Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.34 KB, 46 trang )

CHƯƠNG 5
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm tín dụng
2. Vai trò của tín dụng
3. Các hình thức tín dụng


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC
CẤP TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.
2.
3.
4.
5.

hoạt động cho vay
hoạt động bảo lãnh ngân hàng
hoạt động cho thuê tài chính
hoạt động chiết khấu
hoạt động bao thanh toán


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG


TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm tín dụng
Lịch sử phát triển của tín dụng
 “Tín dụng” có nguồn gốc Latinh: creditum
(tiếng Anh: credit), có nghĩa là “sự giao
phó” hay “sự tín nhiệm”.


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Quan hệ tín dụng thô sơ:
Phát sinh từ thời kỳ chế độ cộng sản
nguyên thủy tan rã.
Phổ biến trong chế độ Chiếm hữu nô lệ
và Phong kiến.
Kinh tế thị trường: tín dụng là công cụ
nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các
chủ thể.


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng là tổng hợp các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình chuyển giao và sử dụng tạm
thời các nguồn vốn tiền tệ (hoặc tài sản) nhất
định, dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và
lãi vay.

Đặc trưng của quan hệ tín dụng

thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm.
là quan hệ chuyển giao tài sản để sử dụng có
thời hạn.
là quan hệ có tính hoàn trả.


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Vai trò tín dụng trong nền kinh tế
Góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh
tế.
Huy động và tập trung vốn, từ đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế
Góp phần nâng cao mức sống của dân cư
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị
trường
Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, tín dụng
được phân loại thành các hình thức sau:
Tín dụng nhà nước;
Tín dụng thương mại;
Tín dụng tự huy động vốn; và
Tín dụng ngân hàng.



A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà
nước với các tầng lớp dân cư/tổ chức kinh tế, được
thực hiện bằng cách:
Nhà nước sử dụng nguồn vốn từ quỹ ngân sách nhà
nước, để tiến hành cho vay.
Nhà nước đi vay trong nước và nước ngoài để đáp
ứng các nhu cầu đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Các khoản vay trong nước: Nhà nước phát hành tín
phiếu, trái phiếu, hoặc công trái.
Các khoản vay nước ngoài: Song phương hoặc Đa
phương.


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng được
thực hiện thông qua việc các doanh nghiệp mua
bán chịu hàng hóa cho nhau, không có sự tham
gia của hệ thống ngân hàng.
Đối tượng: hàng hóa (không phải là tiền nhàn
rỗi).
Cơ sở pháp lý:
Hối phiếu đòi nợ
Hối phiếu nhận nợ



A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng tự huy động vốn

Tín dụng tự huy động vốn là hình thức tín dụng
được thực hiện thông qua việc các doanh nghiệp
nhà nước, công ty cổ phần phát hành trái phiếu
để tiến hành huy động vốn phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Hình thức: Doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu
Cơ sở pháp lý: tờ trái phiếu do doanh nghiệp
được phép phát hành


A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng, giữa
một bên là các TCTD và một bên là các tổ chức
và cá nhân, được thực hiện thông qua việc các
TCTD huy động “tiền nhàn rỗi” trong công
chúng và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng,
theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay.


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG


1. Cho vay
Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho
vay
 Khái niệm: “Cho vay là hình thức cấp tín
dụng, theo đó Bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho Khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Đặc điểm
Chủ thể cho vay: TCTD
Đối tượng của hoạt động cho vay: vốn
tiền tệ (tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ)
Thời hạn trong hoạt động cho vay: ngắn
hạn, trung hạn, và dài hạn
Cơ sở pháp lý: Hợp đồng tín dụng


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa
thuận trong Hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Hợp đồng tín dụng
Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sự thỏa
thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức
tín dụng (Bên cho vay) với một bên là tổ
chức và cá nhân (Bên đi vay) nhằm xác lập
các quyền và nghĩa vụ nhất định của các
bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và
thanh toán tiền vay.


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Đặc điểm
Chủ thể: TCTD/Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản
Đối tượng: vốn tiền tệ
Mục đích: sinh lời
Hợp đồng tín dụng thường là hợp đồng ưng
thuận


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP

TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Các điều khoản của Hợp đồng tín dụng
• Điều khoản chủ yếu/bắt buộc
Điều kiện vay
Mục đích sử dụng vốn vay
Đối tượng của Hợp đồng tín dụng
Thời hạn cho vay
Hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm
Phương thức trả nợ
• Điều khoản bổ sung/tùy nghi
Gia hạn nợ
Miễn giảm lãi suất tiền vay
Giải quyết tranh chấp
Điều khoản khác do các bên thỏa thuận


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

[Tìm hiểu
• Hợp đồng tín dụng VITRANSCHART và Chi
nhánh Ngân hàng Natexis
• Hợp đồng tín dụng Gannon Việt Nam và
Techcombank]


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thủ tục ký kết và thực hiện Hợp đồng tín dụng



B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Biện pháp bảo đảm tiền vay
Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm:
• Vật
• Tiền
• Giấy tờ có giá
• Quyền tài sản.


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Biện pháp bảo đảm tiền vay
• Biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng
tài sản
Cho vay tín chấp
Cho vay để sản xuất - kinh doanh - tiêu
dùng trong nông nghiệp, nông thôn
Cho vay hỗ trợ học sinh - sinh viên
Cho vay đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác


B. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP
TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

• Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Cầm cố tài sản của Bên đi vay
Thế chấp tài sản của Bên đi vay
Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của Bên
thứ ba


Tình huống
Ngày 01/10/2014, Công ty cổ phần du lịch quốc tế Á
Châu (“AsianTravel”) ký hợp đồng cho thuê mặt bằng
với ông Trương Định, theo đó AsianTravel đồng ý cho
ông Trương Định thuê tầng trệt và lầu một của căn nhà
có địa chỉ tại số 103 Trương Định, Phường 6, Quận 3,
Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 02 năm, kể từ
ngày 01/11/2014.
Ngày 01/03/2015, AsianTravel đã ký Hợp đồng tín
dụng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(“ACB”), theo đó AsianTravel sẽ được ACB cấp khoản
vay 02 tỷ đồng, với lãi suất 6,5%/năm, có thời hạn 12
tháng, kể từ ngày ký kết hợp đồgn này.


Để đảm bảo cho khoản vay nói trên, AsianTravel đã thế
chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là thuở
đất và nhà tại tại số 103 Trương Định, Phường 6, Quận 3,
Thành Phố Hồ Chí Minh (đứng tên của AsianTravel).
Hỏi:
•Việc AsianTravel thế chấp tài sản đang cho thuê trong
trường hợp này là đúng hay sai?
•Asian Travel có phải thực hiện nghĩa vụ thông báo việc thế
chấp này cho ông Trương Định và ACB hay không?

•Giả sử: đến thời hạn trả nợ theo Hợp đồng tín dụng
(01/03/2016), AsianTravel không trả được nợ gốc và lãi do
AsianTravel kinh doanh thua lỗ. ACB tiến hành xử lý tài
sản bảo đảm. Hợp đồng thuê giữa ông Trương Định và
AsianTravel có đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý hay
không, biết rằng thời hạn thuê vẫn còn.


×