PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Ninh Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, lại có nhiều ngành
nghề thủ công mỹ nghệ. Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ
đạo nên các làng nghề được khôi phục và phát triển. Đến năm 2011 toàn tỉnh có
257 làng có nghề, trong đó có 54 làng được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí
làng nghề. Giá trị sản xuất của làng có nghề đạt 2.060,18 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
9,95% giá trị sản lượng công nghiệp - TTCN của tỉnh. Các làng nghề thêu ren
Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, gỗ mỹ nghệ Ninh Phong, chế biến cói Kim
Sơn, mây tre đan Gia Viễn… lại nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh. Các làng
nghề sẽ là điểm đến của du khách để tìm hiểu các sản phẩm tinh sảo được chế
tác khéo léo bằng thủ công gắn với lịch sử của các làng nghề, đồng thời hỗ trợ
để nâng cao giá trị các tuyến, tour du lịch của tỉnh.
Ninh Bình lại có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phong phú với nền văn hóa
lịch sử lâu đời như: Cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bái Đính… nhiều
danh lam thắng cảnh kỳ thú và hệ sinh thái độc đáo như Tam Cốc - Bích Động,
Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long…
đã thu hút khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng. Năm 2010 khách du lịch
trong nước và quốc tế đến Ninh Bình đạt 3,3 triệu lượt khách, bình quân số ngày
khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình là 1,5 ngày, doanh thu đạt 559 tỷ đồng.
Các nghề, làng nghề và ngành du lịch đã góp phần làm chuyển dịch kinh
tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - TTCN và dịch vụ.
Tuy nhiên trong thời gian qua việc phát triển nghề, làng nghề của tỉnh
mang tính tự phát, thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu vốn để đầu tư đổi
mới công nghệ, việc đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, thị trường
tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chưa tạo được thương hiệu hàng hóa, môi trường
làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt làng nghề chưa gắn
với phát triển du lịch. Ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển nhanh, bền vững,
tiến độ xây dựng kết cầu hạ tầng các khu du lịch chậm… Doanh thu du lịch còn
chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là ngành du lịch chưa gắn với làng
nghề để đưa khách du lịch tham quan và mua sắm các sản phẩm làng nghề.
Để khắc phục những hạn chế trên đồng thời tiếp tục phát triển nghề và làng
nghề bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiềm năng phát triển du lịch làng
nghề là rất lớn. Việc kết hợp giữa ngành du lịch với các làng nghề được quan tâm
đầu tư chắc chắn, lượng khách du lịch đến làng nghề sẽ tăng có lợi cho phát triển
kinh tế của tỉnh. Vì vậy xây dựng quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp
với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là
cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội của
tỉnh nói chung và làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch nói riêng.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thực hiện điều tra, khảo sát nghề, làng nghề kết hợp với du lịch theo các
mẫu biểu để thu thập số liệu, nhằm phân tích, đánh giá thông tin từ cơ sở.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Chủ đầu tư với đơn vị Tư vấn để thực hiện quy hoạch.
1
- Tham khảo nguồn số liệu của các Bộ và các Sở, Ngành của tỉnh Ninh Bình.
- Dự báo một số yếu tố liên quan đến xu hướng phát triển nghề, làng nghề
nông thôn trong tương lai của tỉnh “mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất...”.
- Tổ chức hội thảo, phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa
học, các nhà quản lý, các cơ quan liên quan của tỉnh.
- Phân tích, so sánh, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp làm căn cứ để xây
dựng quy hoạch.
- Sử dụng công nghệ Map Info, Photoshop,... để thiết lập hệ thống bản đồ
hiện trạng, bản đồ quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du
lịch tỉnh Ninh Bình.
III. CÁC CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX; Văn kiện Đại
hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX.
- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/112000 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
- Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng IX về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn thời kỳ 2001 - 2020.
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nay được thay thế bằng Nghị
định sô 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.
- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điểm của luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày
28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006.
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2006 về phát triển
ngành nghề nông thôn.
- Thông tư 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn theo
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn.
- Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Tỉnh ủy Ninh Bình về
phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kế hoạch 07/KHUBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết
15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát
triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2
- Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 của UBND tỉnh về việc điều
chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch số 07/KH-UBND tỉnh.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn năm 2010 - 2020.
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND tỉnh Ninh Bình ngày 12/8/2011 về việc
thông qua quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
Theo các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/02/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
- Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh Ninh
Bình về việc ban hành chương trình công tác năm 2011.
- Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Ninh
Bình về việc phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch phát triển nghề, làng
nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê; Niên giám thống kê của
tỉnh Ninh Bình năm 2010.
- Kết quả nghiên cứu một số quy hoạch ngành của tỉnh.
2. Căn cứ khoa học:
- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 (2011).
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và
định hướng năm 2015 (12/2007).
- Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
(5/2008).
- Dự án rà soát quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm
2010, tầm nhìn 2015 (12/2008).
IV. KẾT CẤU QUY HOẠCH
Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh
Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm các phần sau:
1. Phần thuyết minh:
- Phần thứ nhất: Đánh giá hiện trạng nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình.
- Phần thứ hai: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu để phát triển nghề, làng nghề tỉnh
Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phần thứ tư: Kết luận và kiến nghị.
(Kèm theo các phụ biểu)
2. Phần bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1:50.000
- Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1:50.000
3
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TỈNH NINH BÌNH
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH.
1. Vị trí của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
1.1. So với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Ninh Bình nằm trong 10 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng, có vị
trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng. Căn cứ Quyết
định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về
phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đã phân tích, đánh giá các
nguồn lực và điều kiện phát triển để vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
vùng Đồng bằng sông Hồng như sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội của Vùng (GDP) tăng bình quân khoảng từ 11 12%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020;
đóng góp khoảng từ 23 - 24% vào năm 2010 và khoảng từ 26 - 27% trong tổng
GDP cả nước vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%.
- Giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%, chiếm trên 20%
tổng giá trị xuất khẩu của cả nước năm 2010.
- Mức thu ngân sách tăng bình quân 17%/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% năm 2010 và trên 80% vào năm
2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% năm 2010 và tiếp tục
kiểm soát ở mức 4%.
- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân mỗi năm đạt 20%.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích chiếm 9,28%; dân số chiếm 4,56% so
với vùng Đồng bằng sông Hồng. Có tiềm năng về nguồn lực, có vị trí địa lý thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng.
Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2006 2010). Mặc dù nằm trong thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và kinh
tế toàn cầu song tỉnh Ninh Bình vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Năm 2010 GDP của tỉnh tăng 16% cao hơn tốc độ tăng GDP của Đồng bằng
sông Hồng (12,5%) và các Thành phố Hà Nội, Hải Phòng (11%), tỉnh Hải
Dương (10,1%), Hưng Yên (12,1%), Hà Nam, Thái Bình (14%), Nam Định
(10,5%). Song thấp hơn Vĩnh Phúc (21,7%), Bắc Ninh (17,95%).
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ của tỉnh
là: 16,50% - 47,69% - 35,81%; Tỷ trọng ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm
47,69% tăng khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là 43,72%.
GDP Bình quân đầu người của tỉnh năm 2010 đạt 21,62 triệu đồng, còn
thấp hơn so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (25,83 triệu đồng), song cao hơn
4
các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình (chỉ đạt 14 - 19
triệu đồng).
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình năm 2010 đạt 89,2 triệu USD tăng
31,37% so với năm 2009, song đạt thấp so với vùng Đồng bằng sông Hồng (15,4 tỷ
USD).
Năm 2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình là
19% so với năm 2009 và đạt khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là
15,8%. Một số tỉnh tăng cao như Bắc Ninh (39,3%), Hà Nam (24,2%), Thái
Bình (26,9%). Các tỉnh khác chỉ tăng từ 12 - 18% so với năm 2009.
Tóm lại Ninh Bình là tỉnh có đà tăng trưởng kinh tế cao, có sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là sản xuất Công nghiệp, xây dựng. Tốc
độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhanh... vì vậy GDP bình quân đầu người
đạt khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên so với Nghị quyết
54/NQ-TW của Bộ Chính trị, một số chỉ tiêu của tỉnh đạt thấp như tỷ lệ lao động
qua đào tạo, tốc độ đổi mới công nghệ...
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng năm 2010 (Xem biểu Phụ lục số 1 kèm theo).
1.2. So với cả nước.
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh
Bình là 16,8% trong khi cả nước đạt 7%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng Công nghiệp, xây dựng đạt 47,69% có tốc độ nhanh hơn cả nước
(41,10%). GDP bình quân đầu người của tỉnh Ninh Bình năm 2010 đạt 21,62
triệu đồng, trong khi cả nước là 22,79 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn bình quân đầu người của tỉnh Ninh Bình đạt 3,38 triệu đồng, bằng 66,5%
so với cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Ninh Bình đạt khá là
28%, cả nước 20%. Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia của tỉnh Ninh Bình
là 12,4%, thấp hơn so với cả nước là 14,2%.
Một số chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu, thu
ngân sách trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp còn hạn chế so với cả nước.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng của Ninh Bình so với cả nước năm 2010
STT
1
2
3
4
5
6
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP
(2006 - 2010)
Nông nghiệp
Cơ cấu GDP Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp
Thu nhập bình quân/người
Kim ngạch xuất khẩu
Thu ngân sách/người
5
%
Ninh
Bình
16,8
Cả nước
7
%
16,5
20,58
%
47,69
41,10
%
35,81
38,32
Tỷ đồng 8.876,2 808.745,4
Triệu đồng
21,62
22,79
USD/người
100
824
Triệu đồng
3,38
5,08
7
8
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chuẩn QG
%
%
28
12,4
20
14,2
(Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Ninh Bình năm 2010)
2. Hiện trạng dân số, lao động và cơ cấu lao động
2.1. Dân số và lực lượng lao động.
Năm 2010 dân số tỉnh Ninh Bình là 900.620 người, tăng 0,11% so với
năm 2009, trong đó nam có 447.867 người chiếm 49,73%, nữ có 452.753 người
chiếm 50,27%. Dân số ở thành thị chiếm 18,99%, nông thôn 81,01%. Từ năm
2001 - 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ dưới 1,0%/năm và tỷ lệ sinh giảm
trung bình 0,12‰/năm. Dân số của tỉnh phát triển khá cả về số và chất lượng,
dân số dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Nguồn nhân lực “dân số vàng” tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Năm 2010 tổng số lao động
đang làm việc tại các ngành kinh tế là 514,4 nghìn người. Giai đoạn 2006 - 2010
trung bình hàng năm giải quyết được từ 15.000 - 18.000 người có việc làm. Cơ
cấu lao động có sự thay đổi. Tỷ trọng thu hút lao động vào các khu vực Công
nghiệp, xây dựng và Dịch vụ tăng, lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sản
giảm. Năm 2007 cơ cấu lao động trong ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm
38,95%, Nông - lâm - thủy sản chiếm 27,29%. Dịch vụ chiếm 33,76%. Đến năm
2010 Công nghiệp - xây dựng là 47,69%, Nông - lâm - thủy sản chiếm 16,50%,
Dịch vụ chiếm 35,81%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 3,9% năm 2006
đến nay còn 3,6%.
Theo số liệu điều tra, cơ cấu số hộ, số lao động trong các làng có nghề có
sự thay đổi. Năm 2008 số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ 58,85% đến năm 2011 còn
55%. Số hộ sản xuất công nghiệp TTCN năm 2008 là 41,15%, đến năm 2011 là
44,95%. Số lao động thuần nông giảm dần, năm 2008 lao động thuần nông
chiếm 56,41%, năm 2011 còn 54,16%. Số lao động sản xuất công nghiệp TTCN năm 2008 chiếm 43,59%, năm 2011 45,84%.
Hiện nay Ninh Bình đang trong thời kỳ đô thị hóa đặc biệt là thành phố
Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp, các thị trấn Phát Diệm, Nho Quan, Thiên Tôn...
Năm 2008 tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 16,9%, tuy nhiên so với cả nước đô thị hóa
còn chậm (vùng Đồng bằng sông Hồng 27,3%, cả nước 28,1%).
2.2. Dạy nghề, đào tạo nghề.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 53 cơ sở dạy nghề trong đó có 05 trường
dạy nghề của của Trung ương (03 trường Cao Đẳng: Trường cao đẳng nghề
Lilama1 trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Trường cao đẳng nghề Cơ
giới Ninh Bình, Trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 02 trường trung cấp nghề số 13 và số 14
trực thuộc Bộ Quốc Phòng); Có 02 Trường Trung cấp nghề công lập của tỉnh
(Trường Trung cấp nghề Nho Quan trực thuộc Sở Lao động TB&XH. Trường
Trung cấp nghề Liên đoàn Lao động trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh) và 03
trường tư thục (Trung cấp nghề Thành Nam, Trường Trung cấp nghề Việt Can
và trường trung cấp nghề tư thục xây dựng mỹ thuật cơ khí Thanh Bình). Còn lại
6
là 27 trung tâm dạy nghề và 16 cơ sở dạy nghề, với 1.758 giáo viên. Hàng năm
bình quân mỗi năm tỉnh Ninh Bình đào tạo được từ 15.000 - 17.000 người, trong
đó có 4.000 - 5.000 con em là người Ninh Bình được tuyển sinh vào đào tạo dài
hạn của các trường của Trung ương đóng trên địa bàn, 6.000 - 8.000 người là lao
động nông thôn, lao động thuộc các xã nghèo được đào tạo theo Đề án số
15/ĐA-UBND, Đề án 08/ĐA-UBND và Đề án 10/ĐA-UBND của tỉnh theo
chương trình mục tiêu quốc gia, 4.000 - 5.000 người được dạy nghề ngắn hạn
dưới hình thức truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh, các làng nghề và các HTX trên địa bàn tỉnh…
Các trường đã đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệp
thuộc các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề tạo ra một lớp công nhân có
trình độ kỹ thuật, trong đó có nhiều công nhân làm việc ở các làng nghề. Các
trung tâm dạy nghề không chỉ đào tạo nghề mà còn trực tiếp, gián tiếp tạo việc
làm và giới thiệu việc làm ở các làng nghề. Nhiều gia đình đã quan tâm trong
việc truyền nghề cho hộ, ngoài ra còn huy động các tổ chức cá nhân tham gia
đào tạo theo phương thức truyền nghề, bồi dưỡng, tập huấn đào tạo nghề ngắn,
dài hạn. Trên cơ sở đó đã nâng cao kiến thức và tay nghề, tăng năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, tạo việc làm phù hợp cho người nông dân.
Tuy nhiên việc dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề chưa đáp ứng nhu cầu
lao động cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
2.3. Trình độ lao động.
Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, kết quả là
đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập Trung học cơ sở năm 2002, đạt chuẩn quốc gia
phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2003. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mầm non
và tiểu học xếp thứ 3 toàn quốc. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp PTTH và trúng tuyển
vào các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm gần đây luôn đứng ở tốp 10
tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Hiện nay toàn tỉnh có 24,7%, dân số đang đi
học trong các cấp học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
cơ sở dạy nghề. Ở các làng nghề từ năm 2005 - 2011, số người được đào tạo
nghề và đào tạo năng lực quản lý từ chương trình khuyến công là 13.650 người,
bình quân hàng năm là gần 2.000 người.
Nguồn nhân lực trong các làng nghề chủ yếu là lao động trẻ có khả năng
thích ứng với cơ chế thị trường. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ
giáo viên tại các trường dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động nên
chất lượng nguồn lao động chưa cao, các chủ cơ sở sản xuất và chủ doanh
nghiệp chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý và chuyên môn kỹ thuật chiếm 70%,
nên hạn chế trong việc hoạch định chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.
3. Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành.
Từ đầu năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, song tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Bình vẫn tăng qua các năm. Năm 2006 tốc độ tăng
trưởng 12,6%, năm 2007 tăng 14,9%, năm 2008 tăng 18,95%, đến năm 2009
tăng chậm còn 15,39%, năm 2010 có chiều hướng tăng lấy lại đà tăng trưởng đạt
7
16,04%. Theo đó nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng
chậm lại. Năm 2008 nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 47,7%, năm
2009 là 23,7% và năm 2010 là 19%. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
năm 2008 3,8%, năm 2009 3,4% và năm 2010 là 4,6%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng. Năm 2006 là 4.396 tỷ đồng,
đến năm 2010 đạt 19.230 tỷ đồng tăng gần 5 lần. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ
nhà nước bằng 27,2%, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp
chiếm 51,07% tổng vốn đầu tư xã hội...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng qua các năm, năm 2006 đạt
3.795,3 tỷ đồng, đến năm 20 10 đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 2,6 lần.
Mặc dù thị trường thế giới giảm sút do khủng hoảng kinh tế song giá trị
xuất khẩu của tỉnh vẫn tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 25,9 triệu USD, năm
2008 đạt 48,2 triệu USD, đến năm 2010 đạt 89,2 triệu USD.
Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng. Năm 2006 có
1,25 triệu lượt người, đến năm 2010 đạt 3,3 triệu lượt người tăng 1,5 lần.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm. Năm 2006
đạt 879,6 tỷ đồng. Năm 2008 đạt 2.002,3 tỷ đồng, năm 2010 là 3.046,8 tỷ đồng.
Do kinh tế phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của tỉnh được cải
thiện từ 6,54 triệu đồng/người năm 2006 lên 21,92 triệu đồng/người năm 2010.
3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tăng tỷ trọng Công nghiệp, xây dựng
và Dịch vụ, giảm dần về Nông, lâm, thủy sản. Năm 2006 cơ cấu kinh tế là: Nông
- lâm - thủy sản, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ (27,53% - 38,63% - 33,89%).
Năm 2010 chuyển dịch tương ứng là 16,5% - 47,7% - 35,8%.
Biểu 2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Ninh Bình đến năm 2010
Đơn Năm
Năm
Năm
Năm
TT
Chỉ tiêu
Năm 2010
vị
2006
2007
2008
2009
1 Nhịp độ tăng GDP
%
12,60
14,90
18,95
15,39
16,04
Cơ cấu GDP
- Nông lâm thuỷ sản
27,53
27,29
22,20
17,76
16,50
2
%
- Công nghiệp - XD
38,63
39,11
43,63
47,21
47,70
- Dịch vụ
33,84
33,60
34,17
35,03
35,80
Nhịp độ tăng giá trị SX
3
%
15,9
47,7
23,7
19
Công nghiệp
Nhịp độ tăng giá trị SX
4
%
9
4,7
3,8
3,4
4,6
Nông nghiệp
Tỷ
5 Tổng vốn đầu tư xã hội
4.396,41 5.436,71 7.453,98 16.447,2 19.290,55
đồng
Tổng mức bán lẻ hàng
Tỷ
6 hóa và doanh thu dịch
3.795,3 4.848,0 6.645,1 8.232,7 10.493,0
đồng
vụ tiêu dùng
7 Kim ngạch xuất khẩu
Triệu
25,93
34,78
48,22
67,90
89,21
8
Tổng khách du lịch
- Quốc tế
Thu ngân sách nhà
9
nước
Thu nhập bình quân
10
đầu người
8
USD
1.517
1000 1.256,99
lượt
375,02 503,11
Tỷ
879,6 1.384,3
đồng
Triệu
6,54
8,16
đồng
1.899
567
2.388
812
3.316
699
2.002,5 2.652,7
3.046,8
13,08
16,77
21,92
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2010)
4. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - TTCN.
4.1. Mạng lưới giao thông
- Hệ thống đường bộ: Mạng lưới giao thông của tỉnh phát triển đồng bộ từ
vùng đồng bằng đến vùng đồi núi và ven biển. Từ trung tâm thành phố đến thị
xã, các huyện và các xã trong tỉnh. Với 04 tuyến Quốc lộ, 19 tuyến Tỉnh lộ, các
tuyến liên tỉnh, huyện có tổng chiều dài 566,9km và 911,5km đường liên xã;
Đường giao thông nông thôn có 367 tuyến với 1.338km trong đó có 95% đã
được cứng hóa mặt đường. Ô tô đã đến trung tâm các xã và làng nghề. Đặc biệt
đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình đã đưa vào sử dụng.
- Đường thủy: Hệ thống đường thủy Ninh Bình có 22 sông, kênh với
chiều dài 387,3km trong đó do Trung ương quản lý với chiều dài 156,5km bao
gồm: sông Đáy, Vạc, Hoàng Long, Yên Mô (kênh nhà Lê). Hệ thống sông do địa
phương quản lý bao gồm 18 sông với tổng chiều dài 221,8km. Hệ thống sông đã
tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các thành phố, thị
xã, huyện, xã trong và ngoài tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 3 cảng là cảng Ninh Bình,
cảng Ninh Phúc, cảng K3 (nhà máy điện) có tổng diện tích mặt bằng 13,58km 2
với năng lực bốc xếp khoảng 3 triệu tấn/năm và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng
hóa đường sông như các bến Nho Quan, Đế, Gia Thanh, Hệ Dưỡng,...
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận Ninh Bình với
chiều dài 19km có 4 ga: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao. Ngoài ra còn
nhánh nối vào cảng Ninh Bình (1km) và nhánh nối từ Cầu Yên đến Hệ Dưỡng.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh phát triển khá, đã tạo điều kiện
cho lưu thông vận chuyển hành khách, hàng hóa (nguyên vật liệu, nông sản thực
phẩm, gỗ, tre, nứa, đá, cói...) để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước và
xuất khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong đó có làng nghề.
4.2. Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện cấp cho tỉnh Ninh Bình lấy từ nhà máy điện Ninh Bình cấp
điện áp 35 kV, tổng công suất 100MW qua 9 trạm trung gian 35/10kV, tổng
dung lượng 34.400 kVA và từ trạm điện 220kV thông qua 8 trạm 110kV đồng
thời đang hoàn thiện mạng lưới điện theo quy hoạch. Lưới điện nông thôn đã
phủ kín 100% số xã trên địa bàn.
Nhìn chung công suất điện đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất công
nghiệp - TTCN và sinh hoạt của nhân dân. Điện đã cung cấp đến các khu, cụm
công nghiệp, các tuyến, điểm du lịch và làng nghề. Tuy nhiên hiện nay tình trạng
9
thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt vẫn xảy ra. Hệ thống đường dây tải điện
xuống cấp chưa được cải tạo nâng cấp, tỷ lệ tổn thất điện năng lớn. Việc tổ chức
quản lý bán điện nông thôn còn yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất của
làng nghề.
4.3. Hệ thống cấp thoát nước.
Hiện nay hệ thống cấp nước sạch của tỉnh có 2 nhà máy nước công suất
lớn: Nhà máy nước Ninh Bình (20.000 m3/ngày đêm), nhà máy nước Tam Điệp
(12.000 m3/ngày đêm). Một số nhà máy nước có công suất 2.000 m3/ngày đêm
tại các thị trấn... Đến năm 2010 90% dân số thành thị được sử dụng nước sạch.
Tuy nhiên việc cung cấp nước sạch hạn chế, tỷ lệ thất thoát nước từ 20 - 30%. Ở
nông thôn có 67 công trình cấp thoát nước tập trung nên tỷ lệ dân được sử dụng
nước sạch chiếm 80% (trong đó 28% dân số được dùng nước sạch từ công trình
tập trung, 52% dùng nước sạch từ các công trình giếng khoan, giếng đào, bể
nước mưa...).
Tuy nhiên chất lượng nước ở nông thôn, vùng núi, bãi ngang chưa được bảo đảm.
Hệ thống thoát nước cơ bản đã hoàn chỉnh, một số trạm bơm đang được
xây dựng và nâng cấp để nâng cao năng lực tiêu thoát nước cho thành phố Ninh
Bình và một số huyện nhằm khắc phục tình trạng ngập úng khi có mưa lũ.
4.4. Tiềm năng về du lịch.
Ninh Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, có nền
văn hóa lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng và
hệ sinh thái độc đáo đã tạo cho Ninh Bình có nét riêng hấp dẫn khách du lịch
trong và ngoài nước như quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc, Bích Động;
Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long; Khu du lịch
sinh thái hồ Yên Thái, Yên Đồng, Yên Thắng... Về tài nguyên nhân văn: Cố đô
Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Du lịch tâm
linh: chùa Bái Đính, chùa Non Nước, Bích Động... đã tạo cho Ninh Bình có đa
dạng về loại hình du lịch: sinh thái, tâm linh, lễ hội, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải
trí, chữa bệnh, du lịch làng nghề, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo...
Hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư, đến năm 2010 tỉnh Ninh Bình có
87 khách sạn, trong đó có 5 khách sạn 3 sao, 49 cơ sở, nhà hàng phục vụ du lịch.
Gần đây tỉnh đang tập trung xây dựng và nâng cấp 7 không gian du lịch của tỉnh để
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lượt khách du lịch đến Ninh Bình
ngày càng tăng, năm 2010 đạt trên 3 triệu lượt người, doanh thu đạt 559 tỷ đồng.
Ninh Bình có nhiều ngành nghề truyền thống như: thêu ren, chế biến cói,
chế tác đá, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm... lại nằm trên
các tuyến du lịch của tỉnh. Các làng nghề sẽ là điểm đến của khách du lịch tìm
hiểu các nghề truyền thống gắn với lịch sử lâu đời của làng nghề. Thông qua các
sản phẩm tinh sảo được chế tác khéo léo bằng thủ công mang phong cách riêng
của từng làng nghề đã góp phần củng cố và phát huy giá trị truyền thống đối với
du khách trong và ngoài nước, hỗ trợ đắc lực và nâng cao giá trị cho các tuyến,
tour du lịch của tỉnh.
10
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH BÌNH.
1. Các loại hình làng nghề:
1.1. Khái niệm:
Khái niệm làng nghề được các văn bản của Chính phủ và một số Bộ,
Ngành liên quan nêu rõ như sau:
* Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư ấp, thôn, ấp, bản làng, buôn,
phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
* Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống. Làng nghề
truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo
quy định tại thông tư số 116/2006, TT-BNN. Đối với những làng chưa đạt tối
thiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhưng có
ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư
116/2006, TT - BNN thì cũng được công nhận làng nghề truyền thống.
* Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những
điều kiện nhất định để hình thành và phát triển.
* Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩm
độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có
nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải
đạt 3 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ 50 năm tính đến thời điểm công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của 1 hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề.
* Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền
kinh tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện
thuận lợi để phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên.
1.2. Phân loại nghề và làng nghề.
* Phân loại nghề
- Theo tính chất kinh tế: Dựa vào giá trị sử dụng các sản phẩm có thể phân
loại nghề theo nhóm như:
+ Nghề thủ công mỹ nghệ
+ Nghề chế biến
- Theo tính chất kỹ thuật:
11
+ Nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP...).
+ Nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm...)
* Phân loại làng nghề.
Có nhiều cách phân loại làng nghề như:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển: làng nghề truyền thống, làng nghề
mới, làng nghề phục vụ du lịch...
- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề TTCN, làng nghề cơ
khí chế tác, làng nghề dịch vụ...
- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ...
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề chuyên doanh, làng
nghề kinh doanh tổng hợp.
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề
vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông
nghiệp. Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng
xuất khẩu.
Các khái niệm về phân loại nghề, làng nghề trên đây làm cơ sở để tỉnh
ban hành các chính sách công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống...
2. Đánh giá hiện trạng nghề, làng nghề.
2.1. Tình hình phát triển các ngành nghề TTCN chủ yếu.
Theo kết quả điều tra của tổ chức Jica (Nhật Bản) hiện nay cả nước có 52
nghề thủ công truyền thống, trong đó tỉnh Ninh Bình có 8 nghề chiếm 15,6%
nghề truyền thống của cả nước. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành nghề
sản xuất, các đặc trưng của sản phẩm làng nghề Ninh Bình và qua kết quả điều
tra chia ra 10 nhóm ngành, nghề chính như sau:
1). Ngành nghề chế tác đá mỹ nghệ:
Nghề chế tác đá mỹ nghệ có truyền thống lịch sử trên 500 năm. Nguyên
liệu chính là đá. Nghề tập trung chủ yếu ở xã Ninh Vân (Hoa Lư). Hầu hết các
thôn trong xã làm nghề chế tác đá mỹ nghệ với bàn tay khéo léo của người thợ
đã tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao được chạm khắc tinh tế, sống
động, tao nhã, uyển chuyển như công trình cột đá Bích Động, 500 tượng La Hán
chùa Bái Đính. Ngoài ra là các mặt hàng tượng đá như: voi, nghê, rồng, sư tử,
chim thú, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, ngai, cầu, cổng, mộ đá… với hoa
văn trang trí độc đáo để phục vụ cho các đình chùa. Đến nay nghề đá mỹ nghệ
có 13 làng với 1.548 hộ và 3.333 lao động. Tổng giá trị sản xuất 230,8 tỷ đồng
(giá thực tế năm 2010). Thu nhập bình quân 24,73 triệu đồng/người/năm. Tỉnh
đã công nhận 5 làng nghề với 371 hộ, 1.794 lao động. Giá trị sản xuất 120 tỷ
đồng, thu nhập bình quân 34,15 triệu đồng/người/năm.
Nghề chế tác đá mỹ nghệ đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động và thu hút số lao động ở nơi khác đến làm việc. Sản phẩm đá mỹ nghệ chủ
yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
12
Biểu 3: Tổng hợp số liệu nghề chế tác đá mỹ nghệ năm 2011
Số lượng
STT
1
Huyện,
thị xã, thành phố
Số lao Giá trị
Số hộ
động
(Tỷ
(hộ)
(người) đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
Làng
có
nghề
Làng
nghề
H. Hoa Lư
13
5
1.548
3.333
230,8
24,73
Tổng
13
5
1.548
3.333
230,8
24,73
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Sản phẩm đá mỹ nghệ đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước và đã xuất
khẩu sang một số nước như Lào, Campuchia, Đông Âu và Hoa Kỳ (chủ yếu là
các sản phẩm phục vụ cho xây dựng đình, chùa,...) do kích thước lớn, chưa có
những sản phẩm nhỏ đáp ứng nhu cầu tham quan mua sắm của khách du lịch.
2). Ngành nghề chế biến cói.
Ninh Bình có vùng ven biển và biển thuộc các huyện Kim Sơn, Yên
Khánh, một phần Yên Mô với tài nguyên đa dạng, phong phú đã tạo ra vùng
nguyên liệu cói. Nghề chế biến cói xuất hiện ở Kim Sơn gần 2 thế kỷ, là 1 trong
những nghề truyền thống có bề dày lịch sử từ lâu đời, là nghề đặc trưng mũi
nhọn của tỉnh. Nguyên liệu chính là cói với bàn tay khéo léo của con người đã
tạo ra những sản phẩm mẫu mã, kiểu dáng đủ loại như: chiếu, thảm cói, mũ, làn,
túi, hộp các loại, cốc, chén… Nghề chế biến cói tập trung chủ yếu ở huyện Kim
Sơn với một số xã như Thượng Kiệm, Kim Chính, Đồng Hướng, Yên Mật và
các xã Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Mậu (Yên Khánh), các xã Yên Lâm.
Yên Từ, Yên Mạc (Yên Mô)… chiếm 99% số hộ sản xuất cói toàn tỉnh. Đến
năm 2011 tỉnh có 117 làng thu hút 13.664 hộ với 28.774 lao động, giá trị sản
xuất đạt 1.305 tỷ đồng, thu nhập bình quân 21,83 triệu đồng/người/năm. Trong
đó tỉnh đã công nhận 33 làng nghề (riêng huyện Kim Sơn 23 làng) đã thu hút
7.678 hộ, 15.835 lao động, đạt giá trị sản xuất 856 tỷ đồng, thu nhập bình quân
23,33 triệu đồng/người/năm.
Sản phẩm cói chủ yếu để xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Asean,
Nhật… có giá trị xuất khẩu chiếm tới 60% so tổng giá trị xuất khẩu các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ.
Biểu 4: Tổng hợp số liệu nghề chế biến cói năm 2011
Số lượng
Huyện,
STT
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
Số hộ
(hộ)
Số lao Giá trị Thu nhập
BQ
động
(Tỷ
(người) đồng)
(Tr. đ)
1
H. Kim Sơn
67
23
8.431
18.163
862
21,76
2
H. Yên Khánh
12
5
1.743
3.797
158
22,79
13
3
H. Yên Mô
38
5
3.490
6.814
Tổng
117
33
13.664 28.774
285
21,93
1.305
21,83
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Tuy nhiên diện tích và sản lượng cói có xu hướng giảm dần. Sản lượng
cói chỉ đáp ứng 30 - 40% tổng nguyên liệu cói cần dùng. Đến nay diện tích trồng
cói 2 vụ của tỉnh là 395 ha (huyện Kim Sơn 383ha, Yên Mô 12ha). Do đầu tư hỗ
trợ về giống và khôi phục ruộng cói nên năng suất cói trung bình đạt 80,5 tạ/ha.
Song cói Kim Sơn ngắn, giòn, chưa đáp ứng về yêu cầu chất lượng. Hiện tại giá
1kg cói chẻ tại huyện Kim Sơn là 35.000 đồng/kg.
Nhìn chung sản phẩm cói của làng nghề chưa đạt đến trình độ tinh hoa về
kỹ, mỹ thuật và mẫu mã sản phẩm nhưng lại là sản phẩm có tiềm năng về xuất
khẩu và phục vụ khách du lịch với sản phẩm đặc trưng của vùng biển Kim Sơn
gắn với Nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng.
3). Ngành nghề thêu, ren.
Thêu ren là nghề có từ lâu đời cách đây trên 700 năm. Tương truyền vào
năm 1285 khi vua cha Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên
làm Thái Thượng Hoàng để về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải - Hoa
Lư), bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về
đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm làm nghề thêu. Nguyên liệu
chính của nghề thêu ren là vải, chỉ thêu màu các loại và khung thêu với bàn tay
khéo léo, đôi mắt tinh tường và sự cần cù của người lao động đã tạo nên những
tác phẩm nghệ thuật như những bức tranh thêu, đăng ten, rèm the, chăn, gối,
khăn trải bàn, tranh ảnh, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Đường nét thêu ren rất
tinh sảo, uyển chuyển lại mịn màng như những nét vẽ. Sản phẩm thêu ren phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Ý, Thụy Sỹ, Pháp, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc… và phục vụ khách du lịch đến tham quan khu du lịch
Tràng An, Tam Cốc - Bích Động.
Nghề thêu ren hiện có 23 làng, tập trung ở thôn Văn Lâm (Ninh Hải - Hoa
Lư), 6 làng ở Gia Viễn, 1 làng ở Nho Quan, 15 làng ở Yên Mô. Năm 2011 nghề
thêu ren có 2.357 hộ, 3.539 lao động, giá trị sản xuất đạt 113,9 tỷ đồng. Thu
nhập bình quân 22,94 triệu đồng/người/năm. Tỉnh Ninh Bình đã công nhận 04
làng đạt tiêu chí làng nghề như: làng nghề thêu ren Văn Lâm - xã Ninh Hải (Hoa
Lư), Lãng Nội - xã Gia Lập, Vũ Đại - xã Gia Xuân (Gia Viễn), thôn Chùa - xã
Gia Thủy (Nho Quan). Đã thu hút 777 hộ, 1.525 lao động, giá trị sản xuất đạt 68
tỷ đồng, thu nhập bình quân 24,15 triệu đồng/người/năm.
Biểu 5: Tổng hợp số liệu nghề thêu ren năm 2011
Số lượng
STT
1
Huyện,
thị xã, thành phố
H. Hoa Lư
Làng
có
nghề
1
Làng
nghề
1
14
Số hộ
(hộ)
380
Số lao Giá trị
động
(Tỷ
(người) đồng)
596
32,9
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
23,47
2
3
4
H. Gia Viễn
H. Nho Quan
H. Yên Mô
Tổng
6
1
15
23
2
1
4
485
67
1.425
2.357
1.121
112
1.710
3.539
33,4
18,1
29,5
113,9
19,22
23,47
20,00
22,94
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Tuy nhiên nghề thêu ren trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, các doanh
nghiệp vốn hạn chế, chưa xuất khẩu trực tiếp, vẫn xuất qua ủy thác. Việc đầu tư
sáng tạo mẫu mã hàng hóa chưa đa dạng, phong phú. Tiêu thụ sản phẩm chưa
quản lý về giá cả nên uy tín của sản phẩm giảm sút.
4). Ngành nghề gốm sứ.
Nghề gốm sứ ở tỉnh Ninh Bình có 03 làng là Mỹ Lộc, Cây Xa (xã Gia
Thủy - Nho Quan), làng Bồ Bát (Yên Thành - Yên Mô). Đến nay làng nghề bắt
đầu được khôi phục do liên kết với làng nghề gốm sứ Bát Tràng Hà Nội. Đã thu
hút 121 hộ, 386 lao động, đạt giá trị sản xuất 29,1 tỷ đồng, thu nhập bình quân
28,07 triệu đồng. Năm 2007 UBND Tỉnh đã có quyết định số 2562/QĐ-UBND
ngày 05/11/2007 công nhận làng nghề gốm Mỹ Lộc đạt danh hiệu làng nghề sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh lần thứ 3, làng nghề thu hút 87
hộ, 307 lao động, giá trị sản xuất 26,5 tỷ đồng, thu nhập 31,9 triệu
đồng/người/năm. Sản phẩm gốm sứ là những vật dụng thiết yếu hàng ngày như
các loại chậu hoa, lọ hoa, bình mỹ nghệ, bát đĩa, ấm, chén… được tiêu thụ nội địa.
Biểu 6: Tổng hợp số liệu nghề gốm sứ năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
1
1
H. Nho Quan
2
2
H. Yên Mô
1
Tổng
3
1
Số hộ
(hộ)
Số lao
động
(người)
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
117
371
28,7
28,11
4
15
0,4
28,0
121
386
29,1
28,07
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
5). Ngành nghề mây, tre đan, tăm hương.
Nghề mây tre đan cũng là nghề phát triển của tỉnh với 17 làng tập trung ở
huyện Gia Viễn 6 làng, Nho Quan 5 làng, Yên Khánh 2 làng, Yên Mô 4 làng.
Các sản phẩm làng nghề nguyên liệu chính là cây mây, tre, bèo… được bàn tay
khéo léo của người thợ đan thành các sản phẩm có giá trị như: vali, bàn, ghế,
nôi, túi mua hàng, thảm, bình hoa lớn, đan cót, làm hương, rổ, rá, rế, nong, nia,
dần, sàng… Nghề mây tre đan đã thu hút 2.321 hộ, 5.436 lao động, giá trị sản
xuất đạt 82 tỷ đồng, thu nhập bình quân 21,53 triệu đồng/người/năm. Tỉnh đã
công nhận 6 làng đạt tiêu chí làng nghề như: làng Đông Thịnh - La Bình (Yên
Khánh), An Thái - xã Gia Trung, đan cót Vân Thị - xã Gia Tân, chẻ tăm hương
15
Văn Hà (Gia Viễn), mây tre đan Sào Lâm, sản xuất tăm hương xuất khẩu Thần
Lũy 2 (Nho Quan) đã thu hút 1.322 hộ, 3.042 lao động, giá trị sản xuất 59,4 tỷ
đồng, thu nhập bình quân 22,29 triệu đồng/người/năm.
Biểu 7: Tổng hợp số liệu nghề mây tre đan, tăm hương năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
Số hộ
(hộ)
Số lao
động
(người)
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
1
H. Gia Viễn
6
3
1.294
3.218
52
17,45
2
H. Nho Quan
5
2
377
833
13
25,25
3
H. Yên Khánh
2
1
394
858
12
18,68
4
H. Yên Mô
4
256
527
5
21,91
Tổng
17
2.321
5.436
82
21,53
6
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Nghề mây tre đan chủ yếu tiêu thụ nội địa với sản phẩm có giá trị thấp.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thẩm mỹ cao đã xuất khẩu sang các nước
khối EU, Nhật Bản.
Tuy nhiên ngành mây tre đan gây ô nhiễm môi trường do sử dụng một số
hóa chất khi nhuộm, sơn, xử lý chống nấm, mốc, chi phí vận chuyển cao, thu
nhập thấp. Nguyên liệu mây tre khan hiếm, phải nhập khẩu từ các tỉnh bạn, và từ
Lào, chất lượng sản phẩm hạn chế, hay bị biến dạng do thời tiết thay đổi.
6). Ngành nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ:
Nghề gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng thuộc nhóm ngành nghề chế biến lâm
sản. Nguyên liệu chính là gỗ sẵn có ở địa phương, sản lượng gỗ khai thác hàng
năm từ 8.000 - 10.000 m3 với bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra các sản
phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như: sập, tủ chè, giường, tủ, bàn, ghế, gỗ
xẻ các loại, đồ mộc dân dụng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 2011
tỉnh có 28 làng có nghề chiếm 11% trong các ngành nghề của tỉnh, tập trung ở
huyện Yên Mô 14 làng, huyện Yên Khánh 5 làng, huyện Nho Quan 4 làng, Hoa
Lư 2 làng, Gia Viễn 2 làng, Thành phố Ninh Bình 1 làng đã thu hút 2.190 hộ,
5.582 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 78,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 18,98
triệu đồng/người/năm. Đến nay tỉnh đã công nhận 2 làng nghề đạt tiêu chí là
làng nghề gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc (Ninh Phong - TP Ninh Bình) và làng mộc
Quỳnh Phong (Sơn Hà - Nho Quan) thu hút 359 hộ, 1.367 lao động, giá trị sản
xuất đạt 38,53 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25,60 triệu đồng/người/năm. Sản
phẩm được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu. Một số công ty TNHH xuất nhập
khẩu Tài Anh và Ngọc Long đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ mỹ nghệ
sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan… đạt 0,5 triệu USD.
16
Biểu 8: Tổng hợp số liệu nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
1
1
TP. Ninh Bình
1
2
H. Gia Viễn
3
Số lao Giá trị
Số hộ
động
(Tỷ
(hộ)
(người) đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
261
830
35,8
29,71
2
120
292
2,5
17,93
H. Hoa Lư
2
176
274
2,8
16,28
4
H. Nho Quan
4
449
1289
7,5
19,98
5
H. Yên Khánh
5
270
483
9
18,22
6
H. Yên Mô
14
914
2414
21
19,47
Tổng
28
2.190
5.582
78,6
18,98
1
2
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Tuy nhiên sản xuất của nghề này chủ yếu quy mô hộ gia đình, chất lượng
sản phẩm hạn chế, thiết bị sản xuất lạc hậu, nguồn gỗ phải nhập từ Lào,
Campuchia; Mức độ gây ô nhiễm môi trường cao do: bụi, chất thải rắn, tiếng ồn,
độc hại do sơn, đánh vecni…
7). Ngành nghề cốt chăn bông.
Nghề cốt chăn bông là nghề đã có từ lâu đời ở thôn Nhân Lý - xã Ninh
Mỹ (Hoa Lư). Được tỉnh ra quyết định số 2562/QĐ-UBND ngày 05/11/2007
công nhận đạt danh hiệu làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
cấp tỉnh lần thứ 3 vào năm 2007 .. Làng nghề đã thu hút 78 hộ, 292 lao động
chiếm 82% số lao động trong làng, giá trị sản xuất đạt 8,9 tỷ đồng, thu nhập bình
quân 20,23 triệu đồng/người/năm. Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn
tỉnh và trong nước. Hiện nay nghề cốt chăn bông không còn thích hợp với thị
hiếu người tiêu dùng nên lao động đã chuyển hướng sản xuất các mặt hàng từ
sợi bông hóa học như: vỏ chăn, chăn, ga, gối, đệm… nên đã bước đầu đáp ứng
phục vụ người tiêu dùng.
Biểu 9: Tổng hợp số liệu nghề cốt chăn bông năm 2011
Số lượng
Thu
Số lao Giá trị
Huyện,
Số hộ
nhập
Làng
STT
động
(Tỷ
Làng
thị xã, thành phố
(hộ)
BQ
có
(người) đồng)
nghề
(Tr. đ)
nghề
1 H. Hoa Lư
1
1
78
292
8,9
20,23
1
1
78
292
8,9
20,23
Tổng
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
17
Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, nguồn nguyên liệu bông
hóa học, vải… hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi bông, hóa chất
nhuộm vải… đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
8). Ngành nghề cơ, kim khí:
Nghề cơ, kim khí của tỉnh có 22 làng tập trung ở huyện Yên Mô 13 làng ở
các xã Yên Thắng, Yên Thành, Yên Mỹ, Mai Sơn; huyện Yên Khánh 4 làng ở xã
Khánh Lợi, Khánh Hòa, Thị trấn Yên Ninh. Huyện Nho Quan có 4 làng ở các xã
Lạng Phong, Phú Lộc, Thị trấn Nho Quan và Đồng Phong; 1 làng huyện Hoa Lư
là La Vân - xã Ninh Giang. Sản phẩm làng nghề là những công cụ phục vụ cho
xây dựng và sản xuất nông nghiệp như: máy tuốt lúa, xe cải tiến, máy chẻ cói, tẽ
ngô, tuốt lạc, cày, bừa, cuốc, xẻng, dao, kéo… Nghề cơ, kim khí đã thu hút
1.145 hộ, 2.662 lao động. Giá trị sản xuất đạt 69,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân
20,61 triệu đồng/người/năm.
Biểu 10: Tổng hợp số liệu nghề cơ, kim khí năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
Số lao Giá trị
Số hộ
động
(Tỷ
(hộ)
(người) đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
1
H. Hoa Lư
1
70
118
1,5
13,92
2
H. Nho Quan
4
131
223
5,3
23,87
3
H. Yên Khánh
4
202
391
10,5
23,1
4
H. Yên Mô
13
742
1.930
52,5
19,47
Tổng
22
1.145
2.662
69,8
20,61
0
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Tuy nhiên nghề cơ kim khí gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt của thị
trường, sản phẩm chất lượng thấp. Các sản phẩm cơ khí, rèn thường gây ra tiếng
ồn, đốt lò bằng than để rèn đã gây ô nhiễm không khí và chất thải ảnh hưởng
đến môi trường và đời sống của dân cư.
9). Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm:
Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm có từ lâu đời như nghề bún,
bánh đa thái, miến dong ở Yên Ninh (Yên Khánh), Khánh Dương (Yên Mô),
nghề nấu rượu thủ công ở Lai Thành (Kim Sơn)… Hiện toàn tỉnh có 24 làng có
nghề. Huyện có nhiều nghề chế biến nông sản thực phẩm là Yên Khánh 8 làng,
Kim Sơn 7 làng, Yên Mô 6 làng, Nho Quan 3 làng. Làng có nghề đã thu hút
1.607 hộ, 3.430 lao động, giá trị sản xuất 63,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 19,66
triệu đồng/người/năm. Đến năm 2011 tỉnh đã công nhận 2 làng nghề đạt tiêu chí
là làng nghề bún, bánh đa thái, miến dong Thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) và
làng nghề Yên Thịnh - xã Khánh Dương (Yên Mô) với 351 hộ, 1.012 lao động,
giá trị sản xuất đạt 27,11 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25,49 triệu
đồng/người/năm.
18
Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm trong tỉnh chủ yếu phục vụ nhu
cầu ăn uống truyền thống của nhân dân trong tỉnh nhất là thị trường nông thôn.
Nguồn nguyên liệu được cung cấp tại chỗ. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm rất nghiêm trọng.
Biểu 11: Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
Số lao Giá trị
Số hộ
động
(Tỷ
(hộ)
(người) đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
1
H. Kim Sơn
7
509
796
13,7
14,07
2
H. Nho Quan
3
233
358
5,3
15,54
3
H. Yên Khánh
8
1
560
1.413
35,7
23,98
4
H. Yên Mô
6
1
305
863
8,9
19,47
Tổng
24
2
1.607
3.430
63,6
19,66
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
10). Ngành nghề khác:
Mỗi nghề có từ 1 - 3 làng tiêu biểu là làng nghề vật liệu xây dựng thôn
Phong Phú xã Ninh Giang, Ánh Dương - xã Ninh Hòa (Hoa Lư). Nghề dệt may
và may đo thủ công ở xã Gia Lâm, Xích Thổ, Phú Lộc (Nho Quan)…
Nghề sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm các sản phẩm đá xây dựng,
gạch, vôi, cát… được tiêu thụ trực tiếp ngay trong làng xã để đáp ứng nhu cầu
xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, xây dựng nhà ở. Các hộ khai
thác và sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là khai thác thủ công bằng máy
khoan tay, máy nén khí DK9, máy đập nghiền mini với phương tiện vận chuyển
thô sơ hoặc bằng xe công nông.
Nghề dệt may bao gồm dệt vải, dệt khăn, dệt màn, nghề may gia công
quần áo với nguyên liệu chính là tơ, vải… với bàn tay khéo léo của người thợ đã
tạo ra các sản phẩm quần áo các loại.
Hiện nay các ngành nghề khác của tỉnh có 9 làng thu hút 497 hộ, với
1.130 lao động, giá trị sản xuất đạt 28,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 19,21 triệu
đồng/người/năm.
Biểu 12: Tổng hợp số liệu ngành nghề khác năm 2011
Số lượng
STT
Huyện,
thị xã, thành phố
Làng
có
nghề
Làng
nghề
Số lao Giá trị
Số hộ
động
(Tỷ
(hộ)
(người) đồng)
Thu
nhập
BQ
(Tr. đ)
1
H. Hoa Lư
2
152
234
4,5
15,59
2
H. Nho Quan
3
144
342
9,6
23,19
19
3
H. Yên Mô
4
Tổng
9
0
201
554
14,5
18,05
497
1.130
28,6
19,21
(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)
Tuy nhiên nghề sản xuất vật liệu xây dựng là nghề nặng nhọc lại bị tác
động của bụi nên ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người lao động. Ngành
dệt may thủ công cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của sản xuất công
nghiệp, nguyên liệu vải cotton thô đều nhập khẩu, môi trường làm việc bị ảnh
hưởng do bụi, tiếng ồn, chất thải độc hại do tẩy, nhuộm vải…
2.2. Phân bố, quy mô số lượng làng nghề, làng có nghề.
* Quy mô số lượng làng có nghề:
Làng có nghề của tỉnh Ninh Bình có 257 làng, phân bổ ở 7/8 huyện, thị
xã, thành phố. Tập trung chủ yếu ở huyện Yên Mô 95 làng, Kim Sơn 74 làng,
Yên Khánh 31 làng, Nho Quan 22 làng, Hoa Lư 20 làng, Gia Viễn 14 làng,
Thành phố Ninh Bình 01 làng.
Trong làng có nghề, nghề chế biến cói 117 làng chiếm 45,53% làng có
nghề, tập trung ở huyện Kim Sơn 67 làng, Yên Mô 38 làng, Yên Khánh 12 làng.
Nghề đá mỹ nghệ có 13 làng, ít nhất là nghề làm cốt chăn bông 01 làng.
Được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 13: Tổng hợp số làng có nghề của tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 phân
theo huyện, thị xã và ngành nghề sản xuất
TT
Quận, huyện,
thị xã
Nghề Nghề
Nghề Nghề Nghề Nghề Nghề
Nghề Nghề
đá
chế
mây gỗ
cốt
cơ
chế Nghề Tổng
thêu gốm
mỹ biến
tre
mỹ chăn kim biến khác số
ren
sứ
nghệ cói
đan nghệ bông khí NSTP
1
TP. Ninh Bình
2
TX. Tam Điệp
3
Huyện Gia Viễn
4
Huyện Hoa Lư
5
Huyện Kim Sơn
6
Huyện Nho Quan
7
Huyện Yên Khánh
12
8
Huyện Yên Mô
38
15
117
23
Tổng
1
1
0
6
13
6
1
2
2
14
1
1
67
7
1
13
2
2
20
74
5
4
4
3
2
5
4
8
1
4
14
13
6
4
95
3
17
28
22
24
9
257
20
1
3
22
31
* Quy mô số lượng làng nghề:
Từ năm 2006 - 2011 UBND tỉnh đã công nhận 54 làng đạt tiêu chuẩn làng
nghề chiếm 21,26% tổng số làng có nghề. Huyện Kim Sơn được tỉnh công nhận
23 làng, Hoa Lư 7 làng, Yên Khánh 7 làng, Yên Mô 6 làng, Gia Viễn 5 làng,
Nho Quan 05 làng, Thành phố Ninh Bình 01 làng.
Biểu 14: Số làng nghề được tỉnh Ninh Bình công nhận đạt tiêu chí
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Thành phố, huyện
thị xã
TP. Ninh Bình
TX. Tam Điệp
Huyện Gia Viễn
Huyện Hoa Lư
Huyện Kim Sơn
Huyện Nho Quan
Huyện Yên Khánh
Huyện Yên Mô
Tổng
Năm
2006
1
Năm
2007
1
Năm
2008
1
Năm
2009
1
Năm
2010
1
Năm
2011
1
4
4
7
4
5
4
7
12
5
5
2
36
4
7
12
5
5
2
36
4
7
18
5
5
4
44
5
7
23
5
7
6
54
1
3
5
25
(Nguồn: Quyết định công nhận của UBND tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2011)
Trong 54 làng nghề: Nghề chế biến cói có 33 làng chiếm 61% số làng
nghề; Ngành mây tre đan có 6 làng chiếm 11%; Nghề đá mỹ nghệ có 5 làng
chiếm 9,2%; Nghề thêu ren có 4 làng chiếm 7,4%; Nghề gỗ mỹ nghệ, mộc dân
dụng có 2 làng 3,7%; Nghề chế biến nông sản thực phẩm có 02 làng, nghề gốm
sứ có 01 làng, nghề cốt chăn bông 01 làng.
Nghề có nhiều làng nghề nhất là nghề chế biến cói 33 làng, trong đó
huyện Kim Sơn 23 làng. Yên Khánh 5 làng, Yên Mô 5 làng. Nghề mây tre đan 6
làng, trong đó huyện Gia Viễn 3 làng, Nho Quan 02 làng, Yên Khánh 01 làng
được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 15: Tổng hợp số làng nghề được công nhận của tỉnh Ninh Bình đến
năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành phố và ngành nghề sản xuất
TT
Quận, huyện,
thị xã
Nghề Nghề
Nghề
Nghề Nghề
Nghề Nghề
Nghề
đá
chế
mây
cốt
chế Tổng
thêu gốm
gỗ mỹ
mỹ biến
tre
chăn biến số
ren
sứ
nghệ
nghệ cói
đan
bông NSTP
1 TP. Ninh Bình
1
2 TX. Tam Điệp
3 Huyện Gia Viễn
1
0
2
21
3
5
4 Huyện Hoa Lư
5
1
5 Huyện Kim Sơn
7
23
6 Huyện Nho Quan
23
1
7 Huyện Yên Khánh
5
8 Huyện Yên Mô
5
Tổng
1
5
33
1
2
1
5
1
4
1
6
2
1
1
7
1
6
2
54
Một số làng nghề tiêu biểu như: nghề chế biến cói ở huyện Kim Sơn 7
làng đó là: Hướng Đạo, Đồng Đắc (Đồng Hướng), Kiến Thái, Thủ Trung, Trì
Chính (Kim Chính), Ninh Mật, Yên Thổ (Yên Mật). Huyện Yên Khánh có 3
làng là: Bình Hòa (Khánh Hồng), Xóm 10B (Khánh Nhạc), Xóm 8 (Khánh
Mậu). Các làng nghề này đã thu hút 3.541 hộ, 8.051 lao động, giá trị sản xuất
đạt 29 tỷ đồng, thu nhập bình quân 16,45 triệu đồng/người/năm.
Huyện Hoa Lư có 4 làng nghề trong đó có 2 làng chế tác đá mỹ nghệ
Xuân Phú, Xuân Thành (Ninh Vân), làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải),
làng nghề cốt chăn bông Nhân Lý (Ninh Mỹ). Nghề chế tác đá Ninh Vân thu hút
324 hộ, 914 lao động, giá trị sản xuất đạt 63, tỷ đồng. Thu nhập bình quân 28,29
triệu đồng/người/năm.
Đến năm 2011 tỉnh Ninh Bình có 257 làng có nghề chiếm 18,02% trong
tổng số 1.426 làng, trong đó làng nghề được tỉnh công nhận là 54 làng chiếm
chiếm 3,79%, làng thuần nông là 1.169 làng chiếm 81,98% tổng số làng.
3,79%
14,23%
81,98%
Biểu đồ hiện trạng làng nghề tỉnh Ninh Bình
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề
a. Số hộ, số lao động:
* Số hộ sản xuất kinh doanh làng có nghề, làng nghề:
Qua khảo sát điều tra ở 8 huyện, thị xã, thành phố kết quả cho thấy từ năm
2008 - 2011 số hộ làng có nghề, làng nghề ngày càng tăng.
Năm 2008, số hộ sản xuất TTCN ở làng có nghề với 21.847 hộ. Đến năm
2011 với 257 làng số hộ là 25.528 hộ.
Năm 2008 số hộ sản xuất TTCN trong 36 làng nghề được tỉnh công nhận
là 9.841 hộ. Đến năm 2011 có 54 làng nghề với số hộ 11.383 hộ.
22
Các huyện có nhiều hộ sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2011 là: huyện
Kim Sơn 8.940 hộ, huyện Yên Mô 7.337 hộ, huyện Yên Khánh 3.169 hộ, huyện
Hoa Lư 2.404 hộ, huyện Gia Viễn 1.899 hộ, huyện Nho Quan 1.518 hộ, thành
phố Ninh Bình 261 hộ.
Được thể hiện tại phụ lục số 3, 5, 7, 9: Tổng hợp số liệu làng nghề và làng
có nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo ngành nghề và phân theo
huyện, thị xã, thành phố.
* Số lao động sản xuất kinh doanh của các làng có nghề và làng nghề:
- Làng có nghề năm 2011 có 54.869 lao động.
- Làng nghề năm 2011 có 25.174 lao động.
Số lao động công nghiệp - TTCN trong các làng có nghề, làng nghề ngày càng tăng.
Năm 2008 số lao động công nghiệp - TTCN trong các làng có nghề là 48.760
lao động. Đến năm 2011, số lao động trong 257 làng có nghề là 54.869 lao động.
Năm 2008 trong 36 làng nghề, số lao động sản xuất TTCN có 22.693 lao
động. Đến năm 2011 có 54 làng nghề với 25.174 lao động. Số lao động tăng
thêm 2.481 lao động.
Tóm lại quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng về số
hộ, số lao động góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn sang làm
tiểu thủ công nghiệp.
Được thể hiện tại phụ lục số 3, 5, 7, 9: Tổng hợp số liệu làng nghề và làng
có nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo ngành nghề và phân theo
huyện, thị xã, thành phố.
b. Giá trị sản xuất của làng có nghề, làng nghề, sản lượng và thị trường:
* Giá trị sản xuất làng có nghề, làng nghề.
- Giá trị sản xuất làng có nghề ngày càng tăng. Năm 2008 giá trị sản xuất
làng có nghề đạt 1.267,9 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 257 làng có
nghề đạt 2.060,18 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng. Năm 2008 giá trị sản xuất
của 36 làng nghề đạt 814,99 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 54 làng
nghề đạt 1.214,52 tỷ đồng.
- Tổng giá trị sản phẩm của 10 nhóm ngành nghề của 257 làng có nghề
ngày càng tăng như: giá trị nghề sản xuất đá mỹ nghệ năm 2008 đạt 141,49 tỷ
đồng, năm 2011 là 230,85 tỷ đồng; Nghề chế biến cói năm 2008 đạt 788,65 tỷ
đồng, năm 2011 tăng lên 1.305,52 tỷ đồng; Nghề thêu ren năm 2008 đạt 90,27 tỷ
đồng, năm 2011 đạt 113,94 tỷ đồng.
Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản lượng hàng năm cao là làng nghề
sản xuất gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (30 - 40 tỷ đồng/năm); nghề chế tác đá mỹ
nghệ xã Ninh Vân, giá trị sản xuất đạt từ 60 - 100 tỷ đồng/năm…
(Được thể hiện ở phụ lục 3, 5, 7, 9 - tổng hợp số liệu làng có nghề và làng
nghề của tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành phố và
phân theo ngành nghề).
23
* Sản lượng và thị trường tiêu thụ làng nghề.
- Số lượng sản phẩm chính:
Qua số liệu thống kê của Sở Công thương tỉnh Ninh Bình, số lượng sản
phẩm chính của các làng nghề được thể hiện ở biểu sau:
Sản phẩm cói tăng 33,23%/năm, sản phẩm thêu giảm 45,43%, hàng thêu
giảm 9,76%. Sứ dân dụng tăng 8,33%, đá mỹ nghệ tăng 19,88%, gỗ xẻ tăng
11,45%, đá khai thác tăng 32,7%...
Biểu 16: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề
STT
Sản phẩm
Đơn vị
1
Đá mỹ nghệ
1000 SP
2
Chiếu cói
3
Năm
2008
63,3
Năm
2009
97,1
Năm
2010
Tốc độ
tăng
BQ%
105,7
19,88
1000 cái
2.873,
3.107,5 3.097,0
8
3,9
Thảm cói
1000 m2
1.647,
1.777,6 1.883,7
1
6,95
4
Sản phẩm cói
1000 SP
29.890
31.682,
8
33.392
33,23
5
Hàng thêu
1000 bộ
6.878,
4.966,2 5.377,8
7
-9,76
6
Sản phẩm hàng thêu
1000 SP
7.028
7
Sứ dân dụng
1000 cái
6,0
13,0
8
Gỗ xẻ
1000 m3
26,2
32,2
32,2
11,45
9
Gạch nung
Triệu viên
339,8
388,2
447,8
14,8
10 Ngói nung
1000 viên
11 Vôi
1000 tấn
48,9
25,09
12 Đá khai thác
1000 m3
3.861,
5.692,9 6.719,2
7
32,7
4.966 1.910,5 -45,43
8,33
2,7
31,3
37,6
(Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Công thương tỉnh Ninh Bình)
Chất lượng các sản phẩm làng nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề phục vụ tiêu dùng trong
nước như sản phẩm thêu ren, tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh; Sản phẩm đá
mỹ nghệ tiêu thụ tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ mang tính đặc trưng của tỉnh Ninh Bình như thêu ren, cói, mây tre đan,
gốm sứ, gỗ mỹ nghệ đã xuất khẩu sang các nước EU, Asean, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan...
24
- Kim ngạch xuất khẩu của làng nghề:
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình đạt 89,206 triệu USD.
Trong đó công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là 73,79 triệu USD. Qua số
liệu điều tra, kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề là 6,5 triệu USD trong đó
sản phẩm cói 1,79 triệu USD, thêu ren 3,61 triệu USD, gỗ mỹ nghệ 0,5 triệu
USD, mây tre đan 0,6 triệu USD.
Biểu 17: Giá trị xuất khẩu tỉnh Ninh Bình đến năm 2010
Năm
2008
2009
2010
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
(Triệu USD)
48,22
67,90
89,20
Trong đó: Công nghiệp nhẹ và
TTCN
47,47
51,65
73,79
Giá trị
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)
Nhìn chung sản phẩm làng nghề chủ yếu tiêu thụ trong nước. Xuất khẩu
chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Các sản phẩm hầu hết
chưa có thương hiệu hàng hóa, sức cạnh tranh kém. Xuất khẩu chủ yếu qua ủy
thác nên giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động.
* Thu nhập của người lao động tại làng có nghề và làng nghề.
Theo kết quả điều tra thu nhập của người lao động ở làng có nghề năm
2008 đạt 16,06 triệu đồng/người/năm. Năm 2011 là 20,17 triệu đồng/người/năm.
Thu nhập của người lao động làng nghề được tỉnh công nhận năm 2008 là
18,03 triệu đồng/người/năm. Năm 2011 là 22,16 triệu đồng/người/năm.
Nhìn chung thu nhập bình quân lao động ở làng nghề cao hơn làng có
nghề 2 triệu đồng/người/năm.
Thu nhập bình quân lao động từng làng nghề ở các huyện, thị xã, thành
phố không đều. Các huyện có lao động bình quân đạt khá như: Thành phố Ninh
Bình, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan đạt từ 20 - 31 triệu đồng/người/năm.
Ngay tại các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có
sự khác nhau như nghề đá mỹ nghệ thu nhập bình quân 34,15 triệu
đồng/người/năm, nghề gốm sứ thu nhập 31,91 triệu đồng/người/năm, nghề gỗ
mỹ nghệ thu nhập 25,61 triệu đồng/người/năm, nghề chế biến cói, thêu ren đạt
21,15 triệu đồng/người/năm.
Mức thu nhập của người lao động cũng có sự khác nhau giữa lao động
phổ thông tay nghề thấp với những người có tay nghề cao và nghệ nhân, không
chỉ phụ thuộc vào sức lao động mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, kỹ xảo và sự
sáng tạo nghệ thuật độc đáo kết tinh trong sản phẩm, ngoài ra còn phụ thuộc vào
quy mô lao động. Như làng nghề thêu Văn Lâm thu nhập bình quân người lao
động có thu nhập thấp đạt 15 triệu đồng/người/năm trong khi người có tay nghề
cao gấp 2 - 2,5 lần.
25