Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Chòi mòi (Antidesma) ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

LÊ CẢNH VIỆT CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI CHÒI MÒI
(ANTIDESMA) Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

LÊ CẢNH VIỆT CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI CHÒI MÒI
(ANTIDESMA) Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Phan Văn Kiệm
2. PGS. TS. Lê Mai Hương

Hà Nội – 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS. TS. Phan Văn Kiệm và PGS. TS. Lê Mai Hương.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Lê Cảnh Việt Cường



ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng nhất tới PGS.
TS. Phan Văn Kiệm và PGS. TS. Lê Mai Hương - những người Thầy đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán
bộ của Viện đã quan tâm giúp đỡ và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa Sinh biển
đặc biệt là TS. Nguyễn Xuân Nhiệm, TS. Hoàng Lê Tuấn Anh, TS. Bùi Hữu Tài, TS.
Phạm Hải Yến và TS. Trần Hồng Quang về sự ủng hộ to lớn, những lời khuyên bổ
ích và những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Quốc gia Chungnam
và Khoa dược, Trường Đại học Wonkwang, Hàn Quốc đã giúp đỡ tôi trong việc thử
hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Khoa học Miền
Trung và các đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
(NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2013.05.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Cảnh Việt Cường


iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về chi Antidesma.............................................................................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Antidesma ......................................................3
1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Antidesma .....................5
1.1.2.1. Các hợp chất alkaloid......................................................................5
1.1.2.2. Các hợp chất flavonoid ...................................................................7
1.1.2.3. Các hợp chất lignan ........................................................................8
1.1.2.4. Các hợp chất coumarin ...................................................................9
1.1.2.5. Các hợp chất phenolic khác ..........................................................11
1.1.2.6. Các hợp chất megastigmane .........................................................12
1.1.2.7. Các hợp chất triterpenenoid ..........................................................13
1.1.2.8. Các hợp chất steroid......................................................................15
1.1.2.9. Các hợp chất khác .........................................................................16
1.1.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Antidesma ......................17
1.1.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư ..................................................17
1.1.3.2. Hoạt tính chống oxi hóa ................................................................18
1.1.3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật ...........................................................19
1.1.3.4. Các hoạt tính khác.........................................................................21
1.2. Giới thiệu về các loài A. hainanensis, A. acidum và A. ghaesembilla ..........23

1.2.1. Loài Antidesma hainanensis ...................................................................23
1.2.2. Loài Antidesma acidum ..........................................................................23
1.2.3. Loài Antidesma ghaesembilla ................................................................24
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về các loài A. acidum, A. ghaesembilla và A.
hainanensis trên thế giới và ở Việt Nam ..........................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................27
2.1.1. Loài Antidesma hainanensis ...................................................................27


iv
2.1.2. Loài Antidesma acidum ..........................................................................27
2.1.3. Loài Antidesma ghaesembilla ................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................28
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất .......................................................28
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ...........................28
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học ..............................................30
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư ..............30
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm ...............................32
2.3. Phân lập các hợp chất ....................................................................................34
2.3.1. Phân lập các hợp chất từ loài A. hainanensis .........................................34
2.3.2. Phân lập các hợp chất từ loài A. acidum ................................................37
2.3.3. Phân lập các hợp chất từ loài A. ghaesembilla .......................................39
2.4. Thông số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được ..................41
2.4.1. Thông số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập từ loài A.
hainanensis .......................................................................................................41
2.4.1.1. Hợp chất AH1: (7S,7'R,8S,8'R)-3,3'-Dimethoxy-7,7'-epoxylignan4,4',9-triol 4-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới) ..................................41
2.4.1.2. Hợp chất AH2: 9-O-Formylaviculin (hợp chất mới)....................41
2.4.1.3. Hợp chất AH3: (+)-Isolariciresinol 9-O-β-D-glucopyranoside ...42
2.4.1.4. Hợp chất AH4: (−)-Lyoniresinol ..................................................42

2.4.1.5. Hợp chất AH5: (+)-Lyoniresinol 9-O-β-D-glucopyranoside .......42
2.4.1.6. Hợp chất AH6: 1-O-(2,4-dihydroxy-6-methoxyphenyl)-6-O-(4hydroxy-3,5-dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranoside...........................42
2.4.1.7.

Hợp

chất

AH7:

4-O-[6-O-(4-hydroxy-3,5-

dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranosyl]-3-hydroxyphenethyl alcohol ....43
2.4.1.8.

Hợp

chất

AH8:

4-Hydroxymethyl-2-methoxyphenyl-6-O-

syringoyl-β-D-glucopyranoside ....................................................................43
2.4.1.9. Hợp chất AH9: Phenethyl α-L-arabinofuranosyl-(1→6)-O-β-Dglucopyranoside ...........................................................................................43
2.4.1.10. Hợp chất AH10: Syringoyl-O-β-D-glucopyranoside ..................43
2.4.1.11. Hợp chất AH11: β-D-glucopyranosyl phaseate ester .................43
2.4.1.12. Hợp chất AH12: Ampelopsisionoside ........................................43



v
2.4.1.13. Hợp chất AH13: Alangioside A .................................................44
2.4.1.14. Hợp chất AH14: Alangionoside L ..............................................44
2.4.1.15.

Hợp

chất

AH15:

Megastigm-7-ene-3-ol-9-one

3-O-α-L-

arabinofuranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside .......................................44
2.4.1.16. Hợp chất AH16: N–trans-feruloyloctopamide ...........................44
2.4.1.17.

Hợp

chất

AH17:

trans-Linalool-3,6-oxide

7-O-β-D-

glucopyranoside ...........................................................................................44

2.4.1.18. Hợp chất AH18: Lotusanine B ...................................................44
2.4.2. Thông số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập từ loài A.
acidum ..............................................................................................................45
2.4.2.1. Hợp chất AC1: Clauszoline B ......................................................45
2.4.2.2. Hợp chất AC2: Clauszoline H ......................................................45
2.4.2.3. Hợp chất AC3: Mukonal ..............................................................45
2.4.2.4. Hợp chất AC4: 7-Methoxymukonal .............................................45
2.4.2.5. Hợp chất AC5: Heptaphyline .......................................................45
2.4.2.6. Hợp chất AC6: 5-Demethyltoddaculin .........................................46
2.4.2.7. Hợp chất AC7: Xanthoxyletin ......................................................46
2.4.2.8. Hợp chất AC8: Alloxanthoxyletin ................................................46
3.1.2.9. Hợp chất AC9: (E)-p-Propenylphenol O-β-D-glucopyranoside ...46
2.4.2.10. Hợp chất AC10: p-Methoxycinnamaldehyde .............................46
2.4.2.11. Hợp chất AC11: trans-4-Methoxycinnamyl alcohol ..................46
2.4.2.12. Hợp chất AC12: Vanilin .............................................................46
2.4.3. Thông số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập từ loài A.
ghaesembilla .....................................................................................................47
2.4.3.1. Hợp chất AG1: Antidesoic acid A (hợp chất mới) .......................47
2.4.3.2. Hợp chất AG2: Antidesoic acid B (hợp chất mới) .......................47
2.4.3.3. Hợp chất AG3: Vitexin .................................................................47
2.4.3.4. Hợp chất AG4: Orientin ...............................................................47
2.4.3.5. Hợp chất AG5: Isovitexin .............................................................47
2.4.3.6. Hợp chất AG6: Homoorientin ......................................................48
2.4.3.7. Hợp chất AG7: Luteolin-4′-O-β-D-glucopyranoside ....................48
2.4.3.8. Hợp chất AG8: Amentoflavone ....................................................48


vi
2.4.3.9. Hợp chất AG9: Vanillyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside.........48
2.4.3.10. Hợp chất AG10: 4-Hydroxy-3,5-dimethoxybenzyl-O-β-Dglucopyranoside ...........................................................................................48

2.4.3.11. Hợp chất AG11: 3-Hydroxy-4,5-dimethoxyphenyl-O-β-Dglucopyranoside ...........................................................................................49
2.4.3.12.

Hợp

chất

AG12:

3,4,5-Trimethoxyphenyl-O-β-D-

glucopyranoside ...........................................................................................49
2.4.3.13. Hợp chất AG13: Sinapyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside .....49
2.4.3.14. Hợp chất AG14: (–)-Syringaresinol ...........................................49
2.5. Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất phân lập được ..................................50
2.5.1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập
từ loài A. acidum...............................................................................................50
2.5.2. Kết quả thử hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ loài
A. hainanensis...................................................................................................51
2.5.3. Kết quả thử hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập từ loài A.
ghaesembilla .....................................................................................................52
CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................................................................ 54
3.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ loài A. hainanensis ......54
3.1.1. Hợp chất AH1: (7S,7'R,8S,8'R)-3,3'-Dimethoxy-7,7'-epoxylignan-4,4',9triol 4-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới) ................................................54
3.1.2. Hợp chất AH2: 9-O-formylaviculin (hợp chất mới) ..............................61
3.1.3. Hợp chất AH3: (+)-Isolariciresinol 9-O-β-D-glucopyranoside .............68
3.1.4. Hợp chất AH4: (–)-Lyoniresinol ............................................................70
3.1.5. Hợp chất AH5: (+)-Lyoniresinol-9-O-β-D-glucopyranoside ................72
3.1.6. Hợp chất AH6: 1-O-(2,4-dihydroxy-6-methoxyphenyl)-6-O-(4hydroxy-3,5-dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranoside ...............................74
3.1.7. Hợp chất AH7: 4-O-[6-O-(4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoyl)-βD-glucopyranosyl]-3-hydroxyphenethyl alcohol ............................................. 76


3.1.8. Hợp chất AH8: 4-Hydroxymethyl-2-methoxyphenyl-6-O-syringoyl-β-Dglucopyranoside ................................................................................................78
3.1.9.

Hợp

chất

AH9:

Phenethyl

α-L-arabinofuranosyl-(1→6)-O-β-D-

glucopyranoside ................................................................................................80


vii
3.1.10. Hợp chất AH10: Syringoyl-O-β-D-glucopyranoside ...........................81
3.1.11. Hợp chất AH11: β-D-Glucopyranosyl phaseate ester ..........................83
3.1.12. Hợp chất AH12: Ampelopsisionoside .................................................85
3.1.13. Hợp chất AH13: Alangioside A ...........................................................87
3.1.14. Hợp chất AH14: Alangionoside L .......................................................89
3.1.15.

Hợp

chất

AH15:


Megastigm-7-ene-3-ol-9-one

3-O-α-L-

arabinofuranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside ............................................91
3.1.16. Hợp chất AH16: N–trans-feruloyloctopamide ....................................93
3.1.17. Hợp chất AH17: trans-Linalool-3,6-oxide 7-O-β-D-glucopyranoside 94
3.1.18. Hợp chất AH18: Lotusanine B .............................................................96
3.2. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập từ loài A. acidum .........................101
3.2.1. Hợp chất AC1: Clauszoline B ..............................................................101
3.2.2. Hợp chất AC2: Clauszoline H ..............................................................103
3.2.3. Hợp chất AC3: Mukonal ......................................................................105
3.2.4. Hợp chất AC4: 7-Methoxymukonal .....................................................107
3.2.5. Hợp chất AC5: Heptaphyline ...............................................................109
3.2.6. Hợp chất AC6: 5-Demethyltoddaculin ................................................110
3.2.7. Hợp chất AC7: Xanthoxyletin..............................................................112
3.2.8. Hợp chất AC8: Alloxanthoxyletin .......................................................114
3.2.9. Hợp chất AC9: (E)-p-Propenylphenol O-β-D-glucopyranoside ..........115
3.2.10. Hợp chất AC10: p-Methoxycinnamaldehyde ....................................116
3.2.11. Hợp chất AC11: trans-4-Methoxycinnamyl alcohol .........................118
3.2.12. Hợp chất AC12: Vanilin ....................................................................119
3.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập từ loài A. ghaesembilla ...............121
3.3.1. Hợp chất AG1: Antidesoic acid A (hợp chất mới) ..............................121
3.3.2. Hợp chất AG2: Antidesoic acid B (hợp chất mới) ...............................126
3.3.3. Hợp chất AG3: Vitexin ........................................................................130
3.3.4. Hợp chất AG4: Orientin .......................................................................132
3.3.5. Hợp chất AG5: Isovitexin ....................................................................133
3.3.6. Hợp chất AG6: Homoorientin ..............................................................135
3.3.7. Hợp chất AG7: Luteolin-4′-O-β-D-glucopyranoside ...........................136

3.3.8. Hợp chất AG8: Amentoflavone ...........................................................138


viii
3.3.9. Hợp chất AG9: Vanillyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside ................141
3.3.10.

Hợp

chất

AG10:

4-Hydroxy-3,5-dimethoxybenzyl-O-β-D-

glucopyranoside ..............................................................................................142
3.3.11.

Hợp

chất

AG11:

3-Hydroxy-4,5-dimethoxyphenyl-O-β-D-

glucopyranoside ..............................................................................................144
3.3.12. Hợp chất AG12: 3,4,5-Trimethoxyphenyl-O-β-D-glucopyranoside ..145
3.3.13. Hợp chất AG13: Sinapyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside .............146
3.3.14. Hợp chất AG14: (–)-Syringaresinol ...................................................148

3.4. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được ....................................150
3.4.1. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập từ loài A. acidum 150
3.4.2. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập từ loài A. hainanensis
........................................................................................................................154
3.4.3. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập từ loài A. ghaesembilla
........................................................................................................................155
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 156
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160


ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng Anh

Diễn giải

ABTS

2,2-Azinobis
ethylbenzothiazo
sulphonate) assay

(36-

line


Phép thử hoạt tính chống oxi
hóa sử dụng thuốc thử ABTS

Ac

Acetyl group

Nhóm acetyl

Api

Apinose

Đường apinozơ

BV2

Mouse microglial cell line

Dòng tế bào tiểu thần kinh đệm
của chuột

13

Cacbon-13 nuclear magnetic
resonance spectroscopy

Phổ cô ̣ng hưởng từ ha ̣t nhân
cacbon 13


CD

Circular dichroism

Phổ lưỡng sắc tròn

COSY

1

H-1Hspectroscopy

correlation

Phổ 1H-1H COSY

COR-L23

Human large
carcinoma

cell

Tế bào ung thư phổi người (tế
báo lớn)

DEPT

Distortionless enhancement
by polarisation transfer


Phổ DEPT

DMSO

Dimethylsulfoxide

(CH3)2SO

DNA

Deoxyribonucleic acid

Axít deoxyribonucleic

DPPH

1,1Diphenyl-2picrylhydrazyl assay

Phép thử hoạt tính chống oxi
hóa sử dụng thuốc thử DPPH

ED50

Median effective dose

Liều lượng ảnh hưởng 50% đối
tượng thử nghiệm

EDTA


Ethylene diamine tetracetic
acid

Axít
ethylene
tetracetic

EGTA

Ethylene
glycol-bis(βaminoethyl ether)-N,N,N',N'tetraacetic acid

Axít ethylene glycol-bis(βaminoethyl ether)-N,N,N',N'tetraacetic

ESI-MS

Electron spray
mass spectra

ionization

FBS

Fetal bovine serum

Phổ khố i ion hóa phun mù điê ̣n
tử
Huyết thanh bê


FRAP

Ferric
reducing/antioxidant
power assay

Phép thử hoạt tính chống oxi
hóa thông qua sự giảm ion sắt
(II)

PVDF

Polyvinylidene fluoride

Màng polyvinylidene fluoride

PARP

Poly
polymerase

Protein PARP

Glc

Glucose

C-NMR

lung


(ADP-ribose)

Glucozơ

diamine


x
Rha

Rhamnose

Ramnozơ

RP18

Reversed-phase C18

Pha đảo C18

GC

Gas Chromatography

Sắc ký khí

1

Proton nuclear magnetic

resonance spectroscopy

Phổ cô ̣ng hưởng từ ha ̣t nhân
proton

HEL-299

Homo sapiens lung normal

Tế bào mô phổi thường

HeLa

HeLa cell

Tế bào ung thư cổ tử cung

HL-60

Human
leukemia cell

HMBC

Heteronuclear mutiple bond
connectivity

Phổ tương tác di ̣ ha ̣t nhân qua
nhiề u liên kế t


HR-ESI-MS

High resolution electronspray
ionization mass spectrum

Phổ khối lượng phân giải cao
phun mù điện tử

HRP

Horseradish peroxidase

Enzym horseradish peroxidase

HSQC

Heteronuclear single-quantum
coherence

Phổ tương tác di ̣ha ̣t nhân qua 1
liên kế t

IC50

Inhibitory
50%

at

Nồng độ ức chế 50% đối tượng

thử nghiệm

iNOS

Inducible
synthase

oxide

Enzym tạo ra oxit nitơ từ
amino L-arginine acid

KB

Human epidemoid carcinoma

LPS

Lipopolysaccharide

L1210

Mouse leukemia cells

Tế bào ung thư máu của chuột

MCF-7

Human breast carcinoma


Tế bào ung thư vú người

MCF-12A

Human breast cells

Tế bào ung thư vú người

MIC

Minimum
concentration

Mg VCEAC/g
DW

Miligram
equivalent
weight

C
dry

Số miligam vitamin C trên mỗi
gam trọng lượng khô

Mmol Fe(II)/g
DW

Millimole ferrous ion per

gram dry weight

Số milimol ion sắt (II) trên mỗi
gam trọng lượng khô

Mmol TE/g
DW

Millimole trolox equivalent
per gram dry weight

Số milimol trolox trên mỗi gam
trọng lượng khô

Mdge

Milidegree

Đơn vị một phần ngàn độ

MTT

3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]2,5-Diphenyltetrazolium
bromide assay

Phép thử gây độc tế bào sử
dụng thuốc thử MTT

H-NMR


promyelocytic

concentration
nitric

inhibitory

vitamine
per gram

Tế bào ung thư máu cấp

Tế bào ung thư biể u mô người

Nồng độ ức chế tối thiểu


xi
NCI-H460

Human lung cancer

Tế bào ung thư phổi người

NOESY

Nuclear
overhauser
enhancement spectroscopy


Phổ NOESY

NO

Nitric oxit

Ôxít nitơ

OD

Optical density

Mật độ quang

RPMI

Roswell
institute

Rut

Rutinose

SARS

Superoxide
anion
scavenging assay

Sam


Sambubiose

SDS-PAGE

sodium
dodecyl
polyacrylamide
electrophoresis

SF-268
(CNS)

Central
nervous
cancer cell

Sph

Sophorose

Đường sophorozơ

TLC

Thin layer chromatography

Sắ c ký lớp mỏng

TMS


Tetramethylsilane

(CH3)4Si

U-937

Human hematopoietic cell

Tế bào ung thư bạch cầu người

park

memorial

Môi trường nuôi cấy tế bào
RPMI
Đường rutin

radical- Phép thử hoạt tính chống oxi
hóa thông qua bao vây gốc ion
superoxide
Đường sambubiozơ
sulfate Phương pháp
điện
gel polyacrylamide với SDS
system

di


Tế bào ung thư thần kinh trung
ương


xii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Antidesma ở Việt Nam ............................................ 4
Bảng 1.2. Các hợp chất alkaloid từ chi Antidesma .................................................................. 6
Bảng 1.3. Các hợp chất flavonoid từ chi Antidesma................................................................ 7
Bảng 1.4. Các hợp chất lignan từ chi Antidesma ..................................................................... 9
Bảng 1.5. Các hợp chất coumarin từ chi Antidesma.............................................................. 10
Bảng 1.6. Các hợp chất phenolic khác từ chi Antidesma ...................................................... 11
Bảng 1.7. Các hợp chất megastigmane từ chi Antidesma ..................................................... 13
Bảng 1.8. Các hợp chất triterpenenoid từ chi Antidesma ...................................................... 14
Bảng 1.9. Các hợp chất steroid từ chi Antidesma .................................................................. 16
Bảng 1.10. Các hợp chất khác phân lập được từ chi Antidesma........................................... 16
Bảng 1.11. Hoạt tính kháng vi sinh vật của các dịch chiết từ loài A. venosum .................... 20
Bảng 1.12. Đường kính kháng khuẩn của các dịch chiết từ lá loài A. venosum .................. 20
Bảng 2.1. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào HL-60 tại nồng độ 100 µM .............. 50
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc dòng tế bào HL-60 và dòng tế bào HEL-299
theo nồng độ của hợp chất AC1, AC3-AC8 và AC10 ......................................................... 50
Bảng 2.3. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các
hợp chất AH1-AH18 tại nồng độ 80 µM............................................................................... 51
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của hợp
chất AH1-AH5, AH7, AH8, AH13-AH15 và AH18 .......................................................... 52
Bảng 2.5. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các
hợp chất AG1-AG14 tại nồng độ 80 µM............................................................................... 53
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của hợp
chất AG1-AG13 ...................................................................................................................... 53
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH1 .................................................................... 58

Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH2 và hợp chất tham khảo ............................. 67
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH3 và hợp chất tham khảo ............................. 69
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH4 và hợp chất tham khảo ............................. 71
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH5 và hợp chất tham khảo ............................. 73
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH6 và hợp chất tham khảo ............................. 75
Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH7 .................................................................... 77
Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH8 và hợp chất tham khảo ............................. 79


xiii
Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH9 và hợp chất tham khảo ............................. 81
Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH10 và hợp chất tham khảo ......................... 82
Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH11 và hợp chất tham khảo ......................... 84
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH12 và hợp chất tham khảo ......................... 86
Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH13 và hợp chất tham khảo ......................... 88
Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH14 và hợp chất tham khảo ......................... 90
Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH15 và hợp chất tham khảo ......................... 92
Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH16 và hợp chất tham khảo ......................... 94
Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH17 và hợp chất tham khảo ......................... 96
Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất AH18 và hợp chất tham khảo ......................... 99
Bảng 3.19. Thống kê các hợp chất phân lập được từ loài Antidesma hainanensis ........... 101
Bảng 3.20. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC1 và hợp chất tham khảo ......................... 103
Bảng 3.21. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC2 và hợp chất tham khảo ......................... 105
Bảng 3.22. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC3 và hợp chất tham khảo ......................... 107
Bảng 3.23. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC4 và hợp chất tham khảo ......................... 108
Bảng 3.24. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC5 và hợp chất tham khảo ......................... 110
Bảng 3.25. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC6 và hợp chất tham khảo ......................... 112
Bảng 3.26. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC7 và hợp chất tham khảo ......................... 113
Bảng 3.27. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC8 và hợp chất tham khảo ......................... 115
Bảng 3.28. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC9 và hợp chất tham khảo ......................... 116

Bảng 3.29. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC10 và hợp chất tham khảo ....................... 117
Bảng 3.30. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC11 .............................................................. 118
Bảng 3.31. Số liệu phổ NMR của hợp chất AC12 và hợp chất tham khảo ....................... 119
Bảng 3.32. Thống kê các hợp chất phân lập được từ loài Antidesma acidum ................... 120
Bảng 3.33. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG1 ................................................................ 125
Bảng 3.34. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG2 và hợp chất tham khảo ......................... 129
Bảng 3.35. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG3 và hợp chất tham khảo ......................... 131
Bảng 3.36. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG4 và hợp chất tham khảo ......................... 133
Bảng 3.37. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG5 và hợp chất tham khảo ......................... 134
Bảng 3.38. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG6 và hợp chất tham khảo ......................... 136
Bảng 3.39. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG7 và hợp chất tham khảo ......................... 138
Bảng 3.40. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG8 và hợp chất tham khảo ......................... 140


xiv
Bảng 3.41. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG9 và hợp chất tham khảo ......................... 142
Bảng 3.42. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG10 và hợp chất tham khảo ....................... 143
Bảng 3.43. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG11 và hợp chất tham khảo ....................... 145
Bảng 3.44. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG12 và hợp chất tham khảo ....................... 146
Bảng 3.45. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG13 và hợp chất tham khảo ....................... 147
Bảng 3.46. Số liệu phổ NMR của hợp chất AG14 và hợp chất tham khảo ....................... 149
Bảng 3.47. Thống kê các hợp chất phân lập được từ loài Antidesma ghaesembilla ......... 150


xv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mẫu thực vật loài Antidesma hainanensis Merr.................................................... 27
Hình 2.2. Mẫu thực vật loài Antidesma acidum Retz. ........................................................... 27
Hình 2.3. Mẫu thực vật loài Antidesma ghaesembilla Gaertn. ............................................. 28
Hình 2.4. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Antidesma hainanensis ................................ 36

Hình 2.5. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Antidesma acidum ....................................... 38
Hình 2.6. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Antidesma ghaesembilla ............................. 40
Hình 3.1. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AH1...................................................................... 54
Hình 3.2. Phổ 1H-NMR của hợp chất AH1 ........................................................................... 54
Hình 3.3. Phổ 13C-NMR của hợp chất AH1 .......................................................................... 55
Hình 3.4. Phổ DEPT của hợp chất AH1 ................................................................................ 55
Hình 3.5. Phổ HSQC của hợp chất AH1 ............................................................................... 56
Hình 3.6. Phổ 1H-1H COSY của hợp chất AH1 .................................................................... 56
Hình 3.7. Phổ HMBC của hợp chất AH1 .............................................................................. 57
Hình 3.8. Các tương tác 1H-1H COSY, HMBC và NOESY chính của hợp chất AH1 ...... 59
Hình 3.9. Cấu trúc và giá trị phổ CD của hợp chất AH1 và hợp chất tham khảo ............... 59
Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất AH1 .......................................................................... 60
Hình 3.11. Phổ CD của hợp chất AH1................................................................................... 60
Hình 3.12. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AH2 ................................................................... 61
Hình 3.13. Phổ 1H-NMR của hợp chất AH2 ......................................................................... 62
Hình 3.14. Phổ 13C-NMR của hợp chất AH2 ........................................................................ 62
Hình 3.15. Phổ DEPT của hợp chất AH2 .............................................................................. 63
Hình 3.16. Phổ HSQC của hợp chất AH2 ............................................................................. 63
Hình 3.17. Phổ HMBC của hợp chất AH2 ............................................................................ 64
Hình 3.18. Các tương tác HMBC chính của hợp chất AH2 ................................................. 65
Hình 3.19. Cấu trúc và giá trị phổ CD của hợp chất AH2 và hợp chất tham khảo ............. 65
Hình 3.20. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH2 và hợp chất tham khảo ............................. 66
Hình 3.21. Phổ CD của hợp chất AH2................................................................................... 66
Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH3................ 70
Hình 3.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH4................ 71
Hình 3.24. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH5................ 73
Hình 3.25. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH6................ 76
Hình 3.26. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH7................ 78



xvi
Hình 3.27. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH8 .................................................................... 79
Hình 3.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH9................ 81
Hình 3.29. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH10.................................................................. 82
Hình 3.30. Các tương tác HMBC chính của hợp chất AH11 ............................................... 83
Hình 3.31. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH11 và các hợp chất tham khảo .................... 84
Hình 3.32. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH12 ............. 86
Hình 3.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH13 ............. 88
Hình 3.34. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH14 ............. 90
Hình 3.35. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH15.................................................................. 91
Hình 3.36. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH16 ............. 93
Hình 3.37. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AH17 ............. 95
Hình 3.38. Các tương tác HMBC chính của hợp chất AH18 ............................................... 97
Hình 3.39. Cấu trúc hóa học của hợp chất AH18 và hợp chất tham khảo........................... 98
Hình 3.40. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ loài A. hainanensis ....... 100
Hình 3.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC1 .............. 102
Hình 3.42. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC2 .............. 104
Hình 3.43. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC3 .............. 106
Hình 3.44. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC4 .............. 108
Hình 3.45. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC5 .............. 109
Hình 3.46. Các tương tác HMBC chính của hợp chất AC6 ............................................... 111
Hình 3.47. Cấu trúc hóa học của hợp chất AC6 và hợp chất tham khảo ........................... 111
Hình 3.48. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC7 .............. 114
Hình 3.49. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất AC8 .............. 115
Hình 3.50. Cấu trúc hóa học của hợp chất AC9 .................................................................. 116
Hình 3.51. Cấu trúc hóa học của hợp chất AC10 và hợp chất tham khảo ......................... 117
Hình 3.52. Cấu trúc hóa học của hợp chất AC11 ................................................................ 118
Hình 3.53. Cấu trúc hóa học của hợp chất AC12 ................................................................ 119
Hình 3.54. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ loài A. acidum .............. 120
Hình 3.55. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AG1 ................................................................. 121

Hình 3.56. Phổ 1H-NMR của hợp chất AG1 ....................................................................... 121
Hình 3.57. Phổ 13C-NMR của hợp chất AG1 ...................................................................... 122
Hình 3.58. Phổ DEPT của hợp chất AG1 ............................................................................ 122
Hình 3.59. Phổ HSQC của hợp chất AG1 ........................................................................... 123


xvii
Hình 3.60. Phổ HMBC của hợp chất AG1 .......................................................................... 123
Hình 3.61. Phổ 1H-1H COSY của hợp chất AG1 ................................................................ 124
Hình 3.62. Cấu trúc hóa học và các tương tác 1H-1H COSY, HMBC chính của AG1 .... 124
Hình 3.63. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AG2 ................................................................. 126
Hình 3.64. Phổ 1H-NMR của hợp chất AG2 ....................................................................... 126
Hình 3.65. Phổ 13C-NMR của hợp chất AG2 ...................................................................... 127
Hình 3.66. Phổ HSQC của hợp chất AG2 ........................................................................... 127
Hình 3.67. Các tương tác HMBC chính của hợp chất AG2 ............................................... 128
Hình 3.68. Phổ HMBC của hợp chất AG2 .......................................................................... 128
Hình 3.69. Cấu trúc hóa học của AG2 và hợp chất tham khảo .......................................... 129
Hình 3.70. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG3 ............................. 131
Hình 3.71. Cấu trúc hóa học của AG4 ................................................................................. 132
Hình 3.72. Cấu trúc hóa học của AG5 và hợp chất tham khảo .......................................... 134
Hình 3.73. Cấu trúc hóa học của AG6 ................................................................................. 135
Hình 3.74. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG7 ............................. 137
Hình 3.75. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG8 ............................. 139
Hình 3.76. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG9 ............................. 141
Hình 3.77. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG10 ........................... 144
Hình 3.78. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của AG11 ........................... 144
Hình 3.79. Cấu trúc hóa học của AG12 ............................................................................... 146
Hình 3.80. Cấu trúc hóa học của AG13 ............................................................................... 148
Hình 3.81. Cấu trúc hóa học của hợp chất AG14................................................................ 148
Hình 3.82. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ loài A. ghaesembilla..... 150

Hình 3.83. Tác động của AC1 đến chu kỳ tế bào HL-60 ................................................... 152
Hình 3.84. Mức độ tế bào chết theo chương trình thể hiện thông qua ảnh huỳnh quang của
nhân tế bào HL-60 nhuộm bằng Hoechst 33342 (độ phóng đại 200 lần) .......................... 152
Hình 3.85. Ảnh hưởng của hợp chất AC1 đến các biểu hiện ở cấp độ protein trên dòng tế
bào HL-60 ở nồng độ 4,8 µM trong 24 giờ và 48 giờ ......................................................... 153


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ sinh thái động
thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo các tác giả Phạm Hoàng Hộ và Võ Văn
Chi, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật, không kể rong, rêu và nấm. Trong
đó, có khoảng 4.700 loài được sử dụng làm dược liệu, thuốc [1, 2]. Vì vậy, việc
nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này phục vụ công tác chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước, các cơ quan chuyên môn và các
nhà khoa học đặc biệt quan tâm bởi các ưu điểm nổi bật như độc tính thấp, dễ hấp
thụ và chuyển hóa trong cơ thể hơn các loại dược phẩm tổng hợp.
Tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc và cây dược liệu ngày càng
được thừa nhận do tiềm năng to lớn trong việc phát triển các loại thuốc mới chống
lại các bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân loại. Hướng nghiên cứu tìm kiếm
các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các bài thuốc dân gian hay kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc của người dân bản địa đang được nhiều nhà khoa học quan tâm bởi
ưu điểm giảm thiểu chi phí sàng lọc ban đầu và các hoạt tính đã được định hướng.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, chi Chòi mòi (Antidesma) ở Việt Nam có
đến 11 loài được sử dụng làm thuốc và dược liệu chữa các bệnh như: ban nóng, lưỡi
đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau, đàn ông cước khí thấp tê,
giang mai, dạ dày, sởi, thủy đậu, ... [2]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học cho thấy chi Antidesma chứa nhiều lớp chất đáng quan tâm như
alkaloid, terpenoid, steroid, megastigmane, flavonoid, lignanoid và một số dạng
phenolic khác. Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy dịch chiết và

các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi này có các hoạt tính đáng quan tâm như:
gây độc tế bào ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa, ....
Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu Scifinder đến năm 2016 mới có khoảng 35 công
trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi
Antidesma. Ở Việt Nam, hầu như chưa có công bố nào về thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học các loài thuộc chi này. Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu
làm rõ thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Antidesma ở Việt
Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này,


2
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của một số loài thuộc chi Chòi mòi (Antidesma) ở Việt Nam”.
Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học chủ yếu của
ba loài A. acidum, A. hainanensis và A. ghaesembilla ở Việt Nam. Đánh giá hoạt
tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất phân lập được để
tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học cho những nghiên
cứu tiếp theo để tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và góp phần giải
thích tác dụng chữa bệnh từ các loài này.
Nội dung luận án bao gồm:
1. Phân lập các hợp chất từ lá ba loài A. acidum, A. hainanensis và A.
ghaesembilla ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
pháp vật lý, hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được;
4. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất phân lập được.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về chi Antidesma
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Antidesma
Chi Antidesma L. (Chòi mòi) là một chi lớn thuộc họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), gần đây một số tài liệu thông báo xếp chi Antidesma vào họ Diệp
hạ châu (Phyllanthaceae). Trên thế giới, chi Antidesma có khoảng 150-180 loài
phân bố chủ yếu ở Châu Á, một số ít loài ở Châu Phi, Madagascar, Australia và các
đảo Thái Bình Dương [3]. Các loài trong chi này thường là dạng cây bụi mọc thẳng
đứng hoặc cây gỗ (bao gồm cả cây gỗ nhỏ và gỗ lớn) đơn tính khác gốc. Nhánh
thường có phủ lông mịn. Lá có phiến nguyên, không xẻ thùy, cuống lá thường ngắn,
gân lá hình lông chim, mang 2 lá kèm. Cụm hoa dạng bông, đơn hay không mọc ở
nách lá hay ở ngọn cành. Hoa khác gốc, rất nhỏ, gié hoa đơn hay chia nhiều nhánh.
Hoa đực thành chùm hoa đơn hay chia nhánh, hoa có 3-5 lá đài, hình chén, có 3-4
nhị quanh nhụy cái lép. Hoa cái có lá đài như hoa đực, bầu nhụy dài hơn lá đài, có
nuốm nhụy thường 3-4, có khi hơn 6, nhị lép. Cả hai loại hoa đều có đĩa mật. Quả
hạch nhỏ, thường nghiêng, hạch có các hốc tạo thành mạng. Hạt đơn do thui biến.
Phôi nhũ nạc [4].
Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân [4], ở Việt Nam, chi Antidesma đã ghi nhận
được 29 loài, trong đó có sáu loài đặc hữu gồm A. annamense, A. chonmon, A.
phanrangense, A. poilanei, A. rec, A. tonkinense. Chúng được phân bố khá rộng từ
bắc đến nam, từ vùng núi cao đến sát biển và còn gặp ở các đảo.
Các loài thuộc chi Antidesma thường được tìm thấy trong các tầng dưới của
rừng nhiệt đới hay rừng thưa, trảng đồi, hay dựa nơi ẩm, rừng sát biển, dựa suối.
Nhiều loài trong chi Antidesma là loài cây ăn được. Chẳng hạn, lá và quả loài
A. ghaesembila có thể dùng làm rau ăn. Lá non có vị hơi chát và hơi chua được
dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau tập tàng khác. Quả non
có vị chua nên được dùng làm rau ghém để tăng khẩu vị cho món rau rừng. Nguyên
chùm quả kể cả cuống và quả đều ăn được. Đây là loại rau chua rất hấp dẫn. Quả
chín có vị ngọt mát. Quả già có thể dùng như một nguyên liệu lấy vị chua cho nấu
canh. Một số loài thuộc chi Antidesma lại có tán, cành cong queo, có thể sống 50-60
năm được dùng cho mục đích làm cây cảnh như loài A. fruticosum.



4
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Antidesma ở Việt Nam
STT
Tên khoa học [4]
Tên thường gọi [4]
1
Antidesma acidum Retz.
Chòi mòi chua, chòi mòi hai nhị,
chòi mòi song hùng, chòi mòi lá
trơn
2
Antidesma ambiguum Pax & Hoffm. Chòi mòi mờ
3
Antidesma annamense Gagnep.
Chòi mòi trung bộ
4
Antidesma bunius (L.) Spreng.
Chòi mòi tía, chòi mòi bun, chòi
mòi lá dày, chòi mòi nhọn, chòi
mòi dĩa rời, kho liên tu
5
Antidesma cambodia Gagnep.
Chòi mòi cam bốt, chung kung
ondok
6
Antidesma chonmon Gagnep.
Chai mai, chân môn
7

Antidesma cochinchinense Gagnep.
Chòi mòi nam bộ
8
Antidesma costulatum Pax & Hoffm. Giang, chòi mòi gân, chòi mòi sóng
9
Antidesma eberhardtii Gagnep.
Chòi mòi eberhardt
10 Antidesma forrdii Hemsl.
Chòi mòi lá kèm, chòi mòi ford,
một mát, chòi mòi vân nam
11 Antidesma
fruticosum
(Lour.) Chòi mòi bụi, chòi mòi mành, mọt
Muell.-Arg.
trắng, cứt sát
12 Antidesma ghaesembila Gaertn.
Chòi mòi, chu mòi, chua mòi, chóp
mòi
13 Antidesma gracile Hemsl.
Chòi mòi trắng, chòi mòi mảnh,
chòi mòi chùm ngắn
14 Antidesma hainanensis Merr.
Chòi mòi hải nam, đơn núi
15 Antidesma microphyllum Hemsl.
Chòi mòi lá nhỏ
16 Antidesma montanum Blume.
Chòi mòi gân lõm, chòi mòi núi
17 Antidesma morsei Chun sec. Phamh. Chòi mòi morse
18 Antidesma paxii Mect.
Chòi mòi pax, chòi mòi henry

19 Antidesma phanrangense Gagnep.
Chinh, cù chính, a da, ka chi
20 Antidesma poilanei Gagnep.
Chòi mòi chùm đơn, chòi mòi
cuốn, chòi mòi poilane
21 Antidesma rec Gagnep.
Chòi mòi réc
22 Antidesma rostratum Muell.-Arg. Chòi mòi mũi
Sec. Phamh.
23 Antidesma roxburghii Wall.
Chòi mòi thô, chòi mòi roxburgh
24 Antidesma sub-bicolor Gagnep.
Chòi mòi hai màu
25 Antidesma thwaitesianum Muell.- Chòi mòi lá dai, chòi mòi thwaites
Arg.
26 Antidesma tonkinense Gagnep.
Chòi mòi bắc bộ
27 Antidesma velutinosum Blume.
Chòi mòi lông dài, chòi mòi như
28 Antidesma velutinum Tul.
Chòi mòi lông
29 Antidesma walkeri (Tul.) Pax & Chòi mòi walker
Hoffm.


5
Trong 29 loài ở Việt Nam có 11 loài đã và đang được sử dụng trong các bài
thuốc dân gian để chữa bệnh [2]. Vỏ thân loài A. ghaesembilla có thể sử dụng để
chữa tiêu chảy, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ mới sinh, hay sử dụng lá để chữa đau
đầu. Lá loài A. fruticosum được sử dụng để trị một số bệnh ngoài da. Trong khi đó

loài A. henryi được dùng như một loại thuốc chống xuất huyết. Loài A.
cochinchinensis có công dụng bồi bổ sức khỏe còn loài A. poilanei có tác dụng
giảm đau được sử dụng đắp các vết sung, vết thương do va đập. Loài A. acidum có
vị đắng, tính hàn có tác dụng trợ khí làm mạnh gân cốt, được dùng để trị ban nóng
và có khả năng trị nọc độc của một số loài động vật. Tuy vậy phần vỏ thân loài A.
acidum lại được thông báo có chứa các hợp chất alkaloid có thể gây độc tính ở liều
lượng cao.
1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Antidesma
Thống kê theo cơ sở dữ liệu Scifinder năm 2016, trong số hơn 150 loài của
chi Antidesma, cho đến nay mới có 12 loài được nghiên cứu thành phần hóa học bao
gồm: A. acidum, A. bunius, A. chevalieri, A. ghaesembilla, A. japonicum, A.
laciniatum, A. menasu, A. membranaceum, A. montana, A. pentandrum, A.
thwaitesianum và A. venosum. Các nhà khoa học trên thế giới đã phân lập được
khoảng 100 hợp chất khác nhau từ các loài kể trên. Phân loại cấu trúc hóa học của
các hợp chất phân lập được khá đa dạng bao gồm alkaloid, megastigmane, steroid,
triterpenenoid, flavonoid, lignan, các dẫn xuất coumarin và một số hợp chất
phenolic khác. Tuy nhiên, các kết quả cho thấy các lớp hợp chất này không phải
luôn phân lập được từ các loài trong chi Antidesma.
1.1.2.1. Các hợp chất alkaloid
Các hợp chất có cấu trúc dạng alkaloid mới phát hiện có trong các loài A.
cuspidatum, A. membranaceum, A. montana, A. pentandrum và A. venosum. Cấu
trúc hóa học của các hợp chất alkaloid phân lập được khá đơn giản là dẫn xuất của
quinolinequinone alkaloid (1, 10, 11), phenylethylamine (3, 4, 7-9), hay phức tạp
hơn là các hợp chất tripeptide với cấu trúc đóng vòng lớn khá đặc biệt (2, 5) hoặc
hợp chất alkaloid có chứa nhân heme tương tự chlorophyll (6).


KH
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

11

6
Bảng 1.2. Các hợp chất alkaloid từ chi Antidesma
Tên chất
Bộ phận
Loài
Antidesmone
Hạt, lá, vỏ A. membranaceum,
cây, rễ
A. venosum
Aralionine B
Lá, cành
A. montana
Cuspidatin
Vỏ cây
A. cuspidatum
Cuspidatinol
Vỏ cây
A. cuspidatum
Myrianthine B

Lá, cành
A. montana
Pheophytin A
Rễ
A. venosum
N-trans-feruloyltyramine
Rễ
A. pentandrum
A. acidum
N-cis-feruloyltyramine
Rễ
A. pentandrum
N-trans-feruloyloctopamine Rễ
A. pentandrum
(17RS)-17-(β-Dglucopyranosyloxy)
antidesmone
(17RS)-8-deoxo-17-(β-Dglucopyranosyloxy)
antidesmone

TLTK
[5, 6]
[7]
[8]
[8]
[7]
[9]
[10, 11]
[10, 12]
[10, 12]


Lá, vỏ cây

A. membranaceum

[13]

Lá, vỏ cây

A. membranaceum

[13]


×