Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại nêu trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 12 trang )

Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược. Bạn
thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại nêu trên.

BÀI LÀM:

Khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển, vai trò của người lãnh đạo
trong tổ chức là vô cùng quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp. Người lãnh
đạo luôn là một yếu tố quyết định trong sự thành công hay thất bại của một tập
thể. Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mô hình hoạt động của các công ty
cũng ngày càng trở nên đa dạng thì cũng đòi hỏi người lãnh đạo cũng phải có
những thay đổi cho phù hợp. Từ những năm của thập kỷ 80, các nhà nghiên cứu
đã bắt đầu quan tâm đến khía cạnh tình cảm, hình tượng cũng như phong cách
của người lãnh đạo. Từ những nghiên cứu này đã hình thành nên hai phong cách
lãnh đạo là Lãnh đạo uy tín và Lãnh đạo chiến lược. Trong bài viết này, tôi xin đề
cập sơ lược đến hai phong cách lãnh đạo này và sự khác biệt giữa hai phong
cách. Và cuối cùng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi về người lãnh đạo với
phong cách mà tôi muốn cộng tác.

Thế nào là một nhà lãnh đạo?
Khi hỏi mười người làm công tác lãnh đạo: “định nghĩa nhà lãnh đạo là
gì? ”, bạn có thể nhận được mười câu trả lời khác nhau. Dù nhìn nhận theo cách
1


nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn,
khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản,
nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một
nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi
theo thực hiện tầm nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà
nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có


một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều
gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả
chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực
khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc
là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ
quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống,
vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng,
trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay
thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một
nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ
chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho
mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.

Lãnh đạo uy tín
2


Uy tín là quyền lực, là uy lực, là một sức mạnh có khả năng chi phối,
chinh phục người khác bằng sự tin cậy, tín nhiệm, tin tưởng. Do đó uy tín trước
hết là một sức mạnh có khả năng chi phối người khác, làm cho người khác phục
tùng người mang quyền lực đó.
Các lý thuyết về lãnh đạo uy tín ngày nay đều bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu
của nhà xã hội học Max Weber. Theo Weber, lãnh đạo uy tín xuất hiện khi có
khủng hoảng xã hội, khi đó một người lãnh đạo sẽ xuất hiện với một tầm nhìn
cấp tiến và đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Nhà lãnh đạo đó sẽ thu hút
cấp dưới tin vào tầm nhìn của mình. Nhờ đạt được một số thành công ban đầu,
những người lãnh đạo mang phong cách này tin rằng tầm nhìn của họ hoàn toàn
có thể đạt được và những người nhân viên cấp dưới sẽ tin rằng lãnh đạo là người
phi thường. Những tố chất và hành vi tiêu biểu của người lãnh đạo uy tín:

-

Uy tín là yếu tố hàng đầu.

-

Thúc đẩy tầm nhìn vượt xa khỏi hiện tại, một cách mạnh mẽ. Có thể chỉ
ra được một viễn cảnh tươi sáng.

-

Hành động theo cách sáng tạo.

-

Sẵn sàng chấp nhận gian nan, hy sinh quyền lợi bản thân để đạt được ý
tưởng.

-

Sẵn sàng tin tưởng và trao quyền cho cấp dưới.

-

Tác động vào cảm xúc của cấp dưới. Duy trì được ấn tượng của họ với
mình.
3


-


Và nhận ra những cơ hội mà không ai khác thấy được.

-

Hành vi luôn nhất quán với ý tưởng.
Uy tín mà người lãnh đạo theo phong cách này đã tạo dựng nên không thể

có được trong ngày một ngày hai mà nó phải được gây dựng nên trong một thời
gian dài và qua thực tế thuyết phục.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thái quá phong cách này, thì sẽ xảy đến những tiêu
cực không tốt ảnh hưởng đến mối quan hệ cũng như thành công của tổ chức.
Những mặt tiêu cực có thể xảy đến như sau:
-

Sự tin tưởng và sung bái lãnh đạo một cách thái quá sẽ làm cho nhân viên
sợ hãi không dám đưa ra những đề xuất và ý kiến phản biện. Điều này
cũng khiến cho các nhân viên cấp dưới dần trở nên xa lánh khi ảo tưởng
tất cả sự thành công đều do mình.

-

Sự tự tin thái quá và ảo tưởng về việc mình không thể mắc sai lầm dễ làm
cho người lãnh đạo trở nên mù quáng.

-

Phủ nhận vấn đề và thất bại sẽ làm giảm sự học hỏi của tổ chức cũng như
thiếu hụt lực lượng kế cận trong đội ngũ lãnh đạo.


-

Chấp nhận những dự án mạo hiểm và mang tính phô trương ngay cả với
những dự án có nhiều nguy cơ thất bại..

- Tạo nên nhiều kẻ thù quanh mình.

Lãnh đạo chiến lược
4


Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản
có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói
chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói
riêng.
Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn
nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức.
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau :
“Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ
chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp
các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến
tổ chức”
Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp được hình thành để
trả lời các câu hỏi sau :
- Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng).
- Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và
phạm vi các hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động).
- Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với
đối thủ cạnh tranh trên thị trường? (lợi thế).

- Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, nhân sự, công nghệ,
thương hiệu…) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh? (nguồn lực).
5


- Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp? (môi trường).

Vậy nhà lãnh đạo chiến lược là những người như thế nào?
Cũng như lãnh đạo uy tín, các lý thuyết về lãnh đạo chiến lược đều chịu
ảnh hưởng bởi tư tưởng của James Mc Gregoer Burns (1978). Theo nhà nghiên
cứu này, lãnh đạo chiến lược gắn liền với các giá trị về đạo đức của cấp dưới
nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề đạo đức và để huy động
các nguồn lực, sức lực để cải cách tổ chức. Những người lãnh đạo theo phong
cách này tạo động lực cho cấp dưới bằng cách gắn kết lợi ích cá nhân của chính
họ. Lãnh đạo chiến lược luôn kỳ vọng cao, có tầm nhìn xa. Nếu gặp khủng hoảng
hay bất trắc gì thì có thể nhạy bén thay đổi chiến lược ngay. Bằng mọi cách phải
thực hiện mục tiêu đã vạch ra để đạt hiệu quả cuối cùng, không quan tâm nhiều
đến các lĩnh vực khác. Phương thức mà các nhà lãnh đạo chi phối các giá trị và
tình cảm của cấp dưới là một trọng tâm của các lý thuyết hiện nay về lãnh đạo
chiến lược, định hướng trong các tổ chức. Các hành vi và tố chất chủ yếu của nhà
lãnh đạo chiến lược là:
- Tạo ra tầm nhìn chiến lược rõ ròng và hợp lý.
- Giải thích cách đạt được điều đó.
- Hành động lạc quan và tự tin.
- Biểu lộ sự tin tưởng vào cấp dưới.
6


- Dùng các hành động có sức mạnh biểu cảm nhấn mạnh các giá trị

chính và hướng dẫn nhân viên cấp dưới bằng các ví dụ.

Sự khác nhau cơ bản giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, hai phong cách lãnh đạo uy tín và chiến
lược là tương đồng về bản chất. Trong khi đó, lại có những nghiên cứu khác cho
rằng đây là hai hình thức lãnh đạo khác biệt tuy nhiên cũng có một số điểm
chồng chéo.
Điểm khác biệt rõ nhất của hai hình thức lãnh đạo này là sự chú trọng đến
uy tín và đặc trưng cá nhân. Bản chất của lãnh đạo uy tín là sự tôn sùng của nhân
viên cấp dưới. Bên cạnh đó, với những người lãnh đạo theo phong cách này thì
uy tín là quan trọng hàng đầu. Trong khi đó bản chất của lãnh đạo chiến lược là
khuyến khích sự phát triển của cấp dưới vì một mục đích chung. Sự khuyến
khích và trao quyền này nhiều khi sẽ làm giảm sự hình thành uy tín của người
lãnh đạo.
Bên cạnh sự khác nhau về bản chất, hai phong cách lãnh đạo này còn khác
nhau ở tố chất của người lãnh đạo và hành vi của người lãnh đạo trong tổ chức.
Các nhà lãnh đạo theo phong cách chiến lược thì luôn thực hiện những việc
khuyến khích, làm tăng quyền lực cho cấp dưới ví dụ như phân quyền, đào tạo và
phát triển kỹ năng cho cấp dưới. Trong khi đó các nhà lãnh đạo theo trường phái
lãnh đạo uy tín thì lại luôn nỗ lực để nâng cao hình ảnh, làm nổi bật mình trong
tập thể. Những người lãnh đạo chiến lược thường phổ biến hơn và phù hợp với
7


mọi hoàn cảnh nhờ sự mềm dẻo linh hoạt trong chiến lược. Ngược lại, sự xuất
hiện của những nhà lãnh đạo uy tín thường phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện
thuận lợi. Họ thường xuất hiện khi có khủng hoảng và để lãnh đạo tổ chức giải
quyết khủng hoảng. Phản ứng của các nhân viên cấp dưới đối với lãnh đạo uy tín
thường cực đoan và phong phú hơn là phản ứng đối với các nhà lãnh đạo chiến
lược.


8


Nếu được lựa chọn làm việc cho một trong hai hình thức lãnh đạo trên,
bạn muốn được làm việc cho Lãnh đạo nào?
Với tôi, đó là Lãnh đạo uy tín. Vì:
- Nhà lãnh đạo uy tín thường là người có chuyên môn rất giỏi. Họ
hành động theo cách lạ thường để đạt được mục tiêu và sử dụng các
chiến lược sáng tạo một cách thành công.
- Người lãnh đạo uy tín ít bị chi phối hơn bởi lợi ích cá nhân nên họ
thường lo lắng, quan tâm đến cấp dưới. Xét về phương diện, vị thế,
tiền bạc, vị trí lãnh đạo thì người lãnh đạo uy tín biết hy sinh bản
thân, gánh chịu rủi ro cá nhân, chịu tốn kém để đạt được mục tiêu
họ theo đuổi.
- Cấp dưới luôn tín nhiệm những người lãnh đạo tỏ ra tự tin về các đề
xuất của mình. Làm việc việc với người lãnh đạo tự tin, cấp dưới sẽ
được truyền sự tự tin và khả năng đạt được thành công là rất lớn. Sự
tự tin, nhiệt tình của người lãnh đạo có tính lan truyền. Cấp dưới tin
tưởng vào lãnh đạo sẽ biết cách để đạt được mục tiêu chung và sẽ
làm việc chăm chỉ hơn, do đó sẽ tăng khả năng thành công.
- Ảnh hưởng của Lãnh đạo uy tín đối với cấp dưới đó là chúng ta trở
nên cam kết hơn đối với nhiệm vụ và công việc. Ảnh hưởng này
xuất phát từ mong muốn của cấp dưới để làm hài lòng và bắt chước
lãnh đạo.
9


- Cấp dưới luôn mong muốn được cống hiến tâm lực cho những
người lãnh đạo biết ghi nhận những thành quả của họ và được đánh

giá tốt đẹp. Đó chính là động lực chính làm việc của cấp dưới.
- Uy tín mang lại cho nhà lãnh đạo cơ sở vững chắc để thuyết phục
người khác tin vào khả năng lãnh đạo của mình. Bản thân uy tín chỉ
là bước khởi đầu, chứ không phải là kết quả
Mặc dù loại lãnh đạo chiến lược cũng có rất nhiều ưu điểm, thế mạnh nhất
định của nó. Nhưng ở môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh quyết liệt như
hiện nay, loại lãnh đạo uy tín là vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà quản lí, lãnh
đạo doanh nghiệp. Ở các công ty, cơ quan, doanh nghiệp… khi uy tín của người
lãnh đạo, uy tín của công ty, doanh nghiệp đó mà tốt thì mọi người sẽ luôn luôn
tin tưởng mà phấn đấu hết mình để không những phục vụ, mang lại kết quả cao
cho chính bản thân, gia đình họ mà họ còn mang lại cho chính người lãnh đạo
đó, doanh nghiệp đó mà họ vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc và cảm phục.

KẾT LUẬN
Tóm lại, mỗi loại hình lãnh đạo dù là lãnh đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược
cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vấn đề là nhà quản lí, lãnh
đạo đó áp dụng trong những trường hợp nào cụ thể nhất cho doanh nghiệp hay tổ
chức của mình phải hợp lý và kết hợp hài hòa. Người lãnh đạo cần phải có và
10


vận dụng tốt nhất những ưu điểm của cả hai loại hình lãnh đạo đó, và tất nhiên
phải loại trừ được những nhược điểm của chúng, áp dụng trong những điều kiện,
hoàn cảnh, thời điểm nhất định đối với doanh nghiệp, tổ chức của mình.

11


Tài liệu tham khảo


1. Gary Yuki, A. (2002) Leadership in Organizatión 5th editions, Prentice Hall.
2. Bí quyết lãnh đạo của Jack Welch - Tổng giám đốc của GE và là CEO hàng
đầu thế giới
3. Trang thông tin chuyên đề về Lãnh đạo
4. Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review
của Ram Charan.
5. Leadership, McShane and Von Glinow, McGraw-Hill Inc.
6. Giáo trình của môn học Phát triển khả năng lãnh đạo của Trường Đại học
Griggs.
7. Phát triển kỹ năng lãnh đạo của John C.Maxwell do nhà xuất bản Lao động –
Xã hội xuất bản.

12



×