Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đồ án công nghệ CADCAMCNC DHBK Đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 63 trang )

Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------Khoa: Cơ khí
Bộ môn: Chế tạo máy

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC

Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Thạch
Lớp:

13CDT1

Ngành:

Kỹ thuật Cơ – Điện tử

Khóa: 2013

1. Tên đề tài:
Thiết kế: “Chi tiết đế của dụng cụ kẹp góc vuông”
2. Số liệu ban đầu:

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
A. Giới thiệu và phân tích đặc điểm kỹ thuật của nhiệm vụ thiết kế.


B. Phân tích chi tiết gia công
-

Phân tích và quy định yêu cầu kỹ thuật đối với chi tiết chế tạo

-

Xác định dạng sản xuất phù hợp với gia công CNC

C. Thiết kế chế tạo
-

Chọn phôi

-

Thiết lập quy trình công nghệ

D. Thiết kế chế tạo với PTC Creo 3.0
-

Mô phỏng gia công chi tiết trên máy CNC

-

Chương trình gia công CNC

E. Kết luận
-


Nhận xét

-

Tài liệu tham khảo

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 1 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

4. Các bản vẽ và đồ thị( ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước các bản vẽ):
-

Bản vẽ chế tạo chi tiết (1A4)

-

Bản vẽ quy trình gia công (1A0)

-

1 đĩa ghi

5. Cán bộ hướng dẫn:
Phần: Toàn bộ


Họ và tên cán bộ:

Bùi trương Vỹ

6. Ngày giao nhiệm vụ
7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
Thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm 2017

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

CÁN BỘ HUỚNG DẪN
( Ký, ghi rõ họ tên)

( Ký, ghi rõ họ tên)

Bùi trương Vỹ

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 2 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC


GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội ngày nay, công nghiệp nói chung và thiết kế cơ khí nói riêng đóng
một vai trò hết sức quan trọng.Việc sử dụng các hệ thống máy móc để thay thế cho con
người trong công nghiệp ngày càng phổ biến và hiện đại . Do đó, mỗi sinh viên cần tích
cực học tập, nghiên cứu để làm chủ được công nghệ. Đối với sinh viên khoa Cơ Khí
nói chung và sinh viên Cơ Điện Tử nói riêng thì càng đòi hỏi có những kiến thức sâu
rộng về công nghệ CAD/CAM/CNC cũng như những hiểu biết về thực tế.
Đồ án môn học là một phần không thể thiếu trong quá trình học, giúp sinh viên
có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế nhiều hơn. Qua đó làm tăng khả năng
sáng tạo đồng thời tạo cho sinh viên sự hứng thú trong học tập. Đồ án công nghệ
CAD/CAM/CNC là một đồ án rất quan trọng với sinh viên Cơ Điện Tử, qua việc thực
hiện đồ án sinh viên sẽ đúc kết được nhiều kiến thức quý giá và nắm được lí thuyết đã
học một cách chắc chắn hơn.
Đề tài thiết kế của em là “Thiết kế chi tiết đế của dụng cụ kẹp góc vuông”. Đồ án
gồm 4 phần:
PHẦN I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG XUẤT PHÁT TỪ BẢN VẼ LẮP
PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
PHẦN III: MÔ PHỎNG TRÊN CREO 3.0 VÀ LẬP TRÌNH
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Bùi Trương Vỹ cùng với những
kiến thức đã được học trước đó và qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu em đà hoàn thành
đồ án được giao.
Dù đã cố gắng rất nhiều song kiến thức còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo
chưa nhiều cùng thời gian thực hiện ngắn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 11 năm 2017
Sinh viên thực hiện


Phạm Ngọc Thạch

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 3 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

MỤC LỤC
PHẦN I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG XUẤT PHÁT TỪ BẢN VẼ LẮP ... - 5 1.1. Lựa chọn chi tiết............................................................................................... - 5 1.2. Phân tích kỹ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết: ...................................... - 6 1.2.1. Điều kiện làm việc ..................................................................................... - 7 1.2.2. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật ................................................................... - 7 1.2.3. Vật liệu và cơ tính yêu cầu ........................................................................ - 7 1.3. Thiết kế chi tiết trên phần mềm mô phỏng ...................................................... - 7 1.4. Xác định dạng sản xuất phù hợp với gia công CNC: ..................................... - 11 PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ................................................................... - 13 2.1. Chọn phôi và đồ gá khi gia công.................................................................... - 13 2.2. Lựa chọn máy và nêu các thông số kỹ thuật của máy.................................... - 13 2.3. Quy trình công nghệ:...................................................................................... - 16 2.3.1 Sơ đồ gá đặt và định vị ............................................................................. - 16 2.3.2 Nguyên công và bước: .............................................................................. - 16 2.4. Tính toán và lựa chọn thông số công nghệ cho các bước của nguyên công .. - 19 2.4.1. Nguyên công 1 ......................................................................................... - 19 2.4.2. Nguyên công 2 ......................................................................................... - 23 PHẦN III: MÔ PHỎNG TRÊN CREO 3.0 VÀ LẬP TRÌNH ................................. - 43 3.1. Mô phỏng gia công trên creo 3.0 ................................................................... - 43 3.1.1 Nguyên công 1: ......................................................................................... - 46 3.1.1 Nguyên công 2: ......................................................................................... - 49 3.2. Tạo file lập trình để đưa vào máy CNC ......................................................... - 60 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... - 62 4.1. Kết luận: ......................................................................................................... - 62 4.2. Đề nghị: .......................................................................................................... - 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ - 63 -

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 4 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

PHẦN I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG XUẤT PHÁT
TỪ BẢN VẼ LẮP
1.1. Lựa chọn chi tiết
Các chi tiết gia công trên máy CNC thường đạt độ chính xác và độ nhám bề mặt
cao, do đó cần chọn chi tiết phù hợp để tận dụng khả năng của máy CNC. Có thể lựa
chọn các chi tiết có đặc điểm như sau:

- Chi tiết là một bộ phận chính của các khuôn dập, khuôn dập vuốt, khuôn đúc, khuôn
ép,... để tạo ra các sản phẩm nhựa, composite hoặc các sản phẩm cơ khí,...
- Chi tiết có hình dạng bề mặt phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao như: Turbin thủy
lực, khí nén, chân vịt tàu thủy,....
- Chi tiết yêu cầu độ chính xác và độ bóng bề mặt cao, yêu cầu phải tích hợp nhiều
bước công nghệ trên một nguyên công khi thực hiện gia công chế tạo.
Trong khuôn khổ đồ án này em sẽ chọn chi tiết gia công là đế của dụng cụ kẹp
góc vuông. Chi tiết không quá phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi độ chính xác để có thể sử
dụng được, thích hợp để lựa chọn cho đồ án. Cùng với đó, việc đưa một chi tiết có sẵn
trong thực tế vào mô phỏng và lập quy trình gia công giúp em học hỏi được nhiều hơn.

H1.1: Dụng cụ kẹp góc vuông

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 5 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

1.2. Phân tích kỹ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết:

H1.2: Bản vẽ chế tạo chi tiết
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 6 -



Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

1.2.1. Điều kiện làm việc
- Chi tiết làm việc trong điều kiện bình thường, không phải chịu tác động của nhiệt
độ hay ma sát.
- Không chịu va đập hay lực ép.
1.2.2. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật
Đối với chi tiết:
• Không đòi hỏi độ chính xác quá cao do chỉ cố định góc vuông để gia công
cho các thanh gỗ hay thanh kim loại
• Bề mặt chi tiết không yêu cầu độ nhám do không trượt hay lắp vào bề mặt
khác.
• Gia công lỗ ren và lỗ lắp trục cần độ chính xác tương đối để lắp ghép
• Có tuổi thọ cao.
Đối với lỗ Ф8: là bề mặt lắp ghép của chi tiết đế với chi tiết khác
• Yêu cầu : Lỗ phải định tâm tốt.
• Lỗ có cấp chính xác kích thước là cấp 7.
• Kích thước lỗ là Ф8+0,0015 (bảng 2-8; 61; [3]).
1.2.3. Vật liệu và cơ tính yêu cầu
Từ tính năng của chi tiết ta thấy yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe nhất là về
mặt cơ tính, tuy nhiên vật liệu chế tạo ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của chi tiết
sau này nên cần có một số yêu cầu tối thiểu như:
- Vật liệu chịu được nhiệt độ, ít biến dạng khi bị va đập hay nhiệt độ.
- Đảm bảo gia công tốt.
- Giá thành rẻ và dễ tìm.
Có nhiều loại vật liệu có thể đáp ứng được yêu cầu trên nhưng xét trên nhiều khía
cạnh đặc biệt là giá thành ta có thể chọn vật liệu gia công là thép C45 vì dễ gia công và
rẻ cũng như đảm bảo được các yêu cầu về cơ tính cho chi tiết.


1.3. Thiết kế chi tiết trên phần mềm mô phỏng
Chọn phần mềm PTC Creo 3.0 để thiết khế chi tiết cũng như lập trình gia công.
Phần mềm PTC Creo 3.0 là phần mềm mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC , tập hợp
đầy đủ các tính năng thiết kế, lắp ráp, lập trình gia công và cả mô phỏng quá trình gia
công. Là giải pháp CAD/CAM/ CAE toàn diện, PTC Creo 3.0 phù hợp cho ngành công
nghiệp thiết kế cơ khí chế tạo, gia công khuôn mẫu. Nhờ sử dụng chung một cơ sở dữ
liệu từ lúc thiết kế sản phẩm, thiết kế cơ khí đến việc chế tạo khuôn, tách khuôn và lập
trình gia công CNC 3-5 trục, PTC Creo 3.0 cho phép quá trình sản xuất được diễn ra trôi
chảy, dữ liệu được chia sẻ và cập nhật liên tục tạo thành một chu trình khép kín. Nhờ
vậy doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được mọi giai đoạn của quá trình sản xuất.
Trước hết ta sử dụng phần mềm để vẽ mô phỏng chi tiết cần gia công:

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 7 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC
-

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Mở phần mềm, chọn New chọn Part, đặt tên cho chi tiết rồi nhấn OK. Lưu ý
chọn đơn vị mm trước khi vẽ

H1.3: Cửa sổ làm việc chương trình Creo 3.0
-

Chi tiết khá đơn giản nên ta chủ yếu dùng lệnh Extrude để vẽ. Nhấn chọn mặt

phẳng để vẽ là mặt TOP rồi chọn lệnh Extrude như hình 1.3

H1.4: Chọn Extrude
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 8 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

-

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Trong mặt phẳng 2D ta vẽ biên dạng cần đùn như hình 1.4

H1.5: Vẽ biên dạng
-

Sau khi vẽ xong chọn OK, nhập chiều cao cần đùn lên rồi nhấn OK như hình 1.5

H1.6: Nhập chiều cao cần đùn

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 9 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC
-


GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Tương tự cũng dùng Extrude để vẽ các phần còn lại. Lưu ý cần phải chọn biểu
tượng
nếu muốn cắt vật liệu đi

H1.7: Đùn cắt vật liệu
-

Để vẽ các lỗ trên chi tiết ta dùng lệnh Hole có biểu tượng
Lưu ý nếu là lỗ ren thì cần chọn theo tiêu chuẩn như hình 1.7

để vẽ các lỗ.

H1.8: Vẽ lỗ ren
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 10 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC
-

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Sau các bước ta có được chi tiết với hình dáng và kích thước đúng với yêu cầu

H1.9: Chi tiết hoàn thiện


1.4. Xác định dạng sản xuất phù hợp với gia công CNC:
Trong sản xuất nguời ta chia ra làm ba dạng chính:
 Sản xuất đơn chiếc
 Sản xuất hàng lọat( nhỏ, vừa, lớn)
 Sản xuất hàng khối
Việc phân biệt dạng sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mang tính tương đối.
Dưới đây là một trong những cách phân lọai phổ biến :
Q1 – Trọng lượng chi tiết
4 – 200 kg

Dạng sản xuất

> 200 kg

Đơn chiếc
Hàng lọat nhỏ
Hàng lọat vừa
Hàng lọat lớn
Hàng khối

Sản lượng hàng năm ( chiếc/năm )
<5
< 10
10 – 55
10 – 200
100 – 300
200 – 500
300 – 1000
500 – 1000
> 1000

> 5000

< 4kg
< 100
100 – 500
500 – 5000
5000 – 50.000
> 50.000

Kết cấu chi tiết không quá phức tạp, kích thước nhỏ nên sẽ dễ dàng nếu phay trực
tiếp, điều này giúp chi tiết được chế tạo có độ chính xác về mặt hình học rất cao. Với
chi tiết không yêu cầu độ bóng thì việc phay cũng trở nên đơn giản hơn. Các lỗ trên chi
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 11 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

tiết hoàn toàn có thể thực hiện ngay trên máy phay nên tiết kiếm được nguyên công. Tuy
nhiên nếu áp dụng vào kinh doanh thực tế, để sản xuất hàng loạt thì nên tạo khuôn để
đúc chi tiết rồi gia công bề mặt lại nhưng ở mức độ nghiên cứu và quy mô của đồ án, ta
chỉ chọn cách là phay trực tiếp trên máy CNC để đơn giản và dễ hiểu hơn, dạng sản xuất
ta chọn ở đây là đơn chiếc.

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 12 -



Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Chọn phôi và đồ gá khi gia công
Dựa vào hình dạng chi tiết, để tiết kiệm vật liệu ta chọn phôi dạng khối có kích
thước 150x150x50 mm.

H2.1: Phôi
Đồ gá sử dụng là ê tô vạn năng của máy phay

2.2. Lựa chọn máy và nêu các thông số kỹ thuật của máy
Sau khi xác định các phương pháp gia công và đồ gá tiến hành chọn máy. Việc
tiến hành chọn máy phụ thộc vào độ chính xác và độ bóng bề mặt gia công. Kích thước,
hình dáng, vật liệu của chi tiết gia công.
Ta chọn máy phay CNC Model VMC550L vì nó có một số đặc điểm sau đây:
- Kích thước máy phù hợp với kích thước của chi tiết gia công
- Máy phay CNC Model VMC550L là loại máy CNC Milling 3 trục có thể gia
công được các chi tiết có hình dạng 3D.
- Máy đảm bảo được năng suất gia công.
- Có nhiều ưu điểm so với các máy thông thường điều khiển bằng tay nhờ thực
hiện bằng cách nạp chuơng trình từ máy vi tính vào máy.

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 13 -



Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Các thông số kỹ thuật của máy phay CNC Model VMC550L
Không gian làm việc của máy
Giới hạn không gian làm việc theo phương X

[mm]

550

Giới hạn không gian làm việc theo phương Y

[mm]

340

Giới hạn không gian làm việc theo phương Z

[mm]

460

Không gian ngoài

[mm]

2200x1750x2300


Kích thước bàn máy

[mm]

320  800

Tải trọng lớn nhất lên bàn máy

[kg]

300

Đường kính dao lớn nhất

[mm]

Φ120

Chiều dài lớn nhất của dao

[mm]

200

Bàn máy và dao

Số lượng dao

12


Thông số khác
Công suất yêu cầu

[kW]

10

Tốc độ quay trục chính lớn nhất

[rpm]

8000

Nguồn cung cấp

[V/Hz]

380/50

Tổng trọng lượng máy

[Kg]

3100

Số trục

3


Các hệ điều khiển dùng trong máy

Fanuc 0i-mate-MD,
Siemens
828D,
Misubishi M70B

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 14 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

H2.2: Máy phay CNC Model VMC 550L

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 15 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

2.3. Quy trình công nghệ:
2.3.1 Sơ đồ gá đặt và định vị


H2.3: Sơ đồ gá đặt và định vị phôi
2.3.2 Nguyên công và bước:
Nguyên công 1
a) Bước 1: Gia công thô mặt chuẩn
b) Bước 2: Gia công tinh mặt chuẩn

Mặt chuẩn

H2.4: Mặt chuẩn
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 16 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Nguyên công 2
a) Bước 1: Gia công thô mặt đầu
b) Bước 2: Gia công tinh mặt đầu

Mặt đầu

H2.5: Mặt đầu
c) Bước 3: Phay khối thứ nhất

H2.6: Phôi sau khi phay khối thứ nhất
d) Bước 4: Phay khối thứ hai


H2.7: Phôi sau khi phay khối thứ hai
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 17 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

e) Bước 5: Phay khối thứ ba

H2.8: Phôi sau khi phay khối thứ ba
f) Bước 5: Khoan lỗ ∅8

H2.9: Phôi sau khi khoan lỗ
g) Bước 6: khoan 2 lỗ ∅4,5

H2.10: Phôi sau khi khoan 2 lỗ ∅4,5
h) Bước 7: Tarô ren 2 lỗ ren M5x0,5
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 18 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

2.4. Tính toán và lựa chọn thông số công nghệ cho các bước của nguyên công

2.4.1. Nguyên công 1
a) Bước 1: Phay thô mặt chuẩn
• Chọn dao

H2.11: Loại dao APX4000
Chọn dao có thông số như sau:
Tên dao:
APX4000R404WA32SA
Nhà sản xuất dao: mitsubishi tool
Kích thước:
D1 = 40mm; D4 = 32mm; L1= 125mm; L2=45mm;
Tốc độ quay tối đa: 14200 (min-1)
Loại (Type):
2
Số lưỡi cắt trên dao: Flutes = 4
• Gá đặt phôi: Sử dụng ê tô vạn năng để kẹp chặt phôi vào bàn máy, ê tô
kẹp chặt 2 bề mặt bên của phôi.

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 19 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

H2.12: Sơ đồ gá đặt và định vị bước 1
• Chế độ cắt
Tra catalogue của hãng sản xuất dao ta chọn ra được các thông số của chế độ cắt

như sau:

H2.13: Bảng tra tốc độ cắt
Chọn Lượng ăn dao ngang là ae = 0,7D = 28 mm
Vận tốc cắt Vc = 110 – 160 m/phút. Chọn Vc = 120 m/phút
Tổng chiều sâu cắt t = 2 mm
Chiều sâu mỗi lần cắt với bước công nghệ này ta chọn là ap = 1 mm
Tra catalogue ta có tốc độ cắt trên mỗi răng là fz = 0.2 mm/răng
SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 20 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Từ các thông số trên ta tính các thông số còn lại theo công thức.

H2.14: Bảng tra vận tốc cắt trên mỗi răng

Tốc độ quay của trục chính:n =

Vc×1000
D1 π

=

120×1000
40π


= 955(vòng/phút)

Vận tốc ăn dao(Feed rate): F = fz . n . Flutes = 0,2×955×4 = 764 (mm/phút)
b) Bước 2: Phay tinh mặt chuẩn:
Giữ nguyên dao như bước 1

H2.15: Sơ đồ gá đặt và định vị bước 2

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 21 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

Chọn Lượng ăn dao ngang là ae = 0,5D = 20 mm
Chọn vận tốc cắt Vc = 160m/phút
Tổng chiều sâu cắt t = 0,5 mm
Chiều sâu mỗi lần cắt với bước công nghệ này ta chọn là ap = 0,5 mm
Tra bảng hình 2.14 ta có tốc độ cắt trên mỗi răng là fz = 0.3 mm/răng
Tốc độ quay của trục chính: n =

Vc×1000
D1 π

=


160×1000
40π

= 1274(vòng/phút)

Vận tốc ăn dao(Feed rate): F = fz . n . Flutes = 0,3×1274×4 = 1529 (mm/phút)

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 22 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

2.4.2. Nguyên công 2
a) Bước 1: Phay thô mặt đầu
Chọn dao và các thông số chế độ cắt như bước 1 nguyên công 1. Phải gá lại
chi tiết để gia công mặt đầu, và đặt lại hệ trục mới

H2.16: Sơ đồ gá đặt và định vị bước1

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 23 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC


GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

b) Bước 2: Phay tinh mặt đầu
Chọn dao và các thông số chế độ cắt như bước 2 nguyên công 2.

H2.17: Sơ đồ gá đặt và định vị bước 2

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 24 -


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Ths.Bùi Trương Vỹ

c) Bước 3: Phay khối thứ nhất
• Chọn dao

H2.18: Loại dao VFJHV
Chọn dao có thông số như sau:
Tên dao:
VFJHVD2000
Nhà sản xuất dao: mitsubishi tool
Kích thước:
D1 = 20mm; ap = 60mm; L1 = 140mm; D4 = 45mm;
Loại (Type):
2
Số lưỡi cắt trên dao:
Flutes = 4

• Gá đặt phôi: Sử dụng ê tô vạn năng để kẹp chặt phôi vào bàn máy, ê tô
kẹp chặt 2 bề mặt bên của phôi.

SVTH: Phạm Ngọc Thạch – Lớp 13CDT1- Nhóm 05A

Trang - 25 -


×