Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NGUYỄN THANH VÂN

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH CÁC DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THANH VÂN
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH CÁC DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60340412

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Thanh Trường

Hà Nội-2017




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................6
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................8
2.Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................11
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................11
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .........................................................17
2.3. Nhận xét chung: ...............................................................................................20
3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................20
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................21
5. Mẫu khảo sát .........................................................................................................21
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................22
7. Giả thuyết nghiên cứu: ..........................................................................................22
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết .....................................................................23
9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................25
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH
CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................26
1.1. Các khái niệm: .................................................................................................26
1.1.1. Chính sách: .................................................................................................26
1.1.2. Chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp: .....................27
1.1.3. Doanh nghiệp ..............................................................................................27
1.1.4. Doanh nghiệp khởi nghiệp ..........................................................................28
1.1.5. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp .........................................................................32
1.1.6. Khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo .............................................................34


1


1.1.7. Khái niệm về môi trường khởi nghiệp sáng tạo .........................................35
1.1.8. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo ................................................................35
1.1.9. Hệ sinh thái khởi nghiệp .............................................................................37
1.2. Vai trò của việc hình thành DN khởi nghiệp trong các trường đại học: ..........39
1.3. Vai trò và nội dung các chính sách trong việc thúc đẩy hình thành doanh
nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học: ........................................................40
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT .........42
2.1. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường các trường đại
học tại Việt Nam hiện nay ......................................................................................42
2.1.1. Các chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong các
trường đại học tại Việt Nam .................................................................................42
2.1.2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường ĐH Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................43
2.2. Chính sách thúc đẩy hình thành DN khởi nghiệp tại trường Đại học FPT ......48
2.2.1. Tổng quan về trường Đại học FPT .............................................................48
2.2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy hình thành Doanh nghiệp khởi nghiệp tại
trường FPT ...........................................................................................................58
2.2.3. Kết quả/tác động của các chính sách thúc đẩy hình thành DN khởi nghiệp
tại trường Đại học FPT ........................................................................................61
Chương 3: CÁC CHÍNH SÁCH MỚI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................68
3.1 Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thúc đẩy hình
thành DN khởi nghiệp trong các trường ĐH ..........................................................68
3.1.1. Mỹ ...............................................................................................................68

3.1.2. Anh ..............................................................................................................69
3.1.3. Trung Quốc .................................................................................................69

2


3.2 Bối cảnh cho việc xây dựng chính sách sách thúc đẩy hình thành DN khởi
nghiệp trong các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay ...............................................71
3.3 Xây dựng chính sách sách thúc đẩy hình thành DN khởi nghiệp trong các
trường đại học tại Việt Nam ...................................................................................78
3.3.1. Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường
đại học qua các cuộc thi, cuộc tư vấn ..................................................................78
3.3.2. Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường
đại học qua các khóa đào tạo. ..............................................................................80
3.3.3. Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường
đại học qua các gói hỗ trợ vay vốn .......................................................................83
3.3.4. Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường
đại học qua các vườn ươm doanh nghiệp. ............................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................93
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................100

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIPP

Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và

phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp”

BSSC

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp

DN

Doanh nghiệp

FPT

Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ

HSIF

Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo

ITP

Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia
TPHCM

NATEC

Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ

QTSC Incubator


Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ phần mềm
Quang Trung

Sihub

Saigon Innovation Hub

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương)

YBA

Hô ̣i doanh nhân trẻ TPHCM

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương
Mại Thế Giới)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Bảng kết quả về các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các cuộc
thi, cuộc tư vấn ................................................................................................ 50
Bảng 2. 2: Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua hệ sinh thái khởi nghiệp .. 52
Bảng 2. 3: Các chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp qua

các khóa đào tạo .............................................................................................. 53
Bảng 2. 4: Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các gói hỗ trợ vay vốn 54
Bảng 2. 5: Bảng kết quả về chính sách hình thành doanh nghiệp qua vườn
ươm doanh nghiệp ........................................................................................... 55
Bảng 2. 6: Bảng kết quả về Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp
khởi nghiệp tại trường đại học FPT ................................................................ 56
Bảng 2. 7: Kết quả về thông tin chung ............................................................ 61
Bảng 2. 8: Bảng kết quả giá trị tại trường đại học mang lại ........................... 63
Bảng 2. 9: Bảng kết quả về tầm quan trọng của động lực làm việc và con
đường nghề nghiệp tương lai .......................................................................... 64
Bảng 2. 10: Kết quả về định hướng tương lai của sinh viên đại học FPT ...... 65

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu của Nicole Bills(2015) ...................................... 12
Hình 1. 2: Khung lý thuyết về dự án GUESSS (2011) ................................... 13
Hình 1. 3: Mô hình nghiên cứu các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp của
trường đại học đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ..................................... 24

6


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian làm khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, bạn bè và người thân.
Để hoàn thành tốt bài luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội- Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn đã trang bị cho tôi những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Xin

cảm ơn PGS. TS Đào Thanh Trường đã tạo điều kiện, trực tiếp hướng dẫn tôi
từ những bước đầu tiên trong nghiên cứu khoa học và tận tâm nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay, Việt Nam luôn tích cực hội
nhập quốc tế với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và
ngày càng tăng trưởng kinh tế. Có thể nói đến là sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) năm 2007; tham gia vào hiệp định TPP
(Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương) năm 2016. Theo Báo cáo tại
Cổng thông tin về đăng ký các doanh nghiệp trong quốc gia thì trong giai
đoạn 2000-2016, số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ngày càng
tăng tăng từ 14.482.000 doanh nghiệp (năm 2000) lên 110.100.000 doanh
nghiệp và 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (năm 2016). Đây là
một bước tiến đáng kể, khẳng định tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc
gia và đối với sự hội nhập quốc tế1.
Việc hội nhập quốc tế là cơ hội cũng là một thách thức đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, xu hướng khởi nghiệp đã
và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp nói
chung và trong các trường Đại học nói riêng. Việc quan tâm nhiều đến môi
trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, bao gồm hệ thống khung pháp luật,
và các chính sách hỗ trợ… là điều vô cùng cần thiết, giúp các doanh nghiệp

khởi nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài và vươn lên trong thời kỳ hội nhập.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách về phát triển kinh tế tư nhân. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX được diễn ra vào Ngày 18/3/2002 đã ban hành
Nghị quyết 14-NQ/TW về đổi mới chính sách,cơ chế, khuyến khích, và tạo
1

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016)

8


điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Tại hội nghị Trung ương 5 khóa XII ngày
03/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Nghị quyết số
10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó chú trọng đến các chính
sách khuyến khích, hoàn thiện cơ chế và hỗ trợ cho phát triển mạnh kinh tế tư
nhân ở hầu hết các ngành kinh tế và lĩnh vực kinh tế, tạo một đòn bẩy mạnh
mẽ vào phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp bước đầu khởi nghiệp
cần phải nắm rõ các cơ chế, và chính sách của Nhà nước để hoạt động theo
quy định của pháp luật và tận dụng những ưu thế của mình trong quá trình
cạnh tranh thời kỳ hội nhập.
Vấn đề khởi nghiệp trong thời buổi hiện nay đã và đang là câu chuyện
thời sự - kinh tế của cả đất nước. Ở Việt Nam, vai trò đội ngũ doanh nghiệp
và doanh nhân ngày càng được Nhà nước và Đảng đề cao trong sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của Chính phủ trong
kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 11 đã khẳng định rằng: “Doanh nghiệp - Doanh
nhân đã trở thành lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển nền
kinh tế quốc gia”2.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW vào ngày 9/12/2011 về

việc phát huy và xây dựng vai trò của đội ngũ doanh nhân ở Việt Nam trong
thời kỳ này nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế và hiện đại
hóa đất nước. Hơn nữa, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng
đã xác định cần xây dựng các chương trình Khởi nghiệp để thông qua các
hoạt động này có thể đẩy mạnh và mang lại kết quả hiệu quả và đầy trong
việc triển khai nghị quyết trong cuộc sống.
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết,
năm 2016, có khoảng 1.500 startup đang hoạt động, trong đó lĩnh vực công
nghệ thông tin chiếm tỷ trọng lớn. Nếu năm 2016 là năm thể hiện quyết tâm
2

Báo cáo tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI, 2003

9


cao nhất ở cấp Chính phủ về định hướng phát triển thúc đẩy khởi nghiệp sáng
tạo, thì năm 2017 nên là năm các trường đại học thể hiện vai trò tiên phong
của mình để thực hiện sứ mệnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo để
cung cấp cho xã hội những tài năng được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết
cho công cuộc đó3 .
Cùng với tinh thần đó, Trường Đại học FPT là một trong những trường
đại học danh tiếng ở Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với
100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT. Trường đào tạo theo hình thức liên kết
chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, chú trọng nghiên
cứu – triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại. Do đó, có thể nói
trường Đại học FPT có tiềm năng và định hướng tốt để thúc đẩy hình thành
các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, mô hình đại học đổi mới sáng tạo và
khởi nghiệp chính là mô hình trong tương lai của hệ thống giáo dục tại Việt

Nam. Trong năm 2017, dự kiến có thêm 8 trường đại học lớn có giảng viên
nguồn được đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học và Công
nghệ sẽ kết hợp chặt chẽ với các trường đại học để thúc đẩy việc ứng dụng
chương trình đào tạo đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trên phạm vi cả nước.
Việc quan tâm đến các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong trường đại học không chỉ giúp sinh viên có một cái nhìn đúng về khởi
nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực doanh nghiệp
mà đặc biệt sẽ thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt
Nam phát triển vững chắc.
Vì những lý do như trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách
thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường Đại
học tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp trường Đại học FPT)”.
3

Theo Báo cáo của VCCI, 2016

10


Ý nghĩa khoa học của luận văn là việc làm rõ các cơ sở lý luận về khởi
nghiệp trong các trường Đại học và chính sách của Nhà nước trong việc thúc
đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể, luận văn đã làm rõ vấn đề đưa nội
dung khởi nghiệp vào giảng dạy trong trường Đại học theo thực tế hiện nay và
đánh giá mức ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của các chính sách của
Nhà nước đến các doanh nghiệp khởi nghiệp trong môi trường Đại học. Từ
đó, có thể đưa ra lý luận cơ bản về các mối quan hệ biện chứng giữa các chính
sách pháp lý với vấn đề khởi nghiệp trong các trường Đại học tại Việt Nam.
Và ý nghĩa thực tiễn của luận văn là từ kết quả phân tích, nghiên cứu giúp
đưa ra các dự đoán trong tương lai về việc ban hành các khung chính sách
pháp lý cho các doanh nghiệp trẻ muốn bắt đầu khởi nghiệp ngay trong môi

trường giáo dục. Kết quả nghiên cứu cũng dự báo xu hướng việc xây dựng, đề
xuất các chính sách và các cơ chế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
là một trong những điều quan trọng để phát huy được sức mạnh của nền kinh
tế Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Nicole Bills(2015) tại trường đại học South Carolina – Columbia về đề
tài” Education and Entrepreneurship in Amman, Jordan” (Dịch nghĩa: giáo
dục và kinh doanh ở Amman, Jordan) đã tiến hành phỏng vấn sâu các giáo sư
tại trường đại học, các nhà khởi nghiệp và những cá nhân khác liên quan đến
vấn đề khởi nghiệp để hỏi họ về cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp ở
Jordan và Nicole Bills (2015) tiến hành khảo sát 229 học sinh tại trường đại
học dân lập chuyên ngành kinh doanh và thương mại. Bài khảo sát được tiến
hành bằng tiếng Anh và 85% bảng câu hỏi khảo sát qua thư điện tử và qua
trực tuyến, 15% lượng bài khảo sát được khảo sát bằng giấy. Bài khảo sát

11


gồm 4 phần chính: thông tin cá nhân, những câu hỏi liên quan đến trường đại
học và nghề nghiệp, các câu hỏi về chất lượng đào tạo tại trường đại học và
các môn học, và các câu hỏi về nghề nghiệp và hoài bão của sinh viên về công
việc. Kết quả cho ra ở 4 sơ đồ như sau:

Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu của Nicole Bills (2015)
(Nguồn: Nicole Bills 2015)
Theo nghiên cứu của T. Jacobus meergenaamd van de Zande (2012) tại
đại học MIT, IIIT, và đại học với đề tài “Fostering entrepreneurship at
universities” (dịch nghĩa: Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh tại trường đại
học) đã tiến hành giải thích về 3 ý chính: hỗ trợ ý tưởng, tầm quan trọng của ý

tưởng, và vườn ươm doanh nghiệp. Bài phỏng vấn được chia ra ở 3 trường,
mỗi trường phỏng vấn một ý chính như trên. Phỏng vấn 6-9 nhà lãnh đạo tại
các trường đại học các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp và tập trung vào kinh
12


nghiệm của họ. Khảo sát các phòng khoa và các nhân viên tại trường đại học
thông qua phiếu hỏi. Khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến hiệu
quả doanh nghiệp thông qua phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu điều tra các
phòng khoa và các nhân viên được phân tích định lượng và khung lý thuyết
dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen (2002) và phát triển thành dự án
GUESSS năm 2011 của Sieger, Fueglistaller, & Zellweger (2011) để so
sánh ý định thành lập doanh nghiệp của sinh viên của 26 quốc gia và được
mô tả như bên dưới:

Hình 1. 2: Khung lý thuyết về dự án GUESSS (2011)
(Nguồn: GUESSS 2011)
Theo nghiên cứu Evgeni Milkov Krastev (2014) về đề tài “The Budget of
a Startup Company” ( dịch nghĩa: Ngân quỹ của các công ty khởi nghiệp) đã
tiến hành phỏng vấn sâu các nhà đầu tư về kinh nghiệm, kế hoạch, cách thức
quản lý ngân quỹ của một công ty khởi nghiệp.
Theo Louis G Tornatzky và Elaine C. Rideout đã đưa ra các vấn đề về các
trường đại học phải đối mặt nếu muốn đổi mới và sang tạo. Cụ thể trong cuốn
sách Innovation 2.0 – Reinventing University Roles in a Knowledge
13


Economy (dịch nghĩa: về đổi mới sáng tạo 2.0- Sáng tạo lại vai trò của
trường đại học trong nền kinh tế tri thức) về 12 trường hợp của những trường
đại học tiến hành đổi mới và sáng tạo về công nghệ hàng đầu của Mỹ đã viết

về các vấn đề đó là:
- Vai trò của lãnh đạo,
- Văn hóa của trường đại học
- Chuyển giao công nghệ
- Thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và cộng đồng
- Tinh thần khởi nghiệp.
Theo nghiên cứu của Evgeni Krastev tại trường đại học Aarhus
University với đề tài “First Budget of a Startup Company” ( Dịch nghĩa:
Ngân sách đầu tiên cho công ty khởi nghiệp) đã tiến hành nghiên cứu với mô
hình bao gồm các yếu tố như sau: Việc tạo ra ngân quỹ, kế hoạch, quản lý, kết
hợp, giao tiếp và đánh giá thực hiện các ngân quỹ cho công ty khởi nghiệp
bằng cách khảo sát các CEO có nhiều năm kinh nghiệm về việc tìm nguồn
vốn khởi nghiệp và cách quản lý chúng.
Hơn nữa, theo Founder Institute1 về việc khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, và đã tiến hành xây dựng một mô hình đi theo ba giai đoạn phát
triển bao gồm:
- Hình thành ý tưởng: nhà trường mà cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ
trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới
thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm
thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên.
- Phát triển sản phẩm: là khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà
trường cần cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về kinh doanh như luật

14


pháp, thuế, kế toán cho đến những hỗ trợ về nơi làm việc cho các nhà sáng lập
doanh nghiệp.
- Tăng trưởng: là đối với giai đoạn thứ ba khi hệ sinh thái có nhiều doanh
nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt, trường đại học cần đóng vai trò tiên phong

cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ
năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
Cũng theo Founder Institute 1, thì có hai cách tiếp cận bao gồm:
- Tiếp cận về vai trò của trường đại học trong nền kinh tế: nhấn vào yếu tố
nội lực của trường đại học để đổi mới sáng tạo và để chuyển giao tốt sản
phẩm của mình ra bên ngoài, các trường đại học cần thúc đẩy đổi mới sáng
tạo mạnh mẽ và hợp tác với khu vực tư nhân.
- Tiếp cận về vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp:
cho thấy tính hiệu quả khi đưa sản phẩm dịch vụ từ trường đại học ra bên
ngoài và thương mại hóa, và mạnh vai trò của trường đại học rất lớn trong
truyền cảm hứng, hỗ trợ thẩm định ý tưởng và phát triển đội nhóm trong các
trường đại học.
Cả hai cách tiếp cận đều toát lên những điểm chính về vai trò của trường
đại học trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp:
- Tinh thần doanh nhân và truyền cảm hứng và cung cấp nhân lực chất
lượng cao
- Hợp tác với doanh nghiệp và nắm bắt nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu thì có thể thấy một số yếu điểm rõ
nhất của các trường đại học Việt Nam hiện nay như sau:
- Yêu cầu về nguồn nhân lực và khoảng cách giữa nhà trường và thị
trường. Một ví dụ cụ thể là doanh nghiệp House Care về cung cấp dịch doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ sửa chữa mọi thiết bị, đồ đạc trong một ngôi nhà
từng rất thành công trên thị trường trong 20 năm trước vì những lý do như
sau: sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng đón nhận, mô hình kinh doanh
15


được vận hành trơn tru hiệu quả do những người quản lý đều có kinh nghiệm,
trải nghiệm trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, công ty không thể lớn hơn quy mô 40 người vì không thể đào

tạo theo chuẩn đối với người lao động vì hầu hết các trường đại học gần như
đều đào tạo lý thuyết, và việc chuẩn hóa nhân sự không thể thực hiện được,
chi phí đào tạo lại quá lớn.
Do đó, công ty buộc phải ngừng kinh doanh không phải vì không mang
lại lợi nhuận và mô hình cũng không lớn thêm được nếu tiếp tục. Vì 20 năm
sau, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, và nhiều doanh nghiệp
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ phát triển được những sản phẩm
tốt, có tiềm năng bước chân ra thị trường nước ngoài, nhưng tìm kiếm nhân sự
marketing, tài chính, nhân sự trở thành vấn đề quan trọng của chủ doanh
nghiệp. Vì lý do: Sinh viên ra trường vừa thiếu vừa yếu kỹ năng kinh nghiệm,
ngoại ngữ thực hành yếu và doanh nghiệp không tìm được người đáp ứng nhu
cầu, doanh nghiệp dậm chân tại chỗ và rất khó có bứt phá. Từ một ví dụ của
doanh nghiệp House Care, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chết,
nhưng không thể lớn hơn vì nhân sự để phù hợp với việc phát triển mô hình.
Điều này chứng minh rằng các trường đại học đang không nắm chặt xu
hướng của thị trường lao động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Bản
thân các trường đại học và những quyết sách về đào tạo sẽ không thực thi
được sứ mệnh phục vụ xã hội của mình. Thậm chí, thiếu động lực đổi mới
sáng tạo, các trường đại học có nguy cơ bị mua lại, thâu tóm sáp nhập một khi
thị trường giáo dục có những độ mở nhất định. Đó là câu chuyện của chiến
lược tồn tại của các trường đại học trong một hai năm tới, bởi lẽ là một cấu
phần của nền kinh tế, trường đại học cũng nằm trong không tránh khỏi áp lực
cạnh tranh.

16


Ở Châu Âu, nước Đức được coi là một trong những quốc gia sáng tạo
nhất, nhưng họ vẫn muốn học hỏi về lĩnh vực kinh doanh từ thung lung
Silicon. Động lực đổi mới sáng tạo từ giảng viên. Trong khi đó tại Việt Nam,

sự kết nối lỏng lẻo giữa nhà trường và thị trường đang khiến giảng viên thiếu
đi sự tiếp xúc thực tiễn, số ít vừa tham gia giảng dạy vừa kinh doanh hoặc tư
vấn khởi nghiệp, phần đông hơn hiểu biết về kinh doanh chung chung và rất
khó đưa ra những định hướng tốt cho sinh viên về vấn đề thực tiễn cần giải
quyết trong kinh doanh. Cũng vì thế việc giảng viên truyền cảm hứng để sinh
viên khởi nghiệp và hỗ trợ kết nối các nguồn lực để các ý tưởng kinh doanh
trong sinh viên có thể phát triển vươn xa không hiệu quả. Hơn nữa, việc cải
tiến giáo trình giảng dạy diễn ra chậm chạp, làm cho nhà trường và giáo viên
không liên kết với thực tiễn thị trường.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong khi trào lưu khởi nghiệp tinh gọn được đào tạo tại rất nhiều trường
trên thế giới thì hiện nay mới lác đác được đưa vào một số trường đại học ở
Việt Nam từ nỗ lực ban đầu của dự án Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam
Phần Lan (IPP).
Hiện nay Việt Nam đã có một số trường đại học đang tự phát triển những
vườn ươm riêng và dành quỹ đất cho việc ươm mầm, đó là một tín hiệu tốt.
Tuy vậy, tư duy tự làm khiến các trường đại học cáng đáng tất cả các nội
dung trong việc ươm mầm các dự án khởi nghiệp tiềm năng mà thiếu vắng sự
tham gia của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các đơn vị chuyên nghiệp
đang đặt ra nhiều vấn đề. Ở Việt Nam, việc hợp tác mới bắt đầu manh nha, ví
dụ BKHoldings – một công ty trong lòng Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác
với UP- Coworking Space để phát triển không gian làm việc chung BKHUP
là một ví dụ.

17


Ở Vương Quốc Anh, nhiều trường đại học thành lập các công ty (sở hữu
một phần hoặc toàn bộ) để đầu tư nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, sản xuất
thử, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích từ việc thương mại hóa các kết

quả nghiên cứu còn ở Việt Nam chỉ tiến hành ở mức thí điểm.
Ở Việt Nam, tính đến nay chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về vấn
đề khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như trong
bài luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hữu Xuyên có nghiên cứu về “Chính sách
nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường
hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”(2013) đã nêu ra cụ thể các nhóm
chính sách về môi trường thể chế, chính sách kinh tế và chính sách đào tạo,
thông tin, tuyên truyền nhằm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp để
doanh nghiệp tự tiến hành đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ hiệu quả và
hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ dừng
ở phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp, và nhấn mạnh tầm quan trọng các
chính sách nhà nước ảnh hưởng đến việc phát triển đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp
đang hoạt động.
Ngoài ra, buổi hội thảo “Khởi động Sáng kiến- Khởi nghiệp Quốc gia”
được diễn ra vào ngày 30/03/2016 tại các Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trường Đại học Công nghệ đã tiến hành tham gia ký kết các thoả thuận hợp
tác với Tập đoàn FPT và Quỹ đầu tư dài hạn Dragon Capital Group nhằm
triển khai chương trình thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo về khởi
nghiệp. Chương trình này nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của các sinh
viên tại các trường đại học.

18


Tác giả Tường Hân với bài viết Vườn ươm doanh nghiệp trong trường
đại học: Tự bơi4. Bài viết đã đưa ra được một số vấn đề khó khăn và nguyên
nhân của việc phát triển vườn ươm doanh nghiệp trong trường đại học nhưng
lại chưa đưa ra được những biện pháp khắc phục. Nghiên cứu của Nguyễn
Đức Long, Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc với chủ đề: “Mối quan hệ Đại học

- Nghiên cứu - Doanh nghiệp trong việc thúc đẩy và phát triển CNC ở Việt
Nam” (2003), đã có những tiếp cận từ góc độ cụ thể đối với đặc thù phát triển
khoa học công nghệ tại Việt Nam. Giải quyết yêu cầu tăng cường liên kết
Giáo dục - Nghiên cứu triển khai - Thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Đề
tài nhấn mạnh: các khách hàng tiềm năng nhất của vườn ươm doanh nghiệp
công nghệ cao chính là từ các viện nghiên cứu và trường đại học.
Đề tài Xây dựng mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ (TBI) trong
trường ĐH Kỹ thuật - Vườn ươm Phú Thọ năm 2006 của nhóm nghiên cứu
đến từ Bộ môn Quản lý sản xuất và điều hành, Khoa Quản lý Công nghệ,
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thông qua những số liệu điều tra, nhóm tác
giả đã khảo sát về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và các nhà nghiên cứu
trong đó nhu cầu bản thân mong muốn kinh doanh của nhóm sinh viên là 68%
và của nhóm nhà nghiên cứu là 64%. Tiếp đó, những khó khăn gặp phải khi
tiến hành kinh doanh của hai nhóm này cũng được liệt kê ra như do thiếu vốn,
thiếu mặt bằng, trang thiết bị nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, thiếu người
hợp tác thích hợp, thiếu kỹ năng quản lý và thiếu thông tin KH&CN liên
quan. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp, các yếu tố này lại xếp theo thứ tự
giảm dần của những nhóm yếu tố liên quan đến tài chính, việc mở rộng thị
trường, đất đai – mặt bằng sản xuất, việc giảm chi phí sản xuất, thiếu ưu đãi
về thuế, thiếu thông tin và đào tạo nguồn nhân lực.

4

/>
19


Tính đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về
mối liên hệ giữa khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.
2.3. Nhận xét chung:

Trường đại học, một chủ thể quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng
tạo sẽ phát huy được mạnh mẽ thế mạnh và thực thi sứ mệnh của mình hiệu
quả khi ở tầm vĩ mô, các nhà quản lý nhìn nhận ra vấn đề đổi mới sáng tạo và
cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo ở trường đại học là nhân tố sống còn
cho phát triển một xã hội đổi mới sáng tạo và chủ động tạo ra giá trị. Khi đó,
bản thân các trường chủ động nâng cao nội lực thông qua quyết tâm thay đổi,
đặt đổi mới sáng tạo vào nhiệm vụ trọng tâm để tự đổi mới chính mình và xác
định kỳ vọng đầu ra một cách rõ ràng minh bạch, bằng chiến lược hợp tác
mạnh mẽ và hiệu quả với khu vực tư nhân và thị trường.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước kể trên chỉ
đưa ra được những vấn đề mà các trường đại học phải đối mặt, hoặc triển khai
hỗ trợ về khởi nghiệp, chứ chưa nêu bật ra được các chính sách thúc đẩy hình
thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học. Do đó, trong
luận văn, tác giả cập nhật và học hỏi những mặt tích cực và hạn chế của các
nghiên cứu trước đây và tìm hiểu về thực trạng về các chính sách, đồng thời,
nêu ra được các vấn đề cần giải quyết cho việc hình thành các doanh nghiệp
khởi nghiệp tại trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Luận văn này nhằm nghiên cứu, đề xuất các chính sách và giải pháp
nhằm thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học
tại Việt Nam.

20


- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Làm rõ một số lý luận cơ bản về chính sách thúc đẩy hình thành doanh
nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng của chính sách thúc đẩy hình thành

doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học FPT, thực trạng việc hình
thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học FPT và dự đoán xu
hướng tương lai.
+ Đề xuất các khung chính sách và những giải pháp giúp cho việc hình
thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học FPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu các chính sách thúc đẩy hình thành
doanh nghiệp khởi nghiệp tại các trường đại học nói chung và tại
trường Đại học FPT nói riêng.
- Phạm vi thời gian: từ năm tháng 8/2017 đến tháng 9/2017
- Phạm vi không gian khảo sát: tại Trường Đại học FPT
5. Mẫu khảo sát
- 10 lãnh đạo tại trường Đại học FPT (phỏng vấn sâu)
- 300 sinh viên tại Đại học FPT đang theo học tại trường (phỏng vấn qua
phiếu hỏi)
Kết quả thu được:
Số mẫu khảo sát
ban đầu
300

Số mẫu khảo sát
trả về

Số mẫu khảo sát

Tỷ lệ phiếu khảo

hợp lệ

282


274

sát hợp lệ
97,16%

Bảng 1: Bảng kết quả về khảo sát thông qua phiếu hỏi
(Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

21


Bảng trên cho thấy số mẫu ban đầu là 300 mẫu. Tuy nhiên chỉ có 282
người tham gia khảo sát và số mẫu khảo sát hợp lệ là 274 mẫu. Và kết quả
khảo sát số liệu của 274 người trên sẽ được đưa vào đánh giá, phân tích.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính:
 Cần xây dựng chính sách như thế nào để thúc đẩy hình thành doanh
nghiệp khởi nghiệp tại trường Đại học FPT?
Câu hỏi nghiên cứu phụ:
 Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học là gì?
 Thực trạng chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi
nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
 Thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường Đại học FPT và
chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường Đại
học FPT như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu chính:
Cần xây dựng các chính sách về các cuộc thi, cuộc tư vấn, về các khóa
đào tạo, gói hỗ trợ vay vốn và phát triển vườn ươm doanh nghiệp để thúc đẩy

hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại các trường đại học.
Giả thuyết nghiên cứu phụ:
 Giáo dục tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là một mảng quan trọng
trong đào tạo tại các trường đại học.
 Hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học đã bắt đầu phát triển
theo xu thế chung của thời đại.
 Các chính sách khuyến khích phát triển khởi nghiệp tại Trường Đại học
FPT được đông đảo sinh viên quan tâm và định hướng phát triển.

22


8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu kết hợp với phỏng vấn
chuyên sâu:
- Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn 10 lãnh đạo tại trường
Đại học FPT. Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn lãnh đạo
tại các trường đại học các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp và tập trung vào
kinh nghiệm của họ. Hơn nữa phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp liên quan
đến kết quả doanh nghiệpkhởi nghiệp đã đạt được và quá trình khởi nghiệp.
Qua các câu hỏi như trong phụ lục 2.
Nghiên cứu định lượng bằng cách phỏng vấn sinh viên các phòng khoa
và các nhân viên tại trường đại học bằng phiếu hỏi. Dữ liệu phỏng vấn các
phòng khoa và các nhân viên được phân tích định lượng và khung lý thuyết
dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen (2002).
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra
mối quan hệ giữa các chính sách hỗ trợ của trường đại học FPT với việc thúc
đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Tiến hành khảo sát sinh viên tại đại học FPT đang theo học tại trường với

300 mẫu khảo sát.
 Quy trình nghiên cứu
Tiến hành thiết lập bảng câu hỏi khảo sát và nhập dữ liệu phân tích qua
SPPS với hệ số Mean (điểm trung bình) và độ lệch chuẩn theo thang đo Likert
(1 điểm= rất không đồng ý;2 điểm = không đồng ý,;3 điểm= bình thường, 4
điểm= đồng ý;5 điểm= không đồng ý) để kiểm tra mối quan hệ của các chính
sách thúc đẩy tới ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học theo
mô hình nghiên cứu như bên dưới:

23


×