sd đất
- Tính toán sản lượng khai thác: L=M.Z.R.K(m3 gỗ lớn/năm)
trong đó:
L: sản lượng gỗ lướn dc phép khai thác tối đa cho 1 năm


M: tổng trữ lượng rừng giàu và TB thuộc rừng sản xuất dc xác định trong từng
giai đoạn 5 năm
Z: lượng tăng trưởng của rừng
R: tỉ lệ lợi dụng gỗ đứng bình quân
K: hệ số tiếp cận về diện tích khai thác
- Xây dựng các kế hoạch lâm sinh
2. THIẾT KẾ KHAI THÁC:
a) Những căn cứ để tiến hành thiết kế khai thác:
- Địa danh, sản lượng đã hoạch định trong phương án điều chế
- Sản lượng gỗ dc phép khai thác trong phương án điều chế
- Hạn mức gỗ rừng lớn rừng tự nhiên dc phép khai thác hàng năm
- Đối tượng rừng dc pép khai thác theo quy định
b) Nội dung chủ yếu của công tác thiết kế khai thác:
- Xác minh rừng
- sơ thám
- Phân chia lô, khoảnh trên thực địa
- Phát đường ranh giới lô. khoảnh, đo đạc và lập bản đồ tỉ lệ 1/5000 trong phạm

vi khu khai thác
- Đóng cọc mốc dg lô, dg khoảnh và ghi mã số của lô, khoảnh
- Lâp ô tiêu chuẩn để thu thập tài liệu, về chiều cao bình quân, dg kính bình
quân, trữ lượng....trên cơ sở đó dự kiến cường độ khai thác
c) Thiết kế ngoại nghiệp:
d) Tính toán nội nghiệp:
- tính toán các chỉ tiêulâm học chủ yếu theo lô, khoảnh, tiểu khu
- xđ cường độ khai thác cho phù hợp
- tính toán sản lượng thương phẩm theo loài, cấp kính và nhóm gỗ
- tính toán các công trình trong khu khai thác như: dg vận xuất, vận chuyển, kho
bãi gỗ...
- Lập phương án sx cho từng đợn vị chủ rừng
3. THẨM ĐỊNH NGOẠI NGHIỆP:
a) thẩm đinh thiết kế ngoại nghiệp:
b) thẩm định trữ lượng theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn vs diện tích thẩm
định là 1% diện tích của lô đưa vào thẩm định
c) thẩm định chất lượng cây bài và sản lượng khai thác:
d) kết quả thẩm định dc ghi vào biên bản theo mẫu quy định và bổ sung vào hồ
sơ thiết kế để làm cơ sở phê duyệt
e) đánh giá và xử lí:
- sai đối tượng và địa danh thì k chấp nhận
- sai về các nội dung khác yêu cầu đơn vị thiết kế bỏ sung
- sai về trữ lượng cho phép +- 10%, nếu vượt quá giới hạn trên phải tiến hành
hiệu chỉnh lại từ khâu ngoại nghiệp
f)hồ sơ thiết kế khai thác cần thiết cho việc thẩm định
g)nội dung thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác:


- kiểm tra hso thiết kế khai thác
- ktra tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác và phiếu thẩm định thiết kế

ngoại nghiệp
- Thẩm định các chỉ tiêu trong hso thiết kế khai thác
4. TRÌNH DUYỆT:
a) Phê duyệt hso thiết kế cho chủ rừng
Gồm:
- đối tượng rừng dc phép đưa vào khai thác
- địa danh dc phép khai thác trong đó ghi cụ thể tên tiểu khu,khoảnh,lô
- diện tích đưa vào khai thác
sản lượng dc khai thác, gồm gỗ lớn,gỗ tận dụng,củi theo tiểu khu khoảnh lô
- chủng loại gỗ: theo nhóm và cấp kình
- các chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu
- các chỉ tiêu xd cơ bản, dự kiến chi phí nhân công hoặc giá thành khai thác và
tiêu thụ sp
- các chỉ tiêu lâm sinh
b) Thủ tục trình duyệt và ra quyết định mở rừng khai thác
- sở NN và PTNT tổng hợp và phê duyệt hso cho toàn tỉnh sau đó lập tờ trình
báo báo cáo UBNN tỉnh
- căn cứ hso tổng hợp và tờ trình của sở, UBNNtỉnh có vb đề nghị bô NNPTNT
thẩm định hso thiết kế khai thác
- bộ NNPTNT thẩm định và ban hành quyết định mở rừng khai thác cho từng
tỉnh
- Trên cớ sở quyết định mở rừng khai thác của bộ, sở NNPTNT cấp phép khai
thác trực tiếp cho từng chủ rừng
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
a) Bàn giao hiện trường khai thác
- sau khi dc cấp phép khai thác, chủ rừng có quyền tự chủ trong tổ chức khai
thác theo hình thức: bán đấu thầu cây đứng, hợp đồng khai thác hoặc tự tổ chức
khai thác
b) giám sát qtrinh khai thác
- chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát đảm bảo khai thác k

vượt quá khối lượng dc cho phép
- tổ chức kiểm tra khi kết thúc từng khâu công việc trong khai thác( kĩ thuật
chặt, gốc chặt, cắt khúc và lợi dụng gỗ)
c) nghiệm thu rừng sau khai thác(giữa bên A và B)
- sau khi khai thác, tiến hành ktra hiện trường, đối chiếu hso thiết kế khai thác...
- báo cáo dvi QL cấp trên và sở NNPTNT về khối lượng, tình hình thực hiện
kèm theo biên bản nghiệm thu
d) hệ thống báo cáo:
- các chủ rừng thuộc tỉnh báo cáo lên sở NNPTNT, đồng gửi cho huyện sở tại
- các chủ rừng thuộc các ngành báo cáo lên cơ quan QL cấp trên và sở NNPTNT
sở tại


- các chủ rừng thuộc Cty hoặc Tổng Cty k trực thuộc tỉnh báo cáo lên Cty, Tổng
Cty và sở NNPTNT, đồng gửi cho huyện sở tại
e) nội dung báo cáo:
- diện tích khai thác theo đối tượng và so vs hso thiết kế
- khối lượng,chủng loại sp theo đối tượng so vs hso thiết kế
- đánh giá tình hình thực hiện quy chế, quy trình, quy phạm
- các vi phạm nếu có và hình thức xử lí đã áp dụng
- các vấn đề khác như giá thành, giá bán, tình hình chế biến, tiêu thụ sp...
6. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, NGHIỆM THU( của cơ quan cấp trên)
- sau khi hoàn thành khai thác hoặc hết thời hạn khai thác sở NNPTNT hoặc uỷ
quyền Chi cục phát triển lâm nghiệp chủ trì phối hợp vs Hạt kiểm lâm sở tại
cùng chủ rừng và dvi khai thác tiến hành ktra hiện trường, lập biên bản đánh giá
việc thực hiện khai thác theo các nội dung sau:
+ kĩ thuật khai thác như chặt, tỉ lệ cây đổ gãy và xử lí cây đổ gẫy sau khai thác,
tình hình lợi dụng gỗ....
+ về công tác luỗng rừng và vệ sinh rừng
+ kết quả thực hiện so vs hso thiết kế, giấy phép khai thác và quyết định mở

rừng về địa danh, diện tích hệ thống dg vận xuất, vận chuyển, kho bãi gỗ.
+ nhận xét giá chung về hiện trường khai thác và kiến nghị đối vs chủ rừng, đơn
vị khai thác về những thiếu sót, đề xuất hình thức xử lí đối vs những sai phạm
- Sau khi ktra nghiệm thu đóng búa bài cây bổ sung chủ rừng tiến hành đo đếm,
lập lí lịch cho từng cây gỗ và báo cơ quan Kiểm lâm tiến hành nghiệm thu đóng
búa kiểm lâm
7. ĐÓNG CỬA SAU KHAI THÁC:
Căn cứ kết quả sau khai thác, sở NNPTNT ra quyết định đóng cửa rừng khai
thác để đưa rừng vào chế độ QL bảo vệ.
;...............................................................................................................................
...
Câu 2:Nội dung QLNN về bve va pt rừng
tl:
-ban hành, tổ chức thực hiện các vb quy phạm PL về bve va pt rừng
-xây dựng tổ chức thực hiện chiến lược pt lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bve
và pt rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương
-tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên
thực địa dến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
-thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để pt
rừng
-giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,chuyển mục đích sử dụng rừng
-lập và QL hồ sơ giao, cho thue rừng và đất để phát triển rừng, tổ chức đăng kí,
công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng
-cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bve và phát triển
rừng


-tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng KH và công nghệ tiên tiến quan hệ hợp tác
quốc tế đào taoj nguồn nhân lực cho việc bve và pt rừng
-tuyên tuyền, phổ biến PL về bve và pt rừng

-kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm PL về bve và pt rừng
-giải quyết tranh chấp về rừng
............................................................................................................................
Câu 3: cấu trúc rừng tự nhiên. ý nghĩa của NC cấu trúc này trong QL rừng tự
nhiên
tl:
Gồm 5 kiểu:cấu trúc tổ thành(cấu trúc sinh thái, tầng phiến), cấu trúc tầng
thứ(cấu trúc hình thái), cấu trúc tuổi(thời gian), cấu trúc mật độ và cấu trúc theo
quy luật kết cấu trữ lượng.
1. Cấu trúc tổ thành:
-tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong tp
cây gỗ của rừng. hiểu một cách khác, tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ
tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích
- trong 1 khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm >95% thì rừng đó được gọi là
rừng thuần loái, còn rừng có từ 2 cây trở lên với tỉ lệ xấp xỉ nhau là rừng hỗn
loài
- tổ thành loài của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là
tổ thành loái các loài cây ở rừng ôn đới. rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng
có cấu trúc tổ thành phức tạp nhất về tp loài, tầng phiến và dạng sống thể hiện
sự phong phú về ĐDSH
- Các chỉ tiêu để chỉ sự đa dạng về loài của rừng tự nhiên là hệ số hỗn loài(số
loài/số cây). trong rừng tự nhiên ở VN: hệ số này từ 1/5->1/13( nếu số cây gỗ có
đường kính ngang ngực từ 10cm trở lên trong 1ha bình quân là 500 cây từ số
loài biến động từ 38-100 loài/ha)
- cấu trúc tổ thành NC về tầm quan trọng sinh thái của mỗi loài trong quần thụ,
các chỉ tiêu để định lượng về tổ thành thường được dùng là giá trị IV(Important
Value- gtri quan trọng) tính bằng %. Gía trị này được tính cho tỉ trọng số cây
của một loài so vs tổng quần thụ, hay tỉ trọng tiết diệnngang G, hoặc tổng của
hai chỉ tiêu này.
+ các loài có giá trị IV %>5 -> loài ưu thế

+ phục vụ mục tiêu QL
- việc khai thác rừng sẽ làm thay đổi cấu trúc tổ thành loài
2. Cấu trúc tầng thứ( thẳng đứng):
- Sự phân bố theo kgian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng phụ thuộc vào
đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc
tầng thứ của các HST rừng nhiệt đới thuộc nhiều tầng thứ hơn các HST rừng ôn
đới
- Một số cách phân chia tầng tán:
+ tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, k có tính liên tục


+ tầng tán chính( tầng ưu thế sinh thái): cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên
tục
+ tầng tán dưới: gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng
+ tầng thảm tươi: chủ yếu là các loài thảm tươi
+ thực vật ngoại tầng: chủ yếu là các loài thân dây leo
- rừng tự nhiên nhiệt đới VN có thể chia làm 3-5 tầng thứ
3. Cấu trúc tuổi(thời gian):
- cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia HST
rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ vs cấu trúc về mặt kgian
- trong NC và kinh doanh rừng, ngta thường phân tuổi lâm phần thành các cấp
tuổi. thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10,15
hoặc 20 năm tuỳ theo đối tượng và mục đích
- phân bố số cây theo cấp kính là 1 trong những cơ sở quan trọng nhất của kết
cấu lâm phần:
+ đường kính là tp tham gia chủ yếu trong việc tính toán thể tích cây, từ đó xác
định trữ lượng của rừng, là cơ sở cho biện pháp xử lí lâm sinh, đặc biệt là khia
thác và điều chế.
+ đối vs rừng tự nhiên lá rộng thường xanh: dạng phân bố giảm dần, chia làm 3
kiểu: giảm đều, đường cong giảm có một đỉnh lệch trái(ở cấp kính 12-16 cm) và

đường cong giảm có 2 đỉnh(ở d= 16cm và d=80cm)
- các dạng phân bố thời gian(N/D) đều có thể mô tả bằng tính toán
4. Cấu trúc mật độ:
- cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên 1 dvi diện tích
- phản ánh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần
- mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoành cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng
- theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi
- là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh trong kinh doanh
rừng
5. Cấu trúc theo quy luật kết cấu trữ lượng:
- Là quy luật pbo thể tích theo cỡ kính. đây là cơ sở quan trọng để xác định
phương thức và cường độ khai thác rừng tự nhiên khác tuổi(phương thức khai
thác chọn)
- các lớp cây phân chia theo kết cấu trữ lượng:
+ lớp dự trữ: D1,3 <25 cm
+ lớp kế cận: D1,3 =25-40cm
+ lớp thành thục: D1,3 >40cm
- kết cấu trữ lượng chuẩn có tỉ lệ thể tích giữa 3 lớp cây là 1:3:5
<+> Ý NGHĨA:
- phục vụ mục tiêu QL rừng một cách hiệu quả
- chăm sóc rừng tốt hơn, khai thác và điều chế rừng
- theo dõi được sự sinh trưởng và pt của cây
- là cơ sở cho các biện pháp lâm sinh
.................................................................................................................


Câu 4: quy luật sinh trưởng của cây gỗ rừng tự nhiên. phương pháp tính trữ
lượng rừng. ý nghĩa của trữ lượng rừng trong QLRBV
tl:
1. quy luật:

- tăng trưởng rừng là kết quả của 2 qtrinh trái ngược nhau: qtrinh tăng trưởng
của những cây rừng đang sống và qtrinh tỉa thưa tự nhiên.
+ giai đoạn đầu, lượng tăng trưởng của rừng còn mạnh, xu hướng pt là tích luỹ
sinh khối
+ giai đoạn rừng già, sức sinh trưởng của cây rừng đã yếu, những cây già cỗi
chết đi
- tốc độ tăng trưởng các loài cây gỗ mục đích trong rừng tự nhiên VN chia thành
4 cấp:
+ tăng trưởng rất chậm: <0.3cm/năm
+ tăng trưởng chậm: 0.3-0.5 cm/năm
+tăng trưởng tb: 0.6-0.8 cm/năm
+ tăng trưởng nhanh: >0.8 cm/năm
Theo phân cấp này thì cây vạng thuộc nhóm sinh trưởng nhanh, các loài re, giổi
ở Tây Nguyên có tăng trưởng TB, các loài gụ, huỷnh ở Quảng bình, Nghệ an, hà
tĩnh sinh trưởng chậm. Nhận xét chung là tăng trưởng tự nhiên ở VN rất chậm,
khoảng 2-4 m3/ha/năm
- năng suất rừng dc quyết định bởi tốc độ tăng trưởng của các cây trong quần
thể. trong rùng tự nhiên hỗn loài, các cá thể của mỗi loài phân bố phân tán, ở
mọi cấp tuổi, tính phức hợp của rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi k những thể
hiện ở sự khác biệt về loài mà còn thể hiện ngay trong từng loài do các cá thể dc
sinh ra và pt trong những dk ngoại cảnh khác nhau -> so vs rừng trồng thuần
loài, các kết quả NC về sinh trưởng và sản lượng của rừng tự nhiên còn hạn chế,
đặc biệt là ở VN
- quy luật sinh trưởng của cây rừng có vai trò rất lớn trong việc QLRBV. khi
biết dc chính xác lượng tăng trưởng của rừng, chúng ta mới tính toán chính xác
lượng khai thác cho phép để bảo đảm tính BV
2. Phương pháp tính trữ lượng rừng:
- Cơ sở để xác định các mô hình dự đoán sản lượng của rừng tự nhiên:
sản lượng rừng là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhiều qtrinh riêng lẻ, tuy
nhiên các nhân tố và qtrinh riêng lẻ này có những quy luật quan hệ vs nhau theo

các tương quan nhất định. các NC trong lĩnh vực này đã cho thấy từng loài cây
tuy mọc số phân tán trong lâm phần vẫn có những quy luật về cấu trúc và tương
quan sinh trưởng riêng của chúng. các quy luật quan hệ giữa thể tích vs đường
kính và chiều cao, giữa chiều cao và đường kính, giữa năng suất tăng trưởng về
thể tích vs đường kính, giữa tuổi cây và dg kính đã dc phát hiện cho từng loài,
từng nhóm loài. -> Đó là cơ sở để xây dựng các mô hình dự đoán sản lượng của
rừng tự nhiên(hay trữ lượng rừng)
- Công thức tính trứ lượng gỗ lâm phần: M= Tổng(i=1->n) gi.hi. F
Trong đó: M: trữ lượng gỗ của lâm phần


gi: tiết diện ngang của cây thứ i tính qua dg kính D1,3
n: số cây trong lâm phần
hi: chiều cao vút ngọn của cây thứ i
F: là hình số(0.45 cho rừng tự nhiên và 0.5 cho rừng trồng)
3. ý nghĩa của trữ lượng rừng trong QLRBV:
- xđ thời gian khai thác hợp lí
- biết dc các biện pháp lâm sinh phù hợp để QLR hợp lí
- trong KD lâm nghiệp: giúp người KD nắm dc trữ lượng lâm phần, có các biện
pháp kĩ thuật lâm sinh tác động thích hợp
- là cơ sở để đánh giá TNR, tính toán sản lượng rừng. giúp chúng ta xđ dc các
mẫu rừng chuẩn tự nhiên của các vùng sinh thái. từ đó có thể xác định thời gian
và số lần chặt nuôi dưỡng cũng như luân kì khai thác rừng cho từng vùng riêng.
..................................................................................................................
Câu 5: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GD
2006-2020:
tl:
A. Quan điểm phát triển:
1. Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý
tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ

môi trường, du lịch sinh thái… (như quan định nghĩa về lâm nghiệp đã được
trình bày trong phần Mở đầu)
Lâm nghiệp cũng như nông nghiệp không phải chỉ là ngành sản xuất sản phẩm
thô đơn thuần mà còn bao gồm cả chế biến và kinh doanh, dịch vụ. Đánh giá
đóng góp của ngành phải bao gồm cả giá trị gia tăng của các sản phẩm từ sản
xuất, chế biến và kinh doanh, dịch vụ của ngành. Có như vậy, ngành Lâm
nghiệp mới được bình đẳng như các ngành kinh tế khác.
2. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế,
xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường
Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia, theo cơ chế thị trường; sớm chuyển lâm nghiệp thành một ngành sản
xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập; khai
thác hợp lý lợi ích tổng hợp của rừng, chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả
các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt các dịch vụ môi trường rừng.
Phát triển lâm nghiệp góp phần đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo việc làm và
thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc biệt cho
đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần xoá đói,
giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học
và giữ vững an ninh quốc phòng.
3. Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm
nghiệp
Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ
chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư…) có lợi ích, quyền hạn và


trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và phát triển
bền vững.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững
thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử

dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục
hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có;
4. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ
trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát
triển rừng
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa
thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng, phòng hộ); đa
sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến lâm sản.
Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm
nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn xã hội; bảo vệ rừng
phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính quyền địa
phương.
Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn
của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường...
cho bảo vệ và phát triển rừng.
Đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp là phần chi trả của xã hội cho các giá trị
môi trường từ rừng đem lại. Các ngành kinh tế có sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ của lâm nghiệp (bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn
nước...) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và
được tính vào chi phí sản xuất, dịch vụ của các ngành đó.
B.Mục tiêu đến 2020:
Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất
được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm
2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành
phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp
ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ

vững an ninh quốc phòng.
C. Định hướng phát triển lâm nghiệp:
1. Định hướng chung:
a) Định hướng quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp
Căn cứ vào tiêu chí về rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và nhu cầu phát triển rừng
sản xuất đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội; định hướng quy hoạch diện tích
rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 như sau:
- Đối với rừng phòng hộ:


+ Rà soát và bố trí lại hệ thống rừng phòng hộ quốc gia khoảng 5,68 triệu ha
chủ yếu là cấp rất xung yếu, gồm 5,28 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn; 0,18
triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 0,15 triệu ha rừng chắn gió, chắn
cát bay và 70.000 ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn,
khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo;
+ Với rừng phòng hộ đầu nguồn, rà soát và sắp xếp hợp lý các dự án hiện có,
đồng thời tập trung xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng
hộ vùng núi phía Bắc (lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm...),
vùng Bắc Trung Bộ (lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh...), vùng Nam
Trung Bộ (lưu vực sông Cái, sông Côn, sông Đà Rằng, sông Trà Khúc…), vùng
Tây Nguyên (lưu vực sông Xê Xan, sông Ba, sông Đồng Nai...);
+ Với rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, chắn gió, chắn cát bay cần tập trung
xây dựng dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển
phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và
củng cố, phát triển hệ thống rừng chống cát bay, chắn sóng ở các vùng ven biển
miền Trung;
+ Với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, cần tập trung xây dựng ở các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hạ Long,
Cần Thơ... và các khu công nghiệp như Dung Quất, Vũng Tàu, Biên Hoà, Bình
Dương...;

+ Xây dựng rừng phòng hộ biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đối với rừng đặc dụng:
Rà soát và củng cố hệ thống rừng đặc dụng quốc gia hiện có với tổng diện tích
không quá 2,16 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng
sinh học, đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
không phát triển tràn lan các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên. Đối với
các hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, có thể đầu tư xây dựng thêm một vài khu
mới ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập
nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Cần xây dựng các hành lang đa dạng
sinh học nhằm hình thành các vùng sinh thái lớn hơn.
- Đối với rừng sản xuất:
+ Tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63
triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng; chú trọng xây dựng các vùng
rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo hướng
đa mục đích. Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất còn lại 0,62
triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt được sử dụng để phục hồi rừng và sản xuất
nông lâm kết hợp.
- Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng, rừng được chia làm 3 loại đặc dụng,
phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, để tiếp cận với phân loại của quốc tế, cần
nghiên cứu phân chia rừng thành 2 loại là rừng bảo vệ và rừng sản xuất.
b) Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
- Quản lý rừng:
+ Toàn bộ 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất trên


cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô
trên bản đồ và thực địa. Quản lý rừng phải trên cơ sở gắn chi phí đầu tư hiệu
quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn và chia xẻ lợi ích giữa các chủ rừng với
cộng đồng;
+ Đến năm 2010, về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và

đất lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc mọi thành
phần kinh tế; cụ thể là:
Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn bản được giao, thuê rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, rừng trồng, đất lâm nghiệp và một số khu rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ quy mô nhỏ, phân tán, đã gắn bó lâu đời với các cộng đồng dân cư,
theo quy định của pháp luật. Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm rải
rác gần các thôn bản sẽ giao cho các hộ gia đình, ưu tiên các hộ nghèo và dân
tộc ít người, để xây dựng vườn rừng đáp ứng nhu cầu gia dụng;
Các doanh nghiệp được giao và thuê các diện tích rừng sản xuất (rừng tự nhiên,
rừng trồng) và các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy mô nhỏ theo quy
định của pháp luật. Cần nhân rộng các mô hình cộng đồng, hộ gia đình và tư
nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng thuộc các tổ chức nhà nước quản lý.
+ Giao và cho thuê rừng cho các chủ rừng phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tùy theo từng đối
tượng được giao, được thuê và loại rừng, Nhà nước thu tiền sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp theo quy định của pháp luật với mức phù hợp;
+ Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin, ảnh viễn thám... trong thống kê, kiểm kê, cập nhật theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp....
- Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Chuyển đổi nhận thức từ bảo vệ đơn thuần cây rừng sang bảo vệ rừng như bảo
vệ một hệ sinh thái luôn phát triển vừa bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng
rừng một cách tối ưu. Chú trọng kiểm tra quá trình khai thác lâm sản tại rừng;
việc kiểm tra, kiểm soát quá trình lưu thông, tiêu thụ lâm sản là biện pháp góp
phần bảo vệ rừng;
+ Bảo vệ và bảo tồn rừng trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều
kiện cho các chủ rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ,
phát triển rừng và tạo thu nhập hợp pháp để có thể sống được bằng nghề rừng.
Nhà nước có các hỗ trợ cần thiết cho các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ
rừng, khi chưa có thu nhập trực tiếp từ rừng;

+ Bảo vệ rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan bảo
vệ pháp luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải tổ chức thực hiện bảo vệ
rừng và chịu trách nhiệm nếu để xẩy ra các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng ở địa phương;
+ Coi trọng việc xây dựng và củng cố các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách,
bán chuyên trách của các chủ rừng và cộng đồng dân cư thôn để có đủ năng lực
ứng phó nhanh chóng với những vụ vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy
rừng, dịch sâu bệnh hại rừng...;


+ Bảo tồn rừng phải kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ với bảo tồn ngoài nơi cư trú tự
nhiên trên diện rộng; kết hợp với phát triển gây nuôi động vật rừng theo hướng
đạt hiệu quả kinh tế cao và được kiểm soát theo quy định của pháp luật nhằm
tạo nguồn hàng hóa, phục vụ bảo tồn rừng. Chú ý phát triển vùng đệm và xây
dựng các hành lang đa dạng sinh học;
+ Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho các chủ rừng và các thôn xã, là lực
lượng chính trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
đồng thời tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng. Đối
với các xã có rừng, kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã là cán bộ tham
mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Lực
lượng vũ trang và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải coi bảo vệ rừng là nhiệm
vụ chính trị quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với rừng
phòng hộ biên giới;
+ Nhà nước đảm bảo kinh phí chi sự nghiệp thường xuyên và các chi phí khác
cho hoạt động bảo vệ rừng của các Ban Quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng
hộ. Đẩy nhanh việc thu phí dịch vụ môi trường từ rừng nhằm hỗ trợ thêm kinh
phí cho công tác bảo vệ rừng;
+ Từng bước tăng cường vai trò của các hiệp hội, của những người sản xuất,
tiêu dùng lâm sản và sử dụng các dịch vụ từ rừng trong công tác bảo vệ rừng;
+ Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển

rừng cho mọi tầng lớp nhân dân và Nhà nước dành kinh phí thích đáng cho
nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
- Phát triển rừng: quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 3 loại rừng
(rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và rừng sản xuất), kết hợp bảo tồn, phòng hộ
với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác:
+ Đối với phát triển rừng đặc dụng chủ yếu thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo
ra những môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc
hữu, các hệ sinh thái đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng
sinh học;
Ngoài việc bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng đặc thù trong khu bảo vệ
nghiêm ngặt; đối với diện tích đất chưa có rừng, quy hoạch đồng cỏ, bãi trống
cho phát triển động vật rừng hoặc tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết
hợp với trồng bổ sung các loài cây bản địa hoặc nông lâm kết hợp... để tạo thu
nhập cho người dân còn sinh sống trong rừng đặc dụng. Tăng cường khai thác
các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... và nghiên cứu đổi mới cách quản
lý các khu rừng đặc dụng cho phù hợp với nhận thức mới về bảo tồn thiên nhiên
của thế giới.
+ Đối với phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu về phòng
hộ đầu nguồn, chắn sóng lấn biển, chắn cát bay … và góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học.
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng
và nhiều tầng, chủ yếu thông qua tái sinh tự nhiên. Rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành


các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.
+ Rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất
và chất lượng; kết hợp sản xuất nông - ngư nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
và các dịch vụ môi trường khác;
Rừng sản xuất là rừng trồng, cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và
cây gỗ lớn dài ngày, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm
sản ngoài gỗ, chú trọng phát triển các loài là cây lợi thế của Việt Nam. Phát
triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường. Cần tập trung cải thiện
nhanh chóng năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện
đại và kỹ thuật thâm canh rừng để bảo đảm về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến lâm sản vào năm 2020.
+ Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu
cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven biển;
+ Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các
vùng nguyên liệu tập trung có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu
cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên
doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp;
+ Áp dụng khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển lâm nghiệp; trên cơ
sở dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thừa kế các kinh nghiệm
sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương. Nghiên cứu phát triển rừng theo
2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh để không chỉ
tăng năng suất, chất lượng rừng mà còn gia tăng các giá trị bảo vệ môi trường,
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng.
+ Nhà nước đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển rừng,
đặc biệt chú ý hệ thống hệ thống rừng giống, vườn giống quốc gia, đường lâm
nghiệp, hệ thống phòng, chống cháy và sâu bệnh hại rừng…
+ Thực hiện đa dạng hoá các nguồn thu nhập thông qua phát triển cây trồng, vật
nuôi ngắn ngày để có thu nhập trước mắt, đồng thời tiến hành trồng rừng quy
mô nhỏ, tham gia quản lý bảo vệ và làm giầu rừng tự nhiên, phát triển các
ngành nghề nông thôn, đặc biệt trong chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ để
tạo nguồn thu nhập lớn hơn cho người dân miền núi, đặc biệt cho các hộ nghèo
và tránh nguy cơ tái nghèo.
- Định hướng sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:
+ Khai thác, sử dụng rừng:

Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đồng thời cũng là biện pháp lâm sinh
để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; rừng được hướng dẫn khai thác phù hợp
với chức năng và mức độ phòng hộ của rừng;
Khai thác sử dụng rừng tự nhiên bền vững phải trên cơ sở phương án điều chế
rừng theo nguyên tắc: rừng được đưa vào khai thác chính, chủ yếu là rừng giàu,
cường độ khai thác phải căn cứ vào lượng tăng trưởng của rừng; rừng trung
bình và nghèo chủ yếu được khai thác với mức độ khác nhau nhằm mục đích
nuôi dưỡng, làm giàu rừng.


Khai thác tối đa các dịch vụ môi trường từ rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven
biển và đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tín dụng cac-bon trong cơ chế phát
triển sạch... để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;
Khai thác sử dụng rừng phải có lợi nhuận cho chủ rừng, cho cộng đồng tham gia
quản lý bảo vệ và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Nhà nước
khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, tư nhân và cộng đồng dân cư địa phương
đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng rừng bền vững;
Cần tiếp tục khoanh nuôi, cải tạo và làm giầu rừng nhằm nâng cao chất lượng để
tạo nguồn cung cấp gỗ lớn, các lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường sau năm
2010;
Khuyến khích sử dụng chất đốt từ phế liệu rừng trồng, phế thải nông nghiệp và
các nhiên liệu khác nhằm hạn chế tối đa sử dụng chất đốt từ gỗ rừng tự nhiên;
Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản
phẩm có thế mạnh như mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm; khuyến khích
gây nuôi động vật rừng. Có cơ chế cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và
sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.
+ Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:
Phải chú trọng chất lượng phát triển thông qua các biện pháp đổi mới cơ chế
quản lý, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích sự tham gia của khu vực
tư nhân và tạo ra các thị trường lành mạnh, minh bạch hơn;

Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất,
đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre. Từ nay đến năm 2015,
tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy
mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm
2015;Khu công nghiệp chế biến lâm sản cần xây dựng và mở rộng ở các vùng
có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm
bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên
cạnh việc đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước
phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến lâm sản quy mô nhỏ ở các vùng
nông thôn và làng nghề truyền thống, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp
và nông thôn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ
rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ;
Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến dăm giấy xuất
khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.
+ Định hướng xuất nhập khẩu lâm sản:
Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, công nghiệp chế biến lâm sản sẽ phát
triển theo hướng không tự cung tự cấp toàn bộ nguyên liệu. Cần tổ chức tốt việc
nhập khẩu nguyên liệu lâm sản, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ
lớn và lâm sản ngoài gỗ, để từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế
biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia
tăng của các sản phẩm chế biến;
Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến


cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng
thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu.
..............................................................................................................................
Câu 6: vì sao khai thác đảm bảo tái sinh dc xem là một biện pháp kĩ thuật lâm
sinh. kĩ thuật lâm sinh trong p2 chặt chon
tl:

1.Khai thác đảm bảo tái sinh dc xem là 1 biện pháp kĩ thuật lâm sinh:
- một thực tế đang diễn ra trong ngành LN là việc tách rời khai thác rừng ra khỏ
các giải pháp lâm sinh để giao cho 1 ngành khác gọi là "công nghiệp khai thác
rừng". cho đến khi TNR bị cạn kiệt thì lại có chủ trương "đóng cửa rừng". Rừng
là một hệ sinh vất sống,nghĩa là trong HST rừng luôn xảy ra qtrinh phát sinh(tái
sinh), pt(sinh trưởng) và chết. Trong diễn thế tự nhiên, các cây rừng thành thục
sinh học sẽ bị chết,từ các lỗ trống của các cây bị chết này cây con sẽ tái sinh,
phát triển để thay thế. Như vậy các biện pháp kĩ thuật lâm sinh chính là tạo dk
tối ưu cho qtrinh PTBV của rừng. Vì vậy,khai thác rừng phải dc coi là 1 biện
pháp kĩ thuật lâm sinh.
- Mục đích của khai thác k chỉ để lấy sp gỗ mà còn tạo đk để các cây dự trữ và
kế cận pt nhanh hơn, tạo năng suất cao hơn cho HST rừng
- Mục tiêu của kĩ thuật khai thác đảm bảo tái sinh:
+ Bảo toàn dc vốn rừng và bve rừng trong sd tài nguyên
+ vốn tái đầu tư để phục hồi rừng sau khai thác tối thiểu nhằm giảm thiểu các
tác hại của qtrinh khai thác đến cấu trúc rừng và tầng cây tái sinh
+ tạo đk tốt cho qtrinh tái sinh tự nhiên và sinh trưởng pt của các thế hệ tiếp sau
khai thác
+ nâng cao tỉ lệ sd gỗ trong khai thác
- Cần phải NC bổ sung để xác định:
+ luân kì khai thác hợp lí
+ xác định lại cỡ dg kính khai thác tối thiểu cho từng nhóm loài
+ trong lâm phần chừa lại, phải có đủ 1 lượng cây mẹ khoẻ mạnh ở cấp kính 3045 cm để gieo giống
+ khai thác đảm bảo tái sinh phải tuân thủ đúng quy định, quy phạm
- khai thác đảm bảo tái sinh bảo toàn dc vốn rừng BV trong sd TN, lượng khai
thác k vượt quá lượng tăng trưởng của rừng hàng năm. Tạo đk tốt cho qtrinh tái
sinh tự nhiên và sinh trưởng pt của các thế hệ kế tiếp sau khai thác. nâng cao tỉ
lệ sd gỗ trong khai thác
2. Kỹ thuật lâm sinh trong p2 chặt chọn:
- khái niệm:

+ là chặt những cây gỗ đến tuổi thành thục công nghệ, cây có giá trị kt vs cường
độ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
- Mục đích:
+ lấy 1 lượng lớn gố, củi


+ thay đổi cấu trúc rừng, đảm bảo tái sinh tự nhiên tốt
- Đối tượng chặt chọn:
+ theo quyết định số 40/2005/QĐ-BNN về việc ban hành quy chế khai thác gỗ
và lâm sản
+ những lô rừng phải đạt trữ lượng khá cao và có nhiều cây ở cấp kính thành
thục có thể khai thác gỗ lớn
- kĩ thuật lâm sinh trong chặt chọn:
+xác định các loài cây k dc phép chặt theo quy định của nhà nước: những loaif
cây quý hiếm dc đề cập trong ds đỏ trong nghị định 48/2002 NĐ-CP vềquy định
danh mục động thực vật hoang dã quý hiếm, nhũng loài cây cần giữ lại gieo
giống
- tiêu chí lựa chọn cây khác:
+ sự cạnh tranh tán là
+ những cây sâu bệnh và các hình dáng k đẹp
+ độ tán che sau khai thác k nhỏ hơn 0.5(50%)
+ đảm bảo duy trì khoảng cách thích hợp giữa các cây sau khai thác
+ những cây chặt phải ở ngoài vùng đệm sông suối
+ k chặt cây địa hình dốc, trơn trượt, núi đá
+ tại vị trí chặt có đủ cây nhỏ, cay tái sinh thay thế.
...............................................................................................................................
Câu 7:những vấn đề đặt ra trong mqh PT du lịch sinh thái và QLR tự nhiên
tl:
- du lịch sinh thái là 1 dịch vụ của rừng, dc coi như 1 sp của rừng cần dc sd một
cách BV. đã có nhiều dự án pt du lịch sinh thái dc hình thành gắn liền vs các

VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng tự nhiên có cảnh quan đặc biệt
của các cơ quan du lịch nhà nước và các tp kt khác.Vấn đề đặt ra đối vs QLRBV
là làm thế nào để các cộng đồng dân địa phương sống trong rừng và gần rừng
chia sẻ dc các lợi ích từ các hoạt động du lịch sinh thái và thông qua đó nâng
cao dc mối quan tâm bve rừng của họ.
-> nếu du lịch sinh thái có khả năng tăng tạo dc các cơ hội tăng thêm thu nhập
cho người dân địa phương thì người dân sẽ có ý thức tham gia bve các cảnh
quan của rừng để thu hút khách du lịch và bảo vệ nguồn thu của họ. chỉ có như
vậy, du lịch sinh thái ms trở thành 1 biện pháp sd rừng tự nhiên bền vững
- thông qua đó, người dân đã gắn bó vs rừng hơn và tham gia tích cực hơn vào
công tác bve, xd rừng
- Cần tăng cường QL để tránh du lịch làm ảnh hưởng xấu MT nói chung và MT
sống của các loài động vật.
................................................................................................................................
..
Câu 8:kĩ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
tl:


đối tượng phục hồi rừng có diện tích rộng, phân bố hầu như trên phạm vi cả
nước từ vùng thấp(500-700m) đến vùng cao (>700m)
<+>Các vấn đề kĩ thuật cần lưu ý trong khoanh nuôi và phục hồi rừng:
+lựa chon, xác định và lượng hoá hệ thống tiêu chuẩn các đk cần và đủ cho
khoanh nuôi phục hồi rừng, làm cơ sở cho việc phân loại đối tượng để có các
phương thức tổ chức QL thích hợp cho rừng khoanh nuôi
+ lựa chọn, xác định và lượng hoá hệ thống tiêu chuẩn về trạng thái thực bì và
đất đai cho đối tượng tác động bằng khoanh nuôi để có các biện pháp xúc tiến
hiệu quả
+ lựa chọn các cây ưu tiên bao gồm cây gỗ, cây ăn quả, cây có giá trị hàng hoá
và xác định cơ cấu cây khoanh nuôi thích hợp cho từng dạng lập địa là đối

tượng khoanh nuôi
+ quy hoạch vi mô cần dc chú ý thiết kế chi tiết các mô hình nuôi rừng trên từng
lập địa vi mô và xd hướng kĩ thuật cụ thể
<+>Hiện tại có 2 dạng khoanh nuôi: khoah nuôi phục hồi rừng k trồng bổ sung
và khoanh nuôi phục hồi rừng có trông bổ sung:
1.khoanh nuôi phục hồi rừng k trông bổ sung:
+ dc tiến hành ở các đối tượng có đủ đk cây tái sinh ở các nhóm loài mục đích
+ biện pháp QL là khoanh, bảo vệ tránh các tác động của con người và súc vật
để rừng tự phục hồi bằng quá trình tái sinh, diễn thế tự nhiên
+ biện pháp kĩ thuật hỗ trợ ở đây chỉ là chăm sóc cây mục đích khỏi bị cây cỏ,
dây leo xâm hại, có tác động xúc tiến để thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên như
xử lí thực bì, làm đất.... để hat dễ tiếp xúc, nảy mầm. Các hoạt động hỗ trợ và
xúc tiến này chỉ tiến hành cục bộ, trên từng vi lập địa cụ thể vs mục đích tạo MT
tối ưu cho cây mục đích tái sinh và sinh trưởng để chất lượng rừng phục hồi dc
nâng cao
2.khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung:
+ dc thực hiện ở những đối tượng mà qtrinh tái sinh tự nhiên bị hạn chế do thiếu
cây mẹ gieo giống, đk lập địa khắc nghiệt
+ biện pháp kĩ thuật: gieo hạt bổ sung sau khi đã xử lí đất(ở lập địa tốt, nhưng
thiếu cây mẹ gieo giống) hoặc trồng bổ sung ở nơi lập địa k thích hợp cho tái
sinh tự nhiên
<+> kết quả khoanh nuôi dc đánh giá như sau:
+ là biện pháp rẻ tiền, phục hồi rừng nhanh chóng, qua 10 năm thực hiện đã góp
phần nâng độ che phủ rừng lên một cách đáng kể
+ khoanh nuôi thành công ở nhiều tỉnh
+ phù hợp đối vs rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để tạo nhanh độ che phủ, chống
xói mòn, giữ đất, giữ nước. Nhưng chất lượng rùng khoanh nuôi còn kém, giấ
trị mang lại còn thấp
+ yếu tố quyết định thành công của khoanh nuôi trước hết là lựa chọn đúng đối
tượng đất để khoanh nuôi, sau nữa là các biện pháp bve chống chặt phá,chống

cháy


+ khoanh nuôi có trông bổ sung, nhìn chung còn ít thành công, chỉ có một số
mô hình nhỏ ở địa phương do còn mắc một số vấn đề kĩ thuật.
................................................................................................................................
...
Câu 9:kĩ thuật làm giàu rừng tự nhiên
tl:
<+> k/n: làm giàu rừng là biện pháp kĩ thuật áp dụng đối vs rừng thứ sinh nghèo
kiệt, rừng non phục hổi(k đạt chất lượng)bằng cách lợi dụng nền rừng cũ, trồng
bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế vào các băng hay rạch hoặc vào các
khoảng trống trong rùng(khoảng 200-500 cây/ha)
<+> Ưu nhược diểm của hoạt động làm giàu rừng:
- ưu điểm:
. giá thành tương đối thấp
. thi công đơn giản
. bảo vệ và lợi dụng dc nền rừng cũ và những cây giá trị sẵn có trong rừng, đông
thời duy trì dc khả năng phòng hộ của rừng
- nhược điểm:
. sinh trưởng của cây trồng thường khá thấp
. công việc chăm sóc phải thường xuyên và kéo dài
<+> chọn đối tượng làm giàu rừng:
các rừng kiệt, rừng non, rừng nghèo có trữ lượng thấp, số lượng cây mục đích
thấp và có phẩm chất k đạt yêu cầu(dưới 150 cây/ha), số cây tái sinh có giá trị
kt, có chiều cao >2m chỉ đạt dưới 500 cây/ha
<+> nội dung kĩ thuật:
- Có 2 hình thức làm giàu rừng: theo rạch và theo đám(cần ưu tiên):
1.làm giàu rừng theo rạch:
+mở rạch trồng rừng rộng 4-8 m, bề rộng của rạch phụ thuộc váo độ ưa sáng

của cây trồng và chiều cao của cây băng chừa để đi lại
+ rạch mở theo dg động mức hoặc theo hướng đông tây
+ phát dọn sạch thực bì, chỉ để lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao
+ trồng 1 hàng cây trong rạch vs mật độ khoảng 150-400 cây/ ha
băng chừa rộng 6-12cm. trong băng chừa tiến hành các nội dung công việc của
nuôi dưỡng rừng và chặt hạ các cây có chiều cao >15cm
2.làm giàu rừng theo đám:
+ thực hiện đối vs rừng có các khoảng trống >1000m2. tiến hành như kĩ thuật
trồng rừng.
- loài cây lựa chọn là các cây bản địa, cây lá rộng nhập nội có giá trị kinh tế cao,
sinh trưởng tương đối nhanh, chiều cao tối thiểu đạt 0.8-1m/năm và phù hợp vs
đk lập địa nơi gây giống
- tiêu chuẩn cây non đem trồng phải đạt chiều cao 0.8-1m để có sức cạnh tranh
vs cây bụi thảm tươi ở trong rừng
- chăm sóc cây trong 3 năm đầu như kĩ thuật chăm sóc rừng trồng


- chăm sóc 4-5 năm tiếp theo vs nội dung chủ yếu là phát các cây phi mục đích,
dây leo, chặt tỉa nhánh cành
- có khả năng tận thu gỗ từ chặt cây trong các rạch để trồng cây và chặt thải
loại( chặt nuôi dưỡng)
<+> Phương pháp khắc phục nhược điểm:
- điều tiết ánh sáng phù hợp, tăng cường độ ánh sáng cho cây trồng(hạ tầng tán
của cây rừng, mở rộng rạch hoặc băng); k nên trông cây vào sát mép của băng
hoặc mép lỗ trống, tận dụng tối đa khả năng mở rạch hoặc băng theo hướng
đông tây, thường xuyên phát cây chèn ép cây trồng, chọn giống cây sinh trưởng
nhanh
.........................................................................................................................
Câu 10: Các phương án phân loại rừng. Mục đích, ý nghĩa phân loại rừng.
tl:

Có 6 p.án phân loại rừng:pl rừng trên quan điểm sinh thái học, pl theo chức
năng sử dụng, pl theo trữ lượng, pl dựa vào tác động của con người, pl dựa vào
nguồn gốc, pl rừng theo tuổi.
1.Pl rừng trên quan điểm sinh thái học:
- dựa vào các yếu tố sinh thái của MT và tính chất của quần xã sinh vật. Năm
1971, Thái Văn Trừng đã chia thành 14 kiểu:
+ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiêt đới
+ kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới
+ rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
+ rừng kín hơi khô nhiệt đới
+ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới(hình thành trên đk mùa khô kéo dài,
khắc nghiệt)
+ rừng thưa cây lá kim hơi thưa nhiệt đới
+ kiểu trảng cây to cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới
+ truông bụi gai hạn nhiệt đới
+ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
+ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp
+ kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới núi cao hơn 1800m
+ kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp
+ kiểu quần hệ khô vùng cao.(gồm các rú cây mỡ rừng rụng lá, rừng lá cứng
khô ròn và trảng cỏ cao, trảng cỏ thấp trên đất xấu nông cạn
+ kiểu quần hệ lạnh vùng cao
2. Phân loại theo chức năng sd:gồm rừng đặc dung, sản xuất, phòng hộ
- Rừng đặc dụng: là loại rừng dc thành lập vs mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên
nhiên mẫu chuẩn của HSTR của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, NCKH, bảo
vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp vs
phòng hộ bảo vệ MT sinh thái
- Rừng phòng hộ: là rừng dc sd chủ yếu để bve nguồn nước, bve đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bvmt



- rừng sản xuất: là rừng dc dùng chủ yếu trong sx gỗ, lâm sản,đặc sản
3. Phân loại dựa vào tác động của con người:
- rừng tự nhiên
- rừng trồng
4. Phân loại dựa vào nguồn gốc:
-rừng chồi
-rừng hạt
5.Phân loại theo tuổi: rừng non,rừng sào, rừng trung niên, rừng già.
6. Phân loại theo trữ lượng:(theo điều 8, thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT )
quy đinh tiêu chí xác định và phân loại rừng:
- rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng >300m3/ha
- rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201-300m3/ha
- rừng TB: trữ lượng cay đứng từ 101-200m3/ha
- rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10-100m3/ha
- rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ dg kính bình quân <8cm, trữ lượng cây đứng
<10m3/ha.
<+> MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
- là cơ sở của phân vùng và quy hoạch lãnh thổ
- tổ chức kinh doanh rừng
- NC các phương thức lâm sinh phù hợp vs từng đối tượng(khai thác- tái sinh
rừng, nuôi dưỡng, trồng rừng), tối ưu hoá các đk hình thành rừng năng suất cao
- Về lí luận:cho phép nhận thức đầy đủ về bản chất tự nhiên của rừng, về sự
thống nhất giữa thảm thực vật và MT, về qtrinh phát sinh, phát triển và hình
thành rừng năng suất cao
- cho phép ứng dụng hoặc chọn lựa các biện pháp kinh doanh dựa trên việc sd
những tính chất tương đồng của đối tượng và xd các phương thức lâm sinh phù
hợp vs từng đối tượng.
- giúp phân loại chính xác các biện pháp khai thác- tái sinh rừng, nuôi dưỡng
rừng, phục hồi rừng, bve và bảo tồn các loài cây- con quý hiếm và có giá trị cao

về kt, bvmt.
..........................................................................................................................
Câu 11: Các nguyên lí QLRBV:
tl:
- Nguyên lí 1: sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sd TNR. cuộc sống con người
luôn gắn vs sd TNTN và để sd nó, chúng ta cần phải bve nó vì TNTN k phải là
vô tận. Để đảm bảo ngli trên cần đảm bảo năng suất và các đk tái sinh của
nguồn TN có khả năng tái tạo này
- Nguyên lí 2: Trong QLTNRBV, sự phòng ngừa, nó dc hiểu là: ở đâu có nhũng
nguy cơ suy thoái nguồn TNR và chưa có đủ cơ sở KH thì chưa nên sd biện
pháp phòng ngừa suy thoái về MT
- Nguyên lí 3: sự bình đẳng và công bằng trong sd TNR ở cùng thế hệ. đây là
vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì


chúng ta vẫn chưa tạo dc những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế
hệ hiện tại. Sự bình đẳng đó thể hiện:
+ tất cả mn đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc cung cấp
các TN từ rừng
+ sự bất bình đẳng trong XH va kt chỉ có thể tồn dc tại nếu sự bất bình đẳng này
là có lợi cho nhóm người nghèo trong XH và tất cả mn đều có cơ hội tiếp cận
nguồn TNR như nhau
- Nguyên lí 4: là tính hiệu quả. TNR phải dc sd hợp lí và hiệu quả nhất về mặt kt
và sinh thái
...........................................................................................................................
Câu 12: các mô hình QLRBV dựa vào cộng đòng dân cư làng bản cở VN
Tl:
1. k/n: Theo tổ chức FAO đưa ra năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp, QLRBV
dựa vào cộng đồng dân cư làng bản là tất cả các HĐ lâm nghiệp mà cộng đồng
người dân tham gia, bao gồm những HĐ nhỏ lẻ ở các khu vườn đén thu hái các

sp lâm nghiệp cho nhu cầu cs của người dân và đén việc trồng cây ở trang trại,
cây hàng hoá,sx chế biến các sp lâm nghiệp ở quy mô hộ gđ, HTX để tăng thu
nhập cho những cộng đồng sống trong rừng. Là tiến trình QL, bve và pt rừng
dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội và luật tục
của công đồng.
2. Các mô hình:
- Mô hình 1: rừng do cộng đồng QL theo truyền thống, dc PL công nhận. Đến
năm 1991,khi ban hành luật bve và pt rừng, ở 1 số làng bản vẫn còn QL và
hưởng lợi 1 số khu rừng làng bản theo truyền thống đã có trước đây. Luật
BVPTR vẫn công nhận những khu rừng đó thuộc quyền sở hữu của làng.
- Mô hình 2:cộng đồng dân cư ở làng bản nhận khoán bve cho các chủ rừng nhà
nước và đã liên kết để nhận khoán bve rừng đã giao cho các tổ chức nhà nước
QL, cùng hưởng lợi, bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau(như nhóm hộ gđ,
nhóm đồng sở thích hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thôn bản).
+đối vs loại mô hình này công đồng dân cư làng bản cũng chỉ là người làm thuê,
dc thù lao một số tiền ít ỏi, k dc hưởng lợi gì đáng kể ở rừng nên tính tích cực
của họ chưa dc phát huy.
+ trong tương lai, mô hình này cần phải dc cải tiến theo hướng giao cho cộng
đồng dân cư làng bản trực tiếp QL và hưởng lợi ở những khu rừng gắn liền vs
cư trú của dân cư.
- Mô hình 3:rừng và đất lâm nghiệp dc chính quyền địa phương(cấp tỉnh) giao
cho các làng bản QL(đang có tính chất thí điểm). ở nhiều tỉnh(nhất là những
tỉnh đang có các dự án hợp tác vs nước ngoài về lâm nghiệp XH/ lâm nghiệp
cộng đồng) đã thí điểm giao đến cộng đồng dân cư làng bản một số diện tích
rừng và hướng dẫn họ QL, có những chính sách họ hưởng lợi cụ thể.
=> các báo cáo nghiên cứu điểm về lâm nghiệp cộng đồng đã đánh giá những
kết quả bước đầu của mô hình QLR này và xác nhận đây là 1 mô hình QL lâm


nghiệp có hiệu quả, phù hợp vs tình hình QL lâm nghiệp hiện nay của VN và

chắc chắn sẽ dc phát triển nhiều hơn trong tương lai và sẽ thuận lợi hơn khi Luật
bve và pt rừng(sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
................................................................................................................................
..
Câu 13: Vai trò, lợi ích của các bên khi tham gia vào chứng chỉ rừng trong
QLBV
Tl:
1. Vai trò:
-Ngày nay trên toàn thế giới ngày càng qtam đến tình trạng diện tích và chất
lượng rừng ngày 1 suy giảm, ả/h lớn đến MT sống và khả năng cung cấp sp
rừng cho ptbv cũng như lương thực hàng ngày của người dân. Vấn đề cần dc
giải quyết là làm thế nào QL KD rừng phải vừa đảm bảo tốt lợi ích kt,vừa đem
lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa k gây tác
động xấu đến MT sống, tức là dc QLBV. CCR là cần thiết vì:
+ cộng đồng quốc tế, CP, các cơ quan CP, các tổ chức MT,XH... đòi hỏi các chủ
sx KD rừng phải CM rừng của họ đã dc QLBV
+ Người tiêu dùng sp rừng đòi hỏi các sp lưu thông trên thị trường phải dc khai
thác từ rừng đã dc QLBV
+ người sx muốn chứng minh rằng các sp rừng của mình, đặc biệt là gỗ , dc khai
thác từ rừng dc QL một cách BV.
CCR cần thiết để xác nhận QLRBV của các chủ rừng, cũng như chứng chỉ ISO
để xá nhận QL chất lượng sx công nghiệp.
2. Lợi ích CCR mangh lại:
- Lợi ích về MT: đảm bảo bảo tồn ĐDSH và các giá trị khác như đất, nước; duy
trì các chức năng sinh thái và thẻ thống nhất của rừng; bảo vệ các loài động,
thực vật quý hiếm và MT sống của chúng
- Lợi ích về XH: đảm bảo quyền con người dc tôn trọng. Tất cả các HĐ lâm
nghiệp phải dc sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa
phương
- Lợi ích về kt: đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt dc cách sử dụng tối ưu và

hạn chế tại chỗ các sp đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
MT nơi khai thác và chế biến.
3. Lợi ích khi 1 đơn vị lâm nghiệp dc cấp CCR gồm:
- gỗ dc cấp nhán FSC sẽ dc bán vs giá cao hơn so vs sp cùng loại k dc cấp
nhãn(có thể cao hơn 30%)
- có đk tiếp cận vs thị trường mới
- các đánh giá định kì của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh
yếu trong HĐ KD của doanh nghiệp
................................................................................................................................
.....


CÂU 13 SỬA:
Vai trò , lợi
ích của các bên khi tham gia chứng chỉ rừng
- Chứng chỉ rừng là sự xác nhạn bằng giấy
chứng chỉ rằng đơi vị quản lí rừng đc chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về
quản
lí rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được ủy quyền chứng chỉ quy định
- Có 3 bên tham gia vào chứng chỉ rừng
+ Người cấp chứng
chỉ : là 1 tổ chức thứ 3, trung gian hoàn toàn độc lập
+ Người có lợi
ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng như chính phủ, chính quyền địa phương,
cộng
đồng dân cư, các tổ chức môi trường xã hội... gọi chung là các cổ đông
+ Người đc chứng
chỉ : bao gồm các lâm trường, công ty hay doanh nghiệp lâm nghiệp, chủ rừng
cộng
đồng hoặc cá thể

- Vai
trò của các cổ đông :
+ ban hành
các chính sách phù hợp để chủ rừng có thể thực hiện tiêu chuẩn
+ hỗ trợ kĩ
thuật và kinh phí cho cải thiện quản lí rừng, nhất là việc xây dựng kế hoạch
quản
lí dài hạn theo yêu cầu của tiêu chuẩn
+ tăng cường
truyền thông để nâng cao hiểu biết về QLRBV và CCR
+ tạo điều kiện
xâm nhập thị trường gỗ quốc tế yêu cầu chứng chỉ
- Vai
trò người cấp chứng chỉ:
+ kiểm soát hiệu
quả đối với luồng đi của gỗ, từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến lưu thông
để đảm bảo tất cả các khâu tuân thủ theo pháp luật
+ đánh giá sự
tuân thủ các quy định pháp luật trong các khâu và hệ thống kiểm soát đc áp
dụng
1 cách có hiệu quả
+ xác nhận sản
phẩm đc chứng chỉ là sản phẩm đc quản lí bền vững
+ đánh giá định
kì các đơn vị tham gia chứng chỉ rừng


*Lợi
ích :
- Người câp chứng chỉ : thu đc chi phí

từ việc cấp chứng chỉ rừng
- Người đc chứng chỉ : chứng minh đc sản
phẩm của họ là thân thiện vs môi trường, bảo đảm các yếu tố xã hội, đc cấp
nhãn
FSC sẽ giá bán cao hơn (30%) so vs sản phẩm cùng loại , thu đc lợi nhận kinh tế
+ ko phải giải
trình về nguồn gốc gỗ đối vs các lô hàng xuất khẩu vào EU
+ tăng thương
hiệu, giảm chi phí, thủ tục
+ sản phẩm đc
người tiêu dùng ưa chuộng, xâm nhập vào các thị trường mới
+ các đánh
giá định kì của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh, yếu trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cổ đông : + đời sống ng dân đc nâng
cao, xóa đói giảm nghèo
+ có thể lựa
chọn đc đúng sản phẩm có chất lượng, hợp pháp
+ các vấn đề
mt, phát triển bền vững đc đảm bảo
+ tạo công ăn
việc làm nâng cao thu nhập cho người dân
.........................................................................................................................
Câu 14: Tỉ lệ lợi dụng gỗ cây đứng là gì? tỉ lệ này dc BNNPTNT quy định ntn
trong chỉ tiêu kĩ thuật khai thác gỗ?
tl:
1. Khái niệm:
tỉ lệ lợi dụng gỗ cây đứng: dc tính theo tỉ lệ % giữa khối lượng sp lấy ra so vs
khối lượng toàn bộ thân cây(thể tích cây đứng).gồm:
- Gỗ lớn: gỗ khúc thân tính từ mặt cắt gốc chặt đến mạch cắt chiều cao dưới

cành
- Gỗ tận dụng: là phần cành, ngọn có đầu nhỏ của lòng gỗ từ 25 cm trở lên hoặc
những lòng gỗ khúc thân bị rỗng ruột toàn bộ chiều dài lòng gỗ có dg kính phần
rỗng ruột chiếm từ 40-70% dg kính của lòng gỗ
- Củi: la phần cành, ngọn, khúc gỗ thân bị rỗng ruột k thuộc 2 đối tượng trên
2. Quy định trong chỉ tiêu kĩ thuật khai thác gỗ:
- ở các năm của thập kỉ 90 trở về trước, ngành lâm nghiệp chưa ra quy định bắt
buộc phải thực hiện về tỉ lệ lợi dụng gỗ cây đứng. Từ năm 1999 đến nay, tỉ lệ lợi
dụng gỗ cây đứng dc bộ NNPTNT thể chế hoá thành các quy định bắt buộc cho


các chủ rừng, đơn vị thiết kế và cơ quan QL nhà nước các cấp phải thực hiện,
trong tỉ lệ lợi dụng gỗ dc chia làm 3 loại:
+ Gỗ lớn khúc thân(gỗ thương phầm): >60%(55-70%)
+ gỗ tận dụng:từ 10%(5-15%)
+ củi
>60%, >10 % theo quy định tại QĐ số 4. dc áp dụng từ năm 2004 trở đi. trong
ngoặc là theo quy định tại QĐ số 2 của Bộ NNPTNTdc áp dụng từ năm 19992003
........................................................................................................................
Câu 15: Trình bày các đối tượng rừng dc phép đưa vào khai thác
tl:
1. Rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác
nhưng đã dc nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của chu kì khai thác và tuỳ theo
loại rừng và có quy định tiêu chuẩn trữ lượng như sau:
- Loại 1: rừng lá roognj thường xanh và nửa rụng lá:
+ >90 m3/ha đối vs các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra
+ >110 m3/ha đối vs các tỉnh từ NA đến Thừa thiên huế
+ tren 130m3/ha đối vs các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào
- Loại 2: rừng rụng lá(rừng khộp) đạt trên 100 m3/ha
- Loại 3: rừng lá kim đạt >100 m3/ha

- Loại 4: rừng KD gỗ trụ mỏ phải có trữ lượng >70m3/ha
- Loại 5: rừng hỗn loài vs tre nứa có trữ lượng như sau:
+ đối vs các tỉnh từ Thanh hoá trở ra đạt >50m3/ha
+ đối vs các tỉnh từ NA trở vào đạt >70m3/ha
Đối vs các khu rừng loại 1,2,3 của đối tượng rừng quy định tại mục (1) thì ngoài
tiêu chuẩn trữ lượng còn phải đảm bảo tiêu chuẩn là trữ lượng của cây đạt cấp
kính khai thác phải lớn hơn 30% so vs tổng trữ lượng
2. Rừng tự nhiên hỗn loài đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ
3. Rừng của hộ gd cá nhân dc giao để QL,bảo vệ và dc hưởng lợi theo quy định
của CP
4. những khu rừng nghèo kiệt có năng suất chất lượng thấp cần khai thác để
trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn
5. Các khu rừng dc chuyển hoá thành rừng trồng theo quy phạm xd rừng giống
chuyển hoá dc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
6. Các khu rừng dc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục
đích sd.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×