Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

SKKN Hình thành, phát triển năng lực tự học ở học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.67 KB, 54 trang )

1

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
I/. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3
1/. Cơ sở lí luận:....................................................................................................3
2/. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................4
II/. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:..........................................................5
1/. Mục đích:............................................................................................................5
2/. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................6
III/. Giới hạn của đề tài:.........................................................................................6
IV/. Kế hoạch thực hiện:........................................................................................8
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................9
I/. Cơ sở lí luận:.......................................................................................................9
II/. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................................10
III/. Thực trạng và những mâu thuẩn:...............................................................10
1/. Mặt tích cực....................................................................................................10
2. Mặt hạn chế.....................................................................................................12
IV/. Các biện pháp giải quyết vấn đề:.................................................................13
1/. Biện pháp thực hiện đổi mới PPGD:..............................................................13
* CẤU TRÚC DẠY HỌC GI ẢI QUY ẾT VẤN ĐỀ..........................................27
2/. Biện pháp thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá............................................34
3/. Một số hình thức sử dụng câu hỏi trong giờ lên lớp......................................40
4./ Một số lưu ý khi sử dụng đổi mới PPGD và KTĐG......................................42
V/. Hiệu quả áp dụng:...........................................................................................45
C. KẾT LUẬN...........................................................................................................46


2
I/. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy, học tập:....................................46
II/. Khả năng áp dụng:.........................................................................................47


III/. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:.....................................................48
IV/. Đề xuất, kiến nghị:.........................................................................................49
Thạnh trị, ngày 02/06/2015.......................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................50


3

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/. Lí do chọn đề tài
1/. Cơ sở lí luận:
Kết quả giáo dục là cái đích cuối cùng mà học sinh và GV cần đạt tới,
để có kết quả tốt cần sự nỗ lực của cả GV và HS, trong đó việc đúc kết kinh
nghiệm, đổi mới PPDH là việc làm rất quan trọng.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục.
Luật giáo dục (Điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông là một quá trình
phức hợp vì nó đòi hỏi phải tác động đến nhiều yếu tố khác nhau. Để đổi mới
thành công phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, cần thiết phải đổi
mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá
trình dạy học, sự đổi mới bắt đầu ở việc lập kế hoạch bài học trên lớp đến việc
vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và cuối cùng là
đánh giá kết quả dạy học.


4

Trong nhiều năm qua, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa nhận
thức đầy đủ về đổi mới phưng pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá
(KTĐG) nên việc thực hiện còn hình thức, đối phó; hiệu quả mang lại chưa
cao. Chưa đẩy mạnh việc đánh giá kĩ năng thực hành, năng lực tự học, khả
năng nghiên cứu khoa học của HS,...
2/. Cơ sở thực tiễn:
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học là
một xâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy HS sẽ rất khó hiểu,
khó nhớ, khó thuộc. Chính vì thế thông qua các PPDH và KTĐG để rèn luyện
và phát triển năng lực tự học ở từ đó học sinh tự mình nắm được những kiến
thức lý thuyết cơ bản qua đó vận dụng vào việc giải bài tập để trả lời nhanh
các câu hỏi trắc nghiệm trong các đề thi là việc làm hết sức cần thiết.
Thật vậy, qua thời gian công tác và rút kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy tôi nhận thấy rằng để HS hình thành được năng lực tự học, phát huy
được tích cực, chủ động trong học tập kể cả trên lớp và ở nhà; để học sinh
được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn; để GV
có một bài giảng trên lớp hay, thu hút, lôi cuốn HS hăng hái tham gia vào các
hoạt động trên lớp qua đó thu nhận kiến thức từ đó nâng cao chất lượng bộ
môn thì nhất thiêt phải đổi mới PPGD và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.


5
Với những lí do nêu trên tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh là
hết sức cần thiết để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Chính vì thế, trong nội
dung đề tài này, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể về “Hình thành, phát
triển năng lực tự học ở học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng bộ môn”.
II/. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1/. Mục đích:

Giúp GV có nhận thức đúng đắn hơn về đổi mới và vận dụng dụng
được các PPDH và KTĐG mới 1 cách hiệu quả chúng để tổ chức hoạt động
dạy học trên lớp và hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Phát triển và hoàn thiện dần năng lực tự học thông qua các hoạt động
tích cực, chủ động của HS trong học tập trên lớp và ở nhà; HS được hoạt
động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Giúp học sinh
nắm thật vững kiến thức từng bài học cụ thể qua từng tiết dạy.
Từ kiến thức riêng lẻ từng bài học sinh hiểu và tự hệ thống hóa lại các
mảng kiến thức lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Trên cơ sở kiến thức bài
học giúp giáo viên có nhiều phương án kiểm tra đánh giá học sinh hợp lý hơn
đồng thời có thể nâng cao chất lượng bộ môn.


6
Quý đồng nghiệp có thể tham khảo để có thể vận dụng vào công tác
giảng dạy.
2/. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát: Nghiên cứu trực tiếp trên từng học
sinh với những mức độ khác nhau tùy đối tượng học sinh. Cần chú ý khả năng
tiếp thu kiến thức đối với từng đối tượng học sinh và ý kiến phản hồi từ học
sinh để kịp thời vận dụng phương pháp dạy học và KTĐG cho phù hợp nhất.
Phương pháp lí luận nghiên cứu: Sưu tầm, phân tích các tài liệu cập
nhật có liên quan về các phương pháp dạy học và hình thức KTĐG mới theo
định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Khảo nghiệm, chọn lọc
những phương pháp và hình thức phù hợp nhất với tình hình, đặc điểm của
học sinh và cơ sở vật chất của trường để áp dụng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp kiểm tra
đánh giá có sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau: tự luận hoặc trắc nghiệm;
kiểm tra cả lớp hoặc kiểm tra một nhóm học sinh; thời gian kiểm tra đánh giá
có thể 5’, 15’, 45’,…

III/. Giới hạn của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu về các PPDH và các hình thức KTĐG có
thể áp dụng nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.


7


8
IV/. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian

Người
Nội dung thực hiện

thực hiện

thực hiện
- Thu thập tài liệu có liên quan về các
PPDH và các hình thức KTĐG có thể áp

Tháng 7,8/ 2014

dụng nhằm phát triển năng lực tự học của Giáo viên
học sinh.
- Xử lí và tổng hợp tài liệu
- Khảo sát, lựa chọn đối tượng học sinh
cho phù hợp với phương pháp nghiên
cứu.


Tháng 9,10/ 2014

Giáo viên
- Tiến hành thực hiện trên lớp các PPDH
và hình thức KTĐG đã lựa chọn để khảo
nghiệm.
- Tiếp tục tiến hành thực hiện trên lớp các
PPDH và hình thức KTĐG đã lựa chọn để

Tháng 11,12/ 2014

khảo nghiệm.
Giáo viên

đến 01,02/2015

- Chọn lọc ra các PPDH và hình thức
KTĐG mang lại kết quả tối ưu.
- Khảo sát, thống kê kết quả.

Tháng 3,4/ 2015

Viết sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên


9
Tháng 5/ 2015


Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên

B. PHẦN NỘI DUNG
I/. Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp trong dạy học và KTĐG không chỉ đơn thuần là
dạy những vấn đề với kiến thức có sẵn trong SGK mà còn phải dạy như thế
nào để phát huy và phát triển năng lực tự học của học sinh, phải hướng dẫn
cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học ở lớp vào cuộc sống, đó là vấn đề
cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với đường lối, tinh thần chỉ đạo của Đảng, nhà
nước ta cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo.
Về phía học sinh: Sự chủ động, tích cực của HS trong các bài học chưa
cao; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập còn thấp; kĩ năng
thực hành còn hạn chế; khả năng tự học chưa cao,...Trong kiểm tra đánh giá
hầu như các em chỉ chú trọng đến điểm số cho nên kĩ năng thực hành, khả
năng nghiên cứu khoa học của HS còn rất hạn chế.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy đa số học sinh hiện nay
rất ngại ngùng trong cả suy nghĩ và hoạt động. Vì thế, nếu giáo viên không
mạnh dạng đổi mới trong phương pháp dạy và hình thức KTĐG cho phù hợp
sẽ dẫn đến thói quen thụ động rất khó thay đổi ở đa số học sinh.


10
II/. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm qua, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển
sinh vào Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các đề thi
học sinh giỏi các cấp có nhiều nội dung kiến thức mang tính chất vận dụng rất
cao, các nội dung kiến thức này giáo viên không thể nào cung cấp hết trong
giờ học mà đòi hỏi các em phải tự tìm tòi, tự thu nhận thông qua các hình

thức tự học.
Chính vì thế việc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay chú trọng vào
việc đổi mới phương pháp dạy và hình thức KTĐG nhằm phát triển năng lực
tự học của học sinh là một chủ trương hết sức đúng đắn của ngành Giáo dục.
Xuất phát từ thực tiễn trên, qua nghiên cứu, thực nghiệm, tôi quyết định
chọn đề tài: “Hình thành, phát triển năng lực tự học ở học sinh thông qua
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn”.
III/. Thực trạng và những mâu thuẩn:
1/. Mặt tích cực
1.1/. Về phía giáo viên


11
Nghiêm túc thực hiện theo sự lãnh chỉ đạo về việc triển khai các hoạt
động đổi mới PPDH, KTĐG trong trường THPT của BGH trường.
Nhận thức và trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường
được nâng cao, đông đảo giáo viên có ý thức sử dụng các PPDH và kĩ thuật
dạy học tích cực; chủ động khai thác các nguồn tư liệu tham khảo để sử dụng
trong dạy học; có chú trọng đến việc tổ chức hoạt động của HS trong dạy học,
khuyến khích HS trao đổi thảo luận với nhau và thảo luận với giáo viên trong
bài học; nhiều giáo viên tích cực sử dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng
CNTT trong dạy học và KTĐG; kĩ năng KTĐG kết quả học tập của HS được
nâng lên.
1.2/. Về phí học sinh
HS đã tích cực, chủ động hơn trong hoạt động chiếm lĩnh kiến thức;
ngoài hoạt động học trên lớp, HS đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu
tham khảo để tự học, tự rèn luyện; nhiều HS có kĩ năng tốt trong việc sử dụng
CNTT, khai thác các nguồn học liệu trên mạng để chiếm lĩnh kiến thức; bước
đầu HS đã có ý thức tự đánh giá kết quả học tập của mình và đánh giá lẫn

nhau khi được yêu cầu,...
1.3/. Về phí Ban Giám Hiệu


12
Ban giám hiệu, CBQL trong trường đã chú trọng tăng cường CSVC
phục vụ đổi mới PPDH, KTĐG: đầu tư xây dựng các phòng học bộ môn; mua
sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học, KTĐG; xây dựng nguồn học liệu;
trang bị máy tính và mạng internet phục vụ GV và HS tìm kiếm tư liệu; mua
sắm dụng cụ thí nghiệm,...
Công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG của nhà trường đã
có bước phát triển, chuyên nghiệp hoá từ việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch. Các hoạt động sinh hoạt của tổ
chuyên môn từng bước đổi mới và đi vào hiệu quả,...
2. Mặt hạn chế
2.1/. Về phía giáo viên
Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới PPDH,
KTĐG nên việc thực hiện còn hình thức, đối phó; hiệu quả mang lại chưa cao.
Chưa đẩy mạnh việc đánh giá kĩ năng thực hành, khả năng nghiên cứu khoa
học của HS,...
Trình độ của GV trong việc vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học mới
còn hạn chế nên hiệu quả tổ chức hoạt động nhận thức của HS còn thấp; việc
ứng dụng CNTT chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi còn rơi vào tình


13
trạng lạm dụng gây hậu quả trái ngược; việc sử dụng thiết bị dạy học và tài
liệu bổ trợ chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.

2.2/. Về phía học sinh

Sự chủ động, tích cực của HS trong các bài học chưa tốt; kĩ năng phát
hiện và giải quyết vấn đề trong học tập còn thấp; kĩ năng thực hành còn hạn
chế; khả năng tự học chưa cao,...
Trong kiểm tra đánh giá hầu như các em chỉ chú trọng đến điểm số cho
nên kĩ năng thực hành, khả năng nghiên cứu khoa học của HS còn rất hạn chế.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2014 – 2015 như sau:

IV/. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1/. Biện pháp thực hiện đổi mới PPGD:
1.1/. Tổ chức học sinh hoạt động nhóm:


14
1.1.1/. Trình tự các bước để tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
 Bước 1: Xác định mục tiêu:
Dựa vào nội dung bài học ở SGK và hướng dẫn của sách giáo viên,
giáo viên xem phần nào là trọng tâm để từ đó xác định mục tiêu cho bài
học chính xác không làm lệch trọng tâm.
 Bước 2: Thành lập nhóm:
- Chia nhóm: giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 6
học sinh, để thuận tiện nhất thường giáo viên cho học sinh 2 bàn học
gần nhau quay lại đối diện với nhau để thảo luận nhưng nếu số lượng
học sinh lớn hơn 6 thì chia làm hai nhóm.
- Giáo viên quy định thời gian thảo luận: thông thường từ 3 đến 5 phút.
 Bước 3: Làm việc theo nhóm:
- Học sinh ngồi vào đúng vị trí của nhóm, cử ra nhóm trưởng, thư kí.
- Thảo luận theo nhiệm vụ được giao dưới sự điều khiển của nhóm
trưởng.
- Thư kí ghi chép lại ý kiến thảo luận, điền nội dung vào phiếu học tập.
- Đề cử đại diện trình bày (nhóm trưởng hoặc một báo cáo viên của

nhóm)


15
 Bước 4: Báo cáo kết quả:
- Giáo viên chọn một nhóm có nội dung gần đúng nhất lên báo cáo kết
quả (đại diện lên dán phiếu học tập lên bảng và trình bày).
- Giáo viên mời các nhóm khác cho ý kiến nhận xét.
 Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm:
- Giáo nhận xét chung và đưa ra kết luận giúp học sinh hoàn thiện kiến
thức dựa vào phiếu học tập đó chuẩn bị trước.
- Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi
vận dụng, mở rộng hoặc giải thích một nguyên lý nào đó dựa vào nội
dung kiến thức vừa lĩnh hội được.
1.1.2/. Ví dụ minh hoạ: Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm khi dạy về
bào quan Ti thể ở tế bào nhân thực (Phần V – Bài 9 – SGK Sinh học 10 –
Cơ bản)
 Bước 1: Xác định mục tiêu:
- Dựa vào thông tin SGK trang 40, H 9.1a,b thực hiện nhiệm vụ.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, điền nội dung vào bảng sau:
Hình dạng
Thành phần hóa học


16
Cấu trúc
Chức năng
 Bước 2: Thành lập nhóm:
- Chia nhóm: giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành
viên (2 bàn học gần nhau).

- Thời gian thảo luận: 3 phút.
 Bước 3: Làm việc theo nhóm:
- Học sinh ngồi vào đúng vị trí của nhóm, cử ra nhóm trưởng, thư kí.
- Thảo luận theo nhiệm vụ được giao dưới sự điều khiển của nhóm
trưởng.
- Thư kí ghi lại ý kiến thảo luận, điền nội dung vào phiếu học tập (bảng
phụ).
- Đề cử đại diện trình bày (nhóm trưởng hoặc một báo cáo viên của
nhóm).

 Bước 4: Báo cáo kết quả:


17
- Trong quá trình theo dõi học sinh thảo luận, giáo viên nên chú ý đến nội
dung các nhóm, sau đó chọn một nhóm có nội dung gần đúng nhất lên
báo cáo kết quả
- Giáo viên mời các nhóm khác cho ý kiến nhận xét.
 Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm:
- Giáo nhận xét chung và đưa ra kết luận giúp học sinh hoàn thiện kiến
thức dựa vào phiếu học tập đó chuẩn bị trước.
- Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi:
+ So sánh diện tích bề mặt giữa màng ngoài và màng trong ti thể, màng
nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?
+ Trong các tế bào sau: Tế bào cơ tim, biểu bì, xương, cơ, tế bào nào có
nhiều ti thể nhất?
- Giáo viên nhận xét nội dung, đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của
các thành viên trong nhóm.
1.1.3/. Làm thế nào để xây dựng nhóm học sinh hoạt động sôi nổi, nhiệt
tình

Trong mỗi nhóm học sinh thường có 1 số em lười, ít tham gia hoạt
động, ỉ lại vào một số bạn tích cực, chính vì thế:


18
Giáo nên nên cân nhắc khi tạo ra các nhóm (số học sinh mỗi nhóm, các
thành phần trong nhóm, vai trò của mỗi thành viên, giới tính…) để có được
các nhóm với các thành viên phối hợp hiệu quả với nhau.
Sử dụng một số bài tập, trò chơi để tạo môi trường thân thiện, trong đó
các nhóm và các cá nhân cảm thấy thoải mái khi chia sẻ, trải nghiệm cùng
nhau, suy ngẫm, và cùng thay đổi theo chiều hướng tốt.
1.2/. Tổ chức dạy học theo phương pháp “dạy học khám phá”
1.2.1/. Ưu điểm của dạy học khám phá
Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy - tích cực - độc lập - sáng
tạo trong quá trình học tập.
Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp
lòng ham mê học tập của học sinh. Ðó chính là động lực của quá trình dạy
học.
Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn
tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Ðó chính là
động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.


19
Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường
xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu
dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
Ðối thoại giữa trò và trò, trò và thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi
nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng
xã hội.

1.2.2/. Cấu trúc của dạy học khám phá:
1.2.2.1/. Cấu trúc dạy học khám phá:

Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất
giữa thầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết
học.
Ðặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ
và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề.
Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các
bài. Dạy học nêu vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề
lớn, có mối liên quan lôgic với nội dung kiến thức cũ.


20
Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho
học sinh, chưa hình thành hoàn chỉnh khả năng tư duy lôgic trong nghiên cứu
khoa học như trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là
tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học nêu vấn đề. Dạy học khám phá có
thể thực hiện lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học nêu
vấn đề.
1.2.2.2/. Phương thức tổ chức dạy học theo phương pháp “dạy học khám
phá”
a/. Xác định mục đích
- Về nội dung:
+ Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới là gì?
+ Tại sao lựa chọn vấn đề này mà không chọn vấn đề khác có trong bài
giảng?
+ Vấn đề lựa chọn liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được
không?

- Về phát triển tư duy:


21
+ Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học
sinh là gì trong quá trình giải quyết vấn đề; hoạt động phân tích, tổng
hợp hoặc là so sánh hoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán
đoán…
+ Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy
học khám phá đạt được so với các PPDH khác.
Ví dụ:

+ Vấn đề 1: tìm hiểu cấu tạo đơn phân axit amin? (hoạt
động tư duy đặc trưng là phân tích, tổng hợp).
+ Vấn đề 2: các loại axit amin khác nhau như thế nào?
(hoạt động tư duy đặc trưng là so sánh).

b/. Vấn đề học tâp
Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập, trong
đó vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Dạy học khám
phá thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đề nhỏ, vì vậy lựa
chọn vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của PPDH này.
Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới
+ Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ


22
+ Vấn đề học tập phải vừa sức của HS và tương ứng với thời gian làm
việc.

Nếu nội dung giáo viên yêu cầu học sinh làm việc không chứa đựng
thông tin mới thì chỉ là hình thức thảo luận trong dạy học mà chúng ta
thường áp dụng.
Trong thực tế, để dạy học khám phá có tính năng rộng rãi thì vấn đề
đưa ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến
10 phút. Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn và sử
dụng quỹ thời gian kiểm tra và củng cố bài.
Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùm nội dung tiết giảng và học
sinh đã có thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì giáo viên tổ chức học sinh
khám phá theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân – Sinh
học 10:
+ Đối với lớp cơ bản: chỉ nên tổ chức cho học sinh khám phá từng kỳ
của quá trình nguyên phân.
+ Với lớp NC: ta có thể dạy quá trình nguyên phân theo dạy học nêu
vấn đề.


23
c/. Phân nhóm học sinh:
Trong quá trình giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, nên lưu ý
một số điều kiện sau đây:
Sự phân nhóm đảm bảo cho các thành viên đối thoại và giáo viên di
chuyển thuận lợi để bao quát lớp, đối thoại với trò.
Ví dụ: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông…
Số lượng học sinh của mỗi nhóm là bao nhiêu tùy theo nội dung của
vấn đề, đồng thời đảm bảo sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong
nhóm.
+ Nếu vấn đề chỉ cần quan sát và trao đổi thông tin trong nhóm thì có
thể bố trí mỗi nhóm gồm từ 6 đến 8 học sinh.

+ Nếu vấn đề yêu cầu ngoài sự trao đổi với nhau còn phải thực hiện 1
việc làm nào đó như báo cáo, hoàn thiện sơ đồ,…mỗi nhóm chỉ nên có
từ 2 đến 4 HS.
+ Nếu số thành viên trong mỗi nhóm quá nhiều thì sẽ có những thành
viên không tích cực hợp tác.


24
Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo
đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả. Nếu trong nhóm đều là những học sinh yếu
thì không có sự học hỏi lẫn nhau và khó giải quyết được vấn đề đưa ra.
Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: trong thời gian của tiết học, có
lúc học sinh làm việc trong nhóm, có lúc làm việc giữa các nhóm trong lớp và
với thầy đã tạo ra một lớp học linh động. Chính vì vậy đòi hỏi thiết kế bàn
học thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉ nên có từ 25 đến 30 học
sinh.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách
cho các học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là học sinh ngồi bàn trước
quay lại với học sinh ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa
các học sinh trong học tập vẫn có thể thực hiện được.
d/. Kết quả khám phá:
Dạy học khám phá phải đạt được mục đích là hình thành các tri thức
khoa học cho học sinh, dưới sự chỉ đạo của giáo viên:
Giáo viên tổ chức hợp tác giữa các nhóm học sinh để thống nhất về nội
dung kiến thức của vấn đề.
Giáo viên đối thoại với học sinh để mỗi thành viên tự đánh giá, tự điều
chỉnh rút ra tri thức khoa học.


25

Nội dung vấn đề học tập mà các nhóm học sinh cần đạt được sau quá
trình khám phá, do giáo viên chuẩn bị trước.
2.2.3/. Vận dụng dạy học khám phá: Bài 6 – Sinh học 10 - Cơ bản: AXIT
NUCLÊIC
a/. Mục đích:
HS khám phá nội dung mới là cấu tạo của mỗi đơn phân nucleotid, mối
liên kết giữa các nuclêotid trong chuỗi polynuclêotid, mối liên kết giữa các
bazơnitric.
b/. Hoạt động giáo viên:
Giải thích phân tử H3PO4, C5H10O4, Bazơnitric được mô hình hóa như
thế nào.
+ Hình 1: Mô tả cấu tạo của mỗi nuclêotid.
+ Hình 3: Mối liên kết giữa hai mạch đơn.
+ Hình 2: Mối liên kết giữa các nuclêotid.
Giáo viên đưa câu hỏi và thao tác lắp ráp từng hình.
(?) Mô tả cấu tạo của mỗi nuclêotid? Thành phần nào khác nhau giữa
các loại nuclêotid?


×