Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN cứu THIẾT kế mô HÌNH hệ THỐNG PIN NHIÊN LIỆU PEMFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.91 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG
PIN NHIÊN LIỆU PEMFC
Lê Thanh Long, Phạm Quang Trung
Khoa Cơ khí - Trường Đại học Bách Khoa TP HCM

TÓM TẮT:
Trong lĩnh vực năng lượng trên toàn cầu hiện
nay, có hai vấn đề cấp bách mà con người đã và
đang đối mặt đó là: nguồn nhiên liệu hóa thạch
ngày càng cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi
trường do khí thải của quá trình đốt cháy nhiên
liệu thải ra. Có rất nhiều giải pháp đã được các
nhà nghiên cứu khoa học đề xuất và trong số đó
có sự phát triển pin nhiên liệu – một loại pin có
khả năng thay thế tốt nguồn nhiên liệu hóa thạch

mà vẫn đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Bài báo này giới thiệu loại pin nhiên liệu
PEMFC, là một trong số các loại pin nhiên liệu đã
được chế tạo trên thế giới. Hệ thống pin nhiên liệu
dạng này sẽ tạo ra nguồn năng lượng cung cấp
cho các thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp dân
dụng như điện thoại, laptop, quạt gió,... và đặc
biệt là ứng dụng trên xe máy, ô tô,...

Từ khóa: Fuel Cell, PEMFC, hệ thống pin nhiên liệu

1. GIỚI THIỆU


Ngày nay, nhu cầu về năng lượng đang ngày
càng gia tăng trên toàn thế giới, nền kinh tế thế giới
đang bị phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa
thạch. Tuy nhiên, các nguồn nhiên liệu hóa thạch
như dầu mỏ, than đá lại đang dần dần cạn kiệt vì
các hoạt động khai thác quá mức. Hơn nữa, con
người đang phải đối mặt với các vấn đề lớn hiện
nay như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn
cầu do quá trình đốt cháy nhiên liệu làm sản sinh ra
các khí độc hại như cacbonic, nitơ oxit,… Chính vì
những lý do đó mà các nhà nghiên cứu tại các
trường đại học, các viện nghiên cứu trên toàn thế
giới đang nỗ lực tìm ra các nguồn năng lượng mới
thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Trong đó pin nhiên liệu là một trong những nguồn
năng lượng hứa hẹn sẽ được sử dụng nhiều trong
tương lai không xa.
Mô hình pin nhiên liệu đầu tiên được chế tạo
vào năm 1839 bởi nhà khoa học người xứ Wales
– Sir William Robert Grove.
Mô hình trên bao gồm 2 điện cực platanium
được bao trùm bởi hai ống hình trụ bằng thủy tinh,
một ống chứa hydro và ống kia chứa oxy [1]. Hai
điện cực được nhúng trong dung dịch acid
sunfuric loãng – chất điện phân tạo dòng điện một
chiều. Vì việc chế tạo các hệ thống pin nhiên liệu
quá phức tạp và giá thành đắt nên công nghệ này
không được áp dụng rộng rãi cho đến thập niên
1950.


Trang 274

Hình 1. Mô hình pin nhiên liệu với 2 điện cực
platanium
Thời gian này, ngành du hành vũ trụ và kỹ
thuật quân sự cần dùng một nguồn năng lượng
nhỏ gọn và có năng suất cao. Các tàu du hành
vũ trụ và tàu ngầm cần dùng năng lượng điện
không thông qua động cơ đốt trong. NASA đã
quyết định dùng cách sản xuất điện trực tiếp
bằng phương pháp hóa học thông qua pin nhiên
liệu trong các chương trình du hành vũ trụ
Gemini và Apollo [2]. Các pin nhiên liệu sử dụng
trong chương trình Gemini được NASA phát triển
vào năm 1965. Với công suất khoảng 1kW các
pin nhiên liệu này đã cung cấp đồng thời điện và
nước uống cho các phi hành gia vũ trụ. Các pin
nhiên liệu của chương trình Gemini chỉ dài 60 cm
và có đường kính là 20 cm.


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM

Công việc nghiên cứu về công nghệ pin
nhiên liệu không phải bị ngưng đến thập niên 50
của thế kỷ 20 mà nó vẫn được tiếp tục phát triển
để hoàn thiện.
Nhờ chế tạo được các màng PEM có hiệu
quả cao và các vật liệu có khả năng chống ăn

mòn hóa học tốt hơn và cũng nhờ vào công cuộc
tìm kiếm một nguồn năng lượng thân thiện môi
trường cho tương lai nên pin nhiên liệu được
phát triển mạnh vào đầu thập niên 1990. Thông
qua đó, việc sử dụng pin nhiên liệu dành cho các
mục đích dân sự đã trở thành hiện thực. Ngày
nay, nhu cầu sử dụng pin nhiên liệu ngày càng
tăng do những ưu điểm vượt trội của nó, từ
những ứng dụng trong các thiết bị điện tử như di
động, laptop, máy nghe nhạc… cho đến những
ứng dụng lớn hơn trong lĩnh vực vận chuyển.
2. PIN NHIÊN LIỆU PEMFC
2.1. Khái niệm pin nhiên liệu
Pin nhiên liệu hay tế bào nhiên liệu là một
loại tế bào điện hóa học biến năng lượng hóa
học của nhiên liệu như hydro trực tiếp thành
năng lượng điện. Điện được phát ra thông qua
phản ứng hóa học, được kích hoạt trong sự có
mặt của chất điện phân giữa nhiên liệu (cực
anode) và chất oxy hóa (cực cathode). Không
giống như pin với ắc quy thông thường tế bào
nhiên liệu không bị mất điện và cũng không có
khả năng tích điện. Các tế bào nhiên liệu hoạt
động hầu như liên tục khi nhiên liệu (hydro) và
chất oxy hóa (oxy) được đưa từ ngoài vào.

chất này biến đổi chúng thành nước.

Hình 3. Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu
Trên lý thuyết thì bất cứ chất nào thực hiện

được phản ứng oxy hóa khử và duy trì đều có thể
sử dụng để chế tạo pin nhiên liệu. Tuy nhiên trên
thực tế thì hoạt động của pin lại phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó giá cả và năng lượng tạo
nên ảnh hưởng lớn nhất. Vì những yếu tố trên mà
hydro và methanol thường được lựa chọn sử
dụng cho các loại pin hoạt động ở nhiệt độ thấp
[2].
Các loại tế bào nhiên liệu đều cùng chung
một nguyên tắc được mô tả dựa vào tế bào nhiên
liệu PEM (Proton Exchange Membrane) – tế bào
nhiên liệu màng trao đổi bằng proton như sau:
Ở bề mặt anode khí hydro bị oxy hóa:

2 H 2  4 H   4e

(1)

Các điện tử được giải phóng đi từ anode qua
mạch điện bên ngoài về cathode. Các proton H+ di
chuyển trong chất điện phân xuyên qua màng có
khả năng chỉ cho proton đi qua về cathode kết
hợp với khí oxy và các điện tử tạo thành nước.

O2  4H   4e  2 H 2O

(2)

Tổng cộng:


2 H 2  O2  2 H 2O  QE

Hình 2. Tế bào nhiên liệu PEMFC
2.2 Nguyên lý hoạt động.
Về phương diện hóa học, quá trình xảy ra
trong pin nhiên liệu là phản ứng ngược lại của sự
điện phân. Trong quá trình điện phân, nước bị
tách ra thành khí hydro và khí oxy nhờ vào năng
lượng điện. Tế bào năng lượng lấy chính hai

(3)

Như vậy từ nguyên lý hoạt động của pin
nhiên liệu, ta thấy rằng năng lượng tạo ra từ quá
trình này là khá cao và không gây ô nhiễm môi
trường, vấn đề còn lại là giá cả và khả năng ứng
dụng rộng rãi của nó trong thực tế đời sống.
2.3. Cấu tạo pin nhiên liệu PEMFC
Một pin nhiên liệu có cấu tạo đơn giản gồm ba
lớp. Lớp thứ nhất là điện cực nhiên liệu (anode),
lớp thứ hai là chất điện phân dẫn ion và lớp thứ
ba là điện cực khí oxy (cathode). Hai điện cực
được làm bằng chất dẫn điện (kim loại, than
chì,…). Chất điện phân được dùng là nhiều chất

Trang 275


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM


khác nhau tùy thuộc vào loại của pin nhiên liệu, có
loại ở thể rắn, có loại ở thể lỏng và có cấu trúc
màng.

Hình 4. Mô hình cấu tạo pin nhiên liệu PEMFC
2.3.1. Chất điện phân
Tùy thuộc vào loại pin nhiên liệu mà ta sử
dụng chất điện phân cho phù hợp. Tuy nhiên, tất
cả các chất điện phân này đều phải có tính không
thấm nước, không dẫn electron, độ dẫn ion cao,
đáp ứng các yêu cầu về độ bền điện hóa, bền hóa
học và cơ học trong môi trường phản ứng.
Vai trò của chất điện phân là dẫn ion từ anode
đến cathode hay ngược lại tùy thuộc loại pin
nhiên liệu. Theo thời gian thì khả năng hoạt động
của pin giảm dần do sự biến tính của chất điện
phân, kết quả là ion không còn dẫn giữa các điện
cực, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng đoạn
mạch, dòng điện không sinh ra và pin không hoạt
động được [3].
2.3.2. Chất xúc tác
Tương tự như chất điện phân, chất xúc tác
trong pin nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào loại pin.
Chất xúc tác phải là những chất có hoạt tính xúc
tác tốt với các phản ứng điện hóa, dẫn nhiệt tốt.
Hiện nay, Platinium là kim loại có giá thành
cao nhưng có hoạt tính xúc tác cao nhất. Điều này
làm cho giá thành của pin nhiên liệu cao hơn các
loại năng lượng khác, khó có khả năng thương

mại hóa. Do vậy, trên thế giới các nhà khoa học
không ngừng nghiên cứu và cải tiến xúc tác.
Trong các chất xúc tác đó thì hợp kim của
Platinium với các kim loại khác cho hiệu quả tốt và
làm giảm giá thành cho pin nhiên liệu. Ví dụ điển
hình là các hợp kim tiêu biểu như Pt-Ru, Pt-V, PtCr, Pt-Ni,…
2.3.3. Lớp khuếch tán khí
Trong pin nhiên liệu, các lớp khuếch tán khí
thường được làm bằng các chất dẫn điện như
kim loại, cacbon, than chì,… Mặt khác nó phải có
độ xốp để dòng nguyên liệu có thể khuếch tán

Trang 276

đến các lớp xúc tác. Như vậy, ở đây ta thấy rằng
tốc độ của phản ứng trong pin cũng phụ thuộc
nhiều cấu tạo của điện cực.
2.3.4. Thanh góp và kênh dẫn khí trong pin
nhiên liệu
Ngoài các thành phần trên, cấu tạo của lớp vỏ
bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng, đó là
thanh góp tiếp xúc với bên ngoài của các lớp
khuếch tán khí ở hai điện cực, chúng thường có
dạng đĩa lưỡng cực.
Công dụng của các đĩa này là tích góp điện
tích sinh ra từ phản ứng oxy hóa khử trên anode
và truyền dòng electron này qua dây dẫn đến
cathode. Trên các đĩa này có bố trí các rãnh nhỏ
tạo thành một kênh dẫn khí phân phối đến các
điện cực, đưa sản phẩm ra ngoài hay tải chất

làm mát cho pin.
2.4. Ưu nhược điểm của pin nhiên liệu
PEMFC
2.4.1. Ưu điểm
Trong các ưu điểm của pin nhiên liệu so với
các hệ thống chuyển đổi cạnh tranh khác phải kể
đến độ hiệu quả cao không phụ thuộc vào độ lớn
của hệ thống. Chúng cung cấp năng suất năng
lượng điện từ 40% đến 70%, ngoài ra có thể hơn
85% khi tận dụng cả điện và nhiệt.
Ngoài ra, việc vận hành pin nhiên liệu không
phát sinh tiếng ồn và sản phẩm của phản ứng chỉ
là nước và dioxit carbonate (nếu sử dụng các
nhiên liệu hóa thạch). Pin nhiên liệu giảm sự phụ
thuộc vào dầu mỏ, giảm lượng dioxit carbonate,
một trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, các
oxit của lưu huỳnh và nitơ là các khí gây ô nhiễm
môi trường đang là vấn đề lớn cho xã hội.
Các pin nhiên liệu không cần động cơ quay
hay các bộ phận cơ học chuyển động, do đó
tăng tuổi thọ và độ tin cậy.
Nhiệt độ vận hành khác nhau của pin nhiên
liệu cho phép dùng cùng với turbine hay những
ứng dụng trong hơi nước.
2.4.2. Nhược điểm
Giá cả của pin nhiên liệu khá cao cho việc
cạnh tranh như trong các bộ phận của pin như
chất xúc tác (bạch kim), màng trao đổi, điện cực.
Pin nhiên liệu có thể tích cồng kềnh nhất là
khi người ta muốn đưa vào bên trong xe ô tô.

Các pin nhiên liệu cần có tuổi thọ tối thiểu
40.000 h trong các ứng dụng trong các công
trình về trạm phát điện. Đây là một ngưỡng
không dễ gì vượt qua với công nghệ hiện hành.


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM

2.5. Ứng dụng của pin nhiên liệu PEMFC
Pin nhiên liệu PEMFC với nhiều ưu điểm lớn
như không tốn thời gian cho việc sạc pin mà chỉ
nạp nhiên liệu, tuổi thọ cao và khi không còn sử
dụng có thể tái chế gần như hoàn toàn, các chất
thải sau quá trình chuyển hóa điện năng chỉ là
nước. Do vậy, pin nhiên liệu PEMFC được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Cụ
thể các ứng dụng đó như sau:
- Pin nhiên liệu PEM dùng trong các thiết bị
điện tử di động như laptop, điện thoại, máy ảnh,
máy mp3,…

Bơm
Bộ lọc
khí Oxi khí Oxi

Bộ chuyển đổi
áp suất khí

Module

làm ẩm

Bộ lọc

Khí Oxi

Nguồn
Hydro

Van kiểm
tra

Cụm pin nhiên
liệu PEM

Công
DC/AC
suất
Sản phẩm bên ngoài
Lỗ thoát nước

Bộ lọc sạch khí thải
Bộ chuyển đổi áp suất
Van xả khí đã làm sạch
Khí Hydro làm sạch
thải ra ngoài

Hình 7. Hệ thống pin nhiên liệu sử dụng màn lọc
proton
3.1. Cụm stack PEMFC

Việc xếp các tấm điện cực, tấm đệm chồng lên
nhau như trong Hình 8 gọi là cụm stack. Mỗi cụm
stack của pin nhiên liệu PEMFC có thể tạo ra một
điện thế khoảng 0,7 V. Do đó, để tạo ra điện thế
lớn hơn đủ để làm nguồn cho các thiết bị khác ta
phải ghép nối tiếp các cụm stack lại với nhau.

Hình 5. Máy tính xách tay sử dụng pin nhiên liệu
- Ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển như
các loại xe máy, ô tô, thuyền, máy bay nhỏ, tàu ng
ầm và những phương tiện quân sự loại nhỏ.

Hình 6. Mô hình xe điện sử dụng pin nhiên liệu
PEMFC
3. Thiết kế hệ thống pin nhiên liệu PEMFC.
Một hệ thống pin nhiên liệu PEMFC đầy đủ
bao gồm các thành phần: cụm stack, hệ thống
làm ẩm, hệ thống quạt gió, máy nén khí, turbines
và hệ thống điện. Hệ thống pin nhiên liệu PEMFC
sẽ đạt hiệu suất cao khi sử dụng các thiết bị đơn
giản kết hợp với hệ thống điện làm việc tin cậy,
hiệu quả.

Hình 8. Mô hình cụm stack pin nhiên liệu PEMFC
Tuy nhiên, việc ghép nối tiếp các cụm stack
như vậy phải được tính toán cẩn thận bởi vì cụm
stack càng lớn thì hệ thống pin nhiên liệu sẽ càng
trở nên phức tạp. Khi đó nhiệt độ, áp suất trong
hệ thống phải được giám sát chặt chẽ và đòi hỏi
nhiều thiết bị xử lý hơn.

Hiệu suất của cụm stack có thể được tính gần
đúng theo công thức sau:

Vcell
(4)
1.482
3.2. Hệ thống làm ẩm.
Hệ thống làm ẩm hydro giúp bảo vệ màng trao
đổi proton (PEM) khỏi hút ẩm dưới tác dụng của
tải. Ngoài ra cả khí oxy và hydro phải được làm
ẩm tại ngõ vào của hệ thống pin.

Stack 

Trang 277


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM
Pin nhiên liệu
H2

O2

Buồng mở
rộng

W

Làm ẩm bằng cách

phun hơi hoặc nước

Buồng mở
rộng

Khí hydro
đã lọc xã
ra ngoài

Hình 9. Làm ẩm khí bằng cách phun hơi hoặc
nước
Khi thiết kế hệ thống làm ẩm cần chú ý một số
điều sau:
- Tối thiểu hóa lượng nhiệt bị tổn thất trong hệ
thống.
- Nước phải được phân phối trong giai đoạn khí
bốc hơi hoặc gần bằng nhiệt độ khí đầu vào.
- Độ ẩm cần được điều khiển dựa trên việc thiết
kế hệ thống pin nhiên liệu.
Khối lượng nước cần thiết để phun làm ẩm
được tính theo công thức:
M H2O  Psat (T )
amb Psat (Tamb )
mH 2O  mair

(5)
M air P   Psat (T ) Pamb  amb Psat (Tamb )




Trong đó:



CP là nhiệt dung riêng đẳng áp (J/kgK)
3.5. Turbines
Turbines sẽ tạo ra năng lượng cần thiết góp
phần hỗ trợ việc nén khí vào pin nhiên liệu. Vì vậy
hiệu suất của turbines sẽ ảnh hưởng đến hiệu
suất của hệ thống pin nhiên liệu PEMFC.

amb

Không
khí


 (v2 2  v1 )2 
Wact  V  P 

2



Thiết bị làm
ẩm

Pin nhiên
liệu


W
Turbine

Khí bão hòa
xã ra ngoài

Hình 10. Sử dụng turbines trong hệ thống PEMFC
Hiệu suất của turbines:

turbine 

là độ ẩm tương đối

T và Tamb là nhiệt độ nhiên liệu cấp vào
và không khí xung quanh
P và Pamb là áp suất nhiên liệu cấp vào
và không khí xung quanh
3.3. Hệ thống quạt gió
Quạt gió là một phương pháp kinh tế để làm
mát pin nhiên liệu và cung cấp khí cho pin. Quạt
gió được điều khiển bởi một động cơ điện có công
suất phù hợp với hệ thống PEMFC.
Công suất thực của quạt gió:

Máy nén

T1  T2
 1



 P2   

T1 1   

 P1  



(8)

4.

Thiết kế cụm stack pin nhiên liệu PEMFC
Việc thiết kế cụm stack đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thiết kế hệ thống pin nhiên liệu
PEMFC vì nó ảnh hưởng đến công suất đầu ra
của pin. Khi thiết kế cụm stack chúng ta cần quan
tâm đến các yếu tố như vật liệu làm pin, kích
thước, khối lượng và thể tích của pin sao cho đạt
được công suất yêu cầu.
Sau đây là một số thành phần cơ bản của cụm
stack pin nhiên liệu PEMFC:

(6)

Trong đó V là lưu lượng thể tích (m3/s)
∆P là áp suất hút của cánh (Pa)
 là mật độ của lưu chất (kg/m3)
v2, v1 là tốc độ dòng khí đầu vào
và đầu ra của pin (m/s)

3.4. Máy nén khí
Máy nén khí dùng để nén khí vào hệ thống qua
đó nhằm tăng sự tập trung của oxy trên một đơn
vị thể tích. Vì vậy có thể tăng hiệu suất của pin
nhiên liệu.
Công suất thực của máy nén:
W  c p (T2  T1 )m

(7)

Trong đó m là lưu lượng của dòng khí
(g/s)
T1, T2 là nhiệt độ khí cấp vào và thoát ra
(K)

Trang 278

Hình 11. Tấm vật liệu phía bên ngoài pin (vỏ pin)


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM

5. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu thiết kế mô hình hệ
thống pin nhiên liệu PEMFC có thể khẳng định
việc đẩy mạnh phát triển mô hình pin ở quy mô
phòng thí nghiệm là phù hợp và khả thi nhất hiện
nay. Xa hơn nữa là việc ứng dụng mô hình này để
phục vụ trong đào tạo.


Hình 12. Tấm điện cực anode

Với những ưu điểm nổi trội hơn hẳn các nguồn
năng lượng khác, pin nhiên liệu PEMFC sẽ là sự
lựa chọn tốt nhất để thay thế cho nguồn dầu mỏ
có giá thành cao và đang có nguy cơ cạn kiệt dần.
Tuy nhiên, để loại pin này có thể sử dụng rộng rãi
trong cuộc sống thì thách thức đối với các nhà
nghiên cứu cũng không hề nhỏ. Chúng ta phải
xây dựng các trạm tiếp nhiên liệu H2, cải tiến kỹ
thuật để sản xuất hàng loạt với giá thành thấp,
tăng hiệu suất của pin. Ngoài ra bể chứa, bình
chứa nhiên liệu phải an toàn khi sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hình 13. Tấm đệm

Hình 14. Màng trao đổi proton (PEM)

Hình 15. Tấm điện cực cathode

[1]. James Larminie - Andrew Dicks, Fuel Cell
Systems
Explained,
Oxford
Brookes
University, UK 2003.
[2]. L.Carrette, K.A.Friedrich, U.Stimming.
Fuel Cells Fundamentals and Applications,

2007.
[3]. Colleen Spiegel, Designing and Building
Fuel Cells, United States of America 2007.
[4]. J. H. Hirschenhofer,D.B.Stauffer,R.R.
Engleman and M. G. Klett, Fuel Cell
Handbook. Ten Edition, 2007.
[5]. Mahesh B. Biradar, Design, Scale-Up,
and Integration of an Ammonia Electrolytic
Cell with a Proton Exchange Membrane
(PEM) Fuel Cell, Ohio University 2007.
[6]. />[7]. />uelcells/fuelcells/fc_types.html
[8]. />[9]. />[10].

Trang 279


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM

STUDY ON DESIGNING THE MODEL OF PROTON EXCHANGE
MEMBRANE FUEL CELL SYSTEM (PEMFC)
ABSTRACT
In the global energy sector today, there are
two important problem that people have to face
them: the fossil fuels increasingly exhausted and
environmental pollution caused by emission of
fuel combustion. There are much solution have
been the making of scientific research and of
which the invention of a fuel cell - a battery
Keywords: Fuel Cell, PEMFC, Fuel Cell system


Trang 280

capable of replacing fossil fuels while ensuring
no environmental pollution. This paper
introduces PEMFC - one of the fuel cells built on
the world. This fuel cell system will generate the
energy supply for the devices in the field of civil
industry as phone, laptop, fan,... and especially
apply on motorcycles, cars,...



×