Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.51 KB, 10 trang )

Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm đang
được sử dụng rộng rãi ở trường phổ thông. Đối với học sinh lớp 12, việc thi tốt nghiệp
và tuyển sinh đại học bằng trắc nghiệm khách quan ở môn Hóa nói riêng và một số bộ
môn khác nói chung là bắt buộc. Học sinh thường lúng túng khi chuyển một bài thi từ
hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan. Với một khối lượng câu trắc
nghiệm tương đối lớn và thời gian làm bài ít so với thời gian làm bài theo hình thức tự
luận trước kia làm cho học sinh lo lắng vì áp lực thời gian, nhất là khi gặp các câu khó,
thiếu dữ kiện, cần biến đổi thêm. Để giải một bài tập Hóa nhanh, chính xác và tiết kiệm
thời gian, các em cần vận dụng thành thạo các định luật như định luật bảo toàn nguyên tố
và khối lượng, hệ quả của định luật bảo toàn điện tích, các định luật về chất khí…và một
số phương pháp giải bài tập hóa cơ bản.
Nhằm cung cấp cho học sinh một số phương pháp để giải nhanh các bài tập trắc
nghiệm, tôi đã thực hiện đề tài “ Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm
Hóa học ”.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đều đã quen cách giải bài
tập theo hình thức tự luận. Khi giải bài toán Hóa, bước đầu tiên học sinh thường viết hết
các phương trình phản ứng, sau đó các em đặt các ẩn số x, y, z… rồi lập hệ phương trình
theo các dữ kiện đề bài cho. Tuy nhiên trong các bài tập vô cơ nâng cao đa số thường
cho thiếu dữ kiện. Khi gặp các bài toán như vậy học sinh giải rất vất vả và tốn rất nhiều
thời gian, nhiều em không giải được và chọn đáp án: không giải được vì thiếu dữ
kiện.Theo khảo sát thực tế, đa số học sinh làm bài trắc nghiệm 40 câu trong 60 phút
thường không đủ thời gian, nhiều học sinh giải không đúng cách dẫn đến việc chọn đáp
án sai. Các em học khá làm vừa khít thời gian và không kịp kiểm tra lại. Vì vậy, việc
giúp các em giải bài tập trắc nghiệm nhanh, chính xác là rất cần thiết.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Trước tiên, muốn giải nhanh bài tập trắc nghiệm nói riêng và bài tập Hóa nói
chung, học sinh cần phải nắm vững nội dung của các định luật cơ bản như: Định luật


bảo toàn nguyên tố và khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, các định luật về chất
khí… Sau đó, các em phải biết vận dụng các định luật và hệ quả của các định luật này
để giải các bài tập cụ thể.Với đề tài này, tôi muốn cung cấp cho các em các phương
pháp giải bài tập như: Phương pháp dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố và khối
lượng, phương pháp bảo toàn điện tích (Σn e(cho) = Σne(nhận)) và phương pháp tăng giảm
khối lượng.
Sau đây là một số bài toán minh họa.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

Bài tập 1. Hòa tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch
HCl dư, thấy thoát ra 0,896 lít H 2 (đkc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá
trị m là:
a/ 4,29g
b/ 2,87g
c/ 3,19g
d/ 3,87g
Nhận xét:
• Nếu học sinh giải theo cách viết phương trình phản ứng và lập hệ thì rất dài
dòng. Cụ thể như sau:
Các phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl = ZnCl2 + H2 ↑
Mg + 2HCl = MgCl2 +H2 ↑
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 ↑
Gọi x, y, z lần lượt là số mol Zn, Mg, Fe trong 1,45g hỗn hợp.
0,896


Số mol H2: n H 2 = 22, 4 = 0,04 (mol)
Ta có hệ phương trình:
x + y + z = 0,04 (1)
65x + 24y + 56z = 1,45 (2)
Ta có:
mmuối = (65 + 71)x + (24 + 71)y + (56 + 71)z
= 65x + 24y + 56z + 71(x + y + z)
= 1,45 + 71. 0,04 = 1,45 + 2,84 = 4,29
Chọn đáp án a.
• Học sinh khá tuy giải được nhưng dài và mất thời gian. Với học sinh
trung bình, có thể lúng túng vì không biết hướng giải.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải theo cách ngắn gọn hơn như sau:
Phương trình ion:
HCl = H+ + ClIon H+ bị khử theo bán phản ứng:
2H+ + 2e = H2
Ta có :
nCl_ = nH+ = 0,08 mol
Theo định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng, thì
mhh muối = mkim loại + mCl_ = 1,45 + 0,08. 35,5 = 4,29g
Bài tập 2. Hòa tan 16,16 g hỗn hợp gồm bột sắt và sắt oxit trong dung dịch HCl
dư thu được 0,978 lit khí (ở 25oC và 1 atm). Cho dung dịch thu được tác dụng với
dung dịch NaOH dư.Đun sôi trong không khí. Lọc kết tủa, làm khô và nung ở nhiệt
độ cao đến khối lượng không đổi được 17,6 g sản phẩm. Công thức của sắt oxit là:
a/ FeO
b/ Fe3O4
c/ Fe2O3
d/ Không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Nhận xét: Với bài tập này học sinh phải viết nhiều phương trình phản ứng, có
phản ứng viết rất khó khăn, ví dụ phản ứng của Fe xOy với HCl, phản ứng của

Fe(OH)2y/x với O2…và tính toán cũng khá dài. Ở đây, giáo viên hướng dẫn học sinh
giải theo định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng như sau đây.
Đầu tiên, giáo viên hình thành sơ đồ phản ứng:
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

Fe
 ddHCl

 
Fe x O y 

Số mol H2:

n H2 =

o

dd muối sắt

t
OH − ,kk

→ Fe 2 O3
→
Fe(OH)3

to

0,978 × 273
= 0, 04(mol )
298 × 22, 4

Phương trình phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Ta có : nFe = n H 2 = 0,04 (mol)
mFe = 2,24 g ⇒ m Fe x O y = 13,92g
17, 6

Theo đề: Số mol của Fe2O3 : n Fe2O3 = 160 = 0,11 (mol)
Nhận xét: Theo sơ đồ: Fe2O3 thu được do sự chuyển hóa từ Fe và FexOy ban đầu.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng, ta có:
1

Số mol Fe2O3 tạo ra do sự chuyển hóa từ Fe là: n Fe 2 O3 = 2 nFe = 0,02 (mol)
Suy ra số mol Fe2O3 tạo ra do sự chuyển hóa từ FexOy là:
n = 0,11– 0,02 = 0,09 (mol)
Ta có khối lượng sắt trong FexOy là:
mFe = 0,09. 112= 10,08g
Suy ra khối lượng oxi trong FexOy là: mO = 13,92 – 10,08 = 3,84g
x:y =

10, 08 3,84
:
= 3: 4
56
16


Vậy công thức của sắt oxit là Fe3O4.
Chọn đáp án b.
Bài tập 3. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi. Chia X thành 2
phần bằng nhau:
Phần 1 hòa tan hết bằng dung dịch HCl được 3,36 lít H2 (đkc).
Phần 2 hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 được V lít NO (đkc).
Giá trị V là:
a/ 5,6
b/ 4,48
c/ 3,36
d/ 2,24
Nhận xét: Nếu học sinh giải theo cách viết phương trình và lập hệ thì cũng dài dòng
như đã trình bày ở trên. Cụ thể, học sinh gọi n, m, x, y lần lượt là hóa trị và số mol của
A, B. Sau đó phải viết 4 phương trình phản ứng. Hơn nữa, với bài tập này nếu học sinh
không biết cách giải thì sẽ thấy rối vì bài toán có đến 6 ẩn số mà chỉ đặt được 1 phương
trình. Với học sinh trung bình, sau khi đặt được phương trình các em sẽ không biết cách
biến đổi.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách giải đơn giản như sau: Theo định luật bảo
toàn điện tích, ta có các bán phản ứng khử sau:
2H + + 2e = H
Ở phần 1:
2
0,3 0,15
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

(mol)
NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.


Ở phần 2:

+5

+2

N + 3e = N

0,3 0,1
(mol)
+5
Ta có: Số e của H + nhận ở phần 1 bằng số e của N nhận ở phần 2
Suy ra số mol NO là:

nNO =

0,3
= 0,1
3

(mol)

Thể tích NO ở đkc là:
VNO = 0,1. 22,4 = 2,24 lít.
Chọn đáp án d.
Vậy so sánh 2 cách giải ta thấy cách giải 2 ngắn gọn, dễ hiểu và tiết kiệm thời gian
hơn.
Bài tập 4. Hòa tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung
dịch A. Cho 1,57g bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A khuấy đều. Sau khi các

phản ứng xảy hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chứa 2 muối. Ngâm B
trong dung dịch H2SO4 loãng không có khí thoát ra. Nồng độ % các muối trong D lần
lượt là:
a/ 21,3% và 37,8%
b/ 2,13% và 3,78%
c/ 2,06% và 3,66%
d/ Kết quả khác
Nhận xét: Nếu học sinh giải theo cách viết phương trình phản ứng và lập hệ thì học
sinh phải viết nhiều phương trình phản ứng. Tuy nhiên, ở bài tập này do chưa rõ số
mol của Zn, Al nên học sinh lúng túng không biết Al hết hay còn dư sau phản ứng với
AgNO3, Zn có tác dụng với AgNO3 hay không…nên việc lập hệ phương trình để giải
theo các phương trình phản ứng là không hoàn toàn đúng với thực tế. Ta có thể
hướng dẫn học sinh giải theo định luật bảo toàn điện tích.
Giải cụ thể như sau:
Số mol của Cu(NO3)2:
Số mol của AgNO3:

5, 64
= 0,03 (mol).
Cu(NO3 )2 =
188
1, 7
n
=
AgNO3 170 = 0,01 (mol).
n

Gọi x, y là số mol Al và Zn trong 1,57g hỗn hợp kim loại.
Ta có:
27x + 65y = 1,57

Các bán phản ứng oxi hóa Al và Zn là:
Al – 3e = Al3+
mol
x
3x
Zn – 2e = Zn2+
mol
y
2y
+
Các bán phản ứng khử ion Ag và Cu2+ là:
Ag+ + e = Ag
mol
0,01 0,01
Cu2+ + 2e = Cu
mol
0,03
0,06
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có :
3x + 2y = 0,01 + 0,06 = 0,07
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

(1)

(2)

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.


Giải hệ (1) và (2), ta được :
x = 0,01 và y = 0,02.
Khối lượng Al(NO3)3 là:
m Al(NO3 )3 = 0,01 . 213 = 2,13g
Khối lượng Zn(NO3)2 là :
m Zn(NO3 )2 = 0,02 .189 = 3,78g
Khối lượng Ag :
mAg = 0,01 .108 = 1,08g
Khối lượng Cu :
mCu = 0,03 . 64 = 1,92g
Khối lượng dung dịch D : mD = 101,43 + 1,57 – 1,08 – 1,92 = 100g
2,13
Vậy C % Al(NO3 )3 = 100 .100 = 2,13 %
3, 78
C % Zn(NO3 ) 2 = 100 .100 = 3,78%

Chọn đáp án b.
Bài tập 5. Hòa tan 75,9g hỗn hợp 2 muối MgCO 3 và RCO3 và 200ml dung dịch
H2SO4 loãng thấy có 2,24 lít (đkc) CO2 thoát ra, thu được dung dịch A và chất rắn B.
Cô cạn dung dịch A được 8g muối khan. Khối lượng (gam) B là:
a/ 83,9
b/ 79,5
c/ 85,5
d/ 71,5
Nhận xét: Với bài tập này đề cho không rõ ràng, học sinh không xác định được chất
rắn B có chứa những chất nào, có thể MgCO 3 và RCO3 còn dư, hoặc RSO4 tạo thành
là chất không tan hoặc cả hai, nên việc lập và giải hệ phương trình là rất khó khăn. Ta
có thể hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật
bảo toàn khối lượng.

Đặt công thức tương đương của 2 muối cacbonat là MCO3.
Phương trình phản ứng:
MCO3 + H2SO4 = MSO4 + CO2↑ + H2O
Số mol CO2:

n

2, 24
= 0,1 (mol)
22, 4
n
n
n
MCO3 = MSO4 = CO2 = 0,1

CO2 =

Theo phương trình, ta có:

Nhận thấy: 1 mol MCO3 phản ứng; 1 mol MSO4 tạo thành, khối lượng muối thu được
tăng thêm là: 96 – 60 = 36 (g).
Vậy 0,1 mol MCO3 phản ứng; 0,1 mol MSO4 tạo thành, khối lượng muối thu được
tăng thêm:
36. 0,1 = 3,6 (g).
Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
mmuối = 75,9 + 3,6 = 79,5 (g).
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, suy ra khối lượng chất rắn B là:
mB = 79,5 – 8 = 71,5 (g)
Chọn đáp án d.
Bài tập 6. Cho m gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl để

phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch B. Chia B làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 được cô cạn trực tiếp thu được m1 gam muối khan.
- Phần 2: sục khí Cl2 vào đến dư rồi mới cô cạn thì thu được m2 gam muối khan.
Cho biết m2 – m1 = 0,71 gam và trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol giữa FeO và Fe 2O3 là
1: 1.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

Hãy cho biết m có giá trị nào sau đây (gam):
a/ 4,64
b/ 9,28
c/ 5,6

d/ 4,94

Nhận xét: Vì nFeO : n Fe2O3 = 1: 1 nên xem cặp FeO và Fe2O3 là Fe3O4. Vậy hỗn hợp A
xem như chỉ gồm 1 chất là Fe3O4. Ta có phương trình phản ứng:
Fe3O4 + 8HCl = FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Dung dịch B gồm 2 muối FeCl2 và FeCl3.
Ở đây, ta nên hướng dẫn học sinh giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng. Ta
thấy ở phần 2 khi sục clo dư vào thì toàn bộ FeCl2 chuyển thành FeCl3.
Ta có: 1mol FeCl2 chuyển thành 1 mol FeCl3 khối lượng tăng thêm 35,5g. Vậy khi
0, 71

khối lưọng tăng thêm 0,71g thì số mol FeCl2 ở phần 2 là: 35,5 = 0,02 (mol).
Suy ra số mol FeCl2 trong dung dịch B là: 0,02.2 = 0,04.

Theo phương trình: n Fe3O4 = n FeCl2 = 0,04 (mol)
Vậy khối lượng của hỗn hợp A ban đầu là: mA = 0,04. 232 = 9,28 g.
Chọn đáp án b.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp nêu ở trên để giải bài tập
hóa học, chúng tôi nhận thấy các em học sinh giải bài tập nhanh và chính xác hơn.
Học sinh không còn lo lắng nhiều về việc sợ thiếu thời gian khi làm bài trắc nghiệm.
Qua kết quả của nhiều bài kiểm tra, chúng tôi thấy các em làm bài tốt hơn, đang quen
dần và có hứng thú với các bài tập trắc nghiệm. Giáo viên phải giúp học sinh nhận
thấy được đây là những phương pháp giải bài tập hóa học cần thiết, các em cần phải
biết vận dụng thành thạo; những phương pháp đó còn là cơ sở để các em làm bài tập
khó trong các đề tuyển sinh vào các trường.
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
Nội dung đề tài này đề cập đến các phương pháp cần thiết, có hiệu quả cao để giải
bài tập trắc nghiệm. Thiết nghĩ, các phương pháp đó nên được ứng dụng và phổ biến
đến học sinh, nhằm tạo cho các em thói quen áp dụng để giải bài tập đạt kết quả tốt.
Trong chương trình phổ thông, chúng ta có thể vận dụng vào các tiết luyện tập để giải
bài tập ở các chương Phản ứng oxi hóa khử, chương Điện li và nhất là phần Kim loại
ở chương trình hóa học 12.
Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn giúp các em học sinh tự tin hơn khi làm
bài thi, nhất là đối với việc thi trắc nghiệm. Thời gian để kiểm định tính hiệu quả
chưa được lâu, cũng như có thể còn nhiều vấn đề cần được nghiệp cứu thêm về đề tài.
Tôi xin trân trọng nhậnsự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và những ai quan
tâm đến đề tài này.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.


Ý Kiến Nhận Xét , Đánh Giá Của
TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………

Hội Đồng Khoa Học Cấp Trường
………………………………….
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
………………………………….
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

Hội Đồng Khoa Học Nghành
………………………………
……………………………...
………………………………
………………………………..
…………………………………
…………………………………
…………………………………

…………………………………

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016


Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

NĂM HỌC: 2015- 2016



×