Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 61 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH

TIỀN GIANG, NĂM 2016
MỤC LỤC

Trang
Trang 1


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU……………………………….

3

I. Lý do chọn đề tài…………………………………… . .

3

II. Mục tiêu đề tài ……………………………… ………

3

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………

4

IV. Phương pháp nghiên cứu …………………………… .


4

V. Thời gian thực hiện …………………………… . . . . . .

4

Phần thứ hai: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ………………………

5

I. Cơ sở lý luận ……………………………… ……………

5

II. Cơ sở thực tiễn ……………………………… ………..

6

III. Thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng đề tài . . . . . . . .

6

IV. Giải pháp …………………………..…… ………..……

8

V. Hiệu quả của đề tài ……………………………… ……. .

59


Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………..

61

Tài liệu tham khảo……………………………… ……….. . .

62

PHẦN A – MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông
chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì mục tiêu của trường chuyên là phát
hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và
phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo
dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh
thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học
Trang 2


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước.
Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi
dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung.
Trường THPT Chuyên Tiền Giang được xem là một trong những kho đào tạo ra
những nhân tài cho đất nước qua gần 20 năm qua, ban Giám hiệu nhà trường
luôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trước những khó khăn trong tình hình đại đa số học sinh không an tâm
khi vào trong đội tuyển và kiến thức học sinh giỏi càng khó hơn, tôi luôn trăn trở
để tìm ra những giải pháp đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Mỗi giải pháp được thực hiện và rút kinh nghiệm qua mỗi năm đã làm giàu thêm
kinh nghiệm cho bản thân tôi.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trình
của học sinh giỏi.
- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏi
trong đội tuyển thi học sinh giỏi.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp Chuyên sinh
- Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực tế.
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
Trang 3


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Từ năm học 2014 – 2015 đến nay.

PHẦN B – NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống
hiếu học. Một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, có
nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam là Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Là người sáng lập ra chế độ mới, khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải
quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách của chế độ mới. Bởi vì,
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”.

Trang 4


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với
giải quyết xã hội và giải phóng con người. Và vấn đề xây dựng con người là vấn
đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ
nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Bác, điều làm Bác suy nghĩ,
trăn trở nhiều nhất là sự nghiệp “trồng người”. Tại lớp học chính trị của giáo
viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quan
trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt
cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ
tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ
vang”.
Đúng như lời Bác nói, sự nghiệp trồng người là một trách nhiệm nặng nề
nhưng rất vẻ vang. Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những phương pháp
chung và những giải pháp đặc thù. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất
vinh quang nhưng không kém phần vất vả. Đối tượng học sinh này có khả năng
nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền
vững còn việc phát triển nền tảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện và

học tập. Và người Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy.
Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự nỗ lực
cá nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với công việc
của mình làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển tài năng. Không phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mê
với công việc, cũng đều có những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng. Ở
đây đòi hỏi sự tu luyện của bản thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội và
môi trường sống tốt. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc tạo nên điểm
tựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn, chẳng khác nào hạt giống tốt
được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ. Người tài là những cá biệt, có
năng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy cần được
giáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những
“nghệ thuật” trong quá trình dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 5


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành
(1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998)
“Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp
dạy học”...
Luận án tiến sỹ của các tác giả Vũ Đức Lưu, Phan Đức Huy, Lê Thanh Oai,
Lê Tấn Diện “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ
THPT”.. đều đã dành những nội dung quan trọng cho việc bồi dưỡng học sinh
giỏi.
III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
HIỆN NAY
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay

thường gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu
như sau: nội dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn. Tất cả
giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu.
Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác
như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn,… .
Ngoài ra, một bộ phận học sinh chưa thực sự yên tâm khi được chọn vào
đội tuyển của lớp (10 học sinh/lớp) vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiến
thức về các môn liên quan đến thi Đại học. Do đó học sinh giỏi không mấy tha
thiết khi được chọn bồi dưỡng.
Hơn nữa, chế độ tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với học sinh
giỏi quốc gia đã làm cho nhiều học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các
kỳ thi học sinh giỏi mà thay vào đó sẽ chọn con đường ít chông gai hơn để đi tới
đích.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dày công của
thầy và sự hết mình của trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp những
khó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức
và trò phải học đủ tất cả các môn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trò
đều cần có thời gian cho hoạt động này.
Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy
cô trực tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều Thầy cô giáo đã và đang
hết mình cho công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lòng yêu
Trang 6


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
thương học trò. Chính vì thế, nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng
chưa thực sự gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa
nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia
và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế. Trong khi đó, ở hầu hết các trường không

có giáo viên chuyên trách mà phải đưa các giáo viên dạy lý thuyết sang kiêm
nhiệm; đồng thời các trang thiết bị thực hành được cung cấp cho các phòng thực
thành còn thiếu cả về số lượng, cả về chất lượng, chưa đáp ứng được với chuẩn
Quốc tế.
Bên cạnh đó, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn
còn thụ động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi
tiết học mà chưa chủ động tự tìm hiểu. Một số em đã xác định được vai trò của
tự học nhưng lại chưa tìm ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả.
Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh
đất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người
có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn Tiền Giang nói riêng, Việt Nam nói
chung sẽ không thiếu nhân tài. Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng
sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội
nhập và mở cửa.

IV. GIẢI PHÁP
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC
A. Nội dung, chương trình và tư liệu
Về nội dung và chương trình: Mặc dù, các trường và khối THPT chuyên
thành lập được nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một
chương trình chính thống nào do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý. Bởi vậy,
chúng tôi đã chủ động nghiên cứu về nội dung các đề thi HSG môn Sinh học cấp
Quốc gia và Quốc tế qua nhiều năm và đã xây dựng được một chương trình
khung để đề ra những nội dung phải dạy và mục đích yêu cầu cần phải đạt được.
Bám sát chương trình chuyên sâu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và dựa
Trang 7


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

trên tình tình thực tế, chúng tôi xây dựng một chương trình khung cho khối
chuyên Sinh. Do kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia diễn ra vào cuối học kì I,
đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vì
vậy chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình trên nền thời gian
do Bộ quy định. Những điều chỉnh cụ thể: trong 2,5 năm, chúng tôi phải dạy
xong toàn bộ kiến thức nền của cả 3 năm học.
Sinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinh
học đang mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinh học luôn cần
đến sự hỗ trợ kiến thức của các môn học khác như: Toán học, Vật lý và Hóa
học… Tôi đã tìm hiểu một số chuyên đề bổ trợ như: toán xác suất và hóa hữu cơ
để phục vụ giảng dạy phân môn Di truyền học, phân môn Sinh lí thực vật cần sự
bổ trợ của một số chuyên đề thuộc bộ môn Vật lí và Hóa học… và nhờ sự giúp
đỡ của các tổ chuyên môn khác.
Trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục
và đào tạo đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh
giỏi cấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế. Chính vì thế, trong
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đã dành một phần quan trọng
cho việc hướng dẫn thực hành. Một yêu cầu bắt buộc là phải thực hiện đầy đủ
các bài thực hành trong nội dung chương trình giảng dạy, đảm bảo hiệu quả và
rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.

Về tư liệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc
bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt là 2 bộ sách Chuyên sinh do nhà xuất bản giáo
dục. Ngoài ra, nhiều năm qua, bộ môn chúng tôi đã tham khảo các tài liệu có giá
trị mà các nước tiên tiến đang sử dụng như cuốn Biology của Campbell, các đề
thi của một số nước như Mỹ, Anh và các đề thi chọn học sinh giỏi trong nước,
các đề thi Olympic Quốc tế.
B. Bồi dưỡng đội ngũ
Trong kế hoạch giảng dạy đầu năm, tổ phân công mỗi giáo viên nghiên
cứu sâu một chuyên đề. Giáo viên được phân công có trách nhiệm biên soạn

chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến
thức. Việc phân chia nhỏ nội dung phù hợp với điểm mạnh của mỗi người sẽ
giúp giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc và dịch tài liệu nước ngoài, tích
Trang 8


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi về kiến thức và kỹ năng ở các
đề thi đã qua. Sau đó, giáo viên sẽ trình bày nội dung chuyên đề để cả tổ cùng
trao đổi rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện. Nội dung các chuyên đề không
chỉ để cho mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn tham khảo mà còn là tài liệu cho
học sinh học tập.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham gia các buổi giao lưu, các buổi hội thảo
của khối các trường chuyên cụm khu vực đồng bằng sông cửu long và đông nam
bộ qua các kì thi Trại hè phương nam, Olympic 30/4 khu vực phía nam hàng
năm.
C. Phát hiện học sinh có năng lực
Đây là một khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải phát hiện, đánh giá được
tư chất và năng lực của học sinh. Qua nhiều năm phụ trách đội tuyển, tôi thường
chú trọng một số năng lực sau đây của học sinh:
+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực đọc tài liệu và tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm,
các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng
thực hành.
+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản
biện hay không?
+ Năng lực tự học và năng lực hợp tác.
+ Khả năng vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng
tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương

tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
+ Độ “lì” – sức bền thần kinh.
D. Phương pháp dạy của Thầy và học của Trò
Chúng tôi quan niệm, việc trau dồi kiến thức chuyên ngành cho học sinh
chuyên là cần thiết nhưng quan trọng hơn là mọi biện pháp sư phạm của giáo
viên phải đạt tới cái đích là thắp lên và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi học
sinh với môn Sinh học.

Trang 9


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh
hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn
sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống
khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Phẩm chất, uy tín, năng lực của người
thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng
lực học tập, truyền cảm hứng, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được
học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự
đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức
chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu
thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.
1. Phương pháp dạy của Thầy
Hiện nay, trong các phương pháp dạy học tích cực, đã chuyển việc lấy
giáo viên làm trung tâm trong quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào
học sinh; vì thế vai trò của người Thầy ngày càng quan trọng hơn. Uyliam Batơ
Dit đã khẳng định “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là
công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”.
Quả đúng như vậy, một người Thầy giỏi, trước hết phải là người biết khơi

dậy ngọn lửa đam mê đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Nhưng bằng cách nào và
làm như thế nào thì đó lại là một nghệ thuật trong nghề dạy học. Theo kinh
nghiệm của bản thân tôi, trước hết người giáo viên phải truyền cho học sinh sự
tự tin vào chính bản thân mình. Một điều chắc chắn rằng, các em sẽ làm được và
thậm chí trong tương lai không xa, các em sẽ thành công hơn cả các Thầy, các
Cô.
Ngoài ra, trong mỗi giờ lên lớp, việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực sẽ có tác dụng kích thích học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìm
tòi, bồi dưỡng năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập
cũng như trong cuộc sống. Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn
đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được
mọi tiềm năng trong học sinh. Việc tạo ra những tình huống có vấn đề, những
mâu thuẫn trong nhận thức, những hoạt động khám phá sẽ kích thích được nhu
cầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình học tập.

Trang 10


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Dưới đây là một giáo án được thiết kế theo hướng kích thích khả năng tìm
tòi của học sinh:

Giáo án thứ nhất:
BÀI 14: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Trên cơ sở những kiến thức về quy luật phân li độc lập của Menden và
tương tác gen, giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi có vấn đề từ đó giúp học
sinh có thể tự trang bị các kiến thức về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
- Chia bảng kiểm tra bài cũ bằng bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):
Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A), vỏ trơn(B) trội hoàn toàn so với
các tính trạng hạt xanh(a), vỏ nhăn(b); các cặp alen này di truyền độc lập. Lai

cây mẹ hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng với cây bố hạt xanh, vỏ nhăn thu được F 1
toàn cây hạt vàng, vỏ trơn. Đem các cây F 1 lai phân tích thì Fa thu được bốn loại

Trang 11


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
kiểu hình với tỉ lệ: 1 hạt vàng, vỏ trơn : 1 hạt vàng, vỏ nhăn : 1 hạt xanh, vỏ
trơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn. Viết sơ đồ lai từ P → Fa?
Học sinh:
Ptc
GP

♀AABB

x

♂ aabb

AB

ab

F1

AaBb

F1 lai phân tích

AaBb x aabb


G

AB , aB , Ab , ab
ab

Fa

1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb

Sau khi sửa bài cho học sinh(không xóa bảng), tôi tiến hành các bước dạy
quy luật di truyền liên kết hoàn toàn:
Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:
Ptc ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt
F1:

100% thân xám, cánh dài

đực F1 thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh cụt (lai phân tích)
Fa :

1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi
Giáo viên: Ptc, F1 thu được đồng loạt ruồi giấm thân xám, cánh dài. Điều này
cho phép ta kết luận gì?
Học sinh: Tính trạng thân xám trội hơn thân đen, cánh dài trội hơn cánh cụt
Giáo viên: Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?
Học sinh: Hai cặp tính trạng: tính trạng màu sắc thân và tính trạng độ dài cánh


Trang 12


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo viên: (Chỉ lên bảng cho so sánh kết quả của hai bài tập) Kết quả thí
nghiệm thu được ở Fa có gì khác so với thí nghiệm của Menđen khi lai phân
tích hai cặp tính trạng(bài tập kiểm tra bài cũ)?
Học sinh: Menđen thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ : 1 : 1 : 1 : 1; phép lai của
Moocgan thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1 : 1.
Giáo viên: (Chỉ lên bảng cho so sánh hai bài tập)Kiểu gen ở F 1 trong hai thí
nghiệm?
Học sinh: Bố mẹ thuần chủng nên F1 dị hợp hai cặp gen
Giáo viên: Vì sao F1 đều dị hợp hai cặp gen mà trong thí nghiệm của Moocgan
chỉ tạo ra hai tổ hợp, hai loại kiểu hình, còn trong thí nghiệm của Menđen cho 4
tổ hợp, 4 loại kiểu hình? Giải thích như thế nào về sự khác nhau đó?
Đây là câu hỏi có vấn đề. Đến đây trong học sinh sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn
giữa cái đã biết là dị hợp về 2 cặp gen thì cho 4 loại giao tử nhưng vì sao trong
thí nghiệm này cho 2 loại giao tử. Các em sẽ đặt các giả thuyết, tìm các phương
án trả lời khác nhau. Giáo viên sau khi để các em thảo luận, có thể dùng các câu
hỏi để gợi mở vấn đề.
Giáo viên: Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được ở Fa trong thí nghiệm của
Mooagan giống với phép lai mấy cặp tính trạng?
Học sinh: Phép lai một cặp tính trạng
Giáo viên: Ruồi giấm cái trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?
Học sinh: Một loại giao tử
Giáo viên: Fa thu được 2 tổ hợp thì ruồi đực F1 cho mấy loại giao tử?
Học sinh: Hai loại giao tử
Giáo viên: Vậy giải thích như thế nào dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử? Các
em có những phương án giải thích nào?
Học sinh: Giả thiết rằng 2 cặp gen qui định 2 tính trạng màu sắc thân và tính

trạng độ dài cánh nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể
Trang 13


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo viên: Điều này có thể xảy ra hay không? Lấy ví dụ minh họa?
Học sinh: Có thể, vì ở người bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 46 mà có tới
25000 gen; như vậy trên một nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen(Học sinh đã học
ở bài Điều hòa hoạt động của gen)
Giáo viên: Các cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì khi giảm phân
chúng phân li như thế nào?
Học sinh: Phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân
Giáo viên: Dị hợp 2 cặp gen nhưng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, trong
quá trình giảm phân chúng phân li cùng nhau do đó tạo 2 loại giao tử. Hướng
dẫn học sinh cách viết kiểu gen khi các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
Viết sơ đồ lai?
Học sinh: Viết sơ đồ lai
Giáo viên: Rút ra kết luận quy luật di truyền liên kết hoàn toàn(khi các gen cùng
nằm trên một cặp nhiễm sắc thể)?
Học sinh: Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li và tổ hợp cùng nhau
trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm
tính trạng do chúng quy định
Giáo viên: Thế nào là nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?
Học sinh: Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 nhiễm sắc
thể thì phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào và tạo thành nhóm gen liên
kết, nhóm tính trạng liên kết
Giáo viên: Cách tính số nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?
Học sinh: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn
bội của loài đó. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
Giáo viên: Ở người 2n = 46, có bao nhiêu nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng

liên kết?
Học sinh: n = 23, có 23 nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết
Trang 14


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Các bước dạy quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn
Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:
Ptc
F1:

ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt
100% ruồi giấm thân xám, cánh dài

cái F1 thân xám, cánh dài x đực thân đen, cánh cụt (lai phân tích)
Fa : 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt : 0,085 thân xám, cánh
cụt : 0,085 thân đen, cánh dài
Tương tự như thí nghiệm di truyền liên kết hoàn toàn, giáo viên đặt các câu
hỏi giúp học sinh có thể xác định tương quan trội - lặn của các tính trạng
đem lai, xác định kiểu gen ở F1
Giáo viên: Trong thí nghiệm này của Moocgan kết quả ở Fa có gì khác so với
thí nghiệm liên kết gen ở trên? Khác với phép lai phân tích của Menđen như thế
nào?
Học sinh: Fa thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, Fa phân li
kiểu hình không theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1
Giáo viên: Ở thí nghiệm trên các em đã biết gen qui định tính trạng màu sắc
thân và gen qui định độ dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Vậy vì sao
các cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể lại cho kết quả lai phân tích với 4
loại kiểu hình, tỉ lệ 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085?
Đây là câu hỏi có vấn đề, trong học sinh xuất hiện mâu thuẫn và các em tìm các

phương án, đặt các giả thuyết để trả lời. Giáo viên sau khi để các em thảo luận,
có thể dùng các câu hỏi để gợi mở vấn đề.
Giáo viên: Ruồi đực trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?
Học sinh: Một loại giao tử
Giáo viên: Để thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, ruồi cái
trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?

Trang 15


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Học sinh: Bốn loại giao tử với tỉ lệ khơng bằng nhau
Giáo viên: Vì sao xuất hiện các loại giao tử khơng do liên kết gen hồn tồn tạo
thành? Trong q trình giảm phân tạo giao tử xảy ra hiện tượng gì? Các em giải
thích như thế nào về hiện tượng trên?
Học sinh: Giả thuyết rằng trong q trình giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào
các gen có hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo các giao tử hốn vị
Giáo viên: Hiện tượng này có thể xảy ra hay khơng?
Học sinh: Có thể, vì trong q trình giảm phân vào kì đầu I, các nhiễm sắc thể
bắt chéo trao đổi các đoạn gen với nhau
Giáo viên: Qui ước gen? Viết sơ đồ lai?
Học sinh: Viết sơ đồ lai
Giáo viên: Hốn vị gen ở ruồi giấm chỉ xảy ra ở giới nào?
Học sinh: Giới cái, khơng xảy ra ở giới đực
Giáo viên: Tỉ lệ giao tử hốn vị biểu hiện tần số hóan vị gen(f). Cơng thức tính
tần số hốn vị gen?
Học sinh:
f=

tổ

ng cá
c loại giao tửhoá
n vò(hoặ
c tổ
ng cáthểcótá
i tổhợp gen)
tổ
ng cá
c loại giao tửtạo ra(hoặ
c tổ
ng cáthểtạo ra)

x 100%

Giáo viên: Các giao tử hốn vị có tỉ lệ như thế nào so với giao tử bình thường?
Học sinh: Nhỏ hơn giao tử bình thường nên tần số hốn vị gen(f) thường nhỏ
hơn 50%
Giáo viên: Vị trí các gen phân bố trên nhiễm sắc thể ảnh hưởng như thế nào tới
tần số hốn vị gen?
Học sinh: Các gen càng nằm gần nhau thì tần số hốn vị gen càng nhỏ, các gen
càng nằm xa nhau thì tần số hốn vị gen càng lớn

Trang 16


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Giáo án thứ hai:
BÀI 16: DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ
Cho bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):

Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A) trội hoàn toàn so với các tính
trạng hạt xanh(a). Phép lai thuận: Lai cây mẹ hạt vàng thuần chủng với cây bố
hạt xanh thu được F1 toàn cây hạt vàng.
Phép lai nghịch: Lai cây bố hạt vàng thuần chủng với cây mẹ hạt xanh thu được
F1 toàn cây hạt vàng.
Viết sơ đồ lai từ P → F1 trong các phép lai trên?
Học sinh:
Phép lai thuận:
Trang 17


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Ptc
GP

♀AA

x



A

F1

aa
a

Aa(hạt vàng)


Phép lai nghịch:
Ptc ♂AA

x

GP A
F1



aa
a

Aa(hạt vàng)

Các bước dạy di truyền theo dòng mẹ
Tóm tắt thí nghiệm của Coren:
Lai thuận nghịch ở cây hoa phấn
- Phép lai thuận:
P

mẹ cây lá đốm

F1

x

bố cây lá xanh

100% cây lá đốm


- Phép lai nghịch:
P

mẹ cây lá xanh

F1

x

bố cây lá đốm

100% cây lá xanh

Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi
Giáo viên: Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?
Học sinh: Một cặp tính trạng, tính trạng màu sắc lá
Giáo viên: F1 của phép lai thuận và lai nghịch của Coren có gì giống so với phép
lai 1 tính của Menden?
Học sinh: F1 trong phép lai lai thuận và lai nghịch đồng tính, thu được một loại
kiểu hình
Giáo viên: F1 của phép lai thuận và lai nghịch của Coren có gì khác so với phép
lai 1 tính của Menden?
Trang 18


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Học sinh: Kết quả F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren khác nhau
còn F1 trong phép lai lai thuận và lai nghịch của Menden là giống nhau
Giáo viên: Nhận xét kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch so với

mẹ?
Học sinh: Kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch giống mẹ: mẹ cây
lá đốm thì F1 cây lá đốm, mẹ cây lá xanh thì F1 cây lá xanh.
Giáo viên: Các em hãy giải thích hiện tượng trên?
Đây là câu hỏi có vấn đề, mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh xuất hiện,
chưa biết giải quyết. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm tìm phương án giải
quyết vấn đề. Sau khi thảo luận nhóm xong thì giáo viên cho học sinh phát biểu
và hướng học sinh đến giả thuyết đúng bằng các câu hỏi gợi mở.
Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Menden
so với nhau như thế nào?
Học sinh: Giống nhau
Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren so
với nhau như thế nào?
Học sinh: Giống nhau
Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren
giống nhau. Vậy tính trạng màu sắc lá cây có phụ thuộc vào gen trong nhân tế
bào không?
Học sinh: Không
Giáo viên: Tế bào chất của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của
Coren so với nhau như thế nào?
Học sinh:
-Phép lai thuận: tế bào chất chứa tế bào chất nhiều của tế bào sinh dục mẹ cây lá
đốm

Trang 19


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
-Phép lai nghịch: tế bào chất chứa tế bào chất nhiều của tế bào sinh dục mẹ cây
lá xanh

Giáo viên: Vậy tính trạng màu lá cây hoa phấn phụ thuộc vào thành phần nào
của tế bào?
Học sinh: Giả thiết rằng tính trạng màu lá cây do gen trong tế bào chất của tế
bào sinh dục cái qui định
Giáo viên: Hiện tượng trên có thể xảy ra không?
Học sinh: Có thể, trong thụ tinh giao tử đực có kích thước nhỏ, giao tử cái có
kích thước lớn và hợp tử được tạo thành có tế bào chất chủ yếu của tế bào sinh
dục cái. Trong tế bào chất có các bào quan như: ti thể, lục lạp có chứa ADN
Giáo viên: Em rút ra kết luận gì về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?
Học sinh: Di truyền theo dòng mẹ có kết quả lai thuận và lai nghịch là khác
nhau, con lai thường mang tính trạng của mẹ
Việc khơi dậy ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh đã là một việc khó đối
với giáo viên nhưng việc duy trì ngọn lửa ấy như thế nào thì còn là bài toán nan
giải với những người làm công tác giáo dục. Với kinh nghiệm bản thân, tôi nhận
thấy, chính trong quá trình học tập, các em học sinh tự khám phá ra tri thức lại là
nguồn động lực, nguồn nhiên liệu dồi dào để duy trì và thổi bùng lên ngọn lửa
đam mê ấy.
Trong hành trình đi tìm tri thức, việc định hướng của giáo viên cũng
không kém phần quan trọng. Đối với học sinh giỏi, không phải chỉ dừng lại ở
việc các em đã đọc được bao nhiêu tài liệu, nhớ được bao nhiêu nội dung mà
quan trọng hơn là biết khai thác và sử dụng các tài liệu đó như thế nào? Như
vậy, giá trị của một tài liệu phụ thuộc vào khả năng khai thác và phạm vi sử
dụng để đạt hiệu quả trong công việc và giáo viên chính là người định hướng
việc sử dụng tài liệu của học sinh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải
đưa ra những mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần phải đạt tới và dựa
trên những đơn vị kiến thức cơ bản, học sinh sẽ sử dụng tài liệu tham khảo để
thực hiện các mục tiêu mà giáo viên đã đề ra. Trong quá trình này, học sinh sẽ
phải huy động mọi nội lực của bản thân để tìm ra con đường ngắn nhất, chính
Trang 20



Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
xác nhất để đi tới đích cần đạt. Như vậy, thông qua việc làm này sẽ giải phóng
được năng lực sáng tạo của học sinh.
Một điểm cũng hết sức quan trọng là cần quan tâm đến tâm lí lứa tuổi, tạo
áp lực vừa đủ trong quá trình dạy học. Một áp lực vừa đủ, phù hợp với từng giai
đoạn không những đạt được mục tiêu dạy học mà còn thúc đẩy quá trình học tập
của học sinh.
2. Phương pháp học của trò
Với khối lượng kiến thức khổng lồ, tự học là điều kiện tất yếu trên con
đường thành công. Mặc dù gọi là “Tự học” nhưng giáo viên vẫn phải là người
định hướng cho quá trình tự học của học sinh. Tôi cho rằng hướng dẫn học sinh
tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắn nhất để học sinh đạt được kết
quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự
học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. Vậy làm
sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Những giải
pháp mà trong nhiều năm qua tôi đã và đang thực hiện:
Bước 1: Nêu ra những quyền lợi khi học đội tuyển
Ngoài những quyền lợi được quy định của trường thì mỗi học sinh
khi tham gia đội tuyển còn có cơ hội nhận được phần thưởng (không cao) do bản
thân tôi sẽ tặng khi học sinh nào đạt tổng điểm cao nhất trong từng chuyên đề.
Theo tôi nhận thấy, mặc dù phần thưởng có giá trị vật chất rất nhỏ nhưng nó đã
đem lại một giá trị tinh thần nhất định, các em rất cố gắng để khẳng định mình
trước tập thể.
Bước 2: Thành lập đôi bạn học tập (có thể thay đổi theo từng chuyên đề
trong quá trình bồi dưỡng)
Sau khi được giáo viên giới thiệu về chuyên đề thì học sinh sẽ thành lập
từng cặp một để chuẩn bị hoàn thành chuyên đề và báo cáo.
Bước 3: Giáo viên cung cấp thêm nguồn tư liệu và nêu những yêu cầu cần
đạt được của từng chuyên đề.

Bước 4: Báo cáo, thảo luận (học sinh) và chuẩn hóa kiến thức (giáo viên)
Bước 5: Giáo viên tổng hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh (đề cương)
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá
Trang 21


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Song song với việc trang bị, tích lũy kiến thức cho học sinh thì cũng cần
tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá. Ngoài kênh đánh giá của giáo viên thì với
đối tượng học sinh giỏi, việc khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh là một
việc làm cần thiết. Mỗi tuần, các học sinh trong đội tuyển làm một bài kiểm tra
để rèn sức bền thần kinh, rèn kĩ năng trình bày. Ngoài ra, qua mỗi bài kiểm tra,
tôi còn khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh. Việc tổ chức chấm chéo bài,
học sinh phải chỉ ra trong từng câu trả lời của bạn, những điểm nào trùng với
mình, những điểm nào khác. Sau đó, học sinh phải tự đánh giá xem những điểm
khác đó là đúng hay sai hoặc chưa thể khẳng định. Trong trường hợp chưa thể
khẳng định chắc chắn thì sẽ đưa ra trước lớp để cùng thảo luận và giáo viên sẽ là
người đánh giá cuối cùng.
Thông qua mỗi bài chấm, học sinh sẽ học được từ bạn kĩ năng, cách trình
bày và còn được bổ sung thêm kiến thức; đồng thời những khiếm khuyết nào
trong bài của bạn cần tránh.
Sau đây, tôi xin giới thiệu về một phần trong sản phẩm của đội tuyển 11
Sinh khi học phần Tuần hoàn máu:
Chuyên đề 1: CấU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Phần A - Kiến thức:

* Các vấn đề học sinh cần đạt được:
- Nêu được vai trò của tim trong tuần hoàn máu, chú thích được các thành phần
cấu tạo của tim.
- Nêu được đặc điểm của cơ tim phù hợp chức năng hoạt động bơm đẩy máu của

tim.
- Trình bày được tính tự động của tim và vai trò của nó đối với cơ thể động vật
và người.
- Phân tích được chu kì hoạt động của tim và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
của tim, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Nêu được vai trò của việc dinh dưỡng, phương pháp tập luyện để có tim khỏe
mạnh.
- Sơ lược vấn đề điện tim.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện
- Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau dưới dạng
kênh hình, kênh chữ...
Trang 22


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nghiên cứu tài liệu, quan sát hình dạng ngoài của tim, vẽ mô phỏng giải phẫu
tim.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan tới từng yếu tố cấu tạo của tim: cơ tim, van tim,
các buồng tim...
- Thiết lập mối quan hệ về các vấn đề cần nghiên cứu: mối quan hệ thứ bậc,
quan hệ ngang hàng, quan hệ phụ thuộc hay quan hệ song song...
- Mô tả, phân tích đường đi của máu, sự phân phối máu ở các tổ chức khác trong
trong cơ thể...
- Tạo tư liệu học tập thông qua sự thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các
thông tin học tập.
- Xây dựng câu hỏi, bài tập. Tự kiểm tra, đánh giá.

* Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập

Hình 1: Hình dạng, cấu tạo của tim và đường đi của máu (St).


Tim

Nằm
Nằm trong
trong
trung
trung thất,
thất,
giữa
2
giữa 2 lá
lá phổi,
phổi,
trên

hoành,
trên cơ hoành,
sau
sau xương
xương ức
ức

xương
và xương
sườn,
sườn, hơi
hơi lệch
lệch
trái.

trái.

Bơm
Bơm hút
hút
đẩy
đẩy máu
máu

Trang 23


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Sơ đồ 1: Hình dạng ngoài, vị trí, chức năng của tim.

Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát
từ tâm thất phải đến hai lá phổi
rồi trở về tâm nhĩ trái của tim.
Đoạn đường ngắn  áp lực đẩy
máu của tâm thất phải không
cao (khoảng 30mmHg)  thành
tâm thất phải tương đối mỏng.

Cấu tạo
của hai nửa
quả tim
không đối
xứng

Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ

tâm thất trái đến tất cả các cơ
quan trong cơ thể rồi trở về tâm
nhĩ phải của tim. Đoạn đường
này dài, cần 1 áp lực đẩy máu
rất cao của tâm thất trái (khoảng
120mmHg),  thành tâm thất
rất dày.
Van
2 lá

Cấu tạo không
cân xứng giữa
hai nửa quả tim,
nhất là giữa hai
tâm thất nên khi
tâm thất phải co
làm cho tim vặn
sang bên trái,
hiện tượng này
làm mất sự cân
xứng giữa hai
nửa tim.

Giữa tâm nhĩ trái
và tâm thất trái

Sơ đồ 2: Cấu tạo không đối xứng của tim.
Van nhĩ
thất


Hệ
thống
các
van
tim

Van
3 lá

Giữa tâm nhĩ phải
và tâm thất phải

Giữa tâm thất trái
với động mạch chủ
Van bán nguyệt (van tổ
chim hay van thất động)

Van giữa tâm thất
phải với động
mạch phổi

đóng
và mở
nhịp
nhàng

định
hướng
dòng
máu

chảy
một
chiều
về tim
và rời
khỏi
tim

Trang 24


Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Sơ đồ 3: Hệ thống các van tim

Van
hai
lá bị
hở

Một phần
máu quay
trở lại tâm
nhĩ.

Lượng máu
Hình 2: Một số van tim
tim bơm
lên động
Nhịp tim tăng

mạch chủ
Vận chuyển
trong mỗi
khí (O2, CO2),
chu kì tim
giảm
chất dinh
dưỡng, chất
độc,
hoocmon...
Nhu cầu
Huyết áp động
máu của các
mạch không
cơ quan cao
đổi

Tim phải tăng
cường hoạt
động trong
thời gian dài.

Suy tim
Vận chuyển
khíHuyết
(O2, áp
động
mạch
CO
), chất

2Trang 25
giảm
dinh dưỡng,


×