Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói, nhân tố quảng cáo, nhân tố vị trí điểm bán tới hoạt động tiêu thụ của Công ty Unilever Việt Nam với sản phẩm OMO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.96 KB, 14 trang )

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói, nhân tố quảng cáo,
nhân tố vị trí điểm bán tới hoạt động tiêu thụ của dntm. Liên hệ tại cty Unilever Việt Nam với
sản phẩm OMO
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,cùng với mục tiêu phát triển kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa nước .Hoạt
động của doanh nghiệp thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân,gắn với xản
xuất và tiêu dùng,đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội,thúc đẩy sản xuất và các
lĩnh vực khác của nền kinh tế .Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng của một doanh nghiệp
là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh tế hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng.Một
doanh nghiệp hình thành và phát triển có nhiều phương án lựa chọn để phát triển.Tuy nhiên
muốn tiêu thụ được lượng hàng hóa của mình ra ngoài thị trường thì các nhân tố như:chất
lượng hàng hóa và bao gói,nhân tố quảng cáo,nhân tố vị trí điểm bán… nó gần như quyết định
chiến lược quan trọng về sự thành công của một doanh nghiệp.
Vì vậy,thông qua bài giảng bổ ích,nhiệt tình trực tiếp trên lớp của GV:Vương Thị Huệ ,và sự
góp ý đông đủ,tích cực của các thành viên nhóm 4 xin được trình bày một hệ thống kiến thức
về đề tài được phân công như sau:
Phần I :Cơ sở lý luận chung về sự ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao
gói,quảng cáo,vị trí điểm bán tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
1.Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hóa
a,Khái niệm
Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu
người tiêu dùng, lựa chọn xác lập kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến
hành quảng cáo các hoạt động xúc tiến và bán hàng cho khách hàng.
b,Vai trò
-Tiêu thụ hàng hóa thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng cho các nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
-Qua hoạt động bán hàng,doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần ,thu lợi nhuận,tạo dựng vị thế và
uy tín của mình trên thương trường.
-Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
2.Sự ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói,quảng cáo ,vị trí điểm


bán tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
a,Chất lượng hàng hóa và bao gói
Chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong
cạnh tranh . đâylà con đường doanh nghiệp thu hút khách và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất.


Bao bì cũng rất quan trọng.Vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó tạo ra sự thiện cảm cho người tiêu
dùng để từ đó họ đi đến quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.
b,
Quảng
cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị Ngày nay các
công cụ quảng cáo rất phong phú đa dạng Việc sử dụng chúng cũng rất tốn kém. Nhờ quảng
cáo tốt đã tăng được doanh số bán hàng và có những doanh nghiệp lớn cho tới hàng tỷ đôla
cho quảng cáo . nếu sử dụng có hiệu quả công cụ này. Ví dụ ở Hoa Kỳ chi phí cho quảng cáo
năm 1991 là 126,4 tỷ đôla.
Tuy vậy quảng cáo cũng có mặt trái: Quảng cáo quá mức sẽ làm chi phí quảng cáo tăng cao,
giảm lãi , thậm chí bị lỗ. Quảng cáo sai sự thật có thể làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh
hưởng lâu dài đến hoạt động tiêu thụ.
c, Vị trí điểm bán
Trong kinh doanh, nếu làm đúng thời cơ biết lựa chọn đúng đắn thời điểm kinh doanh và
quản lý kinh doanh tốt là cái đảm bảo vững chắc của sự đứng vững của doanh nghiệp. Những
khu vực đông dân cư, trên đường giao thông là những nơi có thể đặt địa điểm kinh doanh, vì
người dân thường có thói quen mua hàng ở gần nơi ở hay nơi làm việc, tiện đi lại để giảm bớt
chi phí tiền bạc và thời gian mua sắm.
PHẦN II. Thực trạng về về sự ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói,
quảng cáo, vị trí điểm bán tới hđ tiêu thụ của công ty Unilever Việt Nam
I.. )Khái quát chung về sx kinh doanh của cty Unilever vn.
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản
xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia

đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.
Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba
công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố
Hồ chí Minh và Công ty Best Food. Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm
nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế
về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành
những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam và cùng với nó công ty
Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam.
"Nguồn : Phòng marketing công ty Lever Việt Nam" Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2
triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận


bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì “ đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và
các hoạt động từ thiện.
II.. )Ảnh hưởng của chất lượng và bao gói, quảng cáo, vị trí điểm bán đến hoạt động tiêu
thụ của cty Unilever Việt Nam.( VD minh họa về sp OMO )
1. Ảnh hưởng của chất lượng bao gói tới hoạt độngt tiêu thụ của công ty Univeler Việt
Nam.
a) Chính sách thay đổi mẫu mã sản phẩm OMO
- Việc tạo bao bì là những hoạt động nhằm vẽ kiểu và sản xuất hộp đựng hay giấy gói cho một
sản phẩm. Bao bì có thể gồm hai đến ba lớp chất liệu, với OMO mỗi sản phẩm được đóng gói
trong các loại bao bì khác nhau:
+ Nước giặt OMO được đựng trong các chai nhựa.
+ Bột giặt OMO được đóng trong các gói nilon hay hộp giấy.
+ Bột giặt OMO 9kg được đóng trong thùng nhựa
Ngoài ra đối với nước giặt, OMO còn có loại túi có thể đổ vào chai nhựa đã sử dụng giúp
giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
Phía ngoài bao bì có in nhãn hiệu và những chi tiết nằm trên hoặc cùng với bao bì để mô tả
sản phẩm
- Bao gói sản phẩm có chức năng rất quan trọng, nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít

chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm
cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu. Mỗi sản phẩm phải chứng minh “nhan
sắc” của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích
thích người mua. “ Bao bì như một người bán hàng im lặng”, vì thế mà OMO rất chú trọng
đến bao bì của sản phẩm.
+ Chất liệu bao bì của OMO là nilon, chai nhựa giúp bảo quản sản phẩm trong suốt thời hạn
sử dụng và trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, OMO còn cho ra mắt loại bao bì hộp giấy
bảo vệ môi trường. Một cải tiến mới đáng ghi nhận, mà có thể làm hài lòng các bà nội trợ đó
là: không cần cắt bao bì mà có thể dễ dàng xe bằng tay để sử dụng.
+ Bao bì của OMO rất sặc sỡ, nổi bật và bắt mắt. Màu sắc truyền thống của OMO là đỏ, trắng,
xanh dương đậm. Nhãn hàng OMO tung ra thị trường mẫu bao bì áp dụng cho tất cả các sản
phẩm thuộc dòng thông dụng ở các loại trọng lượng. Tất cả được thiết kế theo phong cách mới


lạ, hài hòa, thân thiện, gần gũi và sống động hơn. Nhờ vậy mà sản phẩm có tính cạnh tranh
cao hơn, hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
+ Bao bì của OMO còn thể hiện nhiều thông tin như: thành phần, hướng dẫn sử dụng, nhà sản
xuất, hạn sử dụng… đó là những thông tin quan trọng mà khách hàng luôn muốn tìm hiểu
trước khi đưa ra quyết định mua.
- OMO đã không ngần ngại khi đổ chi phí đầu tư vào bao bì. Dù sau chiến dịch này, họ có thể
mất lợi về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến thương
hiệu nhiều hơn.
b) So sánh mẫu mã, chất lượng sản phẩm OMO với các thương hiệu khác.
Nếu bạn để ý sẽ thấy bao bì của các sản phẩm nước ngoài khá đơn giản với màu dễ nhận biết
bởi cách phối màu sắc khá hài hòa, cũng như thông điệp rõ ràng mà nó truyền tải trên các gói
sản phẩm của nó. Các sản phẩm này còn làm rất tốt việc đưa hình ảnh đặc trưng lên sản phẩm
của họ và khi người tiêu dùng nhìn thấy hình ảnh màu sắc đó thì sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm
đó dù ta có thể che tên sản phẩm đi. Và sản phẩm OMO cũng làm được như vậy. Chúng ta sẽ
thấy màu đỏ của sản phẩm bột giặt thông thường cùng với màu xanh lam rất đặc trưng của sản
phẩm bột giặt chuyên dùng và những vệt tượng trưng cho các vết bẩn trên mẫu gói sản phẩm

cùng với thông điệp ngắn và rõ ràng trên bao bì sản phẩm chúng ta sẽ nhận biết được ngay đó
là OMO. Chúng ta cũng có thể nhận ra Tide khi nhìn những sản phẩm có màu cam và có các
nhãn hàng thêm vào đó là hình ảnh cỏ hoa khi sản phẩm được miêu tả là có hương của nước
xả vải. Một số loại sản phẩm bao bì đơn giản không màu sắc và cũng không bắt mắt vì hầu
như người tiêu dùng không tìm được ý nhà sản xuất muốn truyền tải đến người tiêu dùng, hơn
nữa logo của sản phẩm cũng không được chăm chút nên chúng ta sẽ không thấy logo hoặc
logo gây khó hiểu. Mẫu sản phẩm bột giặt Lix của Việt Nam là một trong những loại bột giặt
theo kiểu này, sản phẩm sử dụng màu trắng là màu ít được chú ý và chúng ta sẽ không thấy
được ý tưởng hay thông điệp mà sản phẩm muốn đem đến cho khách hàng ở trên bao bì sản
phẩm. Một kiểu khác là màu sắc lòe loẹt nhưng ta lại cảm thấy sự cũ kĩ trong việc đóng gói
các sản phẩm. Nếu bạn nhìn vào những gói bột giặt Net chẳng hạn bạn sẽ thấy nó có quá
nhiều chữ trên sản phẩm và vì lí do vận chuyển hay gì đó mà ta thấy gói sản phẩm bị nhàu chứ
không phải phẳng phiu do đó gây phản cảm cho người tiêu dùng.
c) Kết quả kinh doanh của công ty về tiêu thụ OMO
Với tỉ lệ người sử dụng OMO đạt 57% thì OMO là sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn
nhiều nhất. Tiếp theo là đến Surf 17%, Viso 9% và Tide 7%, còn lại các loại bột giặt Việt Nam
có tỷ lệ khá khiêm tốn. Với chất lượng vượt trội và kiểu dáng mẫu mã phong phú để người


tiêu dùng lựa chọn thì OMO hiện nay xứng đáng là sản phẩm dẫn đầu trong thị trường bột
giặt.
Sản lượng và doanh thu
Năm

2008

2009

Sản lượng
( Sản phẩm)

Doanh thu
(Tỉ)

1.699.428.000

2.030.816.460

2010
( 6 tháng đầu năm)
2.422.857.143

14,87

17,8

21,2

SLTB: 2.051.033.868
d) Đánh giá của khách hàng về sản phẩm OMO
OMO đã đáp ứng tốt được phần nào mong muốn của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Một
sản phẩm muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người
tiêu dùng không phải dễ. Song, OMO đã làm được điều đấy. Và giờ đây, sản phẩm này đã,
đang và sẽ càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Người tiêu dùng ngày càng hứng thú với nhiều sự lựa chọn từ OMO như: OMO tẩy trắng,
OMO hương ngàn hoa, OMO matic dùng cho máy giặt…
Hiện tại, OMO luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

2.. Ảnh hưởng của nhân tố Quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ của cty unilever việt nam
Quảng cáo là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và đối
với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bột giặt nói riêng.

2.1 Chiến dịch quảng cáo của OMO và những kết quả đem lại:
Cuối năm 1995, khi OMO mới được đưa vào thị trường Việt Nam, Unilever dùng các mẩu
quảng cáo nêu bật tính năkng tẩy rửa “dội bom” các phương tiện truyền thông để người tiêu
dùng phải nhớ đến sản phẩm của mình. Theo một số liệu thống kê cho thấy nhờ hoạt động
quảng cáo với tần suất dày đặc trên các phương tiện truyền thông đặc biệt trên các khung giờ
vàng của các kênh truyền hình mà số lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm bột giặt OMO


đã tăng lên một cách đáng kể.

Trong giai đoạn mới đưa sản phẩm vào thị trường với khẩu hiệu quảng cáo: “OMO-chuyên
gia giặt tẩy vết bẩn” kèm theo đó là những clip với hình ảnh các chuyên gia với những lời
khuyên và những nhận xét tích cực về sản phẩm nhằm làm nổi bật tính năng giặt tẩy của lọai
bột giặt này. Lấy hình ảnh các chuyên gia nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn và thuyết phục
cao đối với người tiêu dùng về sản phẩm. Kết quả là chiến dịch này đã làm nổi bật tính năng
của sản phẩm và tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng về thương hiệu OMO. Với những nỗ
lực không ngừng nghỉ đó sau 20 năm thâm nhập thị trường bột giặt Việt Nam OMO đã giành
được 80% thị phần bột giặt trong nước và khẳng định được chất lượng vượt trội so với các
sản phẩm bột giặt khác như Suft, Tide, Vì dân… Khi nhãn hiệu Tide của P&G chính thức bước
vào thị trường thì cuộc đua giành vị trí cao nhất trong mắt người tiêu dùng mới bắt đầu tới hồi
gay cấn.Cả hai công ty đều nhận thấy được rằng, con đường ngắn nhất để “lấy lòng” người
tiêu dùng là thông qua quảng cáo. OMO lúc này tự định vị mình là “trắng sạch” với slogan :
“OMO- chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”.Chiến lược định vị này rất thành công, khi nghĩ tới OMO
người ta nghĩ ngay đến “trắng sạch”.Còn Tide thì nhanh chóng nêu bật tính năng “không hại
da tay”.Tuy nhiên, OMO vẫn giành được phần thắng do người tiêu dùng đã quen dùng sản
phẩm hơn.

Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của Omo với chiến
lược marketing hướng về cộng đồng với slogan “Ngại gì vết bẩn” – “Dirt is Good” cũng



chính nhờ vậy mà OMO đã thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand
manager của OMO cho biết: “OMO được định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và
phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của OMO đều hướng đến mục tiêu định vị này”.
Trong giai đoạn này mỗi thước phim quảng cáo của OMO đều hướng tới các giá trị nhân văn
sâu sắc và đầy ý nghĩa. Đồng thời OMO đã đưa ra hàng loạt chương trình hướng đến mục tiêu
nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “OMO áo trắng ngời sáng
tương lai”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường
học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã
thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và OMO nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với
khách hàng. Điển hình là chiến dịch “Tết làm điều phúc sung túc cả năm” – một thành công
ngoài sức mong đợi của OMO – đã giành giải thưởng Asian Marketing Effectiveness Awards
2007.
Chiến dịch này được thể hiện rất rõ trong nội dung các clip quảng cáo của OMO trong dịp Tết.
clip quảng cáo khiến người xem không khỏi xúc động như Hội Tết OMO( Tết Giáp Ngọ 2014)
với những trò chơi bổ ích gắn liền với các phong tục truyền thống trong dịp Tết của dân tộc
qua đó chuyển tải thông điệp “Yêu thêm giá trị Tết, lấm bẩn lại càng hay”.
Trong các công cụ truyền thông đại chúng, quảng cáo đóng vai trò cốt yếu cho việc xây dựng
và củng cố những thuộc tính thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Mục tiêu quảng cáo
của OMO là thuyết phục người tiêu dùng về:
(1) thông điệp “Bẩn là một phần tích cực của cuộc sống”, (2) tin vào sự “vượt trội so với
các sản phẩm khác” của OMO
(3) thuộc tính“Giặt sạch quần áo một cách triệt để”. Trong đó, thuộc tính căn bản nhất
nhưng cũng quan trọng nhất đối với quyết định mua là khả năng “Giặt sạch quần áo một
cách triệt để”.
Quảng cáo là một phương tiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nếu không hiểu rõ về văn
hóa thì những thông điệp từ những hoạt động quảng cáo đưa tới khách hàng dễ bị hiểu nhầm
do đó không những không thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mà ngược lại còn dẫn tới thất bại. Và
những hoạt động quảng cáo của Unilever cũng không nằm ngoài sự chi phối đó. Bước đầu khi
đưa ra chiến dịch này vào thị trường châu Á Unilever gặp không ít thử thách do tại các nước

châu Á bẩn là một thú không tốt, bẩn đi đôi với nghèo đói, bệnh tật thì việc OMO đưa ra chiến
dịch với tên gọi “bẩn là tốt” là điều dường như không thể. Tuy nhiên sau một thời gian tìm


hiểu và nắm bắt tâm lí muốn con mình có cơ hội tốt nhất để khám phá và học hỏi những bài
học quý báu từ cuộc sống của khách hàng những quảng cáo của OMO đã tập trung vào lợi ích
sâu xa mà vết bẩn đem lại. Chiến dịch được quảng bá tới người tiêu dùng thông qua các kênh
quảng cáo truyền thống như: ti vi, báo, … và online. Đặc biệt OMO đã tổ chức các hoạt động
PR quy mô toàn quốc nhằm mục đích mang những hiệu ứng tích cực đến cuộc sống. Với mức
đầu

về
tài
chính
không
hề
nhỏ:

sau 6
năm tung chiến dịch khắp các mặt trận Châu Á, thương hiệu vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách
thần kì:
Doanh số bán hàng tại Châu Á tăng gấp 10 lần. (Nguồn: Tổng kết doanh số bán hàng
từ Unilever)
Trở thành thương hiệu hàng đầu tại các nước Châu Á, với thị phần chiếm đến 70%.
(Nguồn: Dữ liệu báo cáo doanh số từ Nielsen)
Sự trung thành nhãn hiệu đã tăng vượt mức trung bình thị trường 30% kể từ lúc tung
sản phẩm.(Nguồn: Sức khoẻ & Đặc tính Thương hiệu của Millward Brown)Tăng trưởng vững
chắc về Sự trung thành Thương hiệu

Số liệu brand Bonding giai đoạn 2008 so với 2011 – Nguồn : Millward Brown tracking



Theo báo cáo Brand Dynamics của Millward Brown, tại Việt Nam, tỉ lệ Brand Bonding tăng
trưởng từ 66% đến 74%, tại Indonesia từ 38% đến 52%, và tại Ấn Độ từ 22% đến 24%. Khu
vực Châu Á nói chung – với mục tiêu tăng trưởng đặt ra chỉ từ 10 đến 15% - đã “hóa rồng”
với sự tăng trưởng trung bình thần tốc cho một nhãn hàng lên đến 30%.
Tăng trưởng bền vững ở thuộc tính “Bẩn là Tốt” (thay đổi thái độ và cách nghĩ)

% đồng ý “ Bẩn là một phần tích cực của cuộc sống” –Nguồn : Millward Brown tracking.
Điểm số của thuộc tính “Tin rằng lấm bẩn là một phần tích cực của cuộc sống” đã liên tục cải
thiện, điều đó cho thấy niềm tin vào triết lý thương hiệu OMO trở nên mạnh mẽ hơn hằng
năm.
Tuỳ vào mỗi thị trường, có đến 60-80% người tiêu dùng mục tiêu đồng ý với nhận định này.
Mục tiêu ban đầu là yêu cầu 2/10 phụ nữ được khảo sát đồng ý với nhận định trên, nhưng bất
ngờ là con số kết quả vượt xa cả dự kiến, 6 – 8/10 những người phụ nữ trong hầu hết các thị
trường mục tiêu đồng ý với kết quả đó.
Tăng trưởng bền vững ở các thuộc tính liên quan đến “giặt sạch” (lợi ích lý tính)


Điểm số thuộc tính “ Giặt sạch một cách triệt để” - Nguồn : Millward Brown tracking.
Nhìn vào số liệu có thể thấy OMO đã gặt hái được điểm số của thuộc tính “giặt sạch một
cách triệt để” cao hơn rất nhiều lần so với đối thủ cạnh tranh và với trung bình ngành. Hơn
thế, chiến dịch còn xây dựng được sự gắn kết mạnh mẽ, đầy cảm xúc với người tiêu dùng và
tăng trưởng thị phần như là một kết quả tất yếu.
“Dirt is Good” thực sự là một chiến dịch mang đầy cảm xúc trong một thị trường hàng tiêu
dùng nhanh cạnh tranh bốc lửa, nơi mà những quảng cáo trước đó chỉ toàn là những hình ảnh
“nguyên tử / năng lượng giặt sạch” trong phòng thí nghiệm. Tuy vậy, quảng cáo không chỉ là
việc đưa ra các kết quả khoa học, lợi ích lý tính mà đó còn là việc chia sẻ những thông điệp ấn
tượng, thấu hiểu được người tiêu dùng và truyền tải cho họ những giá trị cảm tính. Có thể nói
sau nhiều năm nỗ lực OMO đã thực sự có một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng không chỉ

ở chất lượng của sản phẩm mà còn ở trong tâm lý. Câu slogan “Trẻ học điều hay, ngại gì vết
bẩn” đã trở thành câu nói quá quen thuộc mỗi khi nhắc đến OMO và OMO “Dirt is Good” giờ
đã là thương hiệu giặt tẩy lớn nhất tại Việt Nam và các nước Châu Á.
2.2 Những ưu điểm và hạn chế trong các quảng cáo của OMO:
- Ưu điểm: Điểm nổi bật trong các clip quảng cáo của bột giặt OMO mà chúng ta có thể nhận
thấy hình ảnh sinh động, màu sắc bắt mắt. Đặc biệt là những clip được xây dựng với nội dung
không chỉ nêu bật tính năng vượt trội của sản phẩm mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc phù
hợp với nền văn hóa mỗi quốc gia. Chính điều này đã đem lại thành công cho Unilever nói
chung và sản phẩm bột giặt OMO nói riêng trên thị trường Việt Nam.


- Hạn chế: Mặc dù được đánh giá cao bởi những ý tưởng quảng cáo hấp dẫn người xem về
hình ảnh, âm thanh, thông điệp ý nghĩa tuy nhiên không ít lần OMO đã đưa ra những chương
trình quảng cáo gây nhiều tranh cãi đối với người tiêu dùng. Tiêu biểu là sự kiện quảng bá
dòng sản phẩm “OMO an toàn” với việc giặt chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động
quân khu 7. Đây là một chương trình hoành tráng, tốn kém nhưng không nhận được sự quan
tâm như mong đợi của công chúng bởi sự phi thực tế của hoạt động này. Ngay sau đó Unilever
đã tự cứu mình bằng cách cắt chiếc áo khổng lồ đó ra may áo tặng trẻ em nghèo. Đây là bài
học cho Unilever cũng như các doanh nghiệp khác trong việc cân nhắc các yếu tố văn hóa khi
tổ chức một hoạt động quảng cáo.
Chiến dịch “Dirt is Good” là chiến dịch quảng cáo rầm rộ của OMO với đối tượng khách hàng
là các bà mẹ, các bậc phụ huynh với mục đích thuyết phục họ tin tưởng và sử dụng sản phẩm
bột giặt OMO tuy nhiên quảng cáo này sử dụng trẻ em làm nhân vật quảng cáo, do đó dù ít
hay nhiều cũng thu hút các bé xem và kích thích trẻ em làm theo, chơi những trò nghịch bẩn
như các em bé trong quảng cáo. Như đã nhắc tới ở trên chơi đùa, thỏa sức vui chơi tổ chức các
hoạt động mang tính gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện tư duy, song bùn
đất bẩn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhất là các trẻ có hệ miễn dịch kém.
Bên cạnh các hoạt động như giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm,…thì muốn duy trì
hoạt động tiêu thụ hàng hóa hiện nay các doanh nghiệp không thể không đầu tư cho hoạt động
quảng cáo. Nắm bắt được xu hướng đó Unilever đã tiến hành tốt các chương trình quảng cáo

nhằm quảng bá các sản phẩm của mình nói chung và bột giặt OMO nói riêng tới người tiêu
dùng. Qua đó không những đưa hình ảnh sản phẩm OMO tới khách hàng một cách nhanh
chóng mà còn tạo được những ấn tượng riêng biệt với khách hàng trong vô số các thương hiệu
bột giặt cùng loại. Chính nhờ các chương trình quảng cáo với mức đầu tư lớn về cả tài chính
cũng như sự sáng tạo chỉ trong một thời gian gia nhập sản phẩm bột giặt OMO đã và đang trở
thành sản phẩm bột giặt được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhiều nhất trong suốt thời
gian qua.
3 ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐIỂM BÁN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA
UNILEVR VIỆT NAM
Chính sách phân phối sản phẩm OMO của công ty
UNILEVR vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị,phân phối trên toàn
quốc,bao quát hơn là 100.000 địa điểm. Các sản phẩm của công ty được biết đến rộng khắp
trên phạm vi cả nước và các chi nhánh, đại lý phân phối bán buôn, bán lẻ mọc lên nhanh
chóng với tốc độ thật đáng kinh ngạc. Nếu năm 1996 khi công ty chỉ có khoảng hơn 30. 000
đại lý phân phối cả bán buôn lẫn bán lẻ trên khắp cả nước thì chỉ trong vòng 5 năm con số này


đã tăng gần gấp 5 lần đạt tới con số 150.000 đơn vị đại lý phân phối, hình thành nên một mạng
lưới phân bố rộng khắp trên phạm vi quốc gia.
Unilever đã đưa khái niệm bán lẻ trực tuyến,sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng
bán lẻ theo tuyến,những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn đặt hàng mới,giao hàng cấp
tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.Các điểm bán lẻ được cung cấp tủ trưng bày hàng năm sử
dụng tối đa không gian cho cửa hàng của họ và tính bắt mắt của sản phẩm.Ngoài ra,công ty
còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay phương tiện đi lại, đào tạo và
quản lý tổ chức bán hàng.Do vậy ta càng thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân
phối,tạo điều kiện cho công ty bán đượ nhiều hàng và thu lại nhiều lợi nhuận lớn.
OMO là hàng hóa tiêu dùng cá nhân do vậy kênh phân phối sản phẩm cũng có sự khác
biệt so với các mặt hàng khác.
Thứ nhất là:là một kênh trực tiếp từ người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng.Các loại hình thông tin đại chúng bao gồm cả truyền hình,internet,phát thanh,báo

chí,…càng phổ biến hơn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiêu dùng của người dân.Chính vì
vậy,công ty đã sử dụng lực lượng bán hàng tận nhà,bán hàng qua thư, đặ hàng qua thư,qua
website,face book….Các hình thức này cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm mà không
cần gặp trực tiếp người bán
*Ưu điểm:
• Thông tin rộng rãi được nhiều người biết đến.
• Tiết kiệm thời gian tìm kiếm và đi lại khi mua sắm sản phẩm
Thông tin về sản phẩm được cung cấp miễn phí và rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng nên người tiêu dùng có thể biết được và lựa chọn hàng hóa theo sở thích của mình.
*Nhược điểm:





Tốn nhiều chi phí cho nhân viên giao hàng.
Thông qua internet có thể bị một số đối tượng xấu xâm nhập.
Khách hàng có thể mua sản phẩm không đúng như yêu cầu của mình.
Kiểu phân phối này sẽ luôn bị động và phụ thuộc và nhu cầu người tiêu dùng ,vì không
chủ động giao hàng nên họ nhà cung cấp sẽ mất đi 1 phần chi phí cơ hội và việc giao hàng
cho khách cũng mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém.

Thứ hai là: Thông qua các kênh gián tiếp bởi các trung gian nằm giữa nhà sản xuất và tiêu
dùng:Nhà sản xuất- nhà bán buôn-nhà bán lẻ-người tiêu dùng
Kênh phân phối này hướng đến người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ với số lượng nhỏ nhưng
thường xuyên


*Ưu điểm:
• Thỏa mãn nhu cầu lựa chọn mặt hàng ưa thích nhất Cho người tiêu dùng.

• Đáp ứng nhu cầu lựa chọn ngay lập tức:khi cần,người tiêu dùng có thể ra các cửa hàng bán
lẻ,bán buôn, mua và chọn thoải mái hàng hóa theo ý thích.
• Khách hàng có thể chủ động mua sắm nên sẽ chủ động được thời gian mua hàng của mình.
• Chuyên môn hóa kênh phân phối sản phẩm.
• Cung cấp sản phẩm thường xuyên hơn.
*Nhược điểm:
• Số lượng sản phẩm được tiêu thụ nhỏ.
• Khi người tiêu dùng cần số lượng hàng hóa lớn,các cửa hàng bán lẻ không đủ hàng.
=> Công ty này không thể thuê các hệ thống điểm bán mà thông qua hệ thống đại lí bán
buôn,bán lẻ.
Nhận xét sự tác động của nhân tố vị trí điểm bán đến việc tiêu thụ hàng hóa omo :
Trong kinh doanh, biết lựa chọn đúng đắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt
là cái đảm bảo vững chắc cho sự đứng vững của doanh nghiệp.. Tuy nhiên, tùy theo tình hình
thu nhập, sở thích, tuổi tác... của từng người mà có những thói quen và hành vi mua sắm khác
nhau. Nếu thu nhập thấp thì người tiêu dùng quan tâm đặc biệt đến giá cả. Vậy nên yếu tố chất
lượng bị đặt thấp hơn chứ không hẳn là không quan tâm. Ngược lại người có thu nhập cao họ
quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả. Thường thì những người có thu nhập thấp sống ở nông
thôn hay những gia đình ít người thường mua ít , số lượng nhỏ (gói nhỏ) nhưng thường xuyên
( vì bột giặt là sản phẩm thiết yếu). Họ thường chọn các địa điểm gần gũi, truyền thống, giá rẻ,
dễ tìm: chợ, tạp hóa. Những người có thu nhập cao thường tìm đến siêu thị, các đại lý bán
buôn, bán lẻ (tuy nhiên cũng không ít người mua ở chợ và tạp hóa hoặc ở gần nơi làm việc vì
địa điểm thuận lợi, nhanh chóng). Vậy nên chợ và tạp hóa vẫn là nơi phân phối nhiều nhất, là
nơi được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Người mua khối lượng lớn, nhất là sản phẩm dùng
riêng cho máy giặt, họ thường mua ở siêu thị, đại lý. Qua đó ta thấy sản phẩm OMO rất thích
hợp với hình thức bán lẻ, công ty Unilever Việt Nam đã phát triển được điểm mạnh đó vì thế
nên đã tạo được sự vững chắc trong môi trường cạnh tranh của thị trường hiện nay, đáp ứng
nhu cầu mua hàng hóa của người tiêu dùng tiết kiệm tối đa thời gian cần thiết khi mua hàng
của họ, và lượng hàng hóa được tiêu thụ thường xuyên nên thu lại được nhiều lợi nhuận.
Kết luận :
Qua bài thảo luận chúng ta đúc kết ra được kết luận rằng

“Có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tiêu thụ hàng hóa cùng một lúc
chúng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nhau, mức độ và tác động của mỗi nhân tố
cũng không giống nhau. Các nhân tố như: Chất lượng hàng hóa và bao gói; vị trí điểm bán;


quảng cáo…nếu doanh nghiệp kết hợp các nhân tố và sử dụng hiệu quả thì doanh thu sẽ tăng
rất nhanh, thu được nhiều lợi nhuận ngược lại doanh nghiệp thương mại không cân nhắc kĩ
lưỡng mà sử dụng theo cảm tính sẽ dẫn tới đẩy chí phí lên quá cao so với doanh thu, doanh thu
không
đủ

đắp
chi
phí=>
thua
lỗ
=>
sụp
đổ
Do đó, trong việc nhận thức và đánh giá tác động của chúng cần có cái nhìn khoa học và tổng
thể

Và công ty Unilever Việt Nam đã biết sử dụng kết hợp các yếu tố trên một cách hiệu quả nên
sản phẩm của công ty được phân phối rộng khắp; rộng rãi và chiếm được long tin của nhiều
người tiêu dùng. Điều này có thể coi là thành công của công ty khi sử dụng linh hoạt các nhân
tố ảnh hưởng đến tiêu thu hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Nguồn : Millward Brown tracking.
- Nguồn: Sức khoẻ & Đặc tính Thương hiệu của Millward Brown.

- Nguồn: Tổng kết doanh số bán hàng từ Unilever.
-Nguồn kết quả điều tra phỏng vấn.
- Giới thiệu về Unilever Việtt Nam.
-Cuộc chiến thương hiệu giữa Unilever và P&G.
- Luận văn tốt nghiệp: Báo cáo về cty Unilever Việt Nam.



×