Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.73 KB, 7 trang )

Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào là phù
hợp nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam

TÊN CÂU HỎI: Bạn nghĩ gì về câu nói “Có bao nhiêu người định
nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa khác nhau về hành vi này”?
Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp nhất
với những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam ngày nay và bài học thực tiễn
có thể rút ra?

Lãnh đạo là một chủ đề từ lâu nhiều người đã quan tâm. Thuật ngữ lãnh
đạo thường gợi ra hình ảnh về những cá nhân đầy quyền lực , năng động làm
thủ lĩnh những đội quân thiện chiến, các đế chế tại các tập đoàn lớn trên trế giới,
…hoặc thậm chí tạo dựng cả một đất nước. Ta có rất nhiều các định ngĩa về lãnh
đạo như sau:
1. Lãnh đạo là “hành vi của một cá nhân...chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một mục tiêu chung”.
2. Lãnh đạo là “ sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân
thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức”


3. Lãnh đạo được thực hiện khi mọi người ... huy động... các nguồn lực
về thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác nhau để đánh thức, lôi kéo sự
tham gia và làm hài lòng của những người cấp dưới”.
4. Lãnh đạo là “ một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của
một nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung”.
5. Lãnh đạo là “một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập
thể và huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích”.
6. Lãnh đạo là “khả năng bước ra khỏi nền văn hóa để bắt đầu một quy
trình thay đổi mang tính cách mạng dễ được chấp nhận hơn”.
7. Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức
làm cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm.


8. Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn , thể hiện các giá trị và tạo ra
môi trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được.
9. Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và
khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ
chức…

Thuật ngữ lãnh đạo là một từ có gốc từ vựng thông thường và được đưa
vào trong kho thuật ngữ nghiên cứu khoa học mà chưa được định nghĩa lại một
cách chính xác. Vì vậy từ này mang nhiều nghĩa biểu đạt khác nhau, tạo ra sự


rắc rối, nhiều khi là tối nghĩa. Một rắc rối nữa đó là việc sử dụng các thuật ngữ
không mang tính chính xác như quyền lực, thẩm quyền , quản lý, quản trị , kiểm
soát và giám sát để miêu tả một hiện tượng. Kết quả ngiên cứu của
Bennis(1959) vẫn đúng cho đến ngày nay mặc dù được thực hiện từ nhiều năm
trước:
Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn làm chúng ta bối rối hoặc nó xuất
hiện dưới một hình thức khác và làm chúng ta khốn khổ một lần nữa bởi tính
chất khó định hình và quá linh hoạt của nó. Vì vậy chúng ta đã sáng tạo ra
nhiều thuật ngữ tương ứng để đối phó với nó…nhưng thuật ngữ này vẫn chưa
định nghĩa một cách thỏa đáng.
Các nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của
mình và các mặt hiện tượng mà họ quan tâm nhất. Sau khi tổng quan về các tài
liệu về lãnh đạo, Stogdill kết luận rằng “ có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa
thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa” . Các định nghĩa khác
nhau lien tiếp ra đời từ khi Stogdill đưa ra kết quả nghiên cứu của mình. Lãnh
đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất , hành vi, ảnh hưởng, cách giao tác ,
lãnh đạo vai trò, sự đảm nhiệm một vị trí quản lý.
Hầu hết các định nghĩa ở trên về lãnh đạo phản ánh nhận định rằng lãnh
đạo bao gồm một quá trình trong đó sự ảnh hưởng có chủ định được tạo ra bởi

một cá nhân đối với người khác nhằm mục đích định hướng , tổ chức và hỗ trợ
các hoạt động, các mối quan hệ trong một nhóm người hoặc một tổ chức. Nhiều


định nghĩa được đưa ra nhưng không có nhiều điểm tương đồng. Các ví dụ khác
nhau về nhiều mặt ví dụ như đối tượng gây ảnh hưởng , mục đích của ảnh
hưởng , tố chất tạo ảnh hưởng và kết quả của nỗ lực gây ảnh hưởng. Sự khác
nhau không phải vì đó là do kết quả xem xét quá kỹ lưỡng mà chúng phản ánh
sự không nhất quán trong việc xác định những người lãnh đạo và các quy trình
lãnh đạo. Các nghiên cứu có quan điểm về lãnh đạo khác nhau lựa chọn khác
nhau để nghiên cứu và phân tích kết quả theo nhiều cách khác nhau. Khi lãnh
đạo được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo cách thức hạn chế thì quan điểm
về quy trình nghiên cứu cũng hẹp đi và khó có khẳ năng phát hiện những vấn đề
không liên quan hoặc không phù hợp với những nhận định lãnh đạo hiệu quả.
Tóm lại lãnh đạo được nghĩa theo nhiều cách khác nhau, và có nhiều khác
biệt lớn về đối tượng gây ảnh hưởng, người nhận ảnh hưởng,... Tuy nhiên các
định nghĩa cho rằng lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng liên quan đến việc
hỗ trợ hiệu quả thực hiện một công việc tập thể. Vẫn chưa có định nghĩa chính
xác, nhưng các định nghĩa chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về hiệu quả lãnh đạo.

Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp
nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam ngày nay và bài học thực
tiễn có thể rút ra?
Theo tôi trong hoàn cảnh hiện nay định nghĩa: Lãnh đạo là quả trình gây
ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về những việc phải làm và


cách thức thực hiện hiệu quả , và quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để
hoàn thành các mục tiêu chung. Và lý thuyết lấy người lãnh đạo làm trung tâm
so với lý thuyết lấy cấp dưới làm trung tâm là phù hợp nhất với những lãnh đạo

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chúng ta đều biết hiện nay Việt Nam hiện nay là một nước đang phát
triển, đứng trước nhiều thời cơ và thách thức để trở thành một nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ, văn minh. Chính trong hoàn cảnh xã hội, chính trị.. như hiện nay thì
thế hệ các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hưởng
bởi định nghĩa và lý thuyết nêu trên.
Định nghĩa trên nói rõ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đang cố
gắng không chỉ để gây ảnh hưởng và thúc đẩy công việc hiện tại của công ty mà
còn đảm bảo rằng công ty sẵn sàng đối phó với những thách thức trong tương
lai. Các nhà lãnh đạo Việt nam hiện nay có các ảnh hưởng đối với tổ chức của
mình như sau:
- Cách hiểu về sự kiện bên ngoài của các thành viên
- Việc lựa chọn mục tiêu và chiến lược theo đuổi
- Động cơ của thành viên để đạt mục tiêu
- Sự tin tưởng và hợp tác giữa các thành viên
- Tổ chức các hoạt động công việc


- Củng cố lòng tin và kỹ năng chon các thành viên
- Học hỏi và chia xẻ kiễn thức với các thành viên
- Tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của những người bên ngoài

Còn về lý thuyết lấy người lãnh đạo làm trung tâm so với lý thuyết lấy
cấp dưới làm trung tâm. Hầu hết các lãnh đạo Việt Nam hiện nay đều tập trung
chú trọng đến các đặc điểm và hành động của người lãnh đạo mà không quan
tâm đến đặc điểm của người cấp dưới. Việc chú trọng vào lãnh đạo sẽ ít tính
hữu dụng hơn nếu không quan tâm đến cấp dưới.
Tại sao hiện nay phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt nam mới
chỉ làm được với các doanh nghiệp trong nước của mình, còn trên bình diện thế

giới thì chưa làm được. Nguyên nhân là do chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân khách quan là đất nước ta mới thoát khỏi chiến tranh, kinh
tế còn yếu kém,..Với phương châm ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa’ là đúng đắn nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà
nước chưa thoát khỏi được cơ chế, luôn ỷ lại và chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước.
Vừa qua xảy ra các yếu kém tại các tập đoàn kinh tế nhà nước một phần là các
nhà lãnh đạo tại các đơn vị đó vẫn là người đại diện chủ sở hữu phần vốn của
nhà nước giao cho. Không có sự quản lý , giám sát chặt chẽ dẫn đến các hậu quả
sai phạm. Cách tốt nhất là nhà nước nên làm là quản lý chặt chẽ phần vốn nhà


nước tại các dnnn. Và nhà nước nên để doanh nghiệp tư nhân và dnnn bình đẳng
trong quan hệ kinh tế. Tách bạch trách nhiệm xã hội của các dnnn.
Nguyên nhân chủ quan là đa phần các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa được
đào tạo, hoặc mới được đào tạo bài bản về kiến thức. Dẫn đến định hương và
chiến lược công ty vẫn chưa tốt được và sánh ngang với các nước trên thế giới.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng hiện nay các nhà lãnh
đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi. Đã có mộ số nhà lãnh đạo và các doanh
nghiệp đã bắt đầu vươn ra phát triển bên ngoài lãnh thổ. Như trong môn học có
nói khủng hoảng thường là điều kiện xuất hiện nhà lãnh đạo tài ba, tôi tin rằng
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều người giỏi hơn
nữa, làm cho đất nước càng giàu đẹp hơn.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc sỹ
Quản trị kinh doanh, Đại học Griggs, Hoa Kỳ.




×